Báo cáo thực tập tại Công ty NetN@m

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I 3

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY NETN@M 3

1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của NetN@m. 3

1.1.1 Quá trình hình thành: 3

1.1.2 Các mốc chính trong sự phát triển của NetN@m: 4

1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty NetN@m. 4

1.2.1. Chức năng: 4

1.2.2. Nhiệm vụ: 5

1.2.3. Công nghệ dịch vụ chủ yếu của NetN@m. 5

1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty. 6

1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty NetN@m. 6

PHẦN II 9

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NETN@M 9

2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác Marketing: 9

2.1.1. Thực trạng thị trường dịch vụ Internet nước ta những năm gần đây. 9

2.1.2. Chính sách sản phẩm – Thị trường của Công ty. 10

2.1.3. Chính sách giá một số sản phẩm của Công ty. 15

2.1.4 Chính sách phân phối. 19

2.1.5. Chính sách xúc tiến bán hàng: 20

2.1.6. Công tác thu thập thông tin Marketing của Công ty. 20

2.1.7.Đối thủ cạnh tranh của Công ty. 21

2.1.8. Nhận xét về tình hình tiêu thụ và công tác Marketing của Công ty NetN@m. 23

2.2. Phân tích công tác lao động, tiền lương 25

2.2.1. Cơ cấu lao động của Công ty. 25

2.2.2. Định mức lao động. 26

2.2.3. Công tác tuyển dụng và đào tạo lao động. 27

2.2.4. Tổng quỹ lương và đơn giá tiền lương. 28

2.2.5.Cách tính liền lương. 31

2.2.6. Nhận xét về công tác lao động, tiền lương của Công ty. 32

2.3. Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định của Công ty. 32

2.3.1. Cơ cấu và tình hình hao mòn của tài sản cố định. 32

2.3.2. Tình hình sử dụng tài sản cố định. 34

2.3.3. Nhận xét về công tác quản lý vật tư và tài sản cố định. 34

2.4. Phân tích chi phí và giá thành 35

2.4.1. Các loại chi phí của Công ty 35

2.4.2. Hệ thống sổ sách kế toán của Công ty 35

2.5. Phân tích tình hình tài chính của Công ty. 36

2.5.1. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 36

2.5.2. Phân tích bảng cân đối kế toán. 38

2.5.3. Phân tích một số tỷ số tài chính của Công ty 41

2.5.4. Nhận xét về tình hình tài chính của Công ty NETN@M. 42

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO 46

 

 

doc48 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1770 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty NetN@m, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân tích hạ tầng sẵn có của công ty và chiến lược chung mà công ty đề ra cho bộ phận ADSL: Hướng tới khách hàng mục tiêu là các văn phòng vừa và nhỏ trên địa bàn TP.Hà Nội.       Trên thực tế thì chính sách giá mà NetN@m đưa ra cũng tương đối sát với đối thủ cạnh tranh, thậm chí một số mặt hàng có mức giá thấp hơn cả các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, đây chính là một trong những lợi thế cạnh tranh hữu hiệu mà công ty đang duy trì và phát huy. Bảng giá một số loại sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của NetN@m: Internet trả sau: là dịch vụ kết nối Internet qua đường dây điện thoại. Khách hàng có thể truy cập các trang Web trong và ngoài nước. Bảng 2.2:Bảng giá dịch vụ Internet trả sau NetN@m Daily Thời gian 0h - 2h 2h - 7h 7h - 17h 17h - 21h 21h - 24h Giá (đồng/phút) 70 MIỄN PHÍ 150 100 140 Nguồn: Phòng Kinh Doanh và Hỗ trợ khách hàng. Internet Card là một hình thức sử dụng Internet nhưng trả tiền trước bằng cách mua một tài khoản đã có sẵn trên Card. Mỗi Card được quản lý bằng 1 Username và Password, thông tin này dùng để truy cập vào Internet. Mỗi Card có một mệnh giá riêng tương ứng với khoảng thời gian truy cập vào Internet. Thời gian truy cập Internet sẽ được tính bằng giây. Mệnh giá các loại Card: 1. Thẻ MONTHLY CARD: Mệnh giá 70.000VND. 2. Thẻ @CARD: Mệnh giá 100.000VND - 200.000VND - 300.000VND - 500.000VND. 3. Thẻ NetNamDaily: Mệnh giá 50.000VND - 100.000VND. ADSL – Asymmetric Digital Subscriber Line (Đường thuê bao kỹ thuật số không đối xứng) là một công nghệ cung cấp kết nối đến tất cả các thuê bao qua đường cáp điện thoại với tốc độ cao, cho phép người sử dụng kết nối Internet 24/24 mà không ảnh hưởng đến việc sử dụng điện thoại hay fax. Bảng 2.3: Giá dịch vụ ADSL băng thông rộng                       ĐVT: VNĐ Mô tả Mega-Alpha MegaChip MegaHome MegaInfo MegaOffice MegaBiz Megapro CHI PHÍ TRIỂN KHAI DỊCH VỤ VÀ CƯỚC PHÍ HÀNG THÁNG 1. Phí khởi tạo dịch vụ Miễn Phí 2. Thuê dịch vụ trọn gói tháng 250.000 400.000 590.000 990.000 2.990.000 5.990.000 9.990.000 Nguồn: Phòng Kinh Doanh Email Plus là một giải pháp tối ưu và thích hợp cho các Công ty cần cung cấp dịch vụ thư điện tử riêng cho mỗi nhân viên nhưng hiện tại Công ty chưa có mạng cục bộ. Bảng 2.4: Giá phí đăng ký, thiết lập và duy trì dịch vụ Email Plus. TT Danh mục ĐVT Đơn giá 1 Phí đăng ký, thiết lập dịch vụ Miễn Phí Phí cài đặt dịch vụ (VNĐ/lần) 100.000 2 Phí hàng tháng. (VNĐ/tháng) 160.000 Nguồn: Phòng Kinh Doanh Tên miền - Domain name: là địa chỉ website trên Internet, nó thường được đặt kèm với tên và thương hiệu của doanh nghiệp. Tên miền là duy nhất và được cấp phát cho chủ thể nào đăng ký trước, không thể có 2 chủ thể cùng có một tên miền. Bảng 2.4. Phí đăng ký tên miền Domain-name STT Tên phí, lệ phí Đơn vị tính Đơn giá (VNĐ) 1. Lệ phí cấp tên miền: - Tên miền cấp 2 Lần 450.000 - Tên miền cấp 3 Lần 450.000 - Một tên miền tiếng Việt đăng ký kèm theo một tên miền cấp 2 hoặc một tên miền cấp 3 Lần Miễn phí - Tên miền tiếng Việt đăng ký thêm Lần Miễn phí 2. Lệ phí thay đổi tham số kỹ thuật tên miền - Phí thay đổi tham số kỹ thuật Lần 180.000 3. Phí duy trì tên miền: - Tên miền cấp 2 Năm 600.000 - Tên miền cấp 3 Năm 480.000 - Tên miền tiếng Việt đăng ký thêm Năm 160.000 Nguồn: Phòng Kinh Doanh Quảng cáo trên Internet: là hình thức đặt logo, banner, ... lên những Website có số lượng người truy cập nhiều nhất, mục đích giới thiệu cho mọi người biết về Công ty hoặc Doanh nghiệp mình. Bảng 2.5. Phí quảng cáo trên Internet STT KHOẢN MỤC ĐƠN GIÁ GHI CHÚ I.Thiết kế 1. Thiết kế Baron (Banner) quảng cáo 200.000 - Miễn phí cho khách hàng sử dụng đồng thời dịch vụ quảng cáo và thiết kế Web của NETN@M. 2. Thiết kế Logo quảng cáo 100.000 II. Quảng cáo trên NETN@M WEBSITE 1. Logo quảng cáo   (115 x 41 pixel ) 1.700.000 - Hiển thị trên tất cả Website của NETN@M. 2. Logo quảng cáo   (250 x 78 pixel ) 2700.000 - Hiển thị trên hay 3. Banner quảng cáo   (540 x 63 pixel) 2.000.000 - Hiển thị trên tất cả Website của NETN@M Nguồn: Phòng Kinh Doanh Website là một văn phòng ảo của doanh nghiệp trên mạng Internet. Website bao gồm toàn bộ thông tin, dữ liệu, hình ảnh về các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp muốn truyền đạt tới người truy cập Internet. Văn phòng ảo này khác với văn phòng thật của doanh nghiệp là nó hoạt động 24/7 (24h/ngày, 7 ngày/tuần), khách viếng thăm văn phòng này có thể ở trong hay ngoài nước.  Bảng 2.6. Giá thiết kế Website STT Các gói Thiết kế Website Đơn giá   (VNĐ) Ghi chú 1 Gói Web tĩnh 2.900.000 1 ngôn ngữ. 2 Gói cập nhật thông tin 5.900.000 1 ngôn ngữ 3 Gói giới thiệu sản phẩm 6.500.000 1 ngôn ngữ Nguồn: Phòng Kinh Doanh 2.1.4 Chính sách phân phối.       Đối với việc phân phối các sản phẩm dịch vụ của công ty chủ yếu được phân phối theo hai dạng chính là phân phối qua khâu trung gian (gián tiếp) và phân phối trực tiếp tùy loại sản phẩm được phân chia theo giá trị thành hai nhóm chính là các loại thẻ Phone và thẻ Net có giá trị thấp và các loại hình dịch vụ khác có giá trị lớn hơn. Phân phối thẻ:        Công ty sử dụng chủ yếu là các đại lý phân phối từ tổng đại lý đến các đại lý con: tổng đại lý bao gồm các công ty lớn như Tứ Hải, Sơn Điền ở Hà Nội và Tân Kim Khánh ở thành phố Hồ Chí Minh. Đối với các đại lý con công ty có khoảng 120-150 ở Hà Nội và khoảng hơn 200 ở thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó các cộng tác viên là lực lượng bán lẻ quan trọng trong kênh phân phối của công ty. Phân phối các dịch vụ khác:     Chủ yếu sử dụng kênh phân phối trực tiếp kết hợp với hình thức bán hàng trực tiếp cá nhân để thuyết phục với khách hàng.   2.1.5. Chính sách xúc tiến bán hàng: Netn@m sử dụng hầu như tất cả các công cụ xúc tiến thương mại trong quá trình kinh doanh của mình, trong năm 2005 chi phí dành cho xúc tiến thương mại  là khoảng 640 triệu chiếm 5,42% so với tổng doanh thu cùng năm. Đây là mức phần trăm không cao so với nhiều công ty khác, trong năm 2006 công ty đã tăng mức chi phí dành cho xúc tiến thương mại lên  6% doanh thu tức là khoảng 1,5 tỷ đồng. Các hình thức xúc tiến bán hàng mà công ty đã thực hiện: Quảng cáo: Trên báo và tạp chí như Thể thao, Văn Hoá, Hà Nội mới, Tiền Phong, Bóng Đá, Thời Báo Kinh Tế, Sinh Viên, Thanh Niên, An Ninh thủ đô, Lao động, Hoa Học Trò..., gửi thư quảng cáo, các tờ rơi, biển hiệu quảng cáo... Khuyến mại: Đây là công cụ được công ty sử đụng nhiều với hầu hết các mặt hàng của mình như khuyến mại phí lắp đặt, quà tặng, chiết và giảm giá. Tuyên truyền: Ấn phẩm, diễn văn, quan hệ công chúng... Bán hàng cá nhân: Đây là hình thức được sử dụng nhiều nhất đối với các dịch vụ có giá trị lớn ở công ty. Marketing trực tiếp: Công ty thường xuyên sử dụng các hình thức marketing bằng thư qua điện thoại và qua internet tới các khách hàng lớn cần có sự chăm sóc thường xuyên của công ty. 2.1.6. Công tác thu thập thông tin Marketing của Công ty.       Về bản thân Doanh Nghiệp: Công ty sử dụng hình thức phát quà cho khách hàng đã sử dụng lâu năm vào các dịp kỷ niệm để thay cho lời cảm ơn. Qua đó sẽ tiến hành thăm dò ý kiến của khách hàng thông qua một bản thống kê khảo sát để từ đó biết được nhiều thông tin về khách hàng, thực trạng của sản phẩm dịch vụ mà công ty cung cấp cho khách hàng, điểm mạnh yếu so với các nhà cung cấp khác qua ý kiến đánh giá của khách hàng.       Về đối thủ cạnh tranh: Công ty có đội ngũ nhân viên kinh doanh chuyên giám sát thị trường, thường xuyên cập nhật thông tin, tiếp xúc với các khách hàng của đối thủ để thu thập các thông số về giá, sản phẩm mới, các chương trình khuyến mãi, chính sách của đối thủ… 2.1.7.Đối thủ cạnh tranh của Công ty.      Hiện nay Việt Nam đã có 11 nhà cung cấp dịch vụ truy nhập Internet (gọi tắt là ISP) và các dịch vụ gia tăng trên nền tảng Internet là: Công ty Điện toán và truyền số liệu VDC thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam(VNPT) Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghệ FPT Công ty NetN@m - Viện Công nghệ Thông tin Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội (Viettel) Công ty CP dịch vụ Bưu chính viễn thông Sài Gòn (Saigonnet) Công ty CP Viễn Thông Hà Nội (Hanoi Telecom) Công ty Điện tử Tin học Hoá Chất Công ty Việt Khang Công ty Viễn Thông Điện lực Công ty Cổ phần Công nghệ mạng Công ty One Connection  Tuy nhiên, chỉ mới có 5 ISP đang thực sự hoạt động là VDC (chiếm trên 50% thị phần); FPT (gần 30%); NetNam ,Viettel ,Saigonnet và Hanoi Telecom (20%). Đối với dịch vụ Internet băng thông rộng ADSL       Cước phí cài đặt và cước phí hàng tháng của dịch vụ Internet băng rộng ADSL của NetN@m được thể hiện trong bảng sau: Bảng 2.7 .Cước phí sử dụng dịch vụ ADSL của NETN@M       ĐVT: Đồng (VNĐ)   Mô tả Mega-Alpha MegaChip MegaHome MegaInfo MegaOffice MegaBiz Megapro CHI PHÍ TRIỂN KHAI DỊCH VỤ VÀ CƯỚC PHÍ HÀNG THÁNG 1. Phí khởi tạo dịch vụ Miễn Phí 2. Thuê dịch vụ trọn gói tháng 250.000 400.000 590.000 990.000 2.990.000 5.990.000 9.990.000 Nguồn: Phòng Kinh Doanh       Với loại hình dịch vụ này, NetN@m áp dụng cách thức tính phí hàng tháng là trọn gói. Cách tính trọn gói chỉ phù hợp với những khách hàng có nhu cầu sử dụng Internet lớn, còn với khách hàng sử dụng ít thì cách tính này tỏ ra không kinh tế.       FPT là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của NetN@m trong lĩnh vực này, do thương hiệu lớn mạnh  và tập khách hàng của FPT không bị giới hạn (gồm: khối văn phòng, doanh nghiệp, cá nhân, các cửa hàng Internet,…) nên FPT đã áp dụng cả hai cách tính phí hàng tháng: theo dung lượng sử dụng và trọn gói. Bảng 2.8:Cước phí dịch vụ ADSL của FPT ĐVT: đồng (VNĐ) Mô tả MegaStyle MegaPlay MegaHome MegaNet MegaOffice MegaBiz Phí cài đặt hệ thống 500.000 600.000 1.200.000 1,600,000 2,400,000 2,400,000 Phí thuê bao trả theo dung lượng sử dụng 20.000 50.000 150.000 250.000 1.000.000 2.000.000 Cước phí trọn gói (VNĐ/tháng) 250.000 500.000 500.000 1.000.000 3.000.000 10.000.000 Nguồn: Phòng Kinh Doanh       Như vậy có thể thấy, cước phí hàng tháng của NetN@m là tương đương với FPT nhưng cước cài đặt ban đầu của NetN@m là thấp hơn nhiều so với FPT, đây chính là yếu tố khiến cho dịch vụ ADSL của NetN@m vẫn có sức cạnh tranh lớn trong mảng thị trường cung cấp dịch vụ ADSL băng thông rộng. 2.1.8. Nhận xét về tình hình tiêu thụ và công tác Marketing của Công ty NetN@m. Cơ hội và thách thức trong công tác Marketing: Cơ hội: Với việc ban hành nghị định Số 55/2001/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 23 tháng 8 năm 2001 đã đánh đấu sự thay đổi vượt bậc của Internet ở Việt Nam, từ đó đến nay đã có gần 100 văn bản pháp qui của Chính Phủ và các Bộ qui định về hàng lang pháp lý, đào tạo nguồn nhân lực cho Công nghệ thông tin và Internet thể hiện sự đánh giá và quan tâm đúng mức của Nhà nước tới lĩnh vực này. Cùng với sự phát triển cao của nền kinh tế, Internet ngày càng thâm nhập sâu vào mọi mặt của đời sống kinh tế-văn hóa- xã hội. Tốc độ phát triển Internet rất nhanh, năm sau gấp khoảng 1,5 lần năm trước về lượng sử dụng, hứa hẹn một thị trường giàu tiềm năng. Sự quan tâm, giúp đỡ và chỉ đạo sát sao của Viện Công Nghệ Thông Tin là thuận lợi rất lớn cho sự phát triển của Netn@m. Thách thức: Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế kéo theo sự mở cửa từng bước thị trường Công nghệ thông tin cho tư nhân và nước ngoài làm cho sự cạnh tranh trong lĩnh vực này ngày càng gay gắt, lợi nhuận bị chia sẻ và ngày càng phải nâng cao chất lượng dịch vụ. Ngành kinh doanh Công nghệ thông tin và Internet thường dựa trên những công nghệ mới nhất của thế giới và thường xuyên phải thay đổi về công nghệ, đây là khó khăn chung không chỉ của NetN@m. Do sự thiếu hụt về nguồn nhân lực trong ngành nên sự thích nghi của Việt Nam về công nghệ nói chung còn chậm. Do chỉ trực thuộc Viện Công Nghệ Thông Tin nên các yếu tố về nguồn lực của NetN@m không thể bằng các công ty lớn của Bưu điện (VDC) hay của Quân đội (Viettel). Nhận xét về tình hình tiêu thụ: Bảng2.9. Doanh thu của NetN@m 5 năm gần đây Đơn vị: đồng( VND) Năm Doanh thu 2002 10.657.283.945 2003 12.587.382.456 2004 15.236.432.125 2005 19.948.219.768 2006 25.417.397.379 Nguồn: Phòng Kế toán. Hệ thống phân phối ngày càng phát triển và mở rộng trong cả nước, dịch vụ của Công ty đã có mặt ở khắp mọi nơi trong 2 thành phố lớn. Sản phẩm dịch vụ của NetN@m đa dạng, nhiều lựa chọn, phù hợp cho mọi tầng lớp khách hàng hay các doanh nghiệp. Doanh thu tăng mạnh qua các năm, điều này chứng tỏ dịch vụ của Công ty ngày càng có chỗ đứng trên thị trường. Chi phí bỏ ra vẫn rất cao, điều này sẽ gây khó khăn trong việc quay vòng vốn của Công ty. Nhận xét về công tác Marketing: Chính sách sản phẩm: Sản phẩm dịch vụ đa dạng, nhiều lựa chọn giúp người sử dụng có thể lựa chọn được dịch vụ phù hợp với bản thân mình. Chính sách giá: chi phí cao dẫn đến giá của một số dịch vụ của NetN@m cao hơn một chút so với giá của các đối thủ cạnh tranh là VDC, FPT. Chính sách xúc tiến bán hàng: hình thức này ở Công ty vẫn chưa được chú ý nhiều lắm, cần tập trung nhiều để quảng bá thương hiệu của Công ty. 2.2. Phân tích công tác lao động, tiền lương 2.2.1. Cơ cấu lao động của Công ty.       Có thể nói, nhân sự công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với Công ty, đặc biệt khi kinh doanh trong ngành dịch vụ công nghệ mới. Thừa hưởng từ quá trình tích luỹ kinh nghiệm qua quá trình nghiên cứu công nghệ của một phòng chuyên môn trong Viện chủ quản – Phòng Hệ thống mạng máy tính, nhân sự của Công ty mang lại sức cạnh tranh quan trọng trong những bước khởi sự kinh doanh dịch vụ Internet.       Bảng 2.10: Cơ cấu lao động theo giới tính (năm 2006) Cơ cấu lao động theo giới tính Số lượng (người) Tỷ lệ(%) Nam 98 75,38 % Nữ 32 24,62 % Tổng cộng: 130 100 % Nguồn: Phòng Hành chính-Tổng hợp       Nhìn vào bảng cơ cấu lao động theo giới tính của năm 2006, tỷ lệ nhân viên Nam chiếm tỉ trọng rất lớn (75,38%) so với nữ (24,62%). Cơ cấu lao động theo độ tuổi của Công ty có sự chênh lệch rõ rệt, tỷ lệ nhân viên nam hơn tỷ lệ nhân viên nữ là 50,76%.  Bảng 2.11: cơ cấu lao động theo độ tuổi (năm 2006) Cơ cấu lao động theo độ tuổi Số lượng (người) Tỷ lệ(%) Từ 18-30 tuổi 56 43,07 % Từ 30-45 tuổi 43 33,07 % Từ 45-55 tuổi 18 13,86 % Trên 55 tuổi 13 10,00 % Tổng cộng 130 100 % Nguồn: Phòng Hành chính-Tổng hợp     Đội ngũ kỹ thuật của NetN@m hầu hết đều trẻ và năng động. Số người dưới 45 tuổi là 99 người chiếm 76% trong tổng số lao động của công ty. Công ty đang có một đội ngũ nhân viên trẻ, có năng lực và trình độ, họ sẽ là những nhân tố rất quan trọng giúp công ty khẳng định được vị thế của mình trên thị trường trong tương lai.          Bảng 2.12: Cơ cấu lao động theo trình độ (năm 2006) Cơ cấu lao động theo trình độ Số lượng (người) Tỷ lệ(%) Trên đại học 03 2,31 % Đại học 92 70,76 % Cao đẳng + Trung cấp 22 16,93 % Phổ thông 13 10,00 % Tổng cộng: 130 100 % Nguồn: Phòng Hành chính-Tổng hợp     Nhìn vào bảng cơ cấu lao động ta thấy nhân viên của Công ty NetN@m đa số đều có trình độ đại học và trên đại học (chiếm 73 %). Trên thực tế, hầu hết đều tốt nghiệp các ngành công nghệ thông tin, điện tử, tài chính kế toán, quản trị kinh doanh của các trường đại học trong và ngoài nước. Điều này hoàn toàn hợp lý vì kinh doanh trong lĩnh vực Công nghệ thông tin đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên gia trình độ cao được đào tạo bài bản từ các trường đại học trong và ngoài nước. 2.2.2. Định mức lao động. Do đặc thù riêng của Công ty là chuyên cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực Công nghệ Thông Tin nên việc xây dựng định mức lao động là rất khó khăn, nhưng công ty cũng đã đưa ra một mức cụ thể cho một vài công việc chính. Dịch vụ chủ yếu của công ty đang cung cấp hiện nay là Leased Line và ADSL băng thông rộng. Bảng 2.13 : Định mức thời gian triển khai lắp đặt một kênh truyền riêng tới khách hàng. TT Chi tiết công việc thực hiện Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 1. Đăng ký và khảo sát hệ thống 2. Cài đặt đường kết nối vật lý 3. Cài đặt hệ thống tại khách hàng 4. Thử nghiệm  5. Bàn giao Giai đoạn 1: Khảo sát cập nhật hệ thống Các công việc cần thực hiện cho giai đoạn 1: Khảo sát chi tiết hiện trạng hệ thống mạng. Lắp đặt hệ thống cáp. Cài đặt internet. Giai đoạn 2: Cài đặt hệ thống, đào tạo và chuyển giao công nghệ. Triển khai cài đặt các máy chủ cung cấp dịch vụ, hệ thống quản lý và hệ thống đảm bảo an toàn, an ninh cho toàn mạng. Triển khai cài đặt hệ thống kết nối VPN Kiểm tra chạy thử trong một khoảng thời gian; Bàn giao toàn bộ công việc và chuyển giao cho người quản lý có chuyên môn. 2.2.3. Công tác tuyển dụng và đào tạo lao động.  Khi các phòng ban của Công ty có nhu cầu cần tuyển nhân viên => thông báo lên phòng Hành chính – Tổng hợp từ đó sẽ đệ trình kế hoạch tuyển dụng lên Ban giám đốc phê duyệt =>sau đó là tiến hành các công tác đăng quảng cáo và thi, phỏng vấn.=> khi đã chọn được người phù hợp tiến hành công tác cho thử việc từ 2 tháng trở lên và sẽ có báo cáo kết quả thử việc của nhân viên mới cùng với nhận xét của người hướng dẫn đưa lên cho Ban giám đốc phê duyệt => Ký hợp đồng dài hạn và lưu hồ sơ. Quy định chung về tuyển dụng: Đối với tất cả các ứng viên cho mọi vị trí cán bộ kỹ thuật hoặc kinh doanh:       Nam, nữ: từ 18 tuổi trở lên;       Trình độ: tốt nghiệp các trường ĐH thuộc khối kỹ thuật: Bách khoa, Quốc Gia, Tổng hợp, Kinh Tế, Thương mại..       Ngoại ngữ: Nghe nói A,B,C       Ưu tiên: Những người có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực CNTT.       Thời gian thử việc: 60 ngày; lương thử việc ít nhất bằng 70% lương cơ bản và không thấp hơn 800.000đ/tháng. Chi phí tuyển dụng: Công ty hoàn toàn không thu phí đối với các hình thức tuyển dụng trên, chi phí cho công tác tuyển dụng của Công ty được trích từ quỹ lương của Công ty, chiếm khoảng 0,3% tổng quỹ lương của Công ty. Các hình thức đào tạo: -Đào tạo với sự cộng tác của các giảng viên bên ngoài:       Căn cứ theo kế hoạch đào tạo năm, phòng Hành chính lập danh sách hội đồng giáo viên và trình giám đốc phê duyệt. Những người trong hội đồng giáo viên phải là người có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ hoặc có liên quan trực tiếp đến quá trình và chất lượng đào tạo. Thông thường là những chuyên gia đầu ngành được thuê từ các trường đại học có uy tín trong cả nước. -Đào tạo tại chỗ: Do trưởng bộ phận tiến hành.       Căn cứ vào nhu cầu cũng như các tồn tại thực tế, trưởng bộ phận lập trương trình đào tạo và lịch đào tạo nhân viên. Sau đó gửi chương trình đào tào về phòng Hành chính tổng hơp để sắp xếp lịch đào tạo. Phòng hành chính tổng hợp phối hợp với các bộ phận chức năng thực hiện kế hoạch đào tạo. 2.2.4. Tổng quỹ lương và đơn giá tiền lương. Tổng quỹ lương: là tổng chi phí về tiền lương mà Doanh nghiệp phải trả cho tất cả những người lao động trong Doanh nghiệp. Nó thường gồm hai thành phần: Phần cố định so với Doanh thu (theo biên chế, theo hợp đồng lao động mà quy định tiền lương cố định) và phần biến đổi theo Doanh thu. Quỹ lương của doanh nghiệp có thể phân loại theo các tiêu thức khác nhau như sau:    - Theo tính kế hoạch: Quỹ lương kế hoạch và quỹ lương thực hiện    Quỹ lương theo kế hoạch là tổng số tiền lương được tính vào thời điểm đầu kỳ kế hoạch. Nó được tính theo cấp bậc, theo các khoản phụ cấp được quy định và theo kế hoạch sản xuất sẽ giao cho doanh nghiệp.    Quỹ lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã thực hiện trong kỳ, được tính theo sản lượng thực tế đã thực hiện, trong đó có cả các khoản không được dự kiến trong khi lập kế hoạch. Các khoản này thường là do phát sinh, hoặc là do thiếu sót trong quá trình tổ chức và thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp …    - Theo đối tượng hưởng: quỹ lương của công nhân sản xuất và quỹ lương của công nhân viên khác trong doanh nghiệp.    - Theo tính chất chính phụ: Quỹ tiền lương chính và quỹ tiền lương phụ.    Quỹ tiền lương chính bao gồm số tiền lương theo thời gian, tiền lương theo sản phẩm và các khoản phụ cấp được tính để trả cho tất cả CBCNV trong doanh nghiệp    Quỹ tiền lương phụ bao gồm số tiền trả cho CBCNV của doanh nghiệp trong thời gian nghỉ việc theo chế độ như: lễ, tết, phép năm… hoặc nghỉ vì lý do bất thường khác Bảng 2.14. Tổng quỹ lương năm 2005 và 2006 Năm Tổng quỹ lương kế hoạch Tổng quỹ lương thực hiện Chênh lệch 2005 3.945.757.870 3.587.149.800 358.608.070 2006 4.645.587.500 4.261.328.400 384.259.100 Nguồn: Phòng Kế toán.   Hiện nay theo quy định của nhà nước, các doanh nghiệp thường xác định tổng quỹ lương chung theo kế hoạch gồm các thành phần sau theo công thức:    Vc = Vkh + Vpc + Vbs + Vtg    Trong đó: Vc: tổng quỹ lương chung theo kế hoạch       Vkh: tổng quỹ lương theo kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương       Vpc: quỹ kế hoạch các khoản phụ cấp lương và các chế độ khác( nếu có) không được tính trong đơn giá tiền lương theo quy định Vbs: quỹ lương bổ sung theo kế hoạch (phép năm, nghỉ việc riêng, nghỉ lễ tết…)       Vtg: quỹ lương làm thêm giờ theo kế hoạch Đơn giá tiền lương: là số tiền doanh nghiệp phải trả cho công nhân viên khi thực hiện một đơn vị sản phẩm (hay một công việc) nhất định với chất lượng xác định. Có 4 phương pháp xác định đơn giá tiền lương sau đây: Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm    Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch là tổng sản phẩm bằng hiện vật (kể cả sản phẩm quy đổi), thường áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm hay một số sản phẩm có thể quy đổi được. Đg = Lg × Tsp    Trong đó:  Đg – đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm.                     Lg – tiền lương giờ tính trên cơ sở cấp bậc công việc bình quân, phụ cấp bình quân và mức lương tối thiểu doanh nghiệp.                     Tsp – Mức lao động của một đơn vị sản phẩm ( giờ - người).     Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu    Phương pháp này ứng với chỉ tiêu kế hoạch là doanh thu, thường áp dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp. Đg = Vkh : Tkh    Trong đó: Vkh – Tổng quỹ lương theo kế hoạch.                    Tkh – Tổng doanh thu theo kế hoạch. Đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí.    Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch là tổng doanh thu trừ ( – )  tổng chi phí, thường áp dụng cho các doanh nghiệp quản lý được tổng doanh thu và tổng chi một cách chặt chẽ trên cơ sở các mức chi phí. Đơn giá tiền lương tính trên lợi nhuận    Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch là lợi nhuận, thường áp dụng cho các doanh nghiệp quản lý được tổng thu, tổng chi và lợi nhuận kế hoạch. Với NETN@M là một công ty cung cấp dịch vụ, hiện nay Công ty sử dụng phương pháp xác định đơn giá tiền lương tính trên doanh thu của từng loại hình dịch vụ.       2.2.5.Cách tính liền lương.       Do NetN@m là một doanh nghiệp nhà nước nên mặc dù là một công ty cung cấp dịch vụ nhưng công ty đã áp dụng hình thức trả lương theo thời gian kết hợp với sản phẩm. Thực chất: trả công theo số ngày (giờ công) thực tế đã làm cộng với công việc đã hoàn thành và bảo đảm được chất lượng.                         Ltg = (Ttt × L) +  (Ntt × Đg) Trong đó: Ttt – số ngày công (giờ công) thực tế đã làm trong kỳ ( tuần, tháng…)            L – mức lương ngày (lương giờ), với               Lngày =   và      Lgiờ =     Ntt – Số hợp đồng thực tế đạt chất lượng đã hoàn thành               Đg – Đơn giá lương khi hoàn thành hợp đồng 2.2.6. Nhận xét về công tác lao động, tiền lương của Công ty.       Từ những phân tích trên ta thấy, cơ cấu lao động của công ty tương đối hợp lý, trình độ công nhân viên thuộc loại cao phù hợp với yêu cầu về lao động trong lĩnh vực Công nghệ thông tin.       Tình hình đào tạo nhân lực của Công ty là khá tốt, điều này sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho Công ty trong môi trường cạnh tranh khốc liệt trong tương lại.       Công ty đã chọn mức lương tối thiểu Lmindn = 550.000 đồng, trong khi quy định Lmindn = 450.000 ÷ 700.000 đồng. Chứng tỏ đây là một dấu hiệu tốt của công ty và Tình hình thu nhập của nhân viên luôn được đảm bảo ổn định, từ đó sẽ giữ khuyến khích được nhân viên tích cực làm việc, đóng góp cho sự phát triển của Công ty.       Về hình thức trả lương: Công ty đã kết hợp quyền lợi với trách nhiệm. Từ đó, mỗi người sẽ có ý thức làm việc tốt hơn, nâng cao năng suất, đóng góp ý kiến cải tiến phương pháp làm việc, đồng thời thu nhập cũng sẽ tăng theo. 2.3. Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định của Công ty.       Do NetN@m là một công ty chuyên về cung cấp dịch vụ Internet và kinh doanh các sản phẩm phần mềm của Viện CNTT nên nguyên vật liệu dùng để sản xuất là không có, chính vì vậy mà công tác xây dựng định mức sử dụng nguyên vật liệu và vấn đề dự trữ, bảo quản nguyên vật liệu sẽ không được đề cập đến. Trong phần này em chỉ đi vào xem xét tình hình tài sản cố định của Công ty. 2.3.1. Cơ cấu và tình hình hao mòn của tài sản cố định. Tiêu chuẩn tài sản cố định hữu hình: Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. Nguy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26327.doc
Tài liệu liên quan