M ỤC L ỤC
Nội dung Trang
Lời mở đầu 2
Phần 1: Giới thiệu chung về Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện 3
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 3
1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty . 4
1.3 Công nghệ sản xuất của một số hàng hóa hoặc dịch vụ chủ yếu . 5
1.4 Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của Công ty 7
1.5. Cơ cấu tổ chức của Công ty . 8
Phần 2: Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty . 12
2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing . 12
2.2. Phân tích công tác lao động tiền lương . 17
2.3. Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định 25
2.4. Phân tích chi phí và giá thành . 30
2.5. Phân tích tình hình tài chính của Công ty . 37
Phần 3: Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp . 47
3.1. Đánh giá chung về các mặt quản trị của Công ty . 47
3.2. Định hướng đề tài tốt nghiệp . 49
Các phụ lục . 50
Phụ lục số 1 . 51
Phụ lục số 2 . 53
Phụ lục số 3 . 54
Phụ lục số 4 . 57
Phụ lục số 5 . 57
Tài liệu tham khảo . 60
60 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1746 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o động quản lý…
2.2.5. Công tác tuyển dụng và đào tạo lao động
Quy trình tuyển dụng:
Hình 2.2 Quy trình trình tuyển dụng lao động
Xác định nhu cầu
Thông báo tuyển dụng
Thu hồ sơ sơ tuyển
Xây dựng tiêu chuẩn và yêu cầu
Thi tuyển
Quyết định tuyển dụng và ký kết hợp đồng lao động
Các hình thức đào tạo nhân viên:
Hiện nay, Công ty đang áp dụng một số hình thưc đào tạo và phát triển trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên của công ty như:
Đào tạo tại chỗ ngay trong lúc làm việc: những lao động mới, chưa có kinh nghiệm được giao cho những lao động có thâm niên và kinh nghiệm hơn kèm cặp. Lao động mới này vừa học vừa làm bằng cách quan sát, nghe lời chỉ dãn và làm theo cho đến khi có thể tự làm việc được một cách độc lập.
Công ty tạo điều kiện cho những lao động muốn đi học để nâng cao tay nghề.
Tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn tại nước ngoài theo chương trình đào tạo mà gắn liền với các dự án mà công ty thực hiện.
Các chương trình đào tạo đã thực hiện:
Công ty đã tổ chức các khóa đào tạo cho các đối tượng như:
Đào tạo cao học: Giám đốc, phó giám đốc, trưởng các đơn vị xây lắp.
Đào tạo về kỹ thuật: các kỹ sư trong biên chế chính thức.
Chi phí của các khóa đào tạo trên do công ty bỏ ra. Sau khi khóa học kết thúc thì các đối tượng được đào tạo đều nâng cao được trình độ chuyên môn của mình, làm việc có hiệu quả hơn.
Công tác tuyển dụng của Công ty được thực hiện một cách nghiêm túc và chặt chẽ nhằm tuyển dụng những lao động có tay nghề cao, đáp ứng được yêu cầu của công ty. Tuy nhiên, Công ty chưa có nhiều chương trình đào tạo lao động nhằm nâng cao hiệu quả làm việc cho người lao động.
2.2.6. Tổng quỹ lương và đơn giá lương
Phương pháp xây dựng tổng quỹ lương kế hoạch: Công ty xây dựng tổng quỹ lương kế hoạch của năm dựa trên quỹ lương của năm trước. Quỹ lương kế hoạch của một năm được xác định theo doanh thu kế hoạch của toàn công ty.
Vkh = ∑ Dkh i x Ki
Vkh : Tổng quỹ lương theo kế hoạch
Dkh i : Doanh thu theo kế hoạch của sản phẩm thứ i trong kỳ
Ki : Tỷ lệ tiền lương trên doanh thu của sản phẩm thứ I trong kỳ kế hoạch
n: Số loại sản phẩm của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch
Phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương kế hoạch:
Đơn giá tiền lương kế hoạch được xây dựng dựa trên doanh thu:
Đg = Vkh / Dkh
Vkh : Tổng quỹ lương theo kế hoạch
Dkh : Tổng doanh thu theo kế hoạch
Phương pháp xây dựng tổng quỹ lương thực tế: Công ty xây dựng quỹ lương thực tế dựa trên cơ sở doanh thu thực tế của năm đó. Phương pháp xây dựng giống như phương pháp xây dựng tổng quỹ lương kế hoạch.
Trong năm 2006, tổng quỹ lương kế hoạch là 68 tỷ đồng, tổng quỹ lương thực tế là 60 tỷ đồng.
Phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương thực tế: Công ty tính đơn giá tiền lương thực tế theo đúng đơn giá tiền lương kế hoạch
2.2.7. Tình hình trả lương cho các bộ phận và cá nhân
Công ty áp dụng hệ thống thang bảng lương theo hưởng gắn chặt hiệu quả lao động với tiền lương của người lao động nhằm phát huy khả năng sáng tạo và trách nhiệm của người lao động trước công việc được giao.
Lương của người lao động gồm 2 phần:
Lương cơ bản
Phụ cấp tiền lương
Hình thức trả lương cơ bản mà Công ty hiện nay đang áp dụng là:
Đối với lao động trực tiếp: trả lương theo lương khoán. Tức là tổng tiền lương cần trả cho một lao động được quy định trước cho một khối lượng công việc xác định phải hoàn thành trong một khoảng thời gian quy định.
Lương khoán được xác định như sau: Lk = k x a
Lk : Lương khoán
k: Khối lượng công việc đạt chất lượng đã hoàn thành
a: Đơn giá lương khoán
Đối với lao động gián tiếp: trả lương theo hợp đồng lao động. Số tiền lương mà lao động nhận được tương ứng với số tiền lương được ký kết trong hợp đồng lao động. Lương ký kết trong hợp đồng lao động được tính dựa vào hệ số chức danh và hệ số công việc.
Ngoài ra, người lao động còn được nhận các khoản phụ cấp lương khác như: phụ cấp độc hại, phụ cấp ca đêm, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp trách nhiệm,…
Các hình thức thưởng mà Công ty hiện nay đang áp dụng nhằm động viên và khuyến khích lao động hăng hái và nhiệt tình trong công việc là:
Thưởng năng suất lao động cao
Thưởng theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Thưởng nhân dịp lễ, Tết…
Nguồn tiền thưởng của Công ty được lấy từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi.
Công tác tiền lương của Công ty được xây dựng hợp lý, nhằm gắn chặt hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty với thu nhập của người lao động.
Bảng 2.5 Bảng lương của đơn vị xây lắp số 1
Đơn vị tính: Đồng
STT
Họ và tên
Chức danh
Công việc
Hệ số chức danh
Thành tiền
Hệ số công việc
Thành Tiền
Tổng lương được lĩnh
1
2
3
4
5
6=5x350.000
7
8=7x300.000
9
1
Nguyễn Trọng Nhường
Kỹ sư
Giám sát thi công
2,34
819.000
4,6
1.380.000
2.199.000
2
Lê Thanh Lich
Kế toán
Kế toán
2,34
819.000
3,1
930.000
1.749.000
3
Bùi Thị Mai Thanh
Kỹ sư
Giám sát thi công
2,34
819.000
3,1
930.000
1.749.000
4
Đỗ Văn Quyền
Kỹ thuật viên
Giám sát thi công
2,34
819.000
2,8
840.000
1.659.000
5
Nguyễn Tuấn Anh
Kỹ thuật viên
Giám sát thi công
2,34
819.000
2,1
630.000
1.449.000
6
Đinh Văn Vịnh
Kỹ thuật viên
CN kỹ thuật
1,8
630.000
2,8
840.000
1.470.000
7
Nguyễn Chí Hải
Kỹ thuật viên
CN kỹ thuật
1,8
630.000
1,8
540.000
1.170.000
8
Nguyễn Xuân Toản
Kỹ thuật viên
CN kỹ thuật
1,83
640.000
2,0
600.000
1.240.500
Nguồn: Phòng Kinh tế
Bảng 2. 6 Bảng lương của phòng Tổng hợp
Đơn vị tính: Đồng
STT
Họ và tên
Chức danh
Công việc
Hệ số chức danh
Thành tiền
Hệ số công việc
Thành Tiền
Tổng lương được lĩnh
1
2
3
4
5
6=5x350.000
7
8=7x300.000
9
1
Hoàng Văn Huê
Cử nhân kinh tế
Trưởng phòng
3,89
1.361500
7
2.100.000
3.461.500
2
Võ Thi Tuyết Mai
Cử nhân khoa học
CV tổng hợp
3,27
1.144.500
7
2.100.000
3.240.500
3
Nguyễn Thi Hải Yến
Cử nhân kinh tế
CV tổng hợp
2,96
1.036.000
5
1.500.000
2.536.000
4
Nguyễn Tiến Tuấn
Cử nhân kinh tế
CV nhân sự
2,65
927.500
2,3
690.000
1.617.500
5
Nguyễn Khánh Tâm
Cử nhân kinh tế
CV hành chính
2,65
927.500
2,3
690.000
1.617.500
6
Nguyễn Ngọc Linh
Cử nhân kinh tế
CV hành chính
2,65
927.500
3,5
1.050.000
1.977.500
Nguồn: Phòng Kinh tế
2.2.8. Nhận xét về công tác lao động và tiền lương của công ty
Ưu điểm:
Lực lượng lao động dồi dào, có sức khỏe, đảm bảo được những yêu cầu của công việc xây lắp
Định mức lao động theo thời gian được xây dựng một cách đơn giản và nhanh chóng có kết quả với chi phí tương đối thấp
Thời gian nghỉ việc trong năm của toàn bộ lao động trong công ty tương đối thấp
Lao động của công ty có tinh thần hăng say làm việc, biết tận dụng thời gian làm việc tại Công ty một cách có hiệu quả nhất.
Công tác tuyển dụng của Công ty được thực hiện một cách nghiêm túc và chặt chẽ
Công tác tiền lương của Công ty được xây dựng hợp lý, nhằm gắn chặt hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty với thu nhập của người lao động.
Công ty đã đầu tư thêm vào máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất, tuyển dụng thêm lao động, đồng thời đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân và lao động quản lý…
Nhược điểm:
Số lượng lao động có trình độ chuyên môn thấp chiếm tỷ trọng cao
Định mức lao động có độ chính xác không cao.
Công ty chưa có nhiều chương trình đào tạo lao động nhằm nâng cao hiệu quả làm việc cho người lao động.
2.3. Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định
2.3.1. Các loại nguyên vật liệu dùng trong doanh nghiệp
Công trình xây lắp “ Mở rộng hệ thống ADSL Hà Nội năm 2005 thêm 29.920 cổng” được Công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện thực hiện theo đúng yêu cầu của Chủ đầu tư là Bưu điện thành phố Hà Nội. Do đó vật tư được sử dụng trong thi công công trình này bao gồm một số loại vật tư chính mà do chính Chủ đầu tư cung cấp, còn lại một số loại vật tư chính và toàn bộ phần vật tư phụ là vật tư của Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện.
Danh sách một số vật tư chính và vật tư phụ của Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện sử dụng trong công trình “Mở rộng hệ thống ADSL Hà Nội năm 2005 thêm 29.920 cổng” được trình bày trong bảng 2.7..
Bảng 2. 7 Danh sách các loại vật tư
STT
Thành phần vật tư
Đơn vị
Khối lượng
Chênh lệch
Kế hoạch
Thực tế
Vật liệu chính
1
Cáp đồng bọc PVC M35
Mét
50
50
0
2
Cáp nguồn 2 x 16
Mét
90
90
0
Vật liệu phụ
1
Đinh vít nở M14
Bộ
12
12
0
2
Băng dính 15 x 20.000 m
Cuộn
23,8
21
- 2,8
3
Băng lau đầu connetor
Cuộn
38,4
38,4
0
4
Cồn công nghiệp
kg
32,21
30,89
- 1,32
5
Dây thép F2
kg
1,5
1,5
0
6
Ống gen mềm F5
Mét
55
41
- 14
7
Giấy in khổ A4
Ram
0,22
0,22
0
8
Lạt nhựa 5 x 200 mm
Cái
2.760
2,760
0
9
Tem đánh dấu
Cái
419
363
- 56
10
Thiếc hàn
Kg
0,825
0,615
- 0,21
Nguồn: Phòng kinh tế
Nhận xét: Trong quá trình thực hiện công trình, các loại vật tư được sử dụng tiết kiệm. Do đó không có loại vật tư nào sử dụng vượt quá kế hoạch đề ra. Trong đó có một số loại vật tư sử dụng hiệu quả nên khối lượng thực tế ít hơn kế hoạch.
2.3.2. Cách xây dựng định mức sử dụng vật tư
Định mức tiêu hao nguyên vật liệu chuyên ngành Bưu chính Viễn thông là định mức kinh tế- kỹ thuật quy định mức hao phí cần thiết về nguyên vật liệu để hoàn thành 1 đơn vị khối lượng công tác xây lắp hoặc cài đặt lập trình cho một thiết bị từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc.
Vật tư mà công ty sử dụng khi xây lắp thi công các công trình thường được sử dụng định mức tiêu hao nguyên vật liệu chuẩn của ngành. Định mức tiêu hao nguyên vật liệu này do Viện nghiên cứu Bưu điện xây dựng dựa trên phương pháp thử nghiệm. Vì vậy, Công ty không mất thời gian và chi phí cho việc xây dựng định mức sử dụng vật tư. Tuy nhiên, khi định mức của các ngành có liên quan thay đổi thì định mức của Công ty cũng phải thay đổi theo. Do đó, mức độ chủ động của Công ty không cao.
2.3.3. Tình hình sử dụng vật tư
Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện có phương pháp kế toán vật tư như sau:
Vật tư nhập kho: Giá trị của vật tư nhập kho được tính theo giá thực tế.
Vật tư mua ngoài:
Giá thực tế nhập kho = giá mua ghi trên hóa đơn
+ các loại thuế không được hoàn lại
+ chi phí thu mua
- Chiết khấu thương mai - giảm giá hàng mua
Vật tư có được do được tặng, thưởng:
Giá thực tế nhập kho = giá thị trường tương đương + Chi phí tiếp nhận
Phế liệu thu hồi:
Giá thực tế nhập kho = giá trị thu hồi ước tính
Vật tư xuất kho: Giá trị của vật tư xuất kho được tính theo phương pháp nhập trước, xuất trước. Tức là vật tư nào được nhập vào kho trước, khi cần đến sử dụng sẽ được xuất trước.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi thường xuyên, liên tục giá trị hàng nhập, xuât, tồn trên sổ kế toán. Khi xuất và khi nhập vật tư đều phải có chứng từ.
Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ = Tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ – Xuất trong kỳ
2.3.4. Tình hình dự trữ, bảo quản và cấp phát
Vật tư khi mua về sẽ được nhập kho và bảo quản cẩn thận để đảm bảo vật tư không bị hư hỏng và mất mát.
Khi có nhu cầu về một loại vật tư nào đó để thực hiện xây lắp công trình, Công ty căn cứ vào lượng vật tư tồn kho. Nếu vật tư không đủ thì sẽ được mua ngay cho kịp tiến độ thi công công trình. Do Công ty có những nhà cung cấp vật tư có uy tín và chất lượng nên Công ty không cần dự trữ vật tư quá nhiều.
Căn cứ vào phiếu yêu cầu xuất kho vật tư, vật tư được cấp phát đầy đủ, có chất lượng tốt và kịp thời.
2.3.5. Cơ cấu và tình hình hao mòn của tài sản cố định
Tài sản cố định là loại tài sản có nguyên giá lớn hơn 10 triệu đồng và có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.
TSCĐ hữu hình của Công ty chủ yếu là:
Nhà cửa, vật kiến trúc
Máy móc, thiết bị: chiếm tỷ trọng lớn nhất trong TSCĐ hữu hình.
Phương tiện vận tải
Thiết bị, dụng cụ quản lý
TSCĐ vô hình của Công ty là: quyền sử dụng đất, nhãn hiệu hàng hóa.
Bảng 2.8 Cơ cấu tài sản cố định tính đến 31/12/2006
Đơn vị tính: Đồng
Loại TSCĐ
Nguyên giá
GT hao mòn lũy kế
Giá trị còn lại
Tỷ trọng
TSCĐ hữu hình
15.230.887.659
- 4.531.932.198
10.698.955.461
65,04%
TSCĐ vô hình
5.751.200.000
0
5.751.200.000
34,96%
Nguồn: Phòng kinh tế
TSCĐ hữu hình được khấu hao đều theo thời gian.
Danh sách các máy móc thiết bị của Công ty: Xem phụ lục số 5
2.3.6. Tình hình sử dụng tài sản cố định
Thời gian sử dụng TSCĐ theo quy định:
Nhà cửa, vật kiến trúc: thời gian sử dụng từ 5-50 năm
Máy móc, thiết bị: thời gian sử dụng từ 5- 15 năm
Phương tiện vận tải: thời gian sử dụng từ 6-10 năm
Thiết bị, dụng cụ quản lý: thời gian từ 3-10 năm
Thời gian sử dụng TSCĐ thực tế:
TSCĐ của Công ty được sử dụng khi Công ty nhận được đơn hàng xây lắp từ khách hàng. Tùy vào từng công trình khác nhau mà số lượng và chủng loại máy móc thiết bị được sử dụng là khác nhau.
Chẳng hạn, trong công trình lắp “ Mở rộng hệ thống ADSL Hà Nội năm 2005 thêm 29.920 cổng” được Công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện thực hiện theo đúng yêu cầu của Chủ đầu tư là Bưu điện thành phố Hà Nội. Khi thực hiện xây lắp công trình thì các loại máy móc thiết bị cần dùng và thời gian sử dụng thực tế được trình bày trong bảng 2.9.
Bảng 2. 9 Các loại máy móc, thiết bị và thời gian sử dụng thực tế
STT
Loại máy móc, thiết bị
Thời gian thực tế (ca)
1
Đồng hồ đo điện vạn năng
5,59
2
Máy đo độ méo tần số và tạp âm
5,5
3
Máy đo điện trở suất của đất
0,03
4
Máy đo cáp quang OTDR
25,6
5
Máy đo méo phi tuyến
5,5
6
Máy đo mức milivon
5,5
7
Máy cắt uốn 5kw
0,15
8
Máy hiện sóng
5,5
9
Máy khảo sát đặc tuyến tần số
5,5
10
Máy khoan 1,5kw
0,15
11
Máy nạp số liệu chuyên dụng
14,5
12
Máy phát tín hiệu
5,5
13
Máy so pha
5,5
14
Máy tính chuyên dụng
89,5
Nguồn: Hồ sơ dự thầu, Phòng kinh tế
Tính hệ số phụ tải ( Hệ số sử dụng công suất) của đồng hồ đo điện vạn năng:
Dự án kéo dài 60 ngày
1 ca / ngày
Có 04 đồng hồ đo điện vạn năng
Thời gian làm việc thực tế là 5,59 ca
→ Hệ số phụ tải của đồng hồ đo điện vạn năng = 5,59 / ( 4 x 60) x 100% = 2,33%
Nhận xét: Đồng hồ đo điện vạn năng được sử dụng 2,33 % công suất trong thời gian thực hiện dự án. Do đặc điểm của công trình là chỉ khi cần dùng đến loại máy móc, thiết bị nào trong quá trình xây lắp thì máy đó mới được sử dụng, chứ không phải tất cả máy móc, thiết bị được dùng 100% thời gian của dự án. Do đó tuy thời gian sử dụng thực tế thấp nhưng không đáng lo ngại.
Tình hình sử dụng các máy móc, thiết bị khác được tính tương tự như trên.
2.3.7. Nhận xét về công tác quản lý vật tư và tài sản cố định
Ưu điểm:
Vật tư sử dụng trong công trình xây lắp tiết kiệm, hiệu quả mà công trình vẫn đạt được chất lượng yêu cầu.
Phương pháp kế toán hàng tồn kho phù hợp với đặc điểm của Công ty.
Công ty không dự trữ quá nhiều vật tư, tránh ứ đọng vốn kinh doanh.
Nhược điểm:
Áp dụng định mức tiêu hao vật tư của Bộ xây dựng nên Công ty không có sự chủ động về định mức trong quá trình hoạt động. Vì khi định mức quy định của nhà nước thay đổi thì định mức của Công ty cũng phải thay đổi theo.
Công ty có thể lâm vào tình trạng thiếu vật tư khi cần nếu như không có được những nhà cung cấp có uy tín.
2.4. Phân tích chi phí và giá thành
2.4.1. Các loại chi phí của Công ty
Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện phân loại chi phí đang sử dụng theo khoản mục, tức là dựa vào công dụng và địa điểm phát sinh của chi phí để phân loại. Bao gồm các loại chi phí sau:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Bao gồm: chi phí về nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu... được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm hay thực hiện dịch vụ.
Chi phí nhân công trực tiếp. Bao gồm: tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp cho tích chất lương ( phụ cấp khu vực, đắt đỏ, độc hại, ca đêm, làm thêm giờ…). Ngoài ra còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ.
Chi phí sản xuất chung. Bao gồm: Chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí nguyên vật liệu dùng cho phân xưởng, chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
Chi phí bán hàng. Bao gồm chi phí cho nhân viên bán hàng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền…dành cho hoạt động bán hàng.
Chi phí quản lý doanh nghiệp. Bao gồm chi phí cho nhân viên bán hàng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền…dành cho việc quản lý doanh nghiệp.
2.4.2. Hệ thống sổ sách kế toán của Công ty
Do khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều và để thuận lợi cho việc ghi chép và phản ánh số liệu vào hệ thống tài khoản và sổ sách kế toán, Công ty sử dụng hệ thống kế toán theo hình thức Nhật ký- Sổ cái.
Đây là hình thức kế toán trực tiếp, kế toán đơn giản bởi đặc trưng về số lượng sổ, loại sổ, kết cấu sổ cũng như đặc trưng về trình tự hoạch toán
Theo hình thức này, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ảnh vào một quyển số gọi là Nhật ký- Sổ cái. Sổ này là sổ hạch toán tổng hợp duy nhất, trong đó kết hợp phản ánh theo thời gian và theo hệ thống, Tất cả các tài khoản mà Công ty sử dụng được phản ánh cả hai bên Nợ và Có trên cùng một vài trang sổ. Căn cứ ghi vào sổ là chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, mỗi chứng từ ghi một dòng vào Nhật ký – Sổ cái.
Hình 2.3 Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký – Sổ cái
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Nhật ký – Sổ cái.
Báo cáo kế toán
Sổ quỹ
Sổ hạch toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Hàng ngày căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán căn cứ vào ngày đến làm gốc, ghi vào Sổ quỹ, Nhật ký – sổ cái và sổ hạch toán chi tiết chi từng đối tượng.
Cuối tháng, kế toán tổng hợp số liệu từ sổ hạch toán chi tiết vào Bảng tổng hợp chi tiết.
Bảng tổng hợp chi tiết và Nhật ký- sổ cái là căn cứ để lập các báo cáo kế toán
Nhận xét: Hình thức nhật ký- sổ cái đơn giản, dễ làm, dễ kiểm tra, đối chiếu, thích hợp với các công ty có quy mô nhỏ, ít nghiệp vụ kinh tế, nội dung hoạt động kinh tế đơn giản, sử dụng ít tài khoản, số người làm kế toán ít.
2.4.3. Công tác xây dựng giá thành kế hoạch của Công ty
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành.
Công ty xác định giá thành kế hoạch của một công trình ( giá thành được ghi trong hồ sơ dự thầu của công ty) dựa trên cơ sở các định mức về hao phí nguyên vật liệu, định mức hao phí nhân công, định mức hao phí máy thi công và các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch.
Bảng 2. 10 Tổng giá thành kế hoạch của công trình “ Mở rộng hệ thống ADSL Hà Nội năm 2005 thêm 29.920 cổng”
ĐVT: Đồng
STT
Khoản mục chi phí
Ký hiệu
Công thức
MSS
BRAS Cầu Giấy
BRAS Đinh Tiên Hoàng
Tổng giá trị
I
Chi phí vật liệu trực tiếp
VL
VL = VLC + VLP
5.889.390
3.060.810
291.970
9.242.170
Vật liệu chính
VLC
4.142.710
2.682.170
0
Vật liệu phụ
VLP
1.746.680
378.640
391.970
II
Chi phí nhân công trực tiếp
NC
24.036.049
6.693.546
3.328.761
34.058.356
III
Chi phí sản xuất chung
SXC
SXC = C1 + C2 + C3
21.122.302
6.261.524
3.192.412
30.576.238
Chi phí máy thi công
C1
5.498.870
1.848.137
1.028.717
Chi phí chung khác
C2
NC x 65%
15.623.432
4.350.805
2.163.695
Chi phí khác bằng tiền
C3
0
62.582
0
TỔNG GIÁ THÀNH SẢN XUẤT KẾ HOẠCH
Z
Z = VL+ NC+ SXC
73.876.764
Nguồn: Hồ sơ dự thấu, Phòng kinh tế
2.4.4. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế
a. Phương pháp tập hợp chi phí:
Trình tự kế toán và tổng hợp chi phí sản xuất:
Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng.
Tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành sản xuất kinh doanh phụ cho các đối tượng liên quan trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ và giá thành đơn vị lao vụ.
Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm có liên quan.
Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Công ty tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Để theo dõi các khoản chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp ( NVLTT), kế toán sử dụng TK 621 “ Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp”
Bên Nợ: Giá trị nguyên, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ dịch vụ.
Bên Có: + Giá trị vật liệu xuất dùng không hết (nếu có)
+ Kết chuyển chi phí NVLTT
TK 621 không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí ( phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm, nhóm sản phẩm…)
Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp (NCTT), kế toán sử dụng TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp”
Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh
Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
TK 622 không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí.
Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung (SXC), kế toán sử dụng TK 627 “ Chi phí sản xuất chung”, mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ.
Bên Nợ: tập hợp chi phí sản cuất chung thực tế phát sinh trong kỳ
Bên Có: + Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung (nếu có)
+ Kết chuyển ( hay phân bổ) chi phí sản xuất chung
TK 627 không có số dư cuối kỳ do đã kết chuyển hoặc được phân bổ hết cho các loại sản phẩm, dịch vụ, lao vụ và được chi tiết tới những tài khoản cấp 2.
Để kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang, Công ty áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVLTT và chi phí NCTT. Theo phương pháp này,trong giá trị sản phẩm dỏ dang chỉ bao gồm chi phí NVLTT và chi phí NCTT.
Để tập hợp chi phí sản xuất, kế toán sử dụng TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. TK 154 được mở chi tiết cho theo từng ngành sản xuất, theo từng nơi phát sinh chi phí hay từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết sản xuất, từng sản loại lao vụ, dịch vụ…của các bộ phận sản xuất- kinh doanh chính, sản xuất-kinh doanh phụ.
Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ ( chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC)
Bên Có: + Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất (nếu có)
+ Tổng giá thành sản xuất thực tế hay chi phí thực tế của sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành
Dư Nợ: Chi phí thực tế của sản phẩm, dịch vụ dở dang chưa hoàn thành
b. Phương pháp tính giá thành thực tế:
Do Công ty sản xuất theo các đơn đặt hàng của khách hàng nên kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo từng đơn đặt hàng. Đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm của từng đơn đặt hàng. Công ty tính giá thành theo phương pháp trực tiếp.
Tổng giá thành SP hoàn thành = CPSX DD ĐK + CPSX phát sinh trong kỳ - CPSX DD CK
Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp theo từng đơn hàng. Đối với các chi phí trực tiếp phát sinh trong kỳ liên quan đến đơn đặt hàng thì hoạch toán trực tiếp cho đơn hàng đó. Đối với chi phí sản xuất chung, sau khi tập hợp sẽ phân bổ cho từng đơn hàng theo tỷ lệ phần trăm của nhân công trực tiếp.
Việc tính giá thành chỉ tiến hành khi đơn đặt hàn hoàn thành nên kỳ tính giá thành thường không đồng nhất với kỳ báo cáo. Đối với những đơn hàng chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp được theo đơn đó đều coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ và được chuyển sang kỳ sau. Đối với những đơn đặt hàng đã hoàn thành thì tổng chi phí đã tập hợp theo đơn đó chính là tổng giá thành sản phẩm cửa đơn hàng.
2.4.5. Phân tích sự biến động của giá thành thực tế
Giá thành sản xuất của một số công trình mà Công ty thực hiện trong thời gian qua được trình bày trong bảng 2.11 và bảng 2.12.
Bảng 2.11 Giá thành sản xuất kế hoạch và thực tế của công trình
“ Mở rộng hệ thống ADSL Hà Nội năm 2005 thêm 29.920 cổng”
ĐVT: Đồng
Các loại chi phí
Giá thành kế hoạch
Giá thành thực tế
Chênh lệch tuyệt đội
TT/KH (%)
Chi phí vật liệu trực tiếp
9.242.170
9.176.004
-66.166
99,28
Chi phí nhân công trực tiếp
34.058.356
31.065.118
-2.993.238
91,21
Chi phí sản xuất chung
30.576.238
28.078.479
-2.497.759
91,83
TỔNG GIÁ THÀNH SẢN XUẤT
73.876.764
68.319.601
-5.557.163
92,48
Nguồn : Hồ sơ quyết toán, Phòng kinh tế
Qua bảng trên ta thấy giá thành sản xuất thực tế giảm so với giá thành kế hoạch7,52%. Giá thành thực tế chỉ bằng 92,48% giá thành kế hoạch. Cả ba khoản mục chi phí chính đều giảm. Có được kết quả đó là do:
Công ty đã tiết kiệm được các nguyên vật liệu phụ
Khoán khối lượng công việc nhất định cho lao động phải hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định từ đó nhằm giảm chi phí nhân công
Khấu hao máy móc thiết bị thấp đi
Tận dụng đối đa năng lực của máy móc, thiết bị.
Bảng 2.12 Giá thành sản xuất kế hoạch và thực tế của công trình
“ Mở rộng hệ thống chuyển mạch EWSD Kim Liên và Ô Chợ Dừa Hà Nội
giai đoạn 2005-2006 thêm 8336 cổng”
ĐVT: Đồng
Các loại chi phí
Giá thành kế hoạch
Giá thành thực tế
Chênh lệch tuyệt đội
TT/KH (%)
Chi phí vật liệu trực tiếp
28.958.188
23.436.917
-5.521.271
80,93
Chi phí nhân công trực tiếp
90.434.678
90.852.920
418.242
100,46
Chi phí sản xuất chung
85.128.920
85.283.142
154.222
100,18
TỔNG GIÁ THÀNH SẢN XUẤT
178.459.416
199.572.979
21.113.563
111,83
Nguồn : Hồ sơ quyết toán, Phòng kinh tế
Qua bảng trên ta thấy, giá thành sản xuất thực tế của công trình tăng hơn so với kế hoạch 11,83%. Tuy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có giảm nhưng giá thành sản xuất thực tế của công trình bằng 111,83% giá thành sản xuất kế hoạch. Kết quả này do những nguyên nhân sau:
Trong năm 200
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện.doc