Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH kiểm toán và dịch vụ tin học TP. Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

 

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC AISC 2

1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty AISC: 2

1.1. Hiểu biết chung về quá trình thành lập Công ty AISC: 2

1.2. Quá trình phát triển và các thành tựu đạt được của Công ty AISC: 3

2. Tổ chức bộ máy quản lý của AISC: 4

3. Tổ chức công tác kế toán tại công ty kiểm toán AISC. 7

3.1. Tổ chức công tác kế toán tại công ty kiểm toán AISC. 7

3.2. Chính sách kế toán của Công ty AISC 8

4. Tình hình tài chính và cơ cấu khách hàng của Công ty AISC 8

5. Giới thiệu chung về chi nhánh Công ty AISC tại Hà Nội 10

5.1. Quá trình thành lập chi nhánh Công ty AISC tại Hà Nội: 10

5.3. Tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh AISC Hà Nội: 11

5.4. Bộ máy kế toán tại chi nhánh Công ty AISC tại Hà Nội 12

6. Các dịch vụ kiểm toán, tư vấn, tin học Công ty AISC cung cấp: 13

CHƯƠNG II: TỔ CHỨC KIỂM TOÁN TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY AISC TẠI HÀ NỘI. 16

1. Lập kế hoạch kiểm toán: 16

1.1. Kế hoạch chiến lược 17

1.2. Kế hoạch kiểm toán tổng thể: 18

1.3. Chương trình kiểm toán: 22

2. Thực hiện kiểm toán 26

3. Kết thúc kiểm toán và công bố Báo cáo kiểm toán: 26

4. Tổ chức lưu trữ hồ sơ kiểm toán và nguyên tắc bảo mật: 27

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ VỀ ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY AISC TẠI HÀ NỘI 28

1. Công tác kế toán. 28

2. Công tác kiểm toán: 29

 

 

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3306 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH kiểm toán và dịch vụ tin học TP. Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công ty kiểm toán AISC KÕ to¸n tr­ëng KÕ to¸n phã KÕ to¸n c¸c phÇn hµnh Thñ quü Bé phËn kÕ to¸n c¸c ®¬n vÞ trùc thuéc 3.2. Chính sách kế toán của Công ty AISC Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong công tác kế toán là VND. BCTC được lập bằng VNĐ và theo quy ước giá gốc. Năm tài chính của Công ty được bắt đầu từ ngày 1/1 hàng năm. Ghi nhận doanh thu: Sau khi ký kết hợp đồng kinh tế với khách hàng, Công ty sẽ được nhận trước 50% giá trị hợp đồng và kế toán sẽ ghi nhận là “Tiền ứng trước của khách hàng”. Tại thời điểm hợp đồng kinh tế đã hoàn thành (Báo cáo kiểm toán đã hoàn thiện và thanh lý hợp đồng), Công ty sẽ được nhận toàn bộ số tiền còn lại của hợp đồng. Khi đó kế toán viên thực hiện kết chuyển toàn bộ doanh thu của hợp đồng. Tài sản cố định và khấu hao: Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng. Tỷ lệ khấu hao được áp dụng theo tỷ lệ khấu hao đã đăng ký với cục Quản lý vốn. Lương và công tác phí: Lương và các khoản trích theo lương được áp dụng theo quy định của nhà nước. Ngoài ra nhân viên của công ty được nhận tiền công tác phí khi đi công tác. Tổ chức chứng từ và sổ sách kế toán: Được sử dụng theo quyết định 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính với hình thức chứng từ ghi sổ. 4. Tình hình tài chính và cơ cấu khách hàng của Công ty AISC Tình hình tài chính của công ty kiểm toán AISC rất khả quan thể hiện qua kết quả kinh doanh của Công ty: Kết quả kinh doanh của Công ty những năm gần đây liên tục tăng mau đặc biệt trong những năm 2006, 2007 và 2008. Doanh thu bình quân các năm 2001, 2002, 2003 tăng 12%/ năm với kết quả cụ thể cho trong bảng 1. Bảng 1: Kết quả kinh doanh của AISC Đơn vị: triệu VNĐ ChØ tiªu 2001 2002 2003 1, Doanh thu KiÓm to¸n T­ vÊn DÞch vô tin häc 2, Chi phÝ 3, Lîi nhuËn 4, TiÒn l­¬ng b×nh qu©n 15832 9024,24 3166,4 3641,36 13482 2350 2,2 17732 10816,52 3014,44 3901,04 14186 3546 2,5 19860 12114,6 3574,8 4170,6 16285 3575 2,7 Doanh thu các năm 2005, 2006, 2007, 2008 cũng tăng liên tục. Năm 2005 với doanh thu là xấp xỉ 14.820 triệu VNĐ thì năm 2006 là 18.229 triệu VNĐ tăng 23% so với năm 2005, năm 2007 là 25.520 triệu VNĐ tăng 40% so với năm 2006, đến năm 2008 doanh thu đạt xấp xỉ 38 tỷ VNĐ tăng gần 50% so với năm 2007. Ước tính Lãi/Doanh thu đạt 20%. Đây là một tỷ lệ tăng rất cao cho thấy sự tăng trưởng vượt bậc của công ty. Tuy nhiên có sự chênh lệch lớn giữa doanh thu cung cấp dịch vụ kiểm toán chiếm khoảng 80% ( Doanh thu kiểm toán báo cáo tài chính chiếm 70%; kiểm toán tuân thủ và kiểm toán dự án hoàn thành chiếm 30%) tổng doanh thu so với doanh thu cung cấp dịch vụ tư vấn và dịch vụ tin học chỉ chiếm khoảng 20% tổng doanh thu. Trong tình hình nền kinh tế đang trên đà suy thoái, năm 2009 Công ty đề ra kế hoạch Doanh thu đạt 40-42 tỷ đồng. Trong tương lai hướng hoạt động của công ty là cân bằng hơn giữa dịch vụ Kiểm toán và Tư vấn.Mục tiêu phấn đấu trong vài năm tới Doanh thu từ hoạt động kiểm toán đạt khoảng 60% và từ dịch vụ tư vấn đạt khoảng 40%. Cơ cấu khách hàng: Hệ thống khách hàng của công ty kiểm toán AISC rất đa dạng và phong phú. Trong đó: - 18% Khách hàng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - 40% Khách hàng là Doanh nghiệp nhà nước - 42% Khách hàng là các loại hình dịch vụ khác 5. Giới thiệu chung về chi nhánh Công ty AISC tại Hà Nội 5.1. Quá trình thành lập chi nhánh Công ty AISC tại Hà Nội: Chi nhánh tại Hà Nội được thành lập theo quyết định số 4485/QĐ- UB ngày 9/8/2001 của UBND Thành phố Hà Nội. Chi nhánh hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 314886 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Hà Nội cấp ngày 4/8/2001. Chi nhánh là đơn vị hạch toán phụ thuộc của Công ty, đặt tại C2 Tầng 24 Toà nhà VIMECO Lô E9,Phạm Hùng - Hà Nội. Chi nhánh mở Tài khoản số 720A 02227 tại Sở giao dịch I của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Năm tài chính của Chi nhánh được bắt đầu từ tháng 1 năm sau khi quyết toán của năm trước được duyệt. Khách hàng của chi nhánh bao gồm tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài, các cơ quan Nhà Nước, các đoàn thể công cộng và các tổ chức kinh tế xã hội. Các khách hàng của chi nhánh cũng rất đa dạng hoạt động hầu hết trong tất cả các ngành nghề như ngân hàng, thương mại, tín dụng, bảo hiểm, xây dựng, dịch vụ, bưu chính viễn thông, vận chuyển, công nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế trên tất cả các thành phần kinh tế trên tất cả các địa bàn trong cả nước. Số lượng nhân viên của chi nhánh khá nhiều với khoảng 50 nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao và đạo đức nghề nghiệp. Chi nhánh AISC Hà Nội có đội ngũ cán bộ và cộng tác viên đông đảo, gồm những chuyên gia có kinh nghiệm, có nhiều năm công tác trong ngành quản lý kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, pháp lý và được đào tạo có hệ thống. 5.2. Nguyên tắc hoạt dộng của chi nhánh Công ty AISC tại Hà Nội: Nguyên tắc hoạt động của Chi nhánh là độc lập, tự chủ về tài chính, khách quan, chính trực, chịu sự kiểm tra và kiểm soát của các cơ quan chức năng Nhà nước theo luật pháp quy định. Chi nhánh chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực và chính xác, bí mật của những số liệu, tài liệu do chi nhánh kiểm tra hoặc cung cấp cho các doanh nghiệp. Hoạt động của Chi nhánh theo cơ chế thị trường vừa là căn cứ, là đối tượng hoạt động. Chi nhánh phải chịu trách nhiệm kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn. Với giá cả, lệ phí dịch vụ hợp lý, chất lượng của dịch vụ cao Chi nhánh AISC Hà nội đã ngày càng có uy tín và đat được những hiệu quả kinh doanh tốt. 5.3. Tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh AISC Hà Nội: Chi nhánh của AISC tại Hà Nội do Giám đốc Đào Tiến Đạt lãnh đạo, Giám đốc của chi nhánh có toàn quyền điều hành và quyết định mọi hoạt động của chi nhánh theo đúng luât pháp nhà nước Việt Nam. Giám đốc chi nhánh có quyền quyết định tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh đảm bảo gọn nhẹ và có hiệu quả kinh doanh cao. Giám đốc chi nhánh phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của chi nhánh. Giúp việc cho Giám đốc chi nhánh có 1 phó giám đốc và kế toán trưởng. Những người này đều chịu trách nhhiệm trước giám đốc về phần việc được phân công và chịu trách nhiệm cá nhân về hành vi sai phạm pháp luật, và họ đều do giám đốc đề nghị cấp trên bổ nhiệm. Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của AISC Hà Nội Ban Gi¸m ®èc Phßng hµnh chÝnh, tæ chøc, kÕ to¸n , marketing Phßng kiÓm to¸n I Phßng kiÓm to¸n II Phßng kiÓm to¸n XDCB Phßng tin häc Phßng ®µo t¹o vµ t­ vÊn Mỗi phòng ban trong Công ty đều có một trưởng phòng, phó phòng, trưởng nhóm, các kiểm toán viên, các kỹ thuật viên và các trợ lý kiểm toán. Các phòng nghiệp vụ thực hiện chức năng theo đúng như tên gọi của mình. Tuy nhiên, việc phân chia thành các phòng chủ yếu nhằm thuận tiện cho công tác quản lý, vì khi ký kết một hợp đồng kinh tế, ban giám đốc thường lựa chọn những cán bộ phù hợp với yêu cầu của công việc trong từng hợp đồng cụ thể để giao nhiệm vụ. 5.4. Bộ máy kế toán tại chi nhánh Công ty AISC tại Hà Nội Bộ máy kế toán tại chi nhánh ở Hà nội được tổ chức đơn giản, gọn nhẹ để phù hợp với chức năng kinh doanh dịch vụ. Phòng tài chính kế toán được ghép chung với phòng hành chính tổng hợp tồn tại độc lập bên cạnh các phòng nghiệp vụ. Bộ máy kế toán của Công ty tại Hà Nội chỉ có 3 người. Một người phụ trách chủ yếu các hoạt động liên quan đến tiền, hai người kia phụ trách các lĩnh vực còn lại và thực hiện lưu trữ tài liệu. Các kế toán viên phải kiêm nhiệm nhiều chức năng. Tại Hà Nội, Công ty chỉ tiến hành hạch toán chi phí và đóng thuế riêng còn việc hạch toán lỗ lãi được gửi vào trong thành phố Hồ Chí Minh để hạch toán kết quả cuối cùng. Các hoạt động theo dõi công nợ cũng được tiến hành ở TP.HCM, ở Hà Nội chỉ thu tiền ở một số khách hàng nào đó tuỳ theo hợp đồng ký kết. Do các hoạt động phát sinh đơn giản nên hình thức ghi sổ được áp dụng là hình thức Nhật ký chung. Công ty sử dụng phần mềm kế toán AISYS (Accounting Informatic system) Là phần mềm áp dụng cho các Công ty hoạt động thương mại dịch vụ đơn giản. Các hoạt động kế toán được Công ty thực hiện theo Chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành do Bộ Tài Chính quy định. Hình thức ghi sổ của Công ty được hạch toán theo sơ đồ: Sơ đồ 4: Sơ đồ hạch toán của chi nhánh Công ty AISC tại Hà Nội Chøng tõ gèc B¶ng tæng hîp chøng tõ gèc B¸o c¸o tµi chÝnh Sæ, thÎ kÕ to¸n chi tiÕt B¶ng tæng hîp chi tiÕt Sæ quü B¶ng c©n ®èi sè ph¸t sinh Sæ c¸i Ghi hằng ngày Đối chiếu Ghi cuối tháng Hệ thống phần mềm kế toán AISYS được thiết kế bởi Công ty AISC, AISYS được thiết kế theo các MODULE độc lập có khả năng tích hợp chung vào hệ thống. AISYS có khả năng cài đặt tương thích cho từng loại hình doanh nghiệp riêng. AISYS đã và đang được ứng dụng cho nhiều doanh nghiệp nhà nước cũng như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. AISYS là hệ thống đáp ứng đầy đủ các chức năng nghiệp vụ kế toán phù hợp với chế độ kế toán Việt Nam. 6. Các dịch vụ kiểm toán, tư vấn, tin học Công ty AISC cung cấp: * Các dịch vụ kiểm toán và thẩm định: Kiểm toán báo cáo tài chính. Kiểm toán xác nhận tỷ lệ nội địa hóa. Kiểm toán theo mục đích cụ thể và theo thủ tục thỏa thuận. Kiểm toán dự toán và quyết toán công trình xây dựng cơ bản. Xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa theo luật định. Thẩm định giá trị tài sản và vốn góp liên doanh. Kiểm toán và thẩm định là một bộ phận chủ yếu trong hoạt động của Công ty.Nguyên lý kiểm toán của AISC là duy trì tiêu chuẩn chất lượng chuyên môn và kỹ thuật quốc tế cao nhất.Công ty không ngừng trao dồi cả chiều sâu lẫn chiều rộng của dịch vụ kiểm toán của mình thông qua các khóa đào tạo chuyên sâu và phát triển đội ngũ nhân viên trong và ngoài nước. Việc tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán việt nam và quốc tế trong tác nghiệp luôn là yêu cầu bắt buộc hàng đầu đối với mọi kiểm toán viên AISC. *Tư Vấn Quản Lý - Tài Chính - Kế Toán - Thuế. Ðăng ký chế độ kế toán. Hướng dẫn áp dụng chế độ Kế toán - Tài chính - Thống kê -Thuế theo luật định. Tư vấn đầu tư, tư vấn về quản lý, tư vấn về thuế Tư vấn về tuyển chọn và sử dụng nguồn nhân lực tại thị trường Việt Nam. Tư vấn cải tổ hệ thống kế toán và quản trị kinh doanh, môi trường kiểm soát nội bộ. Hướng dẫn và thực hiện kế toán, lập các báo cáo tài chính, báo cáo thuế. * Đào tạo. Đào tạo các lớp kiểm toán nội bộ, kế toán thực hành và kế toán tin học,… Đào tạo bồi dưỡng kế toán trưởng theo chương trình của Bộ tài chính và chứng chỉ kế toán trưởng do Bộ tài chính cấp. *Dịch vụ tin học Tư vấn về việc lựa chọn thiết bị tin học, cài đặt hệ thống thông tin trong quản lý kinh doanh. Cung cấp các phần mềm tin học như : qunả trị kinh doanh, kế toán thuế doanh nghiệp, quản lý ngân sách, quản lý các định mức XDCB,… Các dịch vụ kiểm toán cung cấp tại chi nhánh AISC tại Hà Nội AISC Hà Nội cũng hoạt động trên các lĩnh vực của Tổng Công ty, ngoài ra công ty còn mở rộng thêm một vài dịch vụ mới như. *Các dịch vụ kiểm toán: Cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính(Báo cáo tài chính các dự án) Cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính hoàn thành. Kiểm toán các Tổ chức phi chính phủ,các nhóm đồng quan điểm. Kiểm toán các dự án hoàn thành. *Xác định giá trị Doanh Nghiệp. *Cung cấp Dịch vụ Tư vấn về Tài chính, Thuế, Cổ phần hoá... Hướng dẫn lập báo cáo hợp nhất. Cung cấp dịch vụ kiểm toán tuân thủ. CHƯƠNG II: TỔ CHỨC KIỂM TOÁN TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY AISC TẠI HÀ NỘI. Do đặc điểm công việc kiểm toán tại mỗi công ty, mỗi đơn vị khác nhau là khác nhau nên các công việc tiến hành kiểm toán đó sẽ khác nhau tại các công ty khác nhau. Tuy nhiên để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hiệu lực của từng cuộc kiểm toán cũng như để có thể thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị cuộc kiểm toán được diễn ra theo trình tự như sau: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kế hoạch kiểm toán và kết thúc kiểm toán và công bố báo cáo kiểm toán. 1. Lập kế hoạch kiểm toán: Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của một cuộc kiểm toán có vai trò quan trọng, chi phối tới chất lượng và hiệu quả của toàn cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán là định hướng cho kiểm toán viên trong cuộc kiểm toán, giúp kiểm toán viên thu thập bằng chứng đầy đủ, có hiệu quả, hạn chế sai sót; giúp các kiểm toán viên phối hợp hoạt động hiệu quả; đây cũng là một căn cứ để đánh giá tính hiệu quả, chất lượng của cuộc kiểm toán. Vì vậy: - Kế hoạch kiểm toán được lập cho mọi cuộc kiểm toán mà công ty tham gia kiểm toán, kế hoạch phải được lập thích hợp cho mỗi cuộc kiểm toán đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn; và đảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn, kế hoạch kiểm toán giúp việc phân chia công việc giữa các thành viên trong nhóm hiệu quả hơn, tránh trùng lặp công việc giữa các thành viên,… - Phạm vi kế hoạch kiểm toán sẽ thay đổi tùy theo quy mô khách hàng, tính chất phức tạp của công việc kiểm toán, kinh nghiệm và những hiểu biết của kiểm toán viên về khách hàng và lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng để phần nào xác định được các yếu tố có ảnh hưởng trọng yếu đến kết quả kinh doanh và báo cáo tài chính,… - Đồng thời khi lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên của Công ty cũng cần thảo luận với các kiểm toán viên nội bộ, ban giám đốc và nhân viên của đơn vị được kiểm toán, tham khảo ý kiến của các kiểm toán viên tiền nhiệm đã thực hiện kiểm toán công ty khách hàng những năm trước nhằm nâng cao hiệu quả công việc. - Kế hoạch kiểm toán của Công ty bao gồm các bộ phận: Kế hoạch chiến lược. Kế hoạch kiểm toán tổng thể. Chương trình kiểm toán. 1.1. Kế hoạch chiến lược Thông tin chung Khách hàng:......................... Người lập: .................. Ngày .............. Năm tài chính: ..................... Người duyệt: ............... Ngày .............. Đặc điểm khách hàng: (qui mô lớn, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán nhiều năm). Yêu cầu: - Kế hoạch chiến lược được lập cho các cuộc kiểm toán lớn về qui mô, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán báo cáo tài chính nhiều năm; - Kế hoạch chiến lược do người phụ trách cuộc kiểm toán lập và được Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị phê duyệt; - Nhóm kiểm toán phải tuân thủ các quy định của công ty và phương hướng mà Giám đốc đã duyệt trong kế hoạch chiến lược; - Trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và thực hiện kiểm toán nếu phát hiện những vấn đề khác biệt với nhận định ban đầu của Ban giám đốc thì phải báo cáo kịp thời cho Ban Giám đốc để có những điều chỉnh phù hợp. Nội dung và các bước công việc của kế hoạch chiến lược: - Tình hình kinh doanh của khách hàng (tổng hợp thông tin về lĩnh vực hoạt động, loại hình doanh nghiệp, hình thức sở hữu, công nghệ sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý và thực tiễn hoạt động của đơn vị) đặc biệt lưu ý đến những nội dung chủ yếu như: Động lực cạnh tranh, phân tích thái cực kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các yếu tố về sản phẩm, thị trường tiêu thụ, giá cả và các hoạt động hỗ trợ sau bán hàng... - Xác định những vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính như chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán áp dụng, yêu cầu về lập báo cáo tài chính và quyền hạn của công ty; - Xác định vùng rủi ro chủ yếu của doanh nghiệp và ảnh hưởng của nó tới báo cáo tài chính (đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát); - Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ; - Xác định các mục tiêu kiểm toán trọng tâm và phương pháp tiếp cận kiểm toán; - Xác định nhu cầu về sự hợp tác của các chuyên gia: Chuyên gia tư vấn pháp luật, kiểm toán viên nội bộ, kiểm toán viên khác và các chuyên gia khác như kỹ sư xây dựng, kỹ sư nông nghiệp... - Dự kiến nhóm trưởng và thời gian thực hiện; - Giám đốc duyệt và thông báo kế hoạch chiến lược cho nhóm kiểm toán. Căn cứ kế hoạch chiến lược đã được phê duyệt, trưởng nhóm kiểm toán lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán. 1.2. Kế hoạch kiểm toán tổng thể: Thông tin chung Khách hàng:...................... Người lập: ............................. Ngày ......................... Năm tài chính: .................. Người soát xét: ...................... Ngày ......................... Thông tin về hoạt động của khách hàng - Khách hàng : Năm đầu: Thường xuyên Năm thứ: ............. - Tên khách hàng: ............................................................................................. - Trụ sở chính: ...........…………......Chi nhánh: (số lượng, địa điểm) ............... - Điện thoại: .....................................Fax:............................Email:..................... - Mã số thuế: ................................... - Giấy phép hoạt động (giấy phép đầu tư, chứng nhận đăng ký kinh doanh)...... - Lĩnh vực hoạt động: (sản xuất thép, du lịch khách sạn, sân gôn,...),.......…… - Địa bàn hoạt động: (cả nước, có chi nhánh ở nước ngoài,...) ......................… - Tổng số vốn pháp định: .........................Vốn đầu tư: ............…............ - Tổng số vốn vay: ................................. ..Tài sản thuê tài chính: ................. - Thời gian hoạt động: (từ ....... đến ....., hoặc không có thời hạn) ................... - Hội đồng quản trị: (số lượng thành viên, danh sách người chủ chốt) ............ - Ban Giám đốc: (số lượng thành viên, danh sách) ................................. - Kế toán trưởng: (họ tên, số năm đã làm việc ở Công ty ) ............................ - Công ty mẹ, đối tác (liên doanh): .................................................. - Tóm tắt các quy chế kiểm soát nội bộ của khách hàng: ............................. - Năng lực quản lý của Ban Giám đốc: ...................................... - Hiểu biết chung về nền kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động của khách hàng:………............................................................................................................. - Môi trường và lĩnh vực hoạt động của khách hàng: + yêu cầu môi trường ............................................................ + Thị trường và cạnh tranh ................................................... - Đặc điểm hoạt động kinh doanh và các biến đổi trong công nghệ SXKD: + Rủi ro kinh doanh .................................................................... + Thay đổi qui mô kinh doanh và các điều kiện bất lợi. ................ + ... - Tình hình kinh doanh của khách hàng (sản phẩm, thị trường, nhà cung cấp, chi phí, các hoạt động nghiệp vụ): + Những thay đổi về việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hay kỹ thuật mới để sản xuất ra sản phẩm. ......................................................... + Thay đổi nhà cung cấp ................................................ + Mở rộng hình thức bán hàng (chi nhánh bán hàng)... ...................... + ... Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ: Căn cứ vào kết quả phân tích, soát xét sơ bộ báo cáo tài chính và tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng để xem xét mức độ ảnh hưởng tới việc lập Báo cáo tài chính trên các góc độ: + Các chính sách kế toán khách hàng đang áp dụng và những thay đổi trong các chính sách đó......................................................................... + ảnh hưởng của công nghệ thông tin và hệ thống máy vi tính. ................. + ảnh hưởng của các chính sách mới về kế toán và kiểm toán. .................. + Đội ngũ nhân viên kế toán. ................................................................. + Yêu cầu về báo cáo. .................................................................. Kết luận và đánh giá về môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ là đáng tin cậy và có hiệu quả: Cao Trung bình Thấp Đánh giá rủi ro và xác định mức độ trọng yếu: - Đánh giá rủi ro: + Đánh giá rủi ro tiềm tàng: Cao Trung bình Thấp + Đánh giá rủi ro kiểm soát: Cao Trung bình Thấp + Tóm tắt, đánh giá kết quả của hệ thống kiểm soát nội bộ: - Xác định mức độ trọng yếu: Chỉ tiêu chủ yếu để xác định mức độ trọng yếu là: Năm nay Năm trước - Doanh thu - Chi phí - Lợi nhuận sau thuế - Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn - Tài sản cố định và đầu tư dài hạn - Nguồn vốn - Chỉ tiêu khác Lý do lựa chọn mức độ trọng yếu:.................................................................. Xác định mức trọng yếu cho từng mục tiêu kiểm toán........………………… Khả năng có những sai sót trọng yếu theo kinh nghiệm của những năm trước và rút ra từ những gian lận và sai sót phổ biến. Xác định các nghiệp vụ và sự kiện kiểm toán phức tạp bao gồm cả kiểm toán những ước tính kế toán. - Phương pháp kiểm toán đối với các khoản mục: + Kiểm tra chọn mẫu.............................................................................................. + Kiểm tra các khoản mục chủ yếu.................................................................... + Kiểm tra toàn bộ 100%................................................................................... Nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán: - Đánh giá những thay đổi quan trọng của các vùng kiểm toán ................. - Ảnh hưởng của công nghệ thông tin.......................................................... - Công việc kiểm toán nội bộ ....................................................................... Phối hợp chỉ đạo, giám sát, kiểm tra: - Sự tham gia của các kiểm toán viên khác .................................................. - Sư tham gia của chuyên gia tư vấn pháp luật và các chuyên gia thuộc lĩnh vực khác………………………………………………………………….. - Số lượng đơn vị trực thuộc phải kiểm toán. ............................................. - Kế hoạch thời gian. ............................................................................ - Yêu cầu nhân sự: ................................................................................... + Giám đốc (Phó Giám đốc) phụ trách ................................................ + Trưởng phòng phụ trách ................................................................... + Trưởng nhóm kiểm toán ....................................................................... + Trợ lý kiểm toán 1 .................................................................................. + Trợ lý kiểm toán 2 ............................................................................ Các vấn đề khác: - Kiểm toán sơ bộ; - Kiểm kê hàng tồn kho; - Khả năng liên tục hoạt động kinh doanh của đơn vị; - Những vấn đề đặc biệt phải quan tâm; - Điều khoản của hợp đồng kiểm toán và những trách nhiệm pháp lý khác; - Nội dung và thời hạn lập báo cáo kiểm toán hoặc những thông báo khác dự định gửi cho khách hàng. Tổng hợp kế hoạch kiểm toán tổng thể: Thứ tự Yếu tố hoặc khoản mục quan trọng Rủi ro tiềm tàng Rủi ro kiểm soát Mức trọng yếu Phương pháp kiểm toán Thủ tục kiểm toán Tham chiếu 1 2 3 4 …….. - Phân loại chung về khách hàng: Rất quan trọng Quan trọng Bình thường - Khác: ......... 1.3. Chương trình kiểm toán: Thông tin chung Khách hàng:.........................Người lập: .......................Ngày...................... Năm tài chính: .....................Người soát xét: ...............Ngày ..................... Danh mục các phần hành Các phần hành Tham chiếu 1. Phần tổng hợp A 2. Hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ B 3. Vốn bằng tiền C 4. Các khoản đầu tư ngắn hạn D 5. Các khoản phải thu E 6. Hàng tồn kho F 7. Tài sản lưu động khác G 8. Chi sự nghiệp H 9. TSCĐ hữu hình I 10. TSCĐ vô hình và TSCĐ khác J 11. Các khoản đầu tư dài hạn K 12. Chi phí XDCB dở dang L 13. Cầm cố, ký cược, ký quỹ dài hạn M 14. Các khoản phải trả ngắn hạn N 15. Các loại thuế O 16. Vay và nợ dài hạn P 17. Nguồn vốn, quỹ và lợi nhuận chưa phân phối Q 18. Nguồn kinh phí R 19. Doanh thu S 20. Giá vốn hàng bán T 21. Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp U 22. Thu nhập khác V 23. Chi phí khác X 24. khác Y Trình tự chung cho một chương trình kiểm toán với mỗi phần hành bao gồm các bước sau : Mục tiêu kiểm toán: Với mỗi phần hành sẽ có những mục tiêu cụ thể và quan trọng tương ứng. Ví dụ với phần hành Tiền và các khoản tương đương tiền: Số dư các khoản tiền và tương đương tiền là có thật và được ghi chép, phản ánh đầy đủ; các khoản tiền và tương đương tiền thuộc sở hữu của công ty và được đánh giá chính xác; số dư các khoản tiền và tương đương tiền được phân loại, trình bày và công bố đầy đủ, chính xác. Tài liệu cần thu thập hoặc yêu cầu khách hàng cung cấp: Bao gồm: Các thủ tục kiểm soát, các chính sách mà công ty đang áp dụng Các tài liệu cần thu thập hoặc yêu cầu khách hàng cung cấp như: Các sổ hạch toán tổng hợp và chi tiết, chứng từ gốc có liên quan, các biên bản kiểm kê tiền mặt và hàng tồn kho, các xác nhận từ bên thứ 3 độc lập, kế hoạch ngân quỹ, kế hoạch kinh doanh của công ty,… Các thủ tục kiểm toán cơ bản: Các thủ tục kiểm toán cơ bản được lập theo mẫu cho từng phần hành Nội dung Tham chiếu Người TH Ngày TH A.Thủ tục phân tích, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và đối chiếu số liệu tổng hợp - Xem xét đánh giá sự trình bày của khoản mục trên báo cáo tài chính xem có phù hợp với chuẩn mực và quy định không

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22856.doc
Tài liệu liên quan