MỤC LỤC:
LỜI MỞ ĐẦU
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1. Thông tin chung về công ty
2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần Tràng An
3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty cổ phần Tràng An
3.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự
4. Đặc điểm kinh tế kĩ thuật của công ty
4.1. Đặc điểm về sản phẩm
4.2. Đặc điểm về khách hàng và thị trường tiêu thụ
4.2.1. Đối thủ cạnh tranh trong nước
4.2.2. Đối thủ cạnh tranh nước ngoài
4.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
4.4. Đặc điểm về lao động
4.5. Đặc điểm về máy móc, thiết bị, công nghệ
4.6. Đặc điểm về nguyên vật liệu
4.7. Tình hình tài chính của công ty
II.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM QUA
1. Tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng chiếm lĩnh thị trường của công ty
1.1. Kết quả sản xuất sản phẩm của công ty những năm gần đây
1.2. Tình hình tiêu thụ các loại sản phẩm
1.3. Tình hình marketing và phân phối sản phẩm
1.4. Quản trị cung ứng, mua sắm, dự trữ
1.5. Tình hình quản lý và sử dụng vốn
1.6. Tình hình liên doanh liên kết và đầu tư trong và ngoài nước
2. Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
2.1. Ưu điểm
2.2. Những tồn tại:
2.3. Nguyên nhân
2.3.1. Nguyên nhân chủ quan
2.3.2. Nguyên nhân khách quan
III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY TRONG NĂM 2008
1. Phương hướng chung của ngành
2. Phương hướng và nhiệm vụ của công ty trong năm 2008
KẾT LUẬN
37 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6249 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần Tràng An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phẩm kẹo mềm chiếm ưu thế hơn cả về số lượng và chất lượng do nhu cầu hiện nay trên thị trường về kẹo thì kẹo mềm vẫn được nhiều người yêu thích hơn, kẹo mềm gồm: kẹo mơ, sữa, dừa, cốm…
Về sản phẩm bánh công ty đã kịp thời nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, đổi mới trang thiết bị, công nghệ hiện đại để cho ra xưởng các loại bánh như: bánh kem quế, biscuit, snack… Đặc biệt, bằng chính sách đa dạng hóa sản phẩm, năm 2005 vừa qua, công ty đã đưa vào sản xuất mặt hàng bánh Pháp, bước đầu đã chiếm được cảm tình của người tiêu dùng.
4.2. Đặc điểm về khách hàng và thị trường tiêu thụ
Với những điều kiện về vị trí địa lý cũng như tự nhiên cộng với dân số trên 80 triệu dân, thị trường bánh kẹo nước ta đã tạo nên một sức thu hút lớn đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Thị trường bánh kẹo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là một thị trường rất sôi động với số lượng doanh nghiệp tham gia trên thị trường cũng rất đông đảo và danh mục các loại sản phẩm trong lĩnh vực này trên thị trường cũng rất đa dạng. Để nhận biết rõ những nét nổi bật về thị trường bánh kẹo nước ta trước hết chúng ta hãy tìm hiểu những đặc điểm chung về thị trường bánh kẹo bao gồm những đặc điểm sau:
Hàng hóa trên thị trường là bánh kẹo, đây là những loại sản phẩm mà nhu cầu tiêu dùng của nó đều có ở tất cả mọi người và đây là những loại mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.
Đây là lĩnh vực kinh doanh mang tính thời vụ, ở những thời điểm khác nhau trong năm nhu cầu tiêu dùng loại mặt hàng này của người tiêu dùng cũng khác nhau. Thời điểm nhảy cảm nhất là giai đoạn cuối năm và hai tháng đầu năm. Thời điểm lễ tết, nhiều lễ hội và đám cưới, thời tiết mát mẻ khi đó nhu cầu mua bánh kẹo tăng lên rất nhanh.
Khách hàng trên thị trường này là tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên là mức tiêu dùng loại sản phẩm này ở mỗi khách hàng tăng giảm phụ thuộc vào lứa tuổi của họ. Khi tuổi càng cao thì nhu cầu tiêu dùng loại sản phẩm này càng giảm. Những đặc điểm này chi phối rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên thị trường bánh kẹo nước ta hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực bao gồm các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống như bánh đậu xanh, Rồng Vàng, kẹo dừa Bến Tre… Do đó, trong những năm gần đây sản phẩm trên thị trường nước ta tăng về số lượng, đa dạng về chủng loại, ta có thể thấy rõ qua bảng dưới đây:
Bảng: cơ cấu sản lượng tiêu thụ sản phẩm của các thành phần doanh nghiệp ngành sản xuất bánh kẹo.
Khu vực cung cấp
2005
2006
2007
Sản lượng (tấn)
%
Sản lượng (tấn)
%
Sản lượng (tấn)
%
Doanh nghiệp nhà nước
50130
42,1
52760
41,0
56250
40,2
Công ty liên doanh
16313
13,7
17887
13,9
19729
14,1
Các thành phần kinh tế khác
35484
29,8
37833
29,4
41418
29,6
Nhập khẩu
17147
14,4
20203
15,7
22528
16,1
Tổng cộng
119074
100
128683
100
139925
100
So với năm trước
108,1
108,7
Qua bảng trên ta thấy sản lượng trên thị trường bánh kẹo toàn quốc là rất lớn và tăng qua từng năm, đối với sản lượng của công ty thì mặc dù cũng tăng qua các năm (từ 3151 tấn năm 2005 lên 4000 tấn năm 2007). Tuy nhiên, vẫn còn nhỏ so với thị trường. Điều này cho thấy sản xuất kinh doanh trong một môi trường cạnh tranh như vậy, Công ty cổ phần Tràng An phải chịu một sức ép rất lớn của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
4.2.1. Đối thủ cạnh tranh trong nước
Ở thị trường miền Bắc mà cụ thể là tại Hà Nội, Tràng An có một đối thủ cạnh tranh lớn đó là công ty bánh kẹo Hải Châu. Hải Châu cũng sản xuất một số sản phẩm tương tự như của Tràng An nhưng giá cả lại thấp hơn. Đây là một khó khăn lớn của Tràng An. Ngoài ra cũng ngay tại thị trường Hà Nội, Tràng An còn phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty khác như công ty bánh kẹo Hải Hà. Hiện nay công ty bánh kẹo Hải Hà có thế lực rất lớn trên thị trường nước ta, đặc biệt là loại sản phẩm kẹo của công ty.
Thị trường miền Trung và miền Nam thì các đối thủ chủ yếu của Tràng An là các công ty đường như Quảng Ngãi, Biên Hòa. Đặc biệt, công ty Đường Biên Hòa là một doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường từ lâu với số lượng chủng loại sản phẩm lớn khoảng trên 130 chủng loại khác nhau. Thế mạnh lớn của công ty này là lợi thế về nguồn nguyên liệu mà tiêu biểu là nguyên liệu đường. Đây là nguyên liệu chính tham gia vào việc hình thành nên sản phẩm mà công ty có thể tự cung cấp được. Chính vì vậy trong tình hình cạnh tranh quyết liệt trên thị trường bánh kẹo hiện nay, công ty vẫn là một doanh nghiệp lớn có vị trí đáng kể trên thị trường, đặc biệt là thị trường miền Nam.
Ngoài ra, công ty Tràng An còn chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty liên doanh với các sản phẩm: Kẹo cao su có nhân, kẹo sữa Apenliebe và công ty chế biến thực phẩm Kinh Đô với sản phẩm bánh các loại đặc biệt là Snack Bim bim.
4.2.2. Đối thủ cạnh tranh nước ngoài
Bên cạnh các đối thủ cạnh tranh trong nước, Công ty cổ phần Tràng An còn phải chịu sự cạnh tranh của các đối thủ nước ngoài, bao gồm các doanh nghiệp ở nhiều quốc gia như: Trung Quốc, Thái Lan, Singapo… Đây là những mối lo ngại lớn cho các doanh nghiệp trong nước đặc biệt là sản phẩm bánh kẹo của Trung Quốc đã được đưa vào nước ta với số lượng rất lớn và có mặt ở hầu hết ở các Tỉnh,Thành. Từ những đánh giá ở trên về các đối thủ cạnh tranh công ty cần đề ra những sách lược phù hợp và thích ứng với những đối thủ.
4.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Tại Công ty cổ phần Tràng An rất nhiều loại sản phẩm như bánh, kẹo, bột ngot,… Tuy nhiên, trong chuyên đề này chỉ xin trình bày chỉ xin trình bày ngắn gọn về quy trình sản xuất kẹo.
Mặc dù công ty sản xuất rất nhiều chủng loại kẹo nhưng nói chung quy trình sản xuất của các loại kẹo này đều giống nhau và trải qua 5 giai đoạn: Hòa đường, nấu, làm nguội, tạo hình và đóng gói.
Giai đoạn 1: Hòa đường
Bước đầu, nước đường và nha sẽ được hòa tan với nhau thành dung dịch siro đồng nhất ở nhiệt độ 1000C – 1100C theo từng tỉ lệ quy định cho từng loại kẹo (ví dụ: kẹo cứng đường chiếm từ 70% đến 90% còn kẹo mền thì đường chiếm từ 40% đến 50%). Hòa đường là công việc được tiến hành một cách thủ công vì vậy đòi hỏi người công nhân hòa đường phải có trình độ chuyên môn khá vững, nắm chắc các tiêu chuẩn quy trình kĩ thuật cho từng loại kẹo.
Giai đoạn 2: Nấu
Đây là quá trình cô đặc dịch keo tư độ ẩm w = 20% xuống còn w = 1% - 3%. Sau khi hòa tan, dung dịch sẽ được đưa vào nồi nấu thủ công hoặc nồi nấu hiện đại tùy thuộc vào máy móc, thiết bị ở từng xí nghiệp. Mỗi loại kẹo mềm sẽ được nấu ở một nhiệt độ khác nhau. Ví dụ: kẹo cứng từ 1400C – 1650C, kẹo mềm từ 1100C – 1250C.
Giai đoạn 3: làm nguội
Khi nấu xong, dung dịch keo lỏng đã quánh lại và được đổ ra bàn làm nguội. Lúc này, tùy thuộc từng loại kẹo người ta sẽ cho thêm các chất phụ gia như: axit, tinh dầu, phẩm thực phẩm… vào hốn hợp. Mục đích của khâu này là thực hiện quá trình làm nguội kẹo từ hơn 100oC xuống còn 800C – 900C để khi đưa vào khâu định hình kẹo không bị dính.
Giai đoạn 4: Tạo hình
Công việc tạo hình gồm các công đoạn: lăn côn, vuốt thoi, cảng mảng kẹo xẽ được vuốt thành các giải dài sau đó sẽ đưa vào máy định hình, cắt những dải này theo những khuôn mẫu kẹo định sẵn. Các viên kẹo được cắt xong rơi xuống đến nhiệt độ 400C – 500C, để đảm bảo kẹo ở trạng thái cứng và giòn, không bị biến dạng khi gói.
Giai đoạn 5: Đóng gói
Sau khi được cắt và làm nguội xong, kẹo sẽ được đóng gói có thể là đóng gói băng máy hoặc bằng tay. Gói xong kẹo sẽ được đóng gói cho vào thùng theo trọng lượng đã được quy định sẵn. Quá trình sản xuất kẹo diễn ra rất nhanh, nếu sử dụng lao động thủ công thì trong một ca (khoảng 30 phút) người ta sẽ sản xuất được một mẻ kẹo từ 20kg đến 25kg. Còn nếu sử dụng máy thì cứ một phút một mẻ kẹo 5kg sẽ được hoàn thành.
Trong quá trình này, ba giai đoạn đầu đóng một vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng tới việc xác định loại kẹo sản xuất mà còn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm được sản xuất ra. Do vậy, ngoài việc bố trí vào các giai đoạn này những lao động có tay nghề cao, có kiến thức chuyênmoon vững vàng, công ty còn yêu cầu bộ phận QC (KSC) kiểm tra chất lượng sản phẩm của những giai đoạn này rất khắt khe và kỹ lưỡng.
4.4. Đặc điểm về lao động
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ đạo của công ty là sản xuất kinh doanh các mặt hàng bánh kẹo và đây cũng là lĩnh vực cần nhiều lao động. Từ một công ty chỉ có khoảng 400 lao động đến nay con số này đã lên tới hơn 600 lao động. Do đó vấn đề quản lý lao động có hiệu quả là rất quan trọng của công ty.
Đặc điểm sản xuất của công ty là lao động nhẹ nhàng, đòi hỏi sự khéo léo và khả năng chịu đựng bền bỉ của người lao động nên lao động nữ chiếm tỷ trọng lớn trong khoảng gần 75%. Các lao động nam chỉ đảm bảo công việc nặng nhọc như vận chuyển, vận hành máy. Các lao động nữ được bố trí vào những công việc thủ công nhẹ nhàng như đóng túi, đóng hộp.
Về cơ cấu lao động, Công ty cổ phần Tràng An cũng đã xây dựng được tỉ lệ hợp lý giữa bộ phận trực tiếp sản xuất và bộ phận quản lý, kinh doanh. Trong đó bộ phận quản lý kinh doanh chỉ chiếm ít hơn 5% cơ cấu lao động của công ty.
Bảng: Cơ cấu sử dụng lao động của công ty qua các năm gần đây
Chỉ tiêu phân loại
2005
2006
2007
Số lượng
(người)
%
Số lượng
(người)
%
Số lượng
(người)
%
Tổng số lao động
617
632
646
1.Theo giới tính
- Nam
156
25,3
159
25,2
169
26,2
- Nữ
461
74,7
473
74,8
477
73,8
2.Theo hình thức lviệc
- Lao động trực tiếp
465
75,4
483
76,4
503
77,9
- Lao động gián tiếp
131
21,2
129
20,4
125
19,3
- Cán bộ quản lý
21
3,4
20
3,2
18
2,8
4.5. Đặc điểm về máy móc, thiết bị, công nghệ
Tình trạng máy móc thiết bị của công ty gồm hai khối: khối phục vụ sản xuất và khối quá trình công nghệ.
- Khối phục vụ sản xuất: đây là khố rất quyết định vì nó phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu để phục vụ khối máy móc, thiết bị trực tiếp sản xuất.
Khối phục vụ sản xuất bao gồm:
Điện: có hai nguồn: Lưới cấp: thông qua máy biến áp trạm biến áp tổng. Tự phát: phụ thuộc vào máy phát điện của công ty đang có nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất sản phẩm của công ty.
Nước sạch: có nước của thành phố và nguồn tự khai thác, chia thành hai chuẩn: chuẩn cứng và chuẩn không cứng nhằm xử lý nước thải trong quá trình sản xuất.
Hệ thống cấp hơi trong điều kiện áp suất cao, truyền năng lượng phục vụ quá trình sản xuất. Nguồn cung cấp khí ga, hóa lỏng phục vụ cho xây chuyền sản xuất của công ty.
Các máy điều hòa trung tâm để đảm bảo sức khỏe cho người lao động và phục vụ sản xuất sản phẩm.
Các hệ thống máy tính, thiết bị giám sát để xử lý các vấn đề chuyên môn của công ty, càng ngày hệ thống này càng được phát triển.
Lực lượng xe vận tải chở hàng hóa, sản phẩm…
- Về máy móc thiết bị trực tiếp sản xuất của công ty được bố trí như sau:
Xí nghiệp kẹo I: có dây chuyền sản xuất kẹo cứng.
Xí nghiệp kẹo II: có dây chuyền máy móc sản xuất kẹo mềm, bánh Pháp
Xí nghiệp bánh I: có dây chuyền sản xuất bánh kem quế, bánh quy.
Xí nghiệp bánh II: có dây chuyền máy móc sản xuất Snack.
Trong những năm vừa qua công ty đã mạnh dạn đầu tư nhiều dây chuyền sản xuất mới hiện đại, đặc biệt Năm 2005 vừa qua, sau một thời gian khẩn trương đầu tư cải tạo nhà xưởng, lắp đặt thêm máy móc, thiết bị mới công ty đã trình làng hai dòng sản phẩm mới là: bánh Pháp và kẹo Sữa cũng đã bước đầu chiếm được cảm tình người tiêu dùng.
Tên máy móc thiết bị
Nước sản xuất
Năm sản xuất
Năm sử dụng
Trình độ
Công suất thiết kế
Công suất sử dụng
1.Dây chuyền sản xuất kẹo cứng
Ba Lan
1969
1987
Cơ khí
1600 kg/casx
13500 kg/ca
2.Dây chuyền sản xuất kẹo mềm
Ba Lan
1969
1987
Cơ khí
1600 kg/casx
13500 kg/ca
3.Dây chuyền sản xuất bánh Pháp
Trung Quốc
2005
2005
Tự động
200 kg/casx
120 kg/ca
4.Dây chuyền sản xuất bánh quế
Inđônêxia
1998
1999
Tự động
600 kg/casx
350 kg/ca
5.Dây chuyền sản xuất Snack
Pháp
2000
2000
Tự động
800 kg/casx
800 kg/ca
6.Dây chuyền sản xuất bánh quy
Trung Quốc
2003
2003
Tự động
1400 kg/casx
14000 kg/ca
Các dây chuyền sản xuất này có thể được giới thiệu qua vài đặc điểm hiện có sau đây:
Dây chuyền kẹo sữa
Là dây chuyền có công nghệ hiện đại tiên tiến bậc nhất hiện nay trên thế giới. Với công nghệ đặc biệt sử dụng sữa tươi nguyên chất, nấu trong điều kiện cô chân không màng siêu mỏng "Super-thin Film Vacuum Cooker" giúp sản phẩm giữ được hương vị tự nhiên, các vi chất dinh dưỡng từ sữa tươi nguyên chất Mộc Châu, thêm vào đó là các hương vị truyền thống độc đáo ấn tượng của Tràng An như hương cốm, cà phê sữa, sôcôla sữa..., hương hoa quả đặc trưng của miền nhiệt đới. Với dây chuyền hiện đại và khổng lồ này, Tràng An sắp cho ra mắt khách hàng các sản phẩm hấp dẫn như kẹo Ngô, đậu đỏ, khoai môn... góp phần làm phong phú bộ sưu tập sản phẩm kẹo mềm cao cấp có uy tín của mình.
Dây chuyền bánh Pháp
Với công nghệ đặc biệt của Pháp, sản phẩm lần đầu tiên được sản xuất tại Việt nam, với giá trị dinh dưỡng cao, thơm ngon, đa dạng về hương vị kem như khoai môn, đậu đỏ, dâu, dừa...sản phẩm thực sự đã chinh phục khách hàng ngay từ loạt đầu tiên ra mắt thị trường.
Dây chuyền bánh quế
Dây chuyền thiết bị công nghệ đồng bộ của Indonexia, đây là sản phẩm bánh quế số 1 Việt nam và liên tục bán chạy nhất trên thị trường Việt nam trong nhiều năm qua.
Dây chuyền Snack
Với toàn bộ thiết bị công nghệ đặc biệt của Cộng hoà Pháp, dây chuyền Snack có công suất lớn nhất Việt nam này liên tục hoạt động 3 ca hết công suất để phục vụ nhu cầu khách hàng. Hương vị đặc biệt thơm ngon, chất lượng cao như các sản phẩm Teppy bò, cua, cà chua, BBQ, tôm, chay...Đặc biệt là sử dụng công nghệ đùn ép không qua chiên dầu ở nhiệt độ cao như các sản phẩm Snack khác, sử dụng Teppy Snack Tràng An thực sự mang lại sự an toàn cho sức khoẻ người tiêu dùng.
Dây chuyền bánh quy
Dây chuyền hiện đại với công suất lớn của Trung Quốc, có thể tạo ra các chủng loại sản phẩm bánh qui đa dạng chất lượng cao. Nhờ vậy, dây chuyền này tuy mới nhập từ đầu năm 2003 nhưng chỉ sau một thời gian ngắn đã chiếm lĩnh thị trường và tạo được ấn tượng chất lượng tốt trong lòng người tiêu dùng.
Dây chuyền sản xuất kẹo cứng
Là công nghệ sản xuất lâu năm nhất của công ty. Hiện nay công ty đang cố gắng thay đổi một số hương liệu chế biến kẹo phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng nhằm thích ứng với nhu cầu của khách hàng.
4.6. Đặc điểm về nguyên vật liệu
Với doanh nghiệp sản xuất, giá trị nguyên vật liệu chiếm tỉ trọng lớn và ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ở Công ty cổ phần Tràng An, các nguyên vật liệu để sản xuất ra các sản phẩm bánh kẹo của công ty bao gồm: bột mì, đường kính, mì chính, dầu ăn, hương liệu, trứng, bơ sữa và các gia vị khác trong đó đường kính và bột mì là nguyên liệu chủ yếu sử dụng trong sản xuất các loại sản phẩm của công ty.
Nguồn nguyên liệu bơ sữa dùng trong sản xuất của công ty tuy không chiếm tỉ lệ lớn trong lượng nguyên liệu sản xuất các loại bánh kẹo nhưng nó cũng là nguồn nguyên liệu quan trọng dùng cho sản xuất và cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho sản phẩm. Tuy nhiên loại nguyên liệu này tạo ra ở trong nước là không nhiều. Đồng thời giá của nó cũng tăng nhanh trong mấy năm gần đây với mức tăng là 20% - 25%. Vì vậy công ty đang tìm giải pháp khắc phục sự khó khăn trong việc cung cấp loại nguyên liệu này đáp ứng yêu cầu sử dụng nguyên liệu cho hoạt động sản xuất của công ty.
Đường kính và bột mì do ở trong nước sẵn có và đáp ứng đủ nên việc vận chuyển, cung ứng nguyên liệu được thuận lợi hơn so với nhiều doanh nghiệp khác trên thế giới. Cũng như các mặt hàng thực phẩm khác trong nước giá của những loại nguyên liệu này có xu hướng tăng qua vài năm gần đây. Đường và bột mì là hai loại sản phẩm tăng mạnh. Giá của chúng năm 2007 tăng 15% - 25% mà giá của sản phẩm bánh kẹo của công ty làm ra lại không tăng đáng kể do vậy việc huy động thêm nguồn vốn cho cung ứng nguyên vật liệu của Công ty cổ phần Tràng An hiên đang gây khó khăn lớn cho tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
Như vậy với việc đặt nhà máy tại địa bàn thành phố và tình hình giá cả nguyên liệu các loại thực phẩm đang có xu hướng tăng như hiện nay công ty cần tìm ra một giải pháp thích hợp để giảm bớt sự khó khăn trong quá trình sản xuất sản phẩm của công ty để kịp thời đối phó sự cạnh tranh đang diễn ra khốc liệt trên thị trường bánh kẹo cho nhu cầu trong nước.
4.7. Tình hình tài chính của công ty
Vốn là một trong những yếu tố đầu vào không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, vốn là chìa khóa để mở rộng và phát triển kinh doanh. Mọi doanh nghiệp đều nỗ lực để huy động được một lượng vốn nhất định trước khi thành lập. Trong thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt động vì thiếu vốn nhưng Công ty cổ phần Tràng An do hoạt động kinh doanh trong những năm qua có hiệu quả nên nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng hàng năm. Qua bảng 1 chúng ta có thể thấy rằng năm 2005 là 60,602 tỷ đồng, sang năm 2006 tăng lên 65,820 tỷ đồng, sang năm 2007 tăng lên 72,437 tỷ đồng. Chứng tỏ công ty đang làm ăn có hiệu quả, không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh nên nguồn vốn chủ sở hữu qua các năm không ngừng tăng lên,từ năm 2005 là 24,203 tỷ đồng đến năm 2007 là 34,551 tỷ đồng, kết hợp với khả năng huy động vay từ các nguồn khác. Qua các năm nguồn vốn vay cũng theo đó tăng lên, chứng tỏ công ty đã chiếm được lòng tin của các tổ chức cho vay. Với tiềm lực đó công ty đang có rất nhiều thuận lợi trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như khả năng mở rộng thị phần được khẳng định là có triển vọng.
Bảng: Cơ cấu sử dụng vốn của công ty
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Giá trị
(tỉ đồng)
%
Giá trị
(tỉ đồng)
%
Giá trị
(tỉ đồng)
%
I.Cơ cấu vốn
1.Vốn lưu động
22,327
36,8
28,460
43,2
31,627
44,9
2.Vốn cố định
38,275
63,2
37,360
56,8
38,810
55,1
Tổng
60,602
65,820
72,437
II.Nguồn vốn
1.Vốn chủ sở hữu
24,203
41,3
30,080
45,7
34,551
49,1
2.Vay ngắn hạn
26,488
45,2
27,974
42,5
28,224
37,6
3.Vay từ nguồn khác
7,911
13,5
7,767
11,8
9,630
13,3
Tổng
58,602
100
65,820
100
72,405
100
II.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM QUA
1. Tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng chiếm lĩnh thị trường của công ty
1.1. Kết quả sản xuất sản phẩm của công ty những năm gần đây
Trong những năm gần đây khi nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn mở cửa hội nhập kinh tế, cơ hội thị trường với công ty là rất nhiều nhưng thách thức cũng không ít đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ trong ngành. Trước tình hình đó công ty vẫn giữ được mình và ngày một phát triển, sản phẩm của công ty ngày càng được thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, đáp ứng lòng mến mộ và tin yêu của nhân dân xứng đáng là một trong những doanh nghiệp hàng đầu sản xuất bánh kẹo trong cả nước.
Cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm và đầu tư thiết bị máy móc hiện đại để cho ra đời những sản phẩm mới có chất lượng cao, đa dạng, phong phú về chủng loại, màu sắc, giá cả đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Do vậy mà trong một số năm qua công ty đã được bình chọn vào “Topten” – hàng Việt Nam chất lượng cao. Hiện nay với công suất gần 4000 tấn/năm, doanh số bán doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty được phản ánh như sau:
Bảng: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2003 – 2007
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2003
2004
2005
2006
2007
1.Giá trị tổng sản lượng
Tỷ đồng
47,242
50,480
55,400
62,150
63,668
2.Doanh thu
Tỷ đồng
59,968
59,547
69,702
77,546
79,961
3.Chi phí bán hàng
Tỷ đồng
1,020
1,272
1,364
1,540
1,620
4.Chi phí quản lý
Tỷ đồng
4,010
4,227
4,543
4,635
5,368
5.Nộp ngân sách
Tỷ đồng
1,250
1,443
2,020
2,530
2,680
6.Lợi nhuận
Tỷ đồng
6,070
6,116
6,301
7,783
7,596
7.Sản lượng
Tấn
2546,2
2820,8
3045,4
3482,7
4000
8.Thu nhập bình quân
Nghìn đồng
950
1050
1150
1350
1400
9.Số công nhân viên
Tỷ đồng
611
609
617
632
646
Bảng: Mặt hàng và sản lượng sản xuất của công ty năm 2003 - 2007
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Tình hình sx sản phẩm chủ yếu qua các năm
2003
2004
2005
2006
2007
1.Kẹo mềm cao cấp
Tấn
755,4
870,6
892,0
884,9
1140,0
2.Kẹo cứng cao cấp
Tấn
614,3
625,6
558,3
513,3
450,0
Tổng kẹo các loại
Tấn
1369,7
1496,2
1450,3
1398,2
1590,0
3.Bánh quy
Tấn
312,3
354,0
402,6
548,2
560,0
4.Bánh quế kem
Tấn
249,5
287,9
346,8
335,8
550,0
5.Snack
Tấn
614,7
682,7
787,4
953,3
1000
Tổng bánh các loại và Snack
Tấn
1176,5
1324,6
1536,8
1837,3
2110
6.Bánh Pháp
Tấn
-
-
58,3
247,2
300,0
Tổng
Tấn
2546,2
2820,8
3045,4
3482,7
4000
Qua bảng trên chúng ta thấy kết quả sản xuất chung của Công ty cổ phần Tràng An tăng theo từng năm. Mỗi mặt hàng theo từng năm có sự thay đổi. Đối với sản lượng kẹo sản xuất của công ty năm mấy năm gần đây có giảm nhưng năm 2007 lại tăng lên đáng kể đặc biệt là sản lượng kẹo mềm. Đây cũng chính là những loại sản phẩm được sản xuất với khối lượng lớn trong cơ cấu sản phẩm của công ty. Trong những loại sản phẩm này thì tùy theo từng năm có lúc thì tăng và có năm sản lượng sản xuất lại giảm theo từng loại mặt hàng, điều này chứng tỏ tình hình tiêu thụ loại mặt hàng này là chưa được ổn định và thêm nữa nó chịu sự cạnh tranh rất quyết liệt của các đối thủ, tình hình này đòi hỏi công ty cần có biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho những sản phẩm này. Đối với các sản phẩm bánh các loại và Snack từ năm 2003 đến năm 2007 sản lượng của công ty đã sản xuất tăng 933,5 tấn tương đương với 79,3%. Loại sản phẩm này dù cơ cấu sản xuất sản phẩm của công ty có thấp hơn, tuy nhiên về sản lượng cũng tăng đều đặn hàng năm, đặc biệt là loại sản phẩm Snack, điều này đã chứng tỏ những sản phẩm về bánh do công ty sản xuất cũng ngày đang được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng và công ty cần có biện pháp để tăng dần khối lượng sản xuất để tương xứng với tiềm năng của thị trường.
1.2. Tình hình tiêu thụ các loại sản phẩm
Công ty cổ phần Tràng An là một doanh nghiệp sản xuất có quy mô thuộc loại vừa ở nước ta chuyên về lĩnh vực sản xuất bánh kẹo. Tuy nhiên, từ khi thành lập đến nay, công ty đã cố gắng vươn lên về mọi mặt. Sản phẩm của công ty đã có mặt ở hầu hết khắp mọi miền đất nước và được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong năm qua được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng: Tình hình tiêu thụ các mặt hàng
Sản phẩm
2003
2004
2005
2006
2007
Bánh các loại và Snack
1105,0
1296,4
1511,6
1792,5
2025,8
Kẹo các loại
1355,8
1403,0
1425,3
1329,6
1577,6
Bánh Pháp
-
-
58,0
239,6
295,0
Tổng
2460,8
2699,4
2936,9
3361,7
3898,4
Qua các chỉ tiêu tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Tràng An qua các năm chúng ta có thể thấy rằng sản lượng sản phẩm tiêu thụ lớn nhất của công ty là kẹo mềm và các loại bánh. Chứng tỏ đây là các sản phẩm ưu thế của công ty. Kết quả tổng hợp về sản lượng tiêu thu của toàn công ty cho thấy công ty ngày càng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng và vẫn giữ được vị trí của nó trên thị trường.
Sau sản phẩm các loại bánh và kẹo, gần đây công ty còn dự định sản xuất thêm các mặt hàng như: rượu vang, gia vị… Tuy nhiên hiện đang ở mức độ thử nghiệm, và các loại sản phẩm về bánh kẹo vẫn là những sản phẩm chủ đạo của công ty. Đặc biệt, bằng chính sách đa dạng hóa sản phẩm, năm 2005 vừa qua, sau một thời gian đầu tư lắp đặt thiết bị mới, công ty đã đưa vào sản xuất mặt hàng bánh Pháp và đã thu được kết quả khả quan trong giai đoạn đầu, bước đầu đã chiếm được cảm tình của người tiêu dùng, tuy nhiên đó mới chỉ là bước đầu sản lượng sản xuất cũng như tiêu thụ mặt hàng mới này còn rất nhỏ bé, công ty cần có phương án để khai thác sản phẩm mới này. Trong tương lai, công ty có kế hoạch sản xuất thêm một số loại sản phẩm và thúc đẩy tiêu thụ, tuy nhiên để nâng cao hiệu quả, công ty cần cố gắng tìm những biện pháp để hạ giá thành sản phẩm.
1.3. Tình hình marketing và phân phối sản phẩm
Ngày nay, không một doanh nghiệp nào bắt tay vào kinh doanh lại không tìm mọi cách gắn kinh doanh của mình với thị trường vì chỉ có như vậy doanh nghiệp mới hy vọng tồn tại và phát triển được trong cơ chế thị trường. Với nhiệm vụ cơ bản là tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp, giống như sản xuất tạo ra sản phẩm, Marketing sẽ kết nối hoạt động của doanh nghiệp với thị trường.
Biết được sự quan trọng của Marketing như vậy, Công ty cổ phần Tràng An luôn đặt Marketing là một trong những nhiệm vụ quan tâm hàng đầu của công ty. Hàng năm công ty bỏ ra một khoản chi phí dùng cho việc nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt thông qua kênh bán hàng và xem xét mức tiêu thụ của doanh nghiệp so với mức tiêu thụ của toàn thị trường, công ty luôn đề ra một kế hoạch sản xuất thích hợp.
Một bộ phận quan trọng của chiến lược Marketing hỗn hợp là chiến lược phân phối. Hoạt động phân phối giải quyết vấn đề hàng hóa dịch vụ được đưa như thế nào đến người tiêu dùng. Các quyết định về phân phối thường phức tạp và có ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các lĩnh vực khác trong Marketing. Kênh phân phối mà Công ty cổ phần Tràng An sử dụng là có thông qu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24648.doc