MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐIỆN TỬ DAEWOO - HANEL 2
1.1 Khái lược về công ty TNHH điện tử DAEWOO – HANEL 2
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 3
1.3 Lĩnh vực kinh doanh 4
1.4 Giới thiệu sản phẩm 4
1.4.1 Tủ lạnh 4
1.4.2 Tủ mát và tủ đông 5
1.4.3 Máy giặt 5
1.4.4 Lò vi sóng 5
1.5 Giới thiệu quá trình sản xuất tủ lạnh 6
1.5.1 Nguyên vật liệu 6
1.5.1.1 Nguyên vật liệu chính 6
1.5.1.2 Nguyên vật liệu phụ 6
1.5.2 Quy trình sản xuất tủ lạnh 7
CHƯƠNG 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY VÀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁC BỘ PHẬN 9
2.1 Mô hình tổ chức của công ty 9
2.2 Sơ đồ tổ chức của công ty 9
2.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 11
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG CÔNG TY 13
3.1 Cơ cấu tổ chức phòng hành chính nhân sự 13
3.2 Đánh giá hiệu hoạt động của bộ phận chuyên trách nhân lực 14
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY 16
4.1 Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doah của công ty giai đoạn 2005 - 2009 16
4.1.1 Sản lượng và doanh thu 16
4.1.2 Lợi nhuận và chi phí 17
4.2 Hiệu quả sử dụng lao động của công ty giai đoạn 2005-2009 18
4.2.1 Quy mô, cơ cấu lao động của công ty 18
4.2.2 Năng suất lao động 21
CHƯƠNG 5: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN TỚI 23
5.1 Chiến lược phát triển giai đoạn tới 23
5.2 Thuận lợi và khó khăn 23
5.2.1 Thuận lợi 23
5.2.2 Khó khăn 24
5.3 Kiến nghị 24
KẾT LUẬN 25
27 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2746 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH điện tử DAEWOO – HANEL, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị trường Việt Nam vào năm 1995. Dòng sản phẩm đa dạng gồm tủ làm lạnh trực tiếp và tủ lạnh không đóng tuyết với dung tích từ 60 lít - 450 lít. Dòng sản phẩm được định hướng nhắm vào người tiêu dùng có thu nhập khá và trung bình, ở các khu đô thị mới, các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Ngoài ra năm 2009, công ty được cấp giấy phép nhập khẩu dòng tủ lạnh cao cấp, loại lớn dung tích 575 lít - 686 lít từ công ty Daewoo- Hàn Quốc, cung cấp cho khách hàng có thu nhập cao. Công ty tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ diệt khuẩn Nanosilver vào dòng sản phẩm tủ lạnh, tiêu diệt các vi khuẩn có hại, tạo môi
trường sạch và an toàn cho thưc phẩm, giúp bảo quẩn thực phẩm lâu hơn
1.4.2 Tủ mát và tủ đông
Nắm bắt được nhu cầu thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng, công ty tiếp tục đưa vào lắp ráp dòng sản phẩm mới là tủ mát và tủ đông với linh kiện được nhập từ Hàn Quốc. Dòng sản phẩm với dung tích từ 280 lít - 330 lít, loại 1 cánh và 2 cánh gồm ngăn đông và ngăn mát, tính năng làm lạnh nhanh, bảo quản hoa quả tươi lâu, bảo quản thực phẩm đông lạnh trong điều kiện nhiệt đới ẩm, nhiệt độ bên ngoài > 400C. Dòng sản phẩm nhắm tới đối tượng khách hàng là các nhà hàng, khách sạn và dùng trong kinh doanh thương mại
1.4.3 Máy giặt
Xuất hiện trên thị trường Việt Nam vào năm 1996, sản phẩm máy giặt của công ty ngày càng chiếm vị thế trong sự lựa chọn của người tiêu dùng. Dòng sản phẩm máy giặt cửa trên với 2 loại khối lượng chính là 7 kg và 7,2 kg thích hợp cho các hộ gia đình có từ 2- 6 người. Vỏ máy giặt làm bằng nhựa không rỉ sét phù hợp với điều kiện khí hậu ẩm ướt và nắng nóng của Việt Nam. Hiện nay công ty ứng dụng công nghệ nanosilver vào dòng sản phẩm máy giặt nhằm loại trừ các vi khuẩn có hại trong nước và quần áo bẩn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng
1.4.4 Lò vi sóng
Dòng sản phẩm lò vi sóng được công ty chính thức đưa vào sản xuất năm 2002. Sản phẩm đa dạng với dung tích từ 22 lít - 32 lít, thiết kế kiểu dáng Hàn Quốc, điều khiển bằng nút vặn thuận tiện hoặc kỹ thuật số, hiển thị trên màn hình LED, chức năng khóa tự động, khóa trẻ em đảm bảo sự an toàn cho trẻ nhỏ. Sản phẩm được ứng dụng công nghệ phản xạ bề mặt lõm riêng biệt, hệ thống phát sóng đôi làm chín đều thực phẩm, giữ nguyên vẹn màu sắc và hình dáng của thực phẩm, làm hài lòng cả những khách hàng khó tính nhất.
Mặc dù công ty luôn đi tiên phong trong việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới vào sản xuất, tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của người tiêu dùng nhưng giá cả của sản phẩm lại rất phù hợp. Giá sản phẩm của công ty luôn thấp hơn giá sản phẩm cùng loại của các hãng điện tử Nhật Bản, nhưng chất lượng lại tương đương, phù hợp với đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình và thấp nên được người tiêu dùng đón nhận và ưa chuộng.
1.5 Giới thiệu quá trình sản xuất tủ lạnh
Sản phẩm tủ lạnh là mặt hàng chủ lực với lượng tiêu thụ hơn 90 000 chiếc/năm chiếm hơn 70% tổng sản lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty, đem lại doanh thu tiêu thụ hằng năm lớn. Quá trình sản xuất tủ lạnh diễn ra như sau:
1.5.1 Nguyên vật liệu
1.5.1.1 Nguyên vật liệu chính
Nguyên vật liệu chính để sản xuất tủ lạnh gồm có: tôn, nhựa, gioăng cao su, ống đồng, các vi mạch điện tử, máy nén, bộ phận cảm biến nhiệt. Trong đó nguồn cung cấp nguyên vật liệu chủ yếu là nhập khẩu từ Hàn Quốc
Tôn dùng để tạo vỏ tủ, tạo hình dáng bên ngoài cho tủ lạnh
Nhựạ dùng để tạo khuôn trong ruột tủ, tạo nên hình dáng, định dạng các vị trí, cấu tạo của tủ lạnh
Gioăng cao su viền quanh tủ nhằm ngăn cách môi trường bên trong tủ với môi ngoài, ngăn chặn sự xâm nhập của không khí bên ngoài vào bên trong tủ lạnh
Ống đồng dùng để chế tạo các ống dẫn khí nén gas
Máy nén khí dùng để nén khí Gas, cung cấp nhiên liệu thường xuyên và theo lập trình sẵn cho hoạt động của tủ lạnh
Các vi mạch điện tử dùng để điều hành hoạt động của tủ lạnh, các mức thay đổi cho hoạt động của tủ
Bộ phận cảm biến nhiệt giúp thay đổi nhiệt độ của tủ tùy vào sự lựa chọn của người sử dụng, của các vị trí khu vực khác nhau trong tủ lạnh
1.5.1.2 Nguyên vật liệu phụ
Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất tủ lạnh còn dùng các nguyên vật liệu phụ như: khí nén gas dùng trong cho hoạt động của tủ lạnh; xốp, nhựa, bao bì các tông dùng để đóng gói sản phẩm, xăng, dầu, điện, nước…để phục vụ cho hoạt động của các phương tiện, máy móc, thiết bị. Nguồn cung cấp loại này chủ yếu là trong nước để nhằm làm giảm giá thành sản phẩm
1.5.2 Quy trình sản xuất tủ lạnh
Có thể chia quy trình sản xuất, lắp ráp tủ lạnh trên dây chuyền máy móc thành 7 công đoạn như sau:
Sơ đồ: Tóm tắt quy trình sản xuất, lắp ráp tủ lạnh
Tạo khuôn trong ruột tủ
Lắp ráp, gia công thân tủ
Viền xung quanh tủ
Dập tôn
Hoàn thành tủ
Đóng cánh tủ
Bơm hóa chất
Công đoạn dập tôn: tôn được cắt, dập, ép làm vỏ tủ, tạo hình dáng bên ngoài của tủ lạnh, được sử lý qua dây chuyền sơn tĩnh điện, tránh sự han rỉ do sự tác động của môi trường ngoài trong quá trình sử dụng
Công đoạn tạo khuôn trong ruột tủ với nguyên liệu sử dụng chính là nhựa cứng và nhựa dẻo. Cấu trúc bên trong của tủ, gồm các giá, ngăn đựng đồ được hoàn thành trong quá trình này. Tùy vào kích cỡ và kiểu dáng tủ lạnh mà tạo ra các khuôn trong ruột tủ khác nhau
Công đoạn viền xung quanh tủ bằng gioăng cao su nhằm làm kín tủ lạnh khi đóng cánh tủ, ngăn cản sự xâm nhập của môi trường bên ngoài vào tủ lạnh. Ngoài ra viền quanh tủ còn ngăn cản sự thoát hơi lạnh từ tủ ra môi trường ngoài trong quá trình hoạt động, làm giảm điện năng tiêu tốn và tăng tuổi thọ của tủ lạnh
Công đoạn lắp ráp gia công thân tủ trải qua nhiều bước gồm: lắp ráp cụm cụm đỡ máy nén, láp ráp rơ le máy nén, gá máy nén lên thân máy, hàn dàn ống dẫn khí, lắp ráp bảng điều khiển, hàn ống nạp khí gas, cố định cảm biến nhiệt, đầu nối dây điện. Công đoạn này lắp ráp đầy đủ các bộ phận, linh kiện rời rạc lại với nhau,tạo lên hình dáng, kích cỡ, dung tích, tính năng của tủ lạnh.
Công đoạn bơm hóa chất trải qua các bước sau: hút chân không, loại bỏ các khí tạp có trong bình nén, nạp khí gas vào trong bình và hàn cắt, vệ sinh máy, máy kiểm tra khí gas nhằm đảm bảo độ an toàn cho phép, khối lượng của khí gas có đảm bảo theo thông số tiêu chuẩn kĩ thuật, kiểm tra hoạt động của tủ lạnh
Công đoạn đóng cánh tủ là lắp ráp cánh tủ với thân tủ, về cơ bản là hoàn tất quy trình sản xuất tủ lạnh
Công đoạn hoàn thành tủ là thực hiện các bước cuối cùng trước khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ và trải qua các thao tác sau: dán mác và sơ đồ điện, lắp ráp khay và nắp vào trong tủ, bọc ny lon, đóng gói và chuyển kho thành phẩm
CHƯƠNG 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY VÀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁC BỘ PHẬN
2.1 Mô hình tổ chức của công ty
Theo quyết định số 1000/GP của Ủy ban nhà nước về hợp tác và đầu tư, Daewoo – Hanel được tổ chức theo mô hình công ty liên doanh giữa công ty ở Việt Nam và công ty ở Hàn Quốc. Trong đó phía Hàn Quốc góp70% vốn pháp định của liên doanh, cử đại diện giữ vai trò tổng giám đốc, người lãnh đạo cao nhất, trong công ty. Bên Việt Nam cử đại diện giữ vị trí phó tổng giám đốc tham gia điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Mô hình này có ưu điểm cả về cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý. Nhưng quan trọng nhất là mô hình tổ chức của công ty, đem lại lợi ích lớn cho cả hai bên liên doanh, dựa trên một vài đặc điểm như sau:
Đại bộ phận lao động trong công ty là người Việt Nam nên người lãnh đạo Việt Nam sẽ hạn chế được bất đồng ngôn ngữ, văn hóa, bố trí và sử dụng hợp lí lao động. Ngoài ra, lãnh đạo cũng có thể hiểu được mong muốn nguyện vọng của công nhân viên, từ đó tạo động lực làm việc cho họ, tránh xung đột, mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, hạn chế tối đa việc xảy ra bãi công, đình công, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư Hàn Quốc sẽ gặp phải rào cản khi gia nhập thị trường là chính sách, luật pháp của Việt Nam và điều này sẽ được dễ dàng giải quyết bởi người lãnh đạo cấp cao của công ty là người bản địa
Mô hình liên doanh giúp phát triển kinh tế Việt Nam, hội nhập với quốc tế thông qua việc chuyển giao công nghệ sản xuất, học hỏi kinh nghiệm quản lí. Ngoài ra mô hình này giúp nhà nước dễ dàng hơn trong việc quản lí các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hạn chế các tác động xấu xảy ra.
2.2 Sơ đồ tổ chức của công ty
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến – chức năng. Trong hệ thống này, quan hệ quản lí được thiết lập từ tổng giám đốc là người lãnh đạo
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Tổng giám đốc
TTTTt
Phòng hành chính-nhân sự
Phòng xúc tiến bán hàng
Chi nhánh Hồ Chí Minh
Chi nhánh Đà Nẵng
Chi nhánh Hà Nội
Đội ngũ quản lí & marketing
Bộ phận sản xuất
Bộ phận bán hàng
Bộ phận kế toán
Phòng kế toán
Bộ phận thông tin
Phòng bán hàng
Bộ phận hỗ trợ sản xuất
Sản xuất lò vi sóng
Phòng kế hoạch đầu tư
Phòng mua NVL
Phòng hỗ trợ sx
Phòng hậu cần
Phòng công nghệ
Phòng chất lượng
Thiết bị, máy móc sx
Nhà máy sản xuất 1
Bộ phận nguyên liệu
Sản xuất tủ lạnh
Nhà máy sản xuất 2
Phòng bảo hành
Phó tổng giám đốc
Ban thanh tra
Phó tổng giám đốc
Bộ phận tham mưu
cao nhất đến 4 bộ phận riêng biệt theo một đường thẳng. Mỗi bộ phận được phân cấp thành các phòng ban, thực hiện các chức năng riêng biệt để hoàn thành nhiệm vụ của bộ phận mình và giúp việc cho phó tổng giám đốc.
Điểm nổi bật của mô hình này là nhiệm vụ được phân định rõ ràng, mỗi một phòng ban có chức năng riêng, có tính chuyên môn hóa trong từng phòng ban và bộ phận hóa trong từng bộ phận. Điều này phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty, đặc tính của sản phẩm, từ đó sẽ giúp phát huy được khả năng làm việc sáng tạo, năng động của đội ngũ công nhân viên, tính độc lập tự chịu trách nhiệm của mỗi người do đó sẽ phát huy được sức mạnh của toàn công ty. Mô hình này giúp các cấp lãnh đạo quản lý, kiểm tra nhân viên dễ dàng, thông tin được truyền tải nhanh chóng
2.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Tổng giám đốc là người lãnh đạo cao nhất của công ty, điều hành và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, trực tiếp quản lý, chỉ đạo các nhà máy sản xuất
Phó tổng giám đốc là người trợ giúp tổng giám đốc điều hành công ty, phụ trách về tình hình tài chính, quản lý chung các phòng ban, xây dựng và quản lý mạng lưới tiêu thụ, các kênh phân phối sản phẩm
Bộ phận tham mưu tìm hiểu và nắm bắt thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm, xu hướng phát triển của thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh, các cơ hội kinh doanh… cung cấp thông tin cho tổng giám đốc nhằm trợ giúp cho tổng giám đốc trong việc hoạch định chiến lược phát triển dài, trung và ngắn hạn của công ty và đưa ra các quyết sách quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra.
Ban thanh tra có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh của các bộ phận liên quan trợ giúp tổng giám đốc trong việc điều hành và quản lý mọi hoạt động của công ty
Phòng bán hàng chịu trách nhiệm tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của công ty thông qua các chi nhánh, phòng xúc tiến bán hàng ở các siêu thị và theo đơn đặt hàng, xây dựng hình ảnh, quảng bá thương hiệu sản phẩm thông qua đội ngũ quản lý và marketing
Phòng kế toán đảm nhận và chịu trách về lĩnh vực tài chính, kế toán, mở sổ sách kế toán, báo cáo và hạch toán hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Phòng hành chính – nhân sự chịu trách nhiệm về các hoạt động hành chính gồm: tạp vụ, lái xe, cấp dưỡng, bảo dưỡng máy móc, y tế và các hoạt động nhân sự liên quan đến tuyển dụng, bố trí, sắp xếp, sử dụng lao động, các chế độ đãi ngộ trước, trong và sau khi kí kết hợp đồng lao động
Phòng bảo hành chịu trách nhiệm sửa chữa, bảo hành các sản phẩm sau khi đưa tiêu thụ trên thị trường, hướng dẫn và giải quyết các khúc mắc của người tiêu dùng trong quá trình sử dụng sản phẩm
Phòng hậu cần chịu trách nhiệm hỗ trợ trong quá trình sản xuất sản phẩm, kịp thời cung cấp đầy đủ nguyên vật liệu đảm bảo sản xuất liên tục không bị gián đoạn
Phòng hỗ trợ sản xuất giải quyết các công việc phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm, nhằm đảm bảo kịp tiến độ sản xuất
Phòng mua nguyên vật liệu chịu trách nhiệm liên hệ các nhà cung ứng, nhập đầy đủ nguyên liệu, vật liệu theo khối lượng, chủng loại và chất lượng theo yêu cầu của kế hoạch sản xuất sản phẩm
Phòng kế hoạch vật tư dựa trên kế hoạch sản xuất của công ty, lên kế hoạch cho các loại nguyên vật liệu cần dùng, số lượng, chủng loại, chất lượng, tìm các nhà cung ứng phù hợp và tư vấn cho ban lãnh đạo của công ty để lựa chọn nhà cung cấp
Nhà máy sản xuất: công ty có 2 nhà máy sản xuất và lắp ráp với dòng sản phẩm chính là tủ lạnh, tủ mát và tủ đông, ngoài ra còn có máy giặt và lò vi sóng. Các nhà máy hoạt động theo sự chỉ đạo của ban lãnh đạo công ty
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG CÔNG TY
3.1 Cơ cấu tổ chức phòng hành chính nhân sự
Phòng hành chính nhân sự được tổ chức hoạt động theo mô hình trực tuyến - chức năng. Trong đó, trưởng phòng chịu trách nhiệm quản lý chung các hoạt động về hành chính và nhân sự. Hai phó phòng đảm nhận chức năng, nhiệm vụ riêng biệt và báo cáo tình hình với trưởng phòng
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức phòng hành chính – nhân sự Trưởng phòng
Phó phòng phụ trách nhân sự
Phó phòng phụ trách hành chính
Tổ tạp vụ
Tổ lái xe
Tổ bếp
Tổ bảo dưỡng
Tổ y tế
Nhân viên
Bộ phận chuyên trách nguồn nhân lực của công ty gồm có 2 người là phó phòng phụ trách nhân sự và một nhân viên giúp đỡ phó phòng thực hiện các hoạt động quản trị nhân lực. Trong đó trưởng phòng, phó phòng và cán bộ chuyên trách nhân lực đều đạt trình độ đại học trở lên. Trưởng, phó phòng có độ tuổi trẻ dưới 35 tuổi và có trên 5 năm kinh nghiệm ở vị trí công tác này. Nhìn chung bộ phận chuyên trách nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, khả năng làm việc độc lập, chịu được sức ép của công việc
Bảng 3.2: Cơ cấu bộ phận chuyên trách nhân lực
Chỉ tiêu
Số lượng (người)
Tỷ trọng (%)
Tổng số
2
100
Theo giới tính
-Nam
-Nữ
1
1
50
50
Theo tuổi
-Nhỏ hơn 30 tuổi
-31-45
1
1
50
50
Theo trình độ chuyên môn:
-Đại học
2
100
Theo thâm niên
-Dưới 5 năm
Từ 5-10 năm
1
1
50
50
3.2 Đánh giá hiệu hoạt động của bộ phận chuyên trách nhân lực
Bộ phận chuyên trách nguồn nhân lực của công ty thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cụ thể như sau:
Kế hoạch hóa nguồn nhân lực dựa trên mục tiêu, chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các giai đoạn, thời kì và theo chủng loại sản phẩm được sản xuất. Tuy nhiên trong khoảng 5 năm gần đây chức năng này của bộ phận chuyên trách nhân lực không đạt hiệu quả do sự di chuyển lao động lớn, trung bình một năm có hơn 100 lao động được tuyển vào và hơn 100 lao động ra khỏi công ty (từ năm 2005 - 2009).
Phòng xây dựng quy trình đánh giá thực hiện công việc với hệ thống các chỉ tiêu và thang điểm, trợ giúp các nhà quản lý, các phòng trong công tác đánh giá kết quả thực hiện của công nhân viên và theo chu kì 1 lần/ năm
Để nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức, phòng có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch đào tạo theo tình hình hoạt động sản xuất kinh doạnh của công ty. Hoạt động đào tạo diễn ra thường xuyên, liên tục đặc biệt với lượng lao động lớn mới vào công ty hằng năm và dưới các dạng kèm cặp trong sản xuất hoặc cử đi học tại các trường kỹ thuật, kinh tế trong nước, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ đối với kỹ sư tại nước ngoài
Tuyển dụng và bố trí lao động mới, giải quyết quan hệ với người lao động rời khỏi công ty, các tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật là những hoạt động thường xuyên của bộ phận nhân lực do lượng lao động dịch chuyển hằng năm lớn. Bộ phận nhân lực trợ giúp ban giám đốc cơ cấu lại bộ máy quản lý, nhà máy sản xuất cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại
Bộ phận nhân sự phối hợp với các phòng ban khác xây dựng quy chế trả lương theo cấp bậc riêng của công ty, 5 bậc đối với công nhân sản xuất và 8 bậc đới với lao động gián tiếp, đảm bảo các chế độ đãi ngộ, phúc lợi theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi đầy đủ cho người lao động
Hằng năm bộ phận tổ chức thực hiện, kiểm tra đôn đốc các bộ phận, phòng ban, công nhân thực hiện kỉ luật lao động, an toàn và bảo hộ lao động, kịp thời ngăn ngừa và xử lí những vi phạm an toàn lao động và nguy cơ mất mất an toàn lao động, giảm thiểu tối đa nguy cơ tai nạn lao động xảy ra
Tóm lại hoạt động của bộ phận chuyên trách nhân lực được tổ chức và hoạt động đầy đủ, thường xuyên, có sự điều chỉnh kịp thời phù hợp với sự thay đổi trong sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên bộ phận chuyên trách nhân lực vẫn chưa phối hợp tốt với các bộ phận khác, trợ giúp tổng giám đốc tích cực tìm ra các biện pháp nhằm khắc phục triệt để tình trạng lao động rời khỏi công ty với số lượng lớn hằng năm.
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY
4.1 Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doah của công ty giai đoạn 2005 - 2009
4.1.1 Sản lượng và doanh thu
Trong một vài năm gần đây, Daewoo – hanel gặp phải sự cạnh tranh rất lớn từ các đối thủ trên thị trường. Mức sản lượng tiêu thụ biến động không ổn định qua các năm.
Bảng 4.1: Sản lượng tủ lạnh tiêu thụ
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
Sản lượng (chiếc)
89.142
89.921
100.415
81.982
90.526
Tỉ trọng (%)
77,19
75,51
73,91
75,05
70,57
Sản phẩm tủ lạnh là dòng sản phẩm chủ đạo, chiếm tỉ trọng hơn 70% tổng sản lượng sản phẩm tiêu thụ toàn công ty, đem lại doanh thu chủ yếu cho công ty. Mức sản lượng có sự biến động tăng giảm qua các năm nhưng rơi vào xu thế chung của thị trường điện tử điện lạnh Việt Nam, biểu thị qua số liệu thị phần thị trường mà công ty nắm giữ
Bảng 4.2 : Thị phần sản phẩm tủ lạnh
Công ty
Sanyo
Toshiba
Panasonic
Daewoo
Hitachi
LG
Khác
Tổng
2005
25%
8%
10%
18%
5%
8%
26%
100%
2006
25%
10%
13%
16%
3%
7%
26%
100%
2007
30%
14%
14%
15%
5%
5%
17%
100%
2008
31%
15%
12%
12%
8%
6%
16%
100%
2009
29%
18%
17%
9%
8%
3%
16%
100%
Qua bảng số liệu cho thấy thị phần của Daewoo – Hanel trên thị trường liên tục giảm sút qua các năm, từ 18 % năm 2005 xuống còn 9 % năm 2009, là nhà cung ứng lớn thứ 4 trên thị trường. Daewoo – Hanel không nằm ngoài xu thế chung phát triển của thị trường, sản phẩm điện tử điện lạnh Hàn Quốc không còn được ưa chuộng nhiều như trước và xu thế của người tiêu dùng đang chuyển dần sang các sản phẩm thay thế của Nhật Bản. Bên cạnh đó Việt Nam gia nhập AFTA, tổ chức thương mại thế giới WTO làm cho thuế nhập khẩu sản phẩm điện tử, điện lạnh giảm xuống, gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh của các công ty trong nước.
Doanh thu của công ty trong giai đoạn 2005 – 2009 có sự thay đổi biến động liên tục, tốc độ tăng trưởng không ổn định, năm 2007, 2008 có sự tăng đột biến về doanh thu, sau đó lại giảm xuống. Doanh thu của công ty chịu sự chi phối của việc tiêu thụ tủ lạnh do giá trị của sản phẩm lớn và tỉ trọng chiếm hơn 70 % tổng sản lượng tiêu thụ.
4.1.2 Lợi nhuận và chi phí
Lợi nhuận gộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tăng trưởng chậm, đặc biệt trong năm 2008 còn sụt giảm gần 50 % so với năm 2007 trong khi đó doanh thu trong năm ở mức cao trong giai đoạn 5 năm. Lợi nhuận trước thuế trong 5 năm của công ty không đáng kể, 2 năm liền thua lỗ đặc biệt nghiêm trọng vào năm 2008 thua lỗ 2,591 triệu USD, doanh nghiệp không đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty không hiệu quả, đang gặp rất nhiều khó khăn.
Chi phí bán hàng, quản lý của doanh nghiệp có xu hướng giảm xuống từ 4,023 triệu USD năm 2007 xuống còn 3,234 triệu USD năm 2009 do công ty cơ cấu lại bộ máy quản lý, cơ cấu lại sản xuất sản phẩm, tập trung vào cung ứng các sản phẩm chủ lực được người tiêu dùng ưa chuộng
Bảng 4.3: Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2005 – 2009
Đơn vị : 1000 USD
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
2009
1.Doanh thu thuần
28 593
28 579
45 409
48 711
27 745
2.Giá vốn hàng bán
25 862
25 235
42 233
46 732
24 174
3. Lợi nhuận gộp
2 731
3 344
3 176
1 979
3 571
4. Chi phí bán hàng, quản lý
2 825
3 121
4 023
3 872
3 234
5. Lợi nhuận kinh doanh
-94
223
-847
-1 893
337
6. Lợi nhuận khác
117
-65
-347
-698
-309
7. Lợi nhuận trước thuế
23
158
-1 194
-2 591
28
8.Thuế thu nhập doanh nghiệp
0
0
0
0
0
9.Lợi nhuận sau thuế
23
158
-1 194
- 2 591
28
4.2 Hiệu quả sử dụng lao động của công ty giai đoạn 2005-2009
4.2.1 Quy mô, cơ cấu lao động của công ty
Hiện tại, số lao động của công ty là 402 người. Quy mô lao động của công ty trong giai đoạn 2005 – 2009 có nhiều biến động cả về số lượng và chất lượng. Trong giai đoạn này số lượng lao động liên tục giảm qua các năm, từ 536 người năm 2005 xuống còn 402 người năm 2009. Tuy nhiên mức giảm lao động lại có sự khác biệt rõ rệt giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Tỉ trọng của lao động trực tiếp tham gia sản xuất trong tổng số lao động giảm liên tục từ 74,07% năm 2005 xuống còn 63,43% năm 2009. Trong khi đó tỉ trọng lao động gián tiếp tăng liên tục từ 25,93% năm 2005 lên 36,57 % năm 2009. Điều này là do công ty tập trung nhân lực vào việc phát triển các kênh phân phối, marketing tiêu thụ sản phẩm theo mục tiêu của công ty đã đề ra, cơ cấu lại quy mô sản xuất sản phẩm theo chủng loại phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng và năng lực cạnh tranh của công ty.
Bảng 4.4: Quy mô, cơ cấu lao động của công ty
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
Chỉ tiêu
Số lượng
(người)
Tỷ trọng
(%)
Số lượng
(người)
Tỷ trọng
(%)
Số lượng
(người)
Tỷ trọng
(%)
Số lượng
(người)
Tỷ trọng
(%)
Số lượng
(người)
Tỷ trọng
(%)
Tổng số lao động
536
100
516
100
503
100
500
100
402
100
Theo giới tính:
- Nam
- Nữ
350
186
65,30
34,7
337
179
63,31
36,69
316
187
62,82
37,18
320
180
64,00
36,00
247
155
61,44
38,56
Theo chức năng
- Lao động trực tiếp
- Lao động gián tiếp
397
139
74,07
25,93
362
154
70,16
29,84
352
151
69,98
30,02
345
155
69
31
255
147
63,43
36,57
Theo trình độ chuyên môn:
- Đại học
- Cao đẳng
- Trung cấp kỹ thuật, nghề
- Phổ thông
94
25
55
362
17,54
4,66
10,26
67,54
93
26
54
343
18,02
5,04
10,47
66,47
93
27
52
331
18,49
5,37
10,34
65,80
87
25
61
327
17,40
5,00
12,20
65,40
79
22
40
261
19,65
5,48
9,95
64,92
Lao động của công ty đang được cải thiện về chất lượng. Tỉ trọng lao động phổ thông, chưa qua đào tạo giảm bớt qua các năm, tỉ trọng lao động có trình độ có sự biến động nhưng theo xu hướng tăng lên.
Tuy nhiên, công ty đang gặp phải vấn đề là lượng lao động di chuyển trong công ty hằng năm lớn, đặc biệt năm 2008 tuyển mới là 290 người, số lượng lao động rời khỏi công ty là 275 người là năm khủng hoảng về lao động của công ty đặc biệt sau tết nguyên đán. Điều này đang là vấn đề hàng đầu của công ty, gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí tuyển dụng và chấm dứt hợp đồng lớn, chi phí đào tạo lớn. Và đặc biệt trong năm 2009, nhà máy sản xuất số 2 của công ty không có công nhân, tạm thời ngừng hoạt động sản xuất
Bảng 4.5: Tình hình lao động biến động qua các năm
Đơn vị: người
Bộ phận
2005
2006
2007
2008
2009
Vào
Ra
Vào
Ra
Vào
Ra
Vào
Ra
Vào
Ra
Khối văn phòng
30
15
37
40
56
52
50
36
13
35
Nhà máy 1
12
42
21
26
50
53
209
190
138
121
Nhà máy 2
2
7
13
18
14
18
31
49
0
108
Tổng số
44
64
71
84
120
123
290
275
51
164
Lao động trong công ty sau một thời gian làm việc, có xu hướng xin nghỉ việc. Điều này xuất phát từ sự cạnh tranh của các đối thủ lôi kéo công nhân có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao. Sự chảy máu chất xám gây tổn thất lớn về tài chính cho công ty để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh
Tuy nhiên dù khó khăn về nhân lực nhưng công ty không sử dụng lao mùa vụ, lao động bán thời gian. Những lúc thiếu nhân lực, để đảm bảo sản xuất, công ty sẽ bố trí công nhân làm thêm giờ, thêm ca.
4.2.2 Năng suất lao động
Trong giai đoạn 2005 – 2009 hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty không hiệu quả, thua lỗ nhiều ở năm 2007, 2008, các năm còn lại lãi không đáng kể. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến công tác trả lương. Mặc dù số lượng lao động giảm qua các năm nhưng quỹ lương vẫn tăng với mức độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, năm 2007 quỹ lương tăng 1,36% đến năm 2008 tăng 5,24% và tăng 7,98 % vào năm 2009. Điều này cho thấy vấn đề bất cập trong hoạt động quản lý của công ty, chi phí trả lương lớn trong khi hiệu quả đem lại không cao. Mức lương của người lao động tăng qua các năm nhằm đảm bảo đời sống cho công nhân viên.
Bảng 4.6 : Quỹ lương, thu nhập của lao động trong công ty
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
2006
2007
2008
2009
1
Quỹ lương(tháng)
103 đồng
853 621
865 210
910 586
983 284
2
Số lao động
Người
540
485
420
385
3
Số CNSX
Người
375
343
275
249
4
LĐ gián tiếp
Người
165
140
145
136
5
TLBQ/ năm
103 đồng
18 970
21 495
26 016
30 647
6
TLBQ 1 CNSX/năm
103 đồng
12 600
16 200
18 816
21 072
7
TLQB 1 LĐGT/nă
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32150.doc