Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần may Sơn Hà

 

MỤC LỤC

PHẦN 1: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SƠN HÀ 1

1.1. Quá trình hình thành và phát triển, hệ thống tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của Công ty Cổ Phần May Sơn Hà. 1

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty Cổ Phần May Sơn Hà 1

1.1.2 Hệ thống tổ chức bộ máy của Công Ty Cổ Phần May Sơn Hà. 3

1.2. Đặc điểm sản phẩm và quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty Cổ Phần May Sơn Hà 5

1.2.1. Đặc điểm sản phẩm: 5

1.2.2 Quy trình sản xuất: 5

1.3. Cơ cấu và đặc điểm của đội ngũ lao động 7

1.3.1. Cơ cấu lao động theo giới: 7

1.3.2. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn 8

1.3.3. Cơ cấu lao động theo tính chất lao động 9

1.4. Kết quả sản xuất – kinh doanh 10

PHẦN 2: NHỮNG ĐỔI MỚI VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI 12

PHẦN 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH 13

3.1 Công tác tuyển mộ và tuyển chọn 13

3.2 Các loại hợp đồng được sử dụng ở Công ty: 13

3.4. Tổ chức lao động và định mức lao động 13

3.5. An toàn vệ sinh lao động 13

3.6. Thù lao lao động 13

3.7. kỷ luật lao động: 14

3.8. Đào tạo nguồn nhân lực: 14

 

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5861 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần may Sơn Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1 Tìm hiểu đặc điểm, tình hình hoạt động của Công Ty Cổ Phần May Sơn Hà 1.1. Quá trình hình thành và phát triển, hệ thống tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của Công ty Cổ Phần May Sơn Hà. Công ty Cổ Phần May Sơn Hà có địa chỉ tại 208 Lê Lợi – Thành Phố Sơn Tây – Hà Tây, cách Hà Nội 32 Km phía đông nam Hà Nội gần quốc lộ 32. Công ty đóng trên địa bàn là nút giao thông thuận lợi, là nơi đầu mối giao lưu với các huyện Ba Vì, Phúc Thọ và một một số huyện của Tỉnh Vĩnh Phúc. Sơn Tây là một trong hai trung tâm kinh tế – văn hoá - chính trị của tỉnh Hà Tây. Những đặc điểm đó tạo cho Công ty Cổ Phần May Sơn Hà có một vị trí vô cùng thuận lợi về mặt địa lý trong việc vận chuyển hàng hoá đi các nơi. Bên cạnh đó, địa phương có nguồn nhân lực dồi dào đáp ứng nhu cầu nhân sự đặc thù của Công ty. Hiện Công ty có tổng diện tích được sủ dụng là gần 22.000m2 với 02 dãy nhà văn phòng, 05 nhà xưởng. Ngoài ra, còn có nhà bảo vêj, nhà ăn ca cho công nhân, nhà để xe và 02 kho nguyên liệu, phụ liệu. Giá trị tài sản cố định của Công ty hơn 13 tỷ đồng (theo số liệu tổng hợp năm 2006), trong đó giá trị tài sản cố định hữu hình bao gồm: 4.4 tỷ đồng cho máy móc thiết bị; 67 triệu đồng cho dụng cụ quản lý; 529 triệu đồng cho kíên trúc; 330 triệu đồng cho phương tiện vận tải 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty Cổ Phần May Sơn Hà Tên Công ty : Công ty Cổ Phần May Sơn Hà Tên giao dịch : sonha garment joint stock company Tên viết tắt : sonha.co. Trụ sở chính : Số 208 Lê Lợi – Sơn Tây – Hà Tây. Điện thoại : 0343.833088 – 0343.837120 Fax : 0343.833035 Số tài khoản : 45110000002711 - Mở tại: NH ĐT & PT Sơn Tây Mã số thuế : 0500436556 Số đăng ký KD : 0303000084 Email : maysonha@.hn.vnn.vn Vốn điều lệ : 4.7tỷ đồng (sau cổ phần hoá) Được thành lập từ năm 1969, với gần 40 năm hoạt động, Công ty Cổ Phần May Sơn Hà đã phát triển qua nhiều giai đoạn như sau: Tiền thân là Xí Nghiệp May Điện Sơn Tây được thành lập ngày 05/6/1969, là một đơn vị hoạch toán độc lập trực thuộc Sở Công Nghiệp Hà Tây với nhiệm vụ chuyên may các loại quân nhu phục vụ cho các đơn vị lực lượng vũ trang trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ như: quân phục chiến sỹ, áo bông, chăn màn… Năm 1989, do yêu cầu của thực tế, Xí Nghiệp vừa sản xuất hàng quân phục vừa nhận hàng gia công xuất khẩu theo đơn đặt hàng, theo Nghị định thư giữa Việt Nam – Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu. Năm 1992, Tỉnh Hà Tây được thành lập, Xí Nghiệp đổi tên thành Xí Nghiệp May Mặc Sơn Tây. Trong giai đoạn này, Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu tan rã làm cho thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, mặt khác, Mỹ bao vây cấm vận làm cho nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn, Xí Nghiệp May Mặc Sơn Tây có nguy cơ bị giải thể. Trước tình hình đó, các cơ quan chức năng đã vào cuộc tìm hướng giải quyết và mạnh dạn tìm kiếm và mở rộng thị trường mới. Ngày 29/4/1993 theo Quyết định số 223/QĐ - UB của UBND Tỉnh Hà Tây, Xí Nghiệp May Mặc Sơn Tây đổi tên thành Công ty may thêu XNK Sơn Hà thuộc Ban tài chính quản trị tỉnh Hà Tây, đến 01/04/2000 Công ty thuộc Sở Công Nghiệp Hà Tây. Hoà cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và xu thế hội nhập của đất nước, Công ty May thêu XNK Sơn Hà thực hiện Cổ phần hoá theo Quyết định số 825/QĐ-UB của UBND tỉnh Hà Tây, ngày 04/04/2003 UBND Tỉnh Hà Tây ra quyết định số 403/QĐ-UB chuyển doanh nghiệp nhà nước- Công Ty May Thêu XNK Sơn Hà thành Công ty Cổ phần May Sơn Hà. Để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, Công ty đã tiến hành cải cách giảm biên chế đối với những công nhân tay nghề còn non yếu, thay thế máy móc thiết bị cũ bằng máy móc thiết bị mới hiện đại, nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ công nhân viên. Vì vậy, chất lượng sản phẩm được nâng cao, hoạt động của Công ty đi vào ổn định, thị trường được mở rộng, nhiều khách hàng ký hợp đồng dài hạn với công ty. Bộ máy quản lý của Công ty cũng được tiến hành cải cách, sắp xếp lại do vậy, năng suất, chất lượng sản phẩm và uy tín của Công ty được nâng cao. 1.1.2 Hệ thống tổ chức bộ máy của Công Ty Cổ Phần May Sơn Hà. Quan hệ kiểm tra, giám sát Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Ban kiểm soát Phòng kt Phòng kd xnk Tổ may 9-17 Tổ cắt II Tỏ may 1-8 Tổ cắt I Phân xưởng may II Phân xưởng may I Phòng kttv Phòng tchc Giám đốc Chủ tịch Hđqt Cụ thể chức năng của từng bộ phận trong bộ máy tổ chức như sau: - Chủ tịch hội đồng quản trị: Là người đại diện cho công ty trước pháp luật, có nhiệm vụ lập chương trình hoạt động, nội dung các tài liệu phục vụ cuộc họp, triệu tập và chủ toạ các cuộc họp của Hội đồng quản trị. Chủ tịch hội đồng quản trị là người có toàn quyền nhân danh công ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty. - Giám đốc: là người điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trước Hội đồng quản trị. - Ban kiểm soát: gồm 03 thành viên do Đại hội cổ đông bầu ra, là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh; kiểm tra sổ sách kế toán, bảng quyết toán năm tài chính; thông báo định kỳ kết quả kiểm soát cho hội đồng quản trị và trình đại hội cổ đông báo cáo thẩm tra bảng tổng kết năm tài chính. - Phòng tổ chức hành chính: Hoạch định nhu cầu nhân sự; thu thập, tuyển chọn, bố trí sử dụng nhân sự; thực hiện hoạt động nhằm phát triển nguòn nhân lực như đào tạo, thăng tiến; Thù lao lao động và đảm bảo lợi ích cho người lao động; thực hiện các chính sách xã hội, xây dựng thoả ước tập thể với người lao động. - Phòng kế toán – tài vụ: gồm 05 người, có trách nhiệm thực hiện các công tác kế toán, có chức năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong việc tổ chức chỉ đạo thực hiện các chế độ chính sách kinh tế tài chính trong Công ty, chỉ đạo hạch toán kinh tế nhằm sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, định kỳ lập báo cáo tài chính. - Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: tham mưu giúp việc cho lãnh đạo Công ty về cong tác kế hoạch xuất nhập khẩu, có nhiệm vụ phát hiện và khai thác mọi tiềm năng của thị trường trong nước và nước ngoài, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tổ chức vật tư cung ứng kỹ thuật, khai thác thị trường. - Phòng kỹ thuật: có nhiệm vụ giám sát, giám đốc về mọi mặt kỹ thuật sản xuất, cải tiến quy trình công nghệ. Chỉ đạo việc chấp hành mọi chế độ quản lý kỹ thuật và kiểm tra chất lượng sản phẩm. - Các phân xưởng sản xuất: dưới các phòng ban là 02 phân xưởng may sản xuất với quy trình khép kín gồm 17 tổ may và 02 tổ cắt. 1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Lĩnh vực kinh doanh của Công ty rất đa dạng, gồm: - Sản xuất gia công hàng may thêu xuất khẩu và tiêu thụ nội địa; - nhập khẩu trang thiết bị, máy móc, phụ tùng, nguyên vật liệu phục vụ ngành may thêu; - Dạy nghề may thêu; - Dịch vụ giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm may thêu; - Sản xuất và kinh doanh xuắt nhập khẩu mặt hàng da giày; - Đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá; - Kinh doanh thiết bị văn phòng, kinh doanh đồ điện, điện tử; - Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp; mua bán vật liệu xây dựng; - Sản xuất và kinh doanh đồ gỗ. Hoạt động chính của công ty là nhận gia công, khách hàng cung cấp nguyên vật liệu, kiểu dáng, mẫu mã, tài liệu kỹ thuật, Công ty gia công theo yêu cầu của khách hàng và xuất đi. Đây là hoạt động được quan tâm hàng đầu của Công ty, chiếm phần lớn trong tổng doanh thu của Công ty hàng năm. Tuy nhiên, hướng phát triển lâu dài của Công ty là Xuất khẩu trực tiếp sản phẩm của chính Công ty sản xuất và gia công. 1.2. Đặc điểm sản phẩm và quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty Cổ Phần May Sơn Hà 1.2.1. Đặc điểm sản phẩm: Sản phẩm chủ yếu của Công ty là gia công áo Zacket. Như vậy, sản phẩm của Công ty duy nhất là áo Zacket nên quy trình sản xuất của Công ty như sau. 1.2.2 Quy trình sản xuất: Công nghệ ngành may tương đối phức tạp, bao gồm nhiều công đoạn khác nhau và có mối liên hệ mật thiết với nhau. Do đó, sự phối hợp giữa các bộ phận, các công đoạn phải nhịp nhàng, chính xác. Đối với công ty, công tác chỉ đạo hướng dẫn kỹ thuật đến việc thực hiện sản xuất được triển khai từng phòng kỹ thuật xuống các kỹ thuật phân xưởng đến tổ sản xuất và đến từng công nhân. Sau khi Công ty nhận tài liệu kỹ thuật và sản phẩm mẫu do khách hàng gửi đến, bộ phận kỹ thuật sẽ nghiên cứu tài liệu, may thử một sản phẩm mẫu, gửi mẫu cho khách hàng kiểm tra và duyệt mẫu. Nếu mẫu được chấp nhận, sẽ tiến hành sản xuất theo quy trình sau: Nguyên liệu (3b) (3a) (2) Công đoạn cắt (1) Thành phẩm nhập kho Gấp, đóng gói Thùa, đính Là Công đoạn mài Công đoạn may Công đoạn giặt Công đoạn in Công đoạn thêu Thiết kế giác sơ đồ mẫu (3) (5) (7) (6) (4) Giải thích sơ đồ: (1): Nguyên liệu được đưa vào công đoạn thiết kế giác sơ đồ mẫu. Tại đây sẽ xác định mức tiêu hao căn cứ vào nguyên mẫu của từng mặt hàng và các thông số kỹ thuật, sau đó ra mẫu cứng rồi chuyển sang công đoạn cắt. (2): Từ mẫu cứng các thông số kỹ thuật, tổ cắt tiến hành đánh số bó buộc tạo thành bán thành phẩm cắt. (3): Bán thành phẩm cắt được chuyển sang công đoạn may, các tổ may thực hiện thao tác máy, lắp ráp các bộ phận. Tuỳ theo yêu cầu của sản phẩm mà có công đoạn thêu, giặt hay in, mài. Sau đó chuyển sang công đoạn thùa khuyết, đính. (4): Sản phẩm hoàn chỉnh với công đoạn thùa khuyết, đính, dập cúc. (5), (6): Sau khi được dập cúc các sản phẩm được vệ sinh sạch sẽ là phẳng sau đó chuyển sang bộ phận hoàn thành để gấp, bao gói, gài mác, đóng hộp. (7): Sản phẩm hoàn thành được nhập kho, kết thúc quá trình sản xuất. 1.3. Cơ cấu và đặc điểm của đội ngũ lao động 1.3.1. Cơ cấu lao động theo giới: 2004 2005 2006 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Nam 86 9.56 95 10 14 10.36 Nữ 814 90.44 855 90 986 89.64 Tổng 900 100 950 100 1100 100 Qua bảng trên ta thấy số lượng lao động của Công ty qua 03 năm đều tăng lên: tổng số lao động năm 2005 tăng 5.5% so với năm 2004, năm 2006 tăng 15.8% so với năm 2005. Sự thay đổi cơ cấu lao động theo giới được thể hiện rõ hơn qua biểu đồ dưới đây: Biểu đồ 1: Cơ cấu lao động theo giới Trong đó, số lượng lao động nữ chiếm đa số, năm 2004 tỷ lệ lao động nữ là 90.4%; năm 2005 là 90%; năm 2006 là 89.6%. Đặc điểm này là do Công ty kinh doanh sản phẩm đặc thù đòi hỏi lao động nữ là chủ yếu, điều này tạo thuận lợi cho công tác quản lý lao động nữ nói chung. Nhưng cơ cấu lao động này cũng gây ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất của Công ty trong trường hợp đồng loạt các lao động nữ nghỉ chế độ như thai sản, sinh con….Đòi hỏi Công ty phải có chính sách hợp lý để khắc phục đặc thù lao động trên của mình. 1.3.2. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn 2004 2005 2006 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Đại học 14 1.56 14 1.47 17 1.54 Cao đẳng – trung cấp 13 1.44 16 1.68 16 1.45 phổ thông 837 97 920 96.85 1067 97.01 Qua bảng trên có thể nhận thấy số lao động có trình độ đại học của công ty là rất ít, năm 2006 có tăng thêm 02 người so với năm 2004 và năm 2005, tuy nhiên, tỷ lệ vẫn ổn định qua các năm vào khoảng 1.5%. Trong xu thế phát triển, hội nhập, cạnh tranh ngày càng gay gắt việc tăng cường lao động có trình độ ngày càng trở nên cần thiết, tỷ lệ lao động của Công ty không có sự gia tăng là vấn đề đáng lo ngại đòi hỏi có sự điều chình ngay lao động có trình độ chuyên môn là nhiệm vụ hàng đầu của cán bộ quản lý nhân sự của Công ty. Số liệu trên được thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu đồ 2: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn Số lao động trình độ cao đẳng, trung cấp tăng tương đối thấp, năm 2005 và 2006 là 16 người, tăng 3 người so với năm 2004 do đó tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng – trung học tăng 1.4% lên 1.68%. Tỷ lệ này cũng cần điều chỉnh cho phù hợp với xu thế thời đại và sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Số lao động phổ thông luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu lao động của Công ty, điều này cũng dễ dàng giải thích là do đặc thù sản phẩm, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty. Nếu xét tỷ lệ lao động phổ thông qua các năm, tỷ lệ này cũng có sự tăng lên, nếu như kết quả kinh doanh tăng qua các năm thì việc tăng lao động là điều hiển nhiên của sự mở rộng sản xuất của Công ty. 1.3.3. Cơ cấu lao động theo tính chất lao động 2004 2005 2006 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Trực tiếp 815 90.56 865 91.05 1017 92.45 gián tiếp 85 9.44 85 8.95 83 7.55 Sự biến động của tổng số lao động trong Công ty chủ yếu là do số lượng lao động trực tiếp qua 3 năm đều tăng lên, năm 2005 tăng thêm 50 người so với năm 2004 và năm 2006 tăng thêm 152 người so với năm 2005. Số lượng lao động gián tiếp qua 3 năm tương đối tương đối ổn định, năm 2006 giảm 2 người so với năm 2004 và 2005. Biểu đồ biểu diễn cơ cấu lao động theo tính chất lao động như sau: Biểu đồ 3: Cơ cấu lao động theo tính chất lao động Như vậy, bộ máy quản lý của Công ty đã được tinh giản gọn nhẹ, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả về mặt quản lý. Số lượng lao động trực tiếp của Công ty qua các năm chiếm tới hơn 90% - đây là đặc điểm nổi bật do hoạt động chủ yếu của Công ty là sản xuất. Nhưng tỷ lệ lao động gián tiếp vẫn thấp hơn 10% chưa phải là tỷ lệ hợp lý. Công ty cần có sự điều chỉnh cho tỷ lệ lao động gián tiếp khoảng 10% là hợp lý. 1.4. Kết quả sản xuất – kinh doanh Sau đây là bảng kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ Phần May Sơn Hà qua 02 năm gần đây: TT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Tổng doanh thu thuần 18.184.598.116 16.183.279.970 24.506.458.697 2 giá vốn hàng bán 11.984.514.803 10.944.129.925 15.223.009.092 3 Chi phí quản lý 4.052.784.636 3.728.824.506 6.701.283.209 4 Chi phí tài chính 104.022.903 159.816.781 205.315.711 5 Lợi nhuận thuần 2.043.275.744 1.350.508.758 2.376.850.685 6 Lãi khác 39.542.457 37.738.000 29.173.000 7 Lỗ khác 0 0 0 8 Tổng lợi nhuận kế toán 2.082.818.231 1.388.246.758 2.406.023.685 9 Tổng lợi nhuận chịu thuế 2.082.818.231 1.388.246.758 2.406.023.685 10 thuế TNDN phải nộp 583.189.105 388.709.092 131.180.822 11 Lợi nhuận sau thuế 1.499.629.126 999.537.666 2.274.842.863 Qua bảng kết quả kinh doanh sản xuất của Công ty Cổ Phần May Sơn Hà trong 03 năm 2004. 2005. 2006 ta thấy: Lợi nhuận thuần của Công ty năm 2005 có sự giảm xuống so với năm trước, nhưng đến năm 2006 lợi nhuận của Công ty lại có sự tăng lên đáng kể tăng 51% so với năm 2004 và tăng 2.75 lần so với năm 2005. Điều này là điều đáng mừng của Công ty. Điều này được giải thích qua các nội dung: Do doanh thu thuần năm 2005 giảm xuống so với năm 2004 và doanh thu thuần năm 2006 tăng đáng kể so với năm 2005. Trong khi đó, chi phí cũng có sự tăng giảm tỷ lệ thuận với doanh thu năm tương ứng, đó là lý do lợi nhuận của Công ty có kết quả như trên. Sự thay đổi lợi nhuận được thấy rõ hơn khi thể hiện qua biểu đồ dưới đây: Biểu đồ 4: Lợi nhuận qua các năm Phần 2 Những đổi mới và hướng phát triển trong thời gian tới Về công tác sản xuất kinh doanh: năm 2008, dự kiến doanh thu là 26 tỷ đồng, số lượng sản phẩm là 1.050 nghìn áo jacket. Mở rộng cơ sở sản xuất thêm 01 phân xưởng may khép kín với tổng số lao động 600 người. Về công tác tổ chức bộ máy quản lý tổ chức: Năm 2008 Công ty có sự thay đổi về mặt cơ cấu, tăng cường đào tạo cán bộ quản lý nâng cao trình độ chuyên môn đồng thời tuyển thêm cán bộ trẻ, chuyên môn cao. Phần 3 Thực trạng hoạt động của phòng tổ chức hành chính 3.1 Công tác tuyển mộ và tuyển chọn Do đặc thù của Công ty là doanh nghiệp sản xuất quy mô vừa và nhỏ vì vậy,Công tác tuyển mộ của công ty bao gồm tuyển mộ nội bộ và tuyển mộ từ bên ngoài được tiến hành tương đối đơn giản, tiêu chuẩn công việc không đòi hỏi quá cao. Công tác tuyển dụng do phòng tổ chức hành chính của Công ty phụ trách. Khi Công ty xuất hiện nhu cầu lao động thì Công ty không tiến hành tuyển dụng ngay mà chú trọng đến các giải pháp tạm thời khác như: tăng thêm giờ làm, sử dụng lao động mùa vụ....Nếu các giải pháp tạm thời này vẫn không đáp ứng được nhu cầu về nhân lực thì Công ty sẽ tiến hành tuyển dụng. Công tác tuyển chọn của Công ty bao gồm tuyển chọn cán bộ quản lý, tuyển chọn công nhân sản xuất, tuyển chọn có qua đào tạo. 3.2 Các loại hợp đồng được sử dụng ở Công ty: - Hợp đồng thời vụ dưới 01 năm - Hợp đồng có thời hạng từ 1 đến 3 năm - Hợp đồng không xác định thời hạn 3.4. Tổ chức lao động và định mức lao động 3.5. An toàn vệ sinh lao động - Do đặc thù công việc ngành may sử dụng nhiều máy móc, tiếng ồn và có độc hại nên công tác bảo hộ lao động được Công ty chú trọng hàng đồng trong hoạt động an toàn vệ sinh lao động. Do môI trường làm việc tập trung ở trong nhà nên công tác chiếu sáng cũng được chú ý nhằm đảm bảo ánh sáng cho công nhân bảo vệ sức khoẻ và cũng là một yếu tố tạo nên an toàn lao động khi công nhân tham gia sản xuất. Công ty nằm trên địa bàn là nút giao thông nên không những ảnh hưởng bởi tiếng ồn của máy móc mà người lao động còn chịu sự ảnh hưởng của tiếng ồn do các phương tiện giao thông, tiếng ồn do gần trường học…các biện pháp xử lý hạn chế tiếng ồn đảm bảo năng suất lao động, hiệu quả công việc cũng được Công ty quan tâm và luôn lưu ý. 3.6. Thù lao lao động - Tiền lương: áp dụng đơn giá tiền lương theo hệ số doanh thu; Trả lương theo thời gian đối với bộ phận quản lý, trả lương theo sản phẩm đối với công nhân sản xuất trực tiếp, lương khoán đối với lao động thuê ngoài khi có nhu cầu gấp rút của đơn hàng. - Tiền thưởng: Chế độ thưởng ở Công ty được áp dụng với nhiều hình thức như thưởng luỹ tiến, thưởng năng suất, thưởng trách nhiệm…. - phúc lợi tập thể, bào hiểm: Công ty đóng bảo hiểm cho toàn bộ cán bộ công nhân viên khi kết thúc 03 tháng thử việc. Ngoài ra, Công ty cũng có các hoạt động về tinh thần khuyến khích, động viên anh chị em cán bộ công nhân viên trong công ty hào hứng trong công việc, gắn bó lâu dài với Công ty: đI thăm quan nghỉ mát…. - Phụ cấp, trợ cấp: Do đặc thù lao động nhiều nữ nên các chế độ phụ cấp, trợ cấp cũng được công ty đặc biệt quan tâm, cụ thể như trợ cấp ốm đau, thai sản…. 3.7. kỷ luật lao động: Lĩnh vực hoạt động của Công ty yêu cầu nhiều công nhân nữ nên việc quản lý số lượng lớn lao động nữ trở nên khó khăn, việc đề cao kỷ luật lao động là công tác được chú trọng ở Công ty. 3.8. Đào tạo nguồn nhân lực: Đối với lao động mới tuyển, nếu chưa biết và thạo nghề công ty tổ chức các lớp học ngắn hạn tại Công ty, Đối với những lao động đang làm Công ty liên tục tổ chức các cuộc thi nâng bậc, đồng thời tạo điều kiện cho những cán bộ giỏi, lao động suất xắc được nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề ở các cơ sở bên ngoài. Đặc biệt Công ty luôn tạo điều kiện và ưu ái những lao động có tay nghề cao, có thời gian làm việc gắn bó lâu dài với công ty đề bạt sang các vị trí quan trọng hơn. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24628.doc
Tài liệu liên quan