MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
I.Giới thiệu khái quát về công ty Thanh Hà-CHC-TCHC 3
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty Thanh Hà 3
1.2.Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty Thanh Hà 5
1.3.Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty 7
1.4.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty Thanh Hà 8
1.4.1.Giám đốc công ty 9
1.4.2.Các phó giám đốc công ty 9
1.4.3.Phòng kế hoạch-tổ chức sản xuất 9
1.4.4.Phòng kinh doanh 9
1.4.5.Phòng chính trị 10
1.4.6.Phòng kỹ thuật-chất lượng 10
1.4.7.Phòng tài chính-kế toán 10
1.4.8.Phòng hành chính 10
II.Thực trạng tổ chức hệ thống kế toán tại công ty Thanh Hà 12
2.1.Bộ máy kế toán của công ty 12
2.2.Đặc điểm tổ chức kế toán của công ty Thanh Hà 15
2.2.1.Hệ thống chứng từ kế toán sử dụng trong công ty 15
2.2.2.Tổ chức luân chuyển các chứng từ chủ yếu 15
2.2.3.Hệ thống tài khoản sử dụng 17
2.2.4.Hệ thống tổ chức sổ 17
2.2.5.Hạch toán chi phí sản xuất 21
2.3.Đặc điểm kế toán một số phần hành chủ yếu 23
2.3.1.Kế toán vật tư 23
2.3.1.1.Kế toán nguyên vật liệu 23
2.3.1.2.Kế toán thành phẩm, hàng hoá tồn kho 26
2.3.2.Kế toán thanh toán 27
2.3.2.1.Kế toán lao động và tiền lương 27
2.3.2.2.Kế toán thanh toán với nhà nước 28
2.3.2.3.Kế toán thanh toán với người mua 28
2.3.2.4.Kế toán thanh toán với người bán 28
2.3.3.Kế toán tài sản bằng tiền 29
2.3.4.Kế toán tổng hợp 30
2.3.4.1.Kế toán tài sản cố định 30
2.3.4.2.Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm,xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm. 31
III. Đánh giá thực trạng tổ chức hạch toán tại công ty Thanh Hà 37
a. Thành tựu 37
b. Hạn chế 38
KẾT LUẬN 40
44 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1824 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty Thanh Hà - Cục Hậu cần thuộc tổng Cục Hậu cần, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tháng lên báo cáo “nhập, xuất, tồn” và từ ngày 3 đến ngày 5 tháng sau chuyển báo cáo lên phòng kế toán công ty.
Ngoài ra phảI chấp hành nội quy hạch toán nội bộ công ty về cấp phát nguyên vật liệu theo định mức, công tác đo đếm nguyên vật liệu trước khi cấp phát cho các xí nghiệp.
Nhân viên kế toán xí nghiệp theo dõi từ khâu nguyên vật liệu từ khi đưa vào sản xuất đến lúc giao thành phẩm cho công ty. Nội dung hạch toán như sau:
Các xí nghiệp theo dõi:
Từng chủng loại nguyên vật liệu đưa vào sản xuất theo từng mặt hàng
Số lượng bán thành phẩm được cấp phát cho từng tổ sản xuất
Tình hình sản xuất nhập kho thành phẩm và các phần việc sản xuất đạt được để tính lương cho từng công nhân
Cuối tháng lập báo cáo và chuyển lên phòng kế toán (bao gồm các báo cáo sau
Báo cáo chế biến bán thành phẩm
Báo cáo thanh toán nguyên vật liệu
Báo cáo sản phẩm dở dang và thành phẩm
Tóm lại, hạch toán ở các xí nghiệp là hạch toán đơn
Tại phòng kế toán công ty
Quan hệ giữa kế toán trưởng với các nhân viên kế toán trong phòng theo phương thức trực tiếp nghĩa là kế toán trưởng trực tiếp điều hành các nhân viên kế toán.
Hiện nay phòng tài chính kế toán gồm 5 người được phân công cụ thể như sau:
Kế toán trưởng (trưởng phòng): là người có chức năng tổ chức, kiểm tra công tác kế toán của công ty và giúp việc cho giám đốc công ty trong lĩnh vực chuyên môn về tài chính kế toán, chịu trách nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán của công ty
Có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán, phân công, kiểm tra và đánh giá chất lượng công tác của các nhân viên kế toán trong phòng. Chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ cho các xí nghiệp thành viên. Kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các chế độ tài chính, chính sách của tất cả các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thông qua và ký duyệt tất cả các chứng từ thu, chi cũng như các báo cáo kế toán, hợp đồng kinh tế. Được giám đốc ủy quyền trực tiếp giao dịch với ngân hàng và các cơ quan tài chính cấp trên về công tác tài chính kế toán của công ty.
Kế toán thanh toán – ngân hàng: có nhiệm vụ theo dõi và thanh toán toàn bộ công nợ của các đối tượng như khách hàng, nhà cung cấp và nội bộ công ty. Theo dõi công nợ với ngân hàng về các khoản tiền gửi, tiền mặt, tiền vay của công ty. Ngoài ra còn theo dõi các khoản tiền tạm ứng của CB-CNV trong công ty.
Kế toán vật tư thành phẩm: có nhiệm vụ theo dõi việc mua bán với các khách hàng trên sổ chi tiết.Phản ánh chính xác tình hình nhập xuất về mặt số lượng, chi tiết theo từng chủng loại, quy cách, phẩm chất của từng loại vật tư, hàng hoá.Tính toán đầy đủ, chính xác kịp thời giá thực tế của từng loại vật tư, hàng hoá cuối tháng để làm căn cứ tính giá thành phẩm sản phẩm
Kế toán tiền lương-TSCĐ: có nhiệm vụ tính tiền lương, thưởng,BHXH cho CB-CNV thuộc khối quản lý của công ty.Tổng hợp tình hình thanh toán tiền lương, thưởng,BHXH của toàn công ty trên sổ chi tiết.Quyết toán BHXH với cơ quan tài chính cấp trên.Theo dõi sự bíên động về TSCĐ trên sổ chi tiết, trong toàn công ty và tính khấu hao TSCĐ
Kế toán giá thành-tổng hợp:có nhiệm vụ tập hợp và phân bổ chính xác kịp thời các loại chi phí sản xuất theo các đối tượng hạch toán và đối tượng tính giá thành.Tính toán chính xác giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành,xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
SƠ ĐỒ 05: BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY
Kế toán trưởng
Tài chính các xí nghiệp thành viên
Kế toán
TGNH và thanh toán
Kế toán
Vật tư
Thành phẩm
Kế toán tiền lương
TSCĐ
Kế toán
Giá thành
Tổng hợp
Thủ quỹ
2.2.Đặc điểm tổ chức kế toán tại công ty Thanh Hà
2.2.1-Hệ thống chứng từ kế toán sử dụng trong công ty bao gồm:
Lao động tiền lương:Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, phiếu nghỉ BHXH, bảng thanh toán BHXH
Hàng tồn kho:Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm nghiệm, thẻ kho, biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm hàng hoá
Bán hàng:Hoá đơn bán hàng, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, hoá đơn tiền điện, hoá đơn tiền nước, hoá đơn giám định hàng xuất nhập khẩu
Tiền tệ:Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, bảng kiểm kê quỹ
Tài sản cố định:Biên bản giao nhận TSCĐ , biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành,biên bản đánh giá lại TSCĐ
2.2.2.Tổ chức luân chuyển các chứng từ chủ yếu:
Phiếu thu, chi tiền mặt do phòng tài chinh kế toán lập(phiếu thu gồm 3 liên, phiếu chi gồm 2 niên).Kế toán thanh toán căn cứ vào giấy đề nghị nộp tiền.Giấy đề nghị thanh toán(có chữ ký của giám đốc hoặc phó giám đốc công ty xác nhận đồng ý chi) kiểm tra các chứng từ kèm theo đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ.Sau đó viết phiếu thu chi(ký)=>Kế toán trưởng ký=> Giám đốc ký phiếu chi=> Thủ quỹ thu, chi(ký)=>Kế toán ghi sổ=>Bảo quản chứng từ
Phiếu nhập, xuất kho và hoá đơn bán hàng(gồm 3 liên) do phòng kế hoạch-tổ chức sản xuất lập.Kế toán căn cứ vào hợp đồng kinh tế ký kết giữa công ty với các nhà cung cấp và hợp đồng sản xuất với các xí nghiệp thành viên.Căn cứ vào lệnh mua bán của giám đốc và phiếu báo kiểm nghiệm vật tư của phòng kỹ thuật, kiểm tra các chứng từ kèm theo đảm bảo tính hợp lệ.Sau đó viết phiếu nhập,xuất kho và hoá đơn bán hàng cho từng đối tượng=>phụ trách phòng ký=>Giám đốc ký=>Thủ kho và khách hàng ký
Thủ kho căn cứ vào phiếu nhập, xuất và hoá đơn vào thẻ kho, hàng ngày chuyển chứng từ cho kế toán nguyên liệu thành phẩm phòng tài chính-kế toán để ghi sổ
Tại các xí nghiệp thành viên, theo sự phân cấp của công ty:phiếu thu, chi tiền mặt do kế toán thanh toán lập=>Trưởng ban ký=>Giám đốc xí nghiệp ký. Hàng tháng xí nghiệp lập bảng thanh toán chi phí sản xuất theo định mức khoán của công ty và các bảng thanh toán tiền lương, bảng chấm công, bảng thanh toán BHXH, bảng cân đối tiền lương chuyển về phòng kế hoạch tổ chức sản xuất duyệt => phòng tài chính kế toán kiểm tra tổng hợp và thanh toán
Phòng tài chính kế toán sau khi tiếp nhận các chứng từ ban đầu, theo từng lĩnh vực công việc phân công, các nhân viên kế toán tiến hành kiểm tra, phân loại và nhập dữ liệu từ các chứng từ vào máy => bảo quản chứng từ
2.2.3. Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng:
Căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán thống nhất nhà nước đã ban hành, các văn bản hướng dẫn của ngành và của cơ quan quản lý. Cùng với các hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu, trình độ quản lý, công ty đã áp dụng 54 tài khoản trong số 72 tài khoản trong bảng và 5 trong số 7 tài khoản ngoài bảng của hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp theo quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính.
2.2.4. Hình thức tổ chức sổ:
Do đơn vị sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm nên công ty Thanh Hà chọn hình thức tổ chức sổ là hình thức “nhật ký chứng từ”
Hiện nay công ty áp dụng hình thức kế toán thủ công
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các NKCT hoặc các bảng kê, sổ chi tiết có liên quan.
Đối với NKCT được ghi vào các bảng kê, sổ chi tiết thì hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán, vào bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng phảI chuyển số liệu tổng hợp của bảng kê, sổ chi tiết vào NKCT.
Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bàng phân bổ ghi vào các bảng kê và NKCT có liên quan.
Cuối tháng khoá sổ cộng số liệu trên các NKCT, kiểm tra đối chiếu số liệu trên các NKCT với các sổ kế toán chi tiết,bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các NKCT ghi trực tiếp vào sổ cái
Đối với các chứng từ có liên quan đến sổ và thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp và căn cứ vào số thẻ và sổ kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với sổ cái.
Số liệu tổng hợp ở sổ cáI và một số chỉ tiêu chi tiết trong NKCT, bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính
* Nhật ký chứng từ
Trong hình thức nhật ký chứng từ có 10 NKCT được đánh số từ NKCT số 1 đến NKCT số 10.
Nhật ký chứng từ là một sổ kế toán tổng hợp, dùng để phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo vế Có của các tài khoản. Một NKCT có thể mở cho một tài khoản hoặc có thể mở cho một số tài khoản có nộidung kinh tế giống nhau hoặc có quan hệ đối ứng mật thiết với nhau. Khi mở nhật ký chứng từ dùng cho nhiều tài khoản thì trên NKCT đó số phát sinh của mỗi tài khoản được phản ánh riêng biệt ở một số dòng hoặc một số cột dành cho mỗi tài khoản. Trong mọi trường hợp số phát sinh bên Có của mỗi tài khoản chỉ tập trung phản ánh trên một NKCT và từ NKCT này ghi vào sổ cái một lần vào cuối tháng. Số phát sinh Nợ của mỗi tài khoản được phản ánh trên các NKCT khác nhau, ghi Có của các tài khoản có liên quan đối ứng Nợ với tài khoản này và cuối tháng được tập hợp vào sổ cái từ các NKCT đó.
Để phục vụ nhu cầu phân tích và kiểm tra, ngoài phần chính dùng để phản ánh số phát sinh bên Có, một số NKCT có bố trí thêm các cột phản ánh số phát sinh bên Nợ, số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ của mỗi tài khoản. Số liệu của các cột phản ánh số phát sinh bên Nợ các tài khoản trong trường hợp này chỉ dùng cho mục đích kiểm tra phân tích không dùng để ghi sổ cái.
Căn cứ để ghi chép các NKCT là chứng từ gốc, số liệu của sổ kế toán chi tiết, của bảng kê và bảng phân bổ.
NKCT phải mở từng tháng một, hết mỗi tháng phải khoá sổ NKCT cũ và mở NKCT mới cho tháng sau. Mỗi lần khoá sổ cũ, mở sổ mới phải chuyển toàn bộ số dư cần thiết từ NKCT cũ sang NKCT mới tuỳ theo yêu cầu cụ thể của từng tài khoản .
- NKCT số 1: Phản ánh số phát sinh Có của tài khoản 111 đối ứng Nợ các tài khoản khác liên quan
- NKCT số 2: Phản ánh số phát sinh Có TK 112 đối ứng Nợ các TK khác có liên quan
-NKCT số 3: Phản ánh số phát sinh Có TK 113 đối ứng Nợ các TK khác có liên quan
- NKCT số 4: Phản ánh số phát sinh Có TK311, 315, 341, 342 đối ứng Nợ các TK có liên quan, ngoàira NKCT này còn phản ánh tình hình thanh toán, tiền vay
- NKCT số 5: Dùng để tổng hợp tình hình thanh toán với nhà cung cấp.Gồm 2 phần: Theo dõi bên Có 331(sẽ phảitrả)
Theo dõi bên Nợ TK 331
- NKCT số 6: Phản ánh phát sinh có TK 151
- NKCT số 7: Là sổ dùng để tổng hợp tất cả chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh phát sinh có các TK 152, 153, 154,142,214,241,242,334,335,338,611,622,623,627,631 và phát sinh nợ TK152, 153, 154,142,214,335,622,623,627,631
- NKCT số 8: Theo dõi phát sinh có các TK 155,156,157,131,511,
521,531,532,632,641,642,515,635,711,811,911
- NKCT số 9: Phản ánh phát sinh có các TK 211,212,213
- NKCT số 10: Phản ánh phát sinh có các TK còn lại ngoài 9 NKCT trên 333,411,412,413,414,415,421,431,161
*Bảng kê
Trong hình thức NKCT có 9 bảng kê được đánh số thứ tự từ bảng kê số 1 đến bảng kê số 11 (không có bảng kê số 7,10). Bảng kê được sử dụng trong những trường hợp khi các chỉ tiêu hạch toán chi tiết của mỗi TK không thể kết hợp phản ánh trực tiếp trên NKCT được. Khi sử dụng bảng kê thì số liệu của chứng từ gốc trước hết được ghi vào bảng kê. Cuối tháng số liệu tổng cộng của các bảng kê được chuyển vào các NKCT có liên quan . Bảng kê có thể mở theo vế Có hoặc vế Nợ của các TK , có thể kết hợp phản ánh cả số dư đầu tháng, số phát sinh Nợ, số phát sinh Có trong tháng và số dư cuối tháng ... phục vụ cho việc kiểm tra, đối chiếu số liệu và chuyển sổ cuối tháng. Số liệu của bảng kê không sử dụng để ghi sổ cái.
*Sổ chi tiết
-Sổ chi tiết số 1
+ Là sổ chi tiết theo dõi tiền vay ( TK 311,315,341,342 )
+ Số liệu tổng cộng được ghi vào NKCT số 4
-Sổ chi tiết số 2
+ Là sổ chi tiết theo dõi thanh toán với người bán, được mở riêng cho từng đối tượng.
+ Cuối tháng cộng và ghi vào NKCT số 5.
-Sổ chi tiết số 3
+ Là sổ chi tiết theo dõi doanh thu và các tài khoản loại 5 khác .
+ Cuối tháng cộng và ghi vào NKCT số 8.
-Sổ chi tiết số 4
+ Là sổ chi tiết theo dõi tình hình thanh toán với người mua.
+ Cuối tháng cộng và chuyển vào NKCT số 8, bảng kê số 11.
-Sổ chi tiết số 5
+ Là sổ chi tiết theo dõi TSCĐ.
+ Cuối tháng cộng sổ và chuyển vào NKCT số 9.
-Sổ chi tiết số 6
+ Là sổ chi tiết theo dõi các tài khoản trên NKCT số 10.
+ Cuối tháng cộng sổ và chuyển vào NKCT số 10.
*Bảng phân bổ
Là bảng dùng để tập hợp chi phí phát sinh nhiều lần, thường xuyên hoặc chi phí đòi hỏi phải tập hợp tính toán sau đó phân tách cho từng đối tượng .
-Bảng phân bổ số 1: Tiền lương và BHXH
-Bảng phân bổ số 2: NVL, CCDC
-Bảng phân bổ số 3: Khấu hao TSCĐ
*Sổ cái
Là sổ tổng hợp mở cho cả năm, mỗi tờ sổ dùng cho một tài khoản trong đó phản ánh phát sinh Nợ, phát sinh Có, số dư cuối tháng hoặc cuối quý. Số phát sinh Có của mỗi tài khoản được phản ánh trên sổ cái theo tổng số được lấy từ NKCT ghi Có tài khoản đó, số phát sinh Nợ được phản ánh chi tiết theo từng tài khoản đối ứng Có lấy từ các NKCT có liên quan. Sổ cái chỉ ghi một lần vào cuối tháng hoặc cuối quý sau khi đã khoá sổ và kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các NKCT.
2.2.5. Hạch toán chi phí sản xuất
2.2.5.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất:
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của công ty, kế toán xác định đối tượng tập hợp chi phí sảxua xuất là các xí nghiệp thành viên trực thuộc công ty. Cụ thể:
- Xí nghiệp 1
- Xí nghiệp 2
- Xí nghiệp 3
- Xí nghiệp may
- Đội xây dựng
-Tổ sửa chữa
Hàng tháng, nghiệp vụ kinh tế phát sinh của xí nghiệp nào thì được tập hợp trực tiếp cho xí nghiệp đó
Riêng xí nghiệp 2 (đóng quân tại Thành phố Hồ Chí Minh ) do đặc thù nghành nghề, do tổ chức sản xuất và tình hình giá thành sản phẩm của xí nghiệp do Tài chính xí nghiệp thực hiện. Hàng tháng xí nghiệp lập báo cáo chi tiết gửi tiền về Phòng Tài Chính- Kế toán công ty.
2.2.5.2 Đặc điểm chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất của Công ty Thanh Hà là toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình sản xuất và cấu thành nên giá thành sản phẩm.
Là một doanh nghiệp Quân đội, Công ty Thanh Hà đã thực hiện chế độ hạch toán kinh tế từ nhiều năm nay. Việc tổ chức công tác kế toán rất được coi trọng trên cơ sở thực hiện nghiêm chỉnh chế độ của Nhà nước và có sự vận dụng phù hợp với đặc điểm của công ty.
Từ ngày 01/01/1996 công ty áp dụng hạch toán theo chế độ kế toán mới của Nhà nước ban hành. Theo chế độ này, hạch toán chi phí sản xuất của công ty sử dụng các tài khoản sau:
-TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính vật liệu phụ được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm.
-TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các khoản tiền lương chính, phụ, các khoản phụ cấp có tính chất lượng và BHXH trả cho công nhân sản xuất của các xí nghiệp.
-TK 627- Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các chi phí phục vụ sản xuất phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm trong phạm vi các xí nghiệp thành viên
TK 627 bao gồm các tài khoản cấp 2 sau:
+TK 6271- Chi phí nhân viên phân xưởng
+TK 6272 – Chi phí vật liệu
+TK 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất
+TK 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ
+TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài
+TK 6278 – Chi phí khác bằng tiền
2.3.Đặc điểm kế toán 1 số phần hành chủ yếu tại công ty Thanh Hà
2.3.1. Kế toán vật tư (nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm hàng hoá)
Kế toán vật tư có nhiệm vụ theo dõi quá trình tăng, giảm của vật tư tồn kho. Kịp thời phát hiện vật tư thiếu, ứ đọng, kém phẩm chất để công ty có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra.
2.3.1.1. Kế toán nguyên vật liệu
a. Phương pháp tính giá
Đơn vị sử dụng phương pháp tính giá nhập trước xuất trước (FIFO): Được áp dụng dựa trên giả định hàng tồn kho được mua trước thì xuất dùng trước, tương tự hàng nhập trước thì xuất dùng trước và ngược lại hàng nhập sau thì xuất dùng sau
b. Hạch toán tổng hợp tình hình luân chuyển nguyên vật liệu
Do nguyên vật liệu là tài sản lưu động, được nhập xuất thường xuyên và căn cứ vào đặc điểm của đơn vị là nhập xuất nguyên vật liệu thường xuyên nên đơn vị lựa chọn hình thức kê khai thường xuyên. Trong trường hợp này các tài khoản hàng tồn kho nói chung và tài khoản nguyên vật liệu nói riêng được dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động tăng, giảm của vật tư, hàng hoá. Vì vậy giá trị vật tư, hàng hoá trên sổ sách kế toán có thể xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ hạch toán.
Cuối kỳ hạch toán căn cứ vào số liệu kiểm kê vật tư, hàng hoá tồn kho, so sánh đối chiếu với số liệu tồn trên sổ kế toán.
*Tài khoản sử dụng
TK 152 “nguyên liệu, vật liệu”
Tài khoản này được dùng để ghi số hiện có và tình hình tăng, giảm nguyên vật liệu theo giá thực tế. Kết cấu của TK 152 như sau:
Bên Nợ: - Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công, nhận góp vốn liên doanh, được cấp và nhận từ các nguồn khác
Trị giá nguyên vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê
Bên Có: - Giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho để sản xuất, để bán, thuê ngoài gia công chế biến hoặc góp vốn liên doanh
Trị giá nguyên vật liệu được giảm giá hoặc trả lại người bán
Trị giá nguyên vật liệu thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê
Dư Nợ: Giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho
TK 151 “ hàng mua đi đường”
Tài khoản này được dùng để phản ánh giá trị các loại vật tư, hàng hoá mà đơn vị mua đã chấp nhận thanh toán với người bán nhưng chưa về nhập kho. Kết cấu của TK 151 như sau:
Bên Nợ: - Giá trị vật tư, hàng hoá đang đI đường
Bên Có: - Giá trị vật tư, hàng hoá đang đI đường về nhập kho hoặc chuyển giao cho các đối tượng sử dụng hay khách hàng
Dư Nợ: Giá trị hàng đI đường chưa về nhập kho.
Chứng từ sử dụng:
Để hạch toán tổng hợp về tình hình luân chuyển nguyên vật liệu xí nghiệp đã sử dụng các loại chứng từ như: Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, hoá đơn bán hàng, biên bản kiểm kê vật tư, biên bản xử lý vật tư thiếu… và các chứng từ khác có liên quan
Phiếu xuất kho: mẫu 02/VT chế độ kế toán
Phiếu nhập kho: mẫu 01/VT chế độ kế toán
Biên bản kiểm kê: mẫu 08/VT chế độ kế toán
c. Hạch toán chi tiết: 1.2.1. Phương pháp thẻ song song
Theo phương pháp này công việc cụ thể tại phòng kế toán và kho hàng như sau:
* ở kho: Thủ kho dùng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn vật liệu về mặt số lượng. Mỗi chứng từ nhập, xuất vật tư được ghi một dòng vào thẻ kho. Thẻ kho được mở cho từng danh điểm vật tư. Cuối tháng Thủ kho tiến hành tổng cộng số nhập, xuất tính tồn về mặt số lượng theo từng danh điểm vật tư.
* ở phòng kế toán: Kế toán vật tư mở thẻ kế toán chi tiết vật tư theo từng danh điểm vật tư tương ứng thẻ kho mở theo từng kho. Thẻ này có nội dung tương tự thẻ kho, chỉ khác là theo dõi NVL về mặt giá trị. Hàng ngày hoặc định kỳ khi nhận được các chứng từ nhập, xuất kho do thủ kho chuyển tới, nhân viên kế toán vật liệu phải kiểm tra, đối chiếu và tính ra số tiền. Sau đó ghi lại các nghiệp vụ nhập, xuất và các thẻ kế toán chi tiết vật liệu liên quan. Cuối tháng cộng thẻ (sổ) chi tiết và đối chiếu với thẻ kho.
Để thực hiện đối chiếu giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, kế toán phải căn cứ vào thẻ kế toán chi tiết vật liệu để lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho về mặt giá trị của từng loại vật liệu. Số liệu của bảng này được đối chiếu với số liệu của phần kế toán tổng hợp.
Ngoài ra, để quản lý chặt chẽ thẻ kho, nhân viên kế toán vật tư còn mở sổ đăng ký thẻ kho, khi giao thẻ kho cho thủ kho, kế toán phải ghi vào sổ.
Phương pháp này có ưu điểm là rất đơn giản trong khâu ghi chép, đối chiếu số liệu và phát hiện sai sót đồng thời cung cấp thông tin nhập, xuất và tồn kho của từng danh điểm NVL kịp thời, chính xác. Tuy nhiên, nhược điểm cuả phương pháp này là chỉ sử dụng được khi doanh nghiệp có ít danh điểm NVL.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán NVL theo phương pháp thẻ song song
Phiếu nhập kho
Thẻ kho
Phiếu xuất kho
Thẻ kế toán chi tiết nguyên vật liệu
Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn NVL
Sổ kế toán tổng hợp NVL
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
2.3.1.2. Kế toán thành phẩm hàng hoá tồn kho
Cũng tương tự như hạch toán nguyên vật liệu, khi hạch toán tổng hợp thành phẩm, kế toán sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Kế toán dựa vào phiếu xuất kho và phiếu nhập kho để phản ánh quá trình luân chuyển thành phẩm.
Giá trị thành phẩm tồn kho cuối kỳ được xác định như sau:
Giá thành sản phẩm xuất kho = Tổng giá thành sản xuất trong kỳ + Giá thành sản phẩm tồn đầu kỳ - Giá thành sản phẩm tồn cuối kỳ
Tài khoản sử dụng:
TK 155 “Thành phẩm”
2.3.2. Kế toán thanh toán:
2.3.2.1. Kế toán lao động và tiền lương
a. Hình thức tiền lương:
Đơn vị áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm hoàn thành nhập kho đối với công nhân trực tiếp sản xuất
Đối với khối gián tiếp, đơn vị đã xây dựng hệ số lương sản phẩm cho từng đối tượng cụ thể.
Ngoài ra đơn vị còn tính lương thời gian cho các ngày lễ tết theo quy chế của đơn vị và theo bộ luật lao động, theo chế độ tiền lương hiện hành
b. Cách tính lương:
Tiền lương công nhân sản xuất được tính trên cơ sở ngày công và đơn giá sản phẩm. Còn lại được tính dựa trên lương cấp bậc, chức vụ
+ Lương sản phẩm bình quân = tổng tiền lương NCTT/số NCTT
+ Tổng tiền lương NCTT = đgiá tiền lương x số sản phẩm nhập kho
*Tài khoản được sử dụng để hạch toán tiền lương, thưởng và tình hình thanh toán với người lao động là TK 334’’ phảI trả công nhân viên”.
c.Chứng từ sử dụng
Xí nghiệp tính lương theo sản phẩm căn cứ vào một số chứng từ như : lệnh sản xuất, phiếu khoán việc, bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán BHXH, bảng thanh toán tiền thưởng, phiếu báo làm thêm giờ…và các chứng từ khác có liên quan.
- Bảng chấm công: mẫu 01-LĐTL chế độ chứng từ kế toán
- Bảng thanh toán tiền lương: mẫu 02-LĐTL chế độ chứng từ kế toán
- Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội: mẫu 04-LĐTL chế độ chứng từ kế toán
- Bảng thanh toán tiền thưởng: mẫu 05-LĐTL chế độ chứng từ kế toán
- Phiếu báo làm thêm giờ: mẫu 07-TĐTL chế độ chứng từ kế toán
- Phiếu khoán việc:có kết cấu như sau:
Ban hành: KHĐĐ
Lưu trữ: Phòng tài chính
2.3.2.2. Kế toán thanh toán với nhà nước
Phần hành này theo dòi tình hình thanh toán các khoản vời nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí…
Xí nghiệp tính thuế GTGT thep phương pháp khấu trừ, với tỷ lệ tính thuế là 5%. Chứng từ sử dụng là các “hoá đơn bán hàng”.
- Công ty Thanh Hà tính thuế TNDN theo tỷ lệ 28%
Hàng tháng kề toán sẽ tiến hành lập các báo cáo về thuế và nộp cho cơ quan thuế.
Tài khoản sử dụng đề hạch toán thuế là TK 333 ’’ thuế và các khoản phải nộp Nhà nước”.
2.3.2.3 Kế toán thanh toán với người mua: TK 131 “Phải thu của khách hàng ”
Phần hành này theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng về tiền bán sản phẩm hàng hoá, cung cấp dịch vụ… từ đó phân loại các khách hàng có khả năng trả nợ hoặc không có khả năng trả nợ, trả đúng hạn không quá hạn để có biện pháp xử lý kịp thời nhằm hạn chế tổn thất cho công ty.
Các chứng từ gốc để hách toán là “hoá đơn bán hàng”, “giấy ghi nhận nợ”, “phiếu thu”, “giấy báo có”…và các chứng từ khác có liên quan.
Từ các chứng từ gốc về bán hàng và thanh toán với khách hàng kế toán tiến hành lập ”sổ chi tiết thanh toán với người mua”.
2.3.2.4. Kế toán thanh toán với người bán: Tài khoản để hạch toán TK 331 “Phải trả cho người bán”
Phần hành này theo dõi tình hình thanh toán với nhà cung cấp về tiền mua vật tư, sản phẩm hàng hoá, dịch vụ…
Chứng từ dùng để hạch toán là “hoá đơn mua hàng”, “hợp đồng cung cấp”, ”phiếu chi”, ”giấy báo Nợ” và các chứng từ khác có liên quan.
Từ các chứng từ gốc kế toán tiến hành lập “sổ chi tiết thanh toán với người bán”, hàng tháng dựa vào sổ này kế toán tiến hành lập “NKCT số 5”, từ NKCT này kế toán lập “sổ cái TK 331”, sau đó từ NKCT và sổ cái này kế toán lập BCTC.
2.3.3. Kế toán tài sản bằng tiền
a. Kế toán tiền mặt TK 111 “Tiền mặt”
Phần hành này phản ánh tình hình tăng giảm tiền mặt tại quỹ.
Xí nghiệp sử dụng đơn vị tiền tệ để hạch toán là VNĐ
Các chứng từ dùng để hách toán tiền mặt là “phiếu thu”, “phiếu chi”, “hoá đơn bán hàng”, “giấy đề nghị tạm ứng”, “giấy thanh toán tạm ứng”, ”biên bản kiểm kê quỹ” và các chứng từ khác có liên quan. Từ các chứng từ này kế toán tiến hành lập ”sổ quỹ”
Đối với tiền gủi Ngân hàng thì các chứng từ gốc là các giấy báo Nợ, giấy báo Có hoặc bảng sao kê của Ngân hàng kèm theo các chứng từ như uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc chuyển khoản, séc bảo chi… Hàng ngày, khi nhận được chứng từ do Ngân hàng gửi đến kế toán tiến hành đối chiếu, kiểm tra với chứng từ gốc kèm theo. Hàng tháng kế toán tiến hành lập sổ tiền gửi các chứng từ nhận được.
b. Tài khoản 112 “tiền gửi ngân hàng ” có nội dung như sau:
Bên nợ:
Gửi tiền mặt vào ngân hàng, thu các khoản nợ hoặc nhận vốn qua ngân hàng
Điều chỉnh tỷ giá
Bên có:
Rút tiền về nhập quỹ, thanh toán …
Điều chỉnh tỷ giá
Dư nợ:
Số tiền hiện có tại ngân hàng.
2.3.4. Kế toán tổng hợp
2.3.4.1 Kế toán TSCĐ
Theo dõi quá trình tăng, giảm TSCĐ, theo dõi quá trình sửa chữa TSCĐ, thực hiện phân bố khấu hao TSCĐ.
Tính giá TSCĐ
Trong mọi trường hợp, TSCĐ phải được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại
Giá trị còn lại = nguyên giá - giá trị hao mòn
Tuỳ theo từng loại TSCĐ cụ thể mà cách thức tính nguyên giá T
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo thực tập tại Công ty Thanh Hà - Cục Hậu Cần - TCHC.DOC