Báo cáo thực tập tại công ty kiểm toán và dịch vụ tin học AISC

Sau khi nhận thư mời hoặc trực tiếp đề nghị kiểm toán từ phía khách hàng,Trưởng hoặc phó phòng nghiên cứu, trực tiếp liên hệ trao đổi các yêu cầu cụ thể của khách hàng một cách thận trọng và đánh giá sơ bộ mức độ phức tạp của doanh nghiệp. Trưởng phòng chỉ định nhóm kiểm toán phù hợp với cuộc kiểm toán, phân công thực hiện cuộc kiểm toán (nhóm kiểm toán phải có trưởng nhóm, là người có kinh nghiệm trong loại hình kinh doanh của doanh nghiệp).

Trưởng nhóm bắt đầu đi khảo sát, nắm rõ tình hình doanh nghiệp theo các nội dung cụ thể sau:

39 Xem xét tình hình hoạt động kinh doanh.

40 Xem xét hệ thống kế toán: là xem xét sơ bộ các sổ sách chứng từ kế toán chế độ kế toán đang sử dụng và việc thực hiện chế độ kế toán đó việc lưu giữ chứng từ và dòng luân chuyển chứng từ.

41 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ: là tìm hiểu qui chế kiểm soát nội bộ, xác định độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ.

42 Đánh giá mức trọng yếu và rủi ro cho quá trình kiểm toán: Trưởng nhóm lập phiếu khảo sát theo mẫu qui định của Công ty và báo cáo Giám đốc tình hình cụ thể qua cuộc khảo sát để Giám đốc quyết định kiểm toán hay từ chối.

 

doc58 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 2409 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty kiểm toán và dịch vụ tin học AISC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u, đánh giá hệ thống kiểm soát của đơn vị: Kiểm tra chứng từ, tài liệu Quan sát các chu trình nghiệp vụ diễn ra thực tế. Phỏng vấn các cá nhân có trách nhiệm liên quan như Giám đốc, Kế toán trưởng hay kế toán thanh toán trong nghiệp vụ thanh toán hàng mua chịu. Thực hiện lại các thủ tục kiểm soát (Phép thử Walk – Through). Nhìn chung các phương pháp này tương tự như trong quá trình tìm hiểu khách hàng, bước Chuẩn bị kiểm toán, nhưng đó là bước tìm hiểu sơ bộ tình hình chung của khách hàng. Các cách trên áp dụng để tìm hiểu kỹ về hệ thống kiểm soát của khách hàng nên mục đích sẽ khác nhau. Tìm hiểu thử nghiệm kiểm soát trên chu trình cần nghiên cứu: Kiểm toán viên áp dụng thử nghiệm kiểm soát trên cơ sở các bằng chứng đã thu thập về hệ thống kiểm soát của đơn vị, về các mục tiêu kiểm soát và các thủ tục kiểm soát đi kèm. Mục tiêu kiểm soát Thủ tục kiểm soát chủ yếu Thử nghiệm kiểm soát Các khoản thanh toán ghi sổ là của hàng hóa và dịch vụ thực tế nhận được. - Sự tách biệt giữa nhân viên ghi sổ các khoản phải trả với người ký phiếu chi và các chứng từ thanh toán. - Các chứng từ đều do một nhân viên có thẩm quyền thực hiện. - Xem lại sổ nhật ký chi tiền, sổ cái tổng hợp và các sổ hạch toán chi tiết các khoản phải trả đối với các số tiền lớn và bất thường. - Đối chiếu các phiếu chi và các chứng từ thanh toán đã thực hiện với bút toán trong nhật ký mua vào liên quan và kiểm tra tên và số tiền của người được thanh toán. Nghiệp vụ thanh toán được ghi sổ và được phê chuẩn đúng đắn. - Sự phê chuẩn các khoản chi trên chứng từ vào thời điểm lập phiếu chi và các chứng từ thanh toán. - Kiểm tra các chứng từ đi kèm. - Các nghiệp vụ thanh toán hiện có đều được ghi sổ. - Phiếu chi và các chứng từ thanh toán được đánh số trước và theo dõi. - Bảng đối chiếu với ngân hàng được lập hàng tháng bởi một nhân viên độc lập. - Cân đối các khoản chi tiền ghi sổ với các khoản chi trên bảng kê (sổ phụ) của ngân hàng và sổ sách của kế toán tiền mặt. - Các nghiệp vụ thanh toán được đánh giá đúng đắn. - Kiểm tra nội bộ các quá trình tính toán và các số tiền. - So sánh các phiếu chi đã lĩnh tiền, các chứng từ thanh toán đã thực hiện với sổ nhật ký mua hàng và các bút toán chi tiền liên quan. - Các nghiệp vụ thanh toán được phân loại đúng đắn. - Doanh nghiệp có sơ đồ tài khoản đầy đủ. - So sánh sự phân loại phù hợp với sơ đồ tài khoản - Các nghiệp vụ thanh toán được vào sổ đúng lúc - Ghi sổ ngay sau khi ghi phiếu chi và các chứng từ thanh toán đã được thực hiện. - So sánh ngày trên phiếu chi (chứng từ thanh toán) đã thực hiện với sổ nhật ký chi tiền (ngày ghi giảm các khoản tiền tại ngân hàng). Tuy nhiên trên thực tế, các đơn vị sẽ có các mục tiêu kiểm soát đặc thù từng ngành nghề nên thủ tục kiểm soát cũng thay đổi linh động theo từng ngành nghề. Trên đây chỉ là những thủ tục kiểm soát cơ bản chung cho mọi ngành nghề kinh doanh. PHẦN 3: THỰC TẾ THỦ TỤC KIỂM TOÁN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ (THỬ NGHIỆM KIỂM SOÁT) TRÊN CHU TRÌNH MUA HÀNG TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN AISC A. SƠ LƯỢC VỀ QUI TRÌNH KIỂM TOÁN NỢ PHẢI TRẢ TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC (AISC) I. LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN: Sau khi nhận thư mời hoặc trực tiếp đề nghị kiểm toán từ phía khách hàng,Trưởng hoặc phó phòng nghiên cứu, trực tiếp liên hệ trao đổi các yêu cầu cụ thể của khách hàng một cách thận trọng và đánh giá sơ bộ mức độ phức tạp của doanh nghiệp. Trưởng phòng chỉ định nhóm kiểm toán phù hợp với cuộc kiểm toán, phân công thực hiện cuộc kiểm toán (nhóm kiểm toán phải có trưởng nhóm, là người có kinh nghiệm trong loại hình kinh doanh của doanh nghiệp). Trưởng nhóm bắt đầu đi khảo sát, nắm rõ tình hình doanh nghiệp theo các nội dung cụ thể sau: Xem xét tình hình hoạt động kinh doanh. Xem xét hệ thống kế toán: là xem xét sơ bộ các sổ sách chứng từ kế toán chế độ kế toán đang sử dụng và việc thực hiện chế độ kế toán đó việc lưu giữ chứng từ và dòng luân chuyển chứng từ. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ: là tìm hiểu qui chế kiểm soát nội bộ, xác định độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ. Đánh giá mức trọng yếu và rủi ro cho quá trình kiểm toán: Trưởng nhóm lập phiếu khảo sát theo mẫu qui định của Công ty và báo cáo Giám đốc tình hình cụ thể qua cuộc khảo sát để Giám đốc quyết định kiểm toán hay từ chối. Nếu chấp nhận kiểm toán trưởng nhóm sẽ tiến hành xây dựng kế hoạch và chương trình kiểm toán bao gồm: · Xác định chiến lược kiểm toán · Lập kế hoạch kiểm toán: ü Nhân sự kiểm toán: gồm nhóm trưởng, nhóm viên, giám đốc, trưởng phòng ü Thời gian khảo sát và ký hợp đồng, thời gian làm việc, thời gian hoàn tất. ü Công việc và trách nhiệm kiểm toán viên trên từng phần hành. · Người soạn thảo kế hoạch kiểm toán do nhóm trưởng thực hiện, trưởng phòng rà soát lại. · Thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết: kiểm toán viên sẽ dựa vào chương trình kiểm toán mẫu của AISC để thiết kế chương trình kiểm toán phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp. · Soạn thảo thư hẹn kiểm toán nhằm xác định rõ lại yêu cầu của khách hàng gồm các nội dung: thời điểm bắt đầu kiểm toán, thời gian kiểm toán, trách nhiệm của khách hàng, trách nhiệm của công ty kiểm toán, đề xuất giá phí cho cuộc kiểm toán (giá phí đã được thỏa thuận với khách hàng trước khi gửi thư hẹn kiểm toán). II. THỰC HIỆN KIỂM TOÁN: Bước 1: Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát và đánh giá lại rủi ro kiểm soát. Phương pháp thực hiện: Phỏng vấn: Thường được áp dụng gồm các cuộc phỏng vấn chi tiết thu thập các bằng chứng về tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ. Kiểm toán viên có thể phỏng vấn những người thực hiện hoạt động giám sát hay thủ tục kiểm soát như phỏng vấn Ban Giám Đốc về các thủ tục kiểm soát, tính khả thi và tình hình thực hiện hay phỏng vấn những người không trực tiếp thực hiện nhưng có thể biết được tính hiệu quả của hoạt động kiểm soát (thẩm tra gián tiếp) như các nhân viên về nhận thức và việc thực hiện quy chế nội quy công ty Thông thường, đối với từng khoản mục khác nhau sẽ có bộ phận kế toán đảm nhiệm, do đó, kiểm toán viên sẽ phỏng vấn kế toán thanh toán liên quan đến nghiệp vụ chi tiền trả cho nhà cung cấp, kế toán theo dõi công nợ về cách thức theo dõi nợ phải trả xem có đúng thời hạn nợ. Quá trình tìm hiểu bằng phương pháp phỏng vấn kèm theo trong quá trình thực hiện các Thử nghiệm cơ bản mà không tiến hành riêng một cuộc phỏng vấn( vì lý do giời gian hạn chế; quy mô hoạt động của các công ty hiện tại đa số còn ở mức trung bình, giá phí kiểm toán).Kiểm toán viên sẽ hỏi các nhân viên kế toán có trách nhiệm trong phần hành khi có thắc mắc và không lưu vào hồ sơ kiểm toán. Quan sát thực tế: Kiểm toán viên quan sát xem các hoạt động giám sát hay thủ tục kiểm soát có được tuân thủ hay không và thu được các bằng chứng có giá trị về tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ. Quan sát theo hai cách (1) quan sát thực tế các hoạt động đang diễn ra, (2) quan sát qua dấu vết kiểm soát trên chứng từ như là: dấu “đã thanh toán”, “đã kiểm tra”,” đã duyệt”, v.v , chữ ký xét duyệt, việc đánh số thứ tự trên chứng từ, v.v... Kiểm toán viên tham quan nhà xưởng để quan sát cách tổ chức sản xuất, phong cách và nhịp độ làm việc . Hay khi hàng hoá được giao nhận từ bên phía người bán, kiểm toán viên quan sát quá trình giao nhận: bộ phận nhận hàng có kiểm tra, đối chiếu về số lượng giữa thực tế kiểm và số trên hoá đơn ( nếu hoá đơn có đi kèm), số trên đơn đặt hàng. Khi giao hàng xong , phiếu nhận hàng có được bộ phận nhận hàng ký không Xem xét tài liệu: Kiểm tra trình tự luân chuyển, sơ đồ hạch toán, sự phê duyệt các chứng từ bằng văn bản hay sự cài đặt chương trình, công thức của các tài liệu, báo cáo soạn thảo bằng máy tính.Đối với nợ phải trả người bán: kiểm toán viên thu thập bảng đối chiếu công nợ của khách hàng hoặc kiểm toán viên tự gởi Bảng xác nhận công nợ phải thu của khách hàng cho bên cung cấp của đơn vị. Mục đích của việc xem xét, đối chiếu công nợ trên để kiểm toán viên xem các khoản nợ phải trả của đơn vị có thật sự đúng về dư nợ cuối kỳ (chính xác) hay không; công ty có thật sự nợ nhà cung cấp (hiện hữu) Thực hiện lại công việc (phép thử Walk- Through): Kỹ thuật này thích hợp với các hoạt động kiểm soát thực hiện theo chương trình trên máy tính. Kiểm toán viên có thể nhập một vài nghiệp vụ mua hàng – chi tiền vào chương trình kế toán của khách hàng và xem xét kết quả của chúng. Đối với doanh nghiệp đã tin học hoá mạng lưới kế toán, thông thường là các công ty có quy mô tương đối lớn, kiểm toán viên sẽ: Tiếp tục thực hiện phép thử walk-through cho chu trình để xem việc xử lý đối với những nghiệp vụ thường xuyên. Kiểm toán viên cũng chọn một hay một số nghiệp vụ không thường xuyên để kiểm tra (sử dụng phương pháp chọn mẫu). Chọn một nghiệp vụ trên máy đã được xứ lý hoàn chỉnh để tính toán lại bằng tay, sau đó so sánh hai kết quả với nhau, nếu có sai sót tìm nguyên nhân và đánh giá mức độ quan trọng của sai sót đó có chênh lệch lớn để biết được sai sót có trọng yếu trong quá trình xử lý bằng máy không. Đối với doanh nghiệp không tin học hóa hệ thống kiểm soát nội bộ thì kiểm toán viên sẽ thực hiện lại công việc bằng cách chọn một vài nghiệp vụ và lần theo từng bước thực hiện dựa trên chứng từ còn lưu lại. Kiểm toán viên không có điều kiện theo dõi toàn bộ nghiệp vụ từ khi mới bắt đầu cho đến khi kết thúc. Kiểm toán viên không vẽ lưu đồ để mô tả lại hệ thống thông tin kế toán và các hoạt động kiểm soát của khách hàng. Trong hồ sơ kiểm toán không lưu những tài liệu mô tả một cách tổng quát hệ thống kiểm soát nội bộ. Phần lớn các cuộc kiểm toán kéo dài khoảng 4 ngày, do đó, số lượng bằng chứng thử nghiệm kiểm soát và tài liệu mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ, tài liệu để chứng minh cho những công việc tìm hiểu kiểm soát nội bộ được lưu không nhiều trong hồ sơ (lý do vì sao đã được nêu trong phần phỏng vấn bên trên). Đa số, kiểm toán viên đi thẳng vào thử nghiệm chi tiết. Trong trường hợp kiểm toán viên dự định kiểm tra hệ thống kiểm soát làm giảm rủi ro kiểm soát, kiểm toán viên cần phải kiểm tra cả hoạt động giám sát lẫn thủ tục kiểm soát. Trong trường hợp kiểm toán viên dự định kiểm tra hệ thống kiểm soát khi không phát hiện rủi ro kiểm soát, kiểm toán viên chỉ cần kiểm tra hoạt động giám sát không hữu hiệu thì kiểm toán viên sẽ thực hiện kiểm tra thủ tục kiểm soát có liên quan. Kiểm tra hoạt động giám sát nghiệp vụ mua hàng – chi tiền. Kiểm tra thủ tục kiểm soát theo chu trình từ xét duyệt mua hàng, lập đơn đặt hàng, nhận hàng, theo dõi nợ phải trả người bán, hoạt động chi tiền. Trưởng phòng hoặc trưởng nhóm sẽ trao đổi với một hoặc hai kiểm toán viên chính mà được phân công xuống đơn vị kiểm toán về các thử nghiệm kiểm soát cần thực hiện. Nếu các thử nghiệm kiểm soát đã thực hiện cho thấy tỉ lệ rủi ro lớn hơn dự toán ban đầu thì các kiểm toán viên này sẽ tự quyết định mở rộng phạm vi thử nghiệm kiểm soát, tăng cỡ mẫu kiểm tra, thực hiện các thử nghiệm kiểm soát bổ sung. Nếu chỉ có các trợ lý kiểm toán được phâncông xuống đơn vị thì thông thường trợ lý kiểm toán sẽ xin ý kiến chỉ đạo của Kiểm toán viên trưởng. Các hiểu biết của kiểm toán viên về kiểm soát nội bộ của khách hàng được tóm lược sơ bộ trong file lưu trữ riêng và chỉ có Trưởng phòng hay trưởng nhóm có quyền xem xét. Đánh giá rủi ro kiểm soát: Kiểm toán viên dựa vào những hiểu biết và những bằng chứng đã thu thập được để đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát cho từng cơ sở dẫn liệu của số dư tài khoản 331, được thể hiện bằng tỉ lệ % (theo định lượng) hay mức độ cao- thấp- trung bình (theo định tính). Những cơ sở dẫn liệu hay mục tiêu kiểm toán nếu không có thủ tục kiểm soát thì được đánh giá là rủi ro kiểm soát cao, nếu có nhưng thiếu thì được đánh giá là trung bình, nếu đầy đủ thì đánh giá rủi ro ở mức độ thấp. Riêng đối với kế toán máy thì kiểm toán viên còn đánh giá những rủi ro do những yếu kém của chương trình, rủi ro do lỗi của bản thân công nghệ thông tin mang lại như là: chương trình có thể bị virus xâm nhập phá dữ liệu (làm mất dữ liệu hoặc xử lý sai lệch, sự xuống cấp của phần cứng, tốc độ xử lý ngày càng giảm, việc kết nối mạng nội bộ không đảm bảo làm cho thông tin có thể bị lấy cắp, v.v Tất cả làm cho dữ liệu không được an toàn. Việc Kiểm toán viên dựa vào kết quả thử nghiệm kiểm soát để đánh giá lại rủi ro kiểm soát cho từng mục tiêu hay cơ sở dẫn liệu của chu trình mua hàng – thanh toán, số dư khoản mụcnhưng chỉ một số cơ sở dẫn liệu chính như chính xác, hiện hữu về nợ phải trả ảnh hưởng đến tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính. Nếu thu thập được bằng chứng cho thấy hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu và có thể giảm rủi ro kiểm soát thì kiểm toán viên sẽ giảm thử nhiệm chi tiết, ngược lại tăng phạm vi thử nghiệm cơ bản. Kiểm toán viên không lập bảng thử nghiệm kiểm soát để tổng hợp lại các thử nghiệm kiểm soát đã thực hiện đồng thời làm cơ sở cho đánh giá rủi ro kiểm soát. Kiểm toán viên cũng không lập bảng đánh giá rủi ro kiểm soát, không lưu bất kỳ tài liệu nào cho thấy các đánh giá lại rủi ro kiểm soát của kiểm toán viên. Bước 2: Thực hiện các thử nghiệm cơ bản, bao gồm: · Thủ tục phân tích: AISC ít sử dụng thủ tục phân tích, mà chủ yếu tập trung vào thực hiện thử nghiệm chi tiết. · Thử nghiệm chi tiết III. HOÀN THÀNH KIỂM TOÁN: Sau khi tiến hành quá trình kiểm toán tại khách hàng, Kiểm toán viên tổng hợp và rà soát lại công việc thông qua các trang giấy làm việc và bản sao các chứng từ thu thập được trong quá trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán đễ lưu vào hồ sơ kiểm toán. Kiểm toán viên thực hiện tổng hợp các bút toán điều chỉnh (nếu có). Những ghi chú của kiểm toán viên về khoản mục nợ phải trả nguời bán như về các tỷ số nợ phải trả, tỷ lệ nợ so với nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ bị treo nhiều năm chưa trả hay nợ phải trả có số dư ít so với phát sinh nợ trong kỳ Từ đó, Kiểm toán viên thực hiện sẽ đề nghị sự chú ý của người rà soát khi kiểm tra lại. Lưu phần nợ phải trả người bán vào phần D của hồ sơ kiểm toán, cách thức lưu hồ sơ kiểm toán xin xem phần phụ lục. (Trong lưu hồ sơ kiểm toán, có nhiều phần mỗi phần lưu theo từng danh mục khác nhau và phần D để lưu các khoản về Nợ phải trả gồm phải trả người bán, phải trả công nhân viên, các khoản vay ) Kiểm toán viên trình Trưởng phòng rà soát (Review): Trưởng phòng tiến hành rà soát và đánh giá công việc kiểm toán của kiểm toán viên. Ghi nhận những ý kiến để các kiểm toán viên rút ra được những kinh nghiệm cho những lần kiểm toán tiếp theo. Kiểm toán viên lập báo cáo kiểm toán , Trưởng phòng kiểm tra và đồng ý, Báo cáo kiểm toán được đưa lên Giám Đốc ký duyệt và chính thức phát hành đến công ty của khách hàng. B. MINH HỌA QUI TRÌNH KIỂM TOÁN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG LÀ CÔNG TY K&T I. LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN Công ty K&T được lấy ví dụ bên dưới là công ty TNHH nhưng hiện nay chuẩn bị chuyển đổi sang công ty cổ phần nhằm tăng cường nguồn vốn đầu tư nên cần kiểm toán để kiểm tra tình hình hoạt động của công ty là lành mạnh và hiệu quả. Đồng thời công ty cũng cần sự tư vấn về kế toán phù hợp qui định kế toán, tiện lợi và rõ ràng. Tìm hiểu khách hàng: Đặc điểm hoạt động của công ty K&T: Trụ sở của công ty tại 119 đường X, quận3,thành phố Hồ Chí Minh. Về việc thành lập: kiểm toán viên thu thập giấy phép đầu tư. Công ty K&T được thành lập theo giấy phép đầu tư số 6446/ GP do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 15/06/1999. Hình thức sở hữu vốn: Công ty K&T là công ty TNHH. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty K&T: Công ty chuyên sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm về trang trí nội thất như ghế gỗ, tủ gỗ, salonvà cung cấp các dịch vụ tư vấn cho khách hàng về nội thất phòng ốc, nhà cửa cho các cá nhân và các đơn vị kinh doanh khi có yêu cầu. Nguồn nguyên liệu: từ các nhà cung cấp gỗ trong nước ở Tây Nguyên, Lâm Đồng – Bảo Lộc. Đồng thời công ty cũng nhập khẩu một số loại gỗ chất lượng cao từ Indo và Malay. Gỗ mang về dưới dạng thô và được cưa xẻ, chế tạo thành các sản phẩm vật dụngtheo mẫu mã của khách hàng đưa đến. Công nghệ sản xuất: công ty chế tạo bằng máy móc là chính yếu, có dây chuyền sản xuất tự động hoá và mang tính chuyên nghiệp, hiện đại. Thị trường hoạt động và xu hưóng phát triển ngành nghề: Công ty sản xuất theo đơn đặt hàng hoặc gia công các sản phẩm từ gỗ. Hiện tại công ty đang có xu hướng phát triển thị trường ngoài nước như Pháp, Indonesia, Malaysia Thông tin về tình hình hoạt động của công ty : Về nhân sự: Công ty có 523 nhân viên, trong đó 26 nhân viên thuộc bộ phận quản lý của công ty. Cụ thể: Phòng Giám Đốc: Giám Đốc : B. Trịnh Kim Hằng P. Giám Đốc : Ô. Ngô Thanh Hải. Phòng tài vụ : 3 nhân viên Phòng kế toán : 6 nhân viên Kế toán trưởng : Võ Việt Chung Kế toán tổng hợp : Nguyễn Thuý Hoa Phòng kế hoạch và đầu tư( KH & ĐT) : 4 nhân viên Phòng Marketing : 5 nhân viên Bộ phận thu mua : 3 nhân viên Bộ phận kho : 3 nhân viên Bộ phận sản xuất: 497 nhân viên Chính sách kế toán áp dụng tại công ty K &T: Chế độ kế toán: áp dụng chế độ kế toán Việt Nam. Niên độ kế toán: từ ngày 01/01 kết thúc ngày 31/12 hàng năm. Hình thức sổ sách kế toán: Nhật ký chung. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong hạch toán kế toán: VNĐ. Trong kỳ các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến ngoại tệ (USD) được chuyển sang VNĐ theo tỷ giá thực tế do ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Tình hình tài chính của công ty năm 2004: Số liệu thu thập từ báo cáo tài chính của đơn vị , chưa kiểm toán. Tổng tài sản 66.826.724.378 Nợ phải thu khách hàng 9.862.259.651 Nợ phải trả người bán 5.441.308.396 Nguồn vốn chủ sở hữu 48.188.970.684 BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2004: Đơn vị : Đồng Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Trong đó: doanh thu hàng xuất khẩu Các khoản giảm trừ -14 Chiết khấu thương mại -15 Giảm giá hàng bán -16 Hàng bán bị trả lại -17 Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp phải nộp 1. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 2. Giá vốn hàng bán 3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịchvụ 4. Doanh thu hoạt động tài chính 5. Chi phí tài chính Trong đó: Lãi vay phải trả 6. Chi phí bán hàng 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 8. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 9. Thu nhập khác 10. chi phí khác 11. Lợi nhuận khác 12. Tổng lợi nhuận trước thuế 13. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 14. Lợi nhuận sau thuế 16.123.198.014 4.466.031.186 - - - - - - 16.123.198.014 10.879.213.569 5.244.084.445 988.423 237.425 101.670 30.989.216 930.651.251 4.283.194.976 402.115 234.641 167.474 4.283.362.450 2.986.023.569 1.297.338.881 Thông tin thu thập từ bảng cân đối kế toán phục vụ cho việc phân tích từ các hệ số liên quan đến nợ phải trả Chỉ tiêu 01/01/2004 31/12/2004 TÀI SẢN Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 6.474.080.862 13.742.269.992 15.086.240.618 45.740.483.760 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 20.216.350.854 60.826.724.378 NGUỒN VỐN Nợ phải trả 8.143.132.809 12.637.816.694 Nợ ngắn hạn 3.079.229.899 7.573.413.965 Trong đó phải trả cho người bán 2.160.251.967 5.441.308.926 Nguồn vốn chủ sở hữu 12.073.218.045 48.188.907.684 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 20.216.350.854 60.826.724.378 Tìm hiểu tình hình Nợ phải trả của công ty: Số dư cuối kỳ năm 2003 Số dư cuối kỳ năm 2004 Tỷ lệ % Chênh lệch (+/-) (1) (2) (2)/(1)*100 (2)-(1) Trả trước cho người bán 270.738.300 403.565.123 149 132.826.823 Phải trả cho người bán 2.160.251.967 5.441.308.396 251.88 3.281.056.429 Khoản phải trả cho người bán năm 2004 so với năm 2003 tăng 151.88% cụ thể tăng lên 3.128.056.429đ (5.441.308.396 – 2.160.251.967) Khoản trả trước cho người bán năm 2004 so với năm 2003 tăng 49% cụ thể tăng 132.826.823đ (403.565.123 – 270.738.300) Qua tìm hiểu kiểm toán viên nhận thấy khoản tăng lên nợ phải trả là do đơn vị đã chọn lựa được một số nhà cung cấp mới với điều kiện thanh toán mới có lợi cho công ty, mặc dù là khoản ứng trước tiền cho người bán tăng (49%)ø, thời hạn thanh toán được lâu hơn. Bên cạnh đó công ty còn hưởng chiết khấu thương mại khi mua số lượng lớn và chiết khấu thanh toán khi thanh toán trong thời gian hạn định của nhà cung cấp. Vì vậy, việc công ty thay đổi nhà cung cấp và khoản phải trả dù có tăng so với năm trước thì vẫn hợp lý (kiểm toán viên đã kiểm tra bảng chiết khấu và bảng báo giá của các nhà cung cấp cũ và mới). Quy trình ghi nhận và thanh toán nợ phải trả người bán : Bộ phận sản xuất, hay có thể bộ phận kho hàng khi có nhu cầu về gỗ phục vụ cho sản xuất hay dự trữ đủ lượng tối thiểu, sẽ viết phiếu yêu cầu mua hàng. Phiếu yêu cầu này chuyển lên bộ phận mua hàng xét duyệt xem có thật sự cần và kiểm tra lượng hàng mua để lập phiếu mua hàng (một liên được giữ lại). Bộ phận nhận hàng có trách nhiệm nhận hàng và kiểm tra cả về định tính và định lượng của gỗ. Phiếu nhận hàng và hoá đơn bán hàng do người bán gửi đến sẽ chuyển lên kế toán công nợ (nếu mua chịu) hay chuyển lên kế toán thanh toán (nếu thanh toán ngay). Kế toán công nợ sau khi nhận được hóa đơn của nhà cung cấp, các chứng từ đính kèm (phiếu đề nghị mua hàng, hợp đồng mua hàng, bảng báo cáo nhận hàng, đơn đặt hàng, phiếu nhập kho) sẽ kiểm tra hóa đơn (so sánh hóa đơn với các chứng từ đính kèm) và ghi nhận các khoản nợ. Sau đó kế toán công nợ có nhiệm vụ theo dõi những khoản nợ này, khi đến hạn thanh toán sẽ thông báo cho bộ phận tài vụ. Bộ phận tài vụ sẽ xét duyệt chi quỹ để thanh toán cho người bán, bằng cách tiến hành kiểm tra sự đầy đủ, hợp lệ và hợp lý của các chứng từ và ký duyệt chi quỹ để thanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5553.doc
  • dochinh 3.doc
Tài liệu liên quan