Báo cáo Thực tập tại công ty Cổ Phần Xây Lắp và Vật Liệu Xây Dựng CBM

MỤC LỤC

 

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH THỰC TẬP 3

PHẦN 1 :CÁC ĐƠN VỊ TỔ CHỨC THI CÔNG TRONG CÔNG TRÌNH 4

I . CHỦ ĐẦU TƯ 4

II.ĐƠN VỊ THIẾT KẾ. 4

1. Nhiệm vụ thiết kế. 4

2. Thiết kế sơ bộ. 5

3. Thiết kế bản vẽ thi công 5

III. BAN QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH 5

A. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ 5

B. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA BAN. 6

IV. TƯ VẤN GIÁM SÁT 7

A. Trách nhiệm của tư vấn giám sát. 7

B. Giám sát công trình xây dựng bao gồm các công việc 7

1. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có các quyền sau đây: 7

2. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây: 8

V. ĐƠN VỊ THI CÔNG 9

1.Sự phân cấp quản lý vĩ mô. 9

2. Về nhân sự : 9

3. Đối với công nhân 9

PHẦN 2: KĨ THUẬT THI CÔNG 11

A. THI CÔNG PHẦN MÓNG 11

1. Thi công cọc khoan nhồi 11

a.Công tác hạ ống vách và khoan 11

b. Công tác hạ lồng thép 12

c. Công tác đổ bê tông. 13

2. Thi công cừ và đào đất 14

3. Thi công đài móng 15

B. THI CÔNG PHẦN THÂN 15

I.CÔNG TÁC CỐT THÉP 15

1. Gia công cốt thép 15

2.Lắp cốt thép Dầm. 16

3.Lắp cốt thép sàn, cầu thang 16

4.Lắp cốt thép cột và vách: 17

II. CÔNG TÁC CỐP PHA 19

1.Cốp pha dầm sàn 19

3.Cốp pha cột và vách. 20

4.Cốp pha cầu thang: 22

III.CÔNG TÁC THÁO CỐP PHA 23

IV. CÔNG TÁC ĐỔ BÊ TÔNG 23

1.Đổ Bê Tông Dầm Sàn. 23

2. Đổ Bê Tông Cột Và Vách. 23

3.Những yêu cầu cho công tác đổ bê tông 25

VI . CÔNG TÁC XÂY TƯỜNG. 25

1.Công tác xây 25

2.Khi bắt đầu xây 26

V . CÔNG TÁC TÔ TRÁT 27

1.Chuẩn bị trước khi trát 27

2.Bắt đầu trát 28

PHẦN 3. BÌNH ĐỒ CÔNG TRÌNH XÂY 28

PHẦN 4. TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÔNG TRÌNH MỘT PHẦN SÀN. 30

PHẦN 5. AN TOÀN LAO ĐỘNG 31

 

 

doc34 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2200 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty Cổ Phần Xây Lắp và Vật Liệu Xây Dựng CBM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặt đứng công trình Phối cảnh công trình 3. Thiết kế bản vẽ thi công Kiến trúc Mặt bằng tổng thể mặt, mặt bằng định vị công trình Chi tiết kiến trúc mặt đứng, cầu thang Chi tiết cửa đi, cửa sổ Mặt bằng bố trí nội ngoại thất Kết cấu Kết cấu móng Kết cấu khung cột bê tông cốt thép Kết cấu lanh tô giằng Kết cấu sàn Kết cấu cầu thang Thống kê thép Phần điện Sơ đồ nguyên lý cấp điện toàn nhà Thống kê vật liệu điện Phần nước Mặt bằng cấp thoác nước các tầng Sơ đồ không gian cấp thoác nước Thống kê vật liệu cấp thoác nước III. BAN QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH A. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ Theo nghị định 52 về quy chế quản lý đầu tư và xây dựng kết hợp các công tác đang thực hiện tại Trường, chức năng của Ban Quản Lý Công Trình như sau: Tiến hành thi công xây lấp các công trình khi đã có quyết định đầu tư, bao gồm các công tác sau: Tham mưu cho Ban Giám hiệu tổ chức đấu thầu hay tuyển chọn nhà thầu theo các qui định, tuyển chọn các tổ chức tư vấn giám sát công trình có chức năng và kinh nghiệm, theo dõi tiến độ thi công và thực hiện các nội dung trong hợp đồng. Kiểm tra chất lượng các loại vật liệu, các cấu kiện xây dựng, thiết bị lắp đặt theo yêu cầu của thiết kế và tiêu chuẩn được duyệt. Chuẩn bị các hồ sơ nghiệm thu thanh quyết toán, bàn giao và thực hiện bảo hành sản phẩm. Tham mưu cho Ban Giám hiệu quản lý xây dựng tất cả các công trình xây dựng mới theo hướng quy hoạch tổng thể phát triển trường. Tham mưu các phương án sửa chữa, nâng cấp, cải tạo các công trình của trường B. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA BAN. Công tác quản lý chất lượng công trình. Tăng cường công tác giám sát của Ban với các công trường xây dựng, đôn đốc tiến độ thi công, thúc đẩy công tác tư vấn giám sát. Các công trình phải có cán bộ kỹ thuật của ban theo dõi. Tham gia đánh giá chất lượng vật liệu xây dựng trước khi đưa vào công trường Tăng cường công tác kiểm tra và hậu kiểm chất lượng vật liệu, cấu kiện các bộ phận công trình trước khi tiến hành nghiệm thu từng giai đoạn. Tăng cường công tác tiếp cận thông tin về các nhà thầu đơn vị tư vấn giám sát từ đó tìm đối tác thích hợp. Kết hợp với các đơn vị sử dụng tham gia quản lý chất lượng các công trình nhất là công trình sửa chửa và nâng cấp. Nâng cao trình độ giám sát cho các thành viên trong Ban thông qua các lớp tập huấn của tỉnh hoặc cơ quan chuyên ngành tổ chức. Thường xuyên cập nhật các tiêu chuẩn quy phạm chuyên ngành trong công tác giám sát và nghiệm thu công trình. Giám sát tiến độ và phương tiện thi công. Cần có hợp đồng với các nội dung chi tiết đối với các nhà thầu, đòi hỏi các nhà thầu cung cấp tiến độ thi công cụ thể và chi tiết. Tăng cường kiểm tra chức năng các phương tiện thi công theo hợp đồng trước khi đưa vào công trường. Tổ chức nghiệm thu công trình theo từng đợt, từng giai đoạn, và hoàn thành công trình. Triển khai công tác đấu thầu theo đúng thông tư số 4 về hướng dẫn thực hiện quy chế đấu thầu sau khi có quyết định phê duyệt đầu tư bao gồm các bước sau: Lập kế hoạch đấu thầu và hồ sơ mời thầu. Trình duyệt và Thẩm định kế hoạch đấu thầu Chuẩn bị hồ sơ trình tổ chuyên gia xét thầu Đánh giá hồ sơ đấu thầu Chuẩn bị hồ sơ trình duyệt thẩm định và phê duyệt công bố kết quả đấu thầu Công tác kết thúc xây dựng và đưa công trình vào khai thác sử dụng thực hiện theo các bước sau: Nghiệm thu , bàn giao công trình. Vận hành công trình và hướng dẫn sử dụng công trình Bảo hành công trình. Quyết toán vốn đầu tư. Phê duyệt quyết toán. IV. TƯ VẤN GIÁM SÁT A. Trách nhiệm của tư vấn giám sát. Các tổ chức hay cá nhân có chuyên môn và được cấp giấy phép hành nghề được chủ đầu tư thuê, với công việc chính là theo dõi nhà thầu thi công, giám sat chất lượng, khối lượng mỹ thuật theo đúng yêu cầu bản vẽ, bản thiết kế và tiến độ thi công đã vạch ra, trực tiếp làm việc tại công trường và lập các báo cáo công trường cho chủ đầu tư, tùy theo nội dung họp đồng cụ thể mà có cả phần giúp chủ đầu tư tổ chức đấu thầu và làm đại diện chủ đầu tư một số trường họp. B. Giám sát công trình xây dựng bao gồm các công việc Nghiệm thu xác nhận khi công trình đã thi công bảo đảm đúng thiết kế, theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và bảo đảm chất lượng; Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng hợp đồng; Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng; Đề xuất với chủ đầu tư công trình những bất hợp lý về thiết kế để kịp thời sửa đổi; Người làm công việc này gọi là " Kĩ sư tư vấn giám sát chất lượng công trình" và phải có chứng chỉ hành nghề. Thông thường, đối với mỗi công trình, thường có Đoàn kỹ sư tư vấn giám sát. Tổ chức này được thành lập sau khi Chủ đầu tư công trình ký Hợp đồng thuê. Tại công trường thi công, chính những người giám sát thi công này đại diện cho Chủ đầu tư về việc theo dõi chất lượng công trình thực hiện hằng ngày. Tính độc lập, khách quan và trong sạch không tham gia móc ngoặc, thông đồng với Chủ đầu tư hoặc bên thi công là rất quan trọng và cần có cho mỗi người làm công tác tư vấn giám sát xây dựng. Việc giám sát thi công xây dựng có thể được chỉ định hoặc đấu thầu thông qua việc tham gia gói thầu "tư vấn giám sát xây dựng" công trình. 1. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có các quyền sau đây: Nghiệm thu xác nhận khi công trình đã thi công bảo đảm đúng thiết kế, theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và bảo đảm chất lượng; Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng hợp đồng; Bảo lưu các ý kiến của mình đối với công việc giám sát do mình đảm nhận; Từ chối yêu cầu bất hợp lý của các bên có liên quan; Các quyền khác theo quy định của pháp luật. 2. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây: Thực hiện công việc giám sát theo đúng hợp đồng đã ký kết; Không nghiệm thu khối lượng không bảo đảm chất lượng và các tiêu chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu của thiết kế công trình; Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng; Đề xuất với chủ đầu tư xây dựng công trình những bất hợp lý về thiết kế để kịp thời sửa đổi; Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; Không được thông đồng với nhà thầu thi công xây dựng, với chủ đầu tư xây dựng công trình và có các hành vi vi phạm khác làm sai lệch kết quả giám sát; Bồi thường thiệt hại khi làm sai lệch kết quả giám sát đối với khối lượng thi công không đúng thiết kế, không tuân theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng nhưng người giám sát không báo cáo với chủ đầu tư xây dựng công trình hoặc người có thẩm quyền xử lý, các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra; Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Việc giám sát thi công xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: Thực hiện ngay từ khi khởi công xây dựng công trình; Thường xuyên, liên tục trong quá trình thi công xây dựng; Căn cứ vào thiết kế được duyệt, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng; Trung thực, khách quan, không vụ lợi. V. ĐƠN VỊ THI CÔNG Đơn vị thi công được nhà thầu thuê, có nhiệm vụ thực hiện thi công công trình, và thi công những phần được nhà thầu giao với trình độ chuyên môn riêng. phải đảm bảo về chất lượng và tiến độ theo yêu cầu thiết kế, nếu có vấn đề cần phải thay đổi phải liên hệ với bên thiết kế. Không được tự ý thay đổi làm sai lệch với nội dung thiế kế. 1.Sự phân cấp quản lý vĩ mô. Đứng đầu công trường có ban chỉ huy công trường ( người đứng đầu là chỉ huy trưởng công trường) kế đó là các đội xây dựng ( đứng đầu là đội trưởng xây dựng ) Để bảo đảm chất lượng công trình có hai hệ thống giám sát : hệ thống giám sát của công ty tư vấn và chủ đầu tư. 2. Về nhân sự : Mỗi kĩ sư cần nắm vững công trình mình phụ trách, theo dõi hết tất cả các chi tiết công việc. nếu ta tiến hành theo chuyên môn hóa thì mỗi kỹ sư chuyên một phần chuyên môn hơn, công tác thì đồi hỏi khả năng chuyên nghiệp cao hơn, và phải có sự phối họp nhịp nhàng. 3. Đối với công nhân Tiến hành làm việc theo tổ đội chuyên nghiệp gồm các tổ sau: tổ cốp pha, tổ cốt thép, tổ bê tông, tổ xây tô… Mỗi tổ chỉ làm một công việc chuyên nghiệp. Tuy nhiên có thể ghép cốt pha với tổ cốt thép làm một, nhưng tách ra thì làm việc chuyên môn hóa hơn. Mỗi đội có một đội trưởng, chịu trách nhiệm chung cho mỗi đội. SƠ ĐỒ NHÂN CÔNG TRONG CÔNG TRÌNH Chủ đầu tư : Công ty cổ phần đầu từ xây dựng Bảo Lộc Nhà thầu: Công ty cổ phần Him Lam Tư vấn giám sát Công ty kiểm định Sài Gòn Đơn vị thi công: Cty cổ phần xây lắp vật tư CBM Ban chỉ huy công trường GIÁM SÁT THI CÔNG đơn vị hoàn thiện đơn vị đổ bê tông đơn vị thi công cốt thép đơn vị thi công cốp pha Đội trưởng hoàn thiện Đội trưởng đổ bêtông Đội trưởng cốt thép Đội trưởng cốp pha công nhân công nhân công nhân công nhân PHẦN 2: KĨ THUẬT THI CÔNG A. THI CÔNG PHẦN MÓNG 1. Thi công cọc khoan nhồi a.Công tác hạ ống vách và khoan sau khi dùng máy kinh vĩ để lấy mốc tâm cọc ta tiến hành khoan, việc khoan được thực hiện bằng phương pháp cơ giới, máy khoan cọc nhồi kiểu khoan cánh xoắn, dưới sự bảo vệ của ống vách mà đáy luôn nằm phía dưới của lỗ khoan Ống vách có thể được cắm xuống cuối cùng bằng cách rung xuống đồng thời xoay dần theo sự tiến triển của việt khoan Đường kính của cọc là đường kính ngoài của đầu bịt ống vách Ống vách giữ bề mặt ổn định của hố khoan và chống sập hố khoan, còn bảo vệ cho đất đá khỏi rơi xuống hố khoan Khoan tạo lỗ Hạ ống vách b. Công tác hạ lồng thép lồng thép được thi công sẵn trên, cốt đai dạng lò xo quấn quanh. Sau khi lồng thép được thi công xong ta tiến hành hạ lồng thép xuống lỗ khoan, Lồng thép được hạ xuống hố khuôn từng lồng một bằng cần trục và được treo tạm thời trên miệng hố bằng các thanh ngang bằng các đai tăng cường cách đầu trên của lồng thép, dùng cần trục tháp đưa lồng thép tiếp theo nối với lồng dưới và tiếp tục hạ xuống cho đến khi kết thúc. Lồng thép được gắn các con kê bảo vệ đúng bằng lớp bê tông bảo vệ móng. Khi hạ cốt thép phải tiến hành cẩn thận từ từ cho lồng thép luôn luôn thẳng đứng. Hạ lồng thép c. Công tác đổ bê tông. Bê tông được xe chở bê tông chở đến ống đổ bê tông được lắp sẵn khi đã sử lý cặn lắng, Ống đổ bê tông được lắp dưới phiểu. và từ từ đổ bê tông vào phiểu. Đổ bê tông cọc 2. Thi công cừ và đào đất Trong quá trình thi công cừ ta tiến hành đào đất và vận chuyển đất, vì công trình nằm trong vùng đô thị nên xe chở đất vào ban đêm. Cừ thép hình chữ v, dùng bàn rung gắn trên máy đào để ép cừ. Dùng máy đào gầu nghịch để đào đất và cho vào xe tải vận chuyển đất đi. Đất được đào từ trong ra ngoài, có thể chống cừ tới đâu thì đào tới đó. Trong quá trình đào đất phải tiến hành lắp các thanh ngang để giằng vách lại, chống các thành cừ không bị ngã do áp lực đất xô ngang. Đập đầu cọc Thi công đào đất tầng hầm 3. Thi công đài móng Sau khi đào đất xong ta tiến hành đập đầu cọc, lấy thép râu. Và bố trí thép đài móng. Công trình thiết kế móng dạng móng bè. Nên bố trí thép theo móng bè và bố trí theo bản vẽ, thép được vận chuyển bằng cần trục tháp. Sau khi bố trí thép xong ta tiến hành đổ bê tông móng. B. THI CÔNG PHẦN THÂN I.CÔNG TÁC CỐT THÉP 1. Gia công cốt thép Thép được gia công tại bãi cốt thép theo bản vẽ, gồm: đo, cắt uốn cốt thép Dụng cụ gia công thép gồm hai loại: thủ công và máy Máy gồm: máy cắt, kéo, uốn théP Dụng cụ thủ công gồm có: kìm cắt thép, van bẻ thép, càng cua uốn thép, Sau khi gia công thép xong, buộc lại thành từng bó theo chủng loại, dùng cần trục tháp vận chyển ra công trường thi công. Khi lắp cốp pha dầm sàn xong ta lắp cốp thép dầm trước (có thể lắp cốp pha đến đâu lắp cốt thép dầm đến đó) 2.Lắp cốt thép Dầm. Cốt thép chịu lực được lắp trước Sau đó bỏ cốt đai vào cốt chịu lực theo các vạch đã kẻ sẵn theo bảng vẽ thiết kế Khi bố trí cốt đai xong dùng dây thép buộc cốt đai vào cốt chịu lực Dùng con kê để kê dầm lên khỏi cốp pha dầm, con kê được thiết kế có chiều dài bằng lớp bê tông bảo vệ dầm, con kê được đặt theo tiêu chuẩn. 3.Lắp cốt thép sàn, cầu thang Cốt thép sàn được bố trí theo vạch kẻ sẵn, vạch kẻ theo bảng thiết kế. Lắp thép lớp dưới trước, sau khi lắp thép dưới xong tiếp tục lắp thép gối ( thép mũ) hoặc thép lớp trên Thép gối xong phải đặt thép cấu tạo để định vị thép gối. Dùng dây thép buộc các điễm giao nhau giữa các thanh thép cạnh ngắn và cạnh dài hay giữa thép gối với thép cấu tạo. Dùng con kê, để kê thép sàn lên khỏi cốt pha sàn Các đường ống kĩ thuật và họp gel phải được lắp cùng lúc với lắp thép sàn lớp dưới. 4.Lắp cốt thép cột và vách: Cho cốt đai vào trong cốt chờ ở cột, đúng số lượng trong bảng thiết kế. cũng có thể nối thép trước rồi cho cốt đai vào sau cũng được. Thép chờ cắt ở vị trí so le, Nối thép chịu lực vào trong thép chờ dùng dây thép buộc hoặc hàn để liên kết lại. Bố trí cốt đai theo vạch kẻ sẵn Dùng dây thép buộc thép đai vào thép chịu lực. Dùng con kê buộc vào thép đai để cốp pha cột không bị áp vào thép. Định vị khung bản vẽ cho đúng khung trục vẽ trên mặt bằng. II. CÔNG TÁC CỐP PHA 1.Cốp pha dầm sàn Sau khi tháo cốp pha cột, ta dùng máy kinh vĩ định vị từ mặt sàn lên cột một mét, lấy mức một mét gióng lên để đóng cốp pha dầm sàn (AMH) Gác các thanh thép đà (50x100) lên hệ dàn giáo sao cho đúng vị trí. Đặt các tấm ván cốp pha gỗ lên thanh thép. Tùy loại tiếp diện dầm mà đặt các ván cốp pha cho phù họp. Đối với cốp pha dầm được cấu tạo từ ba lớp, tấm đáy dầm và hai tấm thành. Liên kết tấm cốp pha với thanh thép và đáy dầm với thành dầm bằng đinh thép. Dùng bu lông để liên kết tấm cốp pha gỗ ở thành dầm, đối với những dầm có chiều cao lớn hơn bằng 600mm nhằm chống phình cho ván. (AMH) Với cốp pha sàn gồm các cốp pha ván gỗ tấm lớn được ghép lại với nhau và kết họp những tấm cốp pha có chiều dài chiều rộng tùy theo những chỗ thiếu để liên kết thành một cốp pha sàn hoàn chỉnh. Cốp pha sàn và dầm được chống đỡ bằng hệ dàn giáo, và cột chống đơn, theo bản thiết kế Những khe hở nhỏ không thể lắp cốp pha vào, dùng tấm sốp nhỏ chèn vào tránh cho nước bê tông chảy ra ngoài. 3.Cốp pha cột và vách. Chọn những tấm ván khuôn tiêu chuẩn, có kích thước thích họp ghép lại làm ván khuôn cột và vách. Cốp pha cột và vách bao gồm : Ván khuôn, sườn đứng 50x50, sườn ngang 50x100mm (AMH) Dùng cây chống để định vị và chỉnh sửa cho đúng vị trí trong bản thiết kế Đối với những cây cột ở góc không dùng được cây chống thì dùng dây neo. Vị trí cột và vách cứng, trên mặt bằng đã có sẵn các đường trục thiết lập bằng máy kinh vĩ Kiểm tra cột tra vị trí bằng cách xem đường trục có nằm ngay phía tấm cốp pha không, từ mép ngoài tấm cốp pha bên này đến vách có bằng từ mép ngoài cốp pha bên kia đến vách hay cột không. Cố định các chân cột hay vách bằng cách chống các cột chống vào các que sắt đã đặt ở sàn, Kiểm tra độ thẳng đứng của cột hay vách bằng cách xem dây dọi theo hai phương. Dùng mắt ngắm dây dọi từ trên xuống so với một cạnh thẳng ta lấy làm chuẩn ( cạnh cốp pha). Hoặc dùng thước đo, dùng thước đo thì chính sác hơn. Dùng bu lông xuyên qua cốp pha để chống phình cho cột hay vách. Dùng tấm sốp để chèn kín các khe hở giữa các tấm cốp pha và chân cột, để trách chảy nước ximang. 4.Cốp pha cầu thang: Chỉ tiến hành lắp khi sàn tầng trên đã xong, không phụ thuộc vào cường độ của sàn Lắp cốp pha phù họp với thép chờ của dầm cầu thang và sàn có mốc vạch đã xác định Xác định cao độ chiếu nghỉ, Lắp dựng dàn giáo chiếu nghỉ Lắp ván cốp pha và cột chống III.CÔNG TÁC THÁO CỐP PHA Tháo dỡ ván khuôn và giàn giáo Việt tháo dỡ ván khuôn bao gồm trình tự các cấu kiện lắp trước thì tháo sau, cấu kiện lắp sau thì tháo trước (AMH) Dỡ các cấu kiện chịu lực ít, hoặc không chịu lực chẳng hạn như thành bên của ván khuôn dầm. Ván khuôn giàn giáo cần được tháo dỡ theo thứ tự sao cho sau khi thao từng phần còn lại vẫn ổn định. Khi tháo dỡ giàn giáo cốp pha đà ở tầng dưới, cần giữ lại ít nhất hai tầng giàn giáo ở tầng dưới, khi tiếp tục đổ bê tông ở tầng trên. IV. CÔNG TÁC ĐỔ BÊ TÔNG Bê tông sử dụng ở công trình là bê tông tươi không sử dụng bê tông trộn tại chỗ. Đổ bê tông sàn dầm sử dụng máy bơm, cột vách sử dụng thùng đổ dạng phiểu. (AMH 1.Đổ Bê Tông Dầm Sàn. Trước khi đổ bê tông phải vệ sinh cốp pha, dầm sàn, tưới nước rửa sạch (AMH) Bê tông được vận chuyển đến công trường bằng xe vận chuyển bê tông Khi xe chở đến công trường phải được kiểm tra, và lấy mẫu thử. Độ sụt cho phép là 12cm. phiểu có kích thước là 10x20x30 cm. Mẫu thử có kích thước là 15x15x15 cm, lấy 3 mẫu thử. Sau khi kiểm tra chất lượng bê tông đạc thì cho phép đổ. Dùng máy bơm vận chuyển bê tông lên sàn bằng ống bơm, hoặc ống vòi voi Bê tông đổ từ ngoài vào trong, từ từ xa đến gần máy bơm, đổ đến đâu tháo ống bơm đến đó. Dùng xẻng, cuốc, cào bê tông cho đều Dùng máy đầm dùi đầm vào đống bê tông, và đầm vào dầm để bê tông được điều hơn không bị rổ. Kiểm tra độ cao sàn bằng máy kinh vĩ, hoặc dùng thanh thép chữ Thập để định vị chiều dày của sàn, khi định vị xong dùng bay làm phẳng, sau đó dùng thước và cuốc cào làm phẳng vùng xung quanh. Luôn có một vài giám sát đi kiểm tra bề dày của sàn, nếu sàn chưa đủ chiều dày thì phải thêm bê tông. Đối với những sàn có bề dày khác nhau, sàn âm phải dùng thanh ngang giằng xung quanh lại. Trên công trường sử dụng hai máy bơm và diện tích sàn bê tông cần đổ là 1112m2, mỗi ống bơm bố trí hai đến ba đầm dùi Khi bê tông đã đổ xong dùng bao bố hay bạc để che đậy lại., tưới nước giữ ẩm theo tiêu chuân. 2. Đổ Bê Tông Cột Và Vách. Bê tông cột và vách sử dụng thùng đổ dạng phiểu Trước khi đổ bê tông côt và vách phải được làm vệ sinh kĩ, và quét lớp sika hay hồ dầu vào chỗ tiếp xúc bê tông cũ. Dùng cần trục tháp cẩu thùng dạng phiểu lên đổ vào cột hay vách, đổ đến đâu đầm đến đó. 3.Những yêu cầu cho công tác đổ bê tông Bê tông phải đạt cường độ thiết kế Độ lớn cốt liệu không lớn một phần ba đường kính ống đổ. Nếu ngừng bơm bê tông 2 giờ thì phải thông ống bơm bằng nước. Thời gian vẫn chuyển bê tông không được quá hai giờ Đổ bê tông từ trên cao xuống chiều cao rơi tự do không quá 2 mét Đầm phải thật kĩ, chày đầm phải đưa xuống sâu. VI . CÔNG TÁC XÂY TƯỜNG. 1.Công tác xây Sau khi xây xong phần thô ta tiến hành xây tường gạch. Vận chuyển vật liệu từ dưới bãi lên tầng cần xây, vận chuyển bằng tời hoặc cần trục tháp, hay thang vận tải. Xếp vật liệu gạch, cát xi măng cho phù họp. Để thuận tiện cho việc xây tô. Trộn vữa bê tông đúng tỉ lệ để đạt đến mac yêu cầu. Công tác xây gồm hai loại công nhân, một công nhân chính xây và một công nhân trộn hồ và vận chuyển gạch… đến chỗ xây. Tùy loại tường ma dùng gạch cho phù họp. Gạch xây phải được ngâm nước nhưng không quá lâu để tránh nước vữa bê tông thấm vào trong gạch. 2.Khi bắt đầu xây Làm sạch bề mặt, lấy mốc ( có thể lấy mốc trước khi xây) tưới nước cho ướt chỗ xây, Quét một lớp hồ dầu mỏng 5mm chỗ tiếp xúc giữa dầm với tường, và tường với cột Sau khi trải hồ dầu xong, trải một lớp vữa dày 15 đến 20mm, và bắt đầu tiến hành xây. Xây một lớp để kiểm tra tim cốt, trải vữa liên tục để xây hàng kế tiếp, cho đến cốt lanh tô thì dừng lại để chờ lắp lanh tô, Chú ý là các vữa mạch đứng không được trùng mạch ( AMH) Khi xây cần chú ý chừa những lỗ trống trên tường theo bản vẽ thiết kế, để lắp cửa, đường dây điện, ống kĩ thuật… Xây tiếp phía tường trên lanh tô Đối với các phần tử nhỡ có kích thước không vừa viên gạch, viên gạch phải được cắt thành các kích thước phù họp với kích thước khối xây. (AMH) Xây từ dưới lên trên, tường chính xây trước tường phụ xây sau. Xây ở trên cao phải bắt giàn giáo cho phù họp với người đứng xây. Trong quá trình xây phải giăng dây nhợ và thường xuyên thả con dọi, để bảo đảm tường thẳng và phẳng (AMH) ở vị trí tiếp giáp trên giữa dầm và tường thì phải xây xuyên, các lỗ trống phải được trác hồ kĩ, trách nứt ở chỗ tiếp xúc giữa tường với đà dầm. có hai cách xây là ba dọc một ngang, năm dọc một ngang khi đã xây xong tường cần tưới nước giữ ẩm cho tường gạch, trách tường gạch bị nứt. khi vừa mới xây xong trách các lực và chạm để khối xây đạt cường độ. V . CÔNG TÁC TÔ TRÁT 1.Chuẩn bị trước khi trát Dụng cụ tô trát bao gồm : bay, bàn chà, thước, nivo, bàn xoa, dây nhợ… Kiểm tra xem vữa trát có đạt tiêu chuẩn không, cát phải nhỏ vừa Công việt trát được tiến hành khi phần kết cấu đã xong ( phần thô) phần tường gạch Chuẩn bị vữa trát, giàn giáo cho phù họp với công việc trát. Trước khi trát phải vệ sinh bụi bẩn trên bề mặt, nếu bề mặt gồ ghề thì phải đục đẻo, lõm thì phải ốp thêm . Giăng dây để trát cho thẳng và không bị lệch Tưới nước trí khi tô, trát 2.Bắt đầu trát Trát trước một lớp hồ dầu Trát trần dầm sàn rồi đến tường, trát từ trên xuống dưới Nếu trát ở bề mặt ngoài công trình thì phải bảo đảm giàn giáo được an toàn Chiều dày lớp trát từ 10mm đến 20mm, khi trát nên chia ra làm nhiều lớp mỏng từ 5mm đến 8mm . Thực hiện lớp 3 lớp trát, lót, đệm, lớp ngoài. Tùy yêu cầu thẩm mĩ mà trát, trát đúng làm chỉ giống bản thiết kế. Bề mặt lớp trát phải nhẵn, phẳng, các đường gờ cạnh phải ngang bằng thẳng đứng. Để tận dụng lớp vữa rơi rớt, bên dưới nên trải một lớp bao. Trát xong cần che đậy cẩn thận, trách để ngoại lực va chạm vào. PHẦN 3. BÌNH ĐỒ CÔNG TRÌNH XÂY Trên tổng mặt bằng thể hiện được vị trí xây dựng các hạng mục, vị trí các thiết bị máy móc, các bãi tập kết cát đá sỏi, bãi gia công cốp pha, cốt thép, các kho xi măng, cốt thép, dụng cụ thi công, các tuyến đường tạm thi công, hệ thống đường điện, nước phục vụ thi công, hệ thống nhà ở, lán trại tạm cho cán bộ, công nhân viên(Xem bố trí trên tổng mặt bằng xây dựng). Vị trí đặt máy móc thiết bị:Vị trí đặt các loại thiết bị như cần vận thăng, máy trộn vữa phải phù hợp, nhằm tận dụng tối đa khả năng máy móc thiết bị, dễ ràng tiếp nhận vật liệu, dễ di chuyển. Bãi để cát đá, sỏi, gạch:Vị trí các bãi cát, đá, sỏi là cơ động trong quá trình thi công nhằm giảm khoảng cách tới các máy trộn, máy vận chuyển. Bãi gia công cốp pha, cốt thép: Cốp pha được dùng là cốp pha thép kết hợp cốp pha gỗ. Các bãi này được tôn cao hơn xung quanh 10-15cm, rải 1 lớp đá mạt cho sach sẽ, thoát nước. Tại các bãi này cốp pha gỗ được gia công sơ bộ, tạo khuôn. Cốp pha thép được kiểm tra làm sạch, nắn thẳng, bôi dầu mỡ, loại bỏ các tấm bị hư hỏng. Bãi gia công cốt thép được làm lán che mưa hoặc có bạt che khi trời mưa. Kho tàng: Dùng để chứa xi măng, vật tư qúy hiếm, phụ gia. Các kho này được bố trí ở các khu đất trống sao cho thuận tiện cho việc xuất vật tư cho thi công, chúng có cấu tạo từ nhà khung thép, lợp tôn thuận lợi cho việc lắp dựng, di chuyển. Nhà ban chỉ huy công trường: Được bố trí ở vị trí trung tâm để thuận tiện cho việc chỉ đạo thi công của công trường, Cấu tạo từ nhà khung thép, lợp tôn thuận lợi cho việc lắp dựng, di chuyển. Nhà ở cho cán bộ, công nhân viên: Được bố trí xung quanh công trường ở các khu đất trống, các nhà này bố trí sao cho an toàn ít bị ảnh hưởng quá trình thi công, cấu tạo từ nhà khung thép hoặc gỗ, lợp tôn thuận lợi cho việc lắp dựng, di chuyển.Do công trình nằm ở vị trí chật hẹp nên trên công trường chỉ bố trí nơi nghỉ trưa cho công nhân nơi ăn ở sẽ được bố trí ở khu đất khác. Điện phục vụ thi công: Nhà thầu chủ động làm việc với Chủ đầu tư, cơ quan chức năng sở tại để xin đấu điện thi công (làm các thủ tục, hợp đồng mua điện). Dây điện phục vụ thi công được lấy từ nguồn điện đến cầu dao tổng đặt tại phòng trực là loại dây cáp mềm bọc cao su có kích thước 3x16+1x10. Dây dẫn từ cầu dao tổng đến các phụ tải như máy trộn bê tông, thăng tải ....là loại cáp mềm bọc cao su có kích thước 3x10+1x6. Hệ thống cáp mềm cao su nếu đi qua đường xe chạy phải đặt trong ống thép bảo vệ và chôn sâu ít nhất 0,7m. Ngoài ra còn bố trí 03 máy phát điện dự phòng 250kVA phục vụ cho thi công khi mất điện. Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng điện, tại cầu dao tổng bố trí tại nhà trực công trường có lắp aptômát để ngắt điện khi bị chập, quá tải. Nước phục vụ thi công: Nhà thầu chủ động làm việc với Chủ đầu tư và Cơ quan chủ quản để xin cấp nước thi công. Nước được lấy từ nguồn nước gần công công trường , đầu họng nước nhà thầu lắp đồng hồ đo để xác định lượng nước sử dụng. Nước từ nguồn cấp được dẫn đến chứa tại các bể chứa tạm trên công trường.Trong trường hợp nguồn nước sinh hoạt có sẵn tại công trường không đủ để phục vụ thi công, chúng tôi tiến hành khoan giếng, xây dựng bể lọc nước, dàn mưa, tiến hành kiểm định chất lượng nước đảm bảo các quy định về nước thi công theo qui phạm. Thoát nước thi công: Trong quá trình tổ chức thi công, nước sinh hoạt, nước mưa và nước dư trong quá trình thi công (nước ngâm chống thấm sàn, nước rửa cốt liệu) được thu về ga và thoát vào mạng thoát nước của khu vực qua hệ thống rãnh tạm. Toàn bộ rác thải trong sinh hoạt và thi công được thu gom vận chuyển đi đổ đúng nơi quy định để đảm bảo vệ sinh chung và mỹ quan khu vực công trường. BẢN VẼ BÌNH ĐỒ CHO CÔNG TRÌNH Bản vẽ kèm PHẦN 4. TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÔNG TRÌNH MỘT PHẦN SÀN. Dựa vào diện tích sàn ta tính được khối lượng bê tông của một sàn. Diện tích cột vách ta tính được khối lượng bê tông đổ cột và vách. Cốp pha sàn. 873,48 m2 và cốp pha dầm 478,3 m2 Bê tông sàn 104,8 m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_baocao_tt_cuoi_khoa_9774.doc
Tài liệu liên quan