MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 2
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG
SỐ I 3
1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần xây dựng
số 1 3
2. Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần xây dựng số 1 6
3.1. Sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần xây dựng số 1 7
3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 8
3. Lĩnh vực hoạt động của công ty 9
PHẦN II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 11
1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty những năm vừa qua 11
1.1. Tình hình doanh thu 11
1.2. Tình hình lợi nhuận của công ty. 11
2. Những thuận lợi và khó khăn hiện tại của công ty 12
PHẦN III: ĐỀ TÀI DỰ KIẾN 15
16 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 14573 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần Xây dựng Số 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Công ty cổ phần Xây dựng Số 1 (VINACONEX 1- JSC) là doanh nghiệp hạng 1- Thành viên của Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (VINACONEX JSC) , có giấy phép hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn cả nước.Trong quá trình phát triển của mình, Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 đã thực hiện xây dựng các công trình ở nhiều lĩnh vực khác nhau và ở mọi quy mô, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao và được tặng thưởng nhiều huy chương vàng chất lượng.
Sau 34 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của nghành Xây dựng. Công ty luôn khẳng định được vị thế của mình, được các đối tác đánh giá cao về năng lực cũng như chất lượng sản phẩm.
Với đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật có trình độ cao, lành nghề, giàu kinh nghiệm, luôn được đào tạo, bồi dưỡng cập nhật các kiến thức mới nhất về quản lý kỹ thuật, công nghệ cùng các trang thiết bị hiện đại. Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 sẽ mang lại cho khách hàng sự hài lòng với các công trình có chất lượng cao nhất, thời gian thi công nhanh nhất và giá cả hợp lý nhất.
PHẦN I:TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ I
1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần xây dựng số 1
Công ty cổ phần xây dựng số 1 (Vinaconex-1) là doanh nghiệp Loại I thành viên của Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam – Vinaconex JSC, có trụ sở đóng tại nhà D9 Đường Khuất Duy Tiến - Phường Thanh Xuân Bắc - Quận Thanh Xuân - Hà Nội. Số điện thoại: 04-8544057 / 8543206. Fax: 04-8541679.
Công ty đựơc thành lập năm 1973 với tên gọi ban đầu là Công ty xây dựng Mộc Châu trực thuộc Bộ xây dựng có nhiệm vụ xây dựng toàn bộ khu công nghiệp Mộc Châu - tỉnh Sơn La.
Từ năm 1977 đến 1981 được đổi tên là Công ty xây dựng số 11 trực thuộc Bộ xây dựng, trụ sở đóng tại Xuân Mai – Hà Sơn Bình có nhiệm vụ xây dựng Nhà máy bê tông Xuân Mai và tham gia xây dựng Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
Cuối năm 1981 Công ty được Bộ xây dựng cho chuyển trụ sở về Hà nội và được Nhà nước giao nhiệm vụ xây dựng khu nhà ở lắp ghép tấm lớn Thanh Xuân - Hà Nội.
Năm 1984 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ký Quyết định số 196/CT đổi tên Công ty xây dựng số 11 thành Liên hợp xây dựng nhà ở tấm lớn số 1 trực thuộc Bộ xây dựng với nhiệm vụ chính là xây dựng nhà ở cho nhân dân Thủ đô.
Năm 1993 Liên hợp xây dựng nhà ở tấm lớn số 1 được Bộ xây dựng cho phép đổi tên thành Liên hợp xây dựng số 1 trực thuộc Bộ xây dựng với nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp.
Ngày 15/4/1995 Bộ xây dựng ra quyết định sáp nhập Liên hợp xây dựng số 1 vào Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam - Vinaconex JSC và từ đó mang tên mới là: Công ty xây dựng số 1 - Vinaconco - 1.
Theo chủ trương đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước ngày 29/8/2003 Bộ Xây Dựng ra quyết định số 1173/QĐ - BXD về việc chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước : Công ty xây dựng số 1 trực thuộc Tổng công ty CPXNK xây dựng Việt Nam thành Công ty cổ phần và mang tên mới là:
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 (VINACONEX-1)
VIETNAM CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY N01
Quyết định thành lập công ty cổ phần xây dựng số 1
BỘ XÂY DỰNG
Số 1173/QĐ - BXD
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---***---
Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 1993
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
Căn cứ nghị định số 59/HĐBT ngày 14/4/1988 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ xây dựng.
Căn cứ quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước Ban hành Nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/2991 và Nghị định 156/HĐBT ngày 7/5/1992 của Hội đồng Bộ trưởng sửa đổi, bổ sung Nghị định số 388/HĐBT.
Căn cứ thông báo ý kiến của Thủ trưởng Chính phủ về việc đồng ý cho phép thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước số 120/TB ngày 24 tháng 4 năm 1993 của Văn phòng Chính phủ.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước: xí nghiệp liên hợp xây dựng số 1 - trực thuộc bộ xây dựng
Điều 2: Doanh nghiệp được phép:
Đặt trụ sở tại: Thanh Xuân Bắc - quận Đống Đa - Hà Nội
Và chi nhánh văn phòng đại diện tại:
- Xã Thuỷ Xuân Tiến - huyện Chương Mỹ - tỉnh Hà Tây
- Một số địa phương do đơn vị trực tiếp liên hệ đăng ký
- Vốn ngân sách cấp và vốn tự bổ sung:
14.070
Triệu đồng
Trong đó: Vốn cố định:
13.230
Triệu đồng
Vốn lưu động:
840
Triệu đồng
- Theo nguồn vốn:
Vốn ngân sách Nhà nước cấp:
13.916
Triệu đồng
Vốn doanh nghiệp tự bổ sung:
154
Triệu đồng
- Các ngành nghề kinh doanh chủ yếu:
Xây dựng công trình công nghiệp
020101&020105
Công cộng, nhà ở và xây dựng khác:
020106&020109
Trang trí nội thất:
011906
Sản xuất vật liệu xây dựng, cầu kiên bê tông
010903&010904
Sản xuất ống cấp thoát nước, phụ tùng phụ kiện
011203&010702
Kinh doanh nhà
0901
Kinh doanh vật liệu xây dựng
070401
- Tổ chức doanh nghiệp theo hình thức: hạch toán kinh tế độc lập, trực thuộc - Bộ xây dựng.
Điều 3: doanh nghiệp có trách nhiệm làm đầy đủ thủ tục để đăng ký kinh doanh và hoạt động theo đúng pháp luật.
Điều 4: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
Nơi nhận:
- Uỷ ban kế hoạch Nhà nước
- Bộ tài chính
- UBND thành phố Hà Nội
- Bộ xây dựng
- Xí nghiệp liên hợp xây dựng số 1
- Lưu vụ TCLĐ, VP Bộ trưởng
Công ty cổ phần xây dựng số 1 (VINACONEX1) là công ty cổ phần có vốn góp của nhà nước chi phối (51%); do đó Tổng công ty CPXNK&XD Việt Nam làm đại diện, Công ty cổ phần xây dựng số 1 là thành viên Tổng công ty CPXNK và xây dựng Việt Nam (VINACONEX JSC).
2. Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần xây dựng số 1
Công ty cổ phần xây dựng số 1 là một doanh nghiệp có quy mô và địa bàn hoạt động rộng lớn. Ngoài những đặc điểm chung của ngành xây dựng công ty còn có một số đặc điểm riêng như sau:
- Hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh ở công ty mang hình thức khoán gọn các công trình, hạng mục công trình và khối lượng các công việc cho các đơn vị trực thuộc.
- Các đội, đơn vị trực thuộc được công ty cho phép thành lập bộ phận quản lý độc lập và được sử dụng lực lượng lao động của đơn vị hoặc lực lượng lao động ngoài xã hội nhưng phải đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn lao động, tiến độ thi công và hiệu quả kinh doanh.
- Các đơn vị trong công ty bao gồm các đội, chi nhánh, nhà máy. Ban chủ nhiệm công trình là những đơn vị hoạch toán phụ thuộc, không có tư cách pháp nhân chỉ có công ty có tư cách pháp nhân. Công ty đảm nhận mọi quan hệ đối ngoại với các đối tác bên ngoài. Giữa các đội và đơn vị khác trong công ty có mối liên hệ mật thiết với nhau, phụ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình hoạt động. Các đơn vị, đội được ứng vốn để thi công công trình theo kế hoạch sản xuất của mình.
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng: Đứng đầu Công ty là giám đốc chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Để hỗ trợ cho giám đốc có các: phó giám đốc kỹ thuật, phó giám đốc kinh doanh và các phó giám đốc chi nhánh được cấp trên bổ nhiệm theo đề cử của giám đốc công ty. Công ty có 6 phòng ban. Trưởng phòng là người triển khai công việc mà giám đốc giao và chịu trách nhiệm trước giám đốc về tình hình và kết quả thực hiện các công việc đó. Để đảm bảo các công việc không bị gián đoạn khi trưởng phòng đi vắng thì mỗi phòng có thêm một phó phòng. Bộ phận quản lý trực tiếp tại công ty là các đơn vị, đội và các ban chủ nhiệm công trình. Ở bộ phận này có bộ máy quản lý khá độc lập, được giao quyền tương đối rộng rãi theo sự phân cấp của giám đốc. Đứng đầu là thủ trưởng đơn vị, trực tiếp điều hành mọi hoạt động kinh doanh, đồng thời chịu trách nhiệm trước lãnh đạo công ty về mọi hoạt động của đơn vị. Ngoài ra cũng có các cán bộ phụ trách ở những mảng cụ thể.
3.1. Sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần xây dựng số 1
3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
* Phòng kinh tế- thị trường
Chức năng nhiệm vụ chính của phòng này là thực hiện quản lý công tác đấu thầu, quản lý hợp đồng xây lắp, quản lý kinh tế, đồng thời theo giỏi và quản lý việc mua, bảo quản, sử dụng vật tư, thiết bị cung cấp cho công trình.
Ví dụ như quản lý kinh tế thì phòng thực hiện các công việc chính sau:
- Xây dựng các định mức, chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật, đơn giá các công việc xây lắp phục vụ cho công tác đấu thầu, nhận thầu, giao khoán, thanh quyết toán công trình.
- Lập, theo dõi việc thực hiện hợp đồng giao khoán nội bộ trên cơ sở phương án kinh tế đơn vị lập và được ban giám đốc công ty phê duyệt.
- Theo dõi việc thanh quyết toán các công trình.
- Tổ chức theo dõi, cập nhật các thông tin về giá cả vật tư, hàng hoá cần thiết.
* Phòng Tài chính- kế toán
Phòng Tài chính – Kế toán có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Công ty về công tác tài chính kế toán, tổ chức hướng dẫn và chỉ đạo toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của Công ty và các đơn vị trực thuộc. Phòng có chức năng kiểm tra giám sát công tác tài chính kế toán, xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm và dài hạn theo kế hoạch sản xuất của Công ty, trình Giám đốc Công ty, Tổng giám đốc Tổng công ty phê duyệt. Phối hợp với các phòng chức năng khác của Công ty để xây dựng cơ chế khoán, lập kế hoạch về chỉ tiêu tài chính trên cơ sở kế hoạch sản lượng của Công ty gửi Phòng Kinh tế – thị trường để tổng hợp báo cáo.
* Phòng đầu tư:
Phòng đầu tư có chức năng thực hiện các quy định của công ty trong lĩnh vực có liên quan thường xuyên như: lập kế hoạch đầu tư cho các dự án đầu tư, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thực hiện và quản lý các dự án đầu tư cho công ty về tình hình thực hiện các dự án đầu tư đồng thời có kiến nghị các biện pháp cần thiết để dự án đầu tư được thực hiện một cách hiệu quả nhất.
* Phòng kỹ thuật – thi công.
Phòng kỹ thuật – thi công có nhiệm vụ tham gia quản lý kỹ thuật, giám sát chất lượng công trình, quản lý tiến độ, biện pháp thi công và an toàn lao động. Đây là đầu mối tiếp nhận các thông tin về thay đổi công nghệ, áp dụng khoa hoc - kỹ thuật. Tham gia cùng các bộ phận, chức năng khác giải quyết sự cố về an toàn lao động nếu có xẩy ra trên công trường. Đồng thời kết hợp với phòng kinh tế – thị trường tham gia lập hồ sơ dự thầu và đấu thầu, thực hiện việc kiểm tra khối lượng dự toán, quyết toán các công trình. Kiểm tra việc chuẩn bị mặt bằng thi công của các đơn vị, thiết kế kỹ thuật và các bản vẻ thi công công trình. Ngoài ra phòng kỹ thuật – thi công còn tham gia quản lý máy móc, thiết bị và các công cụ sản xuất.
* Phòng thiết bị vật tư
Chức năng chính của phòng thiết bị vật tư là thực hiện cung cấp vật tư cho tất cả các đơn vị trực thuộc, thực hiện lưu kho và bảo quản nguyên vật liệu, kiểm soát theo gioỉ các thiết bị trong thời gian lưu kho cho đến lúc thiết bị được bàn giao xem có đầy đủ không? Và đến lúc thiết bị phải bảo dưỡng thi đây cũng chính là nơi sẽ thực hiện bảo dưởng định kỳ cho tất cả các thiết bị.
* Phòng tổ chức hành chính
Phòng Tổ chức Hành chính có chức năng tham mưu giúp cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực quản lý nhân sự, sắp xếp tổ chức, quản lý bồi dưỡng cán bộ..., thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước đối với người lao động. Thực hiện chức năng lao động tiền lương và quản lý hành chính văn phòng của Công ty. Phối hợp với Phòng Tài chính – Kế toán xây dựng các định mức lao động, đơn giá tiền lương, quỹ tiền lương, các quy chế phân phối tiền lương và tiền thưởng theo quy định của nhà nước và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xây dựng chương trình thanh tra, kiểm tra nội bộ, theo dõi tiếp nhận và xử lý các đơn khiếu nại tố cáo. Phòng Tổ chức Hành chính là thường trực trong công tác tiếp dân, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chính trị nội bộ, tổ chức tiếp các đoàn thanh tra, kiểm tra những lĩnh vực liên quan đến chức năng của phòng.
3. Lĩnh vực hoạt động của công ty
Hoạt động kinh doanh của công ty bao gồm các lĩnh vực chủ yếu sau :
- Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp;
- Xây dựng các công trình hạ tầng: giao thông, thuỷ lợi, cấp thoát nước và xử lý môi trường;
- Xây dựng các công trình đường dây và trạm biến thế điện;
- Kinh doanh phát triển khu đô thị mới, hạ tầng khu công nghiệp và kinh doanh bất động sản;
- Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng;
- Tư vấn đầu tư, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, lập dự án, tư vấn đấu thầu, tư vấn giám sát, quản lý dự án;
- Kinh doanh khách sạn du lịch lữ hành;
- Đại lý cho các hãng trong và ngoài nước kinh doanh các mặt hàng phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng;
- Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, xuất khẩu xây dựng;
- Thiết kế tổng thể mặt bằng, kiến trúc, nội ngoại thất đối với công trình dân dụng và công nghiệp;
- Thiết kế hệ thống cấp thoát nước khu đô thị và nông thôn, xử lý nước thải và nước sinh hoạt;
- Thiết kế kết cấu: đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, kỹ thuật hạ tầng khu đô thị, khu công nghiệp;
- Thi công xây dựng cầu, đường;
- Đo đạc, khảo sát địa hình, địa chất, thuỷ văn phục vụ cho thiết kế công trình, lập dự án đầu tư;
- Dịch vụ quản lý nhà ở đô thị và văn phòng cho thuê;
- Sản xuất, gia công lắp đặt các sản phẩm cơ khí;
- Kinh doanh dịch vụ cho thuê kho bãi; vận chuyển, xếp dỡ hàng hoá;
- Phá dỡ các công trình dân dụng và công nghiệp;
- Cho thuê thiết bị, máy móc xây dựng; giàn giáo cốp pha;
- Kinh doanh tài chính.
PHẦN II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1
1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty những năm vừa qua
1.1. Tình hình doanh thu
Doanh thu của công ty bao gồm ba bộ phận : doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu từ hoạt động khác.Doanh thu của công ty qua 3 năm 2005, 2006, 2007 được thể hiện qua bảng sau :
Bảng 01 : Bảng tổng hợp doanh thu qua 3 năm
Đơn vị : Tỷ đồng
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
247.45
227.48
247.87
Doanh thu bán hàng
11.14
9.99
9.91
Doanh thu cung cấp dịch vụ
13.56
11.41
9.04
Doanh thu hợp đồng xây dựng
222.75
206.08
228.92
2. Doanh thu hoạt động tài chính
7.56
10.42
8.89
Lãi tiền gửi, tiền cho vay
7.18
10.26
8.61
Cổ tức, lợi nhuận đợc chia
0.38
0.16
0.28
Lãi chênh lệch tỷ giá đã thực hiện
Lãi chênh lệch cha thực hiện
3. Doanh thu từ hoạt động khác
0.01
0.04
0.50
Tong
255.02
237.94
257,27
1.2. Tình hình lợi nhuận của công ty.
Bảng 02 : Bảng tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
KH
TT
KH
TT
Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế
3017
5310
7553
16030
Lợi nhuận xây lắp
2134
1963
2123
4391
Lợi nhuận SXCN & VLXD
80
100
Lợi nhuận kinh doanh nhà, đầu tư
683
1269
4000
4671
Lợi nhuận SXKD khác
400
2078
1350
6868
2. Những thuận lợi và khó khăn hiện tại của công ty
Công ty là thành viên của Vinaconex (Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam) - một công ty có thương hiệu mạnh trong lĩnh vực đầu tư xây dựng. Do đó mà công ty rất có lợi thế, hay nói cách khác là công ty đã được thừa hưởng các giá trị về mặt thương hiệu của Vinaconex khi tham gia thị trường .
Mặt khác, công ty có một ban lãnh đạo điều hành gồm các kỹ sư chuyên ngành có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, năng động và nhiệt huyết với công việc. Biết dựa vào những thế mạnh sẵn có của mình. Bởi vậy trong một số năm gần đây, công ty đã và đang chuyển đổi theo hướng đa dạng hoá sản xuất kinh doanh như: sản xuất vật liệu xây dựng, xuất nhập khẩu hàng hóa, đầu tư kinh doanh bất động sản…Qua đó mà tạo ra sự tăng trưởng liên tục trong nhưng năm vừa qua. Tiền lương, thu nhập của người lao động, tích luỹ của công ty đều được đảm bảo nâng cao.
Tuy nhiên, đi đôi với những thuận lợi đó cũng có một số khó khăn đang và có thể sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm tiếp theo.Sau đây là một số khó khăn chính của công ty:
- Thứ nhất là: Với xu thế hội nhập và phát triển của đất nước như hiện nay, sản xuất tăng trưởng ngày càng tăng cao, kéo theo sự gia tăng về số lượng cũng như chất lượng của các công ty xây dựng, từ đó tạo ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, quyết liệt trên thị trường. Và việc nhận thầu một công trình hay tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa do mình sản xuất ra đối với công ty ngày càng khó khăn hơn
- Thứ hai là : Giá cả của một số loại vật liệu xây dựng như sắt thép, xăng dầu…đều tăng, gây ảnh hưởng đến giá thành của công trình, giá thành sản phẩm. Nhất là đối với các công trình xây dựng mà công ty đã nhận thầu theo hình thức đấu thầu trọn gói thì lại càng khó khăn hơn. Bởi với đấu thầu trọn gói, công ty khó có thể thương lượng lại với nhà cung cấp hay chủ đầy tư (bên A) về giá cả trong khi thị trường đang thay đổi hàng ngày như thế này.Và nếu để ý trên thị trường hiện nay, chúng ta sẽ thấy trong thời gian qua có không ít các công trình đang thi công buộc phải hoãn lại, nhiều người bỏ thầu…tất cả là do sự biến động không lường trước đựơc của giá cả các chi phí đầu vào hiện nay.
-Thứ ba là: Nhà nước đã bắt đầu áp dụng mức lương cơ bản cho tất cả người lao động là 540.000đ, cùng với các quy định về quản lý xây dựng cơ bản, quy định về đất đai, thủ tục đầu tư, có nhiều thay đổi gây một số khó khăn trong việc triển khai áp dụng.
- Thứ tư là : Hiện nay việc giải ngân vốn cho đầu tư xây dựng thường chậm, quá trình hoàn tất hồ sơ cũng như thống nhất, phê duyệt, quyết toán giữa chủ đầu tư và nhà thầu thường mất rất nhiều thời gian. Tình trạng chủ đầu tư đang có xu hướng nợ dây dưa, chậm thanh toán cho các công ty xây dựng xẩy ra càng nhiều. Và có một số trường hợp công ty không thu hồi được hết vốn. Hiện tượng nợ thanh toán công trình có thể xẩy ra. Vậy nên công ty cũng cần đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm tránh gặp phải những tình huống như thế này.
- Thứ năm là: Công ty cũng đang phải chứng kiến và gánh chịu hậu quả của mức lạm phát quá cao như hiện nay, mặc dù bộ phận chính trị đã có những chính sách để phòng ngừa song hiệu quả của những giải pháp đó chưa thể có tác dụng trong ngày một ngày hai. Vậy nên hầu hết giá cả các nguyên vật liệu , gas, xăng,…đều tăng cao đã làm tăng giá thành công trình, giá thành sản phẩm của công ty. Từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được của công ty.
- Thứ sáu là, đặc trưng của ngành xây dựng là tỷ trọng nợ phải thu và hàng tồn kho lớn. Nhưng trong điều kiện hiện nay, lãi suất huy động vốn của các ngân hàng đã tăng cao dẫn đến họ cũng phải nâng lãi suất cho vay lên nhằm bù đắp cho chi phí huy động vốn. Như vậy, trong khi công ty phải chi trả cho những khoản chi phí lãi suất của vốn vay cao thì vốn của chính họ lại đang bị chiếm dụng bởi các khách hàng, các nhà đầu tư và tồn đọng trong hàng tồn kho của công ty mình. Bởi vậy, công ty cần có các biện pháp riêng cho mình để hạn chế những thiệt thòi này.
-Thứ bảy là, những máy móc thiết bị nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu của công ty phải nhập khẩu từ nước ngoài. Song tình hình tỷ giá hối đoái biến động phức tạp như hiện nay đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thu mua của công ty.
PHẦN III: ĐỀ TÀI DỰ KIẾN
Đề tài 1: Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng số 1- Vinaconex 1.
Đề cương sơ bộ:
Chương I : Lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
I. Hoạt động xây dựng và những đặc điểm cơ bản của xây dựng
II. Khái niệm và các quan điểm đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
III. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh .
2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
4. Tính tất yếu của việc nghiên cứu thống kê trong phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chương II: Hệ thống chỉ tiêu thống kê nghiên cứu và một số phương pháp thống kê phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
I. Hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1. Yêu cầu và nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
II. Một số phương pháp thống kê dùng để phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1. Ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
2. Đặc điểm vận dụng phương pháp thống kê trong phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chương III: Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng số 1- Vinaconex 1.
I. Tổng quan về công ty cổ phần xây dựng số 1
1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty
2.Các lĩnh vực kinh doanh và cơ cấu tổ chức của công ty
3.Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
II. Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng số 1.
1. Phân tích chỉ tiêu hiệu quả tương đối
1.1.Phân tích hiệu quả sử dụng lao động
1.2.Phân tích trang bị và hiệu quả sử dụng vốn cố định
1.3.Phân tích trang bị và hiệu quả sử dụng vốn lưu động
1.4.Phân tích trang bị và hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh
2. Phân tích chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối
2.1.Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế
2.2.Chỉ tiêu giá trị tăng thêm (VA)
III. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng số 1.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22847.doc