Mục lục
Lời mở đầu 1
I Khái quát về doanh nghiệp 3
1. Khái quát chung 3
2. Quá trình hình thành và phát triển 3
3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 8
3.1. Chức năng của công ty: 8
3.2. Nhiệm vụ của công ty 9
4. Các nguồn lực kinh doanh của của doanh nghiệp. 9
4.1 Về lao động 9
4.2 Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật, nhà xưởng, máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng kinh doanh. 16
4.3 Nguồn lực tài chính của công ty: 17
4.4 Sản phẩm sản xuất kinh doanh và cung ứng ra thị trường 18
II Kết qủa sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm gần đây 19
1. Kết quả về mặt tài chính của quá trình kinh doanh. 19
2 Khối lượng và tỷ lệ bán theo mặt hàng trong 3 năm gần đây. 20
3.Khách hàng của doanh nghiệp. 22
III Những thuận lợi và khó khăn đối với quá trình kinh doanh 22
1. Thuận lợi 22
2. Khó khăn 23
IV Thực trạng hoạt động marketing của doanh nghiệp 24
1. Thực trạng về bộ máy hoạt đông marketing 24
2. Thực trạng về nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược, kế hoạch marketing 26
3. Thực trạng về hệ thống các biến số marketing-mix 27
3.1 Thực trạng về sản phẩm 27
3.2 Thực trạng về quyết định giá cả 34
3.3 Thực trạng về phân phối 39
3.4 Thực trạng về hoạt động xúc tiến hỗn hợp 41
Kết luận 43
45 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8007 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH may túi xách Minh Tiến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vấn đề liên quan đến máy móc, kỹ thuật.
- Khối văn phòng: Bao gồm các phòng ban:
+ Phòng nhân sự.
Có chức năng theo dõi các biến động về nhân sự, có sự điều chỉnh nhân sự theo yêu cầu của sản xuất. Theo dõi việc thực hiện kỷ luật, quy định của công nhân và các nhân viên trong công ty. Từ đó có bảng tính lương nộp cho phòng tài chính, kế toán. Phòng nhân sự cũng là nơi lắm giữ các thông tin, hồ sơ của công nhân và nhân viên trong công ty.
+ Phòng điều hành sản xuất.
Phòng này có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất hàng ngày, tuần, tháng và giao cho các bộ phận, công đoạn. Theo dõi và nghiệm thu kết quả của các bộ phận đó.
+ Phòng tài chính-kế toán.
Có nhiệm vụ theo dõi, quản lý, khai thác và sử dụng nguồn vốn của công ty có hiệu quả. Tổ chức thực hiện công tác quản lý tài chính kế toán của công ty, lập các chứng từ, ghi sổ sách kế toán, lên báo cáo tài chính theo quy định của Nhà nước và những quy định riêng của công ty. Ngoài ra, phòng kế toán còn phải lưu trữ và bảo quản chứng từ, sổ sách kế toán của công ty theo đúng thời hạn được Nhà nước quy định hay do yêu cầu của ban lãnh đạo công ty.
+ Phòng thị trường.
Có chức năng xúc tiến các hoạt động tiếp thị, bán hàng và lập kế hoạch kinh doanh. Tổ chức các hoạt động bán hàng, tiêu thụ sản phẩm. tiếp nhận, xử lý, quản lý thông tin từ khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh. Triển khai nghiên cứu thị trường, cập nhật thông tin thị trường, phục vụ chiến lược kinh doanh. Đặc biệt là chức năng xây dựng và quản lý thương hiệu.
Với bộ máy phân công lao động như trên thì số lượng công nhân viên hiện có trong công ty là 386 người. Trong đó phân theo các tiêu thức khác nhau được thể hiện qua bảng:
Bảng 2: Cơ cấu lao động của công ty
Đơn vị : Người
Stt
Chỉ tiêu phân loại
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
1
Theo Cơ cấu
LĐ trực tiếp
242
86,74
267
86,41
341
88,34
LĐ gián tiếp
37
13,26
42
13,59
45
11,66
2
Theo trình độ
Đại học
15
5,38
22
7,12
31
8,42
CĐ và TCấp
45
16,13
56
18,12
74
19,17
Phổ thông
219
78,49
231
74,76
281
72,41
3
Theo giới tính
Nam
78
27,96
92
29,77
145
37,56
Nữ
201
72,04
217
70,23
241
62,41
Nguồn: Phòng nhân sự công ty TNHH Minh Tiến
Từ bảng phân tích số liệu trên ta thấy cơ cấu lao động của công ty có những đặc điểm sau:
Số lượng lao động của doanh nghiệp qua các năm đều tăng ở cả lao động trực tiếp, gián tiếp cũng như ở tất cả các trình độ, giới tính với mức tăng tương đối đồng đều và ổn định. Nguyên nhân của mức tăng trên là trong một vài năm gần đây tình hình sản xuất của công ty đã đi vào ổn định và các biến động từ môi trường vĩ mô ít ảnh hưởng đến lĩnh vực hoạt động của công ty. Tuy nhiên mức tăng này vẫn có sự khác nhau trong từngchỉ tiêu cơ cấu.
+ Số lượng lao động trực tiếp và gián tiếp năm 2005 tăng so với năm 2004 là sấp xỉ nhau nên tỷ lệ giữa hai loại lao động này trong hai năm đó là tương đối không đổi. Số lượng lao động gián tiếp năm 2005 tăng là do trong thời gian này công ty chú trọng tới việc xây dựng và phát triển thương hiệu nên cần tuyển nhiều nhân viên hoạt động thị trường hơn. Sang năm 2006 thì lại có một chút thay đổi đó là số lượng thì vẫn tăng và lao động trực tiếp tăng nhiều hơn nhưng tỷ lệ lao động trực tiếp tăng lên và giảm tỷ lệ lao động gián tiếp. Điều này là do lúc này cơ cấu bộ máy văn phòng của công ty đã đi vào ổn định nên không nhất thiết phải tăng bộ phận này. Mức tăng của lao động trực tiếp lớn hơn mức tăng của lao động gián tiếp là hợp lý. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí tiền lương cho lao động gián tiếp đồng thời nâng cao năng lực sản xuất hoạt động của doanh nghiệp.
+ Theo trình độ : Nhìn vào bảng trên ta thấy có sự chênh lệch rất lớn trong tỷ lệ trình độ lao động trong công ty. Đó là sự chiếm đa số của lao động có trình độ phổ thông. Lý giải cho sự chênh lệch này đó là do doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng may, gia công nên tính chất công việc không đòi hỏi nhiều đến trình độ cao. Hầu hết những người có trình độ cao đều là những lao động gián tiếp làm việc trong các văn phòng là chủ yếu và là đội ngũ quản lý công ty. Ngoài ra những nhân viên kỹ thuật sửa chữa, bảo trì... máy móc cũng phải là người có trình độ. Còn lại hầu hết lao động trình độ phổ thông đều là những công nhân làm việc trong các nhà máy phân xưởng sản xuất.
Lực lượng lao động phân theo trình độ qua các năm đều tăng ở mức độ tương đối đồng đều từ 1->2% và lực lượng lao động ngày càng tăng chứng tỏ trong quá trình làm việc công ty có tổ chức các lớp nâng cao tay nghề cho công nhân viên.
+ Lực lượng lao động phân theo giới tính cũng có sự chênh lệch rất lớn giữa nam và nữ. Số lượng lao động nữ trong công ty chiếm tỷ lệ lớn gấp hơn hai lần so với lực lượng lao động nam. Trong các năm sau lại có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ lệ lao động nam và giảm tỷ lệ lao động nữ. Điều này có thể là do trong những năm gần đây công ty đã nhập thêm nhiều dây chuyền công nghệ mới đòi hỏi công nhân phải có sức khoẻ nhanh nhạy khi làm việc với dây chuyền máy móc và có sự thay đổi một số công việc từ thủ công sang máy móc.
Với cơ cấu lao động đó là tương đối phù hợp với tính chất công việc và bộ máy tổ chức của công ty. Năng lực sản xuất của công ty trong những năm qua là tương đối ổn định và có chiều hướng tăng lên một phần có thể là do công ty có những chính sách đãi ngộ, khuyến khích làm việc lên các anh chị em đã gắn bó với công ty, ít có tình trạng bỏ việc .
4.2 Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật, nhà xưởng, máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng kinh doanh.
Hiện nay doanh nghiệp có hai nhà xưởng sản xuất lớn đó là: Nhà xưởng I ở D8/46 ấp Hưng Long-Bình Chánh- TP Hồ Chí Minh. Đây là nhà xưởng chính lớn đầu tiên của doanh nghiệp với bốn dây chuyền may vali, túi xách, cặp học sinh, balo. Xưởng thứ II mới được xây dựng và đang hoàn thành ở Quế Võ, Bắc Ninh. Hiện nay xưởng này đang trong giai đoạn xây dựng và hoàn thành nên mới chỉ có hai dây chuyền may cặp học sinh và túi xách. Ở các xưởng này đều được trang bị đầy đủ các dụng cụ lao động bảo vệ cho công nhân như gang tay, khẩu trang, hệ thống điện, quạt, nước…và nhiều thiết bị khác.
Tại các văn phòng làm việc đều được trang bị các dụng cụ làm việc cho mỗi nhân viên. Cụ thể ở văn phòng chi nhánh Miền Bắc tại Hà Nội có:
4 máy điện thoại cố định
2 máy fax
6 máy tính có nối mạng
6 bàn làm việc
2 tủ lưu trữ hồ sơ
1 két sắt
1 máy in
1 bộ bàn ghế tiếp khách
2 xe chở hàng
Và nhiều vật dụng khác
Với cơ sở vật chất như vậy trong thời gian tới doanh nghiệp sẽ cố gắng hoàn thiện hơn nữa để tạo môi trường làm việc tôt nhất và nâng cao năng lực sản xuất của công ty đáp ứng nhu cầu khách hàng.
4.3 Nguồn lực tài chính của công ty:
Dựa vào bảng báo cáo tài chính của công ty qua các năm ta có thể thấy được nguồn lực tài chính của công ty thể hiện qua bảng sau :
Bảng 3: Nguồn lực tài chính của công ty:
Đơn vị tính: VNĐ
Stt
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1
Tổng nguồn vốn
20.107.788.649
23.255.396.566
25.601.784.350
2
Vốn cố định
12.134.220.896
14.865.785.439
16.46.129.452
3
Vốn lưu động
7.973.567.753
8.389.611.127
9.132.654.898
4
Vốn chủ sở hữu
8.954.431.962
12.543.916.633
13.676.332.554
Vốn vay
11.153.356.687
10.711.479.933
11925451796
Nguồn: Phòng tài chính- kế toán
Qua bảng trên ta thấy cơ cấu nguồn lực tài chính của công ty có một số đặcđiểm sau:
- Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp đều tăng qua các năm tăng đều ở mức 12->16%. Mức tăng này là đáng mừng nhưng chưa cao.
- Cả vốn lưu động và vốn cố định ở các năm sau đều tăng so với các năm trước nhưng mức độ có sự khác nhau, đó là mức tăng của vốn cố định hàng năm đều tăng nhiều hơn so với mức tăng của vốn lưu động từ 1->2 tỷ. Năm 2005 mức tăng của vốn cố định là xấp xỉ 2,73 tỷ(22,5%) còn mức tăng của vốn lưu động xấp xỉ 400 triệu(5%) so với năm 2004. Năm 2006 mức tăng của vốn cố định là 1,6 tỷ (10,76%) còn mức tăng của vốn vốn lưu động là 700 triệu(8,3%) so với năm 2005.
Sự tăng lên của vốn cố định hàng năm là do trong các năm sau công ty đã nhập thêm các dây chuyền mới và nâng cao chất lượng của các dây chuyền cũ. Điều này là đáng mừng vì chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn ngày càng có hiệu quả.
Sự tăng lên của vốn lưu động có thể là do tiền mặt, khoản phải thu hay hàng tồn kho tăng. Tuy nhiên mức tăng này không lớn lắm và có thể chấp nhận được nếu đó là tiền mặt vì chứng tỏ khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp tốt và sẽ làm tăng khả năng thanh toán, chi trả, hỗ trợ phân phối... của doanh nghiệp, còn nếu do hàng tồn kho thì nên xem xét lại.
Xét cơ cấu vốn chủ sở hữu và vốn vay: Có sự thay đổi trong cơ cấu vốn chủ sở hữu và vốn vay trong các năm sau đó. Năm 2004 lượng vốn vay lớn hơn vốn CSH, sang năm 2005,2006 thì cả vốn CSH và vốn vay đều tăng nhưng lượng vốn CSH đã tăng và vượt mức vốn vay tức là trong các năm sau tỷ lệ nợ/ vốn CSH giảm chứng tỏ khả năng huy động vốn của doanh nghiệp càng lớn. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho các năm sau khi doanh nghiệp muốn mở rộng thêm các xưởng sản xuất ở Bắc Ninh sẽ dễ dàng hơn trong việc vay vốn để mua máy móc, thiết bị, xây dựng nhà xưởng. Tuy nhiên do tỷ lệ vốn chủ sở hữu chiếm nhiều hơn lên doanh nghiệp sẽ ít được hưởng các khoản tiết kiệm nhờ thuế do nợ mang lại nhưng lại chứng tỏ được nguồn lực vững chắc của doanh nghiệp
4.4 Sản phẩm sản xuất kinh doanh và cung ứng ra thị trường
Hàng năm công ty TNHH may túi xách Minh Tiến đã cung ứng ra thị trường hàng chục nghìn các loại sản phẩm túi xách, balo, cặp công sở, cặp học sinh phục vụ nhu cầu khách hàng trong cả nước đem về lợi nhuận cho công ty và nộp ngân sách nhà nước hàng tỷ đồng. Các mặt hàng của công ty đã được đông đảo người tiêu dùng trong cả nước tín nhiệm và từ lâu thương hiệu “Miti” đã trở lên quen thuộc với khách hàng khu vực phía Nam. Trong thời gian tới công ty tiếp tục quảng bá thương hiệu của mình ra Bắc cùng với các dòng sản phẩm mới cải tiến theo nhu cầu của khách hàng. Trong thời gian tới công ty sẽ cố gắng phát triển hơn nữa để thương hiệu “Miti” sẽ được người tiêu dùng trong cả nước nhắc đến đầu tiên khi lựa chọn sản phẩm về túi xách,cặp học sinh…
II Kết qủa sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm gần đây
1. Kết quả về mặt tài chính của quá trình kinh doanh.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong một vài năm gần đây thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Đơn vị: Đồng
Stt
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1
Doanh thu
24.166.534.000
28.142.918.000
33.749.009.000
2
Giá vốn
19.753.090.000
22.512.363.000
26.784.109.000
3
Lãi gộp
4.413.443.000
5.630.655.000
6.964.899.000
4
Nộp NSNN
1.295.746.000
1.635.365.000
2.501.003.000
5
Lãi sau thuế
3.117.697.000
3.995.290.000
4.463.896.000
6
TN/người/tháng
850.000
950.000
1.200.000
Nguồn: Phòng tài chính-kế toán
Qua bảng kết quả tình hình hoạt đổng sản xuất kinh doanh của công ty trong các năm qua ta thấy doanh thu hàng năm của doanh nghiệp đều tăng ở mức xấp xỉ từ 16%->20% và mức lợi nhuận tăng từ 20%->27%. Mức lợi nhuận tăng nhiều hơn doanh thu là do trong thời gian này công ty có nhập thêm nhiều máy móc thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất làm cho giá vốn đơn vị bình quân của sản phẩm giảm. Kết quả đó phản ánh chiều hướng đi lên và làm ăn ngày càng có lãi đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng tỷ đồng mỗi năm. Đồng thời với kết quả đạt được đó hàng năm công ty cũng tích luỹ được một khoản lợi nhuận tái đầu tư cho quá trình sản xuất tiếp theo và nâng cao thu nhập cho người lao động giúp người lao động có cuộc sống ổn định và yên tâm làm việc, gắn bó với công ty .
2 Khối lượng và tỷ lệ bán theo mặt hàng trong 3 năm gần đây.
Dựa vào tổng doanh thu, phần trăm doanh thu bán của từng mặt hàng và bảng báo giá ta có bảng kết quả khối lượng bán được của từng nhóm mặt hàng trong một vài năm gần đây của công ty như sau:
Bảng 5: Kết quả khối lượng bán theo mặt hàng:
Đơn vị tính: Chiếc
Stt
Nhóm sảp phẩm
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
1
Cặp công sơ
40.324
29,2
45.833
28,5
42.813
22,2
2
Cặp học sinh
101.197
33,5
121.015
34,4
146.808
34,8
3
Túi đeo thời trang
37.216
15,4
412.917
17,9
73.235
21,7
4
Balo du lịch
18.907
13,3
143.835
10,6
24.220
12,2
5
Vali
3.867
7,6
4.176
8,6
6.466
9,1
Từ bảng trên ta thấy: hai nhóm mặt hàng là cặp học sinh và cặp công sở là những mặt hàng đem lại nhiều doanh thu nhất cho doanh nghiệp và là mặt hàng chính. Điều đó phần nào cũng chứng tỏ mặt hàng này được người tiêu dùng ưa chuộng hơn các nhóm sản phẩm khác của doanh nghiệp. Đồng thời điều đó cũng sẽ tạo ra khả năng cạnh tranh tốt hơn so với đối thủ. Và thực tế cũng đã chứng minh là trong thời gian qua doanh nghiệp cũng đã có nhiều cải tiến đối với các loại sản phẩm này như thayđổi chất liệu làm bằn vải dù mịn và có nhiều tính năng như có nhiều ngăn, dây đeo, có ngăn đựng laptop với cặp công sở. Cặp cho học sinh cấp I và cấp II được làm bằng chất liệu vải nhẹ, đáy đế được làm bằng nhựa rất bền, hình ảnh 3D hấp dẫn: Siêu nhân, barbie, nhiều màu. Cặp học sinh mặc dù đem lại doanh thu lớn nhất nhưng mặt hàng này lại không tiêu thụ đều trong các tháng mà chủ yếu là vào các dịp như năm học mới và sau tết. Tiếp đến là túi đeo thời trang và balo du lịch, đây là nhóm mặt hàng trong thời gian tới doanh nghiệp sẽ tìm cách cải tiến và mở rộng bởi đây là mặt hàng không chịu ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ lên có thể đem lại doanh số ổn định cho doanh nghiệp. Hơn nữa trong tương lai cùng với xu thế phát triển của đất nước việc sử dụng túi xách như một vật thời trang làm đẹp cho phái nữ sẽ làm cho mặt hàng này có khả năng tiêu thụ tốt. Còn lại là mặt hàng vali chiếm phần trăm doanh thu ít nhất bởi đây là mặt hàng có giá trị đơn vị lớn và nhu cầu mua của khách hàng không cao.
So sánh các chỉ tiêu kết quả đạt được qua các năm của từng mặt hàng ta thấy: Tỷ trọng nhóm mặt hàng cặp công sở giảm qua các năm nhưng vẫn là nhóm mặt hàng chiếm phần lớn doanh thu. Thay vào đó là mặt hàng cặp học sinh và túi đeo thời trang ngày càng giữ tỷ trọng lớn, nhất là túi thời trang bởi nhu cầu về mặt hàng này ngày càng tăng và trong tương lai doanh nghiệp cũng đưa nhóm mặt hàng này trở thành nhóm mặt hàng chính. Nhóm mặt hàng balo du lịch biến động không đều cả về số lượng và tỷ trọng. Riêng mặt hàng vali chiếm ít nhất cả về tỷ trọng và số lượng nhưng cũng tăng hàng năm chứng tỏ đây cũng là mặt hàng có tiềm năng trong tương lai.
3.Khách hàng của doanh nghiệp.
Từ các sản phẩm sản xuất phục vụ cho khách hàng có thể thấy các nhóm khách hàng chính của doanh nghiệp bao gồm:
+ Nhóm khách hàng là các em học sinh cấp I, II. Đây là nhóm khách hàng chiếm tương đối lớn. Đặc điểm của nhóm khách hàng này là tuổi còn nhỏ, phụ thuộc vào bố mẹ, việc mua hàng chịu nhiều tác động của người lớn. Chúng thường thích những sản phẩm có nhiều màu sắc, hình họa các nhân vật hoạt hình pokemon, chuột micky, siêu nhân, búp bê barbie...với nhiều ngăn kích cỡ khác nhau.
+ Nhóm khách hàng là những nhân viên công sở: Họ là những người trí thức, có thu nhập, địa vị và giao tiếp rộng. Do đó sản phẩm phải làm bằng chất liệu tốt và màu sắc sang trọng như màu đen bóng, nâu đỏ.
+ Nhóm khách hàng là nữ giới với phong cách trẻ trung.
Việc sử dụng sản phẩm của nhóm này cũng là cách họ thể hiện sự nữ tính và lãng mạn của mình. Vì vậy mà sản phẩm giành cho nhóm này khá đa dạng như có gắn hình các con gấu bông dễ thương, đính các vỏ ốc nhỏ thành hình bông hoa hay có gắn các hạt thuỷ tinh óng ánh...
III Những thuận lợi và khó khăn đối với quá trình kinh doanh
1. Thuận lợi
Với những lợi thế của doanh nghiệp đi đầu trên thị trường, đến nay trải qua một quá trình phát triển công ty đã tạo dựng được những lợi thế nhất định đó là:
+ Công ty đã được thành lập lâu năm nên đội ngũ cán bộ đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, lãnh đạo. Công nhân có tay nghề vững vàng.
+Cơ sở vật chất khang trang ngày càng được mở rộng về quy mô, máy móc thiết bị hiện đại và trang bị thêm dây truyền sản xuất mới.
+ Công ty có một hệ thống thông tin liên lạc hiện đại và tiện lợi như: điện thoại, Fax, nối mạng internet....nên đảm bảo giao dịch kinh doanh được thông suốt và nhanh chóng.
+Công ty có các mối quan hệ chặt chẽ và tốt đẹp với chính quyền địa phương sở tại, các bạn hàng và cơ quan báo chí .
+ Trong thời gian tới công ty sẽ mở thêm một cơ sở sản xuất mới ở Bắc Ninh. Điều này sẽ làm giảm chi phí vận chuyển hàng từ Nam ra Bắc như trước do vậy mà giá hàng có thể giảm hơn tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá cho sản phẩm.
+Công ty thường xuyên tham gia các hội chợ triển lãm hàng Việt Nam chất lượng cao và tổ chức các buổi nói chuyện, gặp gỡ với khách hàng tạo mối quan hệ gắn bó.
+ Một lợi thế rất quan trọng và cần thiết trong thời kỳ hội nhập ngày nay là công ty đã xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm của mình trên thị trường và được người tiêu dùng trong cả nước ưa chuộng.
2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi đã đạt được công ty cũng còn gặp phải không it những khó khăn, vướng mắc.
+ Việt Nam đang trong quá trình mở của và hội nhập với nền kinh tế thế giới nên công ty không chỉ gặp phải sự cạnh tranh của các sản phẩm trong nước mà còn cả sản phẩm nhập ngoại, đặc biệt là hàng Trung Quốc không thua kém về màu sắc, kiểu dáng. Do vậy nguy cơ thu hẹp thị trường là khó tránh khỏi
+ Liên kết giữa các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực còn lỏng lẻo và yếu kém, nhất là trong xu thế hội nhập sẽ khó cạnh tranh được với những mặt hàng nhập khẩu từ bên ngoài.
+ Nguyên liệu trong nước không đáp ứng được do đó phần lớn nguyên liệu đều nhập khẩu từ Trung Quốc vì vậy mà giá nguyên liệu đầu vào sẽ tăng do chịu thuế nhập khẩu.
+ Vẫn còn nhiều vướng mắc không thông suốt trong quá trình giao hàng cho khách hàng là những người bán buôn, bán lẻ, đại lý phân phối.
+ Nguồn lực doanh nghiệp còn hạn chế, khó khăn trong cập nhật thông tin từ khách hàng.
+ Mô hình quản lý của công ty vẫn theo kiểu “gia đình trị” do vậy khó phát huy hết nguồn lực trong nội bộ tổ chức.IV Thực trạng hoạt động marketing của doanh nghiệp
Thực trạng về bộ máy hoạt đông marketing
Sơ đồ 6: Bộ máy hoạt động marketing
Giám đốc kế hoạch- thị trường
Bộ phận
mua NVL
Bộ phận tiếp thị-marketing
Bộ phận kinh doanh
Bộ phận kế hoạch
Đội xe
Bộ
phận
khovận
Bộ phận marketing trong công ty có những chức năng và nhiệm vụ liên quan đến các công việc xúc tiến ngoài thị trường nhằm thực hiện tốt mục tiêu là cầu nối vững chắc giữa doanh nghiệp với khách hàng.
+ Chức năng:
F Xúc tiến các hoạt động tiếp thị, bán hàng và lập kế hoạch kinh doanh doanh
F Tổ chức các hoạt động bán hàng, tiêu thụ sản phẩm
F Tiếp nhận, xử lý, quản lý thông tin từ khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh
F Triển khai nghiên cứu thị trường, cập nhật thông tin thị trường, phục vụ chiến lược kinh doanh
F Tham mưu cho giám đốc về việc phát triển thương hiệu, nguồn nguyên liệu, vật tư.
F Hỗ trợ các đơn vị giải quyết các vấn đề về vật tư nguyên liệu để quá trình sản xuất trôi diễn ra trôi chảy và hiệu quả .
F Giao hàng cho khách hàng và thu tiền
+ Nhiệm vụ:
F Xây dựng chính sách và mục tiêu kinh doanh từng thời kỳ theo chiến lược chung
F Tổ chức các hoạt động thị trường để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng và kích thích tiêu dùng
F Tổ chức mạng lưới phân phối, quản lý thông tin khách hàng.
F Tổ chức nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin về nhu cầu khách hàng, xử lý và dự báo cầu thị trường.
F Nhận thông tin từ khách hàng, đại lý, bộ phận tiếp thị, giao hàng.
F Đề xuất phương án quảng cáo, tiếp cận tuyên truyền để mở rộng thị trường
F Xác lập các kênh thông tin để thu thập thông tin về thị trường phục vụ quá trình kinh doanh.
F Xây dựng các mối quan hệ, quản lý danh sách khách hàng, phân khúc thị trường và xác định thị trường mục tiêu.
Để hoàn thành các mục tiêu và nhiệm vụ đề ra yêu cầu tất cả mọi người, mọi bộ phận phải nâng cao tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm cá nhân nhằm từng bước xây dựng môi trường văn hoá doanh nghiệp.
2. Thực trạng về nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược, kế hoạch marketing
Việc xây dựng chiến lược và kế hoạch marketing là một hoạt động mà công ty phải làm trong thời gian tới để phát triển thương hiệu và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Trong thời gian qua thực trạng xây dựng chiến lược và kế hoạch marketing tại công ty là:
+ Chiến lược:
Trước hết để xây dựng chiến lược và kế hoạch marketing doanh nghiệp đã xác định rõ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các mặt hàng may túi xách, cặp công sở,….Khách hàng của doanh nghiệp những nhân viên công sở, học sinh, sinh viên, nữ giới. Khu vực thị trường mà doanh nghiệp hướng tới là tất cả các tỉnh trên cả nước. Đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường là các sản phẩm của Trung Quốc, Chip, Elite power và black paw của công ty may túi xách Sài Gòn, Mc Kinley, Millet, Legamex, Polo, Saleaco….
Trong tương lai công ty sẽ phấn đấu trở thành một doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng túi xách, vali, balo…với các kiểu dáng, mẫu mã đa dạng có uy tín lớn trên cả nước. Để đạt được điều đó doanh nghiệp cũng đã xác định những công việc cần làm ngay bây giờ là:
Đề ra nhiệm vụ: Thường xuyên tổ chức các trương trình mở rộng quan hệ tìm hiểu khách hàng, nghiên cứu thị trường, nhu cầu của khách hàng. Đánh giá tình hình phát triển của từng khu vực thị trường, các trung gian, các mặt hàng để phát hiện khả năng sinh lời của các yếu tố đó. Để từ đó có kế hoạch phát triển hoặc thu hẹp một bộ phận, mặt hàng,…dựa trên các chỉ tiêu như mức tăng trưởng, mức lợi nhuận thu được, cường độ cạnh tranh…
Hướng phát triển chiến lược của doanh nghiệp là theo chiều sâu tức là triển khai những kế hoạch và giải pháp marketing mạnh mẽ hơn trên thị trường đã có. Đưa hàng hoá hiện có của mình vào các thị trường mới. Cải tiến thêm tính năng của sản phẩm cũ để bán chúng trên thị trường hiện tại nhằm tăng thêm sức mua và tăng lượng tiêu thụ.
+Lập kế hoạch marketing.
Các chỉ tiêu đặt ra cho năm 2007 là:
- Doanh thu toàn công ty phải đạt được 40 tỷ đồng tăng 20% so với năm trước. Trong đó doanh thu miền Bắc phải đạt 15 tỷ.
- Mức lợi nhuận tăng khoảng 30% tương ứng với 5 tỷ đồng
- Tăng ngân sách cho quảng bá thương hiệu, kích thích tiêu thụ.
Để thực hiện tốt hơn nữa những mục tiêu, kế hoạch đã đặt ra công ty phải cố gắng nỗ lực hết mình hơn nữa nhất là khi ngày càng có nhiều đối thủ tham gia vào thị trường này. Doanh nghiệp cần đề ra những kế hoạch cụ thể hơn nữa, chi tiết hơn nữa và có sự phân chia trách nhiệm chuyên môn hoá nhằm nâng cao tính khả thi của kế hoạch.
3. Thực trạng về hệ thống các biến số marketing-mix
3.1 Thực trạng về sản phẩm
Bám sát thị hiếu người tiêu dùng trong những năm qua công ty may túi xách Minh Tiến đã cung ứng ra thị trường nhiều loại sản phẩm với tính năng và mẫu mã đa dạng, phong phú. Danh mục sản phẩm của công ty gồm có 5 nhóm mặt hàng chủ yếu và mỗi nhóm lại có nhiều loại mặt hàng khác nhau.
Bảng 7: Các nhóm mặt hàng bán trên thị trường của doanh nghiệp
Đơn vị: Chiếc
I. Nhóm cặp công sở
STT
Tên hàng
Mã
Giá bán
1
Cặp dù 210
C2018
135.000
2
Cặp dù 207
C3006
135.000
3
Cặp dù 209
C3007
125.000
4
Cặp dù 204
C3028
155.000
5
Cặp dù 215
C3033
150.000
6
Cặp dù 217
C3035
215.000
7
Cặp tép
C3047
97.000
8
Cặp tép hộp ngoài
C3053
99.000
9
Cặp dù 222
C3055
169.000
10
Cặp dù 223
C3056
139.000
11
Cặp dù 224
C3057
169.000
12
Cặp dù 226
C3058
159.000
13
Cặp dù 227
C3059
169.000
14
Cặp dù 229
C3061
199.000
15
Cặp dù 230
C3062
169.000
16
Cặp dù 231
C3063
179.000
17
Cặp dù 208
C3123
149.000
18
Cặp vi tính nút đóng
C3129
175.000
19
Cặp vi tính hộp nổi
C3131
179.000
20
Cặp 2 hộp trước
C3135
189.000
21
Cặp dù 225
C3144
199.000
22
Cặp si 2 xéo
C4084
135.000
23
Cặp si 1 hộp trước
C4087
155.000
24
Cặp si 306
C4110
149.000
II. Nhóm cặp học sinh( dành cho học sinh cấp I, II)
Stt
Tên hàng
Mã hàng
Giá hàng
1
Cặp hộp đóng đế
C1078
95.000
2
Cặp 3D lớn
C1083
85.000
3
Cặp 3D nhỏ
C1084
82.000
4
Cặp 3D nhỏ thường
C1087
72.000
5
Cặp 3D lớn thường
C1088
75.000
6
Cặp mền 3D nhỏ
C1089
96.000
7
Cặp mền 3D lớn
C1090
99.000
8
Cặp 3D nhỏ hộp bầu
C1091
89.000
9
Cặp 3D lớn hộp bầu
C1092
92.000
10
Cặp 3D nhỏ trung
C1094
82.000
11
Cặp mền
C1095
99.000
12
Cặp 3D lớn trung
C1096
85.000
13
Cặp dù mền
C2021
65.000
14
Cặp bố 103
C2024
92.000
15
Cặp bố 104
C2025
95.000
16
Cặp bố 25 khoá xéo
C2122
75.000
17
Cặp 2 khoá chú văn
C3010
89.000
18
BL mèo nhỏ
BL1046
35.000
19
BL 103
BL1053
62.000
20
BL eo
BL1069
69.000
21
BL cần đẩy
BL1147
138.000
III. Nhóm hàng túi đeo( dành cho học sinh cấp I, II và sinh viên)
Stt
Tên hàng
Mã hàng
Giá bán
1
Túi bố 107
T 1047
109.000
2
Túi 121
T 1061
139.000
3
Túi đai nẹp nắp
T 1070
119.000
4
Túi đai nẹp dọc
T 1071
135.000
5
Túi nắp lượn
T1073
89.000
6
Túi kim Túi tuyến
T1075
63.000
7
Túi 131
T1077
75.000
8
Túi 132
T1078
62.000
9
Túi 133
T1080
115.000
10
Túi 134
T
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 250.doc