Lời mở đầu 1
Phần I 2
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP ỐNG SỢI THỦY TINH VINACONEX 2
1. Khái quát về Công ty cổ phần ống sợi thủy tinh Vinaconex: 2
2. Lĩnh vực SXKD chính của Công ty: 2
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 3
4.Tình hình và kết quả kinh doanh của Công ty (năm 2008 - 2009): 3
Phần II 4
THỰC TẾ TỔ CHỨC MỘT SỐ PHẦN HÀNH KẾ TOÁN CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY 4
1. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty : 4
1.1 Bộ máy kế toán Công ty 4
1.2 Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng: 5
1.3 Các chính sách kế toán áp dụng: 5
2. Kế toán vốn bằng tiền: 6
2.1) Kế toán tiền mặt: 6
2.2) Kế toán tiền gửi ngân hàng 7
3.Kế toán Tài sản cố định. 8
3.1 ) Nguyên tắc ghi nhận và phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình 8
3.2) Nguyên tắc ghi nhận và phương pháp khấu hao TSCĐ vô hình 9
3.3 ) Kế toán tổng hợp TSCĐ. 9
3.3.1) Kế toán tổng hợp tăng tài sản cố định 9
4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 11
4.1 Các hình thức trả lương và phương pháp tính lương 11
4.2) Nội dung các khoản trích theo lương. 13
4.3. Chứng từ sử dụng: 13
5. Kế toán vật tư - kho 13
5.1 Chứng từ sử dụng: 13
5.2 Quy trình thực hiện: 13
5.3 Tài khoản sử dụng 13
5.4 Kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 14
7. Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng 14
7.1 Kế toán doanh thu bán hàng 14
7.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu: 15
7.3. Kế toán giá vốn hàng bán: 15
7.4. Kế toán chi phí bán hàng 16
7.6 Kế toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 16
8. Kế toán thuế 17
Phần III: 19
THU HOẠCH VÀ NHẬN XÉT 19
1. Những thu hoạch của bản thân 19
2. Nhận xét ưu điểm, nhược điểm của Công ty Cổ phần ống sợi thủy tinh VINACONEX: 19
30 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1851 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần ống sợi thủy tinh Vinaconex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ánh, ghi chép, đầy đủ, kịp thời, chính xác các nghiệp vụ có liên quan đến số hiện có và số biến động của loại vốn bằng tiền.
Kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng các loại vốn, đồng thời kiểm tra giám sát việc chấp hành các quy định, các chế độ, các thủ tục đối với chúng.
Cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho yêu cầu quản lý của Ban Giám đốc.
Vốn bằng tiền bao gồm:
Tiền mặt tồn quỹ.
Tiền gửi ngân hàng.
Tiền đang chuyển
Kế toán tiền mặt:
* Chứng từ kế toán sử dụng:
Phiếu thu
Phiếu chi
Bảng kiểm kê quỹ
Phiếu nộp tiền
Giấy đề nghị thanh toán
Giấy đề nghị tạm ứng
* Sổ sách sử dụng:
Sổ quỹ
Các sổ kế toán tổng hợp ( sổ cái)
Sổ chi tiết ( ngoại tệ)
Tài khoản kế toán sử dụng:
Để phản ánh số hiện có và theo dõi tình hình tăng giảm của tiền mặt, kế toán sử dụng tài khoản tiền mặt, số hiệu tài khoản 111 và được mở chi tiết tiểu khoản 1111 và 1112 theo dõi ngoại tệ
Một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu về tiền mặt
a) Thu tiền: Khi thực hiện công tác thu tiền, người nộp tiền điền đầy đủ nội dung nộp, số tiền nộp, lý do nộp.. vào phiếu nộp tiền. Trên cơ sở đó, kế toán lập phiếu thu ghi rõ ngày thu, nội dung thu, số tiền thu, đồng thời ghi đủ các chỉ tiêu theo quy định, có đủ chữ ký xác nhận của các đối tượng theo hướng dẫn.
Kế toán ghi Nợ TK 111 (chi tiết 1111; 1112 )
Ghi Có các tài khoản liên quan: (511; 131; 112…)
Ví dụ 01
Ngày 15/4/2010 bán hàng cho Công ty TNHH Mai Hoa, hóa đơn GTGT, trị giá bán chưa có thuế là 10.000.000đ, thuế GTGT 10%, thu bằng tiền mặt, khách hàng điền nội dung, số tiền nộp vào phiếu nộp tiền ( Phụ lục 1). Kế toán lập phiếu thu 02 liên trực tiếp trên phần mềm, 1 liên giao khách hàng, một lưu chứng từ ( Phụ lục 2). Trên phiếu thu, kế toán hạch toán
Nợ TK 111(1): 11.000.000 đ
CóTK 511: 10.000.000 đ
Có TK 333(1): 1.000.000 đ
b) Chi tiền: Khi thực hiện chi tiền, kế toán căn cứ vào giấy đề nghị tạm ứng hoặc giấy đề nghị thanh toán, lập phiếu chi ghi rõ ngày chi số tiền chi, mục đích chi…
Kế toán ghi Nợ các tài khoản liên quan ( 112; 141; 331; 334; 641; 642..)
Ghi Có: 111 (chi tiết 1111; 1112 )
Ví dụ 02
Ngày 16/04/2010, Trần Quốc Bình tạm ứng tiền mua vật tư 15.000.000đ, trên cơ sở giấy đề nghị tạm ứng (Phụ lục 03) đã được ký duyệt, kế toán lập phiếu chi (Phụ lục 4) trực tiếp trên phần mềm và thực hiện in 02 liên, một giao cho người tạm ứng, một lưu trữ chứng từ. Kế toán hạch toán:
Nợ TK 141: 15.000.000đ – Chi tiết Trần Quốc Bình
Có TK 1111: 15.000.000đ
* Tất cả các phiếu thu, phiếu chi sau khi đã đủ chữ ký theo quy định, được chuyển tới thủ quỹ để thực hiện giao nhận tiền. Thủ quỹ có trách nhiệm ghi sổ quỹ tiền mặt ( ghi chép bằng tay)và giữ toàn bộ liên lưu phiếu thu, chi để cuối ngày bàn giao đối chiếu với kế toán thanh toán.
c) Kiểm kê, đối chiếu quỹ: Cuối ngày làm việc trên cơ sở các chứng từ thu chi trong ngày, phát sinh nợ, có của tài khoản 111, sổ quỹ tiền mặt, kế toán thanh toán và thủ quỹ tiến hành đối chiếu xác nhận số tiền đã thu, chi. Toàn bộ chứng từ thu chi sau xác nhận được giao trả lại cho kế toán thanh toán để đóng tập và lưu trữ chứng từ.
Cuối tuần, kế toán thanh toán cùng với thủ quỹ tiến hành kiểm kê quỹ tiền mặt, việc kiểm kê được ghi chép bằng biên bản kiểm kê quỹ, có xác nhận của Kế toán trưởng ( Phụ lục 4)
Kế toán tiền gửi ngân hàng
Tiền gửi ngân hàng là tiền Việt Nam.
Chứng từ kế toán sử dụng:
Giấy báo nợ.
Giấy báo có.
Bản sao kê của ngân hàng.
Ủy nhiệm chi, séc, giấy rút tiền mặt
Tài khoản kế toán sử dụng:
Để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của tiền gửi, kế toán sử dụng tài khoản tiền gửi: TK 1121 phản ánh tiền gửi là VNĐ, TK1122 phản ánh tiền gửi là ngoại tệ
Kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu về ngân hàng:
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan tới nghiệp vụ ngân hàng, hạch toán định khoản ghi sổ kế toán:
Đối với bên Nợ TK 112 là toàn bộ các phát sinh dựa trên các báo Có của ngân hàng sau khi đã kiểm tra, đối chiếu.
Đối với bên Có TK 112 là toàn bộ phát sinh dựa trên báo Nợ của ngân hàng và các chứng từ liên quan như ủy nhiệm chi, giấy rút tiền, séc…
Ví dụ 03
Giấy báo Có (Phụ lục 5) ngày 10/4/2010 Công ty cấp thoát nước miền Bắc VIWASEEN chuyển thanh toán tiền hàng 1.500.000.000đ, căn cứ báo Có trên, kế toán hạch toán:
Nợ TK 112(1): 1.500.000.000 đ
Có TK 131 (VIWASEEN): 1.500.000.000 đ
Giấy báo nợ (Phụ lục 6), ngày 12/4/210 Công ty dùng UNC trả nợ cho Công ty TNHH Chemical, số tiền là 465.000.000đ. Kế toán hạch toán:
Nợ TK 331 ( CTY TNHH Chemmical): 465.000.000 đ
Có TK 112(1): 465.000.000 đ
3.Kế toán Tài sản cố định.
) Nguyên tắc ghi nhận và phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình
Tài sản cố định hữu hình được ghi nhận theo nguyên giá, được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán theo các chỉ tiêu nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại.
Việc ghi nhận và phương pháp khấu hao tài sản cố định hữu hình thực hiện theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 - Tài sản cố định hữu hình, Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính và Quyết định 206/2003/QĐ - BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 về ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình mua sắm bao gồm giá mua (trừ các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Nguyên giá tài sản cố định do các nhà thầu xây dựng bao gồm giá trị công trình bàn giao, các chi phí liên quan trực tiếp và lệ phí trước bạ (nếu có).
Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ hữu hình được ghi tăng nguyên giá của tài sản khi các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai. Các chi phí phát sinh không thỏa mãn được điều kiện trên được Công ty ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Kế toán TSCĐ hữu hình được phân loại theo nhóm tài sản có cùng tính chất và mục đích sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty gồm:
Loại tài sản cố định Thời gian khấu hao
Nhà cửa vật kiến trúc
Phương tiện vận tải
Máy móc thiết bị
Thiết bị dụng cụ quản lý
Tài sản cố định khác
4 - 15
6 - 7
2 - 8
3
2 - 5
Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng đối với nhà cửa vật kiến trúc, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, thiết bị dụng cụ quản lý.
3.2) Nguyên tắc ghi nhận và phương pháp khấu hao TSCĐ vô hình
Tài sản cố định vô hình của Công ty là phần mềm kế toán.
Việc ghi nhận Tài sản cố định vô hình và Khấu hao tài sản cố định thực hiện theo chuẩn mực kế toán số 04 - Tài sản cố định vô hình, Quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính và Quyết định 206/2003/QĐ - BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003.
Tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo nguyên giá, được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán theo các chỉ tiêu nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại.
Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng đối với tài sản cố định vô hình. Tài sản cố định vô hình được phân loại theo nhóm tài sản có cùng tính chất và mục đích sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty gồm:
Loại tài sản cố định Thời gian khấu hao
Phần mềm kế toán
02
* Giá trị còn lại của tài sản được xác định dựa trên nguyên giá của tài sản, trừ giá trị hao mòn lũy kế đến thời điểm xác định giá trị còn lại.
Ví dụ 04
Tháng 1 năm 2009, Công ty nhập từ Trung Quốc 01 máy phun sơn tự động, tại tờ khai Hải quan hàng nhập khẩu ghi giá trị hàng nhập 15.000USD, tỷ giá ngoại tệ theo công bố liên ngân hàng cùng thời điểm nhập là 17.500Đ/ 1USD, thuế nhập khẩu 5% 13.125.000đ, thuế GTGT hàng nhập khẩu 27.562.500đ chi phí vận chuyển tư cửa khẩu Hữu Nghị - Lạng sơn về đến Công ty là 4.500.000đ trước thuế GTGT, thuế VAT 225.000đ. Chi phí lắp đặt, chạy thử được tính là 1.800.000đ Kế toán xác định nguyên giá của tài sản này là:
Nguyên giá = 15.000USDx17.500đ +27.562.500 + 4.500.000+1.800.000+13.125.000đ
= 544.425.000 đ
Máy phun sơn trên được hoàn thành việc lắp đặt đưa vào sử dụng từ tháng 2 năm 2009 và được tính khấu hao trong vòng 5 năm. Với phương pháp khấu hao theo đường thẳng, mỗi tháng, tài sản đên sẽ được tính khâu hao phân bổ vào chi phí như sau:
Mức khấu hao tháng: 544.425.000 = 9.073.750 đ
5x12 tháng
Cuối tháng 8/2009 khi xác định gía trị còn lại của máy phun sơn:
Giá trị còn lại = 544.425.000 - 9.073.750x7= 471.835.000 (đ)
3.3 ) Kế toán tổng hợp TSCĐ.
3.3.1) Kế toán tổng hợp tăng tài sản cố định
a) Chứng từ sử dụng:
- Hợp đồng mua bán TSCĐ
- Tờ khai Hải quan( với tài sản nhập ngoại)
- Biên bản bàn giao TSCĐ
- Phiếu chi
- Hóa đơn GTGT (liên 2)
Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng tài khoản 211 và một số tài khoản có liên quan để hạch toán. Tài khoản 211 được mở chi tiết:
2111: Nhà cửa vật kiến trúc
2112: Phương tiện vận tải
2113: Máy móc thiết bị
2114: Trang thiết bị quản lý
2118: Tài sản khác
Cùng ví dụ số 04 khi đưa tài sản vào sử dụng. kế toán hạch toán ghi nhận tăng tài sản cố định:
Nợ TK 211(3): 281.925.000đ
Nợ TK 133(2): 225.000đ
Có TK 331( XIMENOMI): 15.000USDx17.500đ=262.500.000đ (ghi đơn USD)
Có TK 331( Công ty Vận tải Toàn Cầu): 4.725.000đ
Có TK 333(3): 13.125.000đ thuế nhập khẩu
Có TK1111: 1.800.000đ – Chi phí lắp đặt, chaỵ thử
Đồng thời hạch toán tiền thuế GTGT tài sản nhập ngoại:
Nợ TK133(2): 13.125.000đ - Thuế GTGT khấu trừ mua sắm tài sản
Có TK 333(12) 13.125.000đ- Thuế GTGT phải nộp hàng nhập khẩu
* Khi nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu vào kho bạc, kế toán hạch toán:
Nợ TK333(12): 13.125.000đ
Có TK 1111: 13.125.000đ
3.3.2) Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ
a) Chứng từ sử dụng:
- Giấy đề nghị
- Hợp đồng kinh tế
- Biên bản thanh lý, nhượng bán
- Hóa đơn GTGT
- Phiếu thu, phiếu chi
- Giấy báo Nợ, giấy báo Có
b) Ví dụ 05
Tháng 12 năm 2009, do không có nhu cầu sử dụng, Công ty bán thanh lý xe ô tô Mazda với giá bán 81.000.000đ đã bao gồm 5% thuế VAT và thu luôn bằng tiền mặt. Nguyên giá tài sản 380.000.000đ, lũy kế khấu hao đến thời điểm thanh lý 316.666.667đ. Khi đó kế toán hạch toán:
Nợ TK 111: 81.000.000đ
Có TK 711: 77.142.857đ
Có TK 333 (3331): 3.857.143đ
Đồng thời hạch toán:
Nợ TK 214 : 316.666.667đ
Nợ TK 811: 63.333.333đ
Có TK 211(2): 380.000.000đ
3.3.3) Kế toán khấu hao TSCĐ:
a) Chứng từ sử dụng:
Bảng tính và phân bổ khấu hao
b) Ví dụ:
Trở lại ví dụ 04 với máy phun sơn ở trên, trong bảng tính và phân bổ khấu hao hàng tháng, mức khấu hao tính cho tài sản này được xác định như sau:
Mức khấu hao tháng: 281.925.000 = 4.698.750đ
5x12 tháng 18
Tài sản này phục vụ sản xuất tại phân xưởng, cuối mỗi tháng, kế toán hạch toán:
Nợ TK 627(4): Giá trị theo bảng tính khấu hao (trong đó có 4.698.750đ)
Có TK 214(1) : Giá trị theo bảng tính khấu hao (trong đó có 4.698.750đ)
Kế toán sửa chữa TSCĐ:
Chứng từ sử dụng:
Bảng thanh toán tiền cho thợ sửa chữa
Hợp đồng thuê sửa chữa
Biên bản xác nhận hiện trạng
Biên bản nghiệm thu và bàn giao TSCĐ
Hóa đơn thuế GTGT
Phiếu chi, giấy báo Nợ
Ví dụ 06
Tháng 4 năm 2010, Công ty có bão dưỡng định kỳ ô tô tải chở hàng. Chi phí bảo dưỡng trước thuế 41.000.000đ thuế VAT 4.100.000đ. Kế toán hạch toán vào sổ:
Nợ TK 142: 41.000.000đ
Nợ TK 133(1): 4.100.000đ
Có TK 331: 45.100.000đ – Trung tâm bảo dưỡng ô tô số 4
Đối với sửa chữa lớn tài sản cố định nhằm kéo dài tuổi thọ và làm tăng công suất hoạt động của tài sản, kế toán tập hợp chi phí sửa chữa lớn vào TK 241(3), khi hoàn thành công việc sửa chữa, đưa tài sản vào sử dụng, kế toán ghi
Nợ TK 211 (toàn bộ chi phí sửa chữa lớn)
Có TK 241(3)
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
Sơ đồ hạch toán (Sơ đồ 4+5)
Các hình thức trả lương và phương pháp tính lương
Công ty áp dụng các hình thức tiền lương sau: lương theo thời gian và lương khoán theo sản phẩm.
Đối với lương theo thời gian:
Công ty áp dụng hình thức lương này cho bộ phận văn phòng như: Hành chính, kế toán, trả lương theo hình thức này được căn cứ vào hệ số theo thang bậc lương và theo quy định. Cụ thể:
Mức lương tối thiếu x hệ số +Z
Mức lương chính = x số ngày làm việc
22
Lương tối thiểu = 650.000đ
Hệ số: Là hệ số theo thang lương bậc lương theo quy định của Bộ lao động + hệ số phụ cấp chức vụ ( nếu có)
Z là mức lương công việc được xây dựng cho từng vị trí dựa trên tính chất công việc, trình độ chuyên môn, năng lực công tác… và được điều chỉnh 06 tháng một lần.
Lương thực tế = lương chính + Phụ cấp
Ví dụ 07
Anh Phạm Vinh trưởng Phòng tổ chức hành chính, hệ số 4.51 ( lương kỹ sư, bậc 8/8), hệ số phụ cấp chức vụ 0.4, mức lương công việc là 9.000.000đ được hưởng phụ cấp điện thoại 300.000đ. Trong tháng 3/2010, anh Vinh đi làm 21 ngày, lương được tính như sau:
650.000 x (4.51+0.4)+9.000.000
Mức lương chính = x 21 = 11.637.341 đ
22
Lương thực tế của anh Vinh : 11.637.341 + 300.000 = 11.937.341đ
Đối với lương khoán:
Công ty áp dụng hình thức lương này cho bộ phận công nhân sản xuất trực tiếp Lương thực tế = Lương cơ bản + lương khoán.
Lương cơ bản của toàn thể công nhân được xác định chung một mức là công nhân bậc 3/7 hệ số 2.71 nhân với mức lương tối thiểu do nhà nước quy định.
Lương khoán là mức lương cá nhân được nhận trong bảng chia lương khoán tổng thể cho cả tổ đội mà Công ty khoán.
Ví dụ 08
Cùng trong tháng 3 năm 2010, tổ Công nghệ 1 thực hiện sản xuất được 800md ống cấp nước coposite cốt sợi thủy tinh đường kính 600mm, với đơn giá khoán nhận từ Công ty là 60.000đ/md. Lương khoán cá nhân trong tổ được xây dựng dựa trên kết quả bình bầu mức độ đóng góp công sức và đánh giá của Quản đốc xưởng và được xây dựng thành điểm số cụ thể của mỗi người. Tổ công nghệ gồm 18 công nhân, tổng mức điểm chung là 180 điểm, anh Phạm Viết Dùi trong tháng đi làm 20 công, mức điểm anh Dùi có là 9.5 điểm
Lương anh Dùi được xác định như sau:
- Lương cơ bản: 650.000x2.71 x20 = 1.681.432đ
22
- Lương khoán của cả đội : 60.000x 800md = 52.000.000đ
- Lương khoán của anh Dùi = 52.000.000 x 9.5 = 2.744.444đ
180
- Lương thực tế của anh Dùi: 1.681.432 + 2.744.444 = 4.425.876đ
Cuối tháng, căn cứ trên bảng tính lương, căn cứ phát sinh chi phí lương tại mỗi bộ phận, kế toán hạch toán
Nợ 622; 627(1);641(1);642(1) Tổng chi phí lương tại bộ phận
Có 334
4.2) Nội dung các khoản trích theo lương.
Tại công ty các khoản trích theo lương gồm: BHXH, BHYT, KPCĐ
Tỷ lệ trích nộp BHXH: 20% trên lương cơ bản, trong đó 15% tính vào chi phi quản lý, người lao động đóng góp 5%.
Tỷ lệ trích nộp BHYT: 3% trên lương cơ bản, trong đó 2% tính vào chi phí quản lý, người lao động đóng góp 1%.
Tỷ lệ trích nộp KPCĐ: 2% trên lương cơ bản do người sử dụng lao động trả toàn bộ.
Tỷ lệ BH Thất nghiệp: 02% lương cơ bản Công ty trả 1%, người lao động trả 1% .
Ví dụ 09
Tại thời điểm tháng 4 năm 2009, tiền lương cơ bản của phòng kế toán - tài chính là 16.285.600. Các khoản trích theo lương bao gồm BHXH, BHYT là được xác định:
BHXH = 16.285.600 x 20% = 3.257.120, trong đó người lao động phải nộp 814.280 đ, người sử dụng lao động phải đóng 2.442.840 đ.
BHYT = 16.285.600 x 3% = 488.568, trong đó ngưới lao động phải nộp 162.856 đ, Công ty sẽ nộp 325.712 đ.
KPCĐ = 16.285.600 x 2% = 325.712 Công ty trả toàn bộ.
BHTN = 16.285.600 x 2% = 325.712 Công ty trả 162.856đ, người lao động đóng 162.856đ
Chứng từ sử dụng:
Các loại chứng từ sử dụng để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
- Chứng từ duyệt lương, bảng chấm công.
- Phiếu khoán công việc, phiếu báo thêm giờ.
- Bảng quyết toán tiền lương.
- Giấy nghỉ ốm, giấy nghỉ phép.
- Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.
- Các chứng từ khác liên quan.
5. Kế toán vật tư - kho
5.1 Chứng từ sử dụng:
- Yêu cầu cung cấp vật tư
- Hóa đơn mua hàng, phiếu nhập kho, xuất kho
- Biên bản kiểm kê kho
5.2 Quy trình thực hiện:
Bộ phận sản xuất, căn cứ vào yêu cầu sản xuất, lập phiếu yêu cầu cung cấp vật tư gửi Phòng Vật tư, Phòng vật tư thực hiện việc mua vật tư và làm thủ tục nhập kho đồng thời chuyển giao chứng từ sang phòng Kế toán. Bộ phận kho, khi nhập kho lập phiếu nhập kho, lập thẻ kho, bảng kê nhập kho, khi xuất kho vật tư, lập phiếu xuất kho, ghi thẻ kho, ghi bảng kê xuất kho và chuyển Phòng Kế toán để hạch toán ghi sổ.
Các phiếu nhập kho, xuất kho tại bộ phận kho chỉ ghi về số lượng. Phiếu nhập, xuất kho trên phần mềm kế toán khi kế toán lập và hạch toán mới ghi đầy đủ cả giá trị.
5.3 Tài khoản sử dụng
- Tài khoản 152 được chi tiết:
1521: Nguyên vật liệu chính
1522: Nguyên vật liệu phụ
1523: Nhiên liệu
- Các tài khoản có liên quan khác
5.4 Kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
5.4.1 Kế toán tổng hợp tăng nguyên vật liệu: Hàng ngày căn cứ vào hóa đơn mua hàng, chứng từ mua hàng, phiếu nhập kho vật tư kế toán hạch toán:
Nợ TK152
Có 111;112; 141; 331…
Ví dụ 10
Ngày 07/04/2010, nhập kho 5 tấn nhựa ISO mua trả sau của Công ty TNHH Chemical với tổng giá trước thuế 150.000.000đ, thuế VAT 15.000.000đ, chi phí vận tải 800.000đ thuế VAT 80.000đ bằng tiền đã tạm ứng của Trần Quốc Bình Căn cứ phiếu nhập kho, chứng từ phòng Vật tư chuyển sang, kế toán lập phiếu nhập kho (Phụ lục 8), hạch toán
Nợ TK 152(1): 150.800.000đ
Nợ TK 133(11): 15.800.000đ
Có TK 141: 880.000đ – chi tiết Trần Quốc Bình
Có TK 331:165.000.000đ- chi tiết Công ty TNHH Chemical
5.4.2 Kế toán tổng hợp giảm nguyên vật liệu: Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán hạch toán
Nợ TK 6211, 6272, 6412, 6422
Có TK152
Ví dụ 11
Ngày 29/04/2010, xuất kho 120kg nhựa ISO, căn cứ phiếu xuất kho về lượng của bộ phận kho chuyển lên, kế toán lập phiếu xuất kho ( Phụ lục 9) sau khi hạch toán và cập nhật giá bình quân tháng, nghiệp vụ được thực hiện như sau:
Nợ TK 6211: 3.540.000đ
Có 1521: 3.540.000đ
7. Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
7.1 Kế toán doanh thu bán hàng
7.1.1 Nội dung doanh thu hàng bán
Tại công ty, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong một kỳ kế toán của hoạt động kinh doanh từ các giao dịch và nghiệp vụ sau:
- Bán hàng: Các sản phẩm composite cốt sợi thủy tinh do công ty sản xuất.
Dịch vụ: Dịch vụ chuyên chở sản phẩm trong trường hợp bán hàng tại nhà máy, khách hàng yêu cầu trở đến kho của khách hàng
- Phương thức bán hàng : Do đặc thù của sản phẩm là theo dự án, Công ty không sản xuất và bán hàng đại trà mà là theo đơn đặt hàng của khách hàng. Sau khi ký hợp đồng, cung cấp các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm, bản vẽ thiết kế, tùy tiến độ, khách hàng phải thực hiện viêc yêu cầu hàng bằng các đơn đặt hàng. Căn cứ trên đơn đặt hàng đó, Công ty mới thực hiện sản xuất và cung cấp sản phẩm
7.1.2 Các hình thức thanh toán trong tiêu thụ hàng hoá tại công ty:
a) Công ty có các hình thức sau:
- Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt.
- Thanh toán không dùng tiền mặt ( tiền gửi ngân hàng ...)
b) Chứng từ sử dụng
- Biên bản giao nhận, phiếu xuất kho hàng bán.
- Hoá đơn GTGT.
- Phiếu thu, báo có.
- Các chứng từ liên quan khác
c) Tài khoản sử dụng: 511 - Doanh thu bán hàng được chi tiết
5111: Doanh thu bán hàng nội địa
5112: Doanh thu xuất khẩu
5113: Doanh thu dịch vụ vận chuyển
Các tài khoản liên quan khác
Kế toán doanh thu bán hàng:
Căn cứ biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho hàng bán, kế toán tiến hành lập hóa đơn bán hàng và hạch toán
Nợ TK 131
Có TK 333(11)
Có TK 511 (1)
Ví dụ 12
Trong tháng 2/2010, Công ty xuất bán 1.800md ống cấp nước cốt sợi thủy tinh đường kính 600mm với đơn giá 1.650.000đ/md giá chưa thuế, thuế suất thuế GTGT 10%, đã thực hiện biên bản giao nhận với khách hàng ( Công ty VIWASEEN) kế toán lập hóa đơn đồng thời hạch toán:
Nợ TK 131: 3.267.000.000đ- chi tiết Công ty VIWASEEN
Có TK 511(1): 2.970.000.000đ
Có TK 333(11): 297.000.000đ
7.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu:
Tại Công ty, khi sản phẩm giao cho khách hàng không đạt chất lượng theo yếu cầu và bị trả lại, hai bên tiến hành lập biên bản, tính giá trị hàng trả lại, đồng thời khách hàng lập hóa đơn thuế GTGT ghi rõ hàng trả lại theo số hóa đơn mua.
Kế toán căn cứ vào các chứng từ nêu trên để hạch toán ghi sổ.
Ví dụ 13
Trong tháng 4/2010 Công ty nhận lại của Công ty VIWASEEN 24md ống cốt sợi thủy tinh đường kính 600mm của lô hàng xuất tháng 2/2010 do không đạt chất lượng, dựa trên phiếu nhập kho hàng trả lại, dựa trên hóa đơn bên VIWASEEN lập, kế toán hạch toạn ghi sổ:
Nợ TK 532: 39.600.000đ
Nợ TK: 333(11): 3.960.000đ
Có TK 131 - chi tiết Công ty VIWASEEN: 43.560.000đ
Đồng thời ghi
Nợ TK 155: 27.720.000đ
Có TK 632 27.720.000đ
7.3. Kế toán giá vốn hàng bán:
- Phương pháp xác định giá vốn hàng bán: tính theo giá bình quân xuất kho thanh phẩm theo tháng
- Tài khoản kế toán sử dụng: TK 632 - giá vốn hàng bán
- Sổ kế toán: Sổ chi tiết giá vốn hàng bán 632, sổ cái TK 632
Ví dụ: Trở lại ví dụ 12, căn cứ cập nhật giá bình quân thành phẩm cuối tháng, căn cứ phiếu xuất kho thành phẩm, Kế toán xác đinh được giá vốn hàng xuất bán cho lô sản phẩm này và hạch toán như sau:
Nợ TK 632: 2.079.000.000đ
Có TK 155: 2.079.000.000đ
7.4. Kế toán chi phí bán hàng
- TK sử dụng: 641 “chi phí bán hàng” và các tài khoản khác có liên quan: 111, 334, 338…
Ví dụ 14: Lô hàng xuất bán tại ví dụ 12 có chi phí vận chuyển hàng là 300.000.000đ chưa bao gồm thuế GTGT 5%. Khi đó kế toán hạch toán:
Nợ TK 641: 300.000.000
Nợ TK 133: 15.000.000
Có TK 111: 315.000.000
Ví dụ: Tiếp theo ví dụ 9, tại thời điểm 30 tháng 4 năm 2009, kế toán sẽ hạch toán vào sổ:
Nợ TK 641: 19.379.864 đ
Có TK 334: 16.285.600 đ
Có TK 338: 3.094.264 đ
7.5. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp:
- TK kế toán sử dụng: 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” và các tài khoản khác có liên quan: 111, 334, 338…
Ví dụ 15: Tổng chi phí QLDN phát sinh cho lô hàng tại ví dụ 12 là 6.560.000đ, trong đó lương cho nhân viên quản lý là 4.320.000đ, các khoản trích theo lương: 820.800đ, hao mòn TSCĐ là 502.000đ, chi phí mua ngoài bằng tiền khác: 917.200đ (VAT: 10%)
Căn cứ vào phiếu chi, bảng phân bổ tiền lương, kế toán hạch toán:
+ Nợ TK 642: 5.140.800đ
Có TK 334: 4.320.000đ
Có TK 338: 820.800đ
+ Nợ TK 642: 502.000đ
Có TK 214: 502.000đ
+ Nợ TK 642: 917.200đ
Nợ TK 133(1): 91.720đ
Có TK 111: 1.008.920đ
Kế toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
● Tài khoản kế toán sử dụng: TK 911 - xác định kết quả kinh doanh.
Ví dụ 16: Tài khoản kế toán sử dụng: TK 911 - xác định kết quả kinh doanh.
● Các nghiệp vụ kế toán:
● Trình tự hạch toán: Sơ đồ 5
Cũng trong tháng 3 năm 2009, tổng doanh thu bán hàng được ghi nhận trên tài khoản 511: 6,312,026,260đ; Các khoản giảm doanh thu (521) 7,341,232đ; Giá vốn hàng bán được xác định trên TK 632: 6,304,685,028 đ; Chi phí bán hàng (TK 641) 353,473,471đ; Chi phí quản lý doanh nghiệp ( TK 642) 355,682,680 đ; Thu tài chính ( TK 515) 30,487,087 đ; Chi phí tài chính: 742,868,683 đ; Thu khác: 12,624,053 đ; Chi khác: 21,208,408. Với mức thuế suất ưu đãi 10%, miễn giảm 50%, kế toán xác định kết quả hoạt động SXKD trong tháng 3 như sau:
Kế toán thực hiện các bút toán kết chuyển:
1
Nợ TK 511
7,341,232
đ
Có TK 532
7,341,232
đ
2
Nợ TK 511
6,304,685,028
đ
Có TK 911
6,304,685,028
đ
3
Nợ TK911
4,418,418,382
đ
Có TK 632
4,418,418,382
đ
4
Nợ TK 911
353,473,471
đ
Có TK 641
353,473,471
đ
5
Nợ TK 911
742,868,683
đ
Có TK 635
742,868,683
đ
6
Nợ TK 515
10,670,480
đ
Có TK 911
10,670,480
đ
7
Nơ TK 911
355,682,680
đ
Có TK 642
355,682,680
đ
8
Nợ TK711
12,624,053
đ
Có TK 911
12,624,053
đ
9
Nợ TK 911
21,208,408
đ
Có TK 811
21,208,408
đ
Kết quả hoạt động bán hàng được tính bằng công thức:
Lợi nhuận Doanh thu Giá vốn Chi phí Chi phí
bán hàng = thuần - hàng bán - bán hàng - QLDN
10
Nợ TK 911
414,511,541
đ
Có TK 421
414,511,541
đ
Kế toán thuế
Tại công ty phát sinh những khoản thuế là: thuế GTGT được khấu trừ ( thuế GTGT đầu vào), thuế GTGT ( thuế GTGT đầu ra), thuế GTGT hàng nhập khẩu, thuế xuất, nhập khẩu, thuế TNDN, thuế TNCN. Do thời gian có hạn, em chưa thể tiếp cận được hết với các phần hành thuế nên trong báo cáo thực tập này, em xin được trình bày về thuế GTGT tại Công ty.
Chứng từ, sổ sách liên quan
● Sổ kế toán:
- Sổ chi tiết tài khoản 133, 333
- Tờ khai thuế GTGT
● Chứng từ sử dụng:
- Hoá đơn GTGT
- Tờ khai hải quan
- Các chứng từ liên quan
Phương pháp tính thuế GTGT
Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, khi đó, thuế GTGT được xác định như sau:
Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Trong đó:
Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế GTGT x Thuế suất thuế GTGT
Cũng Ví dụ số 12, với giá bán chưa thuế là 1650.000đ/ md, thuế suất 10%, tổng lượng bán 1.800md. Khi đó, thuế GTGT đầu ra được xác định:
Thuế GTGT đầu ra = 1650.000x 1.800 x 10% = ): 297.000.000đ
Kế toán thuế GTGT phải nộp NSNN (thuế GTGT đầu ra)
Tiếp theo ví dụ trên, kế toán sẽ hạch toán vào sổ như sau:
Nợ TK 131 - chi tiết Công ty VIWASEEN: 3.267.000.000đ
Có TK 511(1): 2.970.000.000đ
Có TK 333(11): 297.000.000đ
Kế toán thuế GTGT được khấu trừ (thuế GTGT đầu vào)
Tháng 5/2009, Công ty có mua về một máy điều hòa nhiệt độ trị giá 12.500.000 chưa có thuế, kế toán hạch toán vào sổ:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26722.doc