Báo cáo Thực tập tại công ty cổ phần nhiệt điện Ninh Bình

Tập đoàn điện lực Việt Nam là một doanh nghiệp lớn trải rộng khắp từ Bắc

tới Nam, từ khâu sản xuất sản phẩm, tiêu thụ là một dây truyền SX . Mà trong đó

Công ty CP Nhiệt Điện Ninh Bình là một thành viên, chính vì vậy mà Công ty CP

Nhiệt Điện Ninh Bình là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân không đầy đủ. Là

một đơn vị hạch toán độc lập, chế độ hạch toán thực hiện theo chế độ hạch toán sổ

“nhật ký chung”.

Phòng kế toán Công ty làm nhiệm vụ hạch toán tất cả các nghiệp vụ kinh tế

tài chính có liên quan đến hoạt động chung của toàn Công ty, chấp hành nghiêm

chỉnh, đầy đủ, đúng đắn các chế độ, thể lệ nghiệp vụ kế toán theo h ướng dẫn của

Tập đoànđiện Việt Nam và của Nhà nước.

Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc là ngày

31 tháng 12 năm báo cáo.

Đơn vị sử dụng tiền tệ trong kế toán là VNĐ.

Kỳ kế toán áp dụng là tháng.

Nguyên tắc kế toán: Công ty áp dụng hệ thống kế toán Việt Nam được sửa

đổi cho phù hợp với ngành điện theo quyết định số 3891TC/CĐKT ngày 26/4/2001

của Bộ tài chính dựa trên hệ thống kế toán mới ban hành theo quyết định số

1141TC/QĐ/CĐKT về chế độ kế toán Việt Nam ngày 01/11/1995 và quyết định số

167/2000/QĐ-BTC về việc ban hành chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp ngày

25/10/2000 của Bộ tài chính.

pdf60 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2453 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty cổ phần nhiệt điện Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án mới ban hành theo quyết định số 1141TC/QĐ/CĐKT về chế độ kế toán Việt Nam ngày 01/11/1995 và quyết định số 167/2000/QĐ-BTC về việc ban hành chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp ngày 25/10/2000 của Bộ tài chính. Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49 HF: 0984181498 25 Hiện nay phòng tài chính kế toán có 11 người được đào tạo qua các trường Đại học, Cao đẳng chuyên ngành tài chính kế toán. Phụ trách chung là trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước Công ty về tài chính. Công việc kế toán của phòng được bố trí như sau. Nhiệm vụ của từng kế toán trong bộ máy kế toán của công ty : - Trưởng phòng kế toán: Là người tham mưu giúp Giám đốc thực hiện luật kế toán thống kê tài chính, điều lệ sản xuất của công ty và có nhiệm vụ là kiểm soát viên kinh tế nhà nước taị đơn vị. Trực tiếp chịu trách nhiệm về công tác hạch toán, chỉ đạo, hướng dẫn toàn bộ công tác kế toán, thống kê thông tin kinh tế trong toàn bộ công ty, tổng hợp, lập các báo cáo tài chính. - Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ xác định đúng các đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, tiến hành kiểm tra,lập báo cáo.Thay thế trưởng phòng khi vắng mặt, có nhiệm vụ tổng hợp giá thành sản xuất một cách chính xác.Trao đổi, bàn bạc với trưởng phòng để giải quyết mọi công việc của phòng kế toán, phải chịu trách nhiệm về phần việc của mình. Sơ đồ 3.1 : SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN NINH BÌNH. (Nguồn : Phòng Tài chính – Kế toán) Kế toán các khoản phải thu, phải trả Kế toán công nợ Kế toán công trình KT TSCĐ & Thủ quỹ Kế toán VL & CCDC KT TGNH & SX phụ PHÓ PHÒNG KẾ TOÁN Kiêm KT tổng hợp SX phụ TRƯỞNG PHÒNG KẾ TOÁN. SX phụ KT Tiền lương & BHXH Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49 HF: 0984181498 26 - Kế toán TSCĐ+Thủ quỹ : Có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời về số lượng và hiện trạng giá trị TSCĐ, tình hình tăng, giảm TSCĐ, trích khấu hao....Ngoài ra, còn có nhiệm vụ tiếp nhận các loại vốn bằng tiền. Hàng ngày dựa vào lệnh thu chi để cấp phát, lập các tờ kê, sổ sách kế toán tiền mặt chuyển qua kế toán tổng hợp ghi chép. Có nhiệm vụ bảo quản quỹ của công ty, có nhiệm vụ thu chi khi được lệnh thu- chi của Giám đốc và kế toán trưởng. có trách nhiệm quản lý xuất nhập, tồn quỹ tiền mặt, thu tiền của khách hàng, kiểm tra tính thật giả của tiền và ghi sổ quỹ tiền mặt. Gửi tiền vào ngân hàng kịp thời theo đúng quy định. -Kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ: Có nhiệm vụ tổ chức đánh giá, phân loại vật liệu, CCDC cho phù hợp với yêu cầu quản lý của nhà nước. Tổ chức chứng từ, tài khoản, sổ kế toán phù hợp với công tác hàng tồn kho của công ty để ghi chép, phân loại tổng hợp số liệu và tình hình hiện có, sự biến động tăng giảm của VL- CCDC trong quá trình sản xuất. - Kế toán công nợ: Có nhiệm vụ nắm bắt, theo dõi chặt chẽ từng thể thức thanh toán đối với từng khách hàng, hàng hoá cụ thể. Đôn đốc thanh toán thu hồi kịp thời vốn cho khách hàng cũng như công ty và cung cấp thông tin kinh tế cần thiết cho bộ phận liên quan và theo dõi kê khai thuế VAT. - Kế toán TGNH + SX phụ: Có nhiệm vụ theo dõi, phản ánh chính xác tình hình vốn của công ty tại ngân hàng, giám đốc việc huy động vốn, sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả và theo dõi tổng hợp hạch toán SX phụ - Kế toán công trình đại tu, sửa chữa: Vì công ty liên tục đại tu máy móc thiết bị với khối lượng công việc lớn và giá trị kinh tế cao do đó phòng kế toán có riêng bộ phận này để chuyên tổng hợp, hạch toán các chi phí liên quan đến công trình và thanh quyết toán công trình khi hoàn thành. - Kế toán tiền lương và BHXH: Có nhiệm vụ phản ánh đầy đủ, chính xác thời gian và kết quả lao động của CBCNV, tính toán chính xác để thanh toán đủ, kịp thời tền lương và các khoản liên quan trong toàn công ty, quản lý chặt chẽ việc chi tiêu lương. Tính toán phân bổ hợp lý, chính xác chi phí tiền lương, tiền công, trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ cho các đối tượng liên quan. 3.1.2.Hệ thống thông tin kế toán của doanh nghiệp. Công ty đã chọn hình thức “Sổ nhật ký chung” để áp dụng vì đây là hình thức dễ làm, dễ hiểu, dễ sử dụng thông tin và dễ áp dụng trên máy vi tính. Sơ đồ 3.2 : TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG. SỔ NHẬT KÝ ĐẶC BIỆT SỔ (THẺ) KẾ TOÁN CHI TIẾT BẢNG TỔNG CHỨNG TỪ GỐC SỔ NHẬT KÝ CHUNG SỔ CÁI Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49 HF: 0984181498 27 Ghi chú : Ghi hàng ngày Ghi định kỳ Quan hệ đối chiếu (Nguồn : Phòng Tài chính – Kế toán) Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình thực hiện hạch toán kế toán trên máy vi tính thống nhất chung toàn Tập đoàn điện lực Việt Nam, trình tự ghi chép kế toán ở Công ty như sau: Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc, các kế toán viên tiến hành xử lý chứng từ (kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, định khoản kế toán, phân loại chứng từ và bổ xung những thông tin cần thiết…), sau đó các kế toán viên tiến hành nhập dữ liệu vào máy tính lần lượt theo thứ tự thời gian và theo tứng phần công việc mình phụ trách. Chứng từ sau khi đã được nhập vào máy theo đúng nội dung, tính chất tài khoản, máy tính sẽ tự sử lý và cho các thông tin đầu ra là các sổ kế toán, các bảng biểu kế toán và báo cáo tài chính. *) Sổ sách, biểu mẫu, chứng từ: *Hệ thống sổ sách Công ty sử dụng các tờ kê tập hợp các chứng từ, sổ nhật ký chung, sổ cái, bảng tổng hợp chi phí, sổ cái, báo cáo tài chính, ngoài ra công ty còn dùng một số loại sổ khác: - Sổ kế toán chi tiết. - Sổ kế toán tổng hợp. - Sổ nhật ký đặc biệt. Cuối kỳ kế toán sau khi hạch toán các công việc ghi sổ và khoá sổ mỗi kế toán đều in toàn bộ hệ thống sổ sách của tài khoản mình chịu trách nhiệm lưu giữ theo quy định. -Báo cáo tài chính : báo cáo tài chính được lập bằng đồng Việt Nam theo nguyên tắc giá gốc phù hợp hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành của Việt Nam. - Bảng cân đối kế toán mẫu B01-DN Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49 HF: 0984181498 28 - Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh mẫu B02-DN - Thuyết minh báo cáo tài chính, mẫu B09-DN Ngoài ra Tổng công ty điện lực Việt Nam - EVN yêu cầu báo cáo riêng cho nghành điện: - Báo cáo tổng hợp sử dụng điện mẫu 01/THKT - Báo cáo tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh điện, mẫu 02/THKT,... * Chứng từ kế toán Tại Công ty, khi tiến hành sản xuất đã sử dụng các loại chứng từ kế toán theo mẫu chung của Tổng công ty Điện lực trên cơ sở theo quy định chung của Bộ tài chính và các giấy báo nợ, báo có .... của Ngân hàng..... Hệ thống chứng từ sử dụng cả 2 hệ thống chứng từ - Hệ thống chứng từ kế toán thống nhất bắt buộc - Hệ thống chứng từ kế toán hướng dẫn. * Mức độ tin học hóa : Hiện nay Công ty áp dụng hạch toán toàn bộ trên phần mềm “FMIS” do trung tâm công nghệ thông tin - Tập đoàn điện lực Việt Nam lập trình. Hệ thống máy vi tính được nối mạng từ các phân xưởng tới các phòng ban chức năng và với Tập đoàn điện lực Việt Nam.Phần mềm kế toán “FMIS” có giao diện như dưới đây Giao diện bao gồm các phân hệ : +)Phân hệ “ Hệ thống ” +)Phân hệ “ Hiển thị ” +) Phân hệ “ Nhập dữ liệu ” +) Phân hệ “ Tổng hợp ” +) Phân hệ “ Sổ báo cáo +) Phân hệ “ Tiện ích ” +) Phân hệ “ Trợ giúp Ta có thể khái quát trình tự kế toán trên máy vi tính của Công ty như sau : Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49 HF: 0984181498 29 Sơ đồ 3.3 : SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ KẾ TOÁN TRÊN MÁY TÍNH SỬ DỤNG PHẦN MỀM FMIS. (Nguồn :Phòng Tài chính-Kế toán) Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày đều được phản ánh ghi chép vào các tài khoản kế toán , mỗi một sai sót nhỏ do việc khai báo tài khoản không phù hợp sẽ dẫn đến một khối lượng công việc rất lớn , mất nhiều thời gian để sửa chữa lại . Do vậy mỗi kế toán viên cần phải nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn và trình độ sử dụng kỹ thuật công nghệ thông tin. 3.1.3.Mức độ phù hợp và tính đặc thù của hệ thống kế toán của doanh nghiệp so với các quy định chung. Sau thời gian thực tập tại phòng kế toán của công ty cổ phần nhiệt điện Ninh Bình, trong quá trình tìm hiểu trực tiếp và những hiểu biết của bản thân, em nhận thấy công ty có đội ngũ kế toán đầy năng lực và kinh nghiệm, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao. Bộ máy kế toán được tổ chức, sắp xếp phù hợp với yêu cầu công việc và khả năng trình độ của từng người. Hệ thống sổ sách của công ty tương đối hoàn chỉnh, tổ chức hạch toán một cách hợp lý, khoa học đáp ứng đầy đủ thông tin hữu dụng đối với từng yêu cầu về thông tin kế toán cho ban lãnh đạo , giúp cho lãnh đạo công ty có những bước đi đúng đắn trong việc đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh. 3.2.Chi phí và giá thành. 3.2.1.Đối tượng, phương pháp phân loại chi phí * Đối tượng tập hợp chi phí: Căn cứ vào đặc điểm của công nghệ sản xuất ra kwh điện là quá trình thực hiện các công đoạn, từ khâu vận chuyển nhiên liệu (Than nguyên chất) ---> đưa vào lò cháy tạo ra nhiệt nung nóng, giàn ống sinh hơi ---> nước trong đường ống sinh hơi biến thành hơi bão hoà sau đó được đưa lên bao hơi, tạo thành hơi quá nhiệt đến CÁC CHỨNG TỪ GỐC XỬ LÝ CHỨNG TỪ NHẬP CÁC DỮ LIỆU ĐẦU VÀO IN CÁC THÔNG TIN THEO YÊU CẦU MÁY SẼ THỰC HIỆN - Lên các loại sổ sách : + Sổ nhật ký chung + Sổ cái + Sổ nhật ký đặc biệt + Sổ kế toán chi tiết + Sổ kế toán tổng hợp - Lập : + Các bảng biểu kế toán + Các báo cáo tài chính Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49 HF: 0984181498 30 làm quay TURBINE kéo theo máy phát điện quay tạo ra điện năng(kwh điện). Đây là một dây truyền khép kín và liên tục, sản phẩm của công ty sản xuất là kwh điện, nên đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất của công ty chính là điện năng. * Phương pháp phân loại chi phí: Công ty phân loại chi phí theo phương pháp khoản mục chi phí gồm có các khoản mục sau: * Chi phí sản xuất điện (TK 15412) bao gồm các chi phí sau: - Chi phí nhiên liệu (TK 1521) - Chi phí than ( TK 51211 ) - Chi phí dầu Diêzen “ Do ”( TK 15212 ) - Chi phí dầu ma rút “ Fo” ( TK 15213 ) - Chi phí nhiên liệu khác ( Xăng, dầu cho các loại phương tiện vận tải) - Chi phí các vật liệu phụ - Chi phí nhân công trực tiếp ( Tiền lương, trích các bảo hiểm) . * Chi phí SX chung bao gồm: - Chi phí nhân viên phân xưởng - Chi phí vật liệu, dụng cụ phân xưởng - Khấu hao TSCĐ của phân xưởng - Chi phí sản xuất chung( Bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy, hao hụt nhiên liệu trong định mức...) Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc kế toán vào sổ chi tiết chi phí SX sản phẩm đồng thời ghi sổ nhật ký chung, sổ cái. Cuối tháng kế toán tổng hợp để lập bảng tổng hợp chi phí SX phát sinh trong kỳ để làm cơ sở cho việc tính giá thành Sản phẩm và lập báo cáo các chi phí SX trên máy Vi tính gửi về tổng công ty điện lực Việt nam. 3.2.2.Giá thành kế hoạch . Hàng năm, công ty luôn xây dựng kế hoạch cho năm sau theo kế hoạch của tổng công ty điện lực Việt Nam – EVN, trong đó có giá thành kế hoạch.Phòng kỹ thuật định mức sản phẩm và định mức tiêu hao điện trong sản xuất và tiêu hao trên đường dây tải điện, phòng kế hoạch tổng hợp số liệu tính toán để đưa ra giá thành kế hoạch. Tổng chi phí Giá thành điện thương phẩm = --------------------------------------------- Sản lượng điện thương phẩm Giá bán điện bình quân 6 tháng đầu năm 2008 là : 649,14đ/kWh.Trong quý III và quý IV năm 2008 thị trường giá cả nhiên liệu tăng do đó ước tính giá bán điện 6 tháng cuối năm 2008 là : 657,9đ/kWh. Vậy giá bán điện năm 2008 là 652,72đ/kWh Năm 2009 giá cả thị trường đã có nhiều thay đổi, giá than và giá cả vật tư thiết bị,các chi phí khác cũng tăng theobieesn động của thị trường.Nên dự tính giá điện năm 2009 là 678,83đ/kWh (Tăng 4% so với giá bán năm 2008) 3.2.3.Phương pháp tập hợp chi phí và giá thành thực tế. Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49 HF: 0984181498 31 *Phương pháp tập hợp chi phí: Vì đặc tính của Công ty chỉ sản xuất một loại sản phẩm điện nên kế toán mở sổ chi tiết hạch toán chi phí cho sản phẩm điện, phản ánh các chi phí có liên quan đến đối tượng là sản phẩm điện. Cuối tháng tiến hành tổng hợp chi phí theo từng khoản mục. Sổ theo dõi chi phí sản xuất điện gồm: - Chi phí nhiên liệu (TK1541121): Than: TK15411211 - Dầu DO:TK15411212. - Dầu FO: K15411213. - Chi phí vật liệu phụ (K1541122): Dầu Tuabin: TK15411221. - Dầu máy biến thế: TK15411222. Dầu mỡ bôi trơn: TK15411223. - Hoá chất dùng trong sản xuất: TK15411224 Nước công nghiệp: TK15411225. - Bi nghiền: TK15411226. Vật liệuphụ khác: TK15411227. - Chi phí tiền lương công nhân sản xuất (TK1541123): Tiền lương: TK15411231. - BHXH, BHYT, KPCĐ: TK15411232. - Chi phí sản xuất chung kết chuyển (TK15411271). Công ty điện Ninh Bình là đơn vị trực thuộc Tổng công ty điện lực Việt Nam nên công tác hạch toán kế toán cũng theo quy định của Tổng công ty: * Kế toán chi phí nhiên liệu, vật liệu phụ trực tiếp . Đối với chi phí này, Công ty hạch toán trực tiếp cho sản phẩm điện và tính theo giá thực tế xuất sử dụng. Do đặc thù của ngành điện nên Công ty điện Ninh Bình không sử dụng TK621 “Chi phí vật liệu trực tiếp” mà hạch toán vào TK154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” theo từng khoản mục chi phí. - Đối với nhiên liệu: + Than: là loại nhiên liệu mà Công ty dùng chủ yếu để sản xuất điện, thường chiếm khoảng gần 70% trong giá thành. Căn cứ vào số than xuất dùng cho sản xuất điện thì phân xưởng nhiên liệu viết phiếu xuất kho, thủ kho căn cứ vào phiếu xuất áp mã của từng loại than và số của từng phiếu xuất. Sau đó thủ kho vào thẻ kho theo đúng số lượng, chủng loại than xuất dùng. Phiếu xuất được lập thành 2 liên, kế toán phụ trách kho nhiên liệu kiểm tra tính chính xác giữa phiếu xuất với thẻ kho, sau đó ký xác nhận vào thẻ kho và nhận 1 liên phiếu xuất còn thống kê nhiên liệu nhận 1 liên. Nợ TK154 (154112) Có TK152 (1521112) : Cám 4b Có TK152 (1521113): Cám 5 Có TK152 (152112) : Chi phí vận chuyển Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49 HF: 0984181498 32 + Dầu Fo: Là loại nhiên liệu quan trọng để Công ty sử dụng vào việc đốt than (nhóm lò) và bổ sung nhiệt khi nhiệt của than thấp (đốt kém dầu). Căn cứ vào số dầu thực tế tiêu hao, phòng nhiên liệu lập phiếu xuất kho, thủ kho vào thẻ kho. - Vật liệu phụ trực tiếp: Tuy chỉ chiếm 1 tỷ lệ nhỏ so với tổng chi phí trực tiếp song vật liệu phụ có tác dụng nhất định và cần thiết cho quá trình sản xuất của Công ty, năm 2007 tỷ trọng vật liệu phụ chỉ chiếm 0,67% trong tổng chi phí trực tiếp của Công ty. * Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. Khi hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, Công ty không sử dụng TK622 “Chi phí nhân công trực tiếp” mà hạch toán vào TK154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” - chi tiết cho từng loại chi phí. Khi tiến hành hạch toán tiền lương kế toán định khoản: Nợ TK154 (1541123): Có Tk334: Khi hạch toán các khoản trích theo lương: Nợ TK154 (1541123) Có TK338 (3382) Có TK338 (3383) Có TK338 (3384) * Kế toán chi phí sản xuất chung được tập hợp vào bên nợ TK627 - chi tiết theo từng khoản mục chi phí, cuoií tháng kết chuyển sang bên nợ TK154112. * Giá thành thực tế: Cuối kỳ kế toán, để tính được giá thành của sản phẩm hoàn thành trong kỳ, kế toán phải xác định phần chi phí sản xuất của số sản phẩm dở dang . Sản phẩm của Công ty là điện năng, sản xuất ra được đưa lên lưới điện quốc gia nên không có sản phẩm dở dang. Công ty chỉ có một sản phẩm là điện, không có sản phẩm dở dang, định kỳ tính giá thành vào cuối tháng nên Công ty sử dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp. Tổng giá thành của Công ty = Tổng chi phí sản xuất trong kỳ Giá thành đơn vị Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ sản phẩm Số sản phẩm hoàn thành Qua thu thập số liệu , ta có bảng sau: Bảng 3.1 : Tình hình thực hiện KQSXKD năm 2007 ĐVT :Triệu đồng Chỉ tiêu Tháng 12/2007 Năm 2007 Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49 HF: 0984181498 33 Chi phí sản xuất điện 29.910.932.444 307.915.080.000 Chi phí hoạt động khác 1.535403.883 15.814.660.000 Tổng chi phí sản xuất phát sinh 31.446.336.327 323.729.740.000 Sản lượng điện sản xuất(đã trừ đi điện tự dùng) 65.119.769 687.762.354 Căn cứ sản lượng điện sản xuất ra trong tháng ( sau khi đã trừ đi điện tự dùng ) là : 55.536.093, ta có giá thành đơn vị của tháng 12 là : 31.446.336.327 Giá thành đơn vị SP điệnT12/2007 = ------------------------ = 482,89 đ/kwh 65.119.769 Căn cứ sản lượng điện sản xuất ra trong năm 2007 ta có giá thành đơn vị của năm 2007 là : 323.729.740.000 Giá thành đơn vị SP điệnNăm 2007 = ---------------------------- = 470,7 đ/kwh 687.762.354 3.2.4.Quy trình hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty cổ phần nhiệt điện Ninh Bình * Kế toán chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp Xuất phát từ đặc thù của công ty là sản xuất ra kwh điện bằng việc đốt than để sinh hơi làm TURBINE quay biến cơ năng thành điện năng, do đó nguyên vật liệu chính của công ty là nhiên liệu gồm các loại sau : + Than + Dầu Diegen (Do) + Dầu ma rút (FO) Việc xác định và hạch toán đầy đủ chi phí này có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định lượng nguyên vật liệu tiêu hao thực tế trong 1 kwh điện Nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm hàng ngày không được thông qua phiếu xuất kho và thẻ kho mà chỉ là hình thức ứng trước nguyên vật liệu trong kho để sản xuất sản phẩm. Công ty giao cho phòng kế hoạch, phòng kỹ thuật, phòng nhiên liệu, phân xưởng nhiên liệu, cuối tháng căn cứ vào sản lượng sản xuất ra và số lượng nguyên vật liệu tồn đầu kỳ, số lượng nguyên vật liệu nhập trong kỳ, tính toán xác định mức tiêu hao nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất sản phẩm trong tháng. Khi đó phòng nhiên liệu viết phiếu xuất kho, thủ kho ghi vào thẻ kho,phiếu xuất kho được chuyển lên phòng tài vụ, để ghi vào sổ kế toán, thẻ kế toán làm căn cứ để tập hợp chi phí sản xuất. Kế toán nguyên, vật liệu căn cứ vào trị giá nguyên vật liệu tồn đầu tháng, nhập trong tháng và số lượng nguyên vật liệu tồn đầu tháng, nhập trong tháng và số lượng nguyên vật liệu xuất trong tháng. Áp dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính giá trị nguyên vật liệu xuất kho sản xuất sản phẩm.: Trị giá Trị giá nguyên, nhiên vật liệu Số lượng nguyên, tồn đầu tháng và nhập trong tháng nguyên, nhiên vật = ------------------------------------------------ x nhiên vật Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49 HF: 0984181498 34 liệu xuất Số lượng nguyên, nhiên vật liệu tồn liệu xuất kho đàu tháng và nhập trong tháng trong tháng * Kế toán chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp. Tuy không cấu tạo nên thực thể của sản phẩm song nguyên vật liệu phụ có tác dụng nhất định và cần thiết cho quá trình sản xuất của công ty. Nguyên vật liệu phụ có rất nhiều loại như: Bi nghiền dầu biến thế, dầu TURBINE, mỡ bôi trơn, hoá chất dùng trong sản xuất... Căn cứ đặc điểm của ngành nên ngoài quy định của nhà nước tổng công ty điên lực Việt Nam bổ xung chi tiết thêm tài khoản 152,154 như sau: * Tài koản 152 “ Nguyên liệu, vật liệu’’ TK 1521 “Nhiên liệu’’ TK15211 “Than’’ TK15212 “ Dầu Do’’ TK 15213 “Dầu FO’’ TK 15218 “ Nguyên liệu khác’’ TK 1522 “ Nguyên liệu, vật liệu’’ TK 15221 “ Nguyên liệu, vật liệu chính’’ TK 15222 “ Vật liệu phụ’’ Trong đó TK 15412 “ Giá thành sản xuất điện’’ TK15431 “ Tiền lương CN trực tiếp sản xuất sản phẩm” Sơ đồ 3.4 : SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN NINH BÌNH TK:1521 TK:15412 Chi phí nhiên liệu, vật liệu trực tiếp TK:1522 (Nguồn : Phòng Tài chính – Kế toán) 3.2.5.Tình hình thực hiện kế hoạch giá thành năm 2007. - Đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất thì chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là yếu tố vô cùng quan trọng. Trong công ty cổ phần nhiệt điện Ninh Bình việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành điện được tiến hành đều đặn, giúp Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49 HF: 0984181498 35 cho các thông tin được cung cấp kịp thời, đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. - Việc tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phản ánh được tình hình biến đổi của chi phí và giá thành. Bảng 3.2 : Tình hình thực hiện kế hoạch giá thành năm 2007 So sánh TT-KHChỉ tiêu ĐVT Kế hoạch Thực tế Tuyệt đối % Chi phí sx điện Trđ 318.576 307.915,08 (10.661) (3,35) CP hoạt động khác Trđ 8.100 15.814,66 7.715 95,24 Tổng chi phí SX Trđ 326.676 323.729,74 (2.946) (0,9) Giá thànhđvsp điện đ/kWh 489,4 470,7 (19) (3,82) Chi phí sản xuất thực hiện so với kế hoạch giảm 3,35% tương đương với trên 10 tỷ đồng do trong quá trình sản xuất công ty đã phát động các phong trào thi đua ca vận hành an toàn và hiệu quả kinh tế nên đã tiết kiệm được một khoản lớn chi phí sản xuất.Vì vậy giá thành cũng giảm từ 489,4đ/kWh theo kế hoạch xuống còn 470,7 đ/kWh. Điều này cho thấy công ty quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty có hiệu quả. Công ty đạt được kế hoạch giảm chi phí sản xuất nhưng mức giảm này chưa phải là nhiều. Trên thực tế công ty có thể tiết kiệm được hơn nữa chi phí sản xuất nếu như trong việc lập kế hoạch, quản lý sử dụng yếu tố vật tư được thực hiện có hiệu quả hơn. 3.3.Hoạt động tài chính của doanh nghiệp. 3.3.1.Cơ hội kinh doanh của công ty. Theo Công văn số 1484/EVN-TCCB&ĐT ngày 02/04/2008 về việc quản lý dự án NMNĐ Thái Bình 1 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam gửi Công ty Cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình trong đó có nêu rõ: “ … Chuyển giao cho Công ty cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình làm chủ đầu tư dự án Công ty Nhiệt điện Thái Bình 1 (2x300MW) sau khi Công ty cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý có liên quan theo quy định của Pháp luật và Điều lệ Công ty.Tập đoàn Điện lực Việt Nam thuê Công ty cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình quản lý dự án Nhiệt điện Thái Bình 1 cho đến khi hoàn thành thủ tục chuyển giao dự án cho Công ty cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình làm chủ đầu tư…”. Dự án Công ty Nhiệt điện Thái Bình 1 dự tính được đặt tại xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình; tổng mức đầu tư dự kiến là 756,46 triệu USD, hiện nay Công ty CPNĐ Ninh Bình đang tiến hành nghiên cứu phương án đầu tư và tính toán hiệu quả của dự án. Theo dự kiến công ty sẽ đưa vào vận hành năm 2013 3.3.2.Các báo cáo tài chính của công ty năm 2006 - 2007 Bảng 3.3 : Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đơn vị tính : VN đồng. Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49 HF: 0984181498 36 Năm Chỉ tiêu MS 2006 2007 T/G% (07-06) 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 320,087,401,597 343,360,789,406 7.27 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 0 0 3. Doanh thu thuần về bán hàng&cung cấp dịch vụ (10 = 01-02) 10 320,087,401,597 343,360,789,406 7.27 4. Giá vốn hàng bán 11 294,523,742,677 297,667,247,803 1.07 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng & cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11) 20 25,563,658,920 45,693,541,603 78.74 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 915,821,672 482,292,404 (47.34) 7. Chi phí tài chính 22 989,466,171 4,824,738,812 387.61 Trong đó: Chi phí lãi vay 23 802,115,749 4,824,738,812 501.5 8. Chi phí bán hàng 24 400,460,858 379,480,584 (5.24) 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 16,196,146,439 17,590,759,929 8.61 10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD [30 = 20 + (21-22) -(24+25)] 30 8,893,407,124 23,380,854,682 162.90 11. Thu nhập khác 31 2,877,735,274 3,024,265,973 5.09 12. Chi phí khác 32 2,621,107,992 2,954,618,764 12.72 13. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 256,627,282 69,647,209 (72.86) 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30+40) 50 9,150,034,406 23,450,501,891 156.29 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 2,562,009,634 6,796,314,278 165.27 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 0 0 0 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50-51-52) 60 6,588,024,772 16,654,187,613 152.79 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 0 0 0 (Nguồn : Phòng Tài chính – Kế toán) Qua bảng 6, so sánh giữa 2 năm 2007 và 2006 ta thấy: - Doanh thu năm 2007 tăng 7.27% so với năm 2006.Trong thời gian này giá thành sản phẩm tăng đồng thời công ty tiến hành mở rộng quy mô do đó doanh thu tăng theo kết cấu. -Giá vốn hàng bán năm 2007 tăng nhẹ 1.07%. Giá thành sản phẩm tăng do giá đầu vào tăng nhưng không đáng kể. - Chi phí bán hàng năm 2007 giảm 5.24%. Điều này cho thấy công ty quản lý chi phí chưa tốt mặc dù doanh thu tăng. - Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2007 tăng 8.61%, công ty đã chú ý đến cắt giảm chi phí của mình. Lợi nhuận trước thuế năm sau tăng rất mạnh so với năm trước.Năm 2007 tăng 156.29% so với năm 2006 tương ứng với 14,300,467,485 đồng. Trong đó lợi nhuận từ HĐKD t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích hoạt động tài chính kế toán của công ty cổ phần nhiệt điện ninh bình.pdf
Tài liệu liên quan