Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần May 10 Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

PHẦN I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 5

1.1. Giới thiệu đôi nét về sự ra đời của công ty cổ phần May 10 5

1.2. Một số chi tiết đáng lưu ý về công ty như: 8

1.3. Ban lãnh đạo cấp cao của công ty 8

1.4. Cơ sở pháp lý của công ty 8

1.5. Loại hình doanh nghiệp 9

1.6. Lĩnh vực hoạt động của công ty 9

PHẦN II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG, SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 TRONG THỜI GIAN QUA 11

2.1- Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công ty trong thời gian qua 11

2.1.1.Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 11

2.2 / Những thuận lợi và khó khăn 16

2.2.1. Về thuận lợi: 16

2.2.2. Về khó khăn: 16

PHẦN III. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT 17

3.1. Đặc điểm về quy trình công nghệ : 17

3.2. Đặc điểm về máy móc thiết bị vật tư của công ty : 19

PHẦN IV. TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ KẾT CẤU CHU KÌ

SẢN XUẤT 21

4.1 .Tổ chức sản xuất 21

4.2 .Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp 22

PHẦN V. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 23

5.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần May 10 23

5.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 24

PHẦN VI. KHẢO SÁT,PHÂN TÍCH YẾU TỐ “ ĐẦU VÀO,ĐẦU RA” CỦA DOANH NGHIỆP 27

6.1 Khảo sát và phân tích các yếu tố “đầu vào” 27

6.1.1.Yếu tố đối tượng lao động 27

6.1.2 Yếu tố lao động 29

6.1.3. Yếu tố vốn 31

6.2. Khảo sát các yếu tố “ đầu ra” 34

PHẦN VII. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 41

7.1 Môi trường kinh tế : 41

7.2 Môi trường pháp luật , chính trị và các thể chế kinh tế : 41

7.3 Môi trừơng văn hoá , xã hội : 42

7.4 Môi trường tự nhiên : 42

7.5 Môi trường cạnh tranh ngành : 43

7.6 Ảnh hưởng của các chính sách vĩ mô : 43

PHẦN VIII. CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT SAU THỜI GIAN THỰC TẬP TẠI CÔNG TY MAY 10 45

8.1 Các kết luận và phát hiện qua thời gian thực tập 45

8.1.1. Các kết luận: 45

8.2 Các đề xuất , kiến nghị 46

8.2.1. Các biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và nâng cao sức cạnh tranh của công ty May 10 trong thời gian tới : 46

8.2.2. Các kiến nghị và đề xuất đối với nhà nước : 51

KẾT LUẬN 54

 

 

doc54 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 27000 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần May 10 Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
71 778 1.1 31 Mí đáp sườn sau (1K-T) B 3 1K 0.45 27 56 980 0.9 32 Tra tay trước, sau B 3 VS 0.80 48 100 551 1.6 33 Chắp vai, tay sau B 3 VS 0.57 34 71 778 1.1 34 Mí vai, tay sau (1K-T) B 3 1K 0.50 30 63 882 1.0 35 Chắp vai, tay trước B 3 VS 0.70 42 88 630 1.4 36 Mí vai, tay trước (1K-T) B 3 1K 0.62 37 77 715 1.2 37 Tra cổ AB 4 VS 0.57 34 80 778 1.1 38 Diễu cổ (1K-T) AB 4 1K 0.87 52 123 509 1.7 39 May nẹp hoàn chỉnh (1K-ĐT) AB 4 1K 1.52 91 213 291 3.0 40 May tà hoàn chỉnh (1K-ĐT) B 3 1K 1.15 69 144 383 2.2 41 Chắp sườn B 3 VS 0.90 54 113 490 1.8 42 Trần đè cửa tay B 3 TĐ 0.67 40 84 662 1.3 43 Chặn chân nẹp+ c tay (1K-ĐT) B 3 1K 0.40 24 50 1103 0.8 45 Thùa khuyết B 3 CD 0.30 18 38 1470 0.6 46 Đính cúc B 3 CD 0.38 23 48 1150 0.7 47 Đính bọ B 3 CD 0.30 18 38 1470 0.6 44 Chặn 2 đầu cổ (1K-ĐT) B 3 1K 0.48 29 61 912 0.9 90 Tổ trưởng - 1 người hệ số 2 A 70 182 552 1.0 92 Thu hóa - 1 người hệ số 1.5 A 53 137 552 1.0 Tổng hợp thiết bị 1K 9 Tổng thời gian chế tạo 842 14.0 VS 6 Đơn giá có QL,K hóa 2185 TD 0 Lao động may phụ 18 24 TK 0 Nhịp chuyền 47 35 DC 0 Đ/M S/Phẩm/1 người 31 DB 0 Năng suất mục tiêu cả tổ 10.25 h 552 TC 0 Luong c«ng nh©n bq/ngµy 74,410 ®ång May 10 chủ yếu là sản xuất hàng loạt với số lượng lớn.Tùy theo đơn đặt hàng mà công ty tiến hành tổ chức sản xuất với số lượng và thời gian hoàn thành theo yêu cầu của khách hàng 4.2 .Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp Bộ phận cung cấp sẽ cung cấp nguyên vật liệu như vải,chỉ…cho bộ phận sản xuất chính là may.Sau khi sản phẩm được tẩy bẩn sẽ được đưa đến bộ phận may để tiến hành cắt,may.Khi đã hoàn thành,sản phẩm được là và chuyển đến bộ phận sản xuất phụ là gấp và đóng gói sản phẩm.Bộ phận vạn chuyển sẽ vận chuyển sản phẩm hoàn thành đến kho sau khi đã được kiểm tra chất lượng sản phẩm.Nếu đạt yêu cầu sản phẩm mới được đóng gói và đóng kiện giao cho khách hàng.Sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ để lại trong kho làm phế phẩm. PHẦN V. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 5.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần May 10 BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC (Đại diện lãnh đạo về HTQL) GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH Phòng Kỹ Thuật Phòng Cõ Điện Ban Đầu Tý Phát Triển Ban Thiết Kế Thời Trang Phòng QA Ban Nghiên Cứu TCSX Trýờng CNKT May và TT 11 xí nghiệp sx & 2 liên doanh Phòng Tài Chính Kế Toán Phòng Kinh Doanh Ban Tổ Chức Hành Chính Ban Marketing Ban Bảo Vệ Quân Sự Phòng Kế Hoạch Ban Y Tế-Môi Trýờng LD Trýờng Mầm Non Xí Nghiệp Dịch Vụ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo trực tiếp Quan hệ kiểm soát Quan hệ phối hợp Bộ máy quản lý của công ty có sự phân chia thành các phòng ban và có sự chuyên môn hóa. Bộ máy quản lý khá tinh giản và gọn nhẹ, đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao. 5.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban - Tổng giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất của công ty, là người đại diện hợp pháp trong các giao dịch kinh doanh, thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước. Tổng giám đốc có nhiệm vụ là nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Tổng công ty dệt may Việt Nam giao để quản lý và sử dụng theo nhiệm vụ được giao. - Phó tổng giám đốc: là người giúp đỡ điều hành công việc ở các xí nghiệp thành các phòng kinh doanh, phòng quản lý chất lượng và thay quyền giám đốc điều hành công ty khi giám đốc vắng mặt ở công ty. Phó tổng giám đốc cũng được Tổng giám đốc uỷ quyền đàm phán và ký kết một số hợp đồng với khách hàng trong nước và khách hàng nước ngoài. Ngoài ra, công ty còn có giám đốc điều hành hỗ trợ cho tổng giám đốc các công việc ở các xí nghiệp địa phương hay xí nghiệp liên doanh. - Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc và điều hành việc tổ chức kinh doanh tại công ty. - Phòng kĩ thuật: quản lý công tác kỹ thuật công nghệ và cơ điện nghiên cứu ứng dụng phục vụ cho sản xuất các thiết bị hiện đại tiên tiến nhằm đáp ứng sự phát triển sản xuất kinh doanh của công ty. - Phòng tài chính kế toán: có chức năng điều hành tổ chức toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của công ty, nhằm sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm, đạt được mục tiêu về lơị ích kinh tế cũng như lợi ích về xã hội của công ty. - Phòng chất lượng (QA): có nhiệm vụ kiểm tra toàn bộ việc thực hiện quy trình công nghệ, ký công nhận sản phẩm đạt chất lượng trước khi đưa ra thị trường. - Phòng kế hoạch: quản lý công tác kế hoạch sản xuất, kí kết các hợp Nghiđồng kinh doanh. -Ban cơ điện:Quản lý,bảo dưỡng,sửa chữa thiết bị,chế tạo công cụ,trang thiết bị phụ trợ,cung cấp năng lượng,lắp đặt các hệ thống điện,nước,hơi,khí nén. -Phòng tổ chức hành chính:nghiên cứu,quản lý công tác lao động,tiền lương,văn thư lưu trữ,pháp chế,quản trị đời sống,công nghệ thông tin,an toàn lao động,quản lý các hoạt động hành chính khác. -Phòng Marketing:Nghiên cứu và mở rộng thị trường trong nước và quốc tế,xây dựng thương hiệu May 10 -Phòng nghiên cứu tổ chức sản xuất:Nghiên cức,cải tiến mô hình tổ chức sản xuất,mặt bằng sản xuấ,cữ gá thao tác,kiểm tra giám sát và duy trì việc thực hiện của các đơn vị khi áp dụng các mô hình sản xuất mới cũng như các biện pháp cải tiến cho các đơn vị trong toàn công ty -Ban thiết kế thời trang:Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm thời trang phục vụ cho việc kinh doanh của công ty -Ban bảo vệ quân sự :chịu trách nhiệm trong công tác bảo vệ an ninh trật tự,phòng chống cháy nổ,công tác quân sự địa phương -Ban y tế môi trường:nghiên cứu,quản lý việc khám chữa bệnh,bảo vệ sức khỏe,vệ sinh phòng dịch,phòng chống bệnh nghề nghiệp cho toàn cán bộ công nhân viên trong công ty.Mỗi năm khám sức khỏe cho hơn 35.000 lượt người -Trường mầm non: Chăm sóc,nuôi dạy các cháu độ tưổi mầm non theo quy định của công ty và của ngành giáo dục$ đào tạo,tạo cho cán bộ công nhân viên yên tâm làm việc và công tác. - Ban đầu tư và phát triển: chức năng của ban là nghiên cứu và phát triển thị trường, đưa ra các chiến lược kinh doanh cũng như chiến lược quảng cáo nhằm đem lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. - Trường công nhân kỹ thuật may - thời trang: là nơi đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ, cán bộ điều hành và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, phát hiện và bồi dưỡng những cán bộ có năng lực và đưa họ đi tu nghiệp ở nước ngoài. - Các xưởng may thành viên: đây là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm của công ty. Các xưởng may này thực hiện các nghiệp vụ như nhập nguyên phụ liệu, tổ chức cắt may, là, gấp, đóng gói, nhận thành phẩm vaò kho. Công ty cổ phần may 10 hiện nay có tất cả 11 xí nghiệp thành viên ( 5xí nghiệp Hà Nội và 6 xí nghiệp địa phương), 2 công ty con và 3 phân xưởng phụ trợ. Nhiệm vụ của các xí nghiệp này là: + Xí nghiệp 1, 2, 5 chuyên sản xuất áo sơ mi + Xí nghiệp veston 1, veston 2 chuyên sản xuất complê + Các xí nghiệp địa phương khác chủ yếu sản xuất áo sơ mi và quần âu Hai công ty con của May 10 đặt tại Thanh Hoá và Quảng Bình. Việc hạch toán kinh doanh của hai công ty này được tiến hành một cách độc lập với công ty mẹ. Công ty có ba phân xưởng phụ trợ là: phân xưởng thêu, in, giặt; phân xưởng cơ điện và phân xưởng bao bì. PHẦN VI. KHẢO SÁT,PHÂN TÍCH YẾU TỐ “ ĐẦU VÀO,ĐẦU RA” CỦA DOANH NGHIỆP 6.1 Khảo sát và phân tích các yếu tố “đầu vào” 6.1.1.Yếu tố đối tượng lao động Bảng 3: Tình hình sử dụng nguyên vật liệu cho sản xuất từ năm 2005 – 2009 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 100m2 NL nhập khẩu - 25.361 26.77 28.3 29.715 30.88 NL nội địa - 121.5 209.2 750 800 835 Bảng4: Tình hình biến động chỉ tiêu sử dụng nguyên vật liệu cho sản xuất từ năm 2005 – 2009 Chỉ tiêu Năm 2006 so với 2005 Năm 2007 so với 2006 Năm 2008 so với 2007 Năm 2009 so với 2008 +/- % +/- % +/- % /- % NL nhập khẩu 1.41 5.556 1.53 5.72 1.42 5 1.2 3.904 NL nội địa 87.7 72.18 540.8 258.50 50 6.67 35 4.375 +/- : tỷ lệ năm sai so với năm trước % : tỷ lệ phần trăm năm sau so với năm trước ( Nguồn: Phòng kế hoạch - công ty cổ phần May 10) Nguyên vật liệu của công ty chủ yếu là nhập khẩu với mức giá tương đối cao. Quy mô sản xuất ngày càng tăng thì nhu cầu về nguyên vật liệu cũng tăng. Vì công ty hoạt động kinh doanh chủ yếu theo hình thức gia công bán thành phẩm hoặc xuất khẩu theo giá FOB nên công ty chủ yếu là nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài để sản xuất cho các hợp đồng gia công hoặc hợp đồng xuất khẩu. Mức nhập khẩu tăng bình quân 5,045%/năm. Nguyên vật liệu mua từ thị trường trong nước không được ổn định do tình hình thời tiết nước ta luôn bất thường. Nhưng công ty cũng nhận định rằng xu hướng tiêu dùng nguyên vật liệu trong nước sẽ gia tăng do giá rẻ hơn nhập khẩu và chất lượng cũng được nâng cao hơn. 6.1.2 Yếu tố lao động Trong những năm qua, công ty May10 dã đạt được những tiến bộ vượt bậc, toàn diện cả về kinh tế lẫn xã hội. Một trong những lý do phải kể đến để có được kết quả này là : những cố gắng của lãnh đạo công ty trong việc đầu tư, phát huy nguồn lực con người tăng cường một bước cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của công ty. Trước năm 1992 lực lượng lao động của May10 còn nhiều bất cập : cán bộ chủ yếu trưởng thành từ công nhân trực tiếp quản lý sản xuất và có được đào tạo về công tác quản lý song không cơ bản, cán bộ có kinh nghiệm trong quản lý sản xuất nhưng chủ yếu là cao tuổi nên có nhiều hạn chế trong học tập và tiếp thu cái mới. Tay nghề người lao động thấp hơn nhiều so với yêu cầu của cấp bậc công việc. Bộ máy quản lý cồng kềnh, kém hiệu quả, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm không ổn định, tỷ lệ lao động gián tiếp thường chiếm từ 10% đến 12% trong tổng số công nhân viên. Trước yêu cầu của tình hình mới, sau khi chuyển đổi tổ chức hoạt động, vấn đề đầu tiên mà lãnh đạo công ty đặt ra là ổn định công tác tổ chức sản xuất và bộ máy quản lý, sắp xếp lại lực lượng lao động. Để giải quyết khó khăn về vấn đề việc làm, công ty đã chủ động tạo điều kiên cho gần 300 lao động về nghỉ hưu theo chế độ 176. Bên canh đó công ty đã có kế hoạch cụ thể đào tạo nguồn cán bộ trẻ kế cận, đồng thời mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ vào các cương vị chủ chốt của đơn vị, bộ phận tạo điều kiện cho cán bộ trẻ phấn đấu trưởng thành. Đi đôi với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên, công tác tuyển chọn nguồn nhân lực cũng được công ty quan tâm chú ý hơn. Công ty đã ban hành quy chế tuyển dụng và ký hợp đồng lao động, trình độ đầu vào của cán bộ, công nhân viên đã được nâng lên. Đến nay, tất cả công nhân viên được tuyển vào công ty đều phải có trình độ văn hoá hết lớp 12 và qua đào tạo nghề may từ 1 đến 3 năm.100% nhân viên của các phòng nghiệp vụ khi tuyển vào phải có trình độ cao đẳng và đại học trở lên. Do trình độ tay nghề bình quân của công nhân đã được nâng lên nên đội ngũ công nhân May10 đã làm được hầu hết các loại sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật cao. Bảng 5: Cơ cấu lao động theo trình độ của May10 : (đơn vị : người ) Năm Cao học Đại học Cao đẳng THCN Cấp 3 Cấp 2 Cấp 1 Năm 2006 2 297 149 254 6599 617 0 Năm 2007 3 285 139 243 5993 666 0 Năm 2008 4 239 112 211 5913 731 0 Năm 2009 4 320 125 271 6955 520 0 Qua bảng số liệu trên ta thấy do đặc thù sản xuất của công ty là sản xuất hàng dệt may nên lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng cao đều trên 90%, số cán bộ quản lý có xu hướng tăng lên dần qua từng năm . Số cán bộ có trình độ đại học ,cao học tăng , đặc biệt là công ty không có người lao động nào có trình độ cấp 1. Với số lượng cán bộ có trình độ đại học và trên đại học như trên sẽ giúp công ty tiếp nhận nhanh các công nghệ sản xuất tiên tiến trên thế giới như Nhật , Mỹ , Pháp …… Bảng 6:Thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động: (Đơn vị tính :đồng) Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Thu nhập bình quân 1.750.000 1.820.000 1.950.000 2.040.000 2.250.000 6.1.3. Yếu tố vốn Bảng 7 Tình hình vốn của công ty May 10 (Đơn vị tính :tỷ đồng) Năm Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1. Vốn cố định 30.5 35.4 37.2 39.1 41.5 2. Vốn lưu động 7.729 8.552 8.995 9.36 12.5 3. Tổng vốn kinh doanh 38.229 43.952 46.195 48.46 54 -         Ngân sách cấp 12.08 13.85 15.94 16.21 16.3 -         Tự bổ sung 26.149 30.102 30.255 32.25 37.7 Bảng 8: Tình hình biến động các chỉ tiêu từ năm 2005-2009 +/- : năm sau so với năm trước % : tỷ lệ năm sau so với năm trước Năm Năm 2006 so với 2005 Năm 2007 so với 2006 Năm 2008 so với 2007 Năm 2009 so với 2008 +/- % +/- % +/- % +/- % 1. Vốn cố định 4.9 16.066 1.8 5.085 1.9 5.108 2.4 6.138 2. Vốn lưu động 0.823 10.648 0.443 5.18 0.365 4.058 3.14 33.55 3. Tổng vốn kinh doanh 5.723 14.97 2.243 5.103 2.265 4.903 5.54 11.43 -         Ngân sách cấp 1.77 14.652 2.09 15.09 0.27 1.694 0.09 0.555 -         Tự bổ sung 3.953 15.117 0.153 0.508 1.995 6.594 5.45 16.9 Nhìn chung vốn cố định của công ty tăng đều theo các năm. Năm 2006 tăng 16.066 % so với năm 2005 tương ứng với mức tăng 4.9 tỷ đồng Năm 2007 tăng 5.085% so với năm 2006 tương ứng với mức tăng 1.8tỷ đồng Năm 2008 tăng 5.108% so với năm 2007 tương ứng với mức tăng 1.9 tỷ đồng Năm 2009 tăng 6.138% so với năm 2008 tương ứng với mức tăng 2.4 tỷ đồng Vốn lưu động của công ty tăng đều từ năm 2005-2008,nhưng từ 2008-2009 tăng nhiều hơn do công ty huy động được nguồn vốn từ bên ngoài. Năm 2006 tăng 10.648% so với năm 2005 tương ứng với mức tăng 20.823 tỷ đồng Năm 2007 tăng 5.18% so với năm 2006 tương ứng với mức tăng 0.443 tỷ đồng Năm 2008 tăng 4.903% so với năm 2007 tương ứng với mức tăng 0.365tỷ đồng Năm 2009 tăng 33.55% so với năm 2008 tương ứng với mức tăng 3.14 tỷ đồng Tổng số vốn kinh doanh của công ty trong 5 năm gần đây ta có thể nhìn thấy qua biểu đồ trên tăng đều,do hàng năm công ty đều có kế hoạch sử dụng vốn 1 cách hợp lý sao cho đảm bảo yêu cầu của việc sản xuất kinh doanh. Năm 2006 tăng 14.97% so với năm 2005 tương ứng với mức tăng 5.723tỷ đồng Năm 2007 tăng 5.103% so với năm 2006 tương ứng với mức tăng 2.243tỷ đồng Năm 2008 tăng 4.903% so với năm 2007 tương ứng với mức tăng 2.265 tỷ đồng Năm 2009 tăng 11.43% so với năm 2008 tương ứng với mức tăng 5.54 tỷ đồng 6.2. Khảo sát các yếu tố “ đầu ra” Thị trường EU luôn là một thị trường tiềm năng và truyền thống đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, nhất là đối với các doanh nghiệp may mặc. Đặc điểm của khu vực thị trường EU là nhiều thị trường ngách có mức sống và nhu cầu hàng may mặc đa dạng từ thấp cấp cho đến cao cấp. Tuy nhiên, hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU gặp phải sự cạnh tranh rất cao và những yêu cầu rất khắt khe của thị trường này. Về mặt luật pháp, các hàng hoá của Việt Nam đòi hỏi phải đáp ứng các yêu cầu về môi trường, các tiêu chuẩn về an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng… Các khách hàng trên thị trường EU cũng đặt ra rất nhiều thách thức đối với các doanh nghịêp dệt may Việt Nam. Thứ nhất, yêu cầu về quản lý chất lượng: để đánh giá chất lượng của các sản phẩm dệt may thì các khách hàng đòi hỏi các nhà sản xuất phải đạt được các chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng như ISO 9001:2000. Thứ hai, yêu cầu về môi trường: Ngoài những yêu cầu pháp lý về môi trường, mỗi khách hàng có thể đặt ra những đòi hỏi khác về môi trường trong lĩnh vực dệt may, trong đó có may mặc. Tiêu chuẩn về môi trường được phổ biến và sử dụng nhiều nhất ở EU là tiêu chuẩn nhãn Oko – Tex 100 đảm bảo cho khách hàng rằng các sản phẩm dệt, may mặc không chứa các chất gây hại tới môi trường và sức khoẻ con người. Thứ ba, yêu cầu về đóng gói, nhãn mác, kích cỡ: ở châu Âu hàng may mặc có 4 số đo cơ bản về cơ thể thường được dùng để xác định số kích cỡ của sản phẩm là chiều dài cơ thể, vòng ngực, vòng đai và vòng hông. Các khách hàng EU sẽ cung cấp cho người bán các yêu cầu về nhãn kích cỡ của họ và đó sẽ là căn cứ để các nhà cung cấp Việt Nam lập bảng kích cỡ sao cho phù hợp. Đối với nhãn mác, có hai yêu cầu là yêu cầu bắt buộc và yêu cầu tự nguyện. Các yêu cầu bắt buộc bao gồm hàm lượng sợi, thông tin hướng dẫn bảo quản, cách giặt,… Các yêu cầu tự nguyện bao gồm nhãn xuất xứ, tên sản phẩm. Các nhãn mác có thể được gắn ở nhiều chỗ trên các sản phẩm may mặc hoặc theo yêu cầu của nhà nhập khẩu. Ngoài ra, các khách hàng EU còn có một số các yêu cầu khác như kiểu dáng thiết kế, số lượng, nguyên liệu, giao hàng,… Doanh nghiệp May 10 khi tiến hành thâm nhập vào thị trường EU cần nắm rõ các yêu cầu về mặt pháp lý và các yêu cầu từ phía khách hàng. Nắm rõ được yêu cầu của thị trường sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao tính cạnh tranh và mang lại nhiều lợi nhuận cũng như tạo được uy tín trên thị trường EU. Xuất khẩu hàng may mặc của công ty cổ phần May 10 sang thị trường châu Âu liên tục tăng, góp phần làm tăng hàng dệt may của toàn ngành xuất sang thị trường này là 15%. Kết quả hoạt động Marketing xuất khẩu sang thị trường EU của công ty cổ phần May 10 Về chính sách sản phẩm: Công ty cổ phần May 10 luôn sản xuất nhiều sản phẩm đa dạng về mẫu mã và chủng loại, đáp ứng được nhu cầu của các khách hàng phương Tây. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của công ty cổ phần May 10 sang thị trường EU là áo sơ mi nam, áo Jacket và Veston. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này tăng đều qua các năm. Các sản phẩm này nhanh chóng được các khách hàng EU chấp nhận nhờ đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000. Nhờ đó, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang thị trường EU cũng gia tăng trong các năm qua Bảng 9: Danh mục các sản phẩm may mặc chủ yếu Đơn vị tính : chiếc Năm Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Sơ mi 22027801 16328199 20150374 17520122 25140366 Veston 1902779 1567486 3225480 6472351 8154223 Jacket 144060 491211 580230 233580 477120 Quần áo khác 5321350 8457142 4884153 7165277 6785250 Bảng 10 . Tình hình biến động các chỉ tiêu từ năm 2005-2009 Năm Năm 2006 so với 2005 Năm 2007 so với 2006 Năm 2008 so với 2007 Năm 2009 so với 2008 +/- % +/- % +/- % +/- % Sơ mi -5699602 -25.875 3822175 23.408 -2630252 -13.053 7620244 43.494 Veston -335293 -17.621 1657994 105.774 3246871 100.663 1681872 25.985 Jacket 347151 240.976 89019 18.122 -346650 -59.744 243540 104.26 Quần áo khác 3135792 58.928 -3572989 -42.248 2281124 46.704 -380027 -5.303 (Nguồn: Phòng kế hoạch công ty cổ phần May 10) +/- : năm sau so với năm trước % : tỷ lệ năm sau so với năm trước Bảng 11 Giá bán một số loại sản phẩm công ty May 10 Đơn vị tính : 1000đ Loại sản phẩm Các mức giá Đối tượng Chất liệu Áo sơ mi ngắn tay(hàng bình dân) 120 ,132 , 149 , 159 , 175 , 189 , 249 Người có thu nhập trung bình : Giáo viên , nhân viên văn phòng Chủ yếu là cotton Áo sơ mi ngắn tay( Hàng cao cấp) Từ 415 trở lên Người có thu nhập cao : Thương nhân, người có địa vị xã hội 100% cotton ngoại nhập Áo sơ mi dài tay ( hàng bình dân) 135 ,159 , 187 , 219 , 240 , 260 Người có thu nhập trung bình: Giáo viên , nhân viên văn phòng chủ yếu là cotton Áo sơ mi dài tay( hàng cao cấp ) 309 , 339 , 379 , 450 người có thu nhập cao: thương nhân , người có địa vị xã hội 100% cotton ngoại nhập Công ty áp dụng mức giá bán thống nhất trên toàn quốc . Các cửa hàng đại lý của May 10 đều phải thực hiện bán đúng giá niêm yết công ty đã đưa ra. Các loại sản phẩm chính của công ty : áo sơ mi các loại , quần âu , áo jacket… với nhiều nhãn hiệu đã được đăng ký như : Pharaon , Bigman , Chambray , Frreland , Cleoparter , Pretty Woman , Jackhot , MM Teen …đã và đang được người tiêu dung ưa chuộng , đánh giá cao về chất lượng . Và công ty đã đạt được nhiều danh hiệu : - Công ty May 10 là đơn vị duy nhất trong nghành dệt may được nhận giải thưởng chất lượng Quốc tế Châu Á –Thái Bình Dương do tổ chức Chất lượng Châu Á – Thái Bình Dương ( APQO ) trao tặng năm 2003. - Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2006-2007. - Nhãn hiệu cạnh tranh nổi tiếng quốc gia năm 2006. - Top 10 thương hiệu mạnh toàn quốc năm 2006. - Top 5 ngành hàng của hàng Việt Nam chất lượng cao Bảng 12 . Doanh thu bán hàng theo chủng loại sản phẩm Đơn vị tính : đồng Sản phẩm 2008 2009 Tăng/giảm DT % DT % DT % Sơ mi nam 64.163.878.100 63,1 90.220.596.000 71,96 26.056.717.900 25,62 Sơ mi nữ 389.360.500 0,38 632.574.000 0,50 23.213.500 0,24 Sơ mi TW đoàn 477.949.000 0,47 442.009.000 0,35 35.940.000 -0,03 Quần các loại 4.674.303.000 4,59 7.46.180.000 5,92 2.789.877.000 2,74 Jacket các loại 3.246.214.000 3,19 4.178.204.000 3,31 931.900.000 2,74 Cộng hàng teen 76.687.000 0,07 363.274.000 0,29 286.587.000 0,28 Hàng hợp đồng 21.985.495.248 21,6 13.435.535.531 10,7 8.549.959.710 -8,40 Veston các loại 3.995.26.000 3,92 3.370.624.450 2,67 624.501.550 -0,61 Đồng phục học sinh 57.749.000 0,05 28.800.000 0,02 28.949.000 -0,03 Khác 1.247.277.000 1,22 4.909.312.078 3,89 3.662.035.078 3,60 Bảo hộ lao động 960.990.094 0,94 457.860.000 0,36 503.130.094 -0,49 Cộng cravat 398.080.000 0,4 496.709.997 0,39 98.629.997 0,09 Tổng cộng 101.673.109.630 100 125.999.679.055 100 24.326.569.425 23,92 Qua bảng doanh thu theo chủng loại sản phẩm ta thấy sản phẩm thế mạnh của công ty là áo sơ mi nam . Cụ thể năm 2008 doanh thu áo sơ mi chiếm 63,1% trong tổng doanh thu của cả năm , đến năm 2009 tăng 25,62% so với năm 2008 . Mặt hàng đứng thứ 2 trong tổng doanh thu theo chủng loại sản phẩm là quần các loại , Năm 2008 doanh thu về quần các loại bán được tăng lên 4,59% so với năm 2006. và tới năm 2008 tỷ lệ doanh thu mặt hàng này tiếp tục tăng lên 5,92% so với năm 2008 . Ngoài ra mặt hàng dành cho lứa tuổi teen tuy là mới được đưa vào sản xuất và chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh thu của công ty nhưng nó cũng dần khẳng định đươc vị trí trong mắt người tiêu dùng , đặc biệt là nhóm khách hàng mà sản phẩm hướng đến , đó là đối tượng khách hàng teen . Điều đó thể hiện những cố gắng của ban lãnh đạo công ty đang dần từng bước nâng cao vị thế của công ty trong mắt người tiêu dùng , tăng doanh thu bán hàng của công ty và tối đa hoá lợi nhuận . Hàng năm , vào các dịp lễ tết như 30/4, 1/5 , ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 , Noel và tết dương lịch , tết cổ truyền công ty luôn có các đợt khuyến mại lớn đối với khách hàng Năm 2008 : Công ty thực hiện đợt khuyến mại nhân dịp “ Tết nguyên đán “ dành cho các khách hàng mua sản phẩm của May 10 với trị giá tối thiểu của đơn hàng là 500 nghìn đồng sẽ có cơ hội bốc thăm trúng thưởng . Với cơ cấu giải thưởng như sau : - 01 giải đặc biệt : Xe máy trị giá 20 triệu đồng - 02 giải nhất : tivi trị giá 5triệu đồng/chiếc Năm 2009 : Nhân dịp tết nguyên đán công ty thực hiện chương trình khuyến mại : “ Tưng bừng đón xuân - rộn ràng rước lộc “ cụ thể : Tặng 01 áo sơ mi trị giá 143.000 khi mua gói hàng có trị giá trên 500.000 đ - Cơ hội rút thăm trúng thưởng đầu năm với tổng trị giá giải thưởng lên tới 100 triệu đồng . Bảng 13. Một số chương trình khuyến mại Đơn vị tính : đồng Thời gian Hình thức Doanh thu trước KM Doanh thu sau KM Tăng / giảm 15/4 đến 5/5 Giảm giá 8% 1.991.753.400 2.360.962.500 18,53% 15/8 đến 5/9 tặng áo sơ mi 1.500.170.000 1.810.708.800 20,70% 15/11 đến 30/11 tặng 10% giá trị 1.945.287.600 2.336.172.000 20,10% (Nguồn : Ban Marketing) Qua bảng trên ta thấy , sau các chương trình khuyến mại thì doanh thu của công ty đều tăng và tăng khoảng 20% , đều đặn sau mỗi đợt khuyến mại . Điều này chứng tỏ khuyến mại có một vị trí rất quan trọng trong việc nhắc nhớ và giữ chân khách hàng khi công việc trong kinh doanh suy giảm . Cũng qua các chương trình này đã chứng tỏ được năng lực của các nhân viên của công ty đặc biệt là các anh chị ở ban Marketing Có được những kết quả như vậy là nhờ công ty đã quan tâm và chú trọng vào công tác nghiên cứu thị trường EU, tìm hiểu khách hàng và nghiên cứu sản phẩm xuất khẩu. Công ty cũng sử dụng nhiều công cụ hỗ trợ và xúc tiến xuất khẩu như xây dựng website www.garco10.com.vn, liên hệ trực tiếp với các khách hàng EU,… Thông qua website, công ty có thể liên kết tìm hiểu thông tin về khách hàng thông qua sự hỗ trợ của Cục xúc tiến thương mại Việt Nam và kí kết nhiều hợp đồng xuất khẩu với các đối tác EU. Trong năm 2009, EU sẽ bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho Trung Quốc. Việc này sẽ có ảnh hưởng đáng kể đối với xuất khẩu của công ty sang thị trường EU. Bởi hàng hoá của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm may mặc của Trung Quốc vì quốc gia này chủ động được về nguyên phụ liệu và có khả năng đáp ứng nhiều loại phẩm cấp hàng hoá. Năm 2006, chính phủ Thụy Sỹ và Thụy Điển cùng với Cục xúc tiến Thương mại, trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) tổ chức thực hiện dự án Vie/61/94 “ Hỗ trợ xúc tiến thương mại và đẩy mạnh xuất khẩu”. Dự án này đã đưa ra bản hướng dẫn marketing xuất khẩu cùng với chiến lược xuất khẩu ngành dệt may. Công ty cổ phần May 10 là một thành viên của Vinatex vì vậy công ty cũng được hưởng lợi từ dự án này. Như vậy, với việc đầ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26137.doc
Tài liệu liên quan