Báo cáo Thực tập tại công ty TNHH một thành viên dệt may 7 - TP Hồ Chí Minh

Công ty TNHH MTV Dệt May 7, một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với quy mô khá lớn xét trên mặt bằng chung của ngành dệt may Việt Nam, TSCĐ không chỉ chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng tài sản của công ty (xấp xỉ 40%) mà còn khá phong phú về số lượng và chủng loại.

Hiện nay, Công ty TNHH MTV Dệt May 7 sản xuất theo chỉ tiêu phân cấp của cục quân khu và gia công cho các công ty lớn của ngành dệt may nên toàn bộ TSCĐ của công ty đều là TSCĐ hữu hình, bao gồm nhiều loại như: nhà xưởng, kho tàng, máy móc thiết bị sản xuất, vật kiến trúc, phương tiện vận tải được phân bổ ở các xí nghiệp trực thuộc và các phòng ban trong công ty.

 

doc80 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3095 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty TNHH một thành viên dệt may 7 - TP Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế kỹ thuật, cùng với các xí nghiệp tổ chức quản lý sử dụng tài sản, máy móc thiết bị, nguyên nhiên liệu đúng mục đích, chặt chẽ, tiết kiệm. Tham mưu cho giám đốc về việc xây dựng kế hoạch đầu tư máy móc thiết bị, đổi mới dây chuyền công nghệ, bố trí mặt bằng sản xuất, lựa chọn công nghệ sản xuất phù hợp, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Phòng kế hoạch kinh doanh – xuất nhập khẩu Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và điều độ kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Quyết định cung ứng và quản lý phụ tùng, vật tư, nguyên liệu, từng loại hàng hóa. Thực hiện các hoạt động kinh doanh – xuất nhập khẩu, phụ trách đầu ra cho các sản phẩm của công ty. Đội QCS Kiểm tra và giám sát quá trình sản xuất của các đơn vị sản xuất trực thuộc, đảm bảo sản phẩm được sản xuất đúng mẫu mã, quy cách, quy trình kỹ thuật, chất lượng theo yêu cầu. Phản ánh kịp thời và đề xuất các biện pháp xử lý các vấn đề có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cho ban giám đốc. Bộ phận sản xuất chính Xí nghiệp dệt: Tổ chức sản xuất dệt, gia công các loại vải theo chỉ thị của giám đốc công ty giao trên cơ sở đảm bảo sản lượng, chất lượng và tiến độ kế hoạch sản xuất. Xí nghiệp nhuộm in : Tổ chức sản xuất gia công các loại vải thuộc khâu nhuộm in, hoàn tất theo chỉ lệnh của giám đốc công ty giao và cũng phải đảm bảo sản lượng, chất lượng và tiến độ sản xuất. Xí nghiệp may : Tổ chức may đo các loại quân trang và sản phẩm may mặc dân dụng theo chỉ thị của giám đốc công ty giao; đảm bảo sản lượng, chất lượng và tiến độ của kế hoạch sản xuất. Bộ phận sản xuất phụ Xưởng cơ điện : Sản xuất cơ khí, gia công sửa chữa máy móc thiết bị, hàn – tiện, tự chế một số bộ phận thay thế; đảm bảo vận hành, bảo trí, bảo dưỡng, sữa chữa hệ thống điện nước theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Xưởng mùng tuynh : Sản xuất mùng tuynh phục vụ quân đội Bộ phận phục vụ Tổ xe con : - Đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, vật tư cho công ty - Phục vụ cho các chuyến công tác của giám đốc, phó giám đốc hay các nhân viên quản lý trong công ty. Tổ bảo vệ : - Duy trì an ninh trật tự cho công ty - Thực hiện kiểm soát chặt chẽ đối với việc ra vào trong công ty Tổ hậu cần :- Thực hiện móc go, âu lược, kẻ trục, suốt chỉ, vệ sinh công nghiệp. - Tổ chức phục vụ bữa ăn công nghiệp cho các nhân viên, công nhân trong công ty. Tổ tiếp thị: - Thực hiện việc tiếp thị, giới thiệu sản phẩm của công ty ra thị trường. Tổ kho : - Bảo quản vật tư, hàng hóa trong kho, tránh thất thoát, hư hỏng. - Kiểm soát quá trình ra vào kho TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI DOANH NGHIỆP Tổ chức công tác kế toán 4.1.1Chính sách kế toán áp dụng tại công ty Công ty Dêt may 7 áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung toàn bộ công tác kế toán, được thực hiện tại phòng kế toán của công ty. Tại các xí nghiệp thành viên có các nhân viên thống kê, ghi chép, theo dõi chi tiết các hoạt động cụ thể. Căn cứ vào các chứng từ được chuyển lên từ các bộ phận của xí nghiệp, phòng kế toán thực hiện công tác kế toán theo chế độ hiện hành. Công việc chủ yếu như sau: Kiểm tra chứng từ ban đầu. Phân loại chứng từ. Định khoản, theo dõi chi tiết và tổng hợp Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Cuối kỳ, lập báo cáo tài chính. 4.1.2 Hệ thống chứng từ kế toán Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho Hóa đơn đầu vào, hóa đơn đầu ra Giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng Giấy đề nghị thanh toán Bảng tạm ứng lương Giấy đề nghị mua vật tư Phiếu thu, phiếu chi Biên bản giao nhận TSCĐ Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành Bảng chấm công 4.1.3 Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty Niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01 năm X đến 31/12 nam X Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: VNĐ (Việt Nam đồng). Hình thức sổ kế toán áp dụng: chứng từ ghi sổ Phương pháp kế toán TSCĐ: khấu hao TSCĐ theo quyết định số 166/1999/QĐ/BTC ngày 30/12/1999. Phươn pháp kế toán hang tồn kho: - Xác định hàng tồn kho cuối kỳ bằng phương pháp bình quân gia quyền (tính vào cuối tháng). - Hạch toán hang tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Sản phẩm dở dang cuối kỳ được đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Chi phí được tập hợp theo khoản mục. - Tính giá thành theo phương pháp phân bước, có tính giá thành bán thành phẩm. 4.2 Tổ chức bộ máy kế toán 4.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán vật tư Kế toán giá thành Kế toán tổng hợp, kế toán TSCĐ Kế toán thanh toán Thủ quỹ Nhân viên thống kê ở các xí nghiệp 4.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 4.2.2.1 Kế toán trưởng Tổ chức, xây dựng bộ máy thống kê kế toán toàn công ty Giám sát việc thực hiện hạch toán theo chế độ kế toán thống nhất. Giám sát thực hiện công tác quản lý, bảo toàn và sử dụng vốn phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đảm bảo hiệu quả cho việc sử dụng vốn. Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu và số liệu kế toán thuộc bí mật Nhà Nước. Tổ chức phổ biến, hướng dẫn, thi hành kịp thời các chế độ thể lệ tài chính kế toán do Nhà Nước quy định. Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty và Nhà Nước về các chế độ, chính sách tài chính do Nhà Nước ban hành… 4.2.2.2 Kế toán tổng hợp Trợ lý cho kế toán trưởng. Lập các báo cáo kế toán, thống kê tổng hợp theo yêu cầu của công ty, Nhà Nước. Ghi chép, giữ sổ cái, bảo quản lưu trữ hồ sơ, tài liệu, số liệu kế toán thống kê, thông tin kinh tế. Theo dõi công tác đầu tư xây dựng cơ bản. Theo giõi tình hình tăng giảm, sử dụng TSCĐ; tính toán và phân bổ khấu hao TSCĐ, trích trước chi phí sữa chữa lớn TSCĐ. Lập bảng tính khấu hao TSCĐ vào cuối tháng. 4.2.2.3 Kế toán giá thành Cuối tháng tập hợp các báo cáo (báo cáo phân bổ tiền lương, báo cáo trích khấu hao TSCĐ, báo cáo sử dụng hóa chất, điện nước, báo cáo sản xuất sản phẩm dở dang tại các xí nghiệp, phân xưởng, các phiếu xuất kho…) để tổng hợp chi phí theo từng giai đoạn sản xuất, từng phân xưởng. Tóm lại, công việc chính của kế toán giá thành là theo dõi các loại chi phí sản xuất chính, sản xuất phụ và tính giá thành các loại sản phẩm mà công ty sản xuất ra. Giữ các sổ chi tiết có liên quan. Lập các báo cáo thống kê về phần công việc của mình khi có yêu cầu. Tiến hành công tác phân tích biến động doanh thu, lợi nhuận và tình hình sử dụng nguyên vật liệu. 4.2.2.4 Kế toán vật tư Theo dõi cả về mặt giá trị và số lượng xuất, nhập, tồn các loại nguyên vật liệu, công cụ lao động nhỏ, hàng hoá, thành phẩm. Cuối tháng kế toán vật tư gửi hoá đơn, chứng từ cho kế toán giá thành tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu Giữ các sổ chi tiết có liên quan. Lập các báo cáo thống kê về phần công việc của mình khi có yêu cầu. Theo dõi thuế đầu ra, đầu vào. 4.2.2.5 Kế toán thanh toán Theo dõi vốn bằng tiền, vốn đi vay và các khoản thanh toán. Theo dõi các khoản chi phí phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của công ty như điện, nước và các chi phí bằng tiền khác …Cuối tháng, kế toán thanh toán chuyển các chứng từ liên quan cho kế toán giá thành tập hợp, phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí. Theo dõi các khoản thanh toán công nợ trong và ngoài công ty. Lập các báo cáo thống kê phần hành công việc của mình khi có yêu cầu. Thủ quỹ Thực hiện công việc thu chi tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ. Bảo quản tiền của công ty. Sử dụng các sổ chi tiết để quản lý quỹ. Lập các báo cáo về quỹ khi có yêu cầu. Nhân viên hạch toán tại các xí nghiệp Chấm công, tính lương cho công nhân ở bộ phận mình. Theo dõi tình hình xuất, nhập, tồn các loại vật tư, thành phẩm, bán thành phẩm tại các xí nghiệp. Lập các báo cáo định kỳ, các chứng từ liên quan gửi lên phòng kế toán. B. THỰC TRẠNG VỀ TSCĐ TẠI CÔNG TY TNHH MTV DỆT MAY 7 1. Một số vấn đề chung về TSCĐ tại doanh nghiệp Đặc điểm về TSCĐ Công ty TNHH MTV Dệt May 7, một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với quy mô khá lớn xét trên mặt bằng chung của ngành dệt may Việt Nam, TSCĐ không chỉ chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng tài sản của công ty (xấp xỉ 40%) mà còn khá phong phú về số lượng và chủng loại. Hiện nay, Công ty TNHH MTV Dệt May 7 sản xuất theo chỉ tiêu phân cấp của cục quân khu và gia công cho các công ty lớn của ngành dệt may nên toàn bộ TSCĐ của công ty đều là TSCĐ hữu hình, bao gồm nhiều loại như: nhà xưởng, kho tàng, máy móc thiết bị sản xuất, vật kiến trúc, phương tiện vận tải…được phân bổ ở các xí nghiệp trực thuộc và các phòng ban trong công ty. 2. Phân loại và đánh giá TSCĐ tại doanh nghiệp Phân loại TSCĐ TSCĐ tại công ty dệt may 7 có nhiều loại, mỗi loại có những đặc điểm khác nhau về công dụng, tính năng kiểu dáng, nguồn hình thành. Để thuận tiện cho việc quản lý, hạch toán và phân bổ khấu hao vào từng đối tượng chịu chi phí thì việc phân loại TSCĐ theo những tiêu thức khác nhau là công việc hết sức cần thiết nhằm quản lý chặt chẽ TSCĐ trong doanh nghiệp. Dựa trên thực tế tình hình trang bị TSCĐ tại Công ty Dệt May 7, TSCĐ được phân theo những loại sau: 2.1.1 Phân loại căn cứ vào hình thái hiện hữu và kết cấu TSCĐ Nhóm 1: Nhà cửa, vật kiến trúc:Bao gồm nhà xxưởng của các xí nghiệp dệt, xí nghiệp may, xí nghiệp nhuộm in, căn tin, hội trường, nhà để xe, nhà kho, bồn hoa.... Nhóm 2: Máy móc, thiết bị:Là toàn bộ máy móc thiết bị dùng trong hoạt động SXKD như máy xếp vải, máy nhuộm, máy dệt, máy suốt, máy kansai, máy vắt sổ, máy in bông, máy điều hòa nhiệt độ..... Nhóm 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn:Gồm xê tải 3,5tấn, xe vận tải nhẹ KIA 1,4tấn, xe ô tô phục vụ cho việc giao dịch với khách hành, hệ thống điện động lực, đường ống cấp nước, hệ thống xử lý nước.... Nhóm 4: Thiết bị dụng cụ quản lý: Gồm máy photo, máy fax, hệ thống máy vi tính, tủ lạnh,két sắt.... Bảng phân loại TSCĐ theo kết cấu tính đến ngày 31/04/2011 Chỉ tiêu Nguyên giá Tỷ trọng Giá trị còn lại Tỷ trọng Nhóm 1 11.911.012.426 29,28% 6.572.462.098 38,57% Nhóm 2 25.563.750.289 62,84% 8.768.364.769 51,45% Nhóm 3 2.363.664.499 5,32% 1.358.292.635 7,97% Nhóm 4 989.376.899 2,56% 342.955.536 2,01% Tổng cộng 40.677.804.113 100% 17.042.075.038 100% 2.1.2 Phân loại căn cứ vào mục đích và tình hình sử dụng TSCĐ TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng TSCĐ chờ xử lý. Bảng phân loại TSCĐ căn cứ vào mục đích và tình hình sử dụng tính đến ngày 31/04/2011: Loại TSCĐ Nguyên giá Tỷ trọng Giá trị còn lại Tỷ trọng TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh 40.080.419.171 98,53% 16.509.228.321 96,87% TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp,an ninh quốc phòng 532.846.717 1,31% 532.846.717 3,13% TSCĐ chờ xử lý 64.538.225 0,16% 0 0.00% Tổng cộng 40.677.804.113 100% 17.042.075.038 100% 2.1.3 Phân loại theo nguồn hình thành Công ty Dệt May 7 đã có quá trình hình thành và phát triển hơn 20 năm. Vì thế, TSCĐ công ty được hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau: TSCĐ hình thành từ nguồn vốn ngân sách cấp: Bao gồm toàn bộ TSCĐ như nhà xưởng, kho hàng, vật kiến trúc, máy móc thiết bị sản xuất và động lực. TSCĐ hình thành từ nguồn vốn tự bổ sung:Công ty đầu tư thêm phương tiện vận tải,xây dựng thêm nhà xưởng, trang bị thêm dụng cụ quản lý. TSCĐ hình thành từ nguồn khác (vốn vay, nợ dài hạn, vốn liên kết liên doanh) Bảng phân loại TSCĐ theo nguồn vốn hình thành tính đến ngày 31/04/2011: NV hình thành TSCĐ Nguyên giá Tỷ trọng Giá trị còn lại Tỷ trọng NV ngân sách cấp 25.186.538.400 61,92% 14.732.830.386 86,45% NV tự bổ sung 4.576.309.800 11,25% 3.487.638.915 20,46% NV khác 10.914.955.913 26,83% -1.178.394.263 -6,91% Tổng cộng 40.677.804.113 100% 17.042.075.038 100% 2.1.4 Phân loại theo nhu cầu quản lý thông tin Để thuận tiện cho công tác quản lý và quy trách nhiệm rõ ràng giữa các xí nghiệp trực thuộc và các cán bộ quản lý của các phân xưởng, Công ty đã phân loại TSCĐ cho từng bộ phận của các xí nghiệp như sau: Bảng phân loại TSCĐ theo nơi sử dụng tính đến ngày 31/04/2011: Địa điểm/khoản mục Nguyên giá Tỷ trọng Giá trị còn lại Tỷ trọng XN Dệt 5.352.053.418 13,16% 2.603.239.827 15,28% XN Nhuộm 23.134.358.848 56,87% 8.613.887.951 50,54% XN May 3.772.290.812 9,27% 1.043.832.770 6,13% Chi phí bán hàng 734.714.672 1,81% 663.303.873 3,89% Chi phí QLDN 3.613.868.281 8,88% 2.265.797.490 13,30% CP SXC 2.471.540.722 6,08% 933.412.442 5,48% Liên doanh 1.066.130.643 2,62% 385.753.968 2,26% Phúc lợi công cộng 532.846.717 1,31% 532.846.717 3,13% Tổng cộng 40.677.804.113 100% 17.042.075.038 100% Đánh giá lại TSCĐ 2.2.1 Khái niệm nguyên giá Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời điẻm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. 2.2.2 Xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình Đánh giá TSCĐ là điều kiện cần thiết để hạch toán TSCĐ. Tính khấu hao và phân tích, đánh giá năng lực sản xuất, tình hình trang bị cũng như hiệu quả sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp. Qua cách đánh giá TSCĐ như trên giúp công ty xác định được quy mô đầu tư và làm cơ sở để tính khấu hao phân bổ cho đối tượng sử dụng. Ở công ty Dệt may 7 mỗi loại TSCĐ được nhập về đều được đánh ký hiệu riêng cho từng loại tài sản hay gọi là mã TSCĐ, để tạo thuận lợi cho cán bộ quản lý và công tác hạch toán được dễ dàng. Ví dụ: Công ty ký hiệu một số TSCĐ như sau: Đ01 :Máy điện 250 kw G01 :Hội trường Công ty L01 :Máy dệt 1515, GA615 Trung Quốc M01 :Máy suốt Trung Quốc V01 :Hệ thống điện phân xưởng dệt Q01 :Tổng đài điện thoại Đối với TSCĐ hữu hình mua sắm : Nguyên giá = Giá mua theo hoá đơn + Chi phí vận chuyển, lắp đặt,chạy thử Đối với TSCĐHH do nhận vốn góp liên doanh: Nguyên giá = Giá trị TSCĐ do các bên + Chi phí lắp đặt + Lệ phí trước bạ tham gia đánh giá chạy thử (Nếu có) Đối với TSCĐHH do Nhà Nước, Bộ Quốc Phòng cấp: Nguyên giá = Giá trị ghi trong biên bản + Chi phí lắp đặt, + Lệ phí trước bạ bàn giao TSCĐ của đơn vị cấp chạy thử (Nếu có) 2.2.3 Xác định nguyên giá TSCĐ vô hình Nguyên giá TSCĐ vô hình là chi phí thực tế mà doanh ngiệp đã bỏ ra để có được TSCĐ vo hình tính tới thời điểm đưa vào sử dụng. Cách thức tính giá trị TSCĐ vo hình tương tự như cách tính TSCĐ hữu hình đã tính ở trên. Xác định nguyên giá TSCĐ thuê tài chính Nguyên giá= tổng số nợ phải trả theo hợp đồng cho thuê - (số tiền lãi phải trả trong kỳ*số kỳ thuê TSCĐ) 3. Kế toán chi tiết TSCĐ Thẻ TSCĐ Để theo dõi, quản lí từng tài sản kế toán sử dụng thẻ TSCĐ. Thẻ được lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ Căn cứ lập thẻ TSCĐ là biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ, bảng trích khấu hao TSCĐ và các tài liệu kỹ thuật có liên quan. Thẻ TSCĐ vừa là một chứng từ vừa là sổ chi tiết để theo dõi từng TSCĐ về nguyên giá, hao mòn, nơi quản lý sử dụng, công suất, diện tích thiết kế... Thẻ TSCĐ được lập khi bàn giao TSCĐ và căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ để lập. Mỗi một TSCĐ có một thẻ TSCĐ. Thẻ TSCĐ được đánh số liên tục từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động. Sổ kế toán chi tiết sử dụng Để theo dõi chi tiết các loại tài sản, các nhóm TSCĐ theo kết cấu kế toán sử dụng và mở cho từng bộ phận quản lý sử dụng TSCĐ. Căn cứ để ghi vào sổ TSCĐ là thẻ TSCĐ Mỗi phòng, ban (bộ phận) trong đơn vị đều sử dụng một số lượng TSCĐ nhất định. Vì vậy, để quản lý và theo dõi tình hình sử dụng những TSCĐ trên, kế toán phải mở sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng theo mẫu sau: SỔ TÀI SẢN THEO ĐƠN VỊ SỬ DỤNG Tên đơn vị (phòng, ban hoặc người sử dụng) Ghi tăng TSCĐ và công cụ lao động Ghi giảm TSCĐ và CCDC Ghi Chứng từ Tên, nhãn hiệu ĐV Số Đơn Thành Chứng từ Lý Số Thành chú Số Ngày quy cách TSCĐ tính lượng giá tiền Số Ngày do lượng tiền hiệu tháng và CCDC nhỏ hiệu tháng nhỏ Tổng Ngày ..... Tháng ..... Năm Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sổ này được mở cho từng đơn vị sử dụng. Mỗi đơn vị một số. Hằng ngày, căn cứ vào Biên bản giao nhận TSCĐ, kế toán sẽ ghi vào cột tăng, căn cứ vào biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ ghi vào cột Giảm TSCĐ theo từng đơn vị sử dụng. Phương pháp ghi sổ Khi đơn vị có một TSCĐ mới thì, căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán chi tiết TSCĐ sẽ lập thẻ TSCĐ (ghi tất cả các thông tin lên mẫu trên trừ dòng “ Đình chỉ sử dụng......” và dòng “ Ghi giảm TSCĐ ....”để theo dõi tình hình của từng TSCĐ . Cuối mỗi năm tài chính, kế toán sẽ tổng hợp số khấu hao của từng TSCĐ để ghi lên cột “Giá trị hao mòn” và cộng dồn số khấu hao để theo dõi giá trị còn lại của từng TSCĐ. Khi ngưng sử dụng TSCĐ, kế toán sẽ ghi vào dòng “ Đình chỉ sử dụng......” và khi thanh lý TSCĐ, thì căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán sẽ ghi vào dòng “ Ghi giảm TSCĐ ....”. 4. Kế toán tổng hợp TSCĐ Kế toán tăng TSCĐ tại công ty TSCĐ tăng do mua bán Quy trình lập chứng từ: Thủ tục xét duyệt và trình tự hạch toán khi tăng TSCĐ do mua sắm như sau: Khi có nhu cầu mua sắm thêm TSCĐ thì phòng kế toán trình lên Ban giám đốc phiếu đề nghị bổ xung TSCĐ (phiếu đề nghị này đã được Trưởng các bộ phận ký duyệt). Nếu phiếu đề nghị được duyệt thì phòng kế toán chuyển phiếu đề nghị đã duyệt sang cho phòng kinh doanh. Tuy nhiên đối với tài sản có giá trị lớn hơn 100.000.000 đồng thì phải có công văn xin bổ sung và được sự chấp thuận của Bộ Tư Lệnh Quân Khu 7. Phòng kinh doanh đảm nhiệm việc mua sắm TSCĐ, khi TSCĐ mua về, Công ty lập Hội đồng nghiêm thu bao gồm đại diện Phòng kỹ thuật, Phòng kế toán, Phòng tổ chức, Phòng kinh doanh tiến hành kiểm tra, nghiệm thu TSCĐ. Nếu đạt yêu cầu, Công ty lập “biên bản giao nhận TSCĐ” với bên giao. Sau đó, kế toán vật tư làm thủ tục nhập kho TSCĐ, kế toán vật tư chuyển bộ chứng từ sang cho kế toán TSCĐ. Sơ đồ luân chuyển chứng từ Phiếu đề nghị bổ sung TSCĐ Ban giám đốc Phòng kinh doanh Mua sắm TSCĐ Nhập kho Kế toán TSCĐ Ghi tăng TSCĐ Bộ chứng từ khi mua sắm TSCĐ bao gồm: Phiếu đề nghị bổ sung TSCĐ đã được duyệt Biên bản giao nhận TSCĐ. Hoá đơn mua TSCĐ, Phiếu chi tiền Phiếu nhập kho Hợp đồng mua bán TSCĐ (nếu có) Tờ khai hải quan (nếu TSCĐ được nhập từ nước ngoài về) Các bản sao tài liệu kỹ thuật Các chứng từ khác có liên quan (như hóa đơn vận chuyển, lắp đặt, bốc dỡ…) Ví dụ minh hoạ: Ngày 15/01/2011 công ty mua máy dệt cho xí nghiệp dệt bằng quỹ đầu tư phát triển của công ty với nguyên giá là 180.000.000 đồng, thuế GTGT 5%, thời gian sử dụng 10 năm. Bộ chứng từ khi mua sắm TSCĐ gồm: Công ty Dệt may 7 Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đơn vị: Phân xưởng dệt Độc lập _ Tự do_ Hạnh phúc ...—¯–... ...—¯–... Số..../ĐX Ngày...20..tháng..01..năm..2011... PHIẾU ĐỀ XUẤT Kính gởi: ...Ban giám đốc công ty...................... PHÊ DUYỆT Đồng ý mua máy dệt cho phân xưởng dệt Ký tên (ký tên) .. .Phòng kế hoạch kinh doanh............. Để đáp ứng nhu cầu tiến độ sản xuất nhanh, kịp thời.Xí nghiệp dệt kính đề nghị Ban giám đốc duyệt mua thêm 01 máy dệt Người đề xuất (ký tên) Sau khi phiếu được duyệt, phòng kinh doanh tiến hành mua TSCĐ mang về công ty gồm thủ tục : Biên bản bàn giao TSCĐ, hoá đơn GTGT, phiếu chi, phiếu nhập kho. Đơn vị: Cty TNHH Quang Minh Địa chỉ: 525 Trần Hưng Đạo, P13, Q1 BIÊN BẢN GIAO NHẬN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Ngày 15 tháng 01 năm 2011 Căn cứ hợp đồng mua bán số 06-HĐMB ngày 10 tháng 01 năm 2011 của công ty TNHH Quang Minh về việc bàn giao TSCĐ. Ban giao nhận TSCĐ gồm: Ông (Bà):....Nguyễn Việt Hưng....Chức vụ: ...Giám đốc................Đại diện bên giao Ông (Bà):...Nguyễn Anh Dũng....Chức vụ:..Giám đốc XN dệt......Đại diện bên nhận Địa điểm giao nhận TSCĐ tại: CÔNG TY TNHH MTV DỆT MAY 7 Xác nhận việc giao nhận TSCĐ như sau: Tính nguyên giá TSCĐ HM TSCĐ STT Tên tài sản Số hiệu TS Xuất sứ Năm sản xuất Năm đưa vào sử dụng Giá mua CP vận chuyển CP chạy thử Nguyên giá TSCĐ Tỷ lệ hao mòn Số hao mòn Tài liệu kỹ thuật A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 E 1 Máy dệt 1515 China HK-115 Trung Quốc 2006 2008 180.000.000 180.000.000 3 cuốn Cộng 180.000.000 180.000.000 DỤNG CỤ PHỤ TÙNG KÈM THEO STT Tên, quy cách dụng cụ, phụ tùng Đơn vị tính Số lượng Giá trị A B C 1 2 01 Phiếu bảo hành Ngày 15 tháng 01 năm 2011 Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng Đơn vị Khi giao hàng xong, bên bán (Công ty TNHH Quang Minh) xuất hoá đơn GTGT cho bên mua (XN dệt). HOÁ ĐƠN Mẫu số: 01 GTKT-3LL GIÁ TRỊ GIA TĂNG NL/2008N Liên 2: Giao khách hàng Ngày..15.. tháng..01..năm..2011... Đơn vị bán hàng:......Cty THHH Quang Minh........................................................... Địa chỉ:................525 Trần Hưng Đạo – P.13- Q.1- TP.HCM Số tài khoản:................................................................................................................ Điện thoại:...........................................MS: Họ tên người mua hàng:.............................................................................................. Tên đơn vị:.......Công ty dệt may 7.............................................................................. Địa chỉ:...........148 đường số 7- Hoàng Hoa Thám - Q. Tân Bình – TP.HCM............ Số tài khoản:............................................................................................................... Hình thức thanh toán:..Tiền mặt......MS: STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 01 Máy dệt 1515 China cái 01 180.000.000 180.000.000 Cộng tiền hàng: 180.000.000 Thuế suất GTGT:...5%.........Tiền thuế GTGT: 9.000.000 Tổng cộng tiền thanh toán: 189.000.000 Số tiền viết bằng chữ:Một trăm tám mươi chín triệu đồng ............................................. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (ký ghi rõ họ tên) (ký ghi rõ họ tên) (ký đóng dấu,ghi rõ họ tên) (Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hoá đơn) Sau khi nhận được hoá đơn, kế toán thanh toán tiến hành viết phiếu chi và giao cho thủ quỹ để thanh toán cho khách hàng. Đơn vị: Cty Dệt may 7 Mẫu số: 02 - TT Địa chỉ: 148 Đường số 7 QĐ 1141-TC-QĐ-CĐTK Hoàng Hoa Thám, F13,Q.TB Ngày 1-11-1995 của BTC PHIẾU CHI Quyển số:.......... Ngày..15..tháng..01..năm..2011.. Số:........... Nợ:.211,133.. Có:.111 Họ tên người nhận tiền:....Nguyễn Đình Hùng..................................................... Địa chỉ:......Cty TNHH Quang Minh.................................................................... Lý do nhận:.. Chi trả tiền mua máy dệt................................................................ Số tiền:..189.000.000.....(Viết bằng chữ):Một trăm tám mươi chín triệu đồng............ Kèm theo:...HĐ 0035178.......................................................................Chứng từ gốc. Ngày..15..tháng..01..năm..2011.. Người nhận tiền Phụ trách kế toán Thủ quỹ Người lập Thủ trưởng đơn vị (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký đóng dấu, họ tên) Đã nhận đủ số tiền(Viết bằng chữ):Một trăm tám mươi chín triệu đồng.................... Căn cứ vào bộ chứng từ mua sắm TSCĐ, kế toán lập chứng từ và ghi sổ như sau: Đơn vị: Cty Dệt may 7 Mẫu số: 01 - VT Địa chỉ: 148 Đường số 7 QĐ 1141-TC-QĐ-CĐTK Hoàng Hoa Thám, F13,Q.TB Ngày 1-11-1995 của BTC PHIẾU NHẬP KHO Quyển số:.......... Ngày..15..tháng..01..năm..2011.. Số:........... Nợ:.211,133.. Có: 111........ Họ tên người giao:..Nguyễn Đình Hùng................................................................ Theo:..HĐ...Số:...0035178...Ngày..15..tháng..01..năm..2011.. Nhập tại kho:Công ty STT Tên nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư (sản phẩm hàng hoá) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá thành tiền Theo chứng từ Thực nhập 01 Máy dệt 1515 China 211 cái 01 01 180.000.000 180.000.000 Cộng x x x x x 180.000.000 Tổng số tiền (viết bằng chữ):Một trăm tám mươi chín triệu đồng................................ Ngày..15..tháng..01..năm..2011.. Người giao hàng Phụ trách kế toán Thủ kho Phụ trách bộ phận (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký họ tên) Căn cứ vào bộ chứng từ mua sắm TSCĐ, kế toán lập chứng từ và ghi sổ như sau: Đơn vị: Cty Dệt may 7 Địa chỉ: 148 Đường số 7 Hoàng Hoa Thám, F13,Q.TB CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày..20..tháng..01..năm..2011.. Trích yếu Tài khoản Số tiền Ghi chú Ghi nợ Ghi có K/C tiền mua sắm TSCĐ (máy dệt 1515 China) Hoá đơn 3517-US/2008N 211 133 111 111 180.000.000 9.000.000 Cộng 189.000.000 Số lượng chứng từ đính kèm: 01 chứng từ Người lập Kế toán trưởng Từ chứng từ ghi sổ kế toán ghi vào sổ cái TSCĐ và Thẻ TSCĐ: Đơn vị: Cty Dệt may 7 SỔ CÁI Địa chỉ: 148 Đường số 7 Tên tài khoản: tài sản cố định Hoàng Hoa Thám, F13,Q.TB Số hiệu TK: 211 Chứng từ DIỄN GIẢI TK đối ứng Số tiền Ghi chú Số ngày Nợ Có Số dư đầu kỳ xxxxx 02/TS 20/11 Chi tiền mua sắm TSCĐ 111 180.000.000 Cộng số phát sinh tháng 11 Số dư cuối kỳ xxxxx Cộng luỹ kế đầu năm Ngày..30..tháng..01..năm..2011.. Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Đơn vị: Cty Dệt may 7 Địa chỉ: 148 Đường số 7 Hoàng Hoa Thám, F13,Q.TB THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Số:.......... Ngày..15..tháng..01..năm..2011..lập thẻ Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ Số.....

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tình hình sử dụng tài sản cố định công ty tnhh mtv dệt may 7.doc
Tài liệu liên quan