Báo cáo Thực tập tại công ty kiểm toán tư vấn Thủ Đô

Chế độ, chính sách kế toán áp dụng trong doanh nghiệp

Thu thập và cập nhật hàng năm từ năm liền trước năm bắt đầu kiểm toán đến năm kiểm toán hiện thời.

 Báo cáo kiểm toán, báo cáo tài chính đã được kiểm toán các năm

Thu thập hàng năm từ năm liền trước năm bắt đầu kiểm toán đến năm kiểm toán hiện thời (chỉ lưu 3 năm liền trước năm được kiểm toán, những tài liệu quá 3 năm chuyển lưu file riêng). Copy từ hồ sơ năm.

 Thư quản lý các năm

 Thư quản lý các năm liền trước năm bắt đầu kiểm toán đến năm kiểm toán hiện thời (chỉ lưu 3 năm liền trước năm được kiểm toán, những tài liệu quá 3 năm chuyển lưu file riêng). Copy từ hồ sơ năm.

 

doc29 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1444 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty kiểm toán tư vấn Thủ Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hị trường khách hàng Tuy là công ty trẻ mới thành lập nhưng thị trường khách hàng của công ty đã phản ánh sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của ban giám đốc cũng như toàn thể nhân viên trong công ty. Công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình xây dựng cơ bản hoàn thành, thẩm định giá tài sản... cho khách hàng với quy mô đa dạng, thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau như công ty có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn... và số lượng khách hàng ngày càng tăng lên nhiều hơn. Tính đến nay công ty đã cung cấp dịch vụ cho khách hàng lên tới gần 650 lượt khách hàng với mức tăng trưởng bình quân về khách hàng trong năm gần đây lên tới trên 30%/ năm chính bởi do chất lượng kiểm toán của công ty tốt đã tạo được uy tín cho khách hàng. Về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm 2007-2008 Trước tình hình phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường, công ty đã không ngừng nỗ lực tìm mọi biện pháp để lĩnh vực kinh doanh ngày càng phát triển, đạt được những mục tiêu đề ra. Sau đây là bảng tổng hợp kết quả của Công ty kiểm toán tư vấn Thủ Đô(CACC) trong 2 năm 2007-2008: Bảng 1: Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh doanh trong 2 năm 2007-2008 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch +/_ % Doanh thu 3256 4784 1528 46.9 Thuế nộp ngân sách nhà nước 466,5 725,3 258,8 55 Lợi nhuận sau thuế 1465 1898 433 29.6 Thu nhập bình quân 3,5 5,2 1,7 48,5 Tổng tài sản Qua bảng phân tích trên ta thấy tình hình kinh doanh của công ty đang có những bước phát triển cao. Doanh thu của công ty năm 2008 đã tăng lên so với năm 2007 là 1528 triệu đồng hay tăng tương ứng với mức tăng 46.9%. Điều đó chứng tỏ số lượng khách hàng kiểm toán của công ty tăng lên và số lượng các hợp đồng kiểm toán của công ty cũng tăng lên đáng kể. Nguồn doanh thu này tăng lên chủ yếu là do hoạt động kiểm toán của công ty. Bên cạnh đó nguồn thu nhập bình quân/ người của công ty năm 2008 cũng tăng nhiều hơn so với năm 2007 góp phần làm tăng mức sống của người lao động. Vì dịch vụ kinh doanh của công ty chủ yếu là loại hình kiểm toán nên doanh thu chủ yếu của công ty là doanh thu dịch vụ kiểm toán. Doanh thu loại hình kiểm toán chiếm 71% trong tổng cơ cấu doanh thu của toàn công ty. Bên cạnh đó là loại hình dịch vụ kế toán chiếm tỉ trọng doanh thu là 15%. Dịch vụ tư vấn thuế của công ty cũng mới phát triển nhưng doanh thu cũng chiếm tỉ trọng không phải là nhỏ, cũng chiếm đến 11% trong tổng doanh thu. Còn các loại dịch vụ khác như tư vấn doanh nghiệp, dịch vụ hỗ trợ dự án, dịch vụ tư vấn thẩm định giá doanh nghiệp chiếm 3%. Doanh thu của công ty kiểm toán tư vấn Thủ Đô được mô tả dưới biểu đồ sau: Biểu đồ 1: Cơ cấu doanh thu của công ty kiểm toán tư vấn Thủ Đô (CACC). Sơ đồ 1: Cơ cấu doanh thu của Công ty kiểm toán tư vấn Thủ Đô( CACC) Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty kiểm toán tư vấn Thủ Đô. Để đảm bảo được mỗi cuộc kiểm toán diễn ra tốt và hoàn thiện theo đúng kế hoạch thì công tác tổ chức bộ máy hoạt động cũng như quá trình phân công công việc là rất quan trọng. Nhân thấy tầm quan trọng của vấn đề công ty đã tổ chức bộ máy của công ty theo sơ đò sau; a. Sơ đồ bộ máy tổ chức Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức b. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Do mới thành lập nên quy mô của công ty còn hạn chế, vì vậy nhiều chức năng của các phòng ban được gộp lại với nhau. Ban giám đốc công ty là những người góp vốn thành lập công ty, chịu trách nhiệm trước khách hàng về dịch vụ do cung ty cung cấp, đông thời có nhiệm vụ điều hành chung toàn bộ hoạt động của công ty. Ban giám đốc là người có chuyên môn cao, có chứng chỉ CPA và chứng chỉ có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh. Công ty bao gồm một giám đốc và 2 phó giám đốc. Ban giám đốc có trách nhiệm bổ nhiệm các cán bộ chủ chốt của công ty, phân công chức năng, nhiệm vụ cho từng phòng ban, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động trong đơn vị. Và kí hợp đồng kinh tế, phê duyệt các tài liệu, văn bản của phòng kiểm soát chất lượng. Các phó giám đốc đều là thành viên góp vốn, chịu trách nhiệm hỗ trợ giám sát giám đốc hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu đề ra, đồng thời đảm nhiệm trực tiếp quản lý các phòng ban trong công ty. Khối hành chính gồm 2 bộ phận : bộ phận hành chính, bộ phận kế toán là án. Bộ phận hành chính là bộ phận hỗ trợ các bộ phận khác trong việc hoàn thành nhiệm vụ được giao, giúp giám đốc quản lý toàn bộ nguồn nhân lực của chi nhánh, thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ, thi tuyển lao động, quản lý vật tư tài sản trong các cơ quan, mua sắm vật tư, văn phòng phẩm, cấp phát theo nhu cầu của công tác chuyên môn. Đồng thời phối hợp các phòng nghiệp vụ soạn thư chào hàng, báo cáo kiểm toán, hợp đồng. Bộ phận kế toán có nhiệm vụ hỗ trợ đắc lực cho ban giám đốc trong việc điều tiết chi phí cho cuộc kiểm toán. Cũng như kế toán của các công ty khác, bộ phận kế toán có nhiệm vụ theo dõi tình hình tài sản công nơ của công ty, theo dõi ghi chép kịp thời chi phí phát sinh cho từng khách thể kiểm toán riêng biệt và lập báo cáo với ban giám đốc tình hình kinh doanh của công ty. Khối nghiệp vụ gồm 2 bộ phận chính : bộ phận kiểm toán và bộ phận tư vấn. Bộ phận kiểm toán bao gồm : kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán xây dựng cơ bản. Bộ phận tư vấn bao gồm tư vấn thuế và tư vấn giải pháp doanh nghiệp. Bộ phận kiểm toán báo cáo tài chính là bộ phận có số lượng nhân viên chuyên nghiệp, có kinh nghiệm tốt. Bộ phận này là bộ phận trực tiếp lập kế hoạch và thực hiện các công việc cụ thể trong một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính. Bộ phận kiểm toán xây dựng cơ bản có 3 nhân viên với nhiệm vụ thực hiện các hợp đồng kiểm toán báo cáo đầu tư xây dựng hoàn thành. Bộ phận này chủ yếu là các kỹ sư xây dựng có kinh nghiệm và thường phải kết hợp với các thành viên trong bộ phận kiểm toán báo cáo tài chính để tạo thành nhóm kiểm toán thực hiện cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo đầu tư công trình xây dựng hoàn thành. Bộ phận tư vấn thuế: bộ phận này gồm những nhân viên có kinh nghiệm về công tác thuế và nắm rõ các quy định về thuế của nhà nước, các chuyên gia vè thuế của công ty sẽ giúp khách hàng nhận thức được các giao dịch liên quan đến thuế và giúp khách hàng hiểu biết được ảnh hưởng quan trọng liên quan đến công việc kinh doanh của mình. Bộ phận tư vấn giải pháp doanh nghiêp : bộ phận này được thành lập nhằm mục đích trợ giúp doanh nghiệp có được sự cải thiện quyết định về phương hướng và tình hình hoạt động, các nhân viên thuộc bộ phận này đòi hỏi phải có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm thực tế. Các nhân viên thuộc bộ phận này ngoài nhiệm vụ đảm nhiệm công việc của mình còn trợ giúp các nhân viên bộ phận khác trong trường hợp có yêu cầu của giám đốc kiểm toán. Các bộ phận trong công ty có mối liên hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một tổ chức CACC thống nhất. Bên cạnh đó, công ty thực hiện chính sách chọn và luân chuyển một số nhân viên giữa bộ phận kiểm toán và tư vấn nhằm tạo điều kiện nâng cao năng lực và hiểu biết của nhân viên. Đặc điểm công tác kế toán tại công ty kiểm toán và tư vấn Thủ Đô (CACC). Công ty kiểm toán tư vấn Thủ Đô lựa chọn hình thức kế toán là hình thức nhật kí chung: đây là hình thức kế toán phù hợp với loại hình kinh doanh của công ty. Công ty áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC do Bộ tài chính quy định. Năm tài chính của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Công ty thực hiện hạch toán độc lập, tự chi trả kinh phí bằng nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Phần 2: Thực trạng tổ chức kiểm toán tại công ty kiểm toán tư vấn Thủ Đô (CACC) . Quy trình kiểm toán Chuẩn mực kiểm toán và kế toán hiện hành là thước đo chất lượng cuộc kiểm toán. Vì vậy, khi tiến hành kiểm toán các kiểm toán viên phải luôn tuân thủ các chuẩn mực đó để tiến hành kiểm toán. Bất kì một công ty kiểm toán nào cũng đều muốn thu hút được nhiều khách hàng kiểm toán do vậy họ cố gắng nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán để tạo dựng và củng cố vị thế của mình đối với công ty khách hàng. Để làm được điều này thì trước khi thực hiện kiểm toán thì các công ty phải xây dựng cho mình một chương trình kiểm toán cụ thể, phù hợp với đặc điểm kiểm toán của công ty mình. Thông thường một quy trình kiểm toán cụ thể thường gồm 3 phần, đó là: Chuẩn bị kiểm toán Thực hiện kiểm toán Kết thúc kiểm toán 2.1.1.Chuẩn bị kiểm toán Là giai đoạn quan trọng chi phối tới chất lượng và hiệu quả của cuộc kiểm toán, là giai đoạn mà CACC tiếp cận để thu thập thông tin cấn thiết về khách hàng và các nội dung liên quan trực tiếp đến cuộc kiểm toán. Chuẩn bị kiểm toán gồm các công việc sau: Gửi thư chào hàng đến công ty (đối với khách hàng mới). Đánh giá rủi ro kiểm toán. Gặp mặt khách hàng, thiết lập các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán, và kí hợp đổng kiểm toán. Thảo luận với ban giám đốc về môi trường kinh doanh. Thống nhất thời gian tiến hành kiểm toán và những yêu cầu của khách hàng đối với công ty về thời hạn hoàn thành, chất lượng cuộc kiểm toán. Lập kế hoạch kiểm toán, tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu hệ thống môi trường kiểm soát sau đó tiến hàng công tác thống nhất nội bộ trong công ty. Phân nhóm kiểm toán chịu trách nhiệm tiến hành cuộc kiểm toán và phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm kiểm toán. Các công việc trước kiểm toán nhằm mục đích thông tin đến khách hàng những dịch vụ chuyên nghiệp mà công ty cung cấp, sau khi được chấp nhận các công việc tiếp theo giúp công ty hiểu rõ khách hàng hơn, thống nhất được cách thức cũng như thời gian làm việc, giúp phối hợp tốt hơn giữa khách hàng và công ty nhằm hướng tới một cuộc kiểm toán chất lượng, làm hài lòng khách hàng. 2.1.2. Thực hiện kiểm toán Sau khi xây dựng xong chương trình kiểm toán, các nhóm kiểm toán được phân công xuống đơn vị khách hàng để tiến hành kiểm toán. Đây chính là giai đoạn thực hiện kiểm toán. Trong giai đoạn này, kiểm toán viên sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán thích ứng đối với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán. Đó là quá trình triển khai một cách chủ động và tích cực các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra những ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lý của bảng khai tài chính trên cơ sở những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và tin cậy. Tất cả các phát hiện của kiểm toán viên đều được ghi chép chi tiết và đầy đủ trên giấy tờ làm việc, đó sẽ là cơ sở để kiểm toán viên đưa ra ý kiến về phần hành mà mình đảm nhiệm Trước tiên, kiểm toán viên tiến hành đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Trên cơ sở đó, xác định số lượng các thử nghiệm cơ bản và thử nghiệm kiểm soát cần thiết để đảm bảo rủi ro phát hiện ở mức độ hợp lý. Các kỹ thuật mà kiểm toán viên chủ yếu sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán là phỏng vấn, quan sát, kiểm tra tài liệu, kiểm kê. Dựa vào các phân tích và đánh giá nói trên, trưởng nhóm kiểm toán sẽ thực hiện việc phân công các phần hành kiểm toán cho các nhân viên khác trong nhóm kiểm toán. Các nhân viên này sẽ tùy theo phạm vi công việc được phân công của mình để thực hiện các bước công việc tiếp theo. 2.1.3. Kết thúc kiểm toán Sau khi thực hiện xong các bước công việc kiểm toán là đến bước công việc kết thúc kiểm toán. Đây là giai đoạn cuối cùng trong quy trình kiểm toán. Giai đoạn này các kiểm toán viên/ trợ lý kiểm toán viên sẽ phải đưa ra kết luận, tổng hợp các sai sót, nêu ra các bút toán điều chỉnh và phân loại lại. Kiểm toán viên chính sẽ có nhiệm vụ tổng hợp tất cả các vấn đề nêu ra của tất cả các phần hành, đánh giá mức độ ảnh hưởng tổng thể tới báo cáo tài chính, cân nhắc và thảo luận các điều chỉnh với khách hàng trong buổi họp tổng kết kiểm toán. Sau đó, kiểm toán viên sẽ tiến hành lập và phát hành báo cáo kiểm toán. Tổ chức nhân sự kiểm toán Phòng hành chính chịu trách nhiệm gửi thư mời kiểm toán và sau khi ban giám đốc ký các hợp đồng kiểm toán sẽ giao cho từng phòng nghiệp vụ tiến hành. Như đã nói ở trên, phó giám đốc đảm nhiệm việc trực tiếp quản lý các phòng ban trong công ty. Mỗi phòng nghiệp vụ gồm 5-7 người, có ít nhất 2 kiểm toán viên trong một phòng và các trợ lý kiểm toán, được chia làm 2 nhóm kiểm toán. Việc phân công công tác kiểm toán do trưởng thực hiện. Biên chế nhân sự phụ thuộc chủ yếu vào khối lượng công việc, yêu cầu về thời gian và trình độ năng lực của đội ngũ kiểm toán viên. Mỗi nhóm kiểm toán thông thường từ 4-5 người gồm một trưởng đoàn kiểm toán(đây cũng là kiểm toán viên chính) và trợ lý kiểm toán. Mỗi người tự chịu trách nhiệm về phần công việc đã được phân công của mình và phải thường xuyên báo cáo tiến độ công việc cho trưởng nhóm. Để đảm bảo chất lượng kiểm toán, việc lựa chọn người phụ trách kiểm toán đòi hỏi phải thích hợp với vị trí, yêu cầu và nội dung công việc. Ngoài ra để đảm bảo tính độc lập của kiểm toán viên cũng như các trợ lý kiểm toán, hàng năm công ty không cử nguyên những kiểm toán viên đã tiến hành cuộc kiểm toán trong những năm trước đó mà có sự thay đổi trong nhân sự nhóm kiểm toán hoặc giao cho phòng nghiệp vụ khác đảm nhiệm cuộc kiểm toán năm nay. Những kiểm toán viên đã tiến hành kiểm toán năm trước phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết cũng như hồ sơ kiểm toán năm trước cho những kiểm toán viên năm nay. Điều này hạn chế được mối quan hệ giữa kiểm toán viên với khách hàng. Trên cơ sở đó tăng độ tin cậy cho các báo cáo kiểm toán được phát hành. 2.3 Lưu trữ hồ sơ Hồ sơ kiểm toán tại công ty là hồ sơ chứa đựng các thông tin về khách hàng, giúp kiểm toán viên có cái nhìn xuyên suốt về khách hàng kể từ khi bắt đầu cung cấp dịch vụ đến năm kiểm toán hiện thời. Hồ sơ kiểm toán nói chung và hồ sơ kiểm toán báo cáo tài chính nói riêng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Tất cả các tài liệu trong file kiểm toán phải được đục lỗ và cho vào trong file. - Các tài liệu trong file kiểm toán phải được đục lỗ và cho vào trong file - Các tài liệu trong file cần được sắp xếp gọn gàng, ngay ngắn theo một trật tự đã được quy định. - Nhóm kiểm toán cần phải lập hồ sơ kiểm toán để đảm bảo cung cấp đầy đủ những cơ sở cho kiểm toán viên đưa ra ý kiến nhận xét của mình, đảm bảo cho kiểm toán viên không tham gia kiểm toán và người soát xét hiểu được công việc kiểm toán và có cơ sở đưa ra ý kiến của mình. Và việc lưu trữ hồ sơ kiểm toán của công ty do phòng tổ chức hành chính tổng hợp đảm nhiệm. Hồ sơ kiểm toán chung cho một khách hàng được sắp xếp theo trình tự sau: trang tổng hợp; các thông tin chung; các tài liệu về pháp luật; các tài liệu về thuế; các tài liệu về nhân sự; các tài liệu kế toán; các tài lieuj về hợp đồng và các thủ tục. a. Trang tổng hợp Nêu danh mục các nội dung có trong hồ sơ kiểm toán chung b. Các thông tin chung Thông tin cơ bản về khách hàng - Được lập vào năm đàu tiên thực hiện kiểm toán và cập nhật các thông tin mới vào những năm tiếp theo - Khi thực hiện kiểm toán các năm tiếp theo, phần thông tin về hoạt động kinh doanh, kiểm toán viên có thể thu thập từ các báo cáo của doanh nghiệp, của ngành và các nguồn thông tin khác như báo chí, truyền hình... Sơ đồ tổ chức Lưu sơ đồ tổ chức do khách hàng cung cấp hay do kiểm toán viên vẽ lại theo sự mô tả của khách hàng kèm theo văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận. Ban lãnh đạo Thu thập và cập nhật thông tin về các nhân sự trong ban lãnh đạo khách hàng và các quyết định bổ nhiệm Quá trình phát triển Thu thập và cập nhật thông tin về các giai đoạn hay các thời kỳ thời kỳ quan trọng đánh dấu sự phát triển của khách hàng và các tài liệu tham khảo để có thông tin này (báo cáo phát triển của doanh nghiệp, các bài báo, tin từ tạp chí, internet, niên giám thống kê…) c. Các tài liệu pháp luật Điều lệ công ty Bản sao điều lệ và bản tóm tắt các nội dung quan trọng Giấy phép thành lập, đăng kí kinh doanh Bản sao giấy phép, quyết định thành lập, đăng ký kinh doanh và các lần điều chỉnh(nếu có) Hợp đồng liên doanh Thu thập nếu khách hàng là doanh nghiệp Biên bản họp đại hội đồng, hội đồng quản trị, ban lãnh đạo Bản sao các biên bản họp, bản tóm tắt với biên bản họp quan trọng( tùy vào mức độ quan trọng theo đánh giá của kiểm toán viên) Theo dõi vốn kinh doanh và thay đổi vốn kinh doanh Tổng hợp thông tin và cập nhật các thay đổi từ các bản đăng kí kinh doanh, giấy phép thành lập. d. Tài liệu về thuế Báo cáo quyết toán thuế hàng năm thu nhập hàng năm từ năm trước năm kiểm toan hiện thời( chỉ nêu 3 năm được kiểm toán, những tài liệu quá 3 năm chuyển sang lưu file riêng) Biên bản kiểm tra thuế thu thập hàng năm từ năm trước bắt đầu kiểm toán đến năm kiểm toán hiện thời (chỉ nêu 3 năm được kiểm toán, những tài liệu quá 3 năm được chuyển sang lưu file riêng). Các văn bản liên quan đến các yếu tố và đặc điểm riêng của doanh nghiệp trong tính thuế. Tóm tắt các đặc điểm quan trọng và văn bản quyết định riêng đó. e. Các tài liệu nhân sự Thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động bản sao thỏa ước lao động tập thể và các văn bản sửa đổi (nếu có) , bản sao hợp đồng lao động có tính chất đại diện và hoặc bản tóm tắt nội dung quan trọng của hợp đồng( nếu có nhiều tóm tắt khác thì tóm tắt theo nhóm) Các quy trình quản lý và sử dụng quỹ lương Lưu văn bản quy định,vẽ sơ đồ mô tả Tóm tắt các quy định trong điều lệ, biên bản đại hội CNVC, HĐQT liên quan đến nhân sự Biên bản các cuộc kiểm tra về nhân sự trong doanh nghiệp Thu thập hàng năm từ năm liền trước năm bắt đầu kiểm toán đến năm kiểm toán hiện thời (nếu có). f. Các tài liệu kế toán Chế độ, chính sách kế toán áp dụng trong doanh nghiệp Thu thập và cập nhật hàng năm từ năm liền trước năm bắt đầu kiểm toán đến năm kiểm toán hiện thời. Báo cáo kiểm toán, báo cáo tài chính đã được kiểm toán các năm Thu thập hàng năm từ năm liền trước năm bắt đầu kiểm toán đến năm kiểm toán hiện thời (chỉ lưu 3 năm liền trước năm được kiểm toán, những tài liệu quá 3 năm chuyển lưu file riêng). Copy từ hồ sơ năm. Thư quản lý các năm Thư quản lý các năm liền trước năm bắt đầu kiểm toán đến năm kiểm toán hiện thời (chỉ lưu 3 năm liền trước năm được kiểm toán, những tài liệu quá 3 năm chuyển lưu file riêng). Copy từ hồ sơ năm. Bản nhận xét sau khi kiểm toán các năm Trường hợp đã lập bản nhận xét riêng và tham chiếu các vấn đề phát hiện trên. Tổng hợp kết quả kiểm toán đến bản nhận xét này. Thu thập hàng năm từ năm bắt đầu kiểm toán đến năm kiểm toán hiện thời (chỉ lưu 3 năm). Tổng hợp kết quả kiểm toán các năm Thu thập hàng năm từ năm liền trước năm bắt đầu kiểm toán đến năm kiểm toán hiện thời (chỉ lưu 3 năm liền trước năm được kiểm toán, những tài liệu quá 3 năm chuyển lưu file riêng). Copy từ hồ sơ năm. Những vấn đề cần lưu ý cho cuộc kiểm toán năm sau Thu thập hàng năm từ năm liền trước năm bắt đầu kiểm toán đến năm kiểm toán hiện thời (chỉ lưu 3 năm liền trước năm được kiểm toán, những tài liệu quá 3 năm chuyển lưu file riêng). Copy từ hồ sơ năm. g. Các tài liệu về hợp đồng Có thể sử dụng bản tóm tắt thông tin và không cần copy đối với một số hợp đồng ký với nhiều đối tượng (đại lý..). Đối với những hợp đồng quan trọng cần copy và tóm tắt nội dung hợp đồng. Hợp đồng kiểm toán Thu thập hàng năm từ năm liền trước năm bắt đầu kiểm toán đến năm kiểm toán hiện thời (chỉ lưu 3 năm liền trước năm được kiểm toán, những tài liệu quá 3 năm chuyển lưu file riêng). Copy từ hồ sơ năm. Các hợp đồng thuê mướn dịch vụ, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng tín dụng và các hợp đồng khác chỉ các hợp đồng có liên quan đến niên độ kế toán tiếp theo. Đối với những hợp đồng ký với nhiều đối tượng có nội dung giống nhau, chỉ cần photo một bản làm ví dụ và có bản tóm tắt thông tin về loại đối tượng ký hợp đồng đó. h. Các thủ tục Sử dụng sơ đồ mô tả, kèm theo các văn bản quy định của khách hàng (nếu có) hoặc ghi chép lại các thủ tục mà khách hàng áp dụng, cập nhật các thay đổi qua các năm (nếu có). 2.3.2. Hồ sơ kiểm toán năm a. Thông tin chung về cuộc kiểm toán Nêu các thông tin tổng quát nhất về khách hàng như: tên công ty, địa chỉ, điện thoại, fax, emai, niên độ kế toán, nhân sự tham gia cuộc kiểm toán bao gồm: giám đốc/phó giám đốc, trưởng phòng/phó trưởng phòng, kiểm toán viên và các trợ lý kiểm toán; tổng số file giấy, tổng số file trên máy tính, số đĩa mềm/CD liên quan đến cuộc kiểm toán. b. Bảng kí hiệu tham chiếu Có thể chi tiết hơn theo hệ thống tài khoản cúa khách hàng. Các ký hiệu chi tiết do kiểm toán viên tự quyết định trên cơ sở ký hiệu chữ cái theo quy định của công ty. c. Các vấn đề kiểm toán Báo cáo kiểm toán, thư quản lý Bản chính thức báo cáo kiểm toán Bản chính thức thư quản lý Tổng kết công việc kiểm toán của niên độ Tổng hợp kết quả kiểm toán: được lập lần đầu cho toàn bộ các nội dung và các lần tiếp theo đối với các nội dung có sự thay đổi so với lần soát xét trước. Được tham chiếu đến các trang kết luận kiểm toán đã ghi lại các vấn đề phát hiện. Soát xét báo cáo trước khi phát hành: được thực hiện trên bản dự thảo báo cáo cuối cùng. Dự thảo các báo cáo: lưu từ dự thảo lần đầu và tất cả các thay đổi tiếp theo (nếu có). Tổng hợp sai sót đề nghị điều chỉnh: lưu từ dự thảo lần đầu và tất cả các lần thay đổi tiếp theo (nếu có). Đựợc tham chiếu đến các trang kết luận kiểm toán đã ghi lại các sai sót đề nghị điều chỉnh. Nhận xét sau kiểm toán: Trường hợp đã lập bản nhận xét sau kiểm toán riêng và các vấn đề phát hiện năm nay trên bản tổng hợp kết quả kiểm toán được tham chiếu đến tài liệu này. Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, có số trước kiểm toán, số điều chỉnh, số sau kiểm toán: lưu từ dự thảo lần đầu và cho tất cả các lần thay đổi tiếp theo (nếu có). Các sự kiện phát sinh sau khi phát hành báo cáo kiểm toán năm trước Trang kết luận kiểm toán Chương trình kiểm toán Giấy tờ làm việc Những vấn đề chưa rõ cần được giải quyết Những vấn đề chưa rõ cần được giải quyết được ghi trong bảng tổng hợp các vấn đề. Các sự kiện phát sinh sau niên độ kế toán năm được kiểm toán Những vấn đề cần lưu ý cho cuộc kiểm toán năm sau Các bản giải trình của doanh nghiệp: là các thư giải trình gửi cho kiểm toán viên Kế hoạch kiểm toán Kế hoạch kiểm toán: kế hoạch chiến lược chỉ được lập cho các cuộc kiểm toán lớn, kiểm toán nhiều năm một lúc. Câu hỏi về tính độc lập của kiểm toán viên: được lập cho từng thành viên trong nhóm kiểm toán, kể cả cấp soát xét, mỗi người một bản. Khảo sát và đánh giá khách hàng: chỉ có khi kiểm toán năm đẩu tiên Bản photo “những vấn đề cần kiểm toán năm sau” của hồ sơ kiểm toán năm trước. Các biên bản họp với khách hàng Biên bản họp tổng kết cuộc kiểm toán Biên bản họp triển khai cuộc kiểm toán Các biên bản họp hội đồng quản trị Các tài liệu khác d. Các phần hành Báo cáo tài chính của khách hàng Trang kết luận kiểm toán Báo cáo tài chính năm trước được kiểm toán Báo cáo tài chính năm trước liền kề: nếu kiểm toán năm đàu tiên Tóm tắt hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng: bao gồm câu hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, giấy làm việc thử nghiệm kiểm soát, mô tả thủ tục kiểm soát. Các giấy tờ liên quan đến việc kiểm toán từng tài khoản mà đơn vị được kiểm toán sử dụng được sắp xếp theo thứ tự sau: trang tổng hợp, trang kết luận kiểm toán, chương trình kiểm toán, giấy làm việc. Trang tổng hợp: số trước kiểm toán được tham chiếu đến trang GLV thu thập số liệu của khách hàng. Các bút toán điều chỉnh được tham chiếu đến bảng tổng hợp các sai sót đề nghị điều chỉnh lần cuối cùng. Trang kết luận kiểm toán: các sai sót đề nghị điều chỉnh và các vấn đề cần đưa vào thư quản lý được tham chiếu lên bảng tổng hợp kết quả kiểm toán, tổng hợp sai sót đề nghị điều chỉnh và tham chiếu xuống các trang giấy làm việc đã ghi lại các phát hiện này. Chương trình kiểm toán: được tham chiếu lên trang kết luận kiểm toán và từng thủ tục trong chương trình được tham chiếu xuống các trang giấy làm việc thực hiện thủ tục đó. 2.4. Kiểm soát chất lượng kiểm toán 2.4.1. Giám sát chất lượng cuộc kiểm toán Do là công ty trẻ mới thành lập, quy mô công ty chưa lớn vậy nên công ty chưa có phòng giám sát chất lượng kiểm toán riêng. Nhưng trên thực tế trong quá trình kiểm toán và sau khi kiểm toán ban giám đốc công ty cũng như các kiểm toán viên chịu trách nhiệm chính trong cuộc kiểm toán luôn chú trọng đến chất lượng của cuộc kiểm toán để đảm bảo cuộc kiểm toán hoàn thành đúng kế hoạch và nâng cao uy tín cho khách hàng kiểm toán. Cụ thể trong quá trình làm kiểm toán, kiểm toán viên chính luôn giám sát chặt chẽ công việc của các trợ lý kiểm toán, bản thân các kiểm toán viên cũng tự kiểm soát chất lượng công việc của mình. Đồng thời trong quá trình làm việc các kiểm toán viên còn tiến hành kiểm tra chéo công việc của nhau, điều này làm tăng tính độc lập và độ tin cậy cho các báo cáo kiểm toán được lập. Và khi kết thúc mỗi cuộc kiểm toán tại khách hàng, nhóm kiểm toán phải hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định của công ty (sắp xếp giấy tờ làm việc, đánh tham chiếu..) và kiểm toán viên lập báo cáo kiểm toán. Trước khi báo cáo kiểm toán được phát hành, toàn bộ hồ sơ kiểm toán sẽ được soát xét bởi các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31442.doc
Tài liệu liên quan