MỤC LỤC
Trang
Phần mở đầu 1
Phần I: Tổng quan về công ty 3
I- Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển: 3
1. Hình thức sở hữu của công ty cổ phần báo Lao Động: Cổ phần vốn của nhà nước 3
2. Lĩnh vực kinh doanh chính: 4
3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty cổ phần báo Lao Động 4
4. Môi trường kinh doanh của công ty 6
4.1. Môi trường vĩ mô: 7
4.2. Môi trường kinh tế vi mô: 9
II. Thực trạng hoạt động kinh doanh, hoạt động marketing, quảng cáo và xúc tiến hỗn hợp của công ty cổ phần báo Lao động 15
1. Kế hoạch chiến lược mục tiêu của hoạt động kinh doanh: 15
1.1 Nhiệm vụ kinh doanh tổng quát của công ty: 15
1.2 Mục tiêu kinh doanh của công ty: 15
2. Hoạt động marketing của công ty cổ phần báo Lao Động 17
2.1 Mục tiêu marketing: 17
2.2 Chiến lược marketing : 19
2.3 Thiết lập marketing- mix: 21
3. Thực trạng hoạt động quảng cáo của công ty cổ phần báo Lao Động 22
3.1. Chỉ số tiếp cận của báo Lao Động 22
3.2. Đăng ký quảng cáo trên báo Lao Động 22
3.3. Các hình thức quảng cáo trên báo Lao Động 23
4. Xây dựng chương trình quảng cáo trên báo Lao Động: 24
4.1. Xây dựng mục tiêu quảng cáo : 24
4.2. Xây dựng kế hoạch quảng cáo trên báo Lao Động 25
4.3. Xây dựng chiến lược quảng cáo trên báo Lao Động: 26
4.4. Quy trình quảng cáo trên báo Lao Động: 29
5. Đánh giá tổng kết hoạt động kinh doanh của công ty: 31
5.1. Bảng tổng kết đánh giá doanh thu kinh doanh 31
5.2 Bảng lợi nhuận kinh doanh của báo Lao Động 31
5.3 Đánh giá ưu nhược điểm của hoạt động kinh doanh trong công ty cổ phần báo Lao Động: 32
III- Giải pháp: 33
1. Tiến hành dịch vụ quảng cáo trên trang web Lao Động điện tử 33
2. Mở rộng hoạt động kinh doanh liên quan đến lĩnh vực in ấn: 33
Lời kết 35
35 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1510 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công Ty Cổ Phần Lao Động Báo Lao Động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các mục tiêu tăng lợi nhuận, tạo việc làm, phát triển công ty ngày càng mở rộng và vững mạnh, đóng góp ngày càng nhiều vào ngân sách nhà nước, ban lãnh đạo của công ty cổ phần báo Lao Động đã từng bước với những quyết định marketing cụ thể phù hợp với mục tiêu, chiến lược chung để tạo ra hiệu quả trong quản lý và hoạt động kinh doanh.
Nhìn trên bảng tài sản cố định và đầu tư dài hạn của công ty ta thấy theo từng năm cơ sở hạ tầng của công ty ngày càng phát triển cho đến nay đã tăng gấp hơn 5 lần, chủ yếu tăng do đầu tư vào hoạt động buôn bán bất động sản và mở rộng xưởng in ấn.
4.2.3 Các đối thủ cạnh tranh:
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp nhất với báo Lao Động là một số báo có trùng thị trường tiếp cận như báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Tiền Phong…Ngoài ra đối thủ cạnh tranh của báo Lao Động còn phải kể tới tất cả các báo, ấn phẩm quảng cáo trong ngành. Hiện nay, ở Việt Nam, tại Bộ Văn Hoá Thông Tin đăng ký 375 loại báo, tạp chí và trên 200 loại tập san thông tin. Có trên 50 loại báo đã được phát hành rộng rãi ( không bao gồm tạp chí thương mại đặc biệt), đa số là báo tiếng Việt, nhưng vẫn có một lượng báo và tạp chí tiếng nước ngoài được xác định độc quyền tại khu vực kinh doanh.
Tuỳ theo loại độc giả và số báo phát hành, quảng cáo trên mỗi loại cũng khác nhau. Báo Lao Động phục vụ chủ yếu cho độ tuổi thanh niên và trung niên, nên quảng cáo của nó chủ yếu là quảng cáo về dịch vụ, nhà hàng, nơi giải trí, các đồ dùng thích hợp cho tuổi trẻ và nhất là các hình thức khuyến mãi. Hay như báo Phụ nữ lại chuyên quảng cáo về các mặt hàng gia dụng, thực phẩm, sản phẩm cho bé…
Hiện nay chiếm thị phần quảng cáo trong báo chí lớn nhất là báo Tuổi Trẻ, cũng là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất và trực tiếp nhất của công ty.
Bảng 6 : Bảng giá quảng cáo trên một số báo tại Việt Nam:
Tổng số
Tên
báo
Kích thước quảng cáo
Đơn giá
Trắng đen
Bốn màu
Phát hành một kỳ
Trang trong
Trang bìa
Nhân dân
42x80
10
18,7
18,7
300000
Sài gòn giải phóng
40x60
9,9
15
15
130000
Tuổi trẻ
30x40
11
19,5
19,9
175000
Phụ nữ thành phố
30x40
4,8
8,9
9,9
60000
Thanh niên
29x39
5
10
14
150000
Người lao động
28x40
9,9
15
16
65000
Sài gòn tiếp thị
30x40
9
15
15
20000
Thanh niên thời đại
25x17
5
10
10
25000
Lao động
25x17,5
15
22
24
80000
Kinh tế Sài gòn
27x18
2,5
4
5
38000
Vietnam news
20x13,5
3,3
9,9
11
10000
Công an nguyệt san
20x30
5
5
250000
Tuổi trẻ chủ nhật
20x14
3,2
4,5
4,5
15000
Diễn đàn doanh nghiệp
19x13.5
1,5
2,5
2,5
50000
Kiến thức ngày nay
20x14
5
7
10
150000
Vũng Tàu chủ nhật
30x40
2
3,5
52000
Nguồn SRG Việt Nam( năm 2001)
Qua bảng giá ta thấy quảng cáo trên báo chí cũng có sự chênh lệch rất lớn giữa các báo. Giá quảng cáo trên báo cao nhất hiện nay thuộc về báo Lao Động (24 triệu đồng/trang bìa màu /kỳ) trong khi báo Tuổi Trẻ, đối thủ cạnh tranh chiếm vị trí thứ 2 với mức giá 19,9 triệu đồng/trang màu bìa/ kỳ). Tuy nhiên với mức giá cao như vậy, báo Lao Động chỉ phát hành 80.000 bản/ kỳ trong khi báo Tuổi Trẻ lại phát hành hơn gấp đôi, có nghĩa là 175.000 bản/ kỳ. Điều này lý giải tại sao thị phần của báo Tuổi Trẻ lại cao hơn của báo Lao Động trong thị trường dịch vụ quảng cáo.
Bên cạnh đó không phải báo nào cũng có số lượng phát hành bằng nhau trên tất cả các vùng miền của đất nước. Ví dụ tổng số báo phát hành của báo Nhân Dân trong một kỳ là 300.000 tờ nhưng lại tập trung ở miền Bắc 180.000 tờ. Vì vậy nếu thị trường công ty là ở miền Bắc thì sẽ làm giảm chi phí quảng cáo trên những đầu báo đến với khách hàng, mục tiêu của công ty sẽ tăng lên. Tương tự như vậy báo Lao Động phát hành một kỳ 80.000 tờ tuy nhiên phát hành chủ yếu ở Hà Nội và khu vực phía Bắc. Do vậy thị phần quảng cáo của báo Lao Động ở miền Bắc là cao hơn miền Trung và miền Nam. Tuy nhiên nếu thị trường mục tiêu quảng cáo của công ty là thị trường TP HCM thì lại tập trung vào báo Tuổi Trẻ có số phát hành trong kỳ tại TP HCM là cao nhất, ở miền Trung thì có báo Công An.
4.2.4. Các trung gian marketing
Trung gian marketing của công ty cổ phần báo Lao Động chính là một số công ty quảng cáo như Kỷ Nguyên Mới, Goldsun, Quảng cáo Trẻ, Vietpen, Blue… Trên thực tế đây là mối quan hệ làm ăn đôi bên cùng có lợi.
Các trung gian này có nhận hợp đồng quảng cáo cho khách hàng, giao dịch với các khách hàng. Mặt khác họ cũng là trung gian liên hệ, tiếp xúc với công ty để thuê, đặt diện tích quảng cáo trên mặt báo. Trên thực tế qua 4 năm hoạt động, công ty đã tạo nên một hệ thống các trung gian marketing tương đối mạnh mẽ và ổn định, giúp hỗ trợ một phần hiệu quả trong quá trình kinh doanh và theo đuổi các mục tiêu của công ty.
4.2.5 Khách hàng:
Khách hàng chủ yếu của công ty cổ phần báo Lao Động là những nhà sản xuất kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng điện tử, chăm sóc sức khoẻ.
Khác với quảng cáo trên truyền hình thường dành cho các doanh nghiệp, công ty có vốn nước ngoài vì đặc thù chi phí cao thì quảng cáo trên báo Lao Động có những khách hàng cả trong và ngoài nước.
Với đặc thù có cả những trang địa phương dành tặng cho bạn đọc trong các vùng miền thì khách hàng của báo có thể tiếp cận với độc giả mục tiêu một cách chọn lọc.
Mặt khác ta cũng thấy nếu xét theo địa lý thì thị trường chủ yếu của công ty là ở miền Bắc, đặc biệt là thủ đô Hà Nội. Vì vậy khách hàng của công ty chủ yếu là ở Hà Nội.
Về lứa tuổi thì mục tiêu của báo chủ yếu nhắm vào tầng lớp thanh niên đã đi làm( từ 20-40 tuổi). Do vậy cơ cấu sản phẩm quảng cáo trên báo cũng chịu ảnh hưởng bởi mục tiêu này. Chính vì vậy khach hàng liên hệ quảng cáo với công ty ít khi là những nhà sản xuất ô tô cũng như các sản phẩm sách vở, đồ chơi trẻ em. Lý do thị trường mục tiêu của họ bao gồm những ông chủ rất thành đạt và lứa tuổi trẻ em không trùng với thị trường mục tiêu của báo. Ngược lại ta lại thấy khách hàng thường xuyên của công ty lại là những hãng quảng cáo rất mạnh những mặt hàng của mình như ĐTDĐ ( Samsung, Nokia, ViNaPhone), xe máy( Yamaha) hay các mặt hang đồ điện tử tiện lợi dùng trong gia đình như tủ lạnh, máy giặt, điều hoà, nồi cơm điện, tivi…(LG). Các mặt hàng này đặc biệt khá quen thuộc và phổ biến trong các gia đình trẻ năng động hiện nay.
Ngoài ra do đặc thù biểu cảm của thể loại báo nói chung, nên trong lĩnh vực sản phẩm là đồ ăn, đồ uống báo không có lợi thế bằng truyền hình. Lý do là vì truyền hình có thể sử dụng âm thanh và sự chuyển động để kích thích nhu cầu( sự thèm muốn) của khách hàng. Do vậy ta cũng ít thấy các khách hàng của công ty là những doanh nghiệp bia, nước ngọt, bánh kẹo. Nếu có nó chỉ đóng vai trò là một công cụ hỗ trợ cho truyền hình ( như Kinh Đô, Ajinomoto)
4.2.6 Công chúng trực tiếp:
Công chúng trực tiếp của công ty cổ phần báo Lao Động bao gồm :
Giới tài chính, ngân hàng Habubank ảnh hưởng đến tình hình bảo đảm nguồn vốn của công ty rất lớn. Mặt khác, công ty cũng có một số vốn cổ phần trong ngân hàng cổ phần Habubank.
Các cơ quan chính quyền kiểm tra đảm bảo việc thực hiện luật của công ty là các tổ chức, cơ quan thuộc liên bộ Tài Chính-Văn Hoá, sở thuế Hà Nội,…
Ngoài ra công chúng trực tiếp của công ty còn bao gồm đông đảo độc giả mục tiêu, những người theo dõi báo Lao Động . Lực lượng này không có tổ chức nhưng thái độ, phản ứng của họ đối với hình ảnh của tờ báo và công ty quyết định rất nhiều đến tình hình thu hút quảng cáo của công ty.
II. Thực trạng hoạt động kinh doanh, hoạt động marketing, quảng cáo và xúc tiến hỗn hợp của công ty cổ phần báo Lao động
1. Kế hoạch chiến lược mục tiêu của hoạt động kinh doanh:
1.1 Nhiệm vụ kinh doanh tổng quát của công ty:
Có một số thay đổi trong nhiệm vụ kinh doanh tổng quát của công ty kể từ ngày thành lập.
Do tách ra từ phòng quảng cáo của báo Lao Động nên năm 2000 nhiệm vụ kinh doanh tổng quát của công ty là khai thác và tổ chức thực hiện quảng cáo trên báo Lao Động.
Tuy nhiên là công ty cổ phần nhà nước, do những thay đổi trong các môi trường kinh tế vi mô và vĩ mô nên nhiệm vụ kinh doanh tổng quát của công ty là tạo ra việc làm và lợi nhuận cũng như tăng thêm thu nhập đóng góp vào ngân sách nhà nước qua các hoạt động kinh doanh bất động sản và bán vé máy bay. Do vậy trong những năm qua công ty làm ăn ngày một phát đạt và đã, đang phát triển vững mạnh
1.2 Mục tiêu kinh doanh của công ty:
Dựa trên thị trường mục tiêu công ty đã lựa chọn cũng là thị trường mục tiêu của báo Lao Động như sau:
* Theo khu vực:
Thị trường mục tiêu của doanh nghiệp là trên địa bàn Hà Nội
* Theo đặc điểm nhân khẩu học:
Tập trung vào thị trường khách hàng đang ở độ tuổi lao động chủ yếu là thanh niên và trung niên.
Ngoài ra thị trường mục tiêu mà công ty nhắm vào là thị trường các hãng sản xuất trong nước với mức chi phí cho quảng cáo là trung bình và thấp. Ngoài ra khách hàng chính vẫn có một số công ty lớn của nước ngoài với mẫu quảng cáo nguyên trang, màu.
Trên cơ sở đó, công ty cổ phần báo Lao Động đã hình thành nên mục tiêu của từng năm như sau:
* Năm 2001: là năm công ty bắt đầu thành lập nên mục tiêu kinh doanh là xâm nhập thị trường quảng cáo để dần đi tới hoạt động ổn định
* Năm 2002: Mục tiêu đi vào ổn định trong hoạt động quảng cáo trên báo Lao Động, tiếp tục mở rộng loại hình hoạt động kinh doanh và khắc phục những khó khăn ban đầu trong buôn bán kinh doanh bất động sản.
* Năm 2003: Sau 2 năm đầu hoạt động giờ đây công ty đã đi vào ổn định về mặt tổ chức cũng như kinh doanh lợi nhuận. Tiếp tục mở rộng ra bán vé máy bay.
* Năm 2004: Phát huy kết quả của các năm trước, mục tiêu kinh doanh của năm 2004 là duy trì thị phần trên thị trường, nâng cao hình ảnh của công ty trong giới quảng cáo đi kèm với các dịch vụ mà công ty cung cấp.
Ngoài ra công ty có đưa ra các mục tiêu kinh doanh về khả năng lợi nhuận và tỷ phần vốn/ nợ trong các năm.
1.3 Chiến lược kinh doanh của công ty:
Qua 5 năm hoạt động công ty cổ phần báo Lao Động lần lượt theo đuổi 2 chiến lược kinh doanh:
-Thứ nhất là phát triển công ty với những mặt hàng và dịch vụ mới phục vụ trong thị trường Hà Nội cũng như trên toàn quốc, có các chi nhánh tại miền Trung, miền Bắc và đồng bằng sông Cửu Long.
Ngoài quảng cáo là dịch vụ chính, dựa trên tiềm lực của mình có được qua kinh doanh dịch vụ quảng cáo trên báo Lao Động, công ty đã tiến hành mở rộng các hoạt động mới kinh doanh bất động sản và bán vé máy bay, củng cố tiềm lực của mình trong đa dạng hoá về dịch vụ.
-Thứ hai là công ty phát triển kinh doanh dựa trên những cổ đông hiện có. Điều này có nghĩa là trong các năm tỷ lệ tăng vốn góp của các cổ đông trong vốn điều lệ đều tăng tạo điều kiện để công ty tiếp tục kinh doanh và phát triển.
2. Hoạt động marketing của công ty cổ phần báo Lao Động
2.1 Mục tiêu marketing:
Ta xem xét mục tiêu về doanh số bán, có nghĩa là doanh số dự kiến cũng như lợi nhuận dự kiến. Cách thiết lập doanh số dự kiến và lợi nhuận dự kiến đầu năm như sau:
- Doanh số dự kiến = doanh số quảng cáo dự kiến + doanh số vé máy bay dự kiến + tiền bán bất động sản dự kiến trong năm.
- Lợi nhuận dự kiến = Doanh số dự kiến – tổng chi phí dự kiến
Mặc dù lợi nhuận và doanh thu của công ty không hoàn toàn là do hoạt động nhận dịch vụ quảng cáo nhưng nó cũng đóng một phần quan trọng và chủ yếu. Do vậy để hình dung rõ hơn về doanh thu và lợi nhuận dự kiến, chúng ta xem xét đến giá quảng cáo trên báo Lao Động.
Biểu giá quảng cáo trên báo Lao Động
Bảng 7 : Trang Hà Nội
Diện tích
Đen trắng
Màu
9 ´ 3 cm
148.500 đ
...
9 ´ 6 cm hoặc 6´ 9 cm
297.000 đ
...
9 ´ 12,6 cm hoặc 12 ´ 9 cm
572.000 đ
770.000đ
18,5 ´ 12,6 cm hoặc 12 ´ 18 cm
1.144.000đ
1.540.000đ
1/4 trang đứng( 18,5 ´ 25,7 cm)
2.255.000đ
3.025.000đ
1/4 trang ngang( 25 ´ 18 cm)
2.706.000đ
3.630.000đ
1/2 trang ngang ( 37,5 ´ 25,7 cm)
4.455.000đ
6.050.000đ
1/2 trang đứng( 25 ´ 37 cm)
5.346.000đ
7.260.000đ
Cả trang( 37,5 ´ 52cm)
8910.000đ
12.100.000đ
Bảng 8: Trang toàn quốc
Trang quảng cáo
8,5 ´ 9,5
cm
10 ´ 14 cm
1/16 trang
(9 ´ 12 cm)
1/8 trang
(12´18 cm Hay18 ´12
cm)
1/4 trang
(18,5´25,7
cm)
1/2trang
(37,5´ 25,7
cm)
Cả trang
(37,5 ´ 52 cm
Bìa cuối màu
...
6.600.000đ
13.200.000đ
26.400.000đ
Màu
1.443.750đ
2.887.500đ
5.775.000đ
11.550.000đ
23.100.000đ
Trong
Đen trắng
880.000đ
1.320.000đ
1.100.000đ
2.200.000đ
4.400.000đ
8.800.000đ
17.600.000đ
Nguồn: phòng kinh doanh
Như đã phân tích trong môi trường vi mô của doanh nghiệp ta thấy rằng giá quảng cáo trên báo Lao Động là cao nhất hiện nay, công ty cũng chiếm thị phần quảng cáo khá mạnh. Một đặc điểm khác nữa là không như một số báo khác quy định mức giá quảng cáo khác nhau cho các loại doanh nghiệp khác nhau như doanh nghiệp trong nước, công ty liên doanh hay công ty nước ngoài. Riêng công ty cổ phần báo Lao Động lại quy định mức giá này là đồng đều, không phân biệt. Do vậy trong bảng giá không quy định phân biệt loại hình doanh nghiệp.
Dựa trên cơ sở đó ta có bảng sau
Bảng 9 : Bảng mục tiêu marketing về doanh số bán và lợi nhuận
Doanh số dự kiến
Tổng chi phí dự kiến
Lợi nhuận dự kiến
2001
2.000.000
1.500.000
5.000.000
2002
5.500.000
4.000.000
1.500.000
2003
9.600.000
7.800.000
1.800.000
2004
15.000.000
12.500.000
2.500.000
Nguồn: phòng kế hoạch
2.2 Chiến lược marketing :
Thực hiện chiến lược theo sát các báo hàng đầu như báo Tuổi Trẻ, Tiền Phong. Trên thực tế các quảng cáo trên báo Lao Động cũng có một vị trí đáng nể trong quảng cáo trên báo. Được vậy là do công ty có một hệ thống làm công tác chăm sóc và quản lý khách hàng một cách hợp lý tạo ra hiệu quả.
Bộ phận chăm sóc khách hàng trong phòng marketing của công ty là bộ phận chịu trách nhiệm chính về các hoạt động có liên quan đến khách hàng.
Hệ thống khách hàng được quản lý theo từng nhân viên , mỗi nhân viên phụ trách một lượng khách hàng nhất định do mình khai thác được và các khách hàng sẽ tiến hành mọi thủ tục quảng cáo qua việc liên lạc với nhân viên đó.
Nói cách khác, đây là bộ phận giữ vai trò quan trọng trong công ty quảng cáo, là sợi dây liên kết giữa bên thuê quảng cáo và công ty quảng cáo. Mỗi nhân viên giao dịch chịu trách nhiệm một hoặc một vài sản phẩm và luôn liên hệ chặt chẽ với khách hàng. Có thể nói nhân viên giao dịch là người làm việc cho công ty quảng cáo nhưng lại đại diện cho khách hàng. Họ có nhiệm vụ là tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, truyền đạt nhu cầu này cho các bộ phận khác trong công ty quảng cáo, phối hợp hoạt động một cách đồng bộ, đúng hạn đảm bảo kế hoạch quảng cáo được thực hiện một cách có hiệu quả cao nhất.
Sau khi làm việc với các đồng nghiệp khác trong công ty mình, nhân viên giao dịch là tiếng nói của công ty với khách hàng, họ thay mặt công ty đề nghị, tư vấn khách hàng về các quan điểm và phương pháp làm việc của công ty mình để nhận sự chấp thuận, phê duyệt các quan điểm và ngân sách cho một chiến dịch quảng cáo.
Trình tự hoạt động của nhân viên chăm sóc và quản lý khách hàng:
Khai thác khách hàng cho công ty:
Công việc này là một công việc hết sức khó khăn, đặc biệt là trong thời đại cạnh tranh như ngày nay, có rất nhiều loại phương tiện truyền thông sống và tồn tại bằng hoạt động quảng cáo. Ngay ở trong lĩnn vực báo chí như đã nói ở trên, có rất nhiều tờ báo cùng cạnh tranh trên một thị trường, nhất là khu vực thị trường Hà Nội.
+Khai thác các khách hàng mới: Nhân viên giao dịch khách hàng của công ty phải xây dựng mối quan hệ tốt với các đại lý quảng cáo, có thể đọc các tờ báo khác để tìm hiểu những khách hàng nào cũng đang quảng cáo trên khu vực thị trường báo Lao Động có thể tiếp cận để liên hệ với họ, thuyết phục họ quảng cáo trên báo Lao Động. Ngoài ra có thể có các nguồn khai thác khác mà mỗi người phải năng động trang bị cho mình.
+ Khai thác khách hàng truyền thống:
Thông qua nhân viên giao dịch, công ty duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng cũ.
Có một số hoạt động của công ty nhằm duy trì lòng trung thành của khách hàng như giảm chi phí nếu quảng cáo nhiều, chi phần trăm hoa hồng cho mỗi mục quảng cáo hay như biếu, tặng quà báo tết…
Thu thập ý kiến, nhu cầu của khách hàng về cách làm việc trên một sản phẩm sắp được quảng cáo
Truyền đạt nhu cầu này đến bộ phận marketing để nghiên cứu, đánh giá tình hình sản phẩm trên thị trường và các sản phẩm cạnh tranh khác, đồng thời vạch ra phương pháp hành động tiếp theo.
Truyền đạt ý tưởng đến bộ phận sáng tạo (phòng thiết kế) để họ phát kiến những ý tưởng sáng tạo bao gồm từ ngữ, hình ảnh, âm thanh… để sản xuất ra một mẫu quảng cáo phù hợp nhất cho một sản phẩm.
Tham khảo bộ phận truyền thông để theo dõi thông tin quảng cáo của các sản phẩm cạnh tranh khác.
Trong quá trình triển khai một chiến dịch quảng cáo, nhân viên giao dịch vẫn thường xuyên liên hệ với khách hàng, báo cáo các tiến trình đã xảy ra, đảm bảo mọi kế hoạch đều được thực hiện theo dự kiến. Tiếp tục thu nhận nhu cầu, ý kiến của khách hàng trong những đợt quảng cáo khác, giải quyết những vấn đề nảy sinh nếu có, điều chỉnh chương trình làm việc kịp thời và hợp lý.
2.3 Thiết lập marketing- mix:
* Chiến lược sản phẩm:
Xây dựng sản phẩm là các mẫu quảng cáo trên báo trong chiến dịch quảng cáo của hãng. Thường là một mẫu quảng cáo có thể được đăng trong nhiều kỳ.
* Chiến lược giá cả:
Nhằm cạnh tranh với các báo khác cũng như cạnh tranh với các lợi thế của truyền hình và radio trong quảng cáo, công ty đã hướng tới thị trường là các doanh nghiệp cần quảng cáo trong nước với mức chi phí cho quảng cáo không nhiều. Ngoài ra để nâng cao khả năng cạnh tranh trong quảng cáo, công ty còn chia ra hai loại mức giá trang Hà Nội và trang Toàn quốc.
Sử dụng chiến lược giá “Bám chắc thị trường” với mức giá thấp nhằm mục tiêu nhanh chóng dành được tỷ phần thị trường lớn. Nhờ vào việc bán giá ban đầu thấp, tỷ phần thị trường gia tăng nhanh chóng, qua đó khai thác được hiệu quả theo quy mô.
* Chiến lược phân phối:
Sử dụng phương thức phân phối chọn lọc bao gồm các đại lý môi giới, các nhà phân phối từ Hà Nội và các chi nhánh miền Trung, miền Nam và đồng bằng sông Cửu Long.
* Chiến lược xúc tiến hỗn hợp:
Chuyên kinh doanh quảng cáo, hoạt động xúc tiến hỗn hợp của công ty tập trung vào xúc tiến bán như giảm giá, khuyến mãi theo đợt hay tăng giá hoa hồng cho trung gian, tặng quà, biếu báo cho các doanh nghiệp thuê quảng cáo.
3. Thực trạng hoạt động quảng cáo của công ty cổ phần báo Lao Động
3.1. Chỉ số tiếp cận của báo Lao Động
- Phát hành toàn quốc với số lượng 80000 bản mỗi kỳ
- Khổ báo : 37,5´52cm
- Số trang: 16 trang. In 4 màu, đen trắng
*Giá trên đã bao gồm VAT
* Các quảng cáo khác cỡ, hoặc đăng trên trang bài sẽ cộng thêm 20% tổng giá trị hợp đồng
3.2. Đăng ký quảng cáo trên báo Lao Động
_ Mẫu đăng ký quảng cáo:
Bao gồm các nội dung về ngày đăng ký quảng cáo, diện tích, vị trí và nội dung quảng cáo, số kỳ quảng cáo
Người thuê quảng cáo phải điền đầy đủ nội dung của bản mẫu đăng ký. Phía phòng quảng cáo của công ty cổ phần báo Lao Động chịu trách nhiệm kết hợp với khách hàng để lên lịch quảng cáo .
_ Lịch quảng cáo của báo: Bao gồm: Tên sản phẩm, tên công ty, kích cỡ mẫu quảng cáo, ngày đăng, số báo, trang đăng.
_ Hợp đồng quảng cáo
_ Hình thức đăng ký: Có hai hình thức:
+ Khách hàng giao cho báo một ngân sách nhất định yêu cầu báo thực hiện tất cả các công đoạn quảng cáo có trình họ phê duyệt kể cả công đoạn thiết kế market sẽ do phòng thiết kế của công ty đảm nhiệm.
+ Khách hàng đã có market thiết kế sẵn. Họ đăng ký số kỳ cho từng chiến dịch và trả tiền đăng bài. Hiện nay hình thức này là chủ yếu.
3.3. Các hình thức quảng cáo trên báo Lao Động
* Quảng cáo đầy đủ ( display advertising):
Với hình thức này, mẫu quảng cáo bao gồm phần tiêu đề, thân bài, minh hoạ và những hình ảnh ngăn cách với các chi tiết về từ ngữ khác xung quanh. Dù nhỏ hay lớn, in trắng đen hay in màu, quảng cáo đầy đủ được đăng để thu hút sự chú ý của độc giả và xuất hiện hầu như bất kỳ trên trang báo nào trừ trang bìa. Chi phí cho quảng cáo dưới hình thức này chiếm phần lớn chi phí quảng cáo trên báo.
Rao vặt( clasified advertising)
Tuy người ta không gọi rao vặt là quảng cáo nhưng thực chất rao vặt là một hình thức quảng cáo. Rao vặt trên báo Lao Động được phân ra thành từng cột như là việc làm, mua bán nhà, mua bán xe, mất giấy tờ, nhắn tin… chỉ gồm từ ngữ mà không có hình ảnh minh hoạ. Chi phí tính theo số hàng hoặc số lượng từ và thường không cao.
Quảng cáo đính kèm – quảng cáo tờ rời ( preprinted insert)
Đây là hình thức trang quảng cáo đã in sẵn và gởi cho toà báo để phát hành. Công ty quảng cáo và khách hàng thường tự in ấn phẩm quảng cáo trước như brochure, catalog, hoặc bưu thiếp trên giấy trắng đen hoặc giấy màu rồi gởi đến toà soạn. Nhân viên phát hành sẽ xếp hoặc dán các tờ quảng cáo đính kèm rồi phân phối đến các sạp báo.
Trong một số trường hợp để tiết kiệm chi phí doanh nghiệp không cho in tờ rời tương đương với số lượng phát hành mà chỉ in một số lượng giới hạn nào đó nhằm phân phối báo tại một khu vực nào đó có độc giả mục tiêu của mình mà thôi, ví dụ chỉ phát hành ở Hà Nội thôi chẳng hạn.
4. Xây dựng chương trình quảng cáo trên báo Lao Động:
4.1. Xây dựng mục tiêu quảng cáo :
Tuỳ theo yêu cầu của doanh nghiệp thuê quảng cáo và tuỳ theo đặc tính của sản phẩm cũng như chu kỳ sống của nó mà người phụ trách xây dựng mục tiêu quảng cáo trên báo có thể thiết lập các mục tiêu mà chiến dịch quảng cáo cho sản phẩm nhắm tới. Các mục tiêu quảng cáo đó có thể là:
Mục tiêu quảng cáo nhằm đến việc bán hàng ngay lập tức:
Đó có thể là các mục tiêu nhằm thực hiện chức năng bán hàng hoàn hảo, đem hàng hoá đến gần những khách hàng triển vọng, thông báo lý do đặc biệt để mua hàng ngay, nhắc nhở mọi người mua hàng, gắn với một dịp mua hàng đặc biệt hay khuyến khích mua hàng.
Mục tiêu của bán hàng trong thời kỳ ngắn như tạo ra sự nhận biết, tăng cường hình ảnh nhãn hiệu, ghi nhớ thông tin hoặc quan điểm, công kích hoặc bù đắp các lợi ích cạnh tranh, sửa chữa những thông tin hoặc ấn tượng sai lầm và tạo sự gần gũi và dễ ghi nhớ.
Mục tiêu quảng cáo nhằm vào việc xây dựng đặc quyền của người tiêu dùng trong dài hạn như tạo sự tin tưởng ở công ty và nhãn hiệu, tạo nhu cầu tiêu dùng, lựa chọn các nhà phân phối được ưa thích, củng cố hệ thống phân phối, thiết lập “ nền danh tiếng” cho việc đưa ra nhãn hiệu mới hoặc chủng loại sản phẩm mới hay xây dựng sự nhận biết hoặc chấp nhận nhãn hiệu.
Mục tiêu quảng cáo nhằm giúp gia tăng số lượng bán như: giữ khách hàng hiện thời, hướng những người sử dụng khác sang nhãn hiệu của người quảng cáo, làm cho mọi người nhớ rõ nhãn hiệu của nhà quảng cáo, hướng những người không sử dụng tới việc sử dụng sản phẩm, đưa những người tiêu dùng ra khỏi nhãn hiệu cũ, giới thiệu cách sử dụng mới, thuyết phục khách hàng mua với số lượng nhiều hơn, nhắc nhở người sử dụng mua và khuyến khích mua nhiều lần hoặc sử dụng với số lượng nhiều hơn.
Mục tiêu của quảng cáo nhằm vào các bước cụ thể để đi đến việc bán hàng như thuyết phục khách hàng tiềm năng viết các mô tả về sản phẩm, tham gia các cuộc tranh luận; thuyết phục khách hàng tiềm năng đến thăm các phòng trưng bày và yêu cầu được nghe thuyết minh hay xui khiến họ lấy mẫu sản phẩm dùng thử.
Mục tiêu quảng cáo nhằm vào lợi ích phụ thêm như giúp người bán hàng mở tài khoản, giúp người bán hàng nhận được những đơn đặt hàng lớn hơn từ các nhà bán buôn và bán lẻ, giúp người bán hàng có được nơi trưng bày sản phẩm tốt và tác động vào thương mại./
Mục tiêu quảng cáo nhằm việc truyền đạt những thông tin cần thiết như các quảng cáo “mua nó ở đâu” , “ mua nó như thế nào”, các mô hình tính năng và bao gói mới, giá mới và các chính sách mới (ví dụ bảo hành)
Mục tiêu của quảng cáo nhằm tạo được sự tin tưởng và thiện chí đối với công ty của người tiêu dùng và người tiêu dùng tiềm năng, các trung gian( nhà phân phối bán buôn, bán lẻ), các nhân viên công ty hiện tại và tiềm năng, các tổ chức tài chính và công chúng nói chung.
Mục tiêu của quảng cáo nhằm xây dựng hình ảnh của công ty thông qua chất lượng sản phẩm, độ tin cậy của sản phẩm, dịch vụ, thoả mãn tất cả các thành viên trong gia đình nhờ sự đa dạng hoá về sản phẩm và thông qua sự tăng trưởng tiến bộ, sự chỉ đạo kỹ thuật.
4.2. Xây dựng kế hoạch quảng cáo trên báo Lao Động
Việc tuyển chọn tiếp thị, tuyển chọn những mục tiêu truyền thông xác định các mục tiêu cần phải đạt và mưu sách truyền thông sẽ vận dụng phải được cụ thể hoá bằng một kế hoạch viết ra, bao gồm những đặc điểm sau:
Vấn đề cần phải giải quyết và những vấn đề có liên quan
Bao gồm người ra quảng cáo, chiến lược chung, đường lối marketing, đối thủ cạnh tranh với những sản phẩm và mưu sách của họ.
Những mục tiêu phải đạt và các mục tiêu truyền thông
Ta cần phải truyền đạt tới những ai, loại nào, với mục đích gì?
Kế hoạch truyền thông và sắp xếp thời gian:
Bao gồm việc đề xuất cách chọn lựa biện pháp truyền thông và các phương tiện hỗ trợ, việc lựa chọn ấy dù sao cũng chỉ là dự liệu và phác thảo.
Trước khi truyền tin phải nghiên cứu định hướng chất lượng và thị trường, nghiên cứu các lực lượng hỗ trợ, cũng như các đòi hỏi và khó khăn của thị trường để dự liệu những phương pháp giải quyết.
Những hoạt động hỗ trợ cho quảng cáo chính:
Bao gồm các hoạt động phù trợ, ấn phẩm, cataloge,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35781.DOC