Báo cáo Thực tập tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 11

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

PHẦN I :KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 11-VINACONEX

1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Xây dựng số 11.1

2.Chức năng,nhiệm vụ và quy trình sản xuất của Công ty .2

3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty .2

4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong 2 năm 2008-2009 .3

PHẦN II :TÌNH HÌNH CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 11 - VINACONEX.4

* CÔNG TÁC KẾ TOÁN

A. TÌNH HÌNH CHUNG . 5

1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty . .5

2. Một số đặc điểm công tác kế toán tại Công ty .6

B. TỔ CHỨC KẾ TOÁN VÀ PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN CÁC PHẦN HÀNH KẾ TOÁN .6

1. Kế toán vốn bằng tiền .7

2. Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ . .8

3. Kế toán tài sản cố định . .9

4. Kế toán tiền lương .11

5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ. 14

Phần III :Nhận xét và một số ý kiến đóng góp đối với công ty .20

1. Ưu điểm .20

2. Nhược điểm .20

3. Đề xuất.20

KẾT LUẬN

 

 

doc42 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1649 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hu, giấy báo có, giấy báo nợ, đề nghị tạm ứng,giấy tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng. 1.3 Phương pháp kế toán tình hình biến động tiền mặt - Với các nghiệp vụ tăng tiền mặt: Tăng do thu bán hàng nhập quỹ; Tăng do thu tiền từ các hoạt động tài chính, hoạt động khác nhập quỹ; Tăng do rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ; Tăng do thu từ người mua ( kể cả tiền đặt trước ); Tăng do các nguyên nhân khác ( thu hồi tạm ứng, thu nội bộ, thu hồi đầu tư tài sản cho vay, thu hồi các khoản ký cược, ký quỹ ). VD: Ngày 01/07/2009, phiếu thu số 01, Công ty CP Thành Đạt trả tiền nợ kỳ trước số tiền là 520.000.000 đồng. Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 111 : 520.000.000 Có TK 131_Thành Đạt: 520.000.000 - Với các nghiệp vụ giảm tiền mặt: Giảm do mua vật tư, hàng hóa, tài sản, do chi phí cho các hoạt động sản xuất kinh doanh thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt; Giảm do các nguyên nhân khác. 2.Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ: Theo chế độ kế toán hiện hành, kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ được sử dụng các chứng từ sau: giấy đề nghị xuất kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm nghiệp, nhập kho, hóa đơn giá trị gia tăng. 2.1 Kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ: Kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp thẻ song song. Sơ đồ trình tự phương pháp thẻ song song ở kho: thủ kho dùng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập xuất, tồn vật liệu, công cụ dụng cụ về số lượng. ở phòng kế toán: kế toán mở thẻ kế toán chi tiết cho từng danh mục vật liệu, công cụ dụng cụ. Thẻ này có nội dung tương tự thẻ kho, khác là theo dõi cả về mặt giá trị. 2.2 Công thức tính giá vật liệu, công cụ dụng cụ: Công ty sử dụng phương pháp tính giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ: Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ = Giá gốc vật liệu công cụ dụng cụ tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Lượng gốc vật liệu hay công cụ dụng cụ tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ 2.3 Kế toán tổng hợp vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp kê khai thường xuyên: Tài khoản sử dụng: TK 151: “Hàng mua đang đi đường”. TK 152: “Nguyên liệu, vật liệu”. TK 153: “Công cụ dụng cụ”. Ngoài ra còn sử dụng một số tài khoản liên quan. 2.3.1 Kế toán biến động tăng vật liệu công cụ dụng cụ: Tăng do mua ngoài; Tăng do các nguyên nhân khác; Tăng do phát hiện thừa qua kiểm kê; Tăng do nhận cấp phát; Tăng do nhận viện trợ, biếu tặng. VD: Ngày 15/06/2009, phát hiện thừa công cụ dụng cụ qua kiểm kê chưa rõ nguyên nhân với giá trị là 8.500.000 đồng. Kế toán đinh khoản như sau: Nợ TK 153: 8.500.000 Có TK 338: 8.500.000 2.3.2 Kế toán biến động giảm công cụ dụng cụ: Giảm do xuất sử dụng cho sản xuất KD; giảm do thiếu qua kiểm kê… VD: Ngày 19/09/2009, phiếu xuất kho số 01, xuất NVL cho công ty Thành Đạt vay 30.000.000 đồng Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 632: 30.000.000 Có TK 152: 30.000.000 3. Kế toán tài sản cố định (TSCĐ) - Theo chế độ kế toán hiện hành, kế toán TSCĐ được sử dụng các chứng từ sau: biên bản bàn giao TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ, nhập kho, bảng tính và phân bổ khấu hao. - TSCĐ là những tư liệu có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài. Đặc điểm tài sản cố định tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh: TSCĐ hao mòn dần vào giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí kinh doanh. 3.1 Đánh giá tài sản cố định Nguyên giá TSCĐ = Giá mua trên hợp đồng - Chiết khấu giảm giá + Chi phí vận chuyển lắp đặt, chạy thử + Chi phí khác Giá trị còn lại = Nguyên giá - Giá trị hao mòn 3.2 Tài khoản sử dụng: TK 211: “Tài sản cố định hữu hình”. TK 213: “Tài sản cố định vô hình”. TK 214: “Hao mòn tài sản cố định”. Ngoài ra còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan. 3.3 Kế toán khấu hao tài sản cố định: 3.3.1 Phương pháp tính khấu hao: Công ty sử dụng phương pháp tính khấu hao đường thẳng. Mức khấu hao TSCĐ phải trích bình quân tháng này ở bộ phận j = Mức khấu hao TSCĐ đã trích tháng trước ở bộ phận j + Mức khấu hao của những TSCĐ tăng thêm bình quân tháng này ở bộ phận j - Mức khấu hao của những TSCĐ giảm đi trong tháng này ở bộ phận j Công thức : M1: Mức khấu hao bình quân. NG: Nguyên giá. T: Số năm dự kiến sử dụng. t: Tỷ lệ khấu hao trong năm. M1= NG / T t = (1/T)* 100% 3.4 Kế toán biến động tài sản cố định: 3.4.1 Kế toán biến động tài sản cố định hữu hình: a) Phân loại tài sản cố định hữu hình: Nhà cửa vật kiến trúc; Máy móc, thiết bị; Phương tiện, thiết bị vận tải, truyền dẫn; Thiết bị, dụng cụ, quản lý. b) Kế toán nghiệp vụ tăng tài sản cố định: Tăng do mua sắm; Tăng do mua sắm phải lắp đặt trong gian dài; Tăng do xây dựng cơ bản bàn giao; Tăng do đánh giá tài sản cố định; Tăng do nhận biếu tặng, viện trợ; phát hiện thừa trong khi kiểm kê. VD: Ngày 11/06/2009, mua xe ô tô sử dụng cho bộ phận quản lý giá mua 500 triệu, thuế VAT 10% được mua sắm bằng quỹ phúc lợi Kế toán định khoản như sau: a) Nợ TK 211 : 500.000.000 Nợ TK 133(2): 50.000.000 Có TK 111,112,331 : 550.000.000 b) Nợ TK 431(2): 500.000.000 Có TK 441 : 500.000.000 c) Kế toán nghiệp vụ tài sản cố định hữu hình: Giảm do nhượng bán tài sản cố định hữu hình; Giảm do thanh lý tài sản cố định hữu hình; Giảm do thiếu tài sản cố định phát hiện qua kiểm kê. VD: Biên bản kiểm kê ngày 31/09/2009 phát hiện thiếu một máy tính xách tay có nguyên giá là 25 triệu, đã khấu hao 10 triệu. Chưa xác định được nguyên nhân. Sau đó biên bản sử lý của doanh nghiệp như sau: cán bộ quản lý máy vi tính bồi thường 5 triệu đồng, bù đắp bằng quỹ dự phòng 3 triệu đồng, tính vào chi phí khác 2 triệu đồng. Kế toán định khoản như sau: a) Nợ TK 214: 10.000.000 Nợ TK 138(8): 15.000.000 Có TK 211: 25.000.000 b)Nợ TK 111: 5.000.000 Nợ TK 334: 1.000.000 Nợ TK 138(8): 4.000.000 Nợ TK 415: 3.000.000 Nợ TK 811: 2.000.000 Có TK 138(1): 15.000.000 3.4.2 Kế toán biến động tài sản cố định vô hình: Quyền sử dụng đất; Quyền phát hành; Bản quyền, bằng sáng chế; Nhãn hiệu hàng hóa. Nhìn chung, kế toán các trường hợp tăng, giảm tài sản cố định vô hình cũng tiến hành tương tự tài sản cố định hữu hình. 3.5 Kế toán sửa chữa tài sản cố định. - Kế toán sửa chữa thường xuyên: Việc sửa chữa do công ty tự làm; việc sửa chữa do công ty thuê ngoài làm. - Kế toán sửa chữa lớn. - Kế toán sửa chữa nâng cấp. VD: Theo kế hoạch, ngày 21/07/2009, công ty thuê công ty Hoàng Anh sửa chữa thiết bị sản xuất và đã hoàn thành trong tháng. Chi phí phát sinh như sau: phải trả cho công ty Hoàng Anh ( cả thuế GTGT 5% ) là 3.150.000 đồng, phụ tùng thay thế là 1.500.000 đồng. Kế toán định khoản như sau: a) Nợ TK 241: 4.500.000 Nợ TK 133: 150.000 Có TK 331: 3.150.000 Có TK 241: 1.500.000 b) Nợ TK 335: 4.500.000 Có TK 241: 4.500.000 4.kế toán tiền lương Hình thức trả lương: Công ty trả lương theo tháng, kế toán dựa vào bảng chấm công và mức lương thỏa thuận trong hợp đồng với người lao động để tính ra số tiền lương phải trả. Các khoản trích theo lương: Tiền ăn ca, phụ cấp các khu vực, phụ cấp đào tạo, phụ làm thêm giờ. Tài khoản sử dụng: Tài khoản 334: phải trả cho người lao động - Trả lương theo hợp đồng giao khoán công việc: Tổng số lương khoán = Tổng khối lượng thực hiện trong tháng x Đơn giá một khối lượng công việc Căn cứ vào bảng chấm công và bảng chia lương do đội sản xuất gửi lên, nhân viên kinh tế xác định đơn giá một ngày công và tiền lương mỗi công nhân được hưởng. Đơn giá một nhân công = Tổng số lương khoán Tống số công đã quy đổi theo HSNS HSNS của mỗi công nhân do đội trưởng đánh giá dựa vào khả năng, mức độ làm việc của từng công nhân. Lương khoán của một công nhân = Đơn giá một nhân công quy đổi theo HSNS x Số công của mỗi công nhân đã quy đổi theo HSNS Trên cơ sở đó nhân viên kinh tế lập bảng thanh toán lương cho từng tổ đội xây lắp. Ví dụ: Tính lương khoán tháng 11/2009 cho tổ thép công trình nhà làm việc 7 tầng chi nhánh Viettel Hải Dương: Căn cứ vào biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành, hợp đồng khoán tháng 11/2009 (Phụ lục 03), bảng chấm công và chia lương của tổ gửi lên xác định tổng số lương khoán là 98.450.000trđ và số công quy đổi theo HSNS là 1.890 công. Do đó: -Đơn giá một nhân công đã quy đổi theo HSNS = 98.450.000/1.890 = 52.000đ/công. Lương của công nhân Nguyễn Đức Tuyên là: 52.000 * 32,5 = 1.690.000đ Dựa vào bảng chấm công và chia lương kế toán đội lập bảng thanh toán lương cho tổ 1. Tập hợp các bảng thanh toán lương của tổ, đội trưởng lập bảng tổng hợp thanh toán cùng các chứng từ gửi về phòng tài vụ. Kế toán định khoản: Nợ TK 622: 640.958.000 Có TK 334: 640.958.000 Đối với các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ. Căn cứ vào bảng thanh toán lương của các tổ đội, kế toán lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH cụ thể như sau: Tỷ lệ trích BHXH, BHYT, KPCĐ ở Công ty là 25% trong đó 6% khấu trừ vào lương của công nhân viên còn 19% tính vào giá thành sản phẩm xây lắp. Cụ thể: BHXH: 15% tiền lương cơ bản.,BHYT: 2% tiền lương cơ bản. KPCĐ: 15% tiền lương thực tế. Cuối tháng căn cứ vào bảng thanh toán do đội xây dựng chuyển lên kế toán công ty sẽ trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho công trình nhà 7 tầng. BHXH: 70.540.000 *15% = 11.181.000 BHYT: 70.540.000 * 2% = 1.490.800 KPCĐ: 125.400.000 *2% = 2.508.000 Các khoản trích trên được thể hiện trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH làm căn cứ để định khoản. Nợ TK 622: 15.179.800 Có TK 338 : 15.179.800 Chi tiết: TK 3382: 2.508.000 TK 338(3): 11.181.000 TK 338(4): 1.490.000 Sau khi đối chiếu số liệu, kế toán tập hợp vào sổ cái TK 622, sổ chi tiết TK 622. -Trả lương theo quy chế trả lương cho cán bộ nhân viên trong Công ty theo công thức: Tiền lương cơ bản phải trả trong tháng = Mức lương tối thiểu x Hệ số lương theo cấp bậc x Số ngày làm việc thực tế trong tháng + Tiền lương nghỉ phép, nghỉ ốm (nếu có) 22 Lương năng suất phải trả trong tháng = Mức lương tối thiểu x Hệ số lương theo cấp bậc x Số ngày làm việc trong tháng x Hệ số lương năng suất 22 Tiền lương phải trả trong tháng = Tiền lương cơ bản phải trả trong tháng + Tiền lương năng suất phải trả trong tháng Tiền lương nghỉ ốm, nghỉ phép = Mức lương tối thiểu x Hệ số lương theo cấp bậc x Số ngày nghỉ ốm, nghỉ phép 22 Hệ số lương năng suất được tính như sau: Đối với cán bộ công nhân viên trong danh sách được chia làm 3 loại tương ứng với hệ số lương năng suất: Loại Hệ số lương năng suất A 1,0 B 0,85 C 0,7 Căn cứ vào bảng chấm công và năng suất làm việc của cán bộ công nhân viên mà có cách phân loại thích hợp. Còn hệ số lương năng suất phụ thuộc vào tình hình hoạt động cuả Công ty căn cứ vào sản lượng và doanh thu mà có hệ số lương năng suất phù hợp. Căn cứ vào bảng thanh toán lương, bảng phân bổ lương và Bảo hiểm xã hội để lập bảng tổng hợp thanh toán. 5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ. 5.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất: Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất của Công ty được xác định là từng công trình (CT), hạng mục công trình (HMCT) nhận thầu, đấu thầu. Mỗi công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành đều được mở sổ chi tiết để theo dõi tập hợp các khoản mục chi phí: Chi phí nguyên vật liệu. Chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sử dụng máy thi công. Chi phí sản xuất chung. Trong thời gian thực tập tại Công ty, để phản ánh đúng công tác kế toán, em xin trích số liệu thực tế ở một công trình thực hiện theo phương thức khoán là công trình nhà làm việc 7 tầng – chi nhánh viettel Hải Dương làm minh hoạ. 5.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty: 5.2.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT): Công trình nhà làm việc 7 tầng – chi nhánh viettel Hải Dương là công trình khoán. Để tiến hành mua vật tư, trả lương cho công nhân, đội trưởng đội thi công làm giấy tạm ứng tiền chi phí công trình. Giấy đề nghị tạm ứng Tên tôi là : Phạm Huy Thông Địa chỉ : Chi nhánh Công ty tại Hà Nội Đề nghị tạm ứng số tiền: 300.000.000 đồng. Lý do tạm ứng: Mua vật tư, trả tiền nhân công công trình nhà Giấy đề nghị tạm ứng được chuyển đến kế toán thanh toán để viết phiếu chi và kế toán tiến hành định khoản. Nợ TK 1418 300.000.000 Có TK 1111 300.000.000 Vật tư mua về chuyển đến chân công trình mà không qua kho, không sử dụng phiếu xuất kho, nhập kho. Cuối tháng, nhân viên kế toán đội gửi các hoá đơn mua vật tư kèm chứng từ vận chuyển cùng bảng kê thanh toán hoá đơn GTGT, bảng thanh toán lương, các chứng từ chi phí khác phát sinh trong tháng để hạch toán chi phí. Kế toán định khoản: Nợ TK 621 1.355.790.577 Có TK 3311 1.355.790.577 Kế toán vào sổ chi tiết, sổ cái TK 621. 5.2.2.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (NCTT): Khoản mục chi phí NCTT ở Công ty gồm tiền lương cho bộ phận công nhân thuê ngoài và của công nhân trong danh sách. Để phản ánh khoản mục chi phí NCTT, kế toán sử dụng TK622- chi phí NCTT. Mỗi công trình giữa đội xây dựng, chủ nhiệm công trình và đội sản xuất trực tiếp thi công đều có hợp đồng giao khoán công việc. Hàng ngày các tổ sản xuất đều chấm công cho công nhân trực tiếp thi công vào bảng chấm công. Cuối tháng cán bộ kỹ thuật cùng đội trưởng đội xây dựng tiến hành nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành. 5.2.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công: Để tập hợp chi phí sử dụng máy thi công, kế toán sử dụng tài khoản 623 – Chi phí sử dụng máy thi công. Công trình nhà 7 tầng là công trình khoán gọn, chủ công trình thực hiện thuê ngoài toàn bộ xe, máy thi công nên chủ công trình phải ký hợp đồng thuê xe, máy với bên cho thuê. Cuối tháng, nhân viên kinh tế gửi hoá đơn GTGT cùng các chứng từ kèm theo liên quan đến việc sử dụng xe, máy thi công phát sinh kèm trong tháng 12/2008 được tổng hợp theo bảng: Bảng kê hoá đơn GTGT – Chi phí máy thi công. Công trình: làm việc 7 tầng – chi nhánh viettel Hải Dương TT Số hợp đồng Nội dung Số tiền mua hàng Tiền thuế GTGT Tổng cộng tiền hàng 1 62809 Thuê máy trộn 13.993.200 1.933.320 15.392.520 2 56940 Thuê máy đầm 8.992.000 899.200 9.891.200 3 99435 Thuê máy hàn 1.371.428 137.142 1.508.570 Cộng 24.356.928 2.435.662 26.792.290 Căn cứ vào bảng kê hoá đơn GTGT, kế toán định khoản: Nợ TK 623 24.356.628 Có TK 331 24.356.628 Khi trả tiền thuê máy, kế toán định khoản: Nợ TK 331 24.356.628 Có TK 111, 112 24.356.628 Kế toán căn cứ vào chứng từ gốc, bảng kê hoá đơn GTGT tiến hành vào sổ chi tiết, sổ cái TK 623. 5.2.4. Kế toán chi phí sản xuất chung (SXC): Để tập hợp chi phí SXC, Công ty sử dụng TK 627 và được mở chi tiết cho từng yếu tố: TK 6271: Chi phí nhân viên quản lý. TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất. TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài. TK 6278: Chi phí bằng tiền khác. Công ty chưa hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ TK 6274 5.2.4.1. Chi phí nhân viên phân xưởng - TK 6271. Chi phí nhân viên phân xưởng gồm: tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương của đội trưởng, cán bộ kỹ thuật, nhân viên kinh tế đội... Để tập hợp chi phí này kế toán sử dụng TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng. 5.2.4.2. Chi phí dụng cụ sản xuất - TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất gồm các chhi phí về công cụ, dụng cụ... Để tập hợp chi phí này, kê toán sử dụng tài khoản 6273 – Chi phí CCDC được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Căn cứ vào hoá đơn GTGT tập hợp được trong tháng về chi phí CCDC, Kế toán định khoản: Nợ TK 6273 7.595.000 Có TK 331 7.595.000 Kế toán vào sổ cái và sổ chi tiết TK 6273 5.2.4.3. Chi phí dịch vụ mua ngoài -TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài gồm tiền điện, tiền nước, tiền photo…Để tiến hành tập hợp chi phí này, kế toán sử dụng TK 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài. Căn cứ vào hoá đơn GTGT tập hợp trong tháng 12/2008, kế toán định khoản: Nợ TK 6277 8.150.000 Có TK 331 8.150.000 Kế toán vào sổ chi tiết và sổ cái TK 6277 5.2.4.4.Chi phí bằng tiền khác - TK 6278: Các khoản chi phí khác gồm: Tiền đi đường, chi phí giao dịch, tiếp khách... Để tập hợp chi phí bằng tiền khác, kế toán sử dụng TK 6278 – Chi phí bằng tiền khác. Căn cứ vào hoá đơn GTGT tập hợp trong tháng 12/2008, kế toán định khoản: Nợ TK 6278 14.500.000 Có TK 331 14.500.000 Kế toán vào sổ chi tiết TK 6278. 5.2.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ (CPSX): Để tổng hợp CPSX cuối kỳ, kế toán sử dụng TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng CT, HMCT. Cuối mỗi quý căn cứ vào tổng số phát sinh bên nợ các TK 621, TK 622, TK 623, TK 627,sau khi tính toán trừ đi các khoản giảm trừ chi phí, kế toán tổng hợp lập tờ kê hạch toán để kết chuyển CPSX từ TK đầu 6 sang TK 154 chi tiết cho từng đối tượng kế toán tập hợp CPSX. CPSX được tập hợp trong quý 4/ 2009 Công trình: Nhà làm việc 7 tầng – chi nhánh viettel Hải Dương Nợ TK 154: 7.192.306.384 Có TK 621: 5.436.469.774 Có TK 622: 1.310.868.000 Có TK 623: 214.922.526 Có TK 627: 230.046.564 Kế toán vào sổ chi tiết TK 154, sổ cái TK 154. 5.3. Đánh giá sản phẩm dở dang toàn Công ty: Sản phẩm dở dang của Công ty là các công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành tới khâu cuối cùng để tiến hành nghiệm thu bàn giao. Để phù hợp với yêu cầu quản lý, kỳ tính giá thành ở Công ty được xác định là hàng quý và vào thời điểm cuối quý. Cuối quý, phòng Kế hoạch – Kỹ thuật cùng kỹ thuật viên công trình tiến hành kiểm kê xác định khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ cho từng công trình. Sau đó phòng kế toán tiến hành xác định chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo công thức: Chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ = Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ + Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp thực hiện trong kỳ x Giá trị dự toán của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ Giá trị dự toán của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao cuối kỳ + Giá trị dự toán của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ Trong đó: Giá trị dự toán của khối lượng dở dang cuối kỳ = Khối lượng dở dang x Đơn giá dự toán Với công trình nhà 7 tầng ta có: Chi phí thực tế khối lượng dở dang đầu kỳ: 4.561.837.332 Chi phí thực tế KLXL thực tế phát sinh trong kỳ : 7.192.306.864 Giá trị dự toán của KLXL hoàn thành bàn giao trong kỳ : 15.364.262.700 Giá trị dự toán của KLXL dở dang CK : 169.985.000 Chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ = 4.561.837.332+ 7.192.306.864 x 169.985.000 = 128.620.854 15.364.262.700 + 169.985.000 5.4.Tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 11: Công ty lựa chọn phương pháp tính giá thành là phương pháp trực tiếp.Theo phương pháp này thi giá thành được xác định: Z = DĐK + C – DCK Trong đó: Z: giá thành thực tế hoàn thành trong kỳ của công trình DĐK, DCK : chi phí KLXL dở dang đầu kỳ, cuối kỳ C : chi phí xây lắp phát sinh trong kỳ Đối với công trình nhà 7 tầng, giá thành thực tế KLXL hoàn thành bàn giao quý 4/ 2009 là: DĐK: 4.561.837.332 C : 7.192.306.864 DCK : 128.620.854 Z = 4.561.837.332 + 7.192.306.864 – 128.620.854 = 11.625.523.342 Trên đây là một số VD về quy trình tập hợp chi phí xây lắp và tính giá thành sản phẩm đối với công trình nhà làm việc 7 tầng – chi nhánh viettel Hải Dương do Công ty thực hiện. Phần III Nhận xét và một số ý kiến đóng góp đối với công ty 1. Ưu điểm: - Về mặt tổ chức quản lý: gọn nhẹ, các phòng ban chức năng hoạt động hợp lý, có hiệu quả, cung cấp kịp thời, chính xác thông tin cho ban lãnh đạo để từ đó có quyết định quản lý, chỉ đạo đúng đắn. - Về bộ máy kế toán: Được tổ chức tương đối gọn nhẹ, chặt chẽ gồm những nhân viên kế toán có trách nhiệm, nhiệt tình trong công việc, có trình độ. Đặc biệt mỗi người được bố trí và phân công nhiệm vụ rõ ràng phù hợp với khả năng của mình. Bộ máy kế toán với quy mô nhỏ nhưng góp phần đắc lực vào công tác quản lý kinh tế tài chính của Công ty. - Hệ thống sổ kế toán mở dúng chế độ quy định gồm các sổ kế toán tổng hợp, chi tiết đáp ứng yêu cầu tổng hợp số liệu cung cấp thông tin cần thiết cho người sử dụng. - Khi tiến hành thi công công trình, NVL phục vụ trực tiếp thi công công trình được mua ngoài, chuyển thẳng đến chân công trình không qua nhập kho đã giúp Công ty tiết kiệm được khoản chi phí nhân viên coi kho, vận chuyển và cất giữ, hao hụt mất mát. Do vậy tiết kiệm được chi phí, góp phần hạ giá thành sản phẩm. 2. Nhược điểm: - Một số khoản mục chi phí có thuế đầu vào nhưng Công ty không khấu trừ nên CPSX tăng. - Trong CPSXC chưa có chi phí khấu hao TSCĐ. - Theo quy định đối với Công ty xây lắp thì các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ được tính vào CPSXC nhưng thực tế ở Công ty khoản mục chi phí nhân công trực tiếp bao gồm cả tiền lương của nhân viên quản lý đội. 3. Đề xuất: - Công ty nên khấu trừ những khoản mục chi phí có thuế đầu vào. - Trong chi phí SXC nên có thêm TK6274. - Cần chuyển chi phí trích theo lương của CNTT sản xuất vào TK627. Kết luận Trên đây là toàn bộ nội dung báo cáo trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 11 của em. Với những kiến thức đã được học trong trường, em đã cố gắng phản ánh một cách khái quát về hoạt động kinh tế, tài chính của Công ty. Trong thời gian thực tập em nhận được nhiều sự giúp đỡ của cô chú, anh chị phòng Tài chính – Kế toán và đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo GS.TS Lương Trọng Yêm Tuy nhiên, với kiến thức của một sinh viên, những vấn đề em nêu trong báo cáo không tránh khỏi sai sót. Vì vậy em mong nhận được những ý kiến góp ý sâu sắc của thầy cô giáo, cô chú, các anh chị trong Công ty để em hoàn thiện hơn nữa bài luận văn sắp tới của mình. Sau cùng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo GS.TS Lương Trọng Yêm cùng các cô chú, anh chị phòng Tài chính - Kế toán đã giúp em hoàn thành bản báo cáo này. Hải Dương, tháng 02 năm 2010 Sinh viên thực hiện Nguyễn Xuân Quỳnh Phụ lục 02 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức NKC Sổ cái Chứng từ gốc Sổ thẻ kế toán chi tiết chung Sổ nhật ký đặc biệt Sổ nhật ký chung Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối tài khoản Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra Phụ lục 03 Hợp đồng làm khoán Số: 30 Công trình: Nhà làm việc 7 tầng – chi nhánh Viettel Hải Dương Tổ: Cốt thép TT Tên công việc ĐVT Khối lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) 1 Gia công lắp dựng cốt thép kg 196.900 500 98.450.000 2 Ngày 31 tháng 12 năm 2004 Người nhận khoán Người giao khoán (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Phụ lục 01 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Ban kiểm soát Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Giám đốc Phó Giám đốc phụ trách Kỹ thuật – Thi công Phó Giám đốc phụ trách Hành chính Phòng Tổ chức hành chính Phòng Kỹ thuật thi công Ban quản lý dự án Phòng đấu thầu và quản lý dự án Phòng Tài chính kế toán Phòng Đầu tư & QLTB Mục lục Lời nói đầu Phần I :Khái quát chung về công ty cổ phần xây dựng số 11-vinaconex 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Xây dựng số 11..1 2.Chức năng,nhiệm vụ và quy trình sản xuất của Công ty……......................2 3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty …………………………..2 4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong 2 năm 2008-2009…………………………………………………………………………...3 Phần II :Tình hình công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng số 11 - Vinaconex................................................4 * Công tác kế toán A. Tình hình chung……………………...……………………………5 1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty…………………...……....5 2. Một số đặc điểm công tác kế toán tại Công ty…………………………....6 B. tổ chức kế toán và phương pháp kế toán các phần hành kế toán………………………………………………………………………....6 1. Kế toán vốn bằng tiền…………………………………………………......7 2. Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ….……………………………...8 3. Kế toán tài sản cố định……………………………………...………….....9 4. Kế toán tiền lương……………………………………………………….11 5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ...…14 Phần III :Nhận xét và một số ý kiến đóng góp đối với công ty………...20 1. Ưu điểm………………………………………………………………….20 2. Nhược điểm……………………………………………………………...20 3. Đề xuất......................................................................................................20 Kết Luận Phụ lục 04 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán thanh toán Kế toán vật tư TSCĐ Kế toán tiền lương Kế toán CP và tính Z Danh mục từ viết tắt TT Chữ viết tắt Giải nghĩa 1 CPSX Chi phí sản xuất 2 CPDD Chi phí dở dang 3 CPPS Chi phí phát sinh 4 CPXL Chi phí xây lắp 5 DNXL Doanh nghiệp xây lắp 6 KLXL Khối lượng xây lắp 7 NVL Nguyên vật liệu 8 TSCĐ Tài sản cố định 9 CCDC Công cụ dụng cụ 10 BHXH Bảo hiểm xã hội 11 BHYT Bảo hiểm y tế 12 KPCĐ Kinh phí công đoàn 13 XDCB Xây dựng cơ bản Biểu 01 Đơn vị: Công ty cổ phần xây dựng số 11 Địa chỉ: 960 Lê Thanh Nghị - Phường Hải Tân - Tp. HD Mẫu số 02 - TT QĐ số 1141 - TC/QĐ/CĐKT ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài chính Phiếu Chi Quyển số: Số: 352 Ngày 19 tháng 10 năm 2006 Nợ: 141 (1418) Có: 111 Họ tên người nhận tiền: Nguyễn Văn Trung Địa chỉ : Chi nhánh Công ty tại Hà Nội Lý do tạm ứng : Chi tạm ứng vật tư, nhân công. Số tiền : 300.000.000,đ (viết bằng chữ): Ba trăm triệu đồng chẵn. Kèm theo 01 chứng từ gốc. Đã

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26165.doc
Tài liệu liên quan