¨ Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm trả góp:
- Khi bán hàng trả chậm, trả góp thì ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của kỳ kế toán theo giá bán trả ngay, phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả ngay ghi vào tài khoản “Doanh thu chưa thực hiện”, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 3387 : phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp và giá bán trả ngay.
- Hàng kỳ, tính, xác định và kết chuyển doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3387
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
¨ Đối với hoạt động cho thuê tài sản thu tiền trước của nhiều năm.
Doanh thu của năm tài chính được xác định bằng tổng số tiền cho thuê đã thu được chia cho số năm cho thuê.
- Khi nhận tiền của khách hàng trả trước về hoạt động cho thuê tài sản cho nhiều năm, ghi:
Nợ TK 111, 112, . (Tổng số tiền nhận trước)
Có TK 3387 (Theo giá chưa có thuế)
Có TK 3331 –thuế và các khoản phải nộp nhà nước
61 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1103 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty Thái Sơn (Xí nghiệp xây dựng và kinh doanh nhà), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g và kế toán nợ phải trả.
Bộ phận kế toán nợ phải trả:Kiểm tra đối chiếu số lượng trên hóa đơn với số lượng trên báo cáo nhận hàng và đơn đặt hàng đồng thời xem xét giá cả, chiết khấu trên đơn đặt hàng và trên hóa đơn để đảm bảo không thanh toán vượt số Nợ Phải Trả cho người bán.
Bộ phận quỹ: (nếu thanh toán tiền mặt) : đóng dấu lên chứng từ đã chi để tránh chi 2 lần
Cuối tháng bộ phận kế toán Nợ Phải Trả cần phải đối chiếu giữa số chi tiết phải trả cho người bán (thông qua bảng tổng hợp chi tiết) với Sổ Cái hoặc bảng kê các hóa đơn đã thực hiện do Người Bán gửi đến.
1.3 Chứng từ sử dụng
Kếù toán thanh toán với người bán được tiến hành trên cơ sở bộ chứng từ: Hợp đồng kinh tế, Hóa đơn GTGT, Hóa đơn bán hàng, Biên bản giao nhận hàng, các chứng từ thanh toán tiền hàng, chứng từ giảm giá hàng bánCác chứng từ này sẽ được kế toán tiếp nhận, phân loại và ghi sổ kế toán.
1.4 Tài khoản sử dụng:
Kế toán sử dụng tài khoản 331 – “Phải trả cho người bán”: để phản ánh tình hình thanh toán giữa doanh nghiệp với người bán, người nhận thầu.
Nội dung và kết cấu của tài khoản 331 theo chế độ hiện hành.
Bên nợ:
- Số tiền đã trả cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ hay nhận thầu xây lắp.
- Số tiền ứng trước cho người bán.
- Số tiền người bán chấp nhận giảm giá cho doanh nghiệp.
- Chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại được hưởng.
- Kết chuyển về giá trị vật tư, hàng hóa thiếu hụt, kém phẩm chất khi kiểm nhận và trả lại cho người bán.
Bên có:
- Số tiền phải trả cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ hay người nhận thầu xây lắp.
- Điều chỉnh giá tạm tính về giá thực tế của số vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận khi có hóa đơn hoặc thông báo giá chính thức.
Số dư bên Có: Số tiền còn phải trả cho người bán, người cung cấp dịch vụ hay người nhận thầu xây lắp.
Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ: phản ánh số tiền đã ứng trước cho người bán hoặc số đã trả nhiều hơn số phải trả cho người bán theo từng đối tượng cụ thể.
1.5 Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
a.Trường hợp doanh nghiệp mua chịu:
- Khi mua chịu nhập kho vật tư,hàng hóa, Tài Sản Cố Định, kế toán căn cứ vào chứng từ (hóa đơn, biên bản giao nhận) ghi:
+ Nếu thuế GTGT vật tư hàng hóa, tài sản cố định mua vào được khấu trừ:
Nợ TK 152, 152, 153, 156 : Giá mua chưa có thuế
Nợ TK 211, 213 : Nguyên giá tài sản cố định thực nhận (giá chưa có thuế)
Nợ TK 242 : Lãi trả góp (khi mua TSCĐ theo phương thức trả góp)
Nợ TK 133 : Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 331 : Giá thanh toán
+ Nếu thuế GTGTvật tư hàng hóa, tài sản cố định mua vào không được khấu trừ:
Nợ TK 151, 152, 153, 156 : Giá mua đã có thuế
Nợ TK 211, 213 : Nguyên giá TSCĐ thực nhận (Giá thanh toán)
Có TK 331 : Giá thanh toán
+ Nếu số tiền phải trả cho người bán có liên quan đến ngoại tệ thì phản ánh vào tài khoản có 331 theo tỷ giá hối đoái tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ
- Khi mua chịu vật tư, dịch vụ, hàng hóa không lưu chuyển qua kho, căn cứ vào hóa đơn tính vào chi phí trong kỳ, ghi:
Nợ TK 627
Nợ TK 641
Nợ TK 642
Nợ TK 241 : tính vào chi phí xây dựng cơ bản dở dang hay chi phí sửa chữa lớn Tài Sản Cố Định
Nợ TK 142
Nợ TK 632 : tính vào Giá Vốn Hàng Bán (trường hợp tiêu thụ hàng hóa)
Nợ TK 133 :Thuế GTGT
Có TK 331 : Giá thanh toán
- Trường hợp nợ người nhận thầu do doanh nghiệp tổ chức xây dựng cơ bản hoặc sửa chữa lớn Tài Sản Số Định, căn cứ biên bản quyết toán nghiệm thu xác định số tiền phải trả, kế toán ghi:
Nợ TK 2412
Nợ TK 2413
Nợ TK 133
Có TK 331
- Khi thanh toán số tiền phải trả căn cứ vào chứng từ thanh toán kế toán ghi:
Nợ TK 331
Có TK 111, 112, 113, 131, 311, 511
- Khoản thu do được hưởng chiết khấu thanh toán khi doanh nghiệp thanh toán trước thời hạn.
Nợ TK 331
Có TK 515
- Khi trả lại hàng mua (căn cứ hóa đơn trả hàng của bên mua kèm phiếu xuất kho hàng trả lại) hay được người bán giảm giá hàng mua (căn cứ hóa đơn điều chỉnh giá của bên bán) kế toán ghi:
Nợ Tk 331: giá thanh toán hàng mua trả lại hoặc số tiền giảm giá hàng mua)
Có TK 152, 153, 156
Có TK 133 – nếu có
b.Trường hợp doanh nghiệp ứng trước tiền mua hàng
Khi ứng tiền cho người bán, người cung cấp hay người nhận thầu, căn cứ chứng từ chi tiền kế toán ghi:
Nợ TK 331
Có TK 111, 112
+ Khi nhận hàng mua theo số tiền ứng trước, căn cứ chứng từ và kiểm nhận thực tế, ghi
Nợ TK 152, 153, 156Giá trị vật tư hàng hóa thực nhập
Nợ TK 211, 213 : nguyên giá tài sản cố định
Nợ TK 241 : nhận công trình giao thầu
Nợ TK 133
Có TK 331 : Giá thanh toán
+ Thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị hàng nhận với số tiền ứng trước.
- Nếu số tiền ứng trước nhỏ hơn giá trị hàng mua: doanh nghiệp trả thêm chênh lệch còn thiếu
Nợ TK 331
Có TK 111, 112
- Nếu số tiền ứng trước lớn hơn giá trị hàng mua: doanh nghiệp phải thu lại khoản chênh lệch thừa
Nợ TK 111, 112
Có TK 331
c.Trường hợp xử lý nợ không ai đòi:
- Nếu có khoản nợ phải trả vắng chủ nợ hoặc không xác định được chủ nợ, hoặc chủ nợ không đòi, khi xử lý kế toán ghi tăng thu nhập khác.
Nợ TK 331 : Kết chuyển xóa nợ vắng chủ.
Có TK 711
2. Kế toán thuế và các khoản phải nộp nhà nước
2.1 Nội dung và nguyên tắc hạch toán
Nội dung: các khoản phải nộp nhà nước là số tiền mà doanh nghiệp phải có nghĩa vụ thanh toán với nhà nước về các khoản nộp tài chính bắt buộc như các loại thuế trực thu, gián thu, các khoản phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác phát sinh theo chế độ quy định.
Nguyên tắc hạch toán
- Doanh nghiệp phải tính toán, kê khai, xin xác nhận số thuế và các khoản khác phải nộp chi tiết cho từng khoản và ghi vào sổ kế toán trên cơ sở thông báo của cơ quan thuế.
- Doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác thông qua việc đảm bảo nộp đúng, nộp đủ kịp thời các khoản phải nộp.
Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản thuế, phí lệ phí phải nộp và đã nộp.
2.2 Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước.
333
- Số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ.
- Số thuế , phí, lệ phí và các khoản khác (phải nộp) đã nộp vào ngân sách nhà nước.
- Số thuế được giảm trừ vào số thuế phải nộp.
- Số thuế GTGT hàng bán bị trả lại, giảm giá.
- Số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp.
- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp vào ngân sách nhà nước.
SDCK: Số thuế, phi, lệ phí và các khoản khác còn phải nộp vào ngân sách nhà nước.
Nội dung và kết cấu của tài khoản 333 theo chế độ hiện hành như sau:
Trong trường hợp cá biệt tài khoản 333 có thể có số dư bên Nợ – phản ánh số thuế và các khoản đã nộp lớn hơn số thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước hoặc có thể phản ánh số thuế đã nộp được xét miển hoặc giảm cho thóai thu nhưng chưa thực hiện việc thoái thu
Tài khoản 333 có các tài khoản cấp 2 như sau:
TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp, gồm có 2 tài khoản cấp 3:
+ TK 33311 – Thuế GTGT đầu ra
+ TK 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu
TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt
TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu
TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp
TK 3335 – Thu trên vốn
TK 3336 – Thuế tài nguyên
TK 3337 – Thuế nhà đất
TK 3338 – Các loại thuế khác
TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác
2.3 Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:
a.Kế toán thuế GTGT phải nộp
+ Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế
- Khi doanh nghiệp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (511, 512) hoặc doanh nghiệp phát sinh doanh thu hoạt động tài chính (515) hoặc các khoản thu nhập khác (711) : ghi nhận theo giá bán chưa có thuế GTGT, phần thuế GTGT đầu ra phản ánh như sau:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 33311
- Trường hợp hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, hoặc giảm trừ chiết khấu thương mại: kế toán phản ánh số tiền trả lại cho người mua về thuế GTGT:
Nợ TK 33311
Có TK 111, 112, 131
- Khi biếu tặng sản phẩm, hàng hóa được trang trải bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi kế toán phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo giá bán chưa có thuế GTGT, phần thuế GTGT đầu ra không được khấu trừ ghi:
Nợ TK 431
Có TK 33311
- Trường hợp trả lương cho công nhân viên bằng sản phẩm, hàng hóa, ghi doanh thu bán hàng nội bộ theo giá chưa có thuế GTGT, phần thuế GTGT đầu ra, ghi:
Nợ TK 334
Có TK 33311
- Trường hợp sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ sử dụng nội bộ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ không thuộc diện nộp thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì số thuế GTGT phải nộp của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ sử dụng nội bộ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, ghi:
Nợ TK 627, 641, 642,.(chi phí sản xuất sản phẩm + thuế GTGT phải nộp)
Có TK 33311
Có TK 512: chi phí sản xuất sản phẩm.
- Khi nhập khẩu vật tư, thiết bị, hàng hóa, kế toán phản ánh số thuế GTGT của hàng nhập khẩu:
+ Nếu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh (theo phương pháp khấu trừ thuế) thì thuế GTGT được khấu trừ.
Nợ TK 133
Có TK 33312
+ Nếu không dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh như trên (Ví dụ dùng cho hoạt động sự nghiệp, chương trình dự án, văn hóa phúc lợi) thì số thuế GTGT hàng nhập khẩu không được khấu trừ phải tính vào giá trị vật tư, hàng hóa, Tài Sản Cố Định nhập khẩu, kế toán ghi:
Nợ TK 152, 156, 211
Có TK 33312
- Cuối kỳ kế toán tính và xác định:
- Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 33311
Có TK 133
Số thuế GTGT phải nộp trong kỳ và khi nộp thuế GTGT vào ngân sách nhà nước, ghi:
NợTK 33311
Có TK 111, 112
Trường hợp đơn vị được giảm thuế GTGT:
Nợ TK 3331
Có TK 711
Nếu số thuế GTGT được giảm, được Ngân Sách Nhà Nước trả lại bằng tiền, khi nhận được tiền kế toán ghi:
Nợ TK 112, 112
Có TK 711
Trường hợp cơ sở thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT:
Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ hoặc các khoản thu nhập khác được tính theo giá thanh toán (bao gồm cả thuế GTGT).
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511, 512, 515, 711
Khi mua hàng hóa, vật tư nhập khẩu kế toán phản ánh số thuế GTGT hàng nhập khẩu, ghi:
Nợ TK 152, 156, 211
Có TK 33312
Cuối kỳ kế toán tính và xác định số thuế GTGT phải nộp:
Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường, ghi
Nợ TK 511, 515
Có TK 3331
Đối với hoạt động khác ghi:
Nợ TK 711
Có TK 3331.
b.Kế toán các loại thuế khác
Thuế tiêu thụ đăc biệt
Xác định thuế tiêu thu đặc biệt phải nộp tính vào doanh thu trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 512, 512
Có TK 3332
Số thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng bán bị trả lại, ghi:
Nợ TK 3332
Có TK 111, 112, 131
Số thuế tiêu thụ đặc biệt được giảm trừ vào số thuế phải nộp trong kỳ, ghi
Nợ TK 3332
Có TK 711
Số thuế tiêu thu đặc biệt đã nộp vào Ngân Sách Nhà Nước:
Nợ TK 3332
Có TK 111, 112, 311
Số thuế tiêu thụ đặc biệt được Ngân Sách Nhà Nước hoàn lại trừ vào số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp trong kỳ:
Nợ TK 3332
Có TK 711, 632, 152, 156, 211
Thuế xuất khẩu
Số thuế xuất khẩu khi xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, ghi
Nợ TK 511
Có TK 3333
Thuế nhập khẩu
Số thuế nhập khẩu phải nộp tính vào Giá Vốn của hàng nhập khẩu, ghi
Nợ TK 153, 153, 156, 211..
Có TK 3333
Số thuế nhập khẩu được Ngân Sách Nhà Nước hoàn lại trừ vào số thuế nhập khẩu phải nộp trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3333
Có TK 152, 153, 156, 211, 632, 711
3. Kế toán khoản phải trả công nhân viên
Khái niệm:Bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương.
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người lao động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Tiền lương của người lao động được xác định trên 2 cơ sở chủ yếu là số lượng và chất lượng lao động.
Nội dung quỹ tiền lương: Quỹ tiền lương là tất cả các khoản tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp có tính chất lương mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng.
Nội dung các khoản trích theo lương:
- Quỹ bảo hiểm xã hội: được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ 20% trên tiền lương cấp bậc phải trả hàng tháng. Trong đó 15% của tiền lương cấp bậc phải trả cho công nhân viên được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 5% còn lại do người lao động đóng góp.
- Quỹ bảo hiểm y tế: được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ 3% trên tiền lương cấp bậc, trong đó 2% được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của đơn vị, 1% còn lại do người lao động của đơn vị đóng góp.
- Kinh Phí Công Đoàn: được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ 2% trên tổng tiền lương phải trả cho người lao động và được tính vào Chi Phí Sản Xuất Kinh Doanh của đơn vị.
Nhiệm vụ và chứng từ kế toán sử dụng
Nhiệm vụ: Tính toán chính xác số tiền lương và các khoản thanh toán khác phải trả cho người lao động theo đúng chế độ quy định. Tổ chức thanh toán lương kịp thời cho người lao động. Kiểm tra việc chấp hành chế độ về tiền lương, bảo hiểm xã hội và các khoản chi trả khác cho công nhân viên.
Tính toán phân bổ chính xác tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn vào các đối tuợng sử dụng.
Phản ánh và kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng quỹ tiền lương, quỹ bảo hiểm xã hội đúng với chế độ hiện hành. Lập báo cáo tiền lương. Phân tích tình hình quản lý lao động, sử dụng thời gian lao động và năng xuất lao động.
Chứng từ sử dụng:
- Bảng chấm công: phản ánh ngày công thực tế của từng người lao động trong mỗi tổ, mỗi bộ phận.
- Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành.
- Phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội
- Bảng thanh toán lương, thưởng, bảo hiểm xã hội.
3.2 Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 334 – Phải trả công nhân viên.
334
- Các khoản đã trả, đã ứng cho công nhân viên.
- Các khoản khấu trừ vào lương công nhân viên.
- Các khoản phải trả cho công nhân viên (tiền lương, tiền thưởng và các khoản khác).
SDCK: Các khoản còn phải trả công nhân viên còn lại cuối kỳ.
3.3 Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:
- Khi tạm ứng lương kỳ I, căn cứ vào số tiền tạm ứng lập phiếu chi, kế toán ghi:
Nợ TK 334
Có TK 111
- Cuối tháng căn cứ vào các chứng từ kế toán có liên quan, lập bảng phân bổ tiền lương vào các đối tượng sử dụng:
Nợ TK 622, 627, 641, 642
Có TK 334
- Các khoản khấu trừ vào lương:
Nợ TK 334
Có TK 338 (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế mà công nhân phải đóng)
Có TK 141 (thu hồi tạm ứng)
Có TK 138 (Các khoản bắt bồi thường, phạt và nợ phải thu khác)
- Thuế thu nhập cá nhân phải nộp:
Nợ TK 334
Có TK 333
- Khi thanh toán tiền lương kỳ II kế toán căn cứ phiếu chi ghi:
Nợ TK 334
Có TK 111
- Sau khi phát lương kế toán chuyển khoản lương chưa lãnh sang theo dõi ở tài khoản 3388
Nợ TK 334
Có TK 3388
- Căn cứ bảng tính thưởng, kế toán phản ánh khoản tiền thưởng từ quỹ xí nghiệp.
Nợ TK 4311
Có TK 334
3.4 Kế toán các khoản trích theo lương
Sơ đồ hạch toán:
338
111, 112
334
622, 627, 641, 642
Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ
Các khoản chi về BHXH, KPCĐ tại đơn vị
Thanh toán các khoản phải trả khác
Khấu trừ vào lương khoản BHXH,BHYT
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh
3.5 Kế toán trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất.
Nội dung và phương pháp trích trước
Hàng năm, người lao động trong danh sách của đơn vị được hưởng một số ngày phép theo quy định mà vẫn được hưởng đủ lương. Trong thực tế việc nghỉ phép của công nhân sản xuất không đồng đều nhau giữa các tháng trong năm. Do đó để việc chi trả tiền lương nghỉ phép không làm cho giá thành sản phẩm đột biến tăng lên, tính đúng kết quả tài chính của đơn vị, kế toán có thể tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép và phân bổ đều vào chi phí của các kỳ hạch toán.
Mức trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất
Tiền lương chính phải trả cho công nhân sản xuất
x
Tỷ lệ trích trước phải trả cho tiền lương nghỉ phép
=
Tỉ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép
Tổng số tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch của công nhân sản xuất.
Tổng số tiền lương chính theo kế hoạch của công nhân sản xuất
=
Tài khoản sử dụng:
Để hạch toán trích trước tiền lương nghỉ phép hàng tháng, kế toán sử dụng tài khoản 335 – ”Chi phí phải trả”.
335
- Các khoản chi phí đã được trích trước vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Chi phí thực tế phát sinh.
- Điều chỉnh phần chênh lệch giữa khoản chi thực tế và khoản trích trước.
SDCK: Các khoản đã được tính vào chi phí SXKD nhưng thực tế chưa phát sinh.
Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:
- Hàng tháng tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất.
Nợ TK 622
Có TK 335
- Khi thực tế phát sinh tiền lương nghỉ phép phải trả công nhân sản suất.
Nợ TK 335
Có TK 334
- Cuối năm tiến hành điều chỉnh số trích trước theo số đã chi thực tế.
+ Nếu trích thiếu, kế toán tiến hành trích bổ sung:
Nợ TK 622
Có TK 335
+ Nếu trích thừa, kế toán ghi
Nợ TK 335
Có TK 622
4.Kế toán khoản phải trả – phải nộp khác
4.1 Nội dung và nguyên tắc hạch toán
Nội dung: khoản phải trả khác bao gồm:
- Giá trị tài sản thừa chưa xác định rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền.
- Doanh thu chưa thực hiện: là số tiền của khách hàng đã trả trước cho một hoặc nhiều kỳ kế toán về lao vụ, dịch vụđơn vị đã cung cấp cho khách hàng như: số tiền đã nhận của khách hàng trả một lần cho nhiều kỳ kế toán về việc đơn vị đã cho thuê nhà ở, văn phòng làm việc, kho hàng.
- Các khoản khấu trừ tiền lương của công nhân viên theo quyết định của tòa án (lệ phí tòa án, các khoản thu hộ đền bù)
- Phải trả cho đơn vị bên ngoài do nhận ký cược, ký quỹ ngắn hạn.
- Các khoản phải trả về mượn tạm thời vật tư, tiền vốn của đơn vị bạn.
- Các khoản lãi phải trả cho các bên tham gia liên doanh, cho cổ đông
Nguyên tắc hạch toán
Các khoản phải trả khác phải được theo dõi chi tiết từng đối tượng, từng khoản phải trả, nhằm có kế hoạch chi trả các khoản nợ theo đúng quy định của nhà nước hay theo sự thỏa thuận của các bên.
Không hạch toán vào tài khoản – Doanh thu chưa thực hiện (TK 3387) số tiền nhận trước của người mua mà đơn vị chưa cung cấp hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng (số tiền này được hạch toán vào bên Có TK 131 – Phải thu khách hàng).
4.2 Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 338 – “Phải trả phải nộp khác”: trong đó sử dụng các tài khoản cấp 2 như sau:
Tài khoản 3381 –“ Tài sản thừa chờ xử lý”.
- Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các tài khoản có liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý.
- Giá trị tài sản thừa chờ giải quyết chưa xác định nguyên nhân
3381
SDCK: Giá trị tài sản phát hiện thừa chờ giải quyết.
Sử dụng tài khoản 3387 - ” Doanh thu chưa thực hiện”
Nội dung và kết cấu tài khoản TK 3387 theo chế độ hiện hành
3387
- Kết chuyển doanh thu chưa thực hiện sang tài khoản 511, 515 tương ứng với doanh thu trong kỳ.
- Phân bổ số lãi về giao dịch bán và thuê lại tài sản ghi giảm chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- Trả lại tiền cho khách hàng.
- Số tiền nhận trước nhiều năm về cho thuê
- Khoản chênh lệch giữa giá bán hàng trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả ngay.
-Khoản lãi nhận trước khi cho vay vốn hoặc mau các công cụ nợ.
- Chênh lệch lãi trong giao dịch bán và thuê lại tài sản.
SDCK:Doanh thu chưa thực hiện ở thời điểm cuối kỳ kế toán.
152, 153, 157
622, 627, 641, 642, 334
111, 112, 131, 121, 221
111, 112, 152
421
3388
3381
3382, 3383, 3384
3387
711, 632
111, 112, 334
511, 515
111, 112
111, 112, 152
111, 112
Căn cứ quyết định xử lý tài sản thừa
Sử dụng quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ
Kết chuyển doanh thu kỳ kế toán
Trả lại tiền cho khách hàng
Trả tài sản mượn
Chi tiền lãi cho các bên liên doanh.
Tài sản thừa chờ xử lý.
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ
Doanh thu chưa thực hiện
Mượn tài sản tạm thời.
Chia lãi cho các bên liên doanh
Sơ đồ hạch toán tổng hợp:
4.3 Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
a.Đối với tài sản thừa chưa xác định được nguyên nhân chờ xử lý:
- Trường hợp vật tư, hàng hóa, tiền mặt tại quỹ phát hiện thừa qua kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân, chờ giải quyết, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 152, 153, 156
Có TK 3381
- Khi có biên bản xử lý của cấp có thẩm quyền về số tài sản thừa, kế toán căn cứ quyết định xử lý ghi vào các tài khoản có liên quan
Nợ TK 3381
Có TK 411 : Tăng nguồn vốn kinh doanh
Có TK 441 : Tăng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Có TK 711 : Tính vào thu nhập khác
Có TK 632 : được phép ghi Giảm Giá Vốn Hàng Bán
b.Kế toán doanh thu chưa thực hiện
Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm trả góp:
- Khi bán hàng trả chậm, trả góp thì ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của kỳ kế toán theo giá bán trả ngay, phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả ngay ghi vào tài khoản “Doanh thu chưa thực hiện”, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 3387 : phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp và giá bán trả ngay.
- Hàng kỳ, tính, xác định và kết chuyển doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3387
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
Đối với hoạt động cho thuê tài sản thu tiền trước của nhiều năm.
Doanh thu của năm tài chính được xác định bằng tổng số tiền cho thuê đã thu được chia cho số năm cho thuê.
- Khi nhận tiền của khách hàng trả trước về hoạt động cho thuê tài sản cho nhiều năm, ghi:
Nợ TK 111, 112,.. (Tổng số tiền nhận trước)
Có TK 3387 (Theo giá chưa có thuế)
Có TK 3331 –thuế và các khoản phải nộp nhà nước
- Đồng thời tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán, ghi
Nợ TK 3387
Có TK 511
- Số tiền phải trả lại cho khách hàng vì hợp đồng cung cấp dịch vu cho thuê không được thực hiện (nếu có), ghi
Nợ TK 3387 (Giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 531 (Trường hợp đã ghi doanh thu trong kỳ theo giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 3331
Có TK 111, 112, 3388, ..(Tổng số tiền trả lại)
Trường hợp phát sinh lãi nhận trước khi cho vay vốn hoặc mua các công cụ nợ.
Khi cho vay vốn hoặc mua các công cụ nợ (trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu,) thu lãi trước, kế toán ghi:
Nợ TK 121, 128, 221
Có TK 3387
Định kỳ kết chuyển dần lãi nhận trước vào doanh thu hoạt động tài chính:
Nợ TK 3387
Co
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- VINH.doc