Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần xây dựng tổng hợp Tuyên Quang

MỤC LỤC

 

Nội dung Trang

1.4 Phần 1:Giới thiệu khái quát về cơ sở thực tập

Quyết định thành lập

Địa chỉ và giám đốc hiện tại

Vốn điều lệ và hình thức sở hữu

Nhiệm vụ trọng tâm 2

2.4 Phần 2: Khái quát về tình sản xuất-kinh doanh của công ty

Khái quát về các mặt hàng sản phẩm

Khái quát về giá trị tài sản

Khái quát về tình hình lợi nhuận

Khái quát về số lượng lao động bình quân trong các năm 4

3.3 Phần 3: Khái quát về công nghệ sản xuất và cấu trúc tổ chức

Công nghệ sản xuất

Cơ cấu sản xuất

Cơ cấu bộ máy quản lý 12

4.3 Phần 4: Khảo sát các yếu tố đầu vào-đầu ra và môi trường kinh doanh của công ty

Khảo sát và phân tích các yếu tố đầu vào

Khảo sát và phân tích các yếu tố đầu ra

Khảo sát và phân tích các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh 23

5.3 Phần 5: Thu hoạch từ giai đoạn thực tập tổng quan

Cơ hội cọ sát với thực tiễn

Trau dồi các kỹ năng và sự hiểu biết

Sự năng động 33

 

 

docx37 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1861 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần xây dựng tổng hợp Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để tạo điều kiện thuận lợi cho cả người lao động và công ty cùng phát triển. Bởi vậy nên từ năm 2001 đến nay, tổng số lượng lao động bình quân của công ty trong các năm đã liên tục giảm dần theo hướng tinh giản, gọn nhẹ mà vẫn phù hợp với yêu cầu sản xuất- kinh doanh. Dưới đây là bảng số liệu thực tế về sự thay đổi theo hướng giảm dần đó: (Đơn vị:người) Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Số lượng laođộng bình quân 302 296 244 231 221 Bảng 10:Số lượng lao động bình quân (2001-2005) Như vậy là công ty đã bước đầu thực hiện có hiệu quả chính sách cơ cấu lại nguồn nhân lực theo hướng tinh giản, gọn nhẹ. Và nếu xem xét trong mối liên hệ tương quan giữa số lượng lao động và lợi nhuận cũng như tiền lương bình quân thì sẽ thấy rõ hơn hiệu quả của chính sách này.Bởi vì trong khi số lượng lao động liên tục giảm thì lợi nhuận về cơ bản lại ăng lên. Đặc biệt là vào năm 2003, trong khi số lượng lao động giảm với tốc độ là 21% thì lợi nhuận lại tăng lên với một tốc độ tương đương là 20%. Điều này rõ ràng đã cho thấy là với một số lượng lao động ít hơn nhưng lại tạo ra được một khối lượng giá tri thặng dư nhiều hơn. Tức là một đơn vị lao động hiện tại của công ty đã tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn so với một đơn vị lao động của những năm trước đó. PHẦN 3: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VÀ CẤU TRÚC TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY. 3.1 Công nghệ sản xuất a. Thuyết minh sơ đồ dây chuyền xây dựng công trình. *Sơ đồ dây chuyền t Do Công ty cổ phần xây dựng tổng hợp Tuyên Quang là một đơn vị sản xuất kinh doanh tổng hợp nên các sản phẩm rất đa dạng với nhiều chủng loại và các đặc tính khác nhau. Vì vậy, đối với mỗi một sản phẩm cụ thể lại có một dây chuyền công nghệ sản xuất riêng. Chẳng hạn như các dây chuyền công nghệ để xây dựng nhà dân dụng, xây dựng cầu đường, xây dựng đập thuỷ lợi..v..v..là khác nhau. Do vậy nên dưới đây em chỉ xin trình bày về sơ đồ dây chuyền xây dựng nhà ở dân dụng mà cụ thể là dây chuyền xây dựng nhà mái bằng (1 tầng): Khảo sát địa chất và thiết kế Cân đối trọng lượng Đổ móng rầm Xử lý hạ tầng Đổ cột và xây lắp Đổ trần và hoàn thiện công trình *Thuyết minh sơ đồ dây chuyền (1): Giai đoạn khảo sát địa chất và thiết kế là giai đoạn đầu tiên của quy trình công nghệ xây dựng nhà mái bằng và cũng là giai đoạn đầu của bất kỳ một quy trình công nghệ xây dựng nào khác. Nó được bắt đầu ngay sau khi khách hàng và công ty đạt được thoả thuận về việc xây dựng và công ty sẽ cử một kỹ sư xây dựng có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để chịu trách nhiêm khảo sát về địa chất và tiến hành thiết kế ngôi nhà. Kỹ sư sẽ sử dụng các công cụ đo đạc về mặt bằng,về hướng gió, về chất đất, về độ lún …thông qua các máy đo kinh vĩ, thước ép, dụng cụ đo độ sụt. Từ các kết quả cần thiết liên quan đến các thông số kỹ thuật đã khảo sát được, kỹ sư được giao nhiệm vụ sẽ vẽ bản thiết kế ngôi nhà cho phù hợp với thực tế và phù hợp với cả yêu cầu của khách hàng. Bản thiết kế ngôi nhà vừa là điều kiện cần vừa là “kim chỉ nam” cho toàn bộ các giai đoạn xây dựng về sau của quy trình công nghệ cho nên nó phải được tiến hành rất cẩn thận, tỉ mỉ và đòi hỏi độ chính xác phải rất cao. (2): Từ các thông số kỹ thuật đã khảo sát được ở trên, đặc biệt là về độ sụt lún của đất, đội thi công sẽ tiến hành giai đoạn tiếp theo là ”cân đối trọng lượng” để khắc phục tình trạng lún của đất. Thông thường thì công ty vẫn thường sử dụng hai cách để cân bằng trọng lượng là ép cọc và khoan cọc nhồi tuỳ theo từng chất đất. + Ep cọc là hình thức đổ sẵn từng cọc thép bê tông sau đó đóng cọc xuống nền đất bằng các loại búa đóng cọc Diezel tự hành để nền đất không bị lún. + Đối với phương pháp khoan cọc nhồi thì trước hết đội thi công sẽ dùng máy khoan cọc để khoan các hốc hình trụ xuống đất sau đó đặt ống thép khuôn xuống và đổ bê tông vào để nén chặt bằng máy ép cọc bê tông. Nói tóm lại là việc sử dụng một trong hai phương pháp này sẽ giúp cho nền đất tạo ra được một phản lực cân băng với trọng lực của ngôi nhà, giúp cho ngôi nhà có thể trụ vững mà không bị sụt lún. (3): Giai đoạn tiếp theo là phải tiến hành ghép ván khuôn bằng thép, các chỗ nối phải sử dụng máy hàn điện để hàn nhằm đảm bảo chắc chắn cho nền móng. Sau khi đổ bê tông vào ván khuôn thép thì phải sử dụng các loại đầm điện,đầm dùi hoặc đầm bàn để nén cho bê tông chặt và không bị rỗ trên bề mặt. Đổ móng rầm là một giai đoạn trọng yếu để tạo cho ngôi nhà một nền móng vững chắc vì sẽ không thể có một ngôi nhà bền đẹp nếu như nền móng của nó bị lung lay. (4): Giai đoạn xử lý hạ tầng nói theo thuật ngữ của ngành thì đây chính là công đoạn xử lý “phần tim cốt” cho ngôi nhà. Đội thi công sẽ tiến hành định vị và xử lý các bộ phận như bể chứa nước, bể phoóc, hệ thống cấp thoát nước, hố gas….sao cho phù hợp với thiết kế cũng như phù hợp với mặt bằng thực tế của ngôi nhà. (5): Trong giai đoạn đổ cột và xây lắp này, đội thi công sẽ cho ghép các cột hình trụ bằng thép tuỳ theo chiều cao đã được thiết kế sẵn và đổ bê tông vào đó để tạo thành các cột trụ vững chắc nhằm tăng sức chống đỡ cho ngôi nhà. Tiếp đó đội sẽ tiến hành xây lắp các bức tường, bố trí cửa ra vào, cửa sổ, và hệ thống dây dẫn điện…Toàn bộ giai đoạn này cũng như toàn bộ quy trình xây dựng sẽ do đội trưởng đội thi công chỉ huy và bao giờ cũng có sự giám sát chặt chẽ của kỹ sư giám sát công trình để đảm bảo ngôi nhà được xây dựng an toàn và đúng như trong thiết kế. (6): Đây là giai đoạn cuối cùng của quy trình công nghệ xây dựng nhà mái bằng. Đội thi công sẽ ghép ván khuôn bằng thép tuỳ theo diện tích của trần nhà và sử dụng máy hàn điện để hàn chặt các đầu nối. Sau đó, hỗn hợp bê tông sẽ được đưa lên đổ vào ván khuôn thông qua cẩu vận thăng để đổ trần. Cuối cùng, đội thi công sẽ tiến hành sửa sang, xử lý phần chống thấm, quét sơn… để hoàn tất và bàn giao công trình cho chủ nhà. b. Đặc điểm về công nghệ sản xuất *Đặc điềm về phương pháp sản xuất: Là một đơn vị kinh doanh tổng hợp với nhiều loại sản phẩm khác nhau về quy mô và đặc tính nên đối với mỗi nhóm phẩm mà cụ thể ở đây là đối với từng loại công trình thì lại có một phương pháp sản xuất khác nhau tương ứng với một quy trình công nghệ khác nhau. Tuy nhiên về phương pháp sản xuất thì có thể kể đến một số đặc điểm sau: Các sản phẩm sản xuất hầu hết là các công trình xây dựng đã được “đặt hàng” trước theo yêu cầu của khách hàng, của chủ đầu tư và được xây dựng theo các quy trình công nghệ đã được tiêu chuẩn hoá. Địa bàn sản xuất sản phẩm là phân tán chứ không tập chung ở một phân xưởng nhất định. Thậm chí mỗi một sản phẩm lại được sản xuất ở một nơi khác nhau và do đó tính di động chính là một trong những đặc điểm nổi bật, rất đặc trưng cho phương pháp sản xuất này của toàn ngành xây dựng. Tiến độ thi công phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu, điều kiện địa lý của địa phương-nơi có công trình xây dựng được tiến hành. Bởi vì có thể cùng là một công trình xây dựng với quy mô như nhau nhưng công trình nào ở gần nguồn cung ứng vật tư hơn, địa hình bằng phẳng hơn sẽ được hoàn thành nhanh hơn. Quá trình xây dựng công trình có thể do một hoặc nhiều đội sản xuất của công ty đảm nhiện nhưng bao giờ cũng có một người là đội trưởng trực tiếp chỉ huy toàn đội và một hoặc nhiều kỹ sư làm nhiệm vụ giám sát việc thực thi công trình. *Đặc điểm về trang thiết bị Công nghệ được định nghĩa là tập hợp của các yếu tố phần cứng (máy móc, trang thiết bị) với tư cách là các yếu tố hữu hình và phần mềm (kỹ năng lao động, kỹ năng quản lý, thông tin…) với tư cách là các yếu tố vô hình. Hiện nay, cùng với nguồn nhân lực, công nghệ đang được xem là yếu tố hiệu quả của sản xuất kinh doanh. Và do đó năng lực công nghệ trở thành yếu tố quyết định khẳ năng cạnh tranh của mọi doanh nghiệp trên thị trường. Đối với Công ty cổ phần xây dựng tổng hợp Tuyên Quang thì trong một số năm gần đây, để ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất thay thế cho sức lao động thủ công của con người, công ty đã liên tục cải tiến, đổi mới và ứng dụng các loại máy móc hiện đại trên thị trường đồng thời tiến hành đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý máy móc,thiết bị cho đội ngũ cán bộ và các kỹ năng sử dụng cần thiết cho lực lượng công nhân kỹ thuật. Máy móc, trang thiết bị của công ty được sử dụng chủ yếu hiện nay là các loại như: Máy xúc, máy khoan cọc, máy ủi, máy phát điện, máy đo trọng lượng,máy trộn bê tông, máy nén khí, máy ép bê tông, cẩu vận thăng, xe tải và các thiết bị xây dựng khác….Nhìn chung thì máy móc trang thiết bị của công ty có một số đặc điểm sau: Đa phần các máy móc, thiết bị đều có tính kỹ thuật không quá phức tạp, có tính linh hoạt cao, tương dối dễ sử dụng và quản lý, thậm chí nhiều loại thiết bị đơn thuần dùng trong xây lắp như phay, xẻng… có tính chất sử dụng rất thô sơ. Số lượng và chất lượng các loại máy móc, thiết bị trong công ty chưa đồng bộ vì tuy đã được cải tiến, đổi mới thường xuyên nhưng vẫn còn tồn tại các loại thiết bị có năng lực công nghệ thấp và hiệu quả sử dụng không cao. Do không thường xuyên cập nhật được thông tin một cách đầy đủ nên một số máy móc, thiết bị mới mua đã nhanh chóng bị rơi vào tình trạng hao mòn vô hình với tốc độ lớn. *Đặc điểm về an toàn lao động: Xét một cách tổng quát thì ở bất kỳ ngành nào hầu như đều xảy ra các tai nạn lao động nhưng với với mức đô nặng nhẹ khác nhau. Đối với ngành xây dựng nói chung và đối với công ty Công ty cổ phần xây dựng tổng hợp Tuyên Quang nói riêng thì công tác an toàn lao động luôn được đặt lên hàng đầu. Đến năm 2006 công ty đã trang bị bảo hộ lao động tương đối đầy đủ, đảm bảo chất lượng với tổng kinh phí là gần 50 triệu đồng. Cụ thể là hầu hết người lao động trong công ty đều được trang bị mũ bảo hộ lao động; công nhân hàn được trang bị kính chắn bảo vệ mắt; công nhân làm việc trên các công trình có độ cao được trang bị dây bảo hiểm…. Bên cạnh đó công ty còn xây dựng các nội dung, các quy trình an toàn lao động phù hợp với từng loại máy móc thiết bị và thường xuyên tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, các biện pháp an toàn cho người lao động. Công ty còn xây dựng các chính sách động viên khen thưởng những người chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn lao động và kỷ luật những người vi phạm nhờ vậy mà trong một số năm qua các tai nạn lao động đã giảm xuống một cách rõ rệt. Ngoài ra công ty còn tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho toàn thể cán bộ công nhân viên, công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cũng rất được chú trọng và thực hiện theo đúng quy định của chế độ hiện hành. 3.2 Cơ cấu sản xuất trong công ty Công ty cổ phần xây dựng tổng hợp Tuyên Quang là một đơn vị hoạt động theo loại hình sản xuất đơn chiếc, chủng loại sản phẩm nhiều, đa dạng, nơi sản xuất không cố định mà phân tán trên nhiều địa bàn khác nhau. Đặc điểm của loại hình sản xuất này là sản phẩm được sản xuất theo đơn đặt hàng, theo từng sản phẩm riêng biệt và có chu kỳ sản xuất kéo dài. Do vậy, cơ cấu sản xuất của công ty được bố trí như sau: *Bộ phận sản xuất chính: Bao gồm các đội sản xuất chịu trách nhiệm thi công, xây dựng những công trình, hạng mục công trình trọng yếu có quy mô nguồn vốn từ 15 triệu đến dưới 400 tỷ đồng. Bộ phận sản xuất này có số lượng lao động nói chung và số lượng công nhân kỹ thuật nói riêng chiếm tỷ trọng lớn, thường là từ 70 đến 75% lực lượng lao động của toàn công ty. Ở mỗi đội nằm trong bộ phận sản xuất chính đều có một chỉ huy trưởng chỉ đạo. Toàn bộ các đội được xắp xếp để hoạt động theo các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và lợi ích độc lập với nhau trong việc chịu trách nhiệm thi công các công trình riêng. Tuy nhiên, khi cần thiết giữa các đội vẫn có sự phối hợp chặt chẽ và tương hỗ lẫn nhau để cùng thi công một công trình hoặc một dự án đầu tư xây dựng có quy mô lớn. Khi đó giữa các đội sẽ có sự hợp nhất tạm thời và ban lãnh đạo công ty sẽ thống nhất bàn bạc để đề cử một người có năng lực, có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nhất trong số các đội trưởng của các đội để đảm nhiệm chức vụ chỉ huy trưởng mới. *Bộ phận sản xuất phụ, phụ trợ: Bộ phận này thường đảm nhiệm việc xây dựng các công trình phụ, các hạng mục công trình nhỏ có quy mô nguồn vốn dưới 15 triệu đồng như xây tường, xây bể nước lộ thiên, nát nền gạch … Nói chung đó là các công trình tương đối đơn giản về mặt kỹ thuật cũng như quy trình công nghệ không có gì phức tạp. Nó đòi hỏi trình độ chuyên môn thấp và cũng không cần áp dụng nhiều loại máy móc, thiết bị. Bộ phận sản xuất phụ, phụ trợ trong công ty có thể hoạt động độc lập với bộ phận sản xuất chính hoặc cũng có thể hoạt động với chức năng phụ trợ như đảm bảo công tác hậu cần, dựng lều trại tạm thời cho công nhân nghỉ ngơi tại các công trình ở xa và có thời gian thi công dài. *Ghi chú: Trong Công ty cổ phần xây dựng tổng hợp Tuyên Quang, bộ phận sản xuất phụ thuộc bình thường hầu như không hoạt động mà chỉ khi nào khối lượng công việc của các đội sản suất bị quá tải thì bộ phận này mới được huy động bằng cách thuê nhân công và máy móc thiết bị của các đơn vị sản xuất kinh doanh khác hoặc thuê trên thị trường để bố trí công việc tuỳ theo điều kiện thực tế và từng thời điểm cụ thể. *Bộ phận cung cấp: Nhiêm vụ chính của bộ phận này là cung cấp các loại vật liệu xây dựng, vật tư thiết bị cho bộ phận sản xuất đúng theo như số lượng và chất lượng được yêu cầu. Các lần cung cấp sẽ được phản ánh cụ thể trên các hoá đơn, chứng từ và được hạch toán vào chi phí xây dựng công trình do chủ đầu tư trả. Có thể nói bộ phận cung cấp của công ty hoạt động như một tế bào kinh doanh bằng cách mua đi bán lại các loại vật tư và thiết bị xây dựng cho khách hàng để kiếm lợi nhuận cho công ty. Khách hàng của bộ phận cung cấp vừa là khách hàng nội bộ (đó là các đội thi công, xây dựng) vừa là các cá nhân, các đơn vị kinh doanh khác bên ngoài. *Bộ phận vận chuyển: Do ngành xây dựng có tính chất đặc thù là sản xuất phi tập chung nên tính linh hoạt và tính di động trong sản xuất là một tất yếu khách quan. Vì vậy mà đối với ngành xây dựng nói chung cũng như đối với Công ty cổ phần xây dựng tổng hợp Tuyên Quang nói riêng thì bộ phận vận chuyển luôn có vai trò và vị trí rất quan trọng. Các loại phương tiện vận chuyển chủ yếu bao gồm như ô tô tự đổ Hyundai (10-15T) và các loại ô tô KIA chuyên dụng để vận tải hàng hoá. Nhiệm vụ chính của bộ phận này là vận chuyển máy móc, vật tư, thiết bị, nhân công đến các công trình thi công, xây dựng và ngược lại. Ngoài ra, bộ phận này còn chịu trách nhiệm vận chuyển vật tư, thiết bị từ nơi cung cấp của công ty đến các địa điểm mà người mua đã yêu cầu và thoả thuận trên hợp đồng. 3.3 Cơ cấu bộ máy quản lý * Sơ đ ồ tổ chức bộ máy quản lý: Giám đốc công ty (Chủ tịch HĐQT) Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng kế hoạch, kỹ tuật Phòng kế toán, tài vụ Phòng tổ chức, hành chính Các đơn vị thi công, xây dựng *Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: Giám đốc công ty: Là người tổ chức điều hành bộ máy quản lý và chịu trách nhiệm chính trước Hội đồng quản trị về toàn bộ những nhiệm vụ, quyền hạn đối với hoạt động sản xuất- kinh doanh trong công ty. Vì vậy, Giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau đây: Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị. Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức và quy chế quản lý nội bộ công ty. Bổ nhiệm, miễn nhiêm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiêm, cách chức. Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của Hội đồng quản trị. Các Phó giám đốc: Là những người giúp giám đốc điều hành công ty theo sự phân công và uỷ quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được giao. Phòng kế hoạch-kỹ thuật: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm của công ty. Bộ phận lập kế hoạch sẽ tiến hành thu thập các thông tin cần thiết để tổ chức và lập kế hoạch về tiến độ thi công, về việc điều động vật tư, thiết bị cho các công trình xây dựng để đảm bảo tiến độ thi công đó… Bên cạnh đó, bộ phận phụ trách kỹ thuật có nhiệm vụ xác định hiệu năng kỹ thuật của các phương tiện máy móc thiết bị và xây dựng phương án ưu việt nhất để tận dụng tối đa công suất của các máy móc, thiết bị đó. Đồng thời các chuyên viên kỹ thuật còn đảm nhiệm công việc tìm tòi các giải pháp kỹ thuật mới nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại và xác định các loại công nghệ nào hiện nay là có thể khai thác trên thị trường. Phòng kế toán-tài vụ: Giúp Giám đốc công ty chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác kế toán để từ đó xác định hiệu quả của một thời kỳ kinh doanh và tình hình tài chính của công ty. Nhìn chung thì nhiệm vụ của phòng kế toán- tài vụ có thể quy về 3 nội dung lớn: Kế toán thống kê: Ghi chép lại toàn bộ các hoạt động có liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh dưới dạng giá trị. Hạch toán chi phí sản xuất, chi trả tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp…cho người lao động. Quản lý kế toán và đánh giá tài chính để qua đó xác định được hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả hay không? Phòng tổ chức-hành chính: Tham mưu cho Giám đốc về việc xây dựng và tổ chức các quy chế, các điều lệ và các hành vi ứng xử trong công ty. Thực hiện công tác quản lý, chỉ dẫn, đôn đốc, kiểm tra đối với tập thể người lao động theo đúng chế độ, chính sách đã dề ra đồng thời thực hiện việc thanh tra, bảo vệ, tối ưu hoá nguồn nhân lực và tạo môi trường làm việc văn minh, ổn định trong công ty. PHẦN 4: KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO-ĐẦU RA VÀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 4.1 Khảo sát và phân tích các yếu tố đầu vào của công ty *Yếu tố nguyên vật liệu và năng lượng: Là một đơn vị sản xuất- kinh doanh trong ngành xây dựng nên các nguyên vật liệu đầu vào mà công ty cần dùng chủ yếu một số loại vật tư xây dựng với đơn giá cụ thể như sau: STT Tên một số loại vật liệu xây dựng Đơn vị Đơn giá 1 Cát vàng m3 65,000 2 Cát đen m3 25,000 3 Thép dây kg 10,000 4 Đinh kg 9,000 5 Đá dăm m3 114,300 6 Đá hộc m3 90,000 7 Đá Granit tự nhiên-2cm, màu đen m2 500,000 8 Nhựa đường đặc IRAN 60/70 kg 6,224 9 Xi măng Bỉm Sơn tấn 690,909 10 Xi măng trắng tấn 2,182,000 11 Que hàn Việt-Đức 3,2 (N46) kg 10,600 12 Kính trắng dày 4.5 mm m2 40,000 13 Gạch 2 lỗ 200 (200*95*55) viên 380 14 Ngói lợp 22 (340*205*13) viên 2,489 15 Gỗ ván m3 1,400,000 16 Sơn nội thất A30Max-Levis Lux kg 32,293 17 Sơn lót chống thấm Levis Fix 3 in 1 kg 46,000 18 Chất tẩy sơn Pyestrippa M kg 75,759 19 Thép cuộn VIS (6-8) SWR M12 kg 7,900 20 Ông nhựa xoắn HDPE 195/150 m 91,720 21 Bồn INOX 2000 (980-1200) ngang cái 4,409,091 22 Cửa kính m2 680,000 Bảng 11: Đơn giá một số loại vật liệu xây dựng chủ yếu của công ty (tính đến hết ngày 30/11/2006) Tương tự như trên là bảng liệt kê một số loại năng lượng cần thiết mà công ty sử dụng trong quá trình hoạt động sản xuất- kinh doanh: STT Một số loại năng lượng thiết yếu Đơn vị Đơn giá 1 Dầu Diezen lít 7,520.8 2 Xăng không chì MOGAS 92 lít 10,100 Gas Shell kg 14,000 4 Điện kw 5 Hơi nước 6 Khí nén Bảng 12: Đơn giá một số loại năng lượng thiết yếu (tính đến ngày 30/11/06) Về nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào ở trên thì công ty chủ yếu là thu mua của một số các nhà cung ứng sau: + Công ty Gang thép Thái Nguyên + Công ty xi măng Bỉm Sơn + Công ty cổ phần Thạch Bàn Viglacera + Công ty sơn LEVIS + Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Diên Châu + Công ty kim khí Sơn Hà + Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tuyên Quang + Công ty xăng dầu Petrolimex …. *Yếu tố lao động: Mỗi doanh nghiệp đều có thể có những tiêu chí khác nhau để xác định cơ cấu lao động cho doanh nghiệp mình như: Giới tính, tuổi tác, bậc thợ, ngành nghề kinh doanh….Đối với Công ty cổ phần xây dựng tổng hợp Tuyên Quang thì cơ cấu lao động được xác định theo giới tính, cụ thể là hiện nay công ty đang có khoảng gần 84% trong tổng số lực lượng lao động là nam giới tương ứng với 176 người còn lại 16% là nữ giới. Dưới đây là bảng minh hoạ về cơ cấu lao động của công ty: Giới tính Số lượng (người) Phần trăm (%) Nam 185 84% Nữ 36 16% Bảng 13: Cơ cấu lao động của công ty năm 2005 - Về nguồn hình thành lao động thì đối với lao động phổ thông, công ty có thể tuyển mộ từ nguồn lực sẵn có của địa phương. Đối với lực lượng lao động đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thì ngoài việc thu hút nhân tài thông qua quảng cáo, thông qua các hội chợ việc làm công ty còn cử các cán bộ về nhân sự đến tuyển mộ trực tiếp tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề. Để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đồng thời để đứng vững và giành được thắng lợi trong môi trường cạnh tranh, công ty đã tiến hành đào tạo và phát triển nguồn nhân lực theo hướng có tổ chức và có kế hoạch. Các hình thức đào tạo chủ yếu bao gồm: + Đào tạo theo kiểu kèm cặp, chỉ dẫn công việc: Tức là người dạy nghề sẽ hướng dẫn một cách tỉ mỉ theo từng bước về cách quan sát, trao đổi, học hỏi và làm thử cho tới khi thành thạo các kỹ năng công việc. + Đào tạo theo kiểu học nghề: Công ty sẽ tổ chức các lớp dạy lý thuyết ngắn hạn cho người lao động sau đó đưa đến nơi làm việc để họ được thực hành các kiến thức đã học dưới sự hướng dẫn của các công nhân lành nghề cho tới khi thành thạo tất cả các kỹ năng của công việc. -Về các chính sách hiện thời mà công ty đang áp dụng để khuyến khích và tạo động lực cho người lao động thì bao gồm: + Các chính sách khuyến khích bằng tài chính như: tăng lương xứng thực với công việc, trả công khuyến khích đối với những người hoàn thành tốt nhiệm vụ, tặng tiền thưởng, phần thưởng vào các ngày lễ tết, trợ cấp khó khăn đột xuất và thực hiện đầy đủ các chế độ ốm đau, thai sản, BHXH,BHYT cho người lao động.. + Các chính sách khuyến khích phi tài chính: Mục đích chính là để thoả mãn nhu cầu tinh thần của người lao động như: khen ngợi, tổ chức thi đua, tạo dựng bầu tâm lý- xã hội hoà đồng và lành mạnh trong công ty… Đây được coi là một đòn bẩy mạnh mẽ vừa góp phần tăng năng xuất vừa tạo ra sự gắn bó chặt chẽ giữa người lao động và doanh nghiệp *Yếu tố vốn: Vốn là giá trị bằng tiền của toàn bộ các tài sản và được chia làm 2 loại là: + Vốn cố định: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các tài sản cố định và đầu tư dài hạn của công ty như: Gía trị còn lại của các loại máy móc, thiết bị, nhà kho, sân bãi; đầu tư tài chính dài hạn; xây dựng cơ bản dở dang và các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn. + Vốn lưu động: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của công ty như: tiền và các khoản tương đương tiền;đầu tư ngắn hạn; nợ phải thu;hàng tồn kho và các tài sản lưu dộng khác… Cơ cấu nguồn vốn của Công ty cổ phần xây dựng tổng hợp Tuyên Quang chủ yếu là vốn lưu động. Bộ phận này thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số lượng vốn của công ty. Nếu xét riêng trong năm 2005 thì lượng vốn lưu động là 41,2 tỷ đồng, trong khi đó lượng vốn cố định chỉ khoảng xấp xỉ 2 tỷ đồng. Cụ thể ta có bảng số liệu sau: Cơ cấu Tổng giá tị (tỷ đồng) Phần trăm (%) Vốn lưu động 41.1947 95.3% Vốn cố định 1.9054 4,7% Bảng 14: Cơ cấu vốn của công ty năm 2005 4.2 Khảo sát và phân tích các yếu tố đầu ra của công ty * Nhận diện thị trường: Do đặc trưng của các sản phẩm đầu ra trong ngành xây dựng chủ yếu là mang tính đơn chiếc và phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng nên công ty hầu như không thể sản xuất ra hàng loạt các sản phẩm trước rồi mới đem ra bán trên thị trường như các sản phẩm thông thường khác. Do vậy thị trường của Công ty cổ phần xây dựng tổng hợp Tuyên Quang có thể được nhận diện là cạnh tranh hoàn hảo. Điều đó có nghĩa là không chỉ mình Công ty cổ phần xây dựng tổng hợp Tuyên Quang mà tất cả các công ty khác kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng đều có quyền tự do sản xuất kinh doanh trên thị trường mà không có sự độc quyền hay bất cứ sự áp đặt nào về giá cả hay địa bàn kinh doanh…. Do vậy nên chỉ có những công ty nào có khả năng cạnh tranh cao thì mới có thể tồn tại và phát triển vững chắc trên thị trường. Và đây cũng chính là điều kiện cần thiết thúc đẩy Công ty cổ phần xây dựng tổng hợp Tuyên Quang hoạt động theo phương châm : Hiệu quả cao hơn, chất lượng tốt hơn , đổi mới nhanh hơn và phục vụ khách hàng nhanh nhạy hơn. *Địa bàn tiêu thụ sản phẩm : Sản phẩm của Công ty cổ phần xây dựng tổng hợp Tuyên Quang là các công trình xây dựng nên chúng không được sản xuất tập trung mà phân tán trên nhiều địa bàn khác nhau tuỳ theo yêu cầu của khách hàng. Do vậy việc tiêu thụ các sản phẩm diễn ra không tùy thuộc vào sự phân bổ thị trường của công ty. Tuy nhiên do Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc của Tổ quốc nên nhiều nơi trên địa bàn tỉnh vẫn còn kém phát triển, đặc biệt là ở cá vùng cao, vùng đồi núi- nơi có các tộc người bản địa sinh sống với mức sống còn rất thấp. Vì vậy mà ngoài các công trình có quy mô lớn như các dự án công cộng do nhà nước “đặt hàng” thì các công trình xây dựng của công ty chủ yếu là được tập trung sản xuất và tiêu thụ ở các khu vực kinh tế trung tâm như thị xã, thị trấn trong địa bàn tỉnh và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBáo cáo thực tập tại Công ty cổ phần xây dựng tổng hợp Tuyên Quang.docx
Tài liệu liên quan