Báo cáo thực tập tại Công ty Kỹ thuật Công nghiệp Thăng Long – Litech

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương 1: Sự hình thành và phát triển Công ty Kỹ thuật Công nghiệp Thăng Long – Litech 4

1.1.Lịch sử hình thành và phát triển. 4

1.1.2. Các chỉ tiêu tài chính của công ty. 5

1.1.3. Lao động và tiền lương của doanh nghiệp 11

1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Kỹ thuật Công nghiệp Thăng Long. 13

1.2.1. Chức năng. 13

1.2.2. Nhiệm vụ. 13

1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý, kinh doanh của Công ty Kỹ thuật Công nghiệp Thăng Long. 14

1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý. 14

1.3.1.1. Cơ cấu tổ chức quản lý. 14

1.3.1.2. Các phòng ban thuộc Công ty. 15

1.3.2. Đặc điểm tổ chức kinh doanh của Công ty Kỹ thuật Công nghiệp Thăng Long. 18

Chương 2: Đặc điểm tổ chức kế toán của Công ty Kỹ thuật Công nghiệp Thăng Long. 20

2.1. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Kỹ thuật Công nghiệp Thăng Long. 20

2.1.1. Chức năng nhiệm vụ của phòng tài chính kế toán: 20

2.1.2. Nhiệm vụ từng phần hành kế toán trong phòng kế toán. 21

2.1.2.1. Kế toán trưởng. 21

2.1.2.2. Kế toán hàng hóa – Kế toán tiền lương. 22

2.1.2.3. Kế toán tổng hợp. 22

2.1.2.4. Thủ quỹ - Kế toán tài sản cố định. 22

2.2. Tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp. 23

2.3. Một số phần hành kế toán chủ yếu tại doanh nghiệp. 25

2.3.1. Kế toán mua hàng. 25

2.3.2. Kế toán tiêu thụ hàng hóa. 26

2.3.3. Tập hợp chi phí kinh doanh trong kỳ. 27

KẾT LUẬN 32

 

 

doc32 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1416 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty Kỹ thuật Công nghiệp Thăng Long – Litech, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhằm tìm kiếm và mở rộng thị trường như kinh doanh thiết bị điện, thiết bị gia công vật liệu… Công ty cũng không ngại ngần việc quay lại khai thác mảng kinh doanh thiết bị y tế do phát hiện khả năng phát triển của mặt hàng này trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện tại. Hiện nay, công ty đang rất tích cực trong việc nghiên cứu nhu cầu thị trường để có thể mở rộng hơn nữa hoạt động kinh doanh của mình và mong muốn khẳng định vị thế của mình trên thị trường. 1.1.2. Các chỉ tiêu tài chính của công ty. * Nguồn vốn. Trong điều kiện tài chính chung của các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay hầu như đơn vị nào cũng thiếu vốn kinh doanh. Công ty Litech cũng nằm trong tình trạng đó nên phải thường xuyên vay vốn ngân hàng để kinh doanh. Khi thành lập Công ty có tổng số vốn kinh doanh là 1 tỷ đồng, đến nay số vốn của Công ty là 2 tỷ đồng, doanh số năm 2007 đạt hơn 7.5 tỷ đồng, để đảm bảo mức doanh số trên Công ty đã nỗ lực huy động các nguồn vốn khác nhau như huy động vốn chủ sở hữu, vay ngân hàng, mua trả chậm nhà cung ứng. Là một doanh nghiệp thương mại có quy mô vừa và nhỏ nên doanh nghiệp có điểm bất lợi là nguồn vốn kinh doanh ít, do đó khả năng quay vòng vốn đối với doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó việc biết tận dụng đòn bẩy tài chính trong kinh doanh sẽ tạo lợi thế đối với doanh nghiệp. Bảng 1. Nguồn vốn chủ sở hữu Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tốc độ tăng so với năm 2005 2006 2007 Nguồn vốn chủ sở hữu 1.200 1.500 2.000 1,25 1,67 Từ bảng 1 cho thấy: Năm 2006 so với năm 2005 tăng 1.25 lần, năm 2007 so với năm 2005 tăng 1.67 lần. Như vậy , tốc độ tăng vốn chủ sở hữu qua các năm so với năm 2005 là tương đối cao, điều này chứng tỏ Công ty đang ngày càng phát triển, đặc biệt trong những năm gần đây Công ty đã có những phát triển mạnh đáng kể. Trong giai đoạn đầu mới tham gia vào thị trường, từ năm 2000 đến năm 2005, số vốn kinh doanh của doanh nghiệp hầu như không tăng nhiều, sau 5 năm hoạt động số vốn kinh doanh chỉ tăng 200 triệu đồng so với khi mới thành lập (khi mới thành lập doanh nghiệp có số vốn kinh doanh là 1 tỷ đồng, vốn kinh doanh của doanh nghiệp năm 2005 là 1,2 tỷ đồng). Điều đó cho thấy, trong giai đoạn đầu doanh nghiệp không chú trọng việc mở rộng quy mô kinh doanh mà chỉ tập trung cho việc tìm kiếm thị trường và từng bước ổn định vị thế trên thị trường. Trong những năm tiếp theo, từ năm 2005 đến năm 2007, nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp tăng nhanh một cách đáng kể, điều đó cho thấy hiện nay doanh nghiệp rất chú trọng vào việc mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Hiện nay nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp đã tăng gấp 2 lần so với khi mới thành lập. Đó là do doanh nghiệp luôn tim tòi những thị trường mới đã đem lại kết quả kinh doanh cao, đây là cơ sở để doanh nghiệp quyết định tăng nguồn vốn kinh doanh, mở rộng quy mô kinh doanh. * Các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính. Bảng 2. Báo cáo Kết quả kinh doanh Đơn vị: nghìn đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tốc độ tăng so với năm 2005 2006 2007 1. Doanh thu 3.000.000 4.315.000 7.500.000 1,44 2,5 2. Giá vốn 2.230.000 3.303.000 5.763.000 1,48 2.58 3. Lợi nhuận gộp 770.000 1.000.000 1.737.000 1,3 2,26 4. Chi phí bán hàng - - - 5. CP quản lý DN 380.000 456.000 825.000 1,2 2,17 6. LN thuần từ KD 390.000 544.000 912.000 1,4 2,34 7. LN từ HĐTC (258.500) (237.500) (218.000) a. DTHĐTC 9.700 7.500 5.200 b. CPHĐTC 268.200 245.000 223.200 8. LN khác 46.000 85.000 - a. Thu khác 46.000 85.000 - b. Chi khác - - - 9. Tổng LNTT 177.500 391.500 694.000 2,2 3,9 10. Thuế TNDN 49.700 109.620 194.320 11. LN sau thuế 127.800 281.880 499.680 Từ báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty qua các năm 2005, 2006, 2007 như trên nhìn chung cho ta thấy các chỉ tiêu tài chính trên báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty có xu hướng tăng mạnh qua các năm, điều đó hoàn toàn phù hợp với việc doanh nghiệp đang mở rộng quy mô kinh doanh trong những năm gần đây. Doanh thu bán hàng của Công ty ngày một tăng cao với một tỷ lệ đáng kể, doanh thu năm 2006 tăng 1,44 lần so với doanh thu của năm 2005 và doanh thu năm 2007 tăng 2,5 lần so với năm 2005. Doanh thu bán hàng là nguồn lợi nhuận chủ yếu của bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực thương mại và đối với Công ty Kỹ thuật Công nghiệp Thăng Long cũng không phải là một ngoại lệ. Đây là một sự tăng trưởng rất mạnh cho thấy Công ty làm ăn rất thuận lợi. Việc chuyển đổi hoạt động kinh doanh theo hướng mặt hàng đem lại doanh số cao đã mang lại lợi nhuận cho Công ty và đóng góp cho Ngân sách Nhà Nước 194.320 nghìn đồng (năm 2007) cao hơn năm 2006 là 84.700 nghìn đồng và cao hơn năm 2005 là 144.620 nghìn đồng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, ta có thể thấy giá vốn hàng bán và chi phí quản lý của Công ty lại có tốc độ tăng mạnh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu. Điều đó cho thấy doanh nghiệp sử dụng chi phí chưa được hợp lý. Bảng 3. Bảng cân đối kế toán năm 2007. Đơn vị: nghìn đồng Tài sản Đầu năm Cuối năm Nguồn vốn Đầu năm Cuối năm I. Tài sản ngắn hạn 8.158.500 9.058.800 I. Nợ phải trả 6.010.200 7.003.800 1.Tiền mặt 13.900 7.200 1.Vay ngắn hạn 3.687.000 3.285..000 2. Tiền gửi ngân hàng 549.600 355.100 2.Phải trả NB 2.091.000 3.255.000 3.Phải thu KH 3.417.800 3.981.100 3.Người mua ứng trước 152.000 439.000 4.Trả trước cho NB 187.200 4.Thuế và phải nộp NN 71.000 18.300 5.Thuế TNDN tạm nộp 25.000 5.Phải trả CNV 0 0 6.Ký quỹ 12.000 12.000 6.Phải trả, phải nộp khác 9.200 6.500 7.Thành phẩm 22.500 7.Nợ dài hạn 0 0 8.Hàng hoá 4.150.200 4.453.700 9.Tạm ứng 15.000 15.000 II.Tài sản dài hạn 152.100 441.200 II.Nguồn vốn CSH 2.300.400 2.496.200 1.Tài sản cố định 163.000 463.000 1.Nguồn vốn KD 2.000.000 2.000.000 2.Hao mòn TSCĐ (10.900) (21.800) 2.Lợi nhuận chưa PP 300.400 496.200 Tổng tài sản 8.310.600 9.500.000 Tổng nguồn vốn 8.310.600 9.500.000 Qua bảng trên (Bảng 5), ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu năm 2007 của Công ty chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn (chỉ vào khoảng 21% - 24%), tức là mức độ độc lập về tài chính của Công ty chưa cao, điều này chứng tỏ để đảm bảo hoạt động kinh doanh tốt Công ty chủ yếu dựa vào nguồn vốn từ bên ngoài là chính (chiếm 76% - 79%). Mặt khác, công nợ phải thu và phải trả đều ở mức cao, Công ty chiếm dụng vốn của khách hàng tương đối lớn (3.255.000 nghìn đồng) nhưng lại cũng để khách hàng chiếm dụng lại số vốn không nhỏ (3.981.100 nghìn đồng). Đây là điều khó tránh khỏi đối với bất kỳ một doanh nghiệp vừa và nhỏ nào, đặc biệt là với các doanh nghiệp mới được thành lập, có thời gian hoạt động chưa nhiều. Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, đặc biệt là đối với doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực thương mại thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với các khoản nợ cũng như khả năng quay vòng vốn của doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp. Dựa vào số liệu trong các bảng trên ta có thể thấy được : = tổng giá trị tài sản tổng nợ phải trả hệ số thanh toán tổng quát 9.500.000 7.003.800 = = 1,36 số vòng quay của hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân = 5.763.000 (4.150.200 + 4.453.700) : 2 = 1,34 Như vậy, hệ số thanh toán tổng quát và số vòng quay hàng tồn kho của Công ty ở mức thấp. Điều đó cho thấy công ty sử dụng vốn vay và vốn chiếm dụng là chủ yếu, điều này có thể dẫn đến những rủi ro tài chính trong kinh doanh cho công ty. Bên cạnh đó, khả năng quay vòng hàng tồn kho của công ty là 1,34 vòng trong một chu kì kinh doanh. Đây là một tỷ lệ khá cao, nó góp phần làm cho doanh thu của công ty tăng nhanh một cách đáng kể. 1.1.3. Lao động và tiền lương của doanh nghiệp Bảng 4. Số lượng, trình độ CNV toàn Công ty năm 2007 Các bộ phận chức năng Giới tính Trình độ chuyên môn Nam Nữ Đại học Trung cấp Sơ cấp 1. Ban giám đốc 3 - 3 - - 2. Phòng XNK 6 2 7 1 - 3. Phòng TC-KT 1 3 4 - - 4. Phòng hành chính 1 2 2 1 - 5. Phòng Marketing 5 2 3 4 - 6. Làm việc tại kho 3 - - 2 1 Tổng số công nhân viên 19 09 18 09 1 Bảng 5. Lao động tiền lương. Các chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tốc độ tăng so với năm 2005 2006 2007 1.Tổng số LĐ (người) 17 25 28 1,47 1,65 2.Tổng QTL (nghìn đồng) 204.000 360.000 604.800 1,76 2,96 3.Lương BQ (nghìn đồng) 1.200 1.800 2.100 1,5 1.75 Đội ngũ lao động của Công ty ngày càng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Số lao động của Công ty liên tục tăng qua các năm (Bảng 3), năm 2000 số lao động là 07 người, năm 2005 số lao động là 17 người, tăng 10 người so với năm 2000, năm 2006 tăng 8 người so với năm 2005 đưa tổng số lao động của Công ty tăng lên 25 người. Hiện nay số lao động của Công ty là 28 người (Bảng 2), trong đó 18 người có trình độ đại học, chiếm 64.29% tổng số lao động toàn Công ty, 09 người có trình độ trung cấp, chiếm 32.14% lao động của Công ty, số lao động có trình độ sơ cấp chỉ chiếm 3.57% cho thấy Công ty có đội ngũ lao động có trình độ cao, do đó sẽ giúp Công ty có những bước đi vững chắc sau này. Mặt khác, mức thu nhập bình quân của nhân viên trong Công ty cũng ngày càng được nâng cao từ 1.200.000 đồng lên 2.100.000 đồng (năm 2007). Trong đó công ty tổ chức trả lương cho nhân viên theo trình độ và năng lực làm việc của mỗi người, bên cạnh đó công ty cũng đưa ra các chế độ thưởng phạt đối với nhân viên, điều đó kích thích khả năng làm việc của nhân viên. Đời sống được nâng cao, người lao động sẽ ngày càng gắn bó với Công ty hơn. Từ những tình hình trên về nhân sự của công ty cho thấy công tác quản lý nhân sự được tổ chức tương đối chặt chẽ, đảm bảo được các điều kiện làm việc cần thiết cho các nhân viên của công ty về tiền lương cũng như các chế độ đãi ngộ đối với nhân viên. 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Kỹ thuật Công nghiệp Thăng Long. Công ty Kỹ thuật Công nghiệp Thăng Long là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, hạch toán độc lập. 1.2.1. Chức năng. Công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại, đây là một lĩnh vực kinh tế không thể thiếu của nền kinh tế thị trường hiện nay. Với việc chuyên môn hóa sâu sắc trong quá trình sản xuất kinh doanh hiện nay, mỗi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh không còn là do một bộ phận hay phòng ban của một công ty đảm nhiệm mà có thể là do một doanh nghiệp khác đảm nhiệm, mỗi khâu đó có thể được khai thác thành một lĩnh vực kinh doanh mới, đặc biệt là khâu tiêu thụ hàng hóa. Hoạt động của công ty Kỹ thuật Công nghiệp Thăng Long góp phần vào quá trình lưu thông và tiêu thụ hàng hóa, đó là một khâu quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh. Hoạt động của công ty không những góp phần vào mạng lưới phân phối và lưu thông hàng hóa, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước phát triển đồng thời góp phần phát triển lĩnh vực mới là lĩnh vực kinh doanh thương mại. Đây là một lĩnh vực kinh doanh mới được phát triển trong những năm gần đây. Công ty có vốn và tài sản riêng, chịu trách nhiệm đối với khoản nợ trong phạm vi số vốn của Công ty. Hàng năm từ hoạt động của mình, công ty cũng góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước và đồng thời đóng góp vào ngân sách nhà nước. 1.2.2. Nhiệm vụ. Chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh và các mặt hàng hoạt động khác của đơn vị, sử dụng hợp lý lao động. Thực hiện nghiêm túc chế độ hạch toán kế toán nhằm sử dụng hợp lý tài sản vật tư và vốn đảm bảo hoạt động hiệu quả cao, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà Nước, bảo toàn và phát triển vốn. Chấp hành các chính sách, chế độ và pháp luật của Nhà Nước, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà Nước và các bạn hàng. Thực hiện các chính sách, chế độ về tiền lương, bảo hiểm xã hội đối với cán bộ nhân viên trong Công ty. 1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý, kinh doanh của Công ty Kỹ thuật Công nghiệp Thăng Long. 1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý. Công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại nên kết quả cuối cùng là lợi nhuận. Để đạt được lợi nhuận mong muốn Công ty xây dựng bộ máy quản lý điều hành theo hình thức tập trung: 1.3.1.1. Cơ cấu tổ chức quản lý. * Hội đồng quản trị: Gồm chủ tịch hội đồng quản trị và các thành viên trong hội đồng quản trị, là những người đưa ra chính sách, phương hướng và mục tiêu hoạt động của Công ty. * Ban giám đốc: Gồm Tổng Giám Đốc và 02 Phó Tổng Giám Đốc. Đứng đầu Công ty là Tổng Giám Đốc quản lý và điều hành Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật, hội đồng quản trị và các cổ đông. Hai Phó Tổng Giám Đốc là người giúp việc cho Tổng Giám Đốc điều hành Công ty và thực hiện các chức năng quản lý trong lĩnh vực được giao. Một Phó Tổng Giám Đốc phụ trách hoạt động sản xuất kinh doanh và một Phó Tổng Giám Đốc chịu trách nhiệm Tổ chức hành chính và kế hoạch. 1.3.1.2. Các phòng ban thuộc Công ty. Phó tổng giám đốc Phụ trách TCHC&KH Phó tổng giám đốc Phụ trách HĐSXKD Phòng kế hoạch Phòng marketing Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Phòng tài chính kế toán Phòng tổ chức hành chính Phòng kinh doanh XNK Sơ đồ 1. Tổ chức bộ máy quản lý Công ty. * Phòng tổ chức hành chính: Quản lý vấn để nhân sự của Công ty, tổ chức và sắp xếp các cuộc họp, cuộc hẹn cho Ban Giám Đốc. Theo dõi việc thực hiện nội quy của cán bộ, công nhân viên trong Công ty. * Phòng kế toán. Quản lý tài chính của Công ty, báo cáo thường xuyên kết quả hoạt động kinh doanh cho Công ty, giúp Công ty kịp thời điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho phù hợp. Lập kế hoạch tài chính của Công ty, thống kê số liệu, ghi chép sổ sách, đảm bảo thông tin kịp thời, chính xác. * Phòng kế hoạch: Có nhiệm vụ hoạch định kế hoạch kinh doanh của Công ty để Giám Đốc xem xét tham khảo và đưa ra quyết định kinh doanh. Viêc lập kế hoạch có vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, đặc biệt là với một doanh nghiệp thương mại luôn luôn phải có những dự kiến để thích nghi với nhu cầu thị trường. * Phòng kinh doanh: Thực hiện xuất nhập kho hàng hóa, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa trong nước. Đây là bộ phận trực tiếp thực hiện chức năng của công ty, đó là lưu chuyển hàng hóa, thực hiện mua hàng hóa của nhà cung cấp và bán hàng cho khách hàng. Đây là bộ phận có khả năng tạo được uy tin của công ty đối với khách hàng. * Phòng Marketing: Tìm hiểu thị hiếu, nhu cầu của thị trường và tiếp xúc với khách hàng, mở rộng tìm kiếm thị trường. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay thì đây là bộ phận không thể thiếu nhất là đối với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Việc nghiên cứu nhu cầu thị trường và xác định chiến lược kinh doanh của có tính chất quyết định đối với sự phát triển của công ty. * Hệ thống kho: Nhiệm vụ của hệ thống kho là đảm bảo an toàn nguyên vẹn, dễ bốc dỡ, gọn gàng hàng hóa trong kho. Xuất nhập đúng, đủ về số lượng, chất lượng hàng hóa, kiểm tra tình trạng kho hàng để kịp thời sửa chữa, tránh tình trạng thất thoát, hư hỏng hàng hóa. Thực hiện đúng chế độ sổ sách, báo cáo kế toán, chế độ xuất nhập hàng. Báo cáo về số lượng tồn của từng mặt hàng để có kế hoạch dự trữ hàng hóa hợp lý. Đây là bộ phận lưu trữ và bảo quản hàng hóa của công ty, cần phải chú trọng đối với các hoạt động của kho này để đảm bảo về chất lượng cũng như số lượng hàng hóa của công ty, hầu hết tài sản của công ty tập trung tại đây. 1.3.2. Đặc điểm tổ chức kinh doanh của Công ty Kỹ thuật Công nghiệp Thăng Long. Để tồn tại được như hiện nay Công ty đã không ngừng tìm kiếm, thay thế những ngành hàng khác nhau và không ngừng tổ chức các hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm tìm kiếm thị trường và các khách hàng tiềm năng. Hiện nay, mặt hàng kinh doanh chính của Công ty là thiết bị y tế, thiết bị và vật liệu hàn cắt kim loại. Nhìn chung, thiết bị và vật liệu hàn cắt kim loại là mặt hàng có thị trường tương đối ổn định về sản lượng và khách hàng. Đây là mảng kinh doanh đã được xây dựng và đầu tư ngay từ những ngày đầu công ty mới thành lập. Sơ đồ 2. Quy trình tiêu thụ thiết bị và vật liệu hàn cắt kim loại Tiêu thụ Dự trữ Mua hàng Thiết bị y tế phục vụ cho ngành y tế là rất phổ biến và đa dạng các loại mặt hàng, nhu cầu sử dụng rất cao và đối thủ cạnh tranh lớn, mặt khác, thiết bị y tế lại là một thị trường mới của Công ty nên việc xác định nhu cầu và đối tượng sử dụng là khâu quan trọng. Đây là một thị trường tiềm năng đã được công ty nghiên cứu và đầu tư từ những năm đầu mới hoạt động (2001-2002) nhưng chưa mang lại hiệu quả cao. Hiện nay, công ty lại đưa ra quyết định quay trở lại với mặt hàng này. Qua những nghiên cứu của công ty về nhu cầu thị trường hiện nay thì thiết bị y tế là mặt hàng có khả năng phát triển được trong những năm tới và sẽ mang lại được lợi nhuận cao cho công ty. Vì vậy, hiện nay công ty đang có những đầu tư kinh doanh mặt hàng này bên cạnh việc tiếp tục khai thác mảng hàng hóa truyền thống của công ty là vật liệu và thiết bị hàn cắt kim loại. Sơ đồ 3. Quy trình tiêu thụ thiết bị y tế Tìm hiểu thị trường Phân vùng thị trường Lựa chọn nhà cung cấp Đặt hàng Nhập hàng Chạy thử Tìm kiếm nhà cung cấp Tìm kiếm khách hàng Tiêu thụ Lựa chọn khách hàng Nhìn chung hoạt động của Công ty phát triển khá mạnh, tốc độ tăng trưởng khá cao, đó là nỗ lực phấn đấu của toàn bộ cán bộ công nhân viên của Công ty đã không ngừng tìm kiếm các bạn hàng, liên tục tự học hỏi, nâng cao trình độ, tiếp thu kiến thức mới, tiếp cận nhanh chóng với khoa học, kỹ thuật hiện đại, làm việc có nguyên tắc và hiệu quả cao. Với từng giai đoạn khác nhau, chiến lược kinh doanh của Công ty thay đổi, mặt hàng kinh doanh thay đổi đem lại doanh số ngày một tăng cho Công ty. Điều này chứng tỏ chiến lược kinh doanh mà ban lãnh đạo Công ty đưa ra là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với tình hình và nhu cầu của thị trường Chương 2. Đặc điểm tổ chức kế toán của Công ty Kỹ thuật Công nghiệp Thăng Long. 2.1. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Kỹ thuật Công nghiệp Thăng Long. Dưới sự điều hành của Tổng Giám đốc Công ty, phòng kế toán thực hiện giúp việc, tham mưu, tổ chức thực hiện chức năng nhiệm vụ như sau: 2.1.1. Chức năng nhiệm vụ của phòng tài chính kế toán: Tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê theo đúng các quy định hiện hành của Nhà Nước: Ghi chép đầy đủ chứng từ ban đầu, cập nhật sổ sách kế toán, phản ánh đầy đủ, trung thực, chính xác, khách quan để giúp Giám đốc chỉ đạo hạch toán chi phí kinh doanh của Công ty. Kết thúc niên độ kế toán tài chính, phòng tài chính phải nộp các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị đúng theo yêu cầu hiện hành. Kiểm tra, kiểm soát trong hoạt động của Công ty. Theo dõi hợp đồng kinh tế, nắm chắc phần tài chính, công nợ của khách hàng đối với Công ty và công nợ của Công ty với khách hàng để ổn định nguồn vốn kinh doanh. Kết hợp với phòng kế hoạch và phòng tổ chức-hành chính thu hồi công nợ theo các hợp đồng đã ký kết. Sơ đồ 4. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty. Kế toán trưởng Kế toán hàng hóa Kế toán tiền lương Kế toán tổng hợp Kế toán TSCĐ Thủ quỹ Kho hàng 2.1.2. Nhiệm vụ từng phần hành kế toán trong phòng kế toán. 2.1.2.1. Kế toán trưởng. Phụ trách chung về tài chính kế toán, cân đối thu chi, bảo toàn vốn và nguồn vốn của Công ty. Đồng thời theo dõi tình hình thanh toán, theo dõi số dư các tài khoản của Công ty. Hàng tháng hạch toán lãi, lỗ trong hoạt động của Công ty, cuối tháng vào sổ cái của Công ty, và cuối niên độ phải lập các báo cáo theo quy định hiện hành, bao gồm: Bảng cân đối kế toán. Báo cáo kết quả kinh doanh. Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà Nước. Quyết toán thuế với cơ quan thuế. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Lập các báo cáo quyết toán và duyệt quyết toán theo quy định. Lập báo cáo quản trị nộp cấp trên. 2.1.2.2. Kế toán hàng hóa – Kế toán tiền lương. Theo dõi tình hình tiêu thụ và tính giá thành hàng hóa tiêu thụ trong kỳ (chi tiết theo từng loại hàng hóa), đồng thời theo dõi số thuế phải nộp Ngân sách và hàng tháng phải làm các công viêc sau: Lập báo cáo thuế nộp cơ quan thuế. Ghi sổ chi tiết, tổng hợp nhập – xuất, giá thành hàng hóa tiêu thụ. Đối chiếu số liệu với kho hàng. Tính lương hành chính, lương làm thêm giờ và BHXH. Lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Cuối năm phải lập báo cáo tổng hợp về các phần: Nhập xuất tồn hàng hóa, giá vốn hàng hóa tiêu thụ trong kỳ. Thuế GTGT còn phải nộp Ngân sách. Lên báo cáo tiền lương và BHXH. Lên báo cáo thu nhập của CNV. 2.1.2.3. Kế toán tổng hợp. Tập hợp chi phí phát sinh hàng tháng, theo dõi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Hàng tháng vào sổ chi tiết chi phí kinh doanh, sổ chi tiết tiền mặt, tiền gửi và đối chiếu số dư với thủ quỹ. Cuối năm lập báo cáo tổng hợp: Lên cân đối phát sinh. Báo cáo tổng hợp chi phí phát sinh năm. Báo cáo số dư tiền mặt, tiền gửi. 2.1.2.4. Thủ quỹ - Kế toán tài sản cố định. Thủ quỹ hàng tuần lên báo cáo quỹ. Kế toán tài sản cố định theo dõi tình hình tăng giảm tài sản, hàng tháng tính khấu hao và phân bổ khấu hao theo bộ phận sử dụng. Để đảm bảo đúng thời gian nộp báo cáo cấp trên thì các khâu trong phòng kế toán phải hoàn thành trước ngày 08 tháng sau để kế toán tổng hợp lên cân đối phát sinh và lập báo cáo cấp trên đúng thời gian quy định. 2.2. Tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp. Công ty Kỹ thuật Công nghiệp Thăng Long thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, hạch toán độc lập. Vì vậy, kế toán Công ty lựa chọn hình thức “Nhật ký chung” để hạch toán và sử dụng hệ thống tài khoản theo nghị quyết số 144/2001/QĐ-BTC. Các tài khoản Công ty sử dụng chủ yếu là: Tài khoản phản ánh tài sản lưu động: 111, 112, 144, 131, 156, 159. Tài khoản phản ánh TSCĐ: 211, 214, 242. Tài khoản phản ánh nguồn vốn: 411, 415, 421. Tài khoản phản ánh công nợ: 311, 331, 333, 334. Tài khoản phản ánh doanh thu: 511, 515. Tài khoản phản ánh chi phí, giá vốn: 632, 641, 642. Tài khoản xác định kết quả kinh doanh: 911. Ban đầu sổ sách kế toán được ghi chép chủ yếu bằng tay, các loại sổ được sử dụng ở Công ty gồm có: Sổ nhật ký chung. Các loại sổ kế toán chi tiết như: sổ quỹ tiền mặt, sổ tiền gửi, sổ chi tiết vật liệu hàng hóa, sổ chi tiết thanh toán, các sổ chi tiết khác. Sổ kho, phiếu xuất nhập kho… Các bảng tổng hợp, bảng phân bổ, bảng tính lương và phụ cấp. Sổ cái. Hiện nay, công tác kế toán ở Công ty đã được hiện đại hóa bằng máy tính nhưng kế toán Công ty vẫn dùng song song cả hai hệ thống sổ: vừa theo dõi bằng máy và vừa ghi chép bằng tay. Về việc hạch toán hàng tồn kho: Mặt hàng kinh doanh của Công ty không nhiêu, chủ yếu là hàng đơn khác loại, dễ kiểm tra khi nhập xuất, vì vậy, hàng tồn kho được phản ánh theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính giá theo phương pháp nhập trước – xuất trước. Sơ đồ 5. Trình tự hạch toán (Hình thức Nhật ký chung) Chứng từ gốc Sổ quỹ Nhật ký chung Sổ chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp, bảng phân bổ Bảng cân đối tài khoản Báo cáo kế toán Ghi hàng ngày (hoặc định kỳ). Ghi cuối tháng. Đối chiếu, kiểm tra. 2.3. Một số phần hành kế toán chủ yếu tại doanh nghiệp. 2.3.1. Kế toán mua hàng. Hàng hóa mua vào ở Công ty Kỹ thuật Công nghiệp Thăng Long được chia thành 02 loại chủ yếu là: Mua thanh toán chậm (hàng mua trong nước) và mua thanh toán trả trước (hàng nhập khẩu). Khi có nghiệp vụ mua hàng phát sinh được phản ánh vào tài khoản 156, 111, 331, khi hàng hóa nhập kho lập phiếu nhập kho theo số lượng thực tế nhập. Mua hàng trả chậm: Khi hàng về nhập kho: Nợ TK 156: Hàng thực tế nhập kho. Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của hàng mua. Có TK 331: Tổng số tiền thanh toán. Khi thanh toán cho người bán: Nợ TK 331: Số tiền phải trả. Có TK 111, 112: Số tiền thanh toán. Mua trả trước: Ứng tiền trước cho người bán: Nợ TK 331: Số tiền ứng trước. Có TK 112: Số tiền ứng trước. Khi hàng về nhập kho: Nợ TK 156: Giá trị hàng nhập khẩu. Có TK 331: Tổng số tiền phải thanh toán. Thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu: Nợ TK 156: Thuế nhập khẩu. Nợ TK 133: Thuế GTGT hàng nhập khẩu. Có TK 333: Tổng số thuế phải nộp hải quan (thuế NK+Thuế GTGT) Sơ đồ 6. Kế toán mua hàng. Thanh toán cho nhà cung cấp TK 111, 112 TK 331 TK 133 TK 156 TK 133 TK 333 Giá trị hàng nhâp kho Thuế GTGT GT hàng nhập khẩu Thuế nhập khẩu TK156 Thuế GTGT 2.3.2. Kế toán tiêu thụ hàng hóa. Tiêu thụ hàng hóa tại Công ty sử dụng tài khoản 511, 333, 632, 131, 111, 112 đồng thời lập phiếu xuất kho và hóa đơn bán hàng cho số hàng hóa được xác định là tiêu thụ. Xác định doanh thu bán hàng. Nợ TK 131: Số phải thu của người mua. Nợ TK 111, 112: Số thu ngay bằng tiền. Có TK 511: Doanh thu. Có TK 333: Thuế GTGT đầu ra của hàng bán. Xác định giá vốn hàng bán. Nợ TK 632: giá vốn của hàng xuất bán. Có TK 156: giá trị hàng xuất bán. Khi khách hàng thanh toán. Nợ TK 111, 112: Số tiền thu về. Có TK 131: Số tiền phải thu của người mua. Cuối kỳ kết chuyển doanh thu và giá vốn hàng bán vào tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. + Kết chuyển doanh thu: Nợ TK 511: Có TK 911: + Kết chuyển giá vốn hàng bán: Nợ TK 911: Có TK 632: Sơ đồ 7. Kế toán tiêu thụ hàng hóa. TK 156 TK 632 TK 911 TK 511 TK 111,112,131 TK 333 GVHB Cuối kỳ k/ch GVHB Cuối kỳ k/ch DTBH D

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34882.doc
Tài liệu liên quan