Báo cáo Thực tập tại Công ty điện toán truyền số liệu

MỤC LỤC

I/_Giới thiệu công ty,quá trình hình thành và phát triển: 2

1)Thông tin tổng quan 2

2) Quá trình hình thành và phát triển của công ty 2

3) Thành tích đạt được 6

II/_Mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 7

1)Mô hình tổ chức 7

2) Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 9

3) Cơ cấu trình độ của nhân sự 11

III/_Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty 13

1) Các sản phẩm dịch vụ chính 13

1.1. Các dịch vụ truyền số liệu 13

1.2. Dịch vụ VNN/Internet 13

1.3 Dịch vụ VOIP trả trước- gọi 171 14

1.4 Dịch vụ gia tăng trên mạng 14

1.5 Các sản phẩm phần mềm tin học và giải pháp tích hợp 15

1.6)Các dịch vụ phần mềm 16

2)Thị trường và khách hàng 16

IV/_Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 19

1)Chỉ tiêu về tài sản và vốn 19

2) Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 20

V/_Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh 24

1)Ưu điểm 24

2) Nhược điểm 24

3) Phương hướng phát triển 25

 

 

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1977 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty điện toán truyền số liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ruyền báo bằng phương thức viễn ấn trên phạm vi cả nước. Ngày 26/11/1990 , thành lập Trung tâm điện toán - Truyền số liệu khu vực II (VDC II) có trụ sở đặt tại 125 Hai Bà Trưng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh Ngày 11/12/1990, quyết định số 968/QĐ-TCCB-LĐ, Tổng giám đốc Tổng công ty chính thức giao cho công ty Điện toán và Truyền số liệu nhiệm vụ truyền báo Nhân dân và Quân đội nhân dân kể từ ngày 1/1/1991 Năm 1992, Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam giao cho công ty Điện toán và Truyền số liệu làm chủ đầu tư xây lắp công trình tổng đài truyền số liệu chuyển mạch gói VIETPAC _Năm 1993: Mạng truyền số liệu VIETPAC ra đời do công ty Điện toán và Truyền số liệu quản lý và điều hành khai thác. Ngày 12/3/1993, quyết định số 182/ QĐ-VT , Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện giao cho công ty điện toán và truyền số liệu làm danh bạ Viễn thông Việt Nam _Năm 1995: Ngày 2/8/1995, Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam Đã sát nhập mạng truyền số liệu do công y Viễn thông quốc tế (VTI) quản lý vào mạng VIETPAC và giao cho VDC quản lý. Như vậy mạng truyền số iệu VIETPAC là mạng duy nhất tại Việt Nam và sử dụng mã số Quốc gia thay vì phải sử dụng mã số của ÚC như trước đây. Ngày 28/11/1995, thành lập Trung tâm Điện toán – Truyền số liệu khu vực I (VDC1), trụ sở đặt tại 75 Đinh Tiên Hoàng TP Hà Nội và Trung tâm Điện toán – Truyền số liệu khu vực III (VDC3), trụ sở đặt tại 12 Lê Thánh tông TP Đà Nẵng. _Năm 1996: Quyết định số 420/TCCB/LĐ ngày 9-9-1996 thành lập doanh nghiệp nhà nước Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC), đơn vị thành viên của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam. Mã số 64, với các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc: 1- Trung tâm Điện toán - Truyền số liệu khu vực 1, trụ sở 75 Đinh Tiên Hoàng, TP Hà Nội 2- Trung tâm Điện toán - Truyền số liệu khu vực 2, trụ sở 125 Hai Bà Trưng,TP Hồ Chí Minh 3- Trung tâm Điện toán - Truyền số liệu khu vực 3, trụ sở 24 Lê Thánh Tông,TP Đà Nẵng _Năm 1997: Khai trương dịch vụ Internet VNN. Chuyển DOMAIN NAME: VN của Việt Nam từ nước ngoài về quản lý trong nước Ngày 19/11/1997 nhận giấy phép IAP,ISP. Ngày 1/12/1997 chính thức cung cấp VNN công cộng. Ngày 25/11/1997, thành lập Trung tâm dịch vụ gia tăng giá trị (VASC) trụ sở tại 258 Bà Triệu _Năm 1999: VNN: Đưa Internet pha 2 vào khai thác,nâng tổng số lên 10 node truy nhập trực tiếp và mở rộng tới 54/56 Tỉnh Thành phố có truy nhập 1260 Truyền báo: triển khai áp dụng công nghệ mới (chuẩn TCP/IP) Hoàn thành công tác khắc phục sự cố Y2K cho toàn mạng và các trang thiết bị _Năm 2000 đến nay: Công ty Điện toán và truyền số liệu đã không ngừng sáng tạo, đưa ra nhiều các loại hình sản phẩm dịch vụ mới, mở rộng qui mô hoạt động, triển khai thành công nhiều dự án tầm cỡ quốc gia, quốc tế. 3) Thành tích đạt được Trong những năm qua, toàn thể lãnh đạo và công nhân viên Của VDC đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu để dành được hàng chục sự kiện vô cùng quan trọng trong mỗi năm.Qua 19 năm hình thành và phát triển, công ty Điện toán truyền số liệu đã đạt được rất nhiều thành tích đáng tự hào, đại diện có thể kể đến là: a) Năm 1990-1994: _Công nghệ truyền báo bằng phương thức viễn ấn ra đời phục vụ kịp thời nhu cầu phát triển của ngành báo chí Việt Nam, đáp ứng đòi hỏi của nhân dân về tính kịp thời,thời sự của báo chí. _Cho ra đời cuốn niên giám điện thoại đầu tiên tại Việt Nam. Lần đầu tiên cả nước có một cuốn niên giám điện thoại và một cơ sở dữ liệu điện thoại phục vụ cho tra cứu thống nhất trên toàn quốc. b) Năm 1995-1999: _Cho ra đời dịch vụ VNMail theo chuẩn X400, đánh dấu sự xuất hiện của loại hình dịch vụ thư điện tử đầu tiên tại Việt Nam _Chính thức cung cấp mạng Internet VNN sau hơn hai năm nghiên cứu và thử nghiệm. VNN đã trở thành một dịch vụ không thể thiếu trong đời sống kinh tế và xã hội của người dân hiện nay. _Thử nghiệm thành công dịch vụ Truyền số liệu chuyển mạch khung Frame Replay và năm 2000 dịch vụ này được chính thức cung cấp hòa nhịp với các công nghệ truyền số liệu hiện đại của viễn thông thế giới _ Công ty Điện toán và truyền số liệu được đón nhận huân chương lao dộng hạng 2, hạng 3 c) Năm 2000-2004: _VNN/Internet lần thứ 3 liên tiếp được người sử dụng Internet bình chọn là ISP và ICP tốt nhất _ VDC nhận hai cúp vàng về sản phẩm công nghệ thông tin tại tuần lễ tin học _Triển khai thành công hệ thống điện tử xử lý thông tin cho SEAGAME 22 lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam _Dịch vụ VNN/Internet nhận giải thưởng Sao Vàng Đất Việt và tiếp tục được bình chọn là ISP ưa chuộng nhất _VDC đứng đầu trong TOP TEN ICT Việt Nam d) Năm 2005-2008: _Lần thứ 5 liên tiếp là nhà cung cấp dịch vụ Internet được ưa chuộng nhất do tạp chí PC World bình chọn _VDC đạt cúp bạc trong lĩnh vực dịch vụ mạng xuất sắc nhất Việt Nam _VDC nhận cúp vàng TOP 5 đơn vị CNTT hàng đầu và TOP đơn vị Internet hàng đầu _Sản phẩm phần mềm quản lý quảng cáo trực tuyến của VDC đoạt giải nhì cuộc thi nhân tài đất Việt cho nhóm sản phẩm hoàn thiện _Hoàn thành dự án đưa internet về nông thôn giai đoạn 1 _Dịch vụ ADSL của VDC được PC World bình chọn là dịch vụ ưa chuộng nhất năm 2007 _VDC được bạn đọc cua PC World VietNam bình chọn là nhà cung cấp dich vụ Internet tốt nhất năm 2008. Với những thành tích đã đạt được kể trên, công ty Điện toán Và Truyền số liệu đã liên tục khẳng định vị trí dẫn đầu về công nghệ thông tin tại Việt Nam, không ngừng nâng cao giá trị thương hiệu trên thị trường. II/_Mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 1)Mô hình tổ chức Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng kinh doanh Phòng kế hoạch Phòng kế toán- tài chính Phòng đầu tư Phòng kỹ thuật Phòng công nghệ thông tin Phòng tổ chức lao động Phòng tính cước Phòng quản trị đối ngoại Phòng tích hợp hệ thống Phòng thanh tra Phòng sản xuất VDC I VDC II VDC III 2) Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Công ty bao gồm nhiều phòng ban, các phòng ban có chức năng nhiệm vụ, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng thực hiện mục tiêu chung của công ty. Giám đốc: Hai Phó giám đốc: Phòng kinh doanh: có chức năng tham mưu cho ban lãnh đạo công ty; quản lý dịch vụ bao gồm: dịch vụ truyền thống và cả dịch vụ mới; nghiên cứu thị trường phát triển và tìm thị trường mới; bán hàng,; thực hiện các hoạt động Marketing; hợp tác, liên doanh liên kết với các đối tác, tìm đối tác mới…. Phòng kế hoạch: có chức năng tham mưu cho ban lãnh đạo công ty; quản lý những tài sản cố định của công ty, và tài sản lưu động; quản lý về doanh thu hàng năm,doanh thu từng kì, từng tháng…; quản lý các hợp đồng kinh tế đảm bảo tính hợp lí của các hợp đồng, tránh những tranh chấp, vi phạm các điều luật… Phòng kinh toán tài chính: Quản lý các vấn đề liên quan đến tài chính, hạch toán, thống kê số liệu: thu, chi, đầu tư tài chính... Phòng kĩ thuật điều hành: công ty kinh doanh trong lĩnh vực truyền thông, liên quan đến các sản phẩm dịch vụ tin học, phần mềm… nên đây là một trong những phòng ban quan trọng của công ty; có chức năng quản lý về kỹ thuật điều hành mạng lưới, đặc biệt về an toàn mạng… Phòng đầu tư: Quản lý các dự án đầu tư của công ty, tìm kiếm cơ hội đầu tư… Phòng thanh tra: Phòng công nghệ thông tin: Quản lý về mảng tin học, Phòng tổ chức lao động: có nhiệm vụ tham mưu cho ban lãnh đạo công ty trong công tác tuyển chọn, sắp xếp, đạo tào nhân sự. Đề ra các chính sách ưu đãi đối với cán bộ công nhân viên, các chính sách khen thưởng…Đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo thực hiện được các mục tiêu mà công ty đề ra… Phòng tính cước: Có chức nhiệm vụ tính cước phí… Phòng quản trị đối ngoại: quản lý các công tác đối ngoại của công ty. Phòng sản xuất: Nghiên cứu sản phẩm mới, kiểm tra chất lượng sản phẩm, cung cấp, thực hiện các dự án dịch vụ giá trị gia tăng của VDC… Phòng tích hợp hệ thống: Ngoài ra công ty còn có 3 trung tâm là: VDC1, VDC2, VDC3 với các hoạt động chủ yếu: Kinh doanh, khai thác mạng lưới và dịch vụ truyền số liệu, internet, tin học, tư vấn đầu tư xây dựng, khảo sát thiết kế, xây lắp quản lý vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, mạng tin học, truyền số liệu, viễn ấn (truyền báo), biên tập thiết kế mỹ thuật và in các loại danh bạ, quảng cáo trên danh bạ;. Sản xuất kinh doanh vật tư thiết bị chuyên ngành tin học, các chương trình phần mềm tin học. Kinh doanh chế bản điện tử, chế bản in kinh doanh đào tạo. Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng. Tổ chức thiết lập các cơ sở dữ liệu, kinh doanh các dịch vụ cung cấp tin tức trên mạng truyền số liệu và internet theo quy định của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam; Kinh doanh quảng cáo; Dịch vụ cung cấp và lưu trữ thông tin, khai thác, cung cấp và xử lý dữ liệu; Mua bán bản quyền; Cung cấp và khai thác các dịch vụ gia tăng giá trị, dịch vụ vui chơi giải trí trên mạng viễn thông, internet, truyền hình; Mua bán thiết bị, máy móc phục vụ trong ngành truyền thông, viễn thông, công nghệ thông tin; Đại lý kinh doanh các loại sách, văn hóa phẩm, văn phòng phẩm 3) Cơ cấu trình độ của nhân sự _Công ty VDC hiện nay có hơn 1094 nhân viên được đào tạo một cách cơ bản, có kinh nghiệm chuyên môn cao, nhiệt tình trong công việc và được phân bổ hợp lý ở cả ba miền đất nước. Nhân lực phần mềm của công ty có trình độ từ đại học trở lên, là đội ngũ lao động trình độ cao, ngày càng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. (Nguồn: Phòng Tổ chức lao động) Công ty luôn tự đào tạo để theo kịp sự phát triển không ngừng về công nghệ và đòi hỏi của thị trường là một phương châm để VDC có hàng chục cán bộ có các chứng chỉ chuyên môn được thế giới công nhận như: Cisco (CCNA, CCNP), Oracle (OCP), Microsoft (MCSA, MCSD, MCSE, MCSDBA), Sun... _ Nguồn nhân lực phần mềm của công ty được phân bố hợp lý cho các lĩnh vực hoạt động: 75% ở lĩnh vực kỹ thuật, 14% trong lĩnh vực kinh doanh và 11% trong lĩnh vực quản lý. Sở dĩ, nhân lực trong lĩnh vực kỹ thuật chiếm tỷ trọng lớn là bởi lĩnh vực hoạt động của công ty là công nghệ thông tin, hoạt động nghiên cứu, sáng tạo và khai thác các loại máy móc thiết bị hạ tầng của ngành có vai trò lớn, khối lượng công việc nhiều, cần nhiều lao động. Trong khi đó hoat động kinh doanh và hoạt động quản lý đòi hỏi sự tinh giản, tránh chồng chéo trong việc triển khai các hoạt động nghiệp vụ, chất lượng lao động cao, giàu kinh nghiệm. Cơ cấu này là hợp lý, góp phần tạo động lực, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. (Nguồn: Phòng Tổ chức lao động) III/_Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty 1) Các sản phẩm dịch vụ chính 1.1. Các dịch vụ truyền số liệu Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nhu cầu trao đổi thông tin trên diện rộng, kết nối thông tin giữa các chi nhánh, văn phòng đại diện trải dài trên nhiều khu vực,nhu cầu sử dụng các ứng dụng trên mạng như kế toán, quản trị doanh nghiệp, bán hàng… nhu cầu truy cập từ xa khi đi công tác… ngày càng phát triển. Dữ liệu trao đổi ngày càng phát triển. Với một hệ thống dịch vụ truyền số liệu đa dạng tương thích với nhiều công nghệ khác nhau VCD cung cấp cho khách hàng một môi trường tin cậy, an toàn, nhanh chóng, hiệu quả cao cho việc xây dựng và kết nối các hệ thống mạng diện rộng, mạng nội bộ. Mạng truyền số liệu của VCD có thể cung cấp tại hơn 150 nước trên thế giới * Các loại hình truyền số liệu cung cấp - VIETPAC- dịch vụ truyền số liệu chuyển mạch gói theo tiêu chuẩn x25 - Famen Relay: dịch vụ chuyển mạch khung Famen Relay - VNPT/VNN:Dịch vụ chuyển mạng riêng ảo dựa trên nền mạng công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức 1.2. Dịch vụ VNN/Internet - VCD là nhà cung cấp dịch vụ truy nhập gián tiếp và băng rộng được ưu thích nhất trong nhiều năm - Là nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ: + Dịch vụ VNN/Internettruy nhập trực tiếp tốc độ 64 kbps, 128 kbps…và lớn hơn 155 Mbps. + Truy nhập internet qua mạng đa dịch vụ ISDN, qua vệ tinh,truy cập internet băng rộng qua Mega VNN, tốc độ trên 2MB, truy nhập internet không dây tốc độ cao- WIFI@VNN, truy cập internet từ điện thoại di động WAP, internet trả tiền trước prepaid, internet gián tiếp VNN 1268, VNN 1269 với mã truy nhập chung 1268 và 1269 + VNN-Roaming:Dịch vụ internet chuyển vùng quốc tế duy nhất tại việt Nam 1.3 Dịch vụ VOIP trả trước- gọi 171 Thẻ trả trước điện thoại đường dài trong nước và quốc tế giá rẻ dựa trên công nghệ IP - Dịch vụ điện thoại qua internet- Fone VNN: Dịch vụ giúp bạn có thể gọi tới cũng như nhận được cuộc gọi từ bất cứ một máy điện thoại nào trên thế giới với chi phí phù hợp 1.4 Dịch vụ gia tăng trên mạng Bên cạnh các dịch vụ internet, VCD cung cấp cho khách hàng một phương tiện hiệu quả khác để kinh doanh. Các dịch vụ gia tăng giá trị sẽ là một công cụ quan trọng cho các doanh nghiệp trong việc sử dụng tối ưu các nguồn lực bên ngoài * Một số loại hình dịch vụ gia tăng - Các dịch vụ trên web và thương mại điện tử- VCD siêu thị, Vietnamstyle E-shop: Web Hosting, Web Designing, thuê chỗ đặt máy chủ - Các dịch vụ thông tin, dịch vụ trực tuyến, danh bạ và danh bạ điện tử: sách và tạp trí điện tử, tư vấn luật,VDCMedia… - Các dịch vụ Multimedia: phát thanh, truyền hình trên mạng - ASP(Application Services Provider): tiết kiệm chi phí xây dựng mạng nội bộ, chi phí vận hành, phần mềm kinh doanh - Quảng cáo trực tuyến - Chứng thực điện từ: Là dịch vụ do trung tâm chứng thực #Certificate Authority- cung cấp cho máy chủ nhằm đảm bảo web server đó là hiện hữu và mọi thông tin khách hàng gửi tới web server thông qua trình duyệt web, điện thoại hoặc các thiết bị truyền thông khác sẽ được mã hóa và do vậy hoàn toàn bí mật và đảm bảo tính riêng tư khi truyền trên môi trường internet bằng công nghệ hạ tầng khóa công cộng PKI - E-Learning: dịch vụ đào tạo trực tuyến qua mạng đầu tiên tại Việt Nam -VNN Inforgate: các tiện ích của dịch vụ là Web Message, Web Alert, Calender, Ringtone, Logo Sending, Picture & Message... -Interview VNN: Dịch vụ hội nghị, hội thảo và truyền hình trên mạng Internet 1.5 Các sản phẩm phần mềm tin học và giải pháp tích hợp a)Phần mềm phục vụ cho các dịch vụ trên Internet: _VDC Adserver: là phần mềm quản lý các banner, logo quảng cáo trên các Website hoặc Newsletter; Điều khiển chuyển phát quảng cáo trên Internet; Đo lường hiệu suất các quảng cáo do hệ thống quản lý. _VDC IOM (VDC Internet Online Manager): là phần mềm hỗ trợ công tác quản lý mọi mặt tại các điểm truy nhập Internet. b)Phần mềm bưu chính: _VDC EMS: là phần mềm quản lý và định vị bưu phẩm EMS tại các quầy giao dịch và các trung tâm khai thác _VDC POMS quản lý các dịch vụ của ngành bưu điện như: chuyển tiền nhanh, thư chuyển tiền, điện chuyển tiền, điện hoa, Fax, bưu phẩm, bưu kiện... _Phần mềm VDC PHBC phát triển với qui trình nghiệp vụ thống nhất và khép kín nhằm phục vụ cho bài toán quản lý phát hành báo chí cho mô hình các bưu điện tỉnh và thành phố. c)Phần mềm sử dụng trong viễn thông: _VDC Prepaid System là phần mềm giúp quản lý tính cước các dịch vụ viễn thông (điện thoại, truyền số liệu), và dịch vụ Internet (trực tiếp và gián tiếp); giúp quản lý thanh toán các giao dịch trên mạng thông qua hình thức các thẻ trả tiền trước. d)Phần mềm sử dụng trong ngành tài chính, ngân hàng: _VDC KTDN: là phần mềm quản lý các vấn đề về tài chính kế toán của DN vừa và lớn. _VDC Quản lý chứng khoán: quản lý nhà đầu tư, các tổ chức phát hành, các loại chứng khoán, quản lý đăng ký, lưu ký, chuyển nhượng, cầm cố và thực hiện các quyền kế toán... e) Phần mềm trong quản lý doanh nghiệp: _VDC quản lý nhân sự _VDC quản lý bệnh viện: là phần mềm giúp quản lý các hoạt động của các bệnh viện từ quản lý hành chính đến quản lý chuyên môn và quản lý kho dược. _VDC quản lý khách hàng và công nợ: đây là hệ chương trình phần mềm giúp quản lý thông tin khách hàng, theo dõi công nợ khách hàng, quản lý thông tin hỗ trợ khách hàng. 1.6)Các dịch vụ phần mềm _Tư vấn, thiết kế các giải pháp công nghệ thông tin; Phát triển phần mềm, tích hợp và triển khai; Đào tạo, hỗ trợ, xây lắp, bảo trì chuyên ngành tin học và truyền số liệu 2)Thị trường và khách hàng a)Thị trường nội địa: _Với hệ thống cơ sở hạ tầng trải khắp các vùng miền, mức độ phủ sóng 63/63 tỉnh thành cả nước, thị trường của VDC bao phủ khắp cả ba miền. Khách hàng của VDC cũng rất đa dạng và phong phú. Từ học sinh, sinh viên đến giáo viên, kỹ sư, bác sĩ..., từ trường học đến các doanh nghiệp, từ các cấp quản lý xã, phường đến các Bộ, ngành...Bằng việc đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, mở thêm băng thông mới, nâng cao tốc độ đường truyền, tăng chất lượng các dịch vụ, do đó khách hàng nội địa của VDC ngày càng tăng. VDC cũng tiếp tục cung cấp các dịch vụ tới các ISP khác: FPT, Netnam, OCI, Hanoi Telecom, Viễn thông Điện lực, Sài Gòn Postel,...với dung lượng kết nối ngày càng tăng. _Thị phần của VNPT/VDC không ngừng tăng qua các năm và luôn chiếm thị phần lớn nhất so với các nhà cung cấp khác trong nước, được biểu thị ở bảng số liệu dưới đây: Năm Đơn vị 2005 2006 2007 2008 Công ty cổ phần viễn thông Hà Nội (HTC) 0.37% 0.02% 0.01% 0.01% Tổng công ty viễn thông quân đội (VIETTEL) 14.54% 15.58% 15.96% 10.05% Công ty cổ phần dịch vụ Internet (OCI) 2.52% 2.91% 3.25% 0.29% Công ty cổ phần dịch vụ BC – VT Sài Gòn (SPT) 3.25% 3.95% 3.56% 2.99% Công ty NETNAM – Viện CNTT (NETNAM) 1.69% 1.22% 1.55% 1.12% Công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ (FPT) 14.62% 15.92% 16.24% 8.39% Công ty điện toán truyền số liệu (VDC) 57.34% 53.68% 54.65% 75.78% Công ty cổ phần viễn thông thế hệ mới (NGT) 0.42% 0.03% 0.01% 0.01% Công ty viễn thông điện lực (EVN) 5.25% 6.69% 4.74% 1.27% Công ty phát triển công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) 0% 0% 0% 0.04% Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông CMC (CMC) 0% 0% 0% 0.01% Tổng công ty truyền thông đa phương tiện Việt Nam (VTC) 0% 0% 0% 0.01% Bảng 1: Thị phần Internet của các nhà cung cấp dịch vụ ( Nguồn: www.vnnic.vn) Theo bảng số liệu trên, thị phần Internet cua VDC luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng ngày càng tăng. b)Thị trường nước ngoài: _Hiện nay VDC đã có quan hệ cung cấp dịch vụ với nhiều nhà cung cấp dịch vụ quốc tế khác nhau, phạm vi cung cấp dịch vụ tới hơn 150 nước trên thế giới. _Các nhà cung cấp thiết bị, giải pháp mà VDC có quan hệ hợp tác: Acatel, Sun Microsystem, Hewlett Packard, IBM, Compaq, Fujitsu, Cisco, Bay Netword, Cabletron... _Bên cạnh đó là mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp dịch hàng đầu thế giới: Telstra (Australia), Global One Group, Alcatel (France), Nortel (Canada), NTTCommunication, KDD, Korea Telecom, Singapore Telecom, Microsoft, Oracle (USA), Hongkong telecom, InfoAccess... _Trong những năm tới VDC sẽ tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác nước ngoài, tập trụng vào thị trường Châu Á và Mỹ. IV/_Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 1)Chỉ tiêu về tài sản và vốn Đơn vị: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 1 Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 119,547 142,114 198,534 268,362 2 Tài sản dài hạn 173,823 211,791 275,614 312,456 3 Tài sản cố định 169,437 206,632 267,468 306,995 4 Vốn chủ sở hữu 112,625 185,874 286,452 381,349 5 Tổng tài sản (Tổng nguồn vốn) 293,370 353,905 474,148 580,818 Bảng 2: Bảng cân đối kế toán của VDC qua các năm gần đây (Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo tài chính của phòng TC-KT) Theo bảng số liệu trên,có thể thấy tổng tài sản của công ty tăng dần qua các năm. Cụ thể là năm 2005, tổng tài sản là 293,370 tỷ đồng, sang năm 2006 đã tăng 120,63% đạt 353,905 tỷ đồng. Năm 2007 là 474,148 tỷ đồng, tăng 134% so với năm 2006. Năm 2008, tổng tài sản của công ty là 580,818 tỷ đồng, tiếp tục tăng 122,5% so với năm 2007. Tài sản cố định của VDC cũng liên tục tăng và chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tài sản. Năm 2005, tài sản cố định là 169,437 tỷ đồng,năm 2006 là 206,632 tỷ đồng, tăng 122% so với năm trước. Đến 2007, con số này tăng lên là 267,468 tỷ đồng, 2008 là 306,995 tỷ đồng, tăng 114,8% so với năm 2007. Sở dĩ tài sản cố định của VDC chiếm tỷ lệ lớn như vậy là do công ty hoạt động trong lĩnh vực truyền thông,mạng lưới hoạt động phủ khắp các vùng miền, phủ sóng 63/63 tỉnh thành tong cả nước, chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, máy móc, thiết bị là rất lớn. Thêm nữa, công ty VDC luôn chú trọng đầu tư, nâng cấp hạ tầng thiết bị,đảm bảo chất lượng cho các hoạt động dịch vụ phục vụ cộng đồng. Vốn chủ sở hữu năm 2005 là 112,625 tỷ đồng, sang năm 2006 là 185,874 tỷ đồng, năm 2007 là 286,452 tỷ đồng, tăng 154% so với năm 2007. Đến 2008, vốn chủ sở hữu của VDC là 381,349 tỷ đồng, tăng hơn 133% so với 2007. Các con số này cho thấy công ty đã luôn không ngừng bổ sung vào nguồn vốn chủ sở hữu, nâng cao hiệu quả, tính ổn định trong hoạt động kinh doanh. 2) Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty a) Doanh thu: ( Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Doanh thu của VDC năm 2005 là 467,893 tỷ đồng, năm 2006 tăng hơn 127,2%, đạt 595,206 tỷ đồng. Năm 2007, tổng doanh thu đạt 749,960 tỷ đồng, tăng 126% so với năm 2006, sang đến năm 2008, tổng doanh thu đã đạt được là 1023,162 tỷ đồng, tăng 136,4% so với năm 2007 và vượt mức kế hoạch đề ra là 110,2%. Tổng doanh thu của VDC liên tục tăng là do công ty ngày càng cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ, mở nhiều kênh quốc tế mới và phát triển được nhiều khách hàng, tăng cường quan hệ với các đối tác trên thị trường. b)Chỉ tiêu về chi phí và nộp ngân sách nhà nước: Đơn vị: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 1 Chi phí 320 470 490 580 3 Nộp ngân sách 51,410 45,057 92,754 132,051 Bảng 3: Chi phí và nộp ngân sách nhà nước các năm gần đây (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Chi phí của công ty tăng dần,tuy nhiên mức độ tăng không đều giữa các năm. Năm 2005 tổng chi phí là 320 tỷ đồng, năm 2006 là 470 tỷ đồng, tăng gần 147%, năm 2007 là 490 tỷ đồng, tăng 153% so với 2005, đến 2005 con số này là 580 tỷ đồng, tức là đã tăng 181,25% so với 2005. Thuế và các khoản nộp nhà nước năm 2005 là 51,410 tỷ đồng, tuy nhiên sang đến năm 2006 lại giảm xuống còn 45,057 tỷ đồng, năm 2007 tăng lên 92,754 tỷ đồng, năm 2008 là 132,051 tỷ đồng. Nguyên nhân của việc tăng giảm không đều này là do trong các năm 2006 và 2008 tăng lên nhiều do VDC tiến hành mở thêm băng thông quốc tế, việc này đòi hỏi có chi phí lớn, lợi nhuận trước thuế thu về năm 2006 thấp hơn các năm, dẫn đến làm giảm thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước. Đến các năm về sau, doanh thu của các hoạt động kinh doanh ngày càng cao, hiệu quả kinh doanh tăng lên rõ rệt, từ đó thuế và các khoản phải nộp nhà nước cũng tăng lên. Tổng đầu tư qua các năm của VDC ngày càng tăng, chủ yếu là đầu tư cơ sở hạ tầng và các loại tài sản cố định khác phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, nâng cấp và sáng tạo các loại hình sản phẩm, dịch vụ. (Nguồn: Phòng kinh doanh) c)Sản lượng, thuê bao: Đơn vị: thuê bao TT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 1 Dịch vụ MegaVNN Thuê bao phát triển 52104 129000 500000 688390 Thuê bao hiện có 80000 208598 708598 1396988 2 Dịch vụ Internet trực tiếp Thuê bao phát triển 3745 4824 6411 7300 Thuê bao hiện có 6265 11089 17500 24800 3 Dịch vụ Frame Replay Thuê bao phát triển 378 494 692 410 Thuê bao hiện có 1814 2308 3000 3410 4 Dịch vụ VPN Thuê bao phát triển 1636 2615 2980 7700 Thuê bao hiện có 1705 4320 7300 15000 Bảng 4: Sản lượng thuê bao của các dịch vụ qua các năm (Nguồn: Phòng kinh doanh) Dịch vụ MegaVNN của VDC phát triển khá nhanh, liên tục tăng qua các năm. Đặc biệt, năm 2007 được đánh giá là năm đột phá về phát triển thuê bao MegaVNN. Số lượng thuê bao MegaVNN phát triển mới năm 2007 không chỉ bùng nổ ở Hà Nội và Hồ Chí Minh mà còn ở khắp các địa bàn trên toàn quốc. Các hoạt động khuyến mãi được tổ chức trong năm đã tạo nên tốc độ tăng trưởng cho dịch vụ Mega VNN. Đến cuối năm 2007, số thuê bao đã phát triển đạt kế hoạch 500.000 thuê bao, tốc độ phát triển thuê bao so với năm 2006 là trên 300% /năm. Sang năm 2008, tổng số thuê bao MegaVNN của VDC đã đạt tới hơn 1,3 triệu thuê bao, tăng 197% so với năm 2007. Dịch vụ Internet trực tiếp có tốc độ phát triển tương đối đồng đều. Tốc độ tăng qua các năm lần lượt là : 2006/2005 là 177%, 2007/2006 là 158%, 2008/2007 là 142%. Internet trực tiếp đang dẫn đầu trong số các dịch vụ đóng góp doanh thu chính cho VDC. Hệ thống Frame Replay hoạt động ổn định vào các năm 2005, 2006, 2007. Sang năm 2008 số lượng phát triển các thuê bao mới giảm do khách hàng đã chuyển dần sang VPN. Tuy nhiên doanh thu phát sinh của dịch vụ này không giảm, tuy không tăng nhiều so với các năm trước nhưng vẫn tăng 107% so với doanh thu phát sinh năm 2007, đứng thứ 4 trong các dịch vụ có tỷ trọng doanh thu lớn nhất của VDC. Thuê bao mới của dịch vụ VPN tiếp tục tăng mạnh kể từ năm 2005, đặc biệt là năm 2008, bằng 258% so với mức tăng của năm 2007. Nguyên nhân là do nhu cầu của nhóm khách hàng Ngân hàng, tài chính trong nước tăng cao, và nhiều khách hàng chuyển từ dịch vụ Frame Replay sang VPN. V/_Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh 1)Ưu điểm _VDC có tiềm lực tài chính lớn và ngày càng được bổ sung, đủ mạnh để có thể có nhng quyết định đầu tư lớn. _Hệ thống mạng lưới phân phối, cung cấp dịch vụ rộng lớn khắp cả nước do các viễn thông tỉnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo thực tập tại Công ty điện toán truyền số liệu.DOC
Tài liệu liên quan