Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần Viễn thông Điện lực Hà Nội

MỤC LỤC

 

Nội dung

Lời mở đầu

Chương 1: Tổng quan về công ty Cổ phần Viễn thông Điện lực Hà Nội

1. Quá trình hình thành và phát triển

1.1 Quá trình hình thành và phát triển

1.2 Lĩnh vực kinh doanh chính

1.3 Cơ cấu lao động của Công ty

2. Cơ cấu sản xuất và tổ chức bộ máy quản trị của Công ty

2.1 Cơ cấu sản xuất

2.1.1 Tổ chức các đội xây lắp

2.1.2 Tổ chức tư vấn

2.2 Tổ chức bộ máy quản trị

2.3 Giới thiệu về quy trình thiết kế lập tổng dự toán một công trình

3. Tình hình sản xuất kinh doanh chung của công ty

3.1 Những thành tựu đã đạt được

3.2 Các công tác quản trị

3.2.1 Quản trị nhân lực

3.2.2 Quản trị tiêu thụ

3.2.3 Quản trị tài chính

3.2.4 Quản trị chiến lược

Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

 

1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh

1.1 Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp

1.1.1 Lực lượng lao động

1.1.2 Cơ sở vật chất kĩ thuật, ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất

1.1.3 Nhân tố quản trị doanh nghiệp

1.1.4 Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin

1.1.5 Nhân tố tính toán kinh tế

1.2 Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

1.2.1 Môi trường pháp lý

1.2.2 Môi trường kinh tế

1.2.3 Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng

2. Đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp ở Công ty

2.1 Tình hình sản xuất kinh doanh chung của công ty trong những năm qua

2.2 Nguồn vốn kinh doanh

3. Đánh giá hiệu quả kinh doanh ở từng hoạt động

3.1 Hiệu quả sử dụng lao động

3.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định và giải pháp công ty đã áp dụng

3.3 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động và giải pháp mà công ty đã áp dụng

4. Nhận xét chung

4.1 Những thành tựu và hạn chế

4.2 Nguyên nhân

 

Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty

1. Định hướng phát triển của Công ty

2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty

2.1 Nâng cao hiệu quả trong hoạt động đấu thầu

2.2 Nâng cao hiệu quả trong công tác tư vấn

2.3 Mở rộng tìm kiếm thị trường, nâng cao chất lượng dịch vụ

2.4 Nâng cao chất lượngđội ngũ lao động

2.5 Huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả

2.6 Nâng cao chất lượng các công trình xây dựng thông qua vận dụng mối quan hệ Chi phí – Chất lượng – Thời gian

3. Một số kiến nghị với nhà nước và các cấp lãnh đạo

Lời kết luận

Danh mục tài liệu tham khảo

Nhận xét của Công ty

Nhận xét của giảng viên hướng dẫn Trang

 

 

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1734 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần Viễn thông Điện lực Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Các thiết bị thi công: Bố trí đầy đủ số lượng, chủng loại, đảm bảo chất lượng các thiết bị thi công, thiết bị đo đạc, thí nghiệm cho dây chuyền công nghệ thi công từng hạng mục công trình. Ví dụ: Về biện pháp thi công và kĩ thuật áp dụng thực hiện một dự án xây dựng lắp đặt trạm biến thế. Bước 1: Thực hiện công tác trắc địa và sử dụng các thiết bị kỹ thuật dạt tiêu chuẩn đo lường. Bước 2: Vận chuyển thiết bị và MBA chuyển bằng ô tô, cẩu, di chuyển vị trí lắp đặt bằng palăng xíchvà tới tay ( typho ) Bước 3: Đào cáp ngầm - Nếu là công trình có dân cư, có cáp điện thoại, hệ thống cống thoát nước đi ngầm thì phải đào thủ công. Nơi đất lầy, thụt phải có biện pháp thi công chống lún bằng cọc tre và chống sụt nở bằng phển tre và cốp pha. Bước 4: Dựng cột – Nếu địa hình thuận lợi thì dùng cẩu. Nếu địa hình xấu xe cẩu không vào được phải dùng tời quay, chân tó palăng xích phù hợp với chiếu cao và trọng lượng cột. Bước 5: Công tác lắp xà và sứ phụ kiện – Những cột mới dựng phải sau 24 giờ mới được đưa lên cột để lắp, các xà được mạ kẽm. Bước 6: Công tác thi công bê tông - Sử dụng bê tông tại chỗ mác 150. Bê tông được trộn bằng máy và trước khi trộn phải kiểm tra lại. Bước 7: Công tác tiếp địa – Bao gồm hệ thống nối đất, hệ thống tiếp địa chống sét, hệ thống tiếp địa lặp lại, tất cả các hệ thống náy được sử dụng bằng các lạo dây chuyên dụng đạt tiêu chuẩn kĩ thuật. Bước 8: Công tác cắt điện – Phải có giấy xin phép của cơ quan chủ quả. Bước 9: Công tác vệ sinh môi trường và các công trình xung quanh – Sau khi công trình được thực hiện xong phải chú ý tới vệ sinh môi trường xung quanh khu vực thi công, phải vận chuyển các phế liệu tới nơi quy định. 1.1.3.Nhân tố quản trị doanh nghiệp Càng ngày nhân tố quản lý doanh nghiệp ngày càng đồng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Theo thống kê công tác quản lý doanh nghiệp có ảnh hưởng tới 90% sự thành bại của doanh nghiệp, bởi quản trị doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp có được những chiến lược đúng đắn làm cơ sở để đảm bảo hiệu quả lâu dài của doanh nghiệp. Muốn tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh. Các lợi thế về chất lượng và sự khác biệt hoá sản phẩm giá cả và tốc đọ cung ứng đảm bảo cho doanh nghiệp chiến thắng trong cạnh tranh phụ thuộc chủ yếu vào tầm nhìn và khả năng quản trị của các nhà quản trị. Cho đến nay người ta khẳng định rằng ngay cả việc đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm của một doanh nghiệp cũng phụ thuộc vào nhân tố quản trị chứ không phải là nhân tố kĩ thuật; Quản trị định hướng chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 chính là dựa trên tư tưởng này. Trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của HATEC có thể nói nhân tố quản trị lại càng có ảnh hưởng mạnh mẽ. Hoạt động dưới hính thức công ty cổ phần tự hạch toán trong mọi hoạt động, công ty có thể phát triển được hay không là nhờ vào tầm nhìn cũng như khả năng tổ chức hoạt động kinh doanh. Hơn thế nữa, Công ty lại có tuổi đời còn rất non trẻ, năng lực cạnh tranh còn yếu nên những quyết định chiến lược của Ban quản trị đóng vai trò rất quan trọng. 1.1.4 Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin  Trong thời đại bùng nổ về khoa học công nghệ thông tin như hiện nay, thông tin và hệ thống xử lý thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Những thông tin kịp thời, chính xác sẽ giúp doanh nghiệp xác định phương hướng kinh doanh và hoạch định các chương trình sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn đồng thời xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn từ đó doanh nghiệp xác định phương án sản xuất nhằm đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh lớn. Công ty HATEC kinh doanh đa ngành nghề do đó các thông tin về giá cả, chủng loại các thiết bị đem cung ứng phải thật đầy đủ để có kế hoạch dự trữ. Mặt khác, trong lĩnh vực tư vấn thiết kế xây lắp, Công ty luôn phải cập nhật các biện pháp thi công hiện đại, các công nghệ tiên tiến để áp dụng nhằm nâng cao chất lượng công trình đồng thời rút ngắn được thời gian thi công, tạo uy tín cho doanh nghiệp. Hơn nữa, sự phát triển của công nghệ thông tin cũng giúp cho doanh nghiệp có thêm thông tin vế đối thủ cạnh tranh, các quy định của pháp luật đối với ngành… là công cụ để quảng bá cho hình ảnh của công ty. 1.1.5 Nhân tố tính toán kinh tế Hiệu quả sản xuất kinh doanh được xác định bởi tương quan giữa hai đại lượng kết quả thu được và chi phí bỏ ra.Cả hai đại lượng đều phức tạp và khó đánh giá chính xác. Cùng với sự phát triển của khoa học quản trị kinh doanh càng ngày người ta càng tìm ra phương pháp đánh giá đảm bảo dần dần tiếp cận với tính “thật” của hai đại lượng này. HATEC hạch toán kế toán 6 tháng một lần bởi vì các công trình nhận có thời gian thi công lâu và phân tán ở nhiều địa bàn do đó gây rất nhiếu khó khăn cho việc tính toán. Thêm vào đó, công ty còn phải tính phần lợi tức được chia và lợi nhuận giữ lại sao cho vừa đảm bảo vốn để kinh doanh vừa đảm bảo quyền lợi của các cổ đông. Việc tìm ra một phương pháp tính toán hợp lí với hoạt động của công ty lại tuân thủ đúng quy định pháp luật sẽ ảnh hưởng khá lớn tới cơ cấu vốn và phân bổ chi phí ảnh hưởng tới các quyết định kinh doanh. 1.2) nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 1.2.1 Môi trường pháp lý Bao gồm luật, các văn bản dưới luật, quy trình kỹ thuật sản xuất, tất cả các quy phạm pháp luật về sản xuất kinh doanh đều tác động trực tiếp tới kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh bởi một môi trường pháp lý lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiến hành thuận lợi các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đồng thời sẽ điều chỉnh các hoạt động kinh tế vi mô tức là doanh nghiệp không những chỉ chú ý đến kết quả và hiệu quả riêng mà còn phải chú ý đến lợi ích của các thành viên khác trong xã hội. Hiện nay, các quy định của pháp luật vế thuế và cách huy động vốn kinh doanh thông qua việc phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán còn gây khó khăn cho doanh nghiệp cổ phần. Các doanh nghiệp được quyền phát hành thường là các doanh nghiệp nhà nước hoặc các doanh nghiệp lớn có tính chất độc quyền còn các doanh nghiệp khác mặc dù làm ăn có hiệu quả nhưng phải có rất nhiều điều kiện khác mới được phép phát hành cổ phiếu. 1.2.2 Môi trường kinh tế Là các nhân tố bên ngoài tác động rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp như các chính sách đầu tư, chính sách cơ cấu, lạm phát, biến động tiền tệ, hoạt động của đối thủ cạnh tranh, là các nhân tố tác động trực tiếp tới các quyết định cung cầu của từng doanh nghiệp và từ đó tác động mạnh mẽ đến kết quả và hiệu quả của hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp. Sự lành mạnh trong các cơ chế kinh tế đã tạo điều kiện cho công ty có thể mở rộng thị trường ra các tỉnh lân cận. Đồng thời, sự phát triển của nến kinh tế cũng tạo đà chung cho sự phát triển của công ty: càng ngày các khu công nghiệp mới được thành lập và đi cùng nó là việc xây dựng cơ sở hạ tầng đặc biệt là các công trình điện… từ đó tạo thêm các cơ hội làm ăn mới cho công ty, mở ra nhiều khách hàng tiềm năng hứa hẹn sự phát triển. 1.2.3 Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, điện nước,…cũng như sự phát triển của giáo giục và đào tạo,… đều là những nhân tố ảnh hưởng mạnh mễ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.Doanh nghiệp kinh doanh ở khu vực có hệ thống giao thông thuận lợi, điện nước đầy đủ, dân cư dông đúc và có trình độ đân trí cao sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu giảm chi phí kinh doanh và do đó nâng cao hiệu qủa kinh doanh của mình. Công ty có thuận lợi là đặt ở khu vực có nhiều thuận lợi về cơ sở vật chất kĩ thuật như ở trung tâm thành phố, giao thông thuận lợi tiện cho hoạt động giao dịch. Mặt khác công ty cũng có thể tìm được nguồn nhân lực dồi dào đủ trình độ năng lực đáp ứng nhu cầu cao về trình độ của công ty. Bên cạnh những thuận lợi đó, Công ty cũng gặp phải khó khăn đó là sự cạnh tranh của rất nhiều công ty đóng trên địa bàn. 2) Đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp ở Công ty 2.1 Tình hình sản xuất kinh doanh chung của công ty Trong những năm qua, cùng với sự lãnh đạo đúng đắn, nhạy bén, sáng tạo của ban lãnh đạo công ty và sự cố gắng nỗ lực hết mình của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty Công ty Cổ phần Viễn thông Điện lực Hà Nội đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận. Biểu 4: Bảng báo cáo kinh doanh tổng hợp (2002-2005) Đơn vị: nghìn đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 1.Doanh thu 247755 332535 350795 393726 2.Lợi nhuận 68506 70426 71835 75270 3.Lợi nhuận sau thuế 51374 52819 56031 58711 4.Tổng số vốn 123000 194300 243500 278735 +Vốn cố định 50210 57250 86326 125735 +Vốn Lưu động 72790 137050 157174 153000 Nộp ngân sách nhà nước 20132 21550 21815 22320 Qua bảng trên ta thấy của các năm không ngừng tăng, có được điều này là nhờ sự cố gắng nỗ lực của lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty Bảng5: Tốc độ tăng giảm doanh thu qua các năm (2002-2005) Đơn vị: nghìn đồng Năm Chênh lệch Tốc độ tăng(%) 2003/2002 84780 134,2 2004/2003 18260 105,5 2005/2004 42931 112,23 Dựa vào bảng số liệu trên ta có một số nhận xét như sau: + Năm 2003 so với năm 2002 doanh thu đã tăng tuyệt đối là 84780 nghìn đồng hay tăng một mức tương đối là 34,2% đây là một tốc độ tăng tương đối cao . +Năm 2004 so với năm 2003 doanh thu đã tăng mức tuyệt đối là18260 nghìn đồng hay tăng mức tương đối là 5,5%. Như vậy tốc độ tăng của năm 2004 có tăng nhưng mức tăng nhỏ. Nguyên nhân của hiện trạng này là do năm 2004 Công ty chuyển sang hình thức công ty cổ phần do đó gặp một vài khó khăn về công tác điều chỉnh mọi hoạt động của công ty như: Công tác tổ chức, công tác huy động vốn, phương pháp hạch toán… + Năm 2005 so với năm 2004 doanh thu đã tăng 12,232% hay tăng mức tuyệt đối là 42931 nghìn đồng. Điều này chứng tỏ công ty đã dần dần ổn định và thích nghi với hình thức tổ chức mới của công ty Như vậy qua 4 năm công ty Cổ phần Viễn thông Điện lực Hà Nội đã hoạt động có chiều hướng tích cực điều đó được chứng minh qua việc tăng không ngừng doanh thu. Nhưng để có thể đáng giá tính hiệu quả đó phải dựa trên cả việc thực hiện kế hoạch doanh thu. Bảng 6: Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu qua các năm Đơn vị: nghìn đồng Năm 2002 2003 2004 2005 Kế hoạch 150000 300000 360000 380000 Thực tế 247755 332535 350795 393726 Chênh lệch (nghìn đồng ) 97755 32535 -3205 13726 Tốc độ tăng( % ) 165 110,8 97,4 103,6 Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy trong các năm 2002,2003, 2005 công ty đã thực hiện vượt chỉ tiêu doanh thu so với kế hoạch cụ thể : năm 2002 tăng 65% so với kế hoạch ,còn năm 2003 là10,8% . Có thể thấy rằng năm 2004 công ty đã không thực hiện được kế hoạch doanh thu. Công ty mới thực hiện được 97,4% nguyên nhân chủ yếu là do công ty mối chuyển sang hình thức công ty cổ phần do đó phải tự hoạch toán, phải tự tìm thị trường và vấp phải những khó khăn đối với các đối thủ cạnh tranh. Phân tích doanh lợi của doanh thu Chỉ tiêu doanh lợi của doanh thu phản ánh một đồng doanh thu sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. P DTR(%) = TTR Trong đó: DTR : Doanh lợi của doanh thu P : Lợi nhuận TTR : Doanh thu thuần Bảng 7: Chỉ tiêu doanh lợi của doanh thu Đơn vị: nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Lợi nhuận sau thuế 51374 52819 56031 58711 Doanh thu thuần 247755 332535 350795 393726 Doanh lợi 0,207 0,159 0,16 0,15 Nhận xét: Doanh lợi của doanh thu qua các năm có xu hướng giảm dần điều này phản ánh tính chưa hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.Qua bảng ta thấy mặc dù cả doanh thu và lợi nhuận đều tăng lên nhưng 1 đồng doanh thu tạo ra lợi nhuận giảm dần điếu đó chứng tỏ chi phí cho việc tạo ra một đơn vị sản phẩm đã tăng lên. Đây là một tín hiệu giúp các nhà quản lý có kế hoạch điều chỉnh. 2.2 Nguồn vốn kinh doanh: Vốn kinh doanh bao gồm vốn cố định và vốn lưu động là hình thức giá trị của một tài sản máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. Bảng 8: Tốc độ tăng giảm nguồn vốn qua các năm Đơn vị : nghìn đồng Năm Tốc độ tăng giảm vốn cố định Tốc độ tăng giảm vốn lưu động Chênh lệch Tốc độ tăng(%) Chênh lệch Tốc độ tăng 2003/2002 7040 114 64260 188 2004/2003 29076 150 20124 114,5 2005/2004 39409 145,65 -4171 97,3 Công ty cổ phần Viễn thông Điện lực Hà Nội hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, lắp đặt, xây lắp … Vì vậy việc đầu tư cho mua sắm tài sản cố định không chiếm đa số trong tổng số vốn mà quan trọng hơn là vốn lưu độngđược sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất. Với bảng số liệu trên, ta thấy tổng vốn lưu động, vốn cố định đếu tăng qua các năm trừ năm 2005 là tổng vốn lưu động giảm xuống một lượng là 4171 nghìn đồng trong khi đó tổng số vốn cố định lại tăng tới 45% hay tăng 39409 nghìn đồng.Có sự chuyển đổi cơ cấu giữa vốn cố định và vốn lưu động chủ yếu là do năm 2005 Công ty mở rộng thêm một chi nhánh tại khu Linh Đàm vì vậy phải đầu tư vào mua sắm trang thiết bị hỗ trợ hoạt động dẫn tới nguồn vốn cố định tăng. Bảng 9: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Đơn vị : % Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 VLĐ/ Tổng số vốn 38 29,5 34,45 45,31 VCĐ/ Tổng số vốn 62 70,5 64,55 54,69 Qua bảng số liệu trên ta thấy: tỉ lệ vốn lưu động năm 2003 đã giảm so với năm 2002 điều đó chứng tỏ các khoản phải thu giảm tức là số vốn bị chiếm dụng ít hơn. Nhưng hai năm 2004 và 2005 thì tỉ lệ này lại tăng điếu đó chứng tỏ vốn của doanh nghiệp đã bị chiếm dụng.Là doanh nghiệp hoạt trong lĩnh vực xây dựng thí tình trạng bị ứ đọng vốn là tất nhiên vì tiền chỉ có thể được thu về khi đã hoàn thành xong công trình; mặt khác lại có công trình dài hạn kéo dài trong vài năm nên lâu thu được tiền vốn của doanh nghiệp. Doanh lợi của vốn kinh doanh Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh ,nó cho biết cứ 1 đồng vốn kinh doanh sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận và lãi để trả vốn vay. Lợi nhuận DVKD (%) = Vốn kinh doanh SVKD = TR TV Trong đó : DVKD: Doanh lợi của tổng vốn kinh doanh SVKD : Số vòng quay vốn kinh doanh. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. Đối với công ty Cổ phần Viễn thông Điện lực Hà Nội để thấy được mức doanh lợi của tổng vốn kinh doanh ta đi nghiên cứu bảng chỉ tiêu sau: Bảng 10: Phân tích doanh lợi của tổng vốn kinh doanh Đơn vị: nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Lợi nhuận 68506 70426 71835 75270 Tổng vốn 132000 194300 243500 278735 Doanh lợi 0,518 0,36 0,295 0,27 Qua bảng trên ta thấy, chỉ tiêu doanh lợi của tổng vốn kinh doanh giảm qua các năm cụ thể là năm 2003 đã giảm 0,158 hay tương ứng giảm 30%; năm 2004 giảm so với năm 2003 là 0,065 hay giảm 18%; năm 2005 so với năm 2004 giảm 0,025 hay 8,47%.Với tỉ lệ doanh lợi của vốn kinh doanh là tương đói cao đã chứng tỏ công ty đã sử dụng đồng vốn có hiệu quả, tuy nhiên tỉ lệ này ngày càng giảm theo thời gian đó là dấu hiệu không tốt . Có thể thấy nguyên nhân dẫn tới hiện trạng này đó là tình trạng ứ đọng vốn trong các công trình xây dựng, các khoản phải thu tăng lên. Bảng 11: Phân tích vòng quay của vốn kinh doanh Đơn vị: nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm2003 Năm 2004 Năm 2005 Doanh thu 247755 332535 350795 393726 Tổng vốn KD 132000 194300 243500 278735 Hệ số vòng quay 1,6 1,7 1,44 1,41 Vòng quay của vốn kinh doanh là rất cao chứng tỏ công ty sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh. Trong hai năm Năm 2002 và 2003 tốc dộ quay của nguốn vốn rất nhanh nguyên nhân là do công ty đã thực hiện vượt kế hoạch doanh thu khá lớn làm cho tốc độ quay của vốn kinh doanh cao, hơn thế nữa là công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thiết kế nên có lợi thế cạnh tranh mà số vốn bỏ ra không quá lớn. 3) Đánh giá hiệu quả kinh doanh ở từng hoạt động 3.1 Hiệu quả sử dụng lao động Lao động là nhân tố sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, số lượng và chất lượng lao động là nhân tố quan trọng nhất tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng lao động được biểu hiện ở các chỉ tiêu năng suất lao động, mức sinh lời của lao động và hiệu suất tiền lương. APN = K / AL Trong đó: APN : Năng suất lao động bình quân của kỳ tính toán K : Kết quả tính bằng đơn vị hiện vật hoặc giá trị AL : Số lao động bình quân Năng suất lao động bình quân năm chịu ảnh hởng lớn của việc sử dụng thời gian lao động trong năm: số ngày làm việc trong năm, số giời làm việc trong ngày và năng suất bình quân của mỗi giờ. Vì vậy, nó còn đợc tính chi các thời gian ngắn hơn. Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân năm cho biết một lao động tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. Bảng 12: Năng suất lao động Đơn vị : nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Doanh thu 247755 332535 350795 393726 Số lao dộng (người) 20 24 26 26 Năng suất (nđ/ LĐ ) 12387,75 13855,62 13492 15143,3 Nhận xét: + Năng suất bình quân một lao động năm 2003 đã tăng so với năm 2002 là 1467,87 nghìn đồng hay tăng 11,85%. + Năm 2004 giảm so với năm2003 một lượng là 336,62 nghìn đồng tương ứng giảm 2,62%. + Năm 2005 năng suất lao động lại tăng so với năm 2004 là 1651,3 nghìn đồng hay tăng mức tương đối là 12,24%. Chỉ tiêu năng suất lao động càng cao càng tốt và qua bảng trên thấy Công ty đã sử dụng tương đối hiệu quả nguồn lao động hiện có. Nguyên nhân làm cho năng suất lao động năm 2004 giảm chủ yếu là do số lao động tăng lên và mức tăng của doanh thu không đủ bù đắp khoản thâm hụt đó. Nhưng qua dãy số trên phản ánh chiều hướng tích cực trong công tác sử dụng lao động của công ty. Phân tích mức sinh lời của 1 lao động Bên cạnh chỉ tiêu doanh thu bình quân 1 lao động thì mức sinh lời của 1 lao động cũng được sử dụng để phân tích hiệu quả sử dụng lao động. Mức sinh lời bình quân của một lao động cho chúng ta biết bình quân trong một năm doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một lao động Bảng 13: Mức sinh lời của một lao động Đơn vị: nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Lợi nhuận sau thuế 51374 52819 56031 58711 Số lao động 20 24 26 26 Mức sinh lời (nđ/ LĐ) 2568,7 2200,8 2155 2258 Bảng 14: Tốc độ tăng giảm mức sinh lời của lao động Năm Chênh lệch (nghìn đồng) Tốc độ tăng (%) 2003/2002 - 367,9 85,67 2004/2003 - 45,8 95,4 2005/2004 103 104,78 Mức sinh lời của một lao động đã giảm trong 3 năm từ năm 2002 đến năm 2003, nhưng đến năm 2005 thì mức sinh lời này lại tăng lên. Mặc dù hai năm 2003 và 2004 mức sinh lời của lao động có giảm nhưng vẫn không thể khẳng định lao động của doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả vì trong hai năm này số lao động đã tăng lên lớn hơn tốc độ tăng của lợi nhuận ròng. Nhưng năm 2005 chỉ tiêu này đã tăng lên 4,78%. 3.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định và các giải pháp công ty đã áp dụng Tổng giá trị bình quân của TSCĐ trong kỳ là tổng giá trị còn lại của TSCĐ, được tính theo nguyên giá của TSCĐ sau khi đã trừ đi phần hao mòn tích luỹ đến thời kỳ tính toán: Ta có: TSCĐG = Nguyên giá TSCĐ - giá trị đã hao mòn HTSCĐ = PR/TSCĐG Trong đó: PR : Lãi ròng TSCĐG : Tổng giá trị TSCĐ bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng giá trị TSCĐ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận, thể hiện trình độ sử dụng TSCĐ trong sản xuất kinh doanh, khả năng sinh lợi của tài sản cố định. Nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu quả sử dụng TSCĐ được gọi là suất hao phí TSCĐ : TSCĐG Suất hao phí TSCĐ = PR Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng lợi nhuận, doanh nghiệp cần phải sử dụng bao nhiêu đồng vốn cố định. Nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn cố định có thể thấy các nguyên nhân của việc sử dụng vốn cố định không có hiệu quả thường là đầu tư TSCĐ quá mức cần thiết, TSCĐ không sử dụng chiếm tỷ trọng lớn, sử dụng TSCĐ với công suất thấp hơn mức cho phép. Để phân tích việc sử dụng vốn cố định ta đi phân tích chỉ tiêu sau: rVCĐ = PR/VCĐ Bảng 15: Chỉ tiêu sức sinh lời của một đồng vốn cố định đơn vị: nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Lợi nhuận 68506 70426 71835 75270 Vốn cố định 50210 57250 86326 125735 Sức sinh lời 1,36 1,23 0,83 0,6 Hiệu quả sử dụng vốn cố định ngày càng giảm cụ thể là năm 2003 đã giảm 9,5% so với năm 2002; năm 2004 giảm 32%so với năm 2003… Đặc biệt năm 2005 sức sinh lời đã giảm rất mạnh: cứ một đòng vốn cố định bỏ ra chỉ thu được 0,6 đồng lợi nhuận. Số vòng quay của vốn cố định : Chỉ tiêu này cho biết trong năm vốn cố định quay được mấy vòng hoặc nói cách khác 1 đồng vốn cố định sinh ra được mấy đồng doanh thu. Số vòng quay của vốn cố định = Doanh thu Vốn cố định Bảng 16: Số vòng quay vốn cố định Chỉ tiêu Năm2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Doanh thu 247755 332535 350795 393726 Vốn cố định 50210 57250 86326 125735 Số vòng quay 4,9 5,8 4,06 3,13 Trong bốn năm tốc độ luân chuyển vốn cố định tương đối cao phản ánh trình độ lợi dụng nguốn lực.Tuy nhiên tốc độ quay ngày càng giảm đây là một dấu hiệu không tốt đòi hỏi doanh nghiệp phải điều chỉnh nhằm làm tăng hiệu quả. Trong quá trình thực tập, theo em công ty đã nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định bằng một số cách: + Hoạt động xây lắp, công ty đã hạn chế việc phải bỏ vốn đầu tư để mua máy móc thiết bị nhiều tiền thay vào đó là sử dụng hoạt động thuê mua- một hình thức tận dụng nguồn lực rất hiện có. + Tổ chức liên kết hợp tác với một số đơn vị trên địa bàn thi công công trình để giảm bớt chi phí vận chuyển. 3.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động và giải pháp công ty đã áp dụng Số vòng luân chuyển vốn lưu động = Tổng doanh thu Vốn lưu động Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động của doanh nghiệp quay được mấy vòng trong kỳ. Để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội ta đi phân tích các chỉ tiêu sau: Bảng 17: Vòng luân chuyển vốn lưu động Đơn vị: nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2003 Năm 2005 Tổng doanh thu 247755 332535 350795 393726 Vốn lưu động 72790 137050 157174 153000 Số vòng luân chuyển 3,4 2,43 2,23 2,57 Vòng luân chuyển vốn lưu động cao phản ánh sử dụng vốn lưu động tốt, nhưng tốc độ tăng không ổn định, từ năm 2002 đến năm 2004 số vòng luân chuyển giảm nhưng đến năm 2005 số vòng luân chuyển lại tăng trở lại. Điều đó chứng tỏ Công ty đã có sự điều chỉnh trong công tác sử dụng vốn lưu động. Nguồn vốn lưu động là nguồn vốn rất quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng. Để sử dụng nguồn vốn này có hiệu quả, Công ty đã tiến hành huy động nguồn vốn từ các nguồn trong cán bộ công nhân viên đồng thời sử dụng tín dụng thương mại từ các nhà cung ứng trang thiết bị ngành điện cho công ty. Mặt khác, Công ty sử dụng nợ vay- công cụ tài chính hiệu quả để một mặt làm tăng lượng vốn lưu động mặt khác lại làm gảm chi phí, tăng lợi nhuận mà không tăng thuế.Tuy nhiên cách này lai có rủi ro là công ty phải luôn tính toán các khoản nợ để có kế hoạch trả nợ kịp thời. 4) Nhận xét chung: 4.1 Những thành tựu và hạn chế Trong suốt quá trình hoạt động công ty,cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt nam nói chung và nền kinh tế ngành Điện nói riêng Công ty Cổ phần Viễn thông Điện lực Hà Nội đã đạt được những thành tựu đáng kể như không ngừng gia tăng về mặt doanh số ,số lượng lao động cúng như ngày càng mở rộng thị trường.Trong tương lai Công ty phấn đấu trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn thiét kế xây lắp tại Việt Nam Bên cạnh những thành tựu đáng kể đó Công ty cũng vấp phải không ít khó khăn như tình trạng thiếu vốn lưu động trong các hoạt động kinh doanh vì đặc thù của ngành xây dựng là cần nhiều vốn nhưng lại thường xuyên bị ứ đọng vốn trong các công trình.Mặt khác, công ty đang đứng trước sự cạnh tranh rất gay gắt của các công ty khác hoạt động trong lĩnh vực tư vấn tại Hà Nội và các công ty nhập khẩu vật tư thiết bị ngành điện khác.Trong công tác đấu thầu số lượng các công trình lớn mà doanh nghiệp nhận được là rất hạn chế và thường là các công trình ở trên địa bàn Hà Nội và ngoại thành Hà Nội. 4.2 Nguyên nhân: * Những nhân tố dẫn tới sự thành công của Công ty Lựa chọn thị trường mục tiêu Khi tiến hành bất cứ một hoạt động kinh doanh nào, muốn thắng lợi trong cạnh tranh các doanh nghiẹp đều phải tiến hành công tác ngjiên cứu thị trường nhằm phân đoạn thị trường để tìm ra thị trường mục tiêu.Công ty Cổ phần Viẽn thông Điện lực Hà Nội Đã có lựa chọn đúng đắn khi lựa chọn thị trường nghách đó là lĩnh vực tư vấn.Lĩnh vực tư vấn là một lĩnh vực cón khà mới ở Việt Nam nhưng hứa hẹn nhiều thành công bởi ngày nay khi tiến hành hoạt động đầu tư để đảm bảo đầu tư đúng và có hiệu quả các doanh nghiệp thường thuê tư vấn hổ trợ ra quyết định. Lực lượng lao động sáng tạo Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của tri thức công nghệ nhân tố lao động đóng vai trò hết sức quan trọng và có tính chất quyết định dến sự thành công của doanh n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc23174.doc
Tài liệu liên quan