Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Nhựa Composit Việt á

Thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua cho thấy việc sản xuất kinh doanh của công ty phụ thuộc vào hoạt động của 08 máy ép thuỷ lực trong đó các máy này đều có xuất xứ Đài Loan và Trung Quốc với mức sản lượng hàng tháng của công ty là khoảng 30.000 sản phẩm hộp công tơ các loại trong đó hộp 4 công tơ 1 pha là 8.000 hộp /1 tháng, hộp 1 công tơ khoảng 10.000 hộp/ tháng, hộp, 2 là 10.000 hộp/ tháng. Đây là mức công suất hoạt động được đánh giá là tương đối cao đối với một doanh nghiệp sản xuất chủng loại mặt hàng này. Tuy nhiên, mức sản lượng như vậy vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu thị trường hiện nay trong toàn bộ nghành Điện trong cả nước đặc biệt đối với các chương trình xoá bán công tơ tổng và điện khí hoá nông thôn đòi hỏi tiến độ giao hàng nhanh. Điều này đặt ra yêu cầu đối với công ty phải đầu tư mua sắm thêm máy móc thiết bị, khuôn mẫu, tăng năng lực sản xuất nhằm đáp ứng được tốt hơn nữa nhu cầu của thị trường. Hơn nữa, trong thời gian qua, công ty đã ký được các hợp đồng nguyên tắc đối với một số đối tác truyền thống để sản xuất hộp công tơ bằng nhựa hợp đồng ký với công ty điện lực 3, sở công nghiệp Vĩnh Phúc, các điện lực thuộc Điện lực Hà Nội là một ví dụ. Việc tham gia trực tiếp sản xuất các sản phẩm nhựa đòi hỏi công ty phải thực hiện đầu tư thêm tối thiểu 01 máy ép nhựa loại 500 tấn và 01 máy ép nhựa loại 150 tấn 01 máy ép nhựa loại 300 tấn.

 

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3969 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Nhựa Composit Việt á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHầN I Tổng quan về công ty tnhh nhựa & composit việt á I Giới thiệu khái quát về công ty 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cụng ty TNHH Nhựa Composit Việt á được thành lập với chủ đầu tư là công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư thương mại công nghiệp Việt á thành lập từ ngày 05/11/2003 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0504000056, do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp. Địa chỉ: Thôn Bình Dương, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên Loại hình doanh nghiệp là công ty trách nhiêm hưu hạn một thành viên với số vốn điều lệ là 15.000.000.000VND với ngành nghề sản xuất kinh doanh chớnh là sản xuất các sản phẩm: Các loại hộp đựng 1-2-4 công tơ cho loại công tơ 1 pha, hộp đựng công tơ 3 pha và hộp phân phối, chia dây các loại… Vỏ hộp được chế tạo bằng vật liệu Composit (SMC) đúc nóng có chứa 30% sợi thuỷ tinh tăng cường độ chịu va đập 20kj Tiêu chuẩn bảo vệ IP44 Tiêu chuẩn chế tạo: Theo tiêu chuẩn quốc tế IEC Sau gần ba năm đi vào hoạt động sản xuất ổn định với ngành nghề kinh doanh chớnh là sản xuất các sản phẩm hộp công tơ bằng vật liệu composit , cụng ty đó đạt được những thành quả nhất định, doanh thu từ mặt hàng hạt nhựa của cụng ty là ổn định, cụng ty đó tỡm được chỗ đứng của mỡnh trờn thị trường, được bạn hàng tớn nhiệm nhờ chất lượng ổn định, giỏ cả phải chăng, hoạt động sản xuất của cụng ty cú nhiều tiềm năng phỏt triển tốt. Đõy chớnh là những cơ sở để cụng ty tiếp tục thực hiện đầu tư tăng năng lực sản xuất sản phẩm hộp công tơ và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh thờm mặt hàng cỏc sản phẩm nhự Công ty TNHH Nhựa Việt á là đơn vị thành viên của Tập đoàn Việt á chuyên sản xuất và cung cấp các loại sản phẩm nhựa và Composit chủ yếu phục vụ cho các khối điện lực và công nghiệp. Với thương hiệu sản phẩm VAPower thực sự là một tên tuổi lớn chuyên sản xuất kinh doanh thiết bị điện công nghiệp trong lĩnh vực năng lượng. Ngay từ Công ty thực hiện bán hàng trực tiếp nên không thông qua các đại lý trung gian 2. Tổ chức bộ máy quản lý và nhân sự Sơ đồ1: tổ chức bộ máy Công ty nhựa Composit Việt á Giám đốc Công ty Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc kỹ thuật và sản xuất Phòng kinh doanh Phòng tổ chức hành chính Phòng quản lý sản xuất Phòng kế toán tài chính Xưởng sản xuất composit Các tổ sản xuất Tổng số lao động gián tiếp và trực tiếp của Công ty năm 2003 là 150 người, năm 2004 là 170 người và năm 2005 là 210 người. Ban giám đốc gồm có: * Giám đốc: là người quản lý điều hành chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. * Các phó giám đốc: là người thay mặt giám đốc, giúp việc giám đốc phụ trách về mặt kinh doanh (tìm kiếm thị trường tiêu thụ và tiêu thụ sản phẩm), kỹ thuật, tiến độ sản xuất, kế hoạch sản xuất Các phòng chức năng gồm có: * Phòng kinh doanh: Tham mưu cho Giám đốc Công ty về việc xây dựng kế hoạch sản xuất ngắn, trung và dài hạn. Tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới và thực hiên việc chăm sóc khách hàng thật tốt đẻ luôn giữ đựơc lượng khách ổn định. * Phòng tổ chức: Tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác tổ chức cán bộ, sắp xếp lao động, thực hiện các chế độ chính sách và quản lý hành chính. Và việc tuyển dụng nhân sự tìm kiếm những người có năng lực làm viêc cao. * Phòng kế toán tài chính: Tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác tài chính, phân tích hiệu quả kinh tế hàng qu‎ý, năm , công tác thu chi, trả lương hàng tháng cho cán bộ công nhân viên. * Phòng quản lý sản xuất: Tham mưu cho Giám đốc Công ty về chất lương sản phẩm, đảm bảo quy trình sản xuất sản phẩm theo đúng yêu cầu kỹ thuật, đọ an toàn cao. Về phân xưởng: Công ty có các xưởng sản xuất và các tổ sản xuất. Mỗi tổ làm một công đoạn của quy trình sản xuất. Thực hiện sản xuất theo các hợp đồng, kế hoạch đã đề ra. 2. Thị trường tiêu thụ Trong những năm gần đây việc sử dụng hộp công tơ bằng vật liệu Composit ngày càng nhiều và đã thay thế các hộp công tơ bằng vật liệu sắt. Ngoài ra các chương trình xoá bán công tơ tổng đến từng hộ dân và chương trình đưa điện về nông thôn đã được vào là chủ chương chính sách của Bộ công nghiệp và nghành điện. Theo đó sẽ cần đến hộp bảo vệ công tơ phục vụ cho công tác lắp đặt điện kế phục vụ cho lưới điện quốc gia. Năng lực sản xuất hiện tại và sự cần thiết phải đầu tư: Hiện nay, Công ty TNHH Nhựa Composit Việt Á đang tiến hành sản xuất kinh doanh các loại hộp bảo vệ công tơ bằng vật liệu Composit. Để sản xuất được sản phẩm này công ty sử dụng máy ép thuỷ lực và nhựa nhập khẩu từ nước ngoài, khuôn mẫu được đặt mua trong nước. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cung cấp cho thị trường các chủng loại hộp công tơ khác nhau phục vụ cho lưới điện quốc gia và các chương trình chống quá tải, xoá bán công tơ tổng của nghành điện với chất lượng tốt và giá cả hợp lý, điều này làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu nhất định, tạo được ấn tượng và mối quan hệ tốt đẹp đối với các đối tác của công ty. Thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua cho thấy việc sản xuất kinh doanh của công ty phụ thuộc vào hoạt động của 08 máy ép thuỷ lực trong đó các máy này đều có xuất xứ Đài Loan và Trung Quốc với mức sản lượng hàng tháng của công ty là khoảng 30.000 sản phẩm hộp công tơ các loại trong đó hộp 4 công tơ 1 pha là 8.000 hộp /1 tháng, hộp 1 công tơ khoảng 10.000 hộp/ tháng, hộp, 2 là 10.000 hộp/ tháng. Đây là mức công suất hoạt động được đánh giá là tương đối cao đối với một doanh nghiệp sản xuất chủng loại mặt hàng này. Tuy nhiên, mức sản lượng như vậy vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu thị trường hiện nay trong toàn bộ nghành Điện trong cả nước đặc biệt đối với các chương trình xoá bán công tơ tổng và điện khí hoá nông thôn đòi hỏi tiến độ giao hàng nhanh. Điều này đặt ra yêu cầu đối với công ty phải đầu tư mua sắm thêm máy móc thiết bị, khuôn mẫu, tăng năng lực sản xuất nhằm đáp ứng được tốt hơn nữa nhu cầu của thị trường. Hơn nữa, trong thời gian qua, công ty đã ký được các hợp đồng nguyên tắc đối với một số đối tác truyền thống để sản xuất hộp công tơ bằng nhựa hợp đồng ký với công ty điện lực 3, sở công nghiệp Vĩnh Phúc, các điện lực thuộc Điện lực Hà Nội là một ví dụ. Việc tham gia trực tiếp sản xuất các sản phẩm nhựa đòi hỏi công ty phải thực hiện đầu tư thêm tối thiểu 01 máy ép nhựa loại 500 tấn và 01 máy ép nhựa loại 150 tấn 01 máy ép nhựa loại 300 tấn. Việc đầu tư mua sắm thêm máy móc thiết bị, xây dựng thêm nhà xưởng nằm trong chiến lược phát triển lâu dài của công ty, là đòi hỏi cấp bách của sự phát triển của công ty trong thời gian tới, đảm bảo cho công ty có thể mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh một cách hợp lý từ đó đảm bảo khả năng cạnh tranh của công ty trong nền kinh tế mở cửa và hội nhập hiện nay. Do đó công ty quyết định đầu tư để “Mở rộng quy mô sản xuất” để đáp ứng các đòi hỏi cấp bách như hiện nay. 3. Nhiệm vụ chủ yếu - Tổ chức kinh doanh theo ngành và mặt hàng đã đăng ký - Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước - Đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, mở rộng thêm hoạt động sản xuất các sản phẩm từ nhựa của công ty, 01 máy ép nhựa loại 500 tấn, 01 máy ép nhựa loại 150 tấn, 01 máy loại 300 tấn, ba bộ khuôn mẫu nhằm phục vụ việc mở rộng quy mô sản xuất để thực hiện các mục tiêu cụ thể sau: + Mục tiêu sản phẩm: Tăng sản lượng hộp công tơ phục vụ cho công tác láp điện kế năm 2006 và các nhu cầu của các năm tiếp theo trong toàn nghành Điện. Mở rộng hoạt động sản xuất của công ty một cách hợp lý, cụ thể, sản xuất thêm sản phẩm hộp 4 công tơ 1 pha, 1 và 2 công tơ 1 pha để cung cấp cho thị trường. + Mục tiêu kinh tế: Mở rộng quy mô hoạt động của nhà máy công ty từ đó tăng sản lượng hộp 4 và hộp 1, 2 công tơ 1 pha với chủng loại, chất lượng phong phú đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của thị trường từ đó tạo điều kiện tăng lợi nhuận hoạt động của công ty. +Mục tiêu xã hội: Mở rộng quy mô sản xuất tạo công ăn việc làm cho dân cư tại địa phương đáp ứng được nhu cầu của thị trường về các sản phẩm hộp công tơ có chất lượng cao, giá thành hợp lý tăng thêm các đóng góp từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cho ngân sách Nhà nước. 4. Quy trình công nghệ Để sản xuất ra được các hộp nhựa cần phải có các máy móc chuyên dụng bao gồm: + Nguồn máy nhập khẩu: Hiện nay công ty đang có 8 máy ép thuỷ lực ( 4 máy ép 150 tấn dùng để ép hộp 1 công tơ 1 pha, 2 máy ép 300 tấn dùng để ép hộp 2 công tơ một pha và 2 máy 500 tấn dùng để ép hộp 4 công tơ 1 pha nhập khẩu của hãng LONGCHANG Trung Quốc, Đây là các nguồn máy có chất lượng cao, công ty đã từng mua và sử dụng, có giá cả hợp lý và tương đối ổn định. + Nguồn khuôn trong nước: Do Công ty TNHH Hà Việt sản xuất. Đây là cơ sở sản xuất khuôn tốt đã từng làm tất cả các bộ khuôn mẫu cho công ty và một số cơ sở khác. + Quy trình công nghệ sản xuất: Quy trình công nghệ của sản phẩm hộp công tơ khá đơn giản của công ty là khép kín và khá đơn giản bao gồm 2 công đoạn chính Khuôn sau khi đựoc gá lắp và gia nhiệt đủ trên máy ép thuỷ lực nhựa sẽ đựơc đưa vào và ép sau thời gian 5 phút sẽ đưa ngoài thành thành phẩm hộp lắp thêm phụ kiện và thành thành phẩm hoàn chỉnh. Các công đoạn sản xuất chính đều được xử lý bằng các máy móc thiết bị phù hợp. Qui trình chế tạo các loại hộp bảo vệ công tơ, hộp chia dây phục vụ cho ngành điện lực được chuẩn hoá từ khâu nghiên cứu mẫu, kiểu dáng, độ bền. Trước khi sản xuất hàng loạt sẽ được chế tạo thử nghiệm nhằm tối ưu hoá qui trình công nghệ chế tạo sản phẩm và chuyên môn hoá quá trình sản xuất. Trong quá trình sản xuất, sản phẩm sẽ được kiểm tra chất lượng qua từng khâu để phát hiện sớm những sai sót có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Vỏ hộp bảo vệ sau quá trình đúc nóng phải chịu được lực va chịu được lực va đập tương đương với việc thả một bi sắt nặng 02 kg từ độ cao 01 m. Sau khi lắp ráp xong sản phẩm hoàn chỉnh sẽ được bộ phận KCS kiểm tra kỹ càng, đảm bảo không để xảy ra tình trạng chập điện khi gắn công tơ hoặc đấu dây. Đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất tại Nhà máy sẽ được đào tạo bài bản đảm bảo sử dụng thành thạo các loại máy móc thiết bị hiện đại. Hội đủ các yếu tố trên, Nhà máy sẽ sử dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế theo tiêu chuẩn ISO9001-2000 nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể tham gia đấu thầu quốc tế và xuất khẩu sản phẩm. Quy trình sản xuất cụ thể được miêu tả theo sơ đồ sau: Đóng gói Nhập kho Tiêu thụ Nhựa composit Chi tiết phụ ép Chi tiết khác Lắp ráp hiệu chỉnh Kiểm tra 4. Những thuận lợi và khó khăn 4.1 Thuận lợi * Về tổ chức quản lý: Công ty đã xây dựng được mô hình quản lý khoa học, có hiệu quả, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Mô hình quản lý khoa học này nhiệm vụ, chức năng của các phong ban và các bộ phận được phân cấp một cách rõ ràng, hợp lý. Do đó đã thể hiện đựơc tính chủ động, sáng tạo hơn trong sản xuất kinh doanh. * Về tổ chức sản xuất: Công ty luôn đầu tư các máy móc hiện đại để sản xuất ra các mặt hàng có chất lượng cao, độ an toàn cao cho người tiêu dùng. * Bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập chung, thống nhất tạo điều kiên thuận lợi cho sự kiểm tra đối chiếu. Nhanh chóng đưa ra được các chỉ số kinh tế đẻ giúp cho ban giám đốc đưa ra các quyết định kinh doanh kip thời. * Về tình hình tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp. Bảng 1: Bảng KQSXKD của Công ty TNHH nhựa Composit Việt á từ năm 2003 đến năm 2005: STT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1 Nguồn vốn kinh doanh + Vốn cố định + Vốn lưu động 15.000.000 7.324.050 7.675.950 16.550.906 7.534.562 8.686.344 17.987.051 8.072.678 9.914.373 2 Tổng doanh thu bán hàng 15.935.645 23.056.975 25.145.978 3 Giá vốn hàng bán 10.235.356 16.372.456 19.256.887 4 Lợi nhuận trứơc thuế 9.700.289 8.020.369 7.007.096 5 Nộp ngân sách nhà nước 1205.516 1798.032 1807.963 6 Tổng số lao động 150 170 210 7 Thu nhập BQ 1 người/ tháng 1.300.000 1.700.000 1.905.000 4.2 Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi trên Công ty cũng gặp phải nhiều khó khăn như Do việc sản xuất các hộp công tơ đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật phải chính xác cao cần có các loại máy móc thiết bị hiên đại mà việc chậm thanh toán của khách hàng làm ảnh hưởng đến khả năng quay vòng vốn của Công ty. Khu văn phòng còn ở xa nhà xưởng lên viêc theo dõi hàng nhập xuất tồn khó khăn không kịp thời. Phần II: đặc điểm về quản lý tài chính và tổ chức kế toán tại công ty tnhh nhựa composit việt á. i. đặc điểm quản lý tài chính và tổ chức bộ máy kế toán của công ty Bộ máy kế toán của công ty nằm trong phòng tài chính kế toán, phòng gồm 4 người: kế toán trưởng kiêm trưởng phòng tài chính kế toán và 3 nhân viên kế toán. Trong quá trình hạch toán của công ty, mỗi nhân viên kế toán có chức năng và nhiệm vụ cụ thể và chịu trách nhiệm một hoặc một vài phần hành kế toán cụ thể tạo thành mắt xích quan trọng trong dây truyền hạch toán. +Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo chung hoạt động của phòng và của các nhân viên kế toán. Ngoài ra kế toán trưởng còn tham gia xét duyệt các phương án KD của công ty, hàng tháng, hàng quý, theo định kỳ niên độ kế toán phải chịu trách nhiệm lập các báo cáo theo quy định hiện hành để nộp cho ban lãnh đạo công ty và bộ chủ quản. + Kế toán tiền mặt, tiền gửi, công nợ: do một nhân viên trong phòng đảm nhiệm có nhiệm vụ theo dõi quá trình thanh toán trong hoạt động kinh doanh của các phòng, mở L/C theo yêu cầu của từng phòng khi có hợp đồng mua bán, đồng thời theo dõi tiền gửi, tiền vay của công ty, chịu trách nhiệm rút tiền khách hàng trả từ ngân hàng về cho phòng kinh doanh. Đồng thời theo dõi các khoản công nợ phát sinh trong quá trình kinh doanh, giải quyết các vụ việc còn tồn đọng trước đây để tìm ra những sai trái của công việc kế toán những năm trước. + Kế toán lương, bảo hiểm xã hội, tài sản cố định: đảm nhiệm cả công việc theo dõi quá trình nhập xuất hàng hoá trong công ty, tính lương và trích bảo hiểm xã hội cho công nhân viên, phụ trách các phần hàng công việc của máy vi tính như: soạn thảo văn bản, lưu trữ tài liệu, số liệu kế toán trên máy, quản lý theo dõi tiến độ thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu đồng thời theo dõi tình hình tăng, giảm tài sản cố định. + Thủ quỹ: có nhiệm vụ thu chi tiền mặt cho các đối tượng sử dụng theo phiếu thu, phiếu chi đã được người có thẩm quyền ký duyệt. Như vậy, công ty TNHH nhựa Composit Việt á đã áp dụng hình thức kế toán tập trung, hình thức này phù hợp với đặc điểm hoạt động của công ty. áp dụng hình thức kế toán này đảm bảo công tác kế toán đầy đủ, kịp thời phục vụ cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả có thể minh hoạ bộ máy kế toán của công ty theo sơ đồ sau: Sơ đồ2: Tổ chức bộ máy kế toán Kế toán Trưởng (trưởng phòngTC-KT) Kế toán tiền mặt, tiền gửi, công nợ Kế toán lương,BHXH,TSCĐ Thủ quỹ II. đặc điểm tổ chức vận dụng chế độ kế toán 1. Hệ thống chứng từ - Tiền mặt: Phiếu thu, phiếu chi, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, đề nghị tạm ứng, đề nghị thanh toán tạm ứng, giấy nộp tiền + Tiền mặt: Phiếu thu, Phiếu chi, Uỷ nhiệm thu, Uỷ nhiệm chi. đề nghị tạm ứng, đề nghị thanh toán, thanh toán tạm ứng, giấy nộp tiền, giấy biên nhận.... + Tài sản cố định: Biên bản giao nhận TSCĐ, Thẻ TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ, Biên bản đánh giá lại TSCĐ, Bảng tính khấu hao TSCĐ, Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ. + Tiền lương: Bảng chấm công và chia lương, Bảng thanh toán lương chi tiết, Bảng tổng hợp thanh toán lương, Bảng phân bổ lương. + Chi phí: Bảng kê chi phí vật liệu, Bảng kê chi phí nhân công, Bảng kê chi phí khác, Bảng kê chứng từ chi phí. + Vật tư: Yêu cầu xuất vật tư, Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, thẻ kho, Tổng hợp xuất – nhập - tồn. - Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho. - Công ty áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ - Công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán theo hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo quy định 1141/TC/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính. Các tài khoản tổng hợp được mở chi tiết thành các tài khoản cấp hai phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. -Hệ thống sổ được sử dụng trong công ty là các sổ thẻ chi tiêt, sổ cái các tài khỏan, sổ theo dõi quá trình nhập xuất, các sổ thẻ kế toán chi tiết ...đối với kế toán chi tiết. -Hệ thống báo cáo: + Báo cáo kết quả kinh doanh + Bảng cân đối kế toán + Thuyết minh báo cáo tài chính Trình tự tổ chức sổ kế toán có thể mô tả như sau: Sơ đồ: Trình tự ghi sổ tại Công ty Chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ thẻ KT chi tiết Sổ cái Bảng TH chi tiết Báo cáo tài chính Bảng cân đối số phát sinh Bảng kê tổng hợp chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu Ghi cuối tháng, cuối quý Trình tự ghi sổ: Căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán ghi vào sổ thẻ chi tiết sau đó lên bảng kê chứng từ gốc có cùng nội dung kinh tế phát sinh để lập chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ được lập trên cơ sở các chứng từ gốc có cùng nội dung kinh tế, bởi vậy kế toán Công ty phải xác định được nội dung mở chứng từ ghi sổ theo mục đích phản ánh, sau đó tuỳ tính chất phát sinh nghiệp vụ của đối tượng, lập chứng từ ghi sổ để xác định kỳ ghi chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ sau khi lập, được đánh số thứ tự sau đó vào sổ đăng k‎ý chứng từ ghi sổ. Sau khi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, từ chứng từ ghi sổ kế toán vào sổ cái tài khoản. Cuối kỳ từ các sổ thẻ chi tiết, kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết. Từ số liệu của Bảng tổng hợp chi tiết và Bảng cân đối phát sinh lấy số liệu lập Báo cáo tài chính 2. Chế độ tài chính kế toán tại doanh nghiệp Công ty sử dụng hệ thống kế toán do Bộ Tài Chính ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006. Công ty sử dụng hầu hết các tài khoản do Bộ tài chính ban hành, phù hợp với phương pháp hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên Các tài khoản sử dụng: + TK 331: Phải trả người bán + TK 131: Phỉa thu khách hàng + TK 511: doanh thu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35743.DOC
Tài liệu liên quan