Sau khi bộ phận kinh doanh tiến hành thương thảo ký kết hợp đồng, Phòng kế hoạch lên market thiết kế tổng thể và chi tiết sản phẩm, sau đó bản vẽ được chuyển giao xuống bộ phận sản xuất. Bộ phận sản xuất có trách nhiệm phân bổ đến từng khâu, tổ gia công quảng cáo và mộc sẽ chịu trách nhiệm hoàn thành phần cứng của sản phẩm theo đúng chỉ tiêu kỹ thuật củ bản vẽ. Tổ in phun, in offset hoàn thành sản phẩm. Sản phẩm hoàn thành sẽ được tổ kỹ thuật kiểm tra chất lượng. Tiếp theo, Sản phẩm đảm bảo đúng quy cách chất lượng được chuyển giao thi công lắp đặt, bàn giao cho khách hàng.
30 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4952 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần Quảng Cáo- Nội thất Sáng Tạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản phẩm – dịch vụ uy tín của công ty trên thị trường phụ thuộc rất lớn vào trình độ tổ chức, quản lý, sản xuất của đội ngũ nhân viên trong phòng kế hoạch.
Bộ phận thiết kế:
Có nhiệm vụ thường xuyên đề đạt ý tưởng về các mẫu mã sản phẩm nội thất văn phòng mới phù hợp với sự phát triển nói chung của ngành, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Bộ phận sản xuất:
Xưởng in phun, offset, quảng cáo: Chịu trách nhiệm in, phun bảng, biển quảng cáo tấm lớn theo mẫu mã và số liệu kỹ thuật của phòng thiết kế, chịu trách nhiệm về mặt mầu, mẫu mặt bạt chất liệu phù hợp theo quy định.
Xưởng sản xuất nội thất: Nhiệm vụ chính là sản xuất các mẫu mã sản phẩm nội thất đúng theo thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật.
Chức năng và nhiệm vụ của 11các bộ phận trong công ty CPQC Sáng Tạo:
Chức năng và nhiêmh vụ của phòng kế toán tài chính.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty CPQC Sáng tạo:
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XĐKQKD
KẾ TOÁN CÔNG NỢ
KẾ TOÁN GIÁ THÀNH
KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
Nguồn: Bộ phận Kế toán – Phòng hành chính cbbchchcchinchinh
Kế toán trưởng: Phụ trách phòng kế toán, chịu trách nhiệm, hướng đẫn chỉ đạo, kiểm tra công việc của kế toán viên trong phòng. Kế toán trưởng có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế toán tín dụng hàng năm, có quyền hạn cao nhất phòng kế toán và phải chịu trách nhiệm trước giám đốc.
Kế toán tiền lương: Theo dõi các nghiệp vụ liên quan đến tính lương, thưởng cho người lao động căn cứ vào bảng chấm công. Kế toán tính toán chính xác, đầy đủ, kịp thời tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và các khoản khác có liên quan đến cán bộ công nhân viên theo chế độ của nhà nước ban hành.
kế toán giá thành: Làm nhiệm vụ tập hợp chi phí của tất cả các phân xưởng trong công ty và tính ra giá thành của từng loại sản phẩm.
Kế toán công nợ : Đây là bộ phận theo dõi chi tiết khách hàng của công ty hàng ngày phải vào sổ chi tiết cho từng khách hàng, cuối tháng đối chiếu công nợ với khách hàng và tổng hợp được các khoản doanh thu, phải trả để có kế hoạch cụ thể. Kế toán công nợ phải theo dõi các khoản nợ đến hạn, quá hạn của khách hàng rồi thông báo cho họ để họ có kế hoạch trả nợ và tiến hành lập dự phòng.
Kế toán tiêu thụ và xác định KQKD: Là người có nhiệm vụ tập hợp các chứng từ có liên quan đến quá trình tiêu thụ của sản phẩm hàng hoá để xác định doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đồng thời xác định các khoản thuế phải nộp cho nhà nước.
Hình thức kế toán:
Công ty thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ nên chế độ kế toán được áp dụng tại công ty là theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC được ban hành ngày 14/9/2006 của Bộ Tài Chính.
Đơn vị tiền tệ ghi chép kế toán: Việt Nam Đồng.
Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ: hạch toán theo tỉ giá thực tế của Ngân hàng Nông nghiệp Và Phát triển Nông Thôn Thành Phố Hà Nội.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty hạch toán hàng tồn kho theo giá gốc, tính giá trị hàng tồn kho theo giá đích danh, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp “Kê khai thường xuyên”.
Nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Hệ thống tài khoản sử dụng: Áp dụng theo chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán và các quy định hiện hành.
Hệ thống báo cáo tài chính:
Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 năm dương lịch
Kỳ kế toán: Theo quý.
Công ty sử dụng máy tính, hạch toán và quản lý số liệu rất hợp lý, đảm bảo số liệu được cung cấp đầy đủ nhanh chóng và chính xác cho ban giám đốc của công ty.
Hình thức sổ sách áp dụng tại công ty là theo hình thức “ Nhật Kí Chung” vì ghi các nghiệp vụ phát sinh vào 1 quyển sổ gọi là nhật kí chung.
Đặc điểm của hình thức “ Nhật Kí Chung”
Tách biệt việc ghi vào sổ chi tiết và sổ tổng hợp để ghi vào 2 loại sổ kế toán riêng biệt.
Dễ ghi, dễ đối chiếu và có thể phân công lao động
Từ số liệu của sổ nhật kí chung để ghi vào sổ cái.
Chứng từ gốc
Báo Cáo Tài Chính
Bảng Tổng Hợp Chi Tiết
Bảng Cân Đối Số Phát Sinh
Sổ Cái
Sổ Nhật Ký Chung
Sổ, Thẻ hạch toán chi tiết
Sổ Nhật Ký Đặc Biệt
Ghi chú:
- Ghi hàng ngày hoặc định kỳ
- Ghi cuối tháng
( Nguồn: Bộ phận Kế Toán)
- Quan hệ đối chiếu
PHẦN II.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢNG CÁO SÁNG TẠO
Khái quát về ngành nghề kinh doanh của công ty:
Công ty cổ phần Quảng cáo Sáng Tạo là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh với quy mô vừa và nhỏ, lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty là quảng cáo – in ấn và thiết kế nội thất.
Thương mại – Dịch vụ là một ngành có rất nhiều doanh nghiệp, thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước. Sáng Tạo là một công ty trẻ, khi ra nhập thị trường phải chiu sự cạnh tranh rất lớn của các đối thủ tên tuổi. Đó là một thách thức rất lớn, tuy nhiên dưới sự lãnh đạo của các giám đốc tài năng, có cách nhìn mới, biết nắm bắt cơ hội, luôn biết học hỏi và có khả năng nhạy cảm với thị trường, Công ty hiện nay đã có một vị thế nhất định trên thị trường. Trong hơn 6 năm hoạt động vừa qua, Công ty đã nhận được không ít hợp đồng quảng cáo từ bắc vào nam như: Chương trình quảng bá sản phẩm và thiết kế nội thất cho hãng Sony Ericsson, VietNam Mobile, thiết kế biển tấm lớn cho HaJin Co tại thành phố Vinh,…
Hiện nay, trên thi trường ngoài những doanh nghiệp tên tuổi trong lĩnh vực quảng cáo như công ty quảng cáo thương mại Hà Nội, Hoàn Cầu, các công ty sản xuất và buôn bán đồ nội thất nóic hung và nội thất văn phòng nói riêng đã biết đến tên tuổi của công ty Sáng Tạo. Đã có sự hợp tác kinh doanh giữa những công ty quảng cáo lớn với công ty trong các chương trình quảng cáo và tổ chức sự kiện mới.
Năm 2007, sau hơn 4 năm đi vào hoạt động công ty đã đạt được nhiều thành tựu trong ngành bằng những hợp đồng lớn, giải thưởng Doanh nhân trẻ triển vọng.
Cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài là một thách thức đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Tuy nhiên bằng nỗ lực không ngừng của toàn bộ nhân viên công ty, Sáng Tạo đã đạt được những thành tích đáng kể, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo được uy tín trong lòng khách hàng.
Quy trình chung để biến đầu vào thành đầu ra của công ty:
Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm chung:
Thương thảo, ký kết hợp đồng
Lên Market, thiết kế tổng thể & chi tiết
Mua NVL đầu vào cho SX
In phun hoàn chỉnh theo thiết kế
Gia công phần khung
Kiểm tra kỹ thuật theo thiết kế
Lắp đặt, nghiệm thu, bàn giao
MÔ TẢ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT:
Sau khi bộ phận kinh doanh tiến hành thương thảo ký kết hợp đồng, Phòng kế hoạch lên market thiết kế tổng thể và chi tiết sản phẩm, sau đó bản vẽ được chuyển giao xuống bộ phận sản xuất. Bộ phận sản xuất có trách nhiệm phân bổ đến từng khâu, tổ gia công quảng cáo và mộc sẽ chịu trách nhiệm hoàn thành phần cứng của sản phẩm theo đúng chỉ tiêu kỹ thuật củ bản vẽ. Tổ in phun, in offset hoàn thành sản phẩm. Sản phẩm hoàn thành sẽ được tổ kỹ thuật kiểm tra chất lượng. Tiếp theo, Sản phẩm đảm bảo đúng quy cách chất lượng được chuyển giao thi công lắp đặt, bàn giao cho khách hàng.
VD: Cụ thể cho một sản phẩm quảng cáo biển tấm lớn. Trước tiên là ký kết hợp đồng, dựa trên yêu cầu của khách hàng lên market thiết kế tổng thể và chi tiết sản phẩm theo yêu cầu, xuất kho sắt, bạt tấm lớn cho bộ phận sản xuất. Bản vẽ được chuyên xuống tổ gia công phần khung của biển quảng cáo, chuyển tiếp sang tổ in phun hoàn chỉnh. Biển tấm lớn sẽ được tổ kỹ thuật kiểm tra sau đó chuyển đi lắp đặt, thi công cho khách hàng.
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty:
Bảng cân đối kế toán của công ty năm 2007 – 2008 :
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch
Tỉ lệ( %)
A. Tài sản
I. Tài sản ngắn hạn
3.539.219.273
5.819.428.101
2.208.208.828
39,18%
1. Tiền và các khoản tương đương tiền
30.126.861
427.265.067
397.138.206
92,95%
2. Các khoản phải thu khách hàng
994.736.985
3.481.853.051
2.487.116.066
71,43%
3. Hàng tồn kho
2.445.629.422
1.721.459.291
- 724.170.131
-42,67%
4. Tài sản ngắn hạn khác
68.726.005
188.850.692
120.124.687
63,60%
II. Tài sản dài hạn
521.347.657
588.805.657
67.458.000
11,46%
1. Tài sản cố định
521.347.657
588.805.657
67.458.000
11,46%
1.1. Nguyên giá
652.393.939
831.473.233
179.079.294
21,54%
2.1. Giá trị hao mòn luỹ kế
(131.046.282)
(242.667.579)
(111.621.297)
45,99%
Tổng cộng tài sản
4.060.566.930
6.408.233.755
2.347.666.825
36,64%
B. Nguồn vốn
I. Nợ phải trả
3.208.214.843
4.305.703.599
1.097.488.756
25,49%
1. Vay và nợ ngắn hạn
3.168.109.898
4.032.509.898
864.400.000
21,44%
2. Phải trả người lao động
40.104.945
273.193.701
233.088.756
85,31%
II. Vốn chủ sở hữu
1. Vốn chủ sở hữu
852.352.087
2.102.530.156
1.250.178.069
59,46%
1.1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
800.000.000
2.000.000.000
1.200.000.000
60,00%
1.2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
52.352.087
102.530.156
50.178.069
48,94%
Tổng cộng nguồn vốn
4.060.566.930
6.408.233.755
2.347.666.825
36,64%
(Nguồn: Bộ phận Kế toán- Phòng hành chính)
Nhận xét:
Qua bảng cân đối kế toán của công ty, ta có thể thấy rõ được cơ cấu tài sản và nguồn vốn trong năm 2007 – 2008 của công ty.
Tài sản: Tài sản của công ty có xu hướng tăng, năm 2008 tăng 2.208.208.828 so với năm 2007 tương đương với tỷ lệ 39,18%. Trong đó tài sản ngắn hạn chiếm đa số.
Tài sản ngắn hạn:
Tiền và các khoản tương đương tiền:
Năm 2008 tăng 397.138.206 chiếm 92,95%, một tỷ lệ rất lớn. Điều này chứng tỏ tiền mặt tại quỹ và các khoản tương đương tiền của công ty cao hơn rất nhiều so với năm trước, nó chứng tỏ rằng các khoản phải thu đã thu hồi được từ kỳ trước, khả năng thanh khoản của công ty năm 2008 rất cao dễ dàng đáp ứng nhu cầu về tiền mặt. Đó cũng là một tín hiệu không tốt, khoản mục này tăng trong niên độ kế toán thể hiện hiệu suất tìm kiếm cơ hội và đầu tư của công ty chưa cao.
Phải thu khách hàng:
Gia tăng 2.487.116.066 tương đương 71,43%, lương gia tăng khá lớn so với năm 2007 nguyên nhân chính là năm 2008 công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng quảng cáo biển tấm lớn, thiết kế nội thất avwn phòng có vốn đầu tư lớn chịu trách nhiệm trong thời gian dài.
Hàng tồn kho:
Khoản mục duy nhất giảm trong bảng cân đối 724.170.131 chiếm 42,46% so với năm 2007, tỷ lệ giảm là khá lớn, nguyên nhân chính là do cơ cấu sản phẩm – dịch vụ chủ yếu là theo đơn đặt hàng và chuyển giao nốt sản phẩm dịch vụ tới khách hàng từ kỳ trước.
Tài sản dài hạn:
Tăng 11,46% với số liệu cụ thể 67.458.000, trong đó chủ yếu là sự gia tăng, mua sắm thêm vật tư, thiết phục vụ cho nhu cầu mở rộng xưởng mộc gia công quảng cáo.
Nguồn vốn:
Nợ phải trả:
Năm 2008 tăng 1.097.488.756 (25,49%) trong đó:
Phải trả nợ ngắn hạn:
So với năm 2007, con số chênh lệch năm 2008 là (21,44%).Nguồn này tăng do phải thanh toán các khoản nợ đến hạn, lãi suất huy động thay đổi liên tục do lạm phát đẩy chi phí lên cao.
Phải trả người lao động:
Do chính sách đào tạo và tuyển dụng phục vụ nhu cầu tham gia thị trường tổ chức sự kiện. Năm 2008, phí đào tạo tuyển dụng nhân viên đáp ứng yêu cầu của công việc tăng cao, chi phí lương, chi phí quản lý nhân sự tăng lên,
Nguồn vốn chủ sở hữu:
Vốn góp của các thành viêb trong doanh nghiệp không có sự gia tăng nhưng lại tăng do phần lợi nhuận chưa phân phối năm 2008 và năm trước đó của công ty. Đây là thông tin đáng mừng cho tình hình sản xuất kinh doanh nói chung của công ty.
Kết luận chung:
Qua bảng cân đối kế toán và phản ánh sự thay đổi của các khoản mục của hai kỳ kế toán liên tiếp, ta thấy rằng Doanh nghiệp theo đuổi chiến lược quản lý vốn theo quan điểm: “lấy một phần vốn ngắn hạn đầu tư cho tài sản dài hạn. Đây là một chiến lược quản lý vốn rất có lợi cho đặc thù kinh doanh của công ty, do bản chất của công ty là làm theo đơn đặt hàng. Chính vì thế, chiến lược này sẽ có thuận lợi cho bản thân chính công ty đó là:
Tiết kiệm được kinh phí trong ngắn hạn.
Giảm bớt rủi ro vì lạm phát, suy thoái kinh tế.
Đáp ứng nhu cẩu thanh khoản của khách hàng khi có giấy tờ lien quan và các thủ tục hành chính liên quan.
3.2 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Năm 2007 – 2008:
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch
Tỉ lệ(%)
Tổng Doanh thu
8.555.386.186
10.264.009.578
1.708.623.384
16,64%
Các khoản giảm trừ
Doanh Thu thuần
8.555.386.186
10.264.009.578
1.708.623.384
16,64%
Giá vốn hàng bán
7.285.076.512
8.789.392.709
1.504.316.197
17,12%
Lợi nhuận gộp
1.270.309.674
1.474.616.869
204.307.195
13,85%
Doanh thu hoạt động TC
1.238.158
1.991.087
752.929
37,81%
Chi phí tài chính
35.000.000
127.800.000
92.800.000
72,61%
Chi phí bán hàng
238.740.758
286.000.000
47.259.242
16,52%
Chi phí QLDN
941.284.787
992.044.229
50.759.442
5,12%
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
57.275.216
70.010.798
12.735.582
18,19%
Thu nhập khác
Chi phí khác
Tổng lợi nhuận trước thuế
57.275.216
70.010.798
12.735.582
18,19%
Chi phí thuế TNDN
16.177.060
19.603.023
3.425.963
17,48%
Lợi nhuận sau thuế TNDN
41.098.156
50.407.775
9.309.619
18,47%
(Nguồn: Bộ phận Kế toán – phòng hành chính)
Nhận xét: Qua báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong hai năm 2007 – 2008. Tất cả các chỉ tiêu của năm 2008 đều tăng so với năm trước. Cụ thể như sau:
Doanh thu thuần:
Tăng với tỷ lệ 1.708.623.384 tương ứng 16,64% so với năm 2007. Điều này chứng tỏ chất lượng sản phẩm – dịch vụ của công ty đã tạo niềm tin trong lòng khách hàng. Trong thời điểm nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng, việc lựa chọn nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ chứng tỏ sự tin tưởng về chất lượng họ được thụ hưởng. Đối mặt với tình trạng khủng hoảng chung của nền kinh tế, với sự dẫn dắt của các vị lãnh đạo tài năng, có khả năng nắm bắt sự biến động của thị trường tiêu dùng kết hợp với đội ngũ nhân viên trẻ được đào tạo chuyên nghiệp, say mê với công việc, Sáng Tạo đã nỗ lực hết mình tạo chỗ đứng của mình trong ngành và khách hàng mục tiêu.
Giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp:
Tăng cùng với tỷ lệ của doanh thu thuần vì hàng hóa, dịch vụ đều tăng so với năm trước.
Chi phí tài chính:
Năm 2008 tăng với tỷ lệ 72,61% trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay với lãi suất huy động cao hơn nhiều so với các năm tài chính trước.
Chi phí bán hàng:
Khoản mục này tăng 47.259.242 chiếm 16,52%, tỷ lệ này tương ứng tỷ lệ tăng hàng hóa, dịch vụ được cung cấp.
Chi phí quản lý doanh nghiệp:
Tăng với tỷ lệ không đáng kể, điều này phải kể đến phương thức quản lý của doanh nghiệp rất hợp lý, luôn điều chỉnh, dự đoán, giải quyết được những bất thường xảy ra trong quản lý.
Lợi nhuận sau thuế của công ty:
Tăng với tỷ lệ 9.309.619, chiếm 18,47%, đây là một kết quả nỗ lực của toàn thể nhân viên trong công ty trong năm vừa qua.
3.3 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của công ty:
a) Tình hình cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn năm 2007 – 2008 :
Chỉ tiêu
Công Thức Tính
Đơn Vị Tính
2007
2008
Chênh lệch
Tỷ trọng TSLĐ/STS
TSLĐ
x 100
STS
%
87,16%
90,81%
3,65%
Tỷ trọng TSCĐ/STS
TSCĐ
x 100
S TS
%
12,84%
9,18%
-3,66%
Hệ số nợ
S Nợ phải trả
x 100
S NV
%
79,1%
67,19%
-11,91%
Hệ số cơ cấu nguồn vốn
S NVCSH
x 100
S NV
%
20,99%
31,99%
11%
Nhận xét: Năm 2008 tỉ trọng TSLĐ là 90,81%, chênh lệch nhiều hơn so với năm 2007 là 3,65%. Tỉ trọng TSCĐ lại giảm so với năm trước là 3,66%, Nguyên nhân chính là do cơ cấu tài sản lưu động trong năm 2008 khoản phải thu khách hàng và các khoản tiền, tương đương tiền chiếm tỷ lệ cao. Tỷ lệ các khoản phải thu, tiền mặt tăng mạnh là điều mà nhà quản lý doanh nghiệp cần lưu ý, tính thanh khoản cảu doanh nghiệp cao, cung ứng hàng hóa lớn nhưng cũng chứng tỏ hiệu suất đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh chưa cao, bị khách hàng chiếm dụng vốn nhiều. Đây chính là điểm mấu chốt àm công ty cần khắc phục.
Hệ số nợ cảu công ty giảm 11,91% so với năm 2007, do các khoản nợ đến hạn, các khoản lãi đã được thanh toán
Hệ số cơ cấu nguồn vốn tăng 11% so với năm trước, nguồn tăng chủ yếu là do lợi nhuận chưa phân phối của năm 2008 tăng cao hơn so với năm 2007.
b) Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán:
Chỉ tiêu này sẽ được trình bày dưới đây:
Chỉ tiêu
Công thức tính
Năm 2007
Năm 2008
ĐVT
Khả năng thanh toán hiện hành
Tổng TSLĐ/Tổng nợ ngắn hạn
1,11
1,35
Lần
Khả năng thanh toán nhanh
Tổng TSLĐ-kho/Tổng nợ ngắn hạn
0,34
0,95
Lần
Khả năng thanh toán hiện hành: Phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản ngắn hạn để có thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Qua bảng số liệu ta thấy, ở các năm hệ số này đều lớn hơn 1. Trong đó, Năm 2008 nhỏ hơn là do phần tổng nợ ngắn hạn lại gia tăng nhiều hơn, 1 đồng nợ ngắn hạn được tài trợ bởi 1,35 đồng tài sản lưu động. Vậy công ty có khả năng thanh khoản khá cao.
Khả năng thanh toán nhanh: TSLĐ của công ty sẽ được trừ hàng tồn kho ra, nên chỉ tiêu này thể hiện sụ đánh giá chính xác hơn so với khả năng thanh toán hiện hành. Ta thấy khi đã trừ hàng tồn kho thì các hệ số đều nhỏ hơn 1. Cuối năm 2008, hệ số thanh toán nhanh của công ty là 0,95. Chứng tỏ rằng hệ số thanh toán nhanh của công ty không đạt yêu cầu.
c) Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời:
Chỉ tiêu
Công thức tính
Năm 2007
Năm 2008
ĐVT
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)
Lợi nhuận ròng/Doanh thu thuần
0,48
0,49
%
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản
1,02
0,78
%
Tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần (ROA)
Lợi nhuận ròng/Vốn cổ phần
4,82
2,46
%
Nhận xét:
Tỉ suất sinh lời trên doanh thu ( ROE) là chỉ tiêu dùng để đo lường khả năng sinh lời trên thu nhập của công ty. Cuối năm 2008 từ 100 đồng doanh thu bỏ ra thu được 0,49 đồng lợi nhuận ròng. Mặc dù kết quả không được cao nhưng thể hiện sự nỗ lực của công ty qua các năm, điều đó thể hiện các hệ số tăng dần.
Tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản ( ROA) là chỉ tiêu phản ánh giá trị lợi nhuận mà công ty thu được từ phần tài sản của công ty ( hữu hình và vô hình). Năm 2007 chỉ là 1,02% nhưng đến năm 2008 giảm là 0,78% tức là với 100 đồng bỏ ra đầu tư vào tài sản thì công ty thu được 0,78 đồng lợi nhuận.
Tỉ suất sinh lời trên vốn cổ phần: Tỷ lệ này giảm trong năm 2008, chứng tỏ rằng chất lượng đầu tư vốn cổ phần góp phần tạo ra lợi nhuận bị giảm sút. Nguyên nhân chính là do tỷ lệ tăng lợi nhuận ròng nhỏ hơn so với tỷ lệ tăng vốn cổ phần.
Kết luận chung: Qua việc phân tích 1 số chỉ tiêu của công ty ta thấy rằng việc sử dụng vốn chưa phải đã là tối đa nhưng công ty cũng đã thể hiện tình hình tài chính ngày càng mạnh của mình. Tuy nhiên, trong tình hình nền kinh tế toàn cầu đang rơi vào khủng hoảng công ty cũng nền tìm cho mình những thị trường mới để phát triển, mở rộng thương hiệu.
IV. Cơ cấu lao động và tiền lương.
4.1. Chính sách đào tạo
Hiện nay, tổng số cán bộ và công nhân viên của công ty là 40 người. Trong đó phòng kế hoạch là 20 người, công nhân kĩ thuật là 5 người, còn lại là nhân viên phòng kinh doanh và phòng hành chính.
Tỉ lệ cán bộ công nhân viên có bằng cấp đại học là 45%, cao đẳng 15%, còn lại là trung cấp và dạy nghề.
Hơn thế nữa, vì đặc thù sản phẩm của công ty là quảng cáo và nội thất không phải sản phẩm gia công thông thường cho nên công nhân sản xuất phải có khả năng thích ứng với sự thay đổi, có sự hiểu biết về kĩ thuật sản xuất chuyên ngành quảng cáo,được đào tạo qua các trường dạy nghề. Gần đây, công ty có phát triển thêm về lĩnh vực tổ chức sự kiện văn hóa, điều này lại càng đòi hỏi khả năng sáng tạo, thích ứng với các loại hình công việc khác nhau.Nhân viên văn phòng kinh doanh đòi hỏi phải có khẳ năng nhạy cảm với thị trường, khả năng ngoại giao, dự đoán nhu cầu tiêu dùng tương lai để luôn tìm kiếm thị trường đầu ra, đầu vào mới cho công ty góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhân viên văn phòng hành chính, kế hoạch phải có trình độ nghiệp vụ chắc, đảm bảo hoàn thành cônh việc thủ tuc hành chính theo quy định pháp luật, phân loại lên kế hoạch thực hiện công việc hợp lý.
Công ty luôn có những chính sách để quan tâm đến hoàn cảnh, điều kiện làm việc, sức khỏe của từng công nhân. Giám đốc công ty luôn tạo môi trường thuận lợi nhất cho từng nhân viên, tìm hiểu tâm lý của người lao động, có chính sách thưởng, đãi ngộ cho những người tận tâm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Các nhà quản lý nhân sự của công ty luôn có những phương pháp quản lý hợp lý để đảm bảo ổn định về nhân sự.
4.2 Chính sách tiền lương
Để đảm bảo nguyên tắc công bằng, tùy theo sự đóng góp đối với công việc của người lao động để trả lương, thưởng, luôn có chế độ đãi ngộ, khuyến khích nâng cao năng suất và hiệu quả công việc.
Chính sách bảo hiểm xã hội, y tế, bảo hiểm cho công nhân được công ty thực hiện đầy đủ theo quy định cho lao động với những nhân viên thuộc biến chế chính thức của công ty. Đồng thời, công ty cũng quan tâm đến đảm bảo môi trường làm việc an toàn, khu vực xung quanh địa bàn hoạt động của các xưởng sản xuất luôn được đảm bảo an toàn cháy nổ và môi trường.
Theo quy định lương cơ bản của bộ tài chính và chất lượng làm việc của công nhân, mức lương trung bình của công nhân sản xuất khoảng 1.500.000/tháng, cán bộ các phòng ban từ 2.500.000 trở lên tùy theo chức vụ và thâm niên đóng góp cho công ty. Hệ thống bảng lương có xu hướng tăng trong các năm hoạt động và phát triển của công ty cùng với sự thay đổi của nền kinh tế.
NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN
Nhận xét về môi trường kinh doanh của công ty CPQC Sáng Tạo.
Môi trường kinh tế, xu hướng phát triển của ngành.
Môi trường kinh tế:
Nền kinh tế nước ta đang hội nhập vào kinh tế thế giới, đang dần hòa nhịp vào dòng phát triển chung của nền kinh tế thị trường. Lĩnh vực quảng cáo, nội thất văn phòng càng trở nên phát triển hơn bao giờ hết, cùng với sự chuyển mình của công nghệ thông tin, người tiêu dùng ngày càng trở nên khó tính và thông thái hơn, nhu cầu về hàng hóa dịch vụ đa dạng hơn. Xu thế hội nhập đem lại nhiều lợi thế trong phát triển về công nghệ, khả năng mở rộng thị trường đầu ra kết hợp lợi thế cảu ngành là vốn đầu tư ban đầu không lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh thu hút nhiều lao động, có điều kiện mở rộng thị trường. Tuy nhiên, hội nhập cũng đặt các doanh nghiệp trong nước trước nhiều thách thức như con tàu nhỏ bé giữa biển khơi, sự cạnh tranh ngang bằng với các bậc thầy về dịch vụ quảng cáo, nội thất, tổ chức sự kiện như đặt vũ khí vào tay đứa trẻ non nớt vậy. Điều kiện về thiết bị lạc hậu, quy mô nhỏ, lẻ, cạnh tranh về giá, các dịch vụ gia tăng, hậu mài chưa phát triển sẽ là điểm yếu có thể làm các doanh nghiệp biến mất khỏi thị trường nếu không có biện pháp thích ứng và kịp thời.
Xu hướng phát triển của ngành:
Với nỗ lực đầu tư mở rộng sản xuất, trang thiết bị hiện đại, luôn tìm kiếm thị trường đầu ra. Thành lập các doanh nghiệp chuyên nghiệp với dịch vụ gia tăng, hậu mãi chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, tạo ra kênh tiêu thụ ngay trong thị trường trong nước. Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao.
Môi trường lao động trong ngành.
Ngành thương mại – dịch vụ của nước ta vẫn là ngành non trẻ, tốc độ phát triển và chất lượng của ngành so với các nước trong khu vực và thế giới còn chậm. Tuy nhiên trong tương lai nguồn lao động trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ sẽ rất dồi dào với lượng sinh viên chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật công nghiệp nhẹ được đào tạo trình độ đại học, cao đẳng, cao học ngày càng cao chất lượng nhân lực đảm bảo. Được đào tạo chuyên nghiệp, lao động trẻ, nhiệt tình, có tinh thần phấn đấu hết mình cho thời đại mới, đội ngũ sinh viên mới ra trường sẽ là nhân lực quý báu để phát triển thương mại dịch vụ cho ngành.
Đánh giá chung về Công ty cổ phần quảng cáo Sáng Tạo.
Ưu điểm, tồn tại và biện pháp khắc phục.
Ưu điểm:
Về công tác quản lý: Hệ thống quản lý của công ty nhìn chung có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa các phòng ban chức năng, đó là một hệ thống tương đối thống nhất và nhất quán. Trong công tác quản lý chi phí sản xuất công ty đã tổ chức tốt việc quản lý các yếu tố của quá trình sản xuất như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, kho tàng nhà xưởng …và luôn khuyến khích tiết kiệm chi phí sản xuất.
Về bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức gọn nhẹ với 4 nhân viên và 1 kế toán trưởng được phân công làm công việc một cách khoa học, đảm bảo phát huy hết năng lực của từng người. Bộ phận cũng tạo được sự kết hợp nhịp nhàng giũa các bộ phận trong việc cung cấp tin phục vụ yêu cầu quản lý kinh doanh, tạo ra sự chuyên môn hoá trong công việc.
Việc tổ chức hệ thống sổ sách được thực hiện đầy đủ theo đúng quy định của nhà nước. Tất cả các nghiệp vụ được kế toán phản ánh kịp thời vào sổ sách theo hình thức nhật kí chung. Đồng thời bộ phận kế toán cũng xác định lượng thuế rõ ràng và chính xác của đầu vào và đầu ra để có thể kiểm tra đối chiếu được dễ dàng.
Về bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp: Đây là bộ phận hoạt động khá hiệu quả trong doanh nghiệp. Bởi vì trách nhiệm nặng nề vừa phải tạo mối quan hệ, vừa phải lo về việc tìm kiếm đối tác trong và ngoài nước. Năm 2008, bộ phận đã cố gắng tìm và liên hệ đối tác nước ngoài và xuất khẩu một lô hàng thu được kết quả lớn cho toàn doanh nghiệp.
Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cũng còn một số những hạn chế.
Công ty còn kém trong việc trong viêc thu nợ khiến cho lượn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 110962.doc