Cơ cấu tổ chức của một Công ty là tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá, được giao những trách nhiệm, quyền hạn nhất định và được bố trí theo cấp để thực hiện các chức năng quản lý.
Giữa cơ cấu tổ chức quản lý và cơ cấu sản xuất của Công ty có mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ. Cơ sở của cơ cấu tổ chức quản lý là cơ cấu sản xuất.
Tương ứng với cơ cấu sản xuất như trên, Công ty Kim Khí Thăng Long đã xây dựng một cơ cấu tổ chức gồm các bộ phận sau:
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2382 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Kim Khí Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng: bếp dầu tráng men các loại, đèn toạ đăng, đèn bão, vỏ đèn chiếu sáng công cộng, ấm, Xoong, Chảo nhôm. .
Nhóm mặt hàng gia dụng cao cấp (nhóm mặt hàng INOX): các loại đèn trang trí, Xoong, chảo inox, ấm điện, bếp điện, vỏ bếp ga, đèn nến (ROTERA), bộ đồ chơi trẻ em bằng inox…
Nhóm mặt hàng xuất khẩu: giá để giầy 110, 55; Bát BLANDA…, mặt hàng đèn nến, bộ đồ chơi trẻ em bằng inox được xuất khẩu trực tiếp sang thị trường EU và Mỹ La Tinh.
Nhóm mặt hàng chi tiết xe máy: Công ty tham gia vào chương trình nội địa hoá các sản phẩm tiêu dùng cao cấp như: Phụ tùng xe máy SUPER DREAM, xe máy FUTURE, phụ tùng máy bơm nước ShiNiL…)
Sản phẩm của Công ty hiện được tiêu thụ trên cả nước thông qua 30 đại lý tại các tỉnh thành phố, và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cần Thơ, Đà Nẵng… và một số thị trường nước ngoài như: CHLB Đức, Pháp, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Nga, Bêlarut…
Do đảm bảo được chất lượng, thoả mãn thị hiếu người tiêu dùng, sản phẩm của Công ty đã có uy tín không chỉ trên thị trường trong nước mà cả thị trường nước ngoài, đã giành được nhiều Huy chương Vàng tại các Hội chợ triển lãm. Năm 1998, Công ty được Tổng cục Tiêu Chuẩn-Đo Lường-Chất Lượng tặng Giải thưởng Bạc. Mặt hàng bếp dầu tráng men của Công ty được xếp hạng 37/200 mặt hàng chất lượng cao được người tiêu dùng tín nhiệm.
i.2.3> Đặc Điểm Nguyên Vật Liệu, vật tư.
Như đã trình bày ở trên, Công ty Kim Khí Thăng Long là một Công ty chủ yếu sản xuất hàng kim khí tiêu dùng. Vì vậy, nguyên liệu được dùng chủ yếu là các loại sắt thép, tôn (ở dạng tấm, miếng lớn), hoá chất và các nguyên liệu phụ khác phục vụ cho sản xuất. Kim loại (sắt, thép, tôn) thường ở dạng tấm rất lớn do vậy khó gia công chế biến; để đột dập, tạo hình sản phẩm Công ty đã sử dụng các máy chuyên dùng có lực lớn.
Một đặc điểm nữa là những nguyên liệu này chủ yếu nhập từ nước ngoài. Cụ thể gồm có các loại nguyên liệu sau:
Kim loại đen dạng tấm (loại 0,3-0,5ly) phục vụ cho sản xuất hàng truyền thống. Năm 2003, 2004 mỗi năm Công ty đã nhập khoảng 1200 tấn.
Nguyên vật liệu dùng sản xuất hàng inox (loại 0,2-2ly) nhập khẩu từ Nhật bản. Năm 2004, Công ty đã nhập 900 tấn loại này.
Ngoài nguyên vật liệu dùng vào sản xuất theo yêu cầu, mục đích của mình, Công ty còn sử dụng để sản xuất theo nhu cầu khách hàng. Cụ thể để sản xuất các chi tiết cho hãng HONDA, hãng đã yêu cầu sản xuất với nguyên liệu là thép (0,6-6 ly) của Công ty Nippon Steel của Nhật bản. Công ty đã nhập 1900 tấn thép loại này năm 2004.
Còn lại các loại vật liệu, hoá chất phục vụ cho sản xuất, Công ty chủ yếu mua trong nước. Ví dụ dầu, mỡ bôi trơn mua của Công ty TOTAL. Ngoài ra, để cải tiến mẫu mã, nâng cao khả năng cạnh tranh, Công ty cũng mua một số bán thành phẩm do các Công ty khác sản xuất như: quai ấm bằng nhựa, bao bì sản phẩm, bóng đèn thuỷ tinh và một số bán thành phẩm khác.
Chính vì nguồn nguyên vật liệu của Công ty chủ yếu là được nhập khẩu cho nên quá trình sản xuất-kinh doanh của Công ty đã bị chi phối bởi một nhân tố, có thể xem là nhân tố khách quan đó là tỷ giá. Do vậy, Công ty cần phải có dự báo về giá một số loại nguyêu liệu trong những năm tới, có kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu hợp lý để vừa phục vụ kịp thời cho sản xuất vừa có thể tận dụng chênh lệch tỷ giá.
i.2.4> Đặc Điểm về Lao động.
1, Số lượng lao động:
Bảng 2: Tổng hợp Số lượng lao động
Chỉ tiêu
Năm 2003
(người)
Năm 2004
(người)
Công nhân viên sản xuất
1.640
1.677
- Công nhân trực tiếp
1.604
1.657
- Nhân viên giám sát
36
20
Nhân viên ngoài sản xuất
210
233
- Nhân viên bán hàng
10
12
- Nhân viên quản lý
200
221
Tổng cộng
1.850
1.910
Nguồn: Phòng Tổ chức
Dự kiến năm 2005, số lượng cán bộ công nhân viên chức toàn Công ty vào khoảng 1.950 người. Thực tế tính đến ngày 31/12/2004, Công ty có 1.910 cán bộ công nhân viên.
2, Chất lượng lao động:
Bảng 3: Tổng hợp chất lượng lao động của Công ty
( Tính đến ngày 31/12/2004)
Stt
Tên đơn vị
Số CBCNV (người)
Trình độ lao động
Kỹ sư/ Cử nhân
Cao Đẳng
Trung cấp
Công nhân
1
Phòng Hành chính
23
4
2
17
2
Phòng Kế hoạch
12
2
4
6
3
Phòng Công nghệ
15
14
1
4
Phòng Đầu tư
10
5
4
1
5
Phòng Tài vụ
10
4
3
3
6
Phòng Vật tư
22
3
2
17
7
Phòng Tổ chức
14
9
4
1
8
Phòng Thiết kế
5
3
2
9
Phòng QC
9
3
4
2
10
Phòng Cơ điện
29
9
7
13
Stt
Tên đơn vị
Số CBCNV
(người)
Trình độ lao động
Kỹ sư/ Cử nhân
Cao đẳng
Trung cấp
Công nhân
11
Phòng Tổng hợp
2
2
12
Phòng Bảo vệ
23
7
16
13
PX. Đột I
175
2
3
170
14
PX. Đột II
177
4
1
172
15
PX. Đột III
170
3
2
2
163
16
PX. Đột dập
188
5
2
4
177
17
PX. Khuôn mẫu
184
2
3
5
174
18
PX. Hàn
167
1
166
19
PX. Mạ Sơn
162
2
2
158
20
PX. Cơ điện
163
3
2
1
157
21
PX. Cơ điện 1
92
2
11
8
71
22
PX. Ráp
159
3
1
155
23
PX. INOX
82
6
13
21
42
24
Cửa hàng BLSP
12
3
2
1
6
25
Ban Giám đốc
5
5
Tổng cộng
1.910
1.657
Nguồn: Phòng Tổ chức
(Riêng Trung tâm đào tạo và dạy nghề do Phó Giám đốc phụ trách đầu tư mở rộng sản xuất phụ trách. Cán bộ giảng viên của Trung tâm là các cán bộ bên trong Công ty hoặc có thể thuê ngoài)
Xét về mặt cơ cấu, lao động của Công ty được chia thành 3 nhóm sau:
+ Công nhân Kỹ thuật bao gồm các công nhân phục vụ cho các dây chuyền công nghệ, chủ yếu là công nghệ chế tạo khuôn cối bằng hệ thống máy vi tính (trung tâm CNC), đội ngũ công nhân điều khiển sản xuất bằng máy cơ khí gồm 64 người.
+ Công nhân hoạt động mang tính chất nghề nghiệp (theo công nghệ) bao gồm công nhân ở các PX Đột, dập, mạ…
+ Đội ngũ công nhân viên phục vụ văn phòng, phục vụ xây dựng bản của Công ty.
i.2.5> Đặc điểm Mô hình tổ chức quản lý của Công ty.
1, Cơ cấu sản xuất của Công ty:
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận và công tác tổ chức sản xuất của Công ty Kim Khí Thăng Long được bố trí như sau:
a, Phân xưởng Đột dập: Đột dập tạo hình các chi tiết sản phẩm.
b, Phân xưởng Đột I: sản xuất chi tiết bếp dầu các loại, đèn toạ đăng, đèn bão, đèn chiếu sáng công cộng.
c, Phân xưởng Đột II: sản xuất các chi tiết xe máy: KFVN (SUPER DREAM), KFLP (FUTURE)…
d, Phân xưởng Đột III: sản xuất đèn nến ROTERA, đèn nến vuông 19, đèn nến trụ 12.
e, Phân xưởng INOX: sản xuất các sản phẩm xoong, chảo, ấm, bát inox các loại.
f, Phân xưởng Mạ, Sơn: tuỳ theo chất lượng sản phẩm, các chi tiết, cụm chi tiết được mạ lên toàn bộ bề mặt một lớp mạ Niken-Crôm, hoặc lớp mạ kẽm, hoặc được sơn… nhằm bảo vệ các chi tiết, cụm chi tiết không bị ăn mòn, và trang trí sản phẩm.
g, Phân xưởng Hàn: hàn các chi tiết riêng lẻ thành các cụm chi tiết hoặc các sản phẩm hoàn chỉnh.
h, Phân xưởng Ráp: là bộ phận lắp ráp các chi tiết, cụm chi tiết để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
i, Phân xưởng Cơ điện: bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị, chế tạo các chi tiết thay thế.
k, Phân xưởng Khuôn mẫu: sửa chữa khuôn, chế tạo các loại khuôn gá mới phục vụ sản xuất.
Công tác tổ chức của Công ty chủ yếu theo hình thức công nghệ. Mỗi phân xưởng chỉ thực hiện một công nghệ nhất định (đột, dập, hàn, mạ…). Phương pháp tổ chức sản xuất là phương pháp bố trí theo dây chuyền. Do đặc điểm sản phẩm của Công ty là có rất nhiều chi tiết nên Công ty đã lựa chọn phương pháp sản xuất song song kết hợp với tuần tự. Điều này đã làm giảm nhiều thời gian ngừng nghỉ trong sản xuất.
2, Các bộ phận và các cấp quản lý trong Công ty:
Cơ cấu tổ chức của một Công ty là tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá, được giao những trách nhiệm, quyền hạn nhất định và được bố trí theo cấp để thực hiện các chức năng quản lý.
Giữa cơ cấu tổ chức quản lý và cơ cấu sản xuất của Công ty có mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ. Cơ sở của cơ cấu tổ chức quản lý là cơ cấu sản xuất.
Tương ứng với cơ cấu sản xuất như trên, Công ty Kim Khí Thăng Long đã xây dựng một cơ cấu tổ chức gồm các bộ phận sau:
Ban Giám Đốc:
Giám đốc Công ty: do UBND Thành phố bổ nhiệm, vừa là người đại diện cho Nhà nước, vừa là người đại diện cho quyền lợi cán bộ trong Công ty. Là người có quyền lực cao nhất, chịu toàn bộ trách nhiệm quản lý điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phó Giám đốc phụ trách sản xuất: phụ trách Ban đào tạo, phòng Kế hoạch, các phân xưởng sản xuất công nghệ.
Phó Giám đốc phụ trách Đầu tư mở rộng sản xuất, đào tạo và dạy nghề, Hệ thống quản lý chất lượng: phụ trách phòng Đầu tư, Trung tâm đào tạo và dạy nghề.
Phó Giám đốc phụ trách Nhà máy Chế tạo khuôn mẫu theo Công nghệ cao: phụ trách Nhà máy Chế tạo khuôn mẫu theo Công nghệ cao.
Phó Giám đốc phụ trách Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh: phụ trách Chi nhánh Công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Các phòng ban chức năng:
a, Phòng Hành chính: giúp việc cho Giám đốc trong công tác quản lý hành chính, chăm lo sức khoẻ, đời sống cho CBCNV, giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh lao động, quản lý công tác xây dựng cơ bản trong phạm vi Công ty.
b, Phòng Kế hoạch: xây dựng kế hoạch sản xuất năm, quý và tháng; phối kết hợp với các phòng ban, phân xưởng chuẩn bị vật tư, công nghệ, tác nghiệp sản xuất, cân đối nhân lực, thiết bị và sản phẩm cho phù hợp với điều kiện sản xuất; xây dựng và quản lý định mức lao động; tổ chức xây dựng kế hoạch quỹ tiền lương.
c, Phòng Tài vụ: tổ chức, chỉ đạo, thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê, tài chính, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế ở doanh nghiệp theo cơ chế quản lý mới. Đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát viên kinh tế tài chính của Nhà nước tại Công ty.
d, Phòng Tổ chức: đề xuất phương án tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh và tổ chức cán bộ; quản lý lao động, tuyển dụng lao động, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên; theo dõi việc lập danh sách thông báo đóng BHXH và giải quyết chế độ cho CBCNV theo quy định của Pháp luật hiện hành.
e, Phòng QC: xây dựng tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng, sản phẩm đầu vào, chi tiết hoàn chỉnh, sản phẩm xuất xưởng; kiểm tra nguyên vật liệu, bán thành phẩm, sản phẩm đầu vào của Công ty; kiểm soát chất lượng công đoạn trong quá trình sản xuất; kiểm tra hàng thành phẩm và sản phẩm qua dịch vụ sau bán hàng.
g, Phòng Đầu tư: căn cứ phương hướng phát triển sản xuất và kinh doanh của Công ty để xây dựng và triển khai thực hiện các dự án đầu tư…
h, Phòng Vật tư: cung ứng vật tư cho sản xuất, tổ chức tiêu thụ sản phẩm, tổ chức vận chuyển, xếp dỡ phục vụ sản xuất và tiêu thụ.
i, Phòng Thiết kế: nghiên cứu, thiết kế, chế thử và đưa vào sản xuất các sản phẩm mới; thiết kế quy trình công nghệ, khuôn gá để sản xuất ra sản phẩm theo đơn đặt hàng; tham gia Ban đào tạo Công ty.
k, Phòng Công nghệ: quản lý công nghệ sản xuất của Công ty, thiết kế cải tiến và ban hành quy trình công nghệ, khuôn gá cho phù hợp với tình hình sản xuất của Công ty, ban hành quy định bảo hành sản phẩm; thường trực Hội đồng An toàn lao động Công ty.
l, Phòng Cơ điện: quản lý hệ thống thiết bị, hồ sơ thiết bị, hệ thống cung cấp điện, thiết bị điện, hồ sơ thiết bị điện; tham mưu với Giám đốc trong công tác quản lý hệ thống thiết bị, quản lý hệ thống cung cấp điện nhằm khai thác có hiệu quả năng lực của thiết bị và hệ thống cung cấp điện phục vụ sản xuất.
m, Phòng Bảo vệ: tham mưu giúp việc Giám đốc trong công tác giữ gìn an ninh chính trị, an ninh kinh tế, phòng chống cháy nổ trên địa bàn Công ty; kết hợp với các đơn vị bạn nằm liền kề với Công ty, phối hợp với công tác nghiệp vụ do công an hướng dẫn; kết hợp với các phòng ban, phân xưởng có liên quan duy trì việc thực hiện các nội quy, quy chế quản lý Công ty.
n, Phòng Tổng hợp thuộc Nhà máy chế tạo khuôn mẫu theo Công nghệ cao: tham mưu giúp việc Giám đốc Nhà máy trong công tác xây dựng kế hoạch điều độ tác nghiệp, thực hiện hoàn thành tiến độ kế hoạch sản xuất của Nhà máy Chế tạo khuôn mẫu theo Công nghệ cao.
p, Cửa hàng bán lẻ sản phẩm: quản lý cửa hàng GTSP, quản lý hệ thống các đại lý ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với Công ty; bán và GTSP của Công ty.
q, Trung tâm đào tạo và dạy nghề: tuyển dụng học sinh là con em CBCNV, lao động phổ thông ngoài xã hội để đào tạo và dạy nghề Cơ khí nhằm mục đích tạo nguồn nhân lực cho Công ty Kim Khí Thăng Long, các đơn vị trên vùng lãnh thổ và Sở Công nghiệp.
Phần ii
Tóm Lược thực trạng Công ty Kim Khí
Thăng Long
iI.1> Tình hình hoạt động sản xuất- kinh doanh
iI.1.1> Tình hình sản xuất-tiêu thụ theo mặt hàng.
Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng trong và ngoài nước, Công ty đã và đang sản xuất hơn 100 mặt hàng thuộc 4 nhóm chính (hàng truyền thống, hàng inox, hàng xuất khẩu và hàng thay thế nhập khẩu (chi tiết xe máy)). Tình hình sản xuất mặt hàng của Công ty trong các năm qua được thể hiện qua biều sau:
Bảng 4: Tình hình sản xuất các mặt hàng
TT
Tên sản phẩm
Đơn vị tính
2002
2003
2004
2005 (KH)
1
Bếp dầu các loại
1000 chiếc
550
560
480
500
2
Đèn các loại
1000 chiếc
40
38
33
60
3
Các sản phẩm inox
1000 chiếc
32
40
50
65
4
Sản phẩm HONDA
1000 bộ
500
550
600
630
5
Sản phẩm xuất khẩu
1000 chiếc
1.500
2.000
2.500
3.000
Nguồn: Phòng Kế hoạch
Nhận xét chung:
1/ Mặt hàng bếp dầu, được sản xuất với khối lượng vừa phải, năm 2002 sản xuất 550.000 chiếc, năm 2003 sản xuất 560.000 chiếc. Tuy nhiên, dự kiến sang năm 2005 sản xuất 500.000 chiếc (giảm so với 2002, 2003). Thực tế, qua theo dõi tình sản xuất của Công ty trong những tháng đầu năm, số lượng bếp dầu sản xuất được như sau:
Tháng 1/2005: 50.803 chiếc
Tháng 2/2005: 32.065 chiếc
Sản lượng trung bình xấp xỉ 2.200 chiếc/ngày. Mặt hàng bếp dầu được tiêu thụ mạnh đặc biệt ở thị trường miền Nam ( Đồng bằng Sông Cửu Long) là do nhân dân có tục sửa sang lại bếp núc vào ngày “ Ông Công, Ông Táo” hàng năm.
2/ Các sản phẩm truyền thống khác như: đèn bão, đèn toạ đăng có thể thấy khối lượng sản xuất khá ổn định, năm 2002 sản xuất 29.000 chiếc đèn bão và 11.000 chiếc đèn toạ đăng, năm 2003 là 25.000 và 13.000 chiếc và năm 2004 là 21.000 và 12.000.
3/ Các sản phẩm inox và sản phẩm xuất khẩu (đèn nến ROTERA) đang có bước tăng trưởng đáng kể.
4/ Sản phẩm thay thế nhập khẩu: như sản phẩm HONDA (WGBG và KFLG), bộ giảm xóc xe máy HONDA được sản xuất theo đơn hàng của hãng HONDA với số lượng 500.000 bộ trong năm 2002, 600.000 bộ trong năm 2004. Đây là mặt hàng đem lại doanh thu lớn nhất cho Công ty.
Theo thông tin từ phòng Vật tư Công ty ( bộ phận có nhiệm vụ cung cấp vật tư cho sản xuất và tiêu thụ thành phẩm) thì hàng hoá tồn kho của Công ty là không đáng kể. Chứng tỏ, hàng hoá của Công ty được tiêu thụ mạnh trên thị trường (không tính đến hàng được sản xuất theo đơn hàng của hãng HONDA).
Thị trường tiêu thụ của Công ty khá rộng, sản phẩm của Công ty không những chiếm lĩnh thị trường trong mà còn được tiêu thụ ở thị trường nước ngoài.
Đối với thị trường nước ngoài: xuất sang các nước như Lào, Campuchia, Thụy Điển, Mỹ…với mặt hàng chủ yếu là các sản phẩm như đèn nến NEW ROTERA, Giá để chai rượu, Sào treo 110...
Đối với thị trường trong nước:
Sản phẩm Xoong, nồi, chảo inox được tiêu thụ tại Hà Nội khoảng 70%, tại các tỉnh phía Bắc khoảng 10%.
Sản phẩm bếp các loại được tiêu thụ ở Hà Nội và Quảng Ninh chỉ có khoảng 10%, còn lại chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường miền Nam, Đồng bằng Sông Cửu Long.
Hầu hết các sản phẩm đèn cao áp được tiêu thụ trên thị trường miền bắc, 85% ở thị trường Hải Phòng và Quảng Ninh, 15% ở Hà Nội và các tỉnh khác…
Thị trường miền Trung chỉ tiêu thụ 3 sản phẩm: Bếp dầu, đèn bão, đèn tọa đăng.
Xét về tỷ trọng, doanh thu của các nhóm sản phẩm chủ yếu thể hiện dựa vào biểu sau:
Bảng 5: Tỷ trọng doanh thu của các nhóm sản phẩm chủ yếu
TT
Nhóm sản phẩm
Tổng Doanh thu ( Tỷ Vnđ)
Năm 2003 (TH)
Năm 2004 (TH)
Năm 2005 (KH)
1
Sản phẩm truyền thống
48
65,4
78
2
Sản phẩm inox
8
9,6
12
3
Sản phẩm chi tiết xe máy
96
139
150
4
Sản phẩm xuất khẩu
53
98
120
Tổng
205
312
360
Nguồn: Phòng Kế hoạch
Nguồn: Phòng Kế hoạch
Nhận thấy, sản phẩm truyền thống tuy được tiêu thụ ổn định, đặc biệt là mặt hàng bếp dầu, nhưng doanh thu của loại này lại chiếm tỷ trọng chưa cao ( 21%). Có thể nguyên nhân là việc khó mở rộng thị trường là khó khăn, sản phẩm này hầu như được tiêu thụ trong nước, không có xuất khẩu hoặc xuất khẩu với khối lượng quá nhỏ. Do vậy, Công ty một mặt cần tìm kiếm thị trường mới một mặt cần không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, đáp ứng đầy đủ nhu cầu khách hàng.
Nhóm sản phẩm xuất khẩu, tỷ trọng doanh thu có cao hơn hàng truyền thống (31%). Tuy nhiên, sản phẩm loại này thường được sản xuất theo đơn hàng độc quyền của phía nước ngoài, chẳng hạn như đèn nến (ROTERA) được sản xuất theo đơn hàng của hãng IKEA, Thụy Điển, cho nên giá cả không được chủ động. Đèn nến được đặt hàng với giá 1,5 USD/ chiếc trong năm 2004, nhưng đến cuối năm họ chỉ đặt với giá 1,1 – 1,3 USD/ chiếc. Điều này đòi hỏi Công ty phải nghiên cứu, chế thử những loại sản phẩm mới để đảm bảo chủ động trong kinh doanh.
Nhóm sản phẩm hàng thay thế (chi tiết xe máy) đạt doanh thu cao nhất (45% trong năm 2004). Để tiếp tục khai thác tốt mảng nay, Công ty cần phải hoàn thiện tổ chức sản xuất của phân xưởng, bộ phận sản xuất mặt hàng này để đảm bảo giao hàng đúng tiến độ, đúng yêu cầu khách hàng.
iI.1.2> Chất Lượng sản phẩm.
Bảng 6: Tổng hợp chất lượng sản phẩm Công ty
Stt
Tên Sản phẩm
Năm 2003
Năm 2004
Thành phẩm (chiếc)
Phế phẩm (chiếc)
Tỷ lệ (%)
Thành phẩm (chiếc)
Phế phẩm (chiếc)
Tỷ lệ (%)
1
Bếp dầu các loại
560
2
0,3
480
1
0,2
2
Đèn các loại
38
0
0
33
0
0
3
Các sản phẩm inox
40
0
0
50
0
0
4
Sản phẩm HONDA
550
2
0,3
600
1
0,1
5
Sản phẩm xuất khẩu
2000
2
0,1
2500
0
0
Nguồn: Phòng Kế hoạch
Hiện nay tỷ lệ phế phẩm của Công ty đã giảm nhiều so với một số năm trước (khoảng trên 2%). Công ty đang phấn đấu đến năm 2005 sẽ thay thế được 70% máy móc hiện đại làm cho tỷ lệ phế phẩm giảm hơn nữa.
iI.1.3> Hiệu Quả sản xuất-kinh doanh của Công ty.
Để đánh giá một cách khái quát về tình hình thực hiện các chỉ tiêu hiệu quả của Công ty ta chủ yếu xem xét các nhân tố chính là doanh thu, các khoản chi phí bỏ ra và một số chỉ tiêu kinh tế mà Công ty đã thực hiện để từ đó có cái nhìn đơn giản nhất về những gì Công ty thu được cũng như mất đi trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhìn chung tình hình doanh thu của Công ty là tương đối khả quan, điều này được thể hiện qua biểu sau:
Bảng 7: Tỷ suất lợi nhuận của Công ty Kim Khí Thăng Long
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm thực hiện
2003
2004
2005 (ước)
1
Doanh thu thuần
Tỷ
205
312
360
2
Vốn chủ sở hữu
Tỷ
34,3
37,7
41
3
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ
13,827
17,1
18
4
Tỷ suất LN/DT (=3/1*100%)
6,74
5,48
5
ROE (=3/2
11,5
Nguồn: Phòng Kế hoạch
Bên cạnh việc làm mọi cách để tăng doanh thu Công ty luôn thực hiện đầy đủ mọi chính sách, chế độ của Nhà nước. Điều này được thể hiện qua việc Công ty nộp thuế vào ngân sách Nhà nước hàng năm đầy đủ. Công ty thường xuyên chăm lo đời sống cho CBCNV. Hàng năm vào dịp Hè, Công ty thường xuyên tổ chức cho toàn thể CBCNV đi nghỉ mát khám sức khoẻ định kỳ, kiểm tra vệ sinh môi trường, thực hiện an toàn trong lao động, đóng BHXH và BHYT đầy đủ. Đặc biệt Công ty đã trích tiền khen thưởng cho con em CBCNV đạt danh hiệu học sinh giỏi và tiên tiến trong năm học, luôn chú trọng đến đời sống của CBCNV.
Ta thấy rõ ràng là đời sống CBCNV ngày càng được cải thiện. Để đạt kết quả này hẳn Công ty phải có kế hoạch sản xuất kinh doanh tốt, dẫn tới kết quả tăng doanh thu đều đặn hàng năm. Từ đó tạo ra lợi nhuận để thực hiện những công việc trên.
ii.2> Thực Trạng Hoạt Động Quản Lý của Công ty Kim Khí thăng Long
Với một số thông tin thu thập, tôi xin nêu thực trạng hoạt động quản lý của Công ty trên các mặt sau:
ỉ Công tác Kế Hoạch Hoá.
ỉ Công tác quản lý Nguyên vật liệu, Vật tư, Bán thánh phẩm.
ỉ Công tác quản lý Máy móc thiết bị.
ỉ Công tác quản lý Nhân sự.
ỉ Công tác thu nhập, xử lý thông tin và quản lý thông tin nội bộ.
ii.2.1> Công Tác Kế Hoạch của Công ty.
A, Căn cứ lập kế hoạch.
1/ Căn cứ vào nhu cầu thị trường.
Khi nghiên cứu nhu cầu thị trường đối với các loại sản phẩm, Công ty cũng xem xét sự tác động của các nhân tố chủ quan và khách quan. Phương pháp được áp dụng chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm, ý nghĩ chủ quan của các cán bộ tham gia nghiên cứu. Tuy nhiên trong giai đoạn gần đây Công ty đang dần tập trung vào những phương pháp điều tra thị trường mang tính khoa học và thực tế cao.
2/ Căn cứ vào kế hoạch do Sở Công nghiệp Hà Nội giao xuống.
Hàng năm vào khoảng tháng 2, Sở Công nghiệp Hà Nội giao chỉ tiêu kế hoạch xuống cho Công ty sau khi nhận được bản thực hiện kế hoạch năm trước và bản kế hoạch Kinh tế – Kỹ Thuật toàn diện năm tới.
Chỉ tiêu Sở giao xuống gồm 2 chỉ tiêu chính: Chỉ tiêu pháp lệnh là chỉ tiêu bắt buộc Công ty phải thực hiện (nộp ngân sách) và chỉ tiêu hướng dẫn Công ty thực hiện để đạt chỉ tiêu Pháp lệnh đã giao: như chỉ tiêu Giá trị sản xuất công nghiệp, Doanh thu…
Bảng 8: Mẫu Chỉ tiêu kế hoạch Năm …….( do Sở Công nghiệp giao)
Chỉ Tiêu.
Đơn vị tính
Giá trị
I. Chỉ tiêu pháp lệnh
Tổng số nộp ngân sách
Triệu Vnđ
Trong đó
,,
- Thuế VAT
,,
- Thuế TTĐB
,,
- Thuế TNDN
,,
- Thuế môn bài
,,
II. Chi tiêu hướng dẫn
1. Giá trị SXCN (giá CĐ 94)
Triệu Vnđ
2. Doanh thu không thuế
,,
3. Thu nhập Doanh Nghiệp
,,
4. Vốn xây dựng cơ bản
,,
3/ Căn cứ vào năng lực hiện có của Công ty.
Khi xây dựng kế hoạch, Công ty căn cứ vào tình hình, khả năng hiện có của mình. Xem mình có bao nhiêu máy móc các loại, có bao nhiêu lao động…
Chẳng hạn để sản xuất 55.000 bếp dầu 10 bấc/tháng (BD10B) thì Phân xưởng Đột dập phải cần 105 người làm việc trong 8h/ngày. Phòng Kế hoạch phải dựa vào định mức sản xuất một sản phẩm, năng lực hiện có của Phân xưởng Đột để lên kế hoạch.
4/ Căn cứ vào kết quả đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm trước.
Khi xây dựng kế hoạch năm, ngoài việc căn cứ vào các nhiệm vụ mục tiêu của kế hoạch năm và chỉ tiêu trên giao, Công ty còn phải căn cứ vào việc đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch những năm trước đó.
B, Trình tự lập kế hoạch.
Nhận công văn đề nghị của Sở Công nghiệp
Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh
Nhận chỉ tiêu chính thức của Sở
Kiểm tra và xây dựng các giải pháp
Sơ đồ 3. Trình tự lập kế hoạnh của Công ty.
Bước 1. Hàng năm, vào tháng 8, 9 năm Báo Cáo sau khi nhận được công văn của Sở, Công ty phải báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch, thực trạng sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm, đồng thời xây dựng kế hoạch Sản xuất – Kinh tế – Kỹ thuật toàn diện năm tới.
Bước 2. Phòng Kế hoạch tiến hành lập một bản kế hoạch Sản xuất – Kinh tế-Kỹ thuật bao gồm các nội dụng:
Ước tính thực hiện năm báo cáo
Tỷ lệ dự kiến kế hoạch năm tới.
Hướng dẫn các phòng ban chức năng lập kế hoạch.
Phòng Tổ chức: kế hoạch lao động, kế hoạch đào tạo.
Phòng Tài vụ: kế hoạch tài chính.
Phòng Vật tư: kế hoạch vật tư-tiêu thụ sản phẩm.
Phòng Kỹ thuật:
- Xây dựng kế hoạch tiến bộ, kỹ thuật.
- Chế tạo sản phẩm mới.
- Đầu tư cải tiến công nghệ
Bước 3: Sở Công nghiệp sau khi duyệt dự thảo kế hoạch của Công ty gửi lên, chính thức giao kế hoạch cho Công ty.
Bước 4: Sau khi nhận được chi tiêu của Sở Công nghiệp giao xuống, Công ty tiến hành kiểm tra, xây dựng biện pháp thực hiện kế hoạch.
C, Nội dung kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty.
Do yêu cầu của của thị trường cần sự linh hoạt, Công ty phải sản xuất nhiều kế hoạch nhỏ hơn từ kế hoạnh năm:
Kế hoạch năm
kế hoạch 6 tháng
kế hoạch quý
kế hoạch chỉ tiêu tháng
kế hoạch tổng hợp
kế hoạch giao cho từng PX
kế hoạch chi tiết.
ii.2.2> Công tác quản lý nguyên vật liêu, vật tư, bán thành phẩm.
A, Công tác quản lý vật tư:
Việc quản lý NVL, vật tư cũng như thành phẩm thuộc trách nhiệm phòng vật tư của Công ty. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất-kinh doanh, vào định mức NVL, vật tư chính, phụ, phòng Vật tư lập kế hoạch tổ chức thu mua NVL, vật tư, hoá chất phục vụ cho sản xuất.
Thông thường việc ban hành Định mức NVL được phòng Kỹ thuật thực hiện như sau:
- Phòng Kỹ thuật xây dựng định mức NVL trên cơ sở tính toán theo quy trình công nghệ.
Ban hành tạm thời trong lô hàng sản xuất thử nghiệm.
Kiểm tra số liệu thực tế với số liệu đã ban hành.
Hiệu chỉnh và ban hành Định mức vật tư cho quá trình sản xuất.
Do đặc điểm sản xuất của Công ty nên NVL chủ yếu ở dạng tấm, miếng lớn, cho nên công tác kho tàng gặp một số khó khăn. Một số loại vật tư như sắt, thép, tôn phải để ngoài trời một phần cũng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Điều này đòi hỏi Công ty phải cung ứng vật tư vào một thời điểm thích hợp hạn chế thời gian lưu kho, lưu bãi. Khi vật tư được nhập về thì trong một thời gian ngắn là phải đưa vào sản xuất ngay vừa giảm chi phí lưu kho, vừa giảm được hư hỏng, mất mát.
Ngoài việc quản lý NVL, vật tư, phòng Vật tư còn nhiêm vụ quản lý thành phẩm và tiêu thụ hàng hoá. Sau công đoạn lắp ráp, thành phẩm được kiểm tra thông qua phòng QC ( phòng Quản lý Chất lượng ), nếu được gắn phiếu “XANH” thì nhập kho thành phẩm, phiếu “vàng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 518.DOC