Thực tế sản xuất bia tại công ty Bia VICOBA Thái Nguyên nói chung được xây
dựng, thiết lập từ những cơ sở lý thuyết đã có sẵn và được nhiều nhà máy bia trong
nước áp dụng. Để hình thành sản phẩm bia đều phải tuân theo những qui trình nhất
định, những thông số kỹthuật đã được nghiên cứu trước, ví dụ: qui trình nấu nguyên
liệu thay thế phải có giai đoạn hồ hoá, dịch hoá, qui trình nấu maltphải có giai đoạn
đạm hoá, đường hoá., nếu đãáp dụng cách tiến hành lên men một pha thân trụ đáy
côn thì phải sử dụng chủng men lên men chìm, tiến hành lên men chính và lên men
phụ trong cùng một tank, nhiệt độ lên men chính khoảng 810
o
C, nhiệt độ lênmen
phụ trong khoảng 02
o
C.
Tuy nhiên để hình thành nên những sản phẩm bia mang đặc trưng khác nhau thì
cũng phải áp dụng những quy trình, những thông số cụ thể khác nhau, phải có
những điều chỉnh phù hợp với thực tế, chế độ thuỷ phân nguyên liệu cũng có phần
khác nhau.Trên thực tế, để sản xuất được một sản phẩm bia cần nhiều loại nguyên
liệu, hoá chất khác nhau. Trong đó có những nguyên liệu hóa chất mà sinh viên đã
được học trên lý thuyết, nhưng cũng có những nguyên liệu hoá chất chưa được tìm
hiểu vì các nguyên liệu, hoá chất này rất đa dạng và phong phú, mỗi nhà máy khác
nhau có thể dùng những chất khác nhau. Ngoài ra, cách bố trí dây chuyền sản trong
nhà máy xuất rất phức tạp, hiện đại; nhà xưởng, đường ống dẫn, hệ thống điều khiển
quy mô. Bên cạnh các nhà xưởng, thiết bị chính phục vụ sản xuất bia mà sinh viên
đã được tìm hiểu còn có nhiều thiết bị, nhà xưởng phụ trợ như: hệ thống lạnh, lò
hơi, phân xưởng cơ khí, điện, hệ thống CIP, hệ thống xử lý nước cấp, nước thải.
Tóm lại, để sản xuất một sản phẩm thực phẩm như bia cần một dây chuyền khá
phức tạp, cần nhiều máy móc, vốn, nhân sự và cả kinh nghiệm trong sản xuất. Muốn
tìm hiểu kỹ về quy trình sản xuất bia cần phải kết hợp giữa học lý thuyết và tiếp cận
thực tế sản xuất nhiều và phải đầu tư thời gian.
16 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3418 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty cổ phần và chế biến thực phẩm Thái Nguyên (VICOBA), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
KHOA CNSH CNTP
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP
MÔN : CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA RƯỢU
VÀ NƯỚC GIẢI KHÁT
(Tại Công ty Bia VICOBA
Phan Đình Phùng, Thành phố Thái Nguyên)
GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Nghị
Sinh Viên: Nhóm 5
Lớp: K39 BQCBNS
Khoa: CNSH CNTP
Thái Nguyên tháng 11/2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
KHOA CNSH & CNTP
DANH SÁCH NHÓM THỰC TẬP BIA VICOBA
1. Hà Quang Việt
2. Dương Thị Ngân Hà
3. Tạ Thị Hằng
4. Nguyễn Thị Thu Hà
5. Nguyễn Thị Châu Giang
6. Phù Thị Thảo
7. Nguyễn Tiến Thịnh
Phần I. GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
I. Lịch sử phát triển của công ty cổ phần và chế biến thực phẩm Thái Nguyên (VICOBA).
1. Giới thiệu về công ty
Bia là một sản phẩm thực phẩm không chỉ là thức uống vật chất mà còn là “món
ăn” tinh thần. Về phương diện thực phẩm, bia là đồ uống có độ cồn thấp, dinh
dưỡng cao được sản xuất từ malt đại mạch, thế liệu, hoa houblon, nước.... Ngay từ
những năm 7000 trước công nguyên, bia đã ra đời như một thứ thuốc chữa bệnh,
nước giải khát. Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về bia ngày càng
tăng, nghành bia ngày càng phát triển, bia luôn có mặt trong các ngày lễ, tết, cưới,
hỏi....như một thú giải trí thật sự.
Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Nguyên được xây dựng trên địa bàn
đường Phan Đình Phùng thành phố Thái Nguyên. Công ty cổ phần chế biến thực
phẩm Thái Nguyên (Bia – VICOBA) hiện đang có 60 lao động. Lao động gián tiếp
có 13 người, còn lại là lực lượng sản xuất và phụ trợ.
Tiền thân của công ty là “xí nghiệp bánh kẹo Bắc Thái”, được xây dựng năm
1973, năm 1975 đi vào hoạt động. Sau hơn chục năm sản xuất bánh kẹo do thiết bị
thủ công nên xí nghiệp bánh kẹo không tiêu thụ được hàng. Năm 1992 sở công
nghiệp đã sáp nhập hai xí nghiệp “bánh kẹo Bắc Thái” và xí nghiệp “nước chấm”
thành xí nghiệp “chế biến thực phẩm”. Ban lãnh đạo xí nghiệp đã tìm kiếm mặt
hàng và thị trường tiêu thụ. Được sự ủng hộ giúp đỡ của các ban ngành xí nghiệp đã
bắt đầu chuyển sang xây dựng dây chuyền sản xuất bia hơi có công suất 1000 lít/
ngày. Năm 1993 mở rộng sản xuất với công suất 3000 lít/ngày. Năm 1994 liên
doanh với công ty than nội địa mở rộng dây truyền sản xuất 10.000lít/ngày.
Gần 10 năm liên doanh với công ty than nội địa, bia viccoba cũng đã được người
tiêu dùng Thái Nguyên lựa chọn. Sản phẩm bia hơi được bán chủ yếu ở thành phố
Thái Nguyên và một số huyện như Đại Từ, Võ Nhai, Phú Bình, Phổ Yên… chưa
vươn đến các tỉnh lân cận.
Thực hiện quyết định số 4062/QĐ-UB ngày 31/12/2003 của ủy ban nhân dân
tỉnh Thái Nguyên, xí nghiệp chế biến thực phẩm đã cổ phần hóa 10% là vốn của các
cổ đông và đổi tên thành “Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Nguyên”. Sau
khi cổ phần hóa được 1 năm công ty đã nhận thấy thực tế hiện nay nhu cầu tiêu
dùng bia trên các thị trường liên tục tăng nhanh, các đối tượng sử dụng bia được mở
rộng. Hiện nay, với năng lực và thiết bị cũ của nhà máy Bia Thái Nguyên chỉ đủ
cung cấp một phần nhu cầu thị trường.
Do đó, công ty đã đầu tư xây dựng một dây truyền sản xuất bia khép kín với
trình độ tự động hóa căn bản tương đối hiện đại, nhằm giảm giá thành và nâng cao
chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường, tạo công ăn việc làm cho cán
bộ công nhân viên và sự phát triển vững chắc của công ty. Công suất thiết kế của
dây chuyền đang sản xuất là 5 – 10triệu lít/năm. Đủ để đáp ứng nhu cầu cho nhân
dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận song còn nhiều khó khăn về vốn công ty chưa
vươn được tới các tỉnh bạn, đó là điều công ty đang phải cố gắng nỗ lực hơn nữa
trong sản xuất kinh doanh để đạt được hiệu quả cao.
Phần II. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA
Sản phẩm tạo thành có được khách hàng ưa chuộng và đứng vững trên thị trường
hay không đều phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của sản phẩm. Chính vì vậy mà
Công ty rất chú trọng khi sản xuất cũng như kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi
đưa ra thị trường tiêu thụ. Mà quy trình công nghệ lại ảnh hưởng đến việc tổ chức
sản xuất, chất lượng sản phẩm và kể cả hiệu quả sản xuất kinh doanh. Quy trình
công nghệ sản xuất Bia mang tính liên tục theo phương pháp sản xuất dây chuyền,
đặc tính công nghệ khác nhau sẽ tạo ra Bia có các cấp chất lượng khác nhau.
Nguyên liệu chính để sản xuất các loại Bia gồm Malt, gạo, hoa houblon, nước.
- Malt đại mạch: Là loại thóc malt được nảy mầm trong điều kiện thích hợp và
được sấy khô theo một công nghệ đặc biệt. Malt có màu vàng sáng, hạt đều, có mùi
thơm đặc trưng cần có, vị ngọt nhẹ. Malt được nhậpở các nước như: Đông Âu, Bỉ,
Đan Mạch, Pháp. Malt đại mạch là nguyên liệu chính để sản xuất các loại bia. Quá
trình quan trọng nhất mà hạt đại mạch trở thành hạt malt là sự nẩy mầm (mục tiêu
chủ yếu của quá trình sản xuất malt) là hoạt hóa, tích lũy về khối lượng và hoạt lực
của hệ enzym có trong đại mạch.
Hệ enzym (amilaza, proteaza, sitiaza, esraza…) này sẽ là động lực chủ yếu để
phân tách protein và gluxit cao phân tử trong nội nhũ của hạt thành các sản phẩm có
phân tử nhỏ (chủ yếu là đường đơn, dextrin bậc thấp, axit amin, anbumazo, pepton
và nhiều chất khác) hòa tan bền vững vào nước để thành chất chiết của dịch đường.
Mục đích trên đây đạt được bằng cách tạo điều liện thích hợp về độ ẩm, nhiệt độ, độ
thông thoáng khí cho khối hạt để phôi phát triển. Sau quá trình nẩy mầm, đem sấy
khô, tách rễ, làm sạch ta được malt phục vụ chủ yếu cho ngành sản xuất bia.
- Hoa Hupblon: Có mùi thơm đặc biệt, vị đắng dịu, màu xanh hơi vàng được
nhập từ CHLB Đức, Mỹ hoặc Tiệp. Hoa được chế biến theo 2 dạng: dạng hoa viên
được chế biến thành dạng viên và được đựng trong túi thiếc hút chân không để tránh
bị oxi hóa. Dạng cao được đựng trong hộp sắt tây chiết suất bằng CO2. Hoa Hupblon
là nguyên liệu cơ bản (thứ 2 sau malt đại mạch) của công nghệ sản xuất bia.
Hoa Hupblon có tác dụng làm cho bia có vị đắng, vị thơm, hương thơm rất dặc
trưng, làm tăng khả năng tạo bọt, giữ bọt, làm tăng độ bền keo và ổn định thành
phần sinh học của sản phẩm.. Hoa Hupblon bảo quản không tốt thì các axit dắng sẽ
bị oxi hóa biến thành nhựa mềm và nhựa cứng, giá trị công nghệ của hoa sẽ hết.
Quá trình đun sôi hoa Hupblon với dịch đường, chất chát có tác dụng tương hỗ
với protein thành phức chất không hòa tan. Khi nguội giúp cho dịch đường trong
(kết tủa protein không bền vững, làm tăng bền vững của keo bia). Mặt khác, kết tủa
giảm khả năng tạo bọt, gây cho bia có vị chát dễ chịu, nhiều tanin gây cho bia chát,
đắng.
- Gạo: Là nguyên liệu thay thế một phần malt. Gạo hạt đều, sạch cám có mùi
thơm. Về khả năng thay thế malt đại mạch trong sản xuất bia thì gạo là loại ngũ cốc
được dùng nhiều hơn cả. Điều này được thể hiệ rõ ở chỗ là gạo có chứa rất nhiều
tinh bột, protein vừa phải, chất béo và xenlulozo ở giới hạn thấp.Trong quá trình nấu
ta thu được nhiều chất hòa tan. Mặt khác về sử dụng gạo là nguyên liệu thay thế một
phần làm giảm giá thành sản phẩm mà chất lượng bia không thua kém so với sử
dụng toàn bộ malt đại mạch. Khi sản xuất với lượng gạo thay thế đến 30%, hoàn
toàn có thể sản xuất được các loại bia có chất lượng hảo hạng để xuất khẩu.
- Men Bia: Là chủng nấm men chìm Saccaromyces carlsbergensis
- Nấm men sử dụng trong sản xuất bia gồm 2 loại : Saccaromyces
carlsbergensis (lên men chìm) và Saccaromyces cerevisial (lên men nổi). Tuy nhiên
ở đây ta chỉ sử dụng nấm men Saccaromyces carlsbergensis để sản xuất. Giống này
có nguồn gốc từ nước ngoài, đã được huấn luyện thích ứng lên men chìm ở nhiệt độ
tương đối cao 15 – 16 0C nhằm rút ngắn thời gian lên men phù hợp với yêu cầu công
nghệ.
- Nhóm các phụ gia sử dụng dưới dạng nguyên liệu phụ nhằm khắc phục
các yêu cầu kĩ thuật cần thiết mà trong quá trình sản xuất chưa đạt tới, ta có các phụ
gia chủ yếu sau:
+ Nhóm các phụ gia dùng để sử lý nước: nhóm này có thể sử dụng các hóa chất
làm mềm nước để phục vụ sản xuất như : than hoạt tính, các muối ( Na2SO4, NaCl,
Al2(SO3)3 ) axit lactic.
+ Phụ gia để vệ sinh thiết bị : dung dịch CIP
+ Chất trợ lọc: Diatomit, Belogua 200 – 400 – 600
I. Quy trình công nghệ tổng quát
Gạo Malt
Nghiền Malt lót Nghiền
Nấu cháo (dịch cháo) Đường hóa
Lọc Bã malt
Hoa houblon Nấu dịch đường với hoa houblon
Lọc Bã hoa
Lắng
Làm lạnh nhanh Men tái sử dụng
Lên men chính
Rút men Rửa men
Lên men phụ và tàng trữ Bock
Lọc trong Rửa
Chai Bão hòa CO2 Chiết bock
Rửa chai Chiết chai Bia hơi thành phẩm
Dập nút
Thanh trùng
Dán nhãn, xếp két Bia chai thành phẩm
II. Thuyết minh quy trình
- Nghiền nguyên liệu: Nhằm mục đích đập vỡ hạt nguyên liệu thành nhiều mảnh
nhỏ để tăng bề mặt tiếp xúc với nước tạo điều kiện cho quá trình thuỷ phân và
đường hóa xảy ra nhanh và triệt để.
- Ngiền malt ở máy nghiền trục: (bột malt nhỏ, vỏ chấu dập không được nát
vụn). Bột nghiền malt được tải vào nồi nấu malt để phối trộn với nước theo tỷ lệ quy
định. (1malt: 3,5 nước).
- Nghiền gạo ở máy nghiền búa và bột nghiền được chuyển vào nồi nấu cháo để
phối trộn theo tỷ lệ (1gạo: 4nước).
- Nấu cháo và đường hóa: Nhằm chuyển hóa tinh bột thành đường dưới tác dụng
của enzyme có sẵn trong thóc malt.
- Nồi cháo: Sau khi phối trộn gạo và malt thì nâng nhiệt đô lên 900C hãm trong
30 phút rồi nâng sôi 1000C và giữ trong 30phút. pH = 5,8.
- Nồi malt: Sau khi phối trộn nguyên liệu xong, nâng 400C hãm 10 phút. Bơm
một phần dịch cháo sang nồi malt để nâng nhiệt độ nồi malt lên hãm trong 30 phút.
pH: 5,4 – 5,6.
Đủ 50 phút tiếp tục nâng lên 740C hãm trong 40 phút. Thử iot hết màu, nâng
nhiệt lên 780C và bơm sang nồi lọc.
- Nồi lọc: Dịch trong nồi nấu malt sẽ được chuyển hoàn toàn san nồi lọc, tại đó
sẽ phân tách dịch hèm trong với bã. Sauk hi lọc dịch hèm đầu, bã được rửa bằng
nước ấm có nhiệt độ 760C. Rửa bã 3 lần (chú ý không để bã khô, khi nước săm sắp
là đổ bã ngay).
- Nồi hoa: Dịch hèm được đun suốt quá trình rửa bã, khi nồi dịch đã đầy nồi dịch
lúc đó sẽ thành 1000C.
Sau khi sôi được 10 phút thì cho cao hoa và trợ nắng. Sauk hi sôi được 60 phút
thì bổ sung hoa viên. Đun sôi hoa 80 phút. Tỷ lệ bay hơi là 8 – 10% là đạt.
- Lắng xoáy: Sauk hi hoàn thành công đoạn nấu hoa, hèm được bơm sang nồi
lắng xoáy để phân tách cặn nóng. Tổng thời gian để lắng là 20 phút.
- Lạnh nhanh: Sau 20 phút để lắng, dịch hèm được bơm qua thiết bị lạnh nhanh
và tank lên men, nhiệt độ dịch hèm là từ 90 – 950C xuống 100C và có
bổ sung thêm oxi cho dịch đường từ 4 – 6mg/lít. Đồng thời men giống được tiếp
cùng mẻ bơm dịch đầu tiên vào tank lên men. Lượng men giống là 10%.
- Lên men: Là quá trình chuyển hóa dịch đường thành rượu và CO2 ở tại tank lên
men nhờ nấm men. Gồm có 2 giai đoạn lên men:
+ Lên men chính: ở nhiệt độ 8 – 120C, thời gian từ 5 – 7ngày. Kết thúc lên men
chính độ đường còn lại là 30S. (hàng ngày kiểm tra nhiệt độ dịch lên men và sự giảm
độ đường, độ đường được giảm dần trong 5 – 7 ngày lên men. Ngày đầy thường
giảm 0,50S, tiếp theo ngày 2, ngày 3 mỗi ngày giảm từ 1 -1,50S, ngày thứ 4, thứ 5
giảm 10S đến khi độ đường không giảm nữa và kiểm tra còn 30S thì chuyển sang
giai đoạn lên men phụ). Khi lên men được 24giờ thì thu hồi CO2 đến hết quá trình
lên men chính.
+ Lên men phụ: Khi hạ dịch đường xuống 50C sau một ngày thì cho rút men sữa.
Men sữa có thể dùng cho lên men tank tiếp theo hoặc không dùng đến thì xả bỏ cho
chăn nuôi. Quá trình lên men phụ cũng giống lên men chính nhưng ở nhiệt độ thấp
hơn từ 1 – 40C. Thời gian từ 7 – 14 ngày. Bia sẽ trong dần trong quá trình lên men
phụ.
- Lọc bia: Kết thúc lên men phụ bia vẫn chưa được trong theo ý muốn cho nên
phải đem lọc nhằm loại bỏ những cặn men và những tạp chất kết tủa trong quá trình
nấu bia để cho bia đạt được độ trong mà t among muốn. Độ trong thong thường nhìn
qua cốn nhìn thấy vân tay là được (hoặc có thể dùng máy đo độ trong).
- Bão hào CO2 trong quá trình lọc bia một phần CO2 sẽ bị thất thoát để tăng hiệu
quả giải khát và bảo quản bia ta cần bão hòa thêm CO2 (CO2 được thu hồi và nén
vào bình CO2). Nhiệt độ khi bão hòa phải đạt từ 0 – 1
0C thì mới dễ bão hòa được và
áp suất tank bão hòa luôn duy trì 2,5atm thời gian 8 – 10giờ.
- Chiết bom, chiết chai: Sau khi bia đã bão hòa đủ lượng CO2 theo nguyên tắc
đẳng áp để tránh thất thoát CO2. Chai cũng được đóng bia vào qua máy đóng chai tự
đóng mâm quay hoặc đóng thủ công bằng tay theo nguyên tắc đẳng áp. (bom, chai
đều được vô trùng trước khi đóng bia).
Đánh giá quy trình sản xuất bia hơi tại công ty bia VICOBA
Thực tế sản xuất bia tại công ty Bia VICOBA Thái Nguyên nói chung được xây
dựng, thiết lập từ những cơ sở lý thuyết đã có sẵn và được nhiều nhà máy bia trong
nước áp dụng. Để hình thành sản phẩm bia đều phải tuân theo những qui trình nhất
định, những thông số kỹ thuật đã được nghiên cứu trước, ví dụ: qui trình nấu nguyên
liệu thay thế phải có giai đoạn hồ hoá, dịch hoá, qui trình nấu malt phải có giai đoạn
đạm hoá, đường hoá..., nếu đã áp dụng cách tiến hành lên men một pha thân trụ đáy
côn thì phải sử dụng chủng men lên men chìm, tiến hành lên men chính và lên men
phụ trong cùng một tank, nhiệt độ lên men chính khoảng 810oC, nhiệt độ lên men
phụ trong khoảng 02oC...
Tuy nhiên để hình thành nên những sản phẩm bia mang đặc trưng khác nhau thì
cũng phải áp dụng những quy trình, những thông số cụ thể khác nhau, phải có
những điều chỉnh phù hợp với thực tế, chế độ thuỷ phân nguyên liệu cũng có phần
khác nhau...Trên thực tế, để sản xuất được một sản phẩm bia cần nhiều loại nguyên
liệu, hoá chất khác nhau. Trong đó có những nguyên liệu hóa chất mà sinh viên đã
được học trên lý thuyết, nhưng cũng có những nguyên liệu hoá chất chưa được tìm
hiểu vì các nguyên liệu, hoá chất này rất đa dạng và phong phú, mỗi nhà máy khác
nhau có thể dùng những chất khác nhau. Ngoài ra, cách bố trí dây chuyền sản trong
nhà máy xuất rất phức tạp, hiện đại; nhà xưởng, đường ống dẫn, hệ thống điều khiển
quy mô. Bên cạnh các nhà xưởng, thiết bị chính phục vụ sản xuất bia mà sinh viên
đã được tìm hiểu còn có nhiều thiết bị, nhà xưởng phụ trợ như: hệ thống lạnh, lò
hơi, phân xưởng cơ khí, điện, hệ thống CIP, hệ thống xử lý nước cấp, nước thải...
Tóm lại, để sản xuất một sản phẩm thực phẩm như bia cần một dây chuyền khá
phức tạp, cần nhiều máy móc, vốn, nhân sự và cả kinh nghiệm trong sản xuất. Muốn
tìm hiểu kỹ về quy trình sản xuất bia cần phải kết hợp giữa học lý thuyết và tiếp cận
thực tế sản xuất nhiều và phải đầu tư thời gian.
Mô tả công việc của người kỹ sư công nghệ làm việc tại công ty
a. Kiểm tra nguyên liệu:
Malt, gạo, cao hoa
Việc kiểm tra malt, gạo ở công ty bia Vicoba Thái Nguyên chỉ bằng cảm quan
bên ngoài xem có mốc hỏng hay không. Ngoài ra ban KCS còn kiểm tra độ ẩm của
gạo nhưng không thường xuyên bằng phương pháp hóa lí: Lấy mẫu gạo đem cân rồi
đem sấy, sau đó cân lại suy ra được độ ẩm.
- Độ ẩm yêu cầu: + Đối với gạo: 14.5%.
+ Đối với Malt: 5%.
- Tạp chất, trấu bụi: + Đối với gạo: 0.05%
+ Đối với malt: 1.5%
Đối với houblon chỉ kiểm tra dựa vào nội dung in trên nhãn như: xuất xứ, hàm
lượng -acid đắng, ...
1.1. Malt
1.1.1. Chỉ tiêu cơ học và hóa học
- Màu hạt malt vàng : vàng sáng, óng mượt
- Mùi : thơm đặc trưng.
- Vị : Ngọt nhẹ ( Malt đen có màu sẫm, thơm mùi cà phê).
- Hình dáng : To tròn, đều hạt.
- Tạp chất : cỏ dại <= 0,1%
- Hạt gãy: <= 0,5%
- Khối lượng: > 560g/lít
- Khối lượng hạt : 28 – 38 g/1000 hạt.
- Hạt có bột xốp : > 98%.
- Dạng bán thủy tinh : < 1%
- Độ dài của mầm hạt :
+ Từ 0 – ¼ chiều dài của hạt <5%.
+ Từ 0 – ½ chiều dài của hạt <5%
+ Từ ½ - ¾ chiều dài của hạt < 86%.
+ Từ ¾ - 1 chiều dài của hạt <= 4%.
1.1.2. Chỉ tiêu hóa học
- Độ hòa tan tính theo chất khô: 76 – 81,7%.
- Độ ẩm < 5%
- Thời gian đường hóa < 15 phút.
- Độ màu của nước nha 0,18 – 0,3 ML (0,1N dung dịch
Iot trong 100ml nước).
- Năng lực amilaza : 280 – 330 WK ( Wildish – Kolbach).
- Chất đạm toàn phần theo % chất khô : 11,5 %
- pH (5,5 – 6,5)
- Poliphenol từ 5 – 8%.
1.2. Nước kiểm tra độ PH bằng máy đo
- Màu sắc : trong
- Mùi : không mùi, vị lạ, không chứa các chất gây mùi khó chịu như H2S, Cl2,
NH3…
- Nước dùng trong san xuất bia phải là nước mềm ,có độ cứng tạm thời ≤ 7 mg
ương lượng/lít
- Độ cứng vĩnh cửu : 0,4-0,7 mg đương lượng/lít
- Độ pH: 6,5 - 7
- Hàm lượng muối Ca <100mg/l
- Độ cứng,mềm : (4 – 8 0Đ) , độ cứng trung bình ( 8 – 12 0Đ )
- Hàm lượng muối Mg < 80mg/l
- Hàm lượng muối Cl < 75 – 150mg/l
- Hàm lượng CaSO4 150 – 200 mg/l
- Các kim loại nặng không có
- Vi sinh vật < 100 tế bào/ml
- Vi sinh vật gây bệnh không có
b. Kiểm tra nghiền bằng cảm quan.
Bột nghiền malt có tỷ lệ như sau:
Vỏ trấu : 9 – 12%
Tấm lớn : 12 – 15%
Tấm bé : 30 – 35%
Gạo là nguyên liệu mà nguyên liệu tinh bột của chúng khi chưa được hồ hóa,
chưa được tac động bởi các loại enzym. Cấu trúc tinh bột rất cứng. Ở trạng thái như
vậy, chũng rất khó bị thủy phân, do đó gạo phải được nghiền càng nhỏ càng tốt,
nhằm tách triệt để được các chất tan trong tinh bột.
c.Kiểm tra nấu bia:
1. Kiểm tra nhiệt độ ở các giai đoạn: (40, 52, 64, 74, 78, 90, 100) bằng nhiệt kế.
2. Kiểm tra thời gian ủ ở các giai đoạn nhiệt độ.
3. Kiểm tra độ PH ở các giai đoạn nhiệt độ bằng máy đo PH
4. Kiểm tra sự đường hóa còn hay hết bằng dung dịch Iot hết màu xanh.
5. Kiểm tra độ đường ban đầu bằng thước đo độ đường
6. Kiểm ttra sự kết tủa khi nấu hoa bằng cảm quan.
7. Kiểm tra độ đường trước khi bơm vào lên men và lượng dịch nấu được
của mỗi mẻ nấu.
d. Kiểm tra lên men và lọc nạp:
1. Kiểm tra nhiệt độ dịch lên men, sự giảm độ đường, độ pH của dịch lên men,
áp suất thùng len men mỗi ngày một lần.
2. Kiểm tra men sữa của các thùng lên men bằng kính hiển vi.
3. Kiểm tra độ trong của bia bằng cảm quan.
4. Kiểm tra độ trong của bia bằng cảm quan.
5. Kiểm tra độ chua, lượng CO bằng phương pháp chuẩn độ.
e. Kiểm tra khâu vệ sinh:
1. Kiểm tra vệ sinh thiết bị.
2. Kiểm tra vệ sinh nhà xưởng của các bộ phận.
Phần 3
KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập tại Công ty Bia Vicoba Thái Nguyên, được sự giúp đỡ tận
tình của ban lãnh đạo công ty, các cô chú trong nhà máy, chúng tôi đã có điều kiện
để tiếp xúc với thực tế sản xuất, củng cố lại những kiến thức lý thuyết đã học trên
nhà trường. Nắm được qui trình và điều kiện công nghệ các công đoạn trong quá
trình sản xuất sản phẩm của công ty. Biết được cấu tạo, tính năng và nguyên lý làm
việc của một số máy và thiết bị chủ yếu trên dây chyền. Thấy được trực tiếp quá
trình sản xuất từ khâu nguyên liệu đến khi hình thành sản phẩm.
Đáng quý hơn, qua lần thực tập này, chúng tôi đã được trực tiếp tham gia vào sản
xuất một số công việc nhỏ trong dây chyền, biết được thao tác trên một số cương vị
được phân công. Hình thành được hình ảnh tổng quan về tổ chức hệ thống công
nghệ và nhân sự trong nhà máy. Học tập được tính kỷ luật, ý thức trách nhiệm, tác
phong công nghiệp trong sản xuất.
Chắc chắn những điều đã học được trong đợt thực tập này sẽ giúp chúng tôi
vững tin hơn sau khi ra trường, không còn gặp nhiều bỡ ngỡ khi tiếp xúc với thực tế.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo công ty, các cô chú trong nhà máy,
và các thầy cô đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành tốt đợt thực tập này!
Thái Nguyên ngày 26/11/2010
PHỤ LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực tập tại công ty cổ phần và chế biến thực phẩm Thái Nguyên (VICOBA).pdf