- Chỉ phản ánh DT của khối lượng sản phẩm, hàng hóa đã bán; dịch vụ đã cung cấp được xác định là tiêu thụ trong kỳ không phân biệt DT đã thu tiền hay sẽ thu được tiền.
- Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, DT bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá bán chưa có thuế GTGT.
- Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT, hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì DT bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán.
- Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB, hoặc thuế XK thì DT bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế TTĐB, hoặc thuế XK).
- Đối với DN nhận gia công DT được ghi nhận là số tiền gia công thực tế được hưởng.
- Đối với hàng hóa nhận bán đại lý, ký gửi theo phương thức bán đúng giá hưởng hoa hồng thì DT là phần hoa hồng mà DN được hưởng.
- Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp thì DN ghi nhận DT bán hàng theo giá bán trả ngay và ghi nhận vào DT hoạt động tài chính về phần lãi tính trên khoản phải trả nhưng trả chậm phù hợp với thời điểm ghi nhận DT được xác định.
- Trường hợp trong kỳ DN đã viết hóa đơn bán hàng và đã thu tiền nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa giao hàng thì trị giá số hàng này không được coi là tiêu thụ và không được ghi vào TK 511 mà chỉ hạch toán vào bên Có TK 131.
- Những sản phẩm, hàng hóa được xác định là tiêu thụ nhưng vì lý do về chất lượng, về qui cách kỹ thuật người mua từ chối thanh toán, gửi trả lại hoặc yêu cầu giảm giá và được DN chấp thuận thì các khoản giảm trừ DT này được theo dõi riêng biệt trên TK 531, 532, 521.
- Đối với trường hợp cho thuê tài sản, có nhận trước tiền cho thuê của nhiều năm thì DT cung cấp dịch vụ ghi nhận của năm tài chính là số tiền cho thuê được xác định trên cơ sở lấy toàn bộ tổng số tiền thu được chia cho số năm cho thuê tài sản.
- Đối với DN thực hiện nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước, được Nhà nước trợ cấp, trợ giá theo qui định thì DT trợ cấp, trợ giá là số tiền được Nhà nước chính thức thông báo, hoặc thực tế trợ cấp, trợ giá. DT được phản ánh trên TK 5114.
48 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2631 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty điện lực Củ Chi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Hình 1.3 Sơ đồ trình tự ghi chép của hình thức chứng từ ghi sổ
1.2.4.2 Phương tiện phục vụ kế toán:
Công ty Điện Lực Củ Chi sử dụng phần mềm kế toán chuyên dụng (FMIS) để ghi chép kế toán.
Giới thiệu về phần mềm kế toán FMIS:
- Là chương trình được xây dựng theo hệ thống thông tin tài chính kế toán của Tập đoàn Điện Lực Việt Nam. Mục tiêu là xây dựng hệ thống các chương trình kế toán, quản lý vật tư và quản lý TSCĐ thống nhất và sử dụng chung toàn Tập đoàn Điện Lực Việt Nam. Do vậy, chương trình có khả năng áp dụng cho tất cả các đơn vị thành viên trong Tập đoàn.
- Chương trình được xây dựng bởi nhóm lập trình của trung tâm máy tính thuộc các Công ty Điện Lực, dưới sự chỉ đạo về mặt nghiệp vụ từ Ban tài chính - kế toán của Tập đoàn Điện Lực Việt Nam.
1.3 Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty
1.3.1 Thuận lợi
- Hệ thống lưới điện truyền tải và phân phối được cải tạo và phát triển, góp phần nâng cao năng lực cung cấp điện trên địa bàn quản lý.
- Công ty tiếp tục đẩy mạnh kinh doanh viễn thông và tham gia các ngành nghề khác đem lại cơ hội tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên.
- Sự quan tâm của công ty Điện Lực TPHCM và sự hỗ trợ tích cực của địa phương, các ban ngành trong huyện.
- Lực lượng cán bộ công nhân viên của đơn vị nhiệt tình công tác, cố gắng phấn đấu để hoàn thành chỉ tiêu sản xuất kinh doanh.
- Được phân cấp rộng rãi về công tác tài chính, đầu tư xây dựng cũng như mua sắm vật tư hàng hóa…
1.3.2 Khó khăn
- Khối lượng quản lý trên địa bàn rộng lớn ảnh hưởng đến công tác kiểm tra, sửa chữa.
- Giá nguyên vật liệu biến động tăng cao làm ảnh hưởng không nhỏ đến đấu thầu khai thác vật tư thiết bị và làm tăng chi phí SXKD của đơn vị.
- Việc thực hiện các dự án còn chậm, chưa kịp tiến độ do quá nhiều công trình được đầu tư, đặc biệt là công trình cung cấp điện cho khách hàng.
- Một số nhân sự vừa mới được bổ sung về các phòng, ban tham mưu của đơn vị có trình độ chuyên môn còn non trẻ cần phải có thời gian rèn luyện phấn đấu.
1.3.3 Phương hướng phát triển
- Về công tác kinh doanh điện : chuẩn bị nguồn dồi dào, đủ công suất cung cấp cho tất cả các khách hàng về đầu tư sản xuất trong các KCN. Để đảm bảo nguồn cung cấp, công ty Điện Lực Củ Chi đã xây dựng và đang từng bước hoàn thành kế hoạch chuẩn bị nguồn cho giai đoạn từ năm 2008 – 2010 với việc chuẩn bị xây dựng mới 10 tuyến dây mới/giá trị thực hiện là 33,4 tỷ đồng
- Về công tác kinh doanh viễn thông : Đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng các công trình xây dựng mới hệ thống mạng viễn thông, chú trọng đến việc phát triển dịch vụ cho thuê kênh riêng (E.line) và mạng truyền hình cáp.
- Trong công tác chăm sóc khách hàng : thực hiện cơ chế “một cửa”, giải quyết nhu cầu cấp điện cho khách hàng thông qua điện thoại. Duy trì hình thức thu tiền điện qua Ngân hàng, các điểm thu ngoài Điện Lực.
- Trong công tác chăm lo cho đời sống CB - CNV : Tổ chức thực hiện hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao hàng năm, chú trọng đến việc tổ chức các hình thức tự thực hiện các loại hình dịch vụ như : Tự tổ chức thi công xây lắp, nhận bảo trì hệ thống điện hách hàng ... để góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho CB - CNV trong Đơn vị.
CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
2.1 Cơ sở lý luận chung về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
2.1.1 Các khái niệm
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được, hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có).
- Doanh thu nội bộ dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, lao vụ tiêu thụ trong nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty, tổng công ty,…hạch toán toàn ngành.
- Doanh thu hoạt động tài chính là doanh thu bao gồm tiền lãi; cổ tức, lợi nhuận được chia; thu nhập từ cho thuê tài sản; thu nhập về đầu tư mua, bán chứng khoán; thu nhập về hoạt động đầu tư khác; chênh lệch lãi do bán ngoại tệ; chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn;….
2.1.2 Đặc điểm về doanh thu
- Doanh thu và chi phí liên quan đến cùng một giao dịch phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp và phải theo năm tài chính.
- Chỉ ghi nhận doanh thu trong kỳ kế toán khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, tiền cổ tức và lợi nhuận được chia quy định tại điểm 10, 16, 24 của Chuẩn mực doanh thu và thu nhập khác (Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31-12-2001 của Bộ Tài Chính) và các quy định của chế độ kế toán hiện hành. Khi không thỏa mãn các điều kiện ghi nhậm doanh thu không hạch toán vào tài khoản doanh thu.
- Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu và không được ghi nhận là doanh thu.
- Doanh thu (kể cả doanh thu nội bộ) phải được theo dõi riêng biệt theo từng loại doanh thu: doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, tiền cổ tức và lợi nhuận được chia. Trong từng loại doanh thu lại được chi tiết theo từng thứ doanh thu, như doanh thu bán hàng có thể được chi tiết thành doanh thu bán sản phẩn, hàng hóa…nhằm phục vụ cho việc xác định đầy đủ, chính xác KQKD theo yêu cầu quản lý hoạt động SXKD và lập báo cáo KQKD của doanh nghiệp.
- Nếu trong kỳ kế toán phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại thì phải được hạch toán riêng biệt. Các khoản giảm trừ doanh thu được tính trừ vào doanh thu ghi nhận ban đầu để xác định doanh thu thuần làm căn cứ xác định KQKD của kỳ kế toán.
- Về nguyên tắc, cuối kỳ kế toán, DN phải xác định kết quả hoạt động SXKD. Toàn bộ doanh thu thuần thực hiện trong kỳ kế toán được kết chuyển vào TK 911 “xác định kết quả kinh doanh”. Các TK thuộc loại TK doanh thu không có số dư cuối kỳ.
2.1.3 Điều kiện ghi nhận doanh thu
- Chỉ phản ánh DT của khối lượng sản phẩm, hàng hóa đã bán; dịch vụ đã cung cấp được xác định là tiêu thụ trong kỳ không phân biệt DT đã thu tiền hay sẽ thu được tiền.
- Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, DT bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá bán chưa có thuế GTGT.
- Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT, hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì DT bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán.
- Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB, hoặc thuế XK thì DT bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế TTĐB, hoặc thuế XK).
- Đối với DN nhận gia công DT được ghi nhận là số tiền gia công thực tế được hưởng.
- Đối với hàng hóa nhận bán đại lý, ký gửi theo phương thức bán đúng giá hưởng hoa hồng thì DT là phần hoa hồng mà DN được hưởng.
- Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp thì DN ghi nhận DT bán hàng theo giá bán trả ngay và ghi nhận vào DT hoạt động tài chính về phần lãi tính trên khoản phải trả nhưng trả chậm phù hợp với thời điểm ghi nhận DT được xác định.
- Trường hợp trong kỳ DN đã viết hóa đơn bán hàng và đã thu tiền nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa giao hàng thì trị giá số hàng này không được coi là tiêu thụ và không được ghi vào TK 511 mà chỉ hạch toán vào bên Có TK 131.
- Những sản phẩm, hàng hóa được xác định là tiêu thụ nhưng vì lý do về chất lượng, về qui cách kỹ thuật…người mua từ chối thanh toán, gửi trả lại hoặc yêu cầu giảm giá và được DN chấp thuận thì các khoản giảm trừ DT này được theo dõi riêng biệt trên TK 531, 532, 521.
- Đối với trường hợp cho thuê tài sản, có nhận trước tiền cho thuê của nhiều năm thì DT cung cấp dịch vụ ghi nhận của năm tài chính là số tiền cho thuê được xác định trên cơ sở lấy toàn bộ tổng số tiền thu được chia cho số năm cho thuê tài sản.
- Đối với DN thực hiện nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước, được Nhà nước trợ cấp, trợ giá theo qui định thì DT trợ cấp, trợ giá là số tiền được Nhà nước chính thức thông báo, hoặc thực tế trợ cấp, trợ giá. DT được phản ánh trên TK 5114.
2.2 Các khoản giảm trừ doanh thu
2.2.1 Khái niệm
- Chiết khấu thương mại là khoản tiền mà DN đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng (sản phẩm, hàng hóa), dịch vụ với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng.
- Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ được doanh nghiệp (bên bán) chấp thuận một cách đặc biệt trên giá đã thỏa thuận trong hóa đơn, vì lý do hàng bán bị kém phẩm chất, không đúng quy cách, hoặc không đúng thời hạn đã ghi trong hợp đồng.
- Hàng bán bị trả lại là số sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp đã xác định tiêu thụ, nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế như: hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại.
2.2.2 Thuế không hoàn lại
- Thuế TTĐB được đánh vào DT của các DN sản xuất một số mặt hàng đặc biệt mà Nhà nước không khuyến khích sản xuất, cần hạn chế mức tiêu thụ vì không phục vụ thiết thực cho nhu cầu đời sống nhân dân trong xã hội như: rượu, bia, thuốc lá, vàng mã, bài lá…
- Thuế xuất nhập khẩu còn gọi là thuế quan hay nó là một loại thuế gián thu được đánh vào các mặt hàng hóa thông qua tại các cửa khẩu của một quốc gia.
- Thuế GTGT là một loại thuế gián thu, được tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ SX, lưu thông đến tiêu dùng.
2.3 Hình thức kế toán
Sử dụng một trong năm hình thức kế toán:
- Nhật ký chung
- Nhật ký – Sổ cái
- Chứng từ ghi sổ
- Nhật ký – Chứng từ
- Trên máy vi tính
2.3.1 Sổ sách chứng từ
Chứng từ: phiếu thu, phiếu chi, hóa đơn bán hàng, hóa đơn giá trị gia tăng, giấy báo ngân hàng,…
Sổ sách:
- Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:
+ Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt;
+ Sổ Cái;
+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
- Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái gồm các loại sổ chủ yếu sau:
+ Nhật ký – Sổ cái
+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
- Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm các loại sổ chủ yếu sau:
+ Chứng từ ghi sổ;
+ Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ;
+ Sổ cái;
+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
- Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ gồm các loại sổ chủ yếu sau:
+ Nhật ký chứng từ;
+ Bảng kê;
+ Sổ cái;
+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
- Các loại sổ của hình thức kế toán trên máy vi tính: phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.
2.3.2 Tài khoản sử dụng
- TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
+ TK này không có số dư cuối kỳ
+ TK này có 5 TK cấp 2
TK 5111: Doanh thu bán hàng hóa
TK 5112: Doanh thu bán các thành phẩm
TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ
TK 5114: Doanh thu trợ cấp, trợ giá
TK 5117: Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư
- TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ
+ TK này không có số dư cuối kỳ
+ TK này có 3 TK cấp 2
TK 5121: Doanh thu bán hàng hóa
TK 5122: Doanh thu bán các thành phẩm
TK 5123: Doanh thu cung cấp dịch vụ
- TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính, không có số dư cuối kỳ
- TK 521: Chiết khấu thương mại, không có số dư cuối kỳ
- TK 531: Hàng bán bị trả lại, không có số dư cuối kỳ
- TK 532: Giảm giá hàng bán, không có số dư cuối kỳ
- TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
- TK 711: Thu nhập khác, không có số dư cuối kỳ
- TK 911: Xác định kết quả kinh doanh, không có số dư cuối kỳ
- Và một số TK liên quan khác
2.3.3 Kết cấu tài khoản
* Kết cấu TK 511, 512
TK 511, 512
Thuế TTĐB hoặc thuế XK và thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp tính trên DT bán hàng thực tế của DN trong kỳ.
Khoản giảm giá hàng bán
Trị giá hàng bị trả lại
Khoản chiết khấu thương mại
Kết chuyển DTBH thuần sang TK 911 để xác định KQKD
- Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp lao vụ, dịch vụ của DN thực hiện trong kỳ hạch toán.
* Kết cấu TK 515
TK 515
Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có)
Kết chuyển DT hoạt động tài chính thuần sang TK 911
- Doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ
* Kết cấu TK 521
TK 521
Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng
Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang TK 511 để xác định doanh thu thuần của kỳ hạch toán
* Kết cấu TK 531
TK 531
Giá trị hàng bị trả lại phát sinh trong kỳ
Kết chuyển toàn bộ số hàng bị trả lại sang TK 511
* Kết cấu TK 532
TK 532
Các khoản giảm giá đã chấp thuận cho người mua hàng
Kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán sang TK 511
* Kết cấu TK 3331
TK 3331
Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ
Số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp
Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại
Số thuế GTGT đã nộp vào NSNN
Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ
Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hóa, dịch vụ dung để trao đổi, biếu tặng, sử dụng nội bộ
Số thuế GTGT phải nộp của DT HĐTC, hoạt động khác
Số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa NK (TK 33312)
SDCK: Số thuế GTGT còn phải nộp
* Kết cấu TK 711
TK 711
Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính theo phương pháp trực tiếp đối với các khoản TNK (nếu có) ở DN nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp
Cuối kỳ kết chuyển các khoản TNK trong kỳ sang TK 911
- Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ
* Kết cấu TK 911
TK911
Trị giá vốn của SPHH, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ và toàn bộ CP kinh doanh BĐS đầu tư phát sinh trong kỳ
CPBH và CPQLDN
Chi phí tài chính
Chi phí khác
CP thuế TNDN
Lãi sau thuế các hoạt động trong kỳ
DT thuần về SPHH, DV tiêu thụ trong kỳ và DT thuần kinh doanh BĐS đầu tư phát sinh trong kỳ
DT hoạt động tài chính
Thu nhập khác
Lỗ về các hoạt động trong kỳ
* Một số TK chi phí liên quan khác như: TK 632, TK 641, TK 642, TK 635, TK 811….
* Và một số TK có liên quan sử dụng như: TK 111, TK 112, TK 131,….
2.3.4 Một số phương pháp hạch toán chủ yếu
2.3.4.1 Hạch toán về doanh thu
Phương thức bán hàng trực tiếp cho khách hàng
- Căn cứ vào hóa đơn GTGT phản ánh DTBH phát sinh
Nợ TK 111, 112, 113, 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 511: DTBH
Có TK 33311: Thuế GTGT đầu ra
- Trường hợp đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc diện nộp thuế GTGT:
Căn cứ vào hóa đơn bán hàng kế toán ghi sổ:
Nợ TK 111, 112, 113, 131 Tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế
Có TK 511
Phương thức tiêu thụ qua các đại lý
- Hàng ký gửi đã xác định tiêu thụ
Nợ TK 641: Hoa hồng đại lý
Nợ TK 111, 112, 131: Số tiền được nhận sau khi trừ khoản hoa hồng
Có TK 511: DTBH qua đại lý
Có TK 33311: Thuế GTGT đầu ra
- Xuất hóa đơn cho bên giao đại lý (chủ hàng) làm cơ sở để thanh toán tiền hoa hồng
Nợ TK 3388: tổng số tiền phải thanh toán cho chủ hàng
Có TK 511: hoa hồng được hưởng
Có TK 111, 112: số tiền thực trả cho chủ hàng sau khi đã trừ lại khoản hoa hồng được hưởng
Phương thức bán hàng trả góp
- Đối với hàng hóa chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Nợ TK 111, 112, 131: tổng giá thanh toán
Có TK 5113: giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT
Có TK 3331: thuế GTGT phải nộp
Có TK 3387: DT chưa thực hiện (chênh lệch giữa tổng số tiền theo giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả ngay chưa có thuế GTGT)
- Ghi nhận DT tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp từng kỳ:
Nợ TK 3387
Có TK 515: DTHĐTC (lãi trả chậm, trả góp)
- Đối với hàng hóa không thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511 (giá bán trả ngay có thuế)
Có TK 3387
- Ghi nhận DT tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp từng kỳ:
Nợ TK 3387
Có TK 515: DTHĐTC (lãi trả chậm, trả góp)
- Cuối kỳ xác định thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp đối với hoạt động SXKD, ghi:
Nợ TK 511
Có TK 3331: thuế GTGT phải nộp
Các trường hợp được coi là tiêu thụ khác
- Trao đổi hàng
DT sản phẩm đem trao đổi = số lượng SP đem trao đổi x giá bán trên thị trường tại thời điểm thực hiện việc trao đổi
Nợ TK 131: tổng số tiền phải thu
Có TK 511: DT trao đổi SP
Có TK 33311: thuế GTGT đầu ra
- Phản ánh trị giá vốn thành phẩm đã xác định tiêu thụ
Nợ TK 632
Có TK 155
- Căn cứ vào phiếu nhập kho và hóa đơn GTGT do bên cung cấp vật liệu kế toán phản ánh trị giá thực tế vật tư hàng hóa nhập kho:
Nợ TK 152, 153: trị giá vật tư, hàng hóa nhập kho
Nợ TK 133: thuế GTGT đầu vào
Có TK 131
- Trường hợp bán SP thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ đổi lấy vật tư để sử dụng cho hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, thì thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, kế toán ghi:
Nợ TK 152, 153
Có TK 131: tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế
- Trường hợp trả lương cho công nhân viên bằng SP hàng hóa: thì số SP hàng hóa này cũng được xem là tiêu thụ và tính vào DTBH, ghi:
Nợ TK 334
Có TK 512
Có TK 33311
- Nếu DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc SXKD sản phẩm, không thuộc diện chịu thuế GTGT, thì giá trị SP dùng thanh toán tiền lương bao gồm cả thuế, kế toán ghi:
Nợ TK 334: tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế
Có TK 512
- Trường hợp sử dụng SP do DN sản xuất ra để phục vụ lại cho hoạt động SXKD của DN hoặc dùng để biếu tặng.
+ Phản ánh DTBH phát sinh
Nợ TK 627, 641, 642 DTBH tính theo giá thành sản xuất (hoặc giá vốn)
Có TK 512
+ Phản ánh thuế GTGT phải nộp (được khấu trừ)
Nợ TK 133
Có TK 33311
- Nếu SP hàng hóa, dịch vụ (thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế) sử dụng nội bộ dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và dung cho các mục đích khác (hoạt động sự nghiệp, phúc lợi) thì số thuế GTGT phải nộp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sử dụng nội bộ tính vào chi phí SXKD hoặc được chi bằng nguồn khác.
Nợ TK 627, 641, 642
Nợ TK 353: (chi bằng quỹ khen thưởng phúc lợi)
Nợ TK 161: chi bằng nguồn kinh phí
Có TK 512: DT nội bộ (tính theo Zsx hoặc giá vốn)
Có TK 33311: thuế GTGT đầu ra
+ Phản ánh trị giá vốn của SP hàng hóa đã được xác định tiêu thụ (dùng để sử dụng nội bộ, biếu tặng)
Nợ TK 632
Có TK 155, (156)…..
Có TK 154: theo Zsxsp, dịch vụ
- Cuối kỳ kết chuyển các khoản ghi giảm doanh thu:
Nợ TK 511
Có TK 521, 531, 532
- Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần sang TK 911 để xác định KQKD:
Nợ TK 511, 512
Có TK 911
Kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu về TK 515
- Các khoản lãi từ hoạt động đầu tư tài chính:
Nợ các TK 111, 112, 138…
Nợ TK 121, 128, 228…
Có TK 515
Có TK 3331 (nếu có) (theo phương pháp khấu trừ)
- Thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp (cho hoạt động đầu tư tài chính)
Nợ TK 515
Có TK 3331
- Chiết khấu thanh toán DN được hưởng:
Nợ TK 111, 112, 331
Có TK 515
- Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các tài khoản tiền tệ có gốc ngoại tệ vào cuối năm tài chính đối với DN đang hoạt động SXKD
Nợ TK 413
Có TK 515
- Phân bổ lãi tỷ giá hối đoái của hoạt động đầu tư XDCB sau khi kết thúc giai đoạn đầu tư, ghi nhận lãi bán hàng trả góp trả chậm:
Nợ TK 3387
Có TK 515
- Cuối kỳ, Kết chuyển Doanh thu hoạt động tài chính thuần phát sinh trong kỳ sang tài khoản 911”Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:
Nợ TK 515
Có TK 911
Kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu về TK 711
- Nghiệp vụ nhượng bán, thanh lý TSCĐ
+ Ghi giảm TSCĐ thanh lý, nhượng bán, ghi:
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (phần trị giá hao mòn)
Nợ TK 811 - Chi phí khác (phần trị giá còn lại)
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)
Có TK 213 - TCSĐ vô hình (Nguyên giá).
+ Các chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có),ghi:
Nợ TK 811 - Chi phí khác
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 141, 331,…(Tổng giá thanh toán).
- Phản ánh số thu nhập về thanh lý, nhượng bán, TSCĐ:
+ Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131(Tổng giá thanh toán)
Có TK 711- Thu nhập khác (Số thu nhập chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331-Thuế GTGT phải nộp.
+ Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131(Tổng giá thanh toán)
Có TK 711- Thu nhập khác (Tổng giá thanh toán).
+ Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp, ghi:
Nợ TK 711- Thu nhập khác (Số thu nhập chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331- thuế GTGT phải nộp.
- Phản ánh các khoản thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 711
- Phản ánh tiền bảo hiểm được các tổ chức bảo hiểm bồi thường, ghi:
Nợ TK 111, 112,…
Có TK 711
+ Các khoản chi phí liên quan đến xử lý các thiệt hại đối với những trường hợp đã mua bảo hiểm, ghi:
Nợ TK 811 - Chi phí khác
Nợ TK 133 - thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 152,…
- Các khoản phải thu khó đòi đã xử lý xóa sổ, nay lại thu được tiền:
Nợ TK 111, 112,…
Có TK 711
Đồng thời ghi Có TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý”
- Các khoản nợ phải trả mà chủ nợ không đòi tính vào thu nhập khác, ghi:
Nợ TK 331
Nợ TK 338
Có TK 711
- Trường hợp được giảm thuế GTGT trừ vào số thuế GTGT phải nộp, ghi:
Nợ TK 3331
Có TK 711
- Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay quên ghi sổ kế toán, năm nay mới phát hiện ra, ghi:
Nợ TK 111, 131,…
Có TK 711
- Kết chuyển các khoản thu nhập khác vào TK 911
Nợ TK 711
Có TK 911
2.3.4.2 Hạch toán về các khoản giảm trừ
- CKTM và GGHB chấp thuận hoặc đã trả cho khách hàng phát sinh:
Nợ TK 521, 532
Nợ TK 3331
Có TK 111, 112
Có TK 131
- Cuối kỳ kết chuyển số tiền CKTM, GGHB đã chấp thuận cho người mua sang TK doanh thu, ghi:
Nợ TK 511, 512
Có TK 521, 532
- Phản ánh doanh thu hàng bán bị trả lại
Nợ TK 531
Nợ TK 33311
Có TK 111, 112, 131
- Các khoản chi phí phát sinh liên quan đến HBBTL (nếu có)
Nợ TK 641
Có TK 111
Có TK 112
Có TK 141
- Phản ánh trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho
Nợ TK 155, 156: theo giá thực tế đã xuất kho
Có TK 632
- Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ số doanh thu của hàng bán bị trả lại:
Nợ TK 511,512
Có TK 531
2.4 Xác định kết quả kinh doanh
2.4.1 Khái niệm
Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả quá trình hoạt động SXKD của DN được xác định theo từng thời kỳ (tháng, quý, năm) nhưng kết quả cuối cùng sẽ được xác định trong một niên độ kế toán, thường là ngày 31 tháng 12 hàng năm.
2.4.2 Cách xác định kết quả kinh doanh
- Kết quả kinh doanh được biểu hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận thuần của hoạt động kinh doanh và được xác định theo công thức:
Lợi
=
Doanh
-
+
-
-
-
nhuận
thu
Doanh
Chi
thuần
thuần
Giá
thu
Chi
Chi
phí
của
về bán
vốn
hoạt
phí
phí
quản
hoạt
hàng
hàng
động
tài
bán
lý
động
và cung
bán
tài
chính
hàng
doanh
kinh
cấp
chính
nghiệp
doanh
dịch vụ
- Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Chi phí khác
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế = Lợi nhuận thuần của hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận khác
Lợi nhuận sau thuế TNDN = Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế - Chi phí thuế TNDN hiện hành – Chi phí thuế TNDN hoãn lại
2.4.3 Cách tính thuế TNDN
- Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất TNDN 25%
Thu nhập
=
Thu nhập
-
Thu nhập được
+
Các khoản lỗ được
tính thuế
chịu thuế
miễn thuế
kết chuyển theo qui định
Thu nhập
=
Doanh
-
Chi phí
+
Các khoản
chịu thuế
thu
được trừ
thu nhập khác
2.4.4 Phương pháp kết chuyển và xác định kết quả kinh doanh
- Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu thuần, doanh thu HĐTC sang TK 911
Nợ TK 511, 512
Nợ TK 515
Có TK 911
- Kết chuyển thu nhập khác sang TK 911
Nợ TK 711
Có TK 911
- Kết chuyển giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính sang TK 911
Nợ TK 911
Có TK 632
Có TK 641
Có TK 642
Có TK 635
- Kết chuyển chi phí khác sang TK 911
Nợ TK 911
Có TK 811
- Kết chuyển chi phí thuế TNDN
+ Nếu bên Nợ 821 > bên Có 821
Nợ TK 911
Có TK 821
+ Nếu bên Nợ 821 < bên Có 821
Nợ TK 821
Có TK 911
- Sau đó khi xác định được lợi nhuận sau thuế kế toán tiến hành kết chuyển:
+ Kết chuyển lãi
Nợ TK 911
Có TK 421 “Lợi nhuận chưa phân phối”
+ Kết chuyển lỗ
Nợ TK 421
Có TK 911
TK632 TK911 TK521, 531, 532 TK511
Kết chuyển GVHB K/c các khoản
giảm DT Kết chuyển DT thuần
TK 635 TK515
K/c CPHĐ tài chính
K/c DTHĐ tài chính
TK 641, 642 TK 512
K/c CPBH, CPQLDN
Kết chuyển DT nội bộ
TK 811 TK 711
Kết chuyển CPK K/c thu nhập khác
TK 821 TK821
K/c CP thuế TNDN Kết chuyển giảm CP thuế TNDN
TK 421 TK 421
Kết chuyển lãi Kết chuyển lỗ
Hình 1.4: Sơ đồ kết chuyển xác định kết quả kinh doanh
CHƯƠNG 3:
THỰC TIỄN CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI
CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI
3.1 Thực trạng về kế toán doanh thu tại công ty ĐLCC
- Doanh thu tại công ty ĐLCC chủ yếu là doanh thu bán điện và doanh thu về viễn thông và công nghệ thông tin.
- Ngoài ra còn có doanh thu về xây lắp điện, cho thuê cột điện, thiết bị điện, thiết bị viễn thông và doanh thu bán vật tư hàng hóa, thu nhập khá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh công ty điện lực Củ Chi.doc