Chênh lệch do thay đổi sẽ được xử lý vào đầu ký kế toán, nên giá thành thực tế có sự khác biệt so với giá thành định mức là do việc thực hiện định mức trong kỳ kế toán.
- Đầu kỳ căn cứ vào định mức tiêu hao của từng khoản mục để xác định giá thành định mức và phản ánh vào các tài khoản có liên quan theo định mức tiêu hao đã được xác định theo lượng sản phẩm được sản xuất.
- Trong kỳ khi thực hiện có thể có những khoản mục vượt định mức hoặc tiết kiệm so với định mức. Để theo dõi chênh lệch, kế toán có thể mở các tài khoản chi tiết để ghi chép số vượt định mức hoặc tiết kiệm. Các tài khoản chi tiết này được mở riêng cho từng khoản mục tương ứng với các TK 621, 622, 627 và cuối kỳ cũng được kết chuyển sang TK 154 để xác định tổng chi phí sản xuất vượt hoặc tiết kiệm so với định mức và phục vụ cho việc xác định giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành.
- Phương pháp ghi vào các TK chênh lệch được thực hiện:
+ Với từng trường hợp vượt định mức thì ghi bình thường.
+ Đối với những trường hợp tiết kiệm so với định mức thì ghi đỏ (ghi số âm)
53 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1539 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty TNHH sản xuất thương mại Đông Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
).
Tổng chi phí trực tiếp tiêu thụ sản phẩm: chi phí đóng gói sản phẩm, chi phí hao hụt sản phẩm tại kho thành phẩm, chi phí chuyên chở sản phẩm đến cho người mua, chi phí bảo quản sản phẩm. chi phí bốc dỡ: ga, bến tàu, thuê kho,… những chi phí này có thể là những chi phí tiêu thụ mà doanh nghiệp phải chịu hoặc không chịu tuỳ thuộc vào điều kiện giao hàng thoả thuận trong hợp đồng tiêu thụ được ký kết giữa đôi bên.
Tổng chi phí tiếp thị:bao gồm những chi phí về điều tra nghiên cứu thị trường như chi phí quảng cáo, chi phí bảo hành nhằm toạ sự tín nhiệm của khách hàng đối với doanh ghiệp.
- Chi phí quản lý doanh nghhiệp: là các chi phí cho bộ máy quản lý và điều hành trong doanh nghiệp, các chi phí có liên quan đến hoạt động của toàn doanh nghiệp.
Việc phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục giá thành giúp cho doanh nghiệp tính được giá thành các loại sản phẩm, đồng thời căn cứ vào công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh chi phí để giúp ta phân tích nguyên nhân tăng giảm giá thành sản phẩm nhằm khai thác khả năng tiềm tàng trong nội bộ doanh nghiệp để hạ thấp giá thành .
2.1.3.3 Phân loại theo chi phí khả biến và chi phí bất biến.
- Chi phí khả biến là những chi phí mà giá trị của nó sẽ thay đổi về tổng số theo tỷ lệ với những biến đổi về mức độ hoạt động của doanh nghiệp. Đối với hoạt động sản xuất sản phẩm, chi phí khả biến là thành phần của giá phí chế tạo thay đổi một cách trực tiếp và tương xứng với sự thay đổi của số lượng sản phẩm chế tạo. Khi số lượng sản phẩm chế tạo tăng hay giảm thì tổng số chi phí khả biến cũng tăng hay giảm theo, trong chi phí khả biến của mỗi đơn vị sản xuất không thay đổi. Nói cách khác chi phí khả biến của mội đơn vị sản xuất không thay đổi theo sự thay đổi về số lượng sản phẩm chế tạo.
- Chi phí bất biến: là tổng chi phí mà tổng của nó sẽ không thay đổi dù cho có` sự thay đổi mức độ hoạt động của doanh nghiệp trong phạm vi nhất định nào đó. Đối với hoạt động sản xuất sản phẩm , chi phí bất biến là thành phần của giá phí chế tạo không thay đổi theo sự thay đổi của số lượng sản phẩm chế tạo. Tuy nhiên, chi phí bất biến của từng đơn vị lại thay đổi của số sản phẩm chế tạo tăng hay giảm. Chi phí bất biến có thể là chi phí nhân viên phân xưởng, khấu hao tài sản cố định (theo phương pháp đường thẳng) đang dùng ở phân xưởng,… những chi phí này không thay đổi theo sự thay đổi của số đơn vị sản phẩm chế tạo với điều kiện thời gian liên hệ ngắn hạn. Điều kiện này luôn phải đặt ra đối với chi phí bất biến chỉ tồn tại trong ngắn hạn mà thôi. Về dài hạn, tất cả các chi phí đều thay đổi như: chi phí khấu hao theo đường thẳng chỉ cố định trong thời gian hữu ích của tài sản.
Việc phân loại chi phí theo phương pháp này giúp cho các nhà quản lý căn cứ điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mà vạch ra các biện pháp thích ứng nhằm phấn đấu giảm từng loại chi phí để hạ giá thành sản phẩm và xác định khối lượng sản xuất, tiêu thụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1.3.4 Phân loại theo chi phí cơ bản và chi phí chung.
- Chi phí cơ bản: là những chi phí chủ yếu cần thiết cho sản xuất sản phẩm tính từ khi đưa vật liệu vào sản xuất cho đến lúc sản phẩm được chế tạo xong. Những chi này chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành, bởi vậy để quản lý tốt khoản chi này phải xác định mức tiêu hao cho từng khoản mục và tìm tòi mọi cách giảm bớt định mức đó.
- Thuộc loại chi phí cơ bản gồm có: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, năng lượng dùng cho sản xuất, chi phí sử dụng máy móc.
- Chi phí chung: là những khoản chi phí không liên quan trực tiếp đến quá trình chế tạo sản phẩm, song để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục cần tổ chức bộ máy quản lý, các khoản chi thiết bị văn phòng,… là những chi phí thuộc loại này.
Phân loại theo cách này có tác dụng trực tiếp phục vụ cho công tác hạch toán nhằm tính được giá thành đơn vị sản phẩm và tính giá thành đơn vị sản lượng hàng hoá.
2.1.3.5 Phân loại chi trực tiếp và chi phí gián tiếp:
- Chi phí trực tiếp là những chi phí có liên hệ mật thiết đến quá trình chế tạo sản phẩm và có thể tính thẳng vào giá thành như: chi phí nguyên vật liệu chính, nhiên liệu, động lực, tiền lương dùng vào sản xuất.
- Chi phí gián tiếp: là những chi phí không liên quan mật thiết đến từng loại sản phẩm cá biệt mà có ảnh hưởng đến hoạt động chung toàn phân xưởng hay xí nghiệp. Nó hạch toán gián tiếp vào giá thành thông qua tiêu thức phân bổ. Thuộc loại chi phí này gồm chi phí quản lý phân xưởng và chi quản lý xí nghiệp.
Phân loại theo cách này có tác dụng trực tiếp phục vụ cho công tác hạch toán nhằm tính dược giá thành đơn vị sản phẩm và toàn bộ sản lượng hàng hoá.
2.2 HÌNH THỨC KẾ TOÁN
Sử dụng một trong năm hình thức sau:
- Nhật ký chung
- Nhật ký sổ cái.
- Chứng từ ghi sổ.
- Nhật ký chứng từ.
- Kế toán máy
2.2.1 Sổ kế toán
2.2.1.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
a) Chứng từ sử dụng:
+ Lệnh sản xuất ( nếu có )
+ Phiếu xuất kho.
+ Bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu.
+ đơn giá trị gia tăng.
…..
b) Sổ sách sử dụng:
Sổ chi tiết:
+ Sổ chi phí sản xuất kinh doanh
+ Các sổ kế toán chi phí liên quan khác ( sổ chi tiết vật liệu, sản phẩm, hàng hoá …)
Sổ tổng hợp: Sổ cái.
2.2.1.2 Chi phí nhân công trực tiếp:
a) Chứng từ sử dụng:
+ Bảng chấm công.
+ Bảng lương.
+ Bảng phân bổ chi phí tiền lương.
…..
b) Sổ sách sử dụng:
Sổ chi tiết:
+ Sổ chi phí sản xuất kinh doanh
+Sổ kế toán chi tiết liên quan khác.
Sổ tổng hợp: Sổ cái.
2.2.1.3 Chi phí sản xuất chung:
a) Chứng từ sử dụng:
+ Bảng lương.
+ Lệnh sản xuất ( nếu có )
+ Phiếu xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
+ Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ
+ Các hoá đơn GTGT
b) Sổ sách sử dụng.
Sổ chi tiết:
+ Sổ chi phí sản xuất kinh doanh
+ Các sổ kế toán liên quan khác ( sổ chi tiết vật tư, sản phẩm, hàng hoá, sổ tiền lương )
Sổ tổng hợp: Sổ cái.
2.2.2 Tài khoản sử dụng và kết cấu:
2.2.2.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Tài khoản 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Tài khoản này dược sử dụng để tập hợp tất cả các khoản chi phí về nguyên, nhiên liệu, vật liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm, được mở chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất hoặc đối tượng tính giá thành ( nếu có ).
Nội dung phản ánh TK 621 như sau:
TK 621
-Tập hợp những chi phí Trị giá NVL không dùng hết
NVL TT phát sinh trong kỳ trả lại kho.
- Cuối kỳ kết chuyển trị giá NVL
Đã sử dụng trong kỳ cho đối
đối tượng tính giá thành ( nếu
có)
TK 621 không có số dư cuối kỳ.
2.2.2.2 Chi phí nhân công trực tiếp:
Tài khoản 622 ( chi phí nhân công trực tiếp):
Tài khoản này được sử dụng để tập hợp tất cả các chi phí liên quan đến bộ phận lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm lao vụ ( tiền lương, tiền công tác, khoản phụ cấp, các khoản trích trên tiền lương ) và được mở chi tiết cho từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất hoặc đối tựơng tính giá thành ( nếu có ).
Nội dung phản ánh TK 622:
TK 622
Tập hợp chi phí nhân công trực Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân
tiếp phát sinh trong kỳ công trực tiếp
tiếp vào TK tính giá thành ( TK 154)
TK 622 không có số dư cuối kỳ
2.2.2.3 Chi phí sản xuất chung :
Tài khoản 627 ( chi phí sản xuất chung ).
Tài khoản này được sử dụng để tập hợp chi phí quản lý, phục vụ ở phân xưởng, bộ phận quản lý kinh doanh và phân bổ chi phí này vào các đối tượng hoạch toán chi phí hoặc đối tượng tính giá thành. Tài khoản này phải mở chi tiết theo từng xưởng hoặc bộ phận quản lý kinh doanh.
Nội dung phản ánh TK 627 như sau
TK 627
- Tập hợp các tài khoản chi phí sản xuất - Các khoản ghi giảm chi phí
chung thực tế phát sinh trong kỳ. sản xuất chung - Cuối kỳ kết chuyển chi phí
sản xuất chung vào tài
khoản tính gía thành (154)
TK 627 không có số dư cuối kỳ.
2.2.3 Một số phương pháp hạch toán chủ yếu.
2.2.3.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
1) Khi xuất kho nguyên vật liệu để trực tiếp sản xuất sản phẩm.
Nợ TK 621
Có TK 152
2) Khi mua nguyên vật liệu về đưa vào sử dụng ngay cho quá trình sản xuất sản phẩm không qua kho
Nợ TK 621
Nợ TK 133 (nếu có )
Có TK 111, 112, 141, 311, 331,…
3) Nguyên vật liệu do Doanh nghiệp tự sản xuất được đưa ngay vào quá trình sản xuất
Nợ TK 621
Có TK 154 ( sản phẩm phụ )
4) Nguyên vật liệu sử dụng để sản xuất sản phẩm còn thừa được trả lại kho.
Nợ TK 152
Có TK 621
5) Nguyên vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm của kỳ này còn thừa nhưng để lại ở phân xưởng sản xuất để tiếp tục sử dụng, kế toán dùng bút toán đỏ điều chỉnh.
Nợ TK 621
CóTK 152 ghi đỏ
Qua đầu kỳ sau sẽ ghi đen để kết chuyển thành chi phí của kỳ sau.
Nợ TK 621
Có TK 152 ghi đen
6) Cuối kỳ tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế sử dụng trong kỳ để kết chuyển vào tài khoản tính giá thành.
Nợ TK 154
Có TK 621
Sơ đồ kế toán tổng hợp:
TK 152 TK 621 TK 152
TK 154
TK 111,112,141,331…
T K 133 TK 632
Hình 2.1 sơ đồ chi tiết TK 621 ( chi phí NVL trực tiếp )
2.2.3.2 Chi phí nhân công trực tiếp:
1) Tiền lương phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.
Nợ TK 622
Có TK 334
2) Trích lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất.
Nợ TK 622
Có TK 335
3) trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất.
Nợ TK 622
Có TK 338 ( 3382, 3383, 3384, 3388 )
4) Các khoản chi phí nhân công trực tiếp được thanh toán trực tiếp sản xuất.
Nợ TK 622
Có TK 111, 141
5) Tiền ăn giữa ca phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất.
Nợ TK 622
Có TK 334
6) Cuối kỳ, kế toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh trong kỳ để kết chuyển vào tài khoản tính giá thành.
Nợ TK 154
Có TK 622
Sơ đồ chi tiết TK 622:
TK 334 TK 622 TK 154
TK335
TK 338 TK 632
Hình 2.2 Sơ đồ chi tiết TK 622 ( chi phí nguyên vật liệu trực tiếp )
2.2.3.3 chi phí sản xuất chung:
1) Khi tập hợp chi phí sản xuấtchung phát sinh trong kỳ sẽ ghi:
+ Chi phí về tiền lương nhân viên phân xưởng.
Nợ TK 627
Có TK 334
+ Các khoản trích theo lương tính vào chi phí quy định.
Nợ TK 627
Có TK 338 ( 3382, 3383, 3384, 3388 )
+ Chi phí về NVL dùng ở phân xưởng.
Nợ TK 627
Có TK 152
+ Khi NVL mua về được đưa vào sử dụng ngay phục vụ cho quá trình sản xuất chung mà không qua kho.
Nợ TK 627
Nợ TK 133 ( nếu có )
Có TK 111, 112, 141, 311, 331,…
+ Chi phí về dụng cụ sản xuất dùng ở phân xưởng.
Nợ TK 627
Có TK 153 ( phân bổ lần 1 )
Có TK 142 ( phân bổ nhiều lần )
+ Khấu hao TSCĐ dùng ở phân xưởng.
Nợ TK 627
Có TK 214
Đồng thời ghi đơn: Nợ TK 009
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài hoặc chi phí khác được thanh toán bằng tiền.
Nợ TK 627
Nợ TK 133 ( nếu có )
Có TK 111, 112, 331
+ Trích trước chi phí trong kỳ cho phân xưởng sản xuất.
Nợ TK 627
Có TK 335
+ Phân bổ chi phí đã liên quan đến kỳ kế toán đang thực hiện.
Nợ TK 627
Có TK 142, 242
2) Phần chi phí sản xuất chung cố định không được tính vào giá thành sản phẩm, ghi nhận vào giá vốn hàng bán.
Nợ TK 632
Có TK 627
3) Cuối kỳ, khi phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung vào đối tượng hạch toán chi phí sản xuất hoặc đối tượng tính giá thành.
Nợ TK 154
Có TK 627
Sơ đồ chi tiết TK 627:
TK 111, 112, 152, 153, 331 TK 627 TK 154
TK 142,242
TK 214
TK 334
TK 335 TK 632
TK 338
Hình 2.3 Sơ đồ chi tiết TK 627 ( chi phí sản xuất chung )
2.3 TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
2.3.1 Khái niệm về giá thành:
Gía thành sản phẩm là những chi phí sản xuất gắn liền với một kết quả sản xuất nhất định. Như vậy, giá thành sản phẩm là một đại lượng xác định, biểu hiện mối liên hệ tương quan giữa hai đại lượng: chi phí sản xuất đã bỏ ra và kết quả sản xuất đã đạt được. Tuy nhiên, cần lưu ý không phải ai có có chi phí sản xuất phát sinh là đã xác định ngay được giá thành, mà cần thấy rằng, giá thành là chi phí đã kết tinh trong một kết quả sản xuất được xác định theo những tiêu chuẩn nhất định.
Công thức chung để tính giá thành ( Z ).
Chi phí sản xuất
Z đơn vị sản phẩm =
Kết quả sản xuất
công thức cho thấy để hạ thấp Zsp thì một mặt doanh nghiệp phải có biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất, mặt khác phải có biện pháp đầu tư, sử dụng chi phí hợp lý để nâng cao năng suất lao động, tăng cường kết quả sản xuất sản phẩm .
Để phục vụ cho công tác quản lý ở doanh nghiệp thì người ta thường sử dụng các loại giá thành như sau:
(1) Giá thành kế hoạch: là loại giá thành được xác định trước khi bắt đầu sản xuất của kỳ kế hoạch dựa trên các định mức và dự toán của kỳ kế hoạch. Z kế hoạch được coi là mục tiêu mà doanh nghiệp phải cố gắng thực hiện hoàn thành nhằm để thực hiên hoàn thành mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp.
(2) Giá thành định mức : là giá thành đựơc xác định trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. Giá thành định mức đựơc xem là căn cứ để kiểm soát tình hình thực hiện các định mức tiêu hao các yếu tố vật chất khác nhau phát sinh trong quá trình sản xuất. Giá thành định mức cũng được xây dựng trước khi bắt đầu quá trình sản xuất.
3) Giá thành thực tế: là giá thành được xác định trên cơ sở các khoản hao phí thực tế trong kỳ để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành thực tế được xác định sau khi đã xác định được kết quả sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế là căn cứ để kiểm tra, đánh giá tình hình tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành và xác định kết quả kinh doanh.
2.3.2 Tập hợp chi phí sản xuất:
Doanh nghiệp sản xuất bao gồm nhiều loại hình khác nhau, có đặc điểm riêng về tổ chức sản xuất quản lý cũng như quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm làm ra rất đa dạng. Tuy nhiên, nếu xét một cách tổng quát thì quy trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất đều có những điểm chung, có tính chất căn bản như sau:
Bước 1: Tiến hành định khoản.
Bước 2: Tập hợp chi phí trong phân xưởng
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: TK 621
Chi phí nhân công trực tiếp: TK 622
Chi phí sản xuất chung: TK 627
Bước 3: Kết chuyển toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ vào TK 154 để tính giá thành.
Nợ TK 154
Có TK 621
Có TK 622
Có TK 627
Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên:
TK 152 TK 621 TK 154
(1) TK 152
(5)
TK 155
TK334,338 TK 622
(6) TK 157
TK 214,111,115,153 TK 627 TK 632
(2) (4)
(3)
Hình 2.4: Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên.
2.3.3Các phương pháp tính giá thành:
2.3.3.1Xác định chi phí dở dang cuối kỳ:
2.3.3.1.1Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính:
Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí nguyên vật liệu chính thực tế sử dụng phù hợp với những doanh nghiệp mà chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn trong Zsp, thông thường là lớn hơn 70%.
Sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phí nguyên vật liệu chính, các chi phí khác được tính hết cho sản phẩm hoàn thành, nguyên vật chính dược xuất dùng toàn bộ ngay từ đầu quá trình sản xuất và mức tiêu hao về nguyên vật chính tính cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang là như nhau
CPSX CPXS dở dang CP NVL chính
dở đầu kỳ + thực tế sử dụng Số lượng
dang trong kỳ SP dở
cuối = x dang
kỳ Số lượng SP hoàn + Số lượng SP dở cuối kỳ
thành trong kỳ dang cuối kỳ
2.3.3.1.2Đánh giá theo phương pháp ước lượng hoàn thành tương đương
Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương với mức độ hoàn thành thực tế và gắn liền với tất cả các khoản mục cấu thành Zsp.
Trong chi phí sản xuất dở dang bao gồm đầy đủ các khoản mục chi phí: từng khoản mục được xác định trên cơ sở quy đổi, sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành theo mức độ hoàn thành.
CPSX dở dang CPSX phát sinh Số lượng
CPSX đầu kỳ + trong kỳ SP dở dang
dở dang = x cuối kỳ quy
cuối kỳ Số lượng SP Số lương SP dở đổi thành
hoàn thành + dang cuối kỳ quy SP hoàn
trong kỳ đổi thành SP thành
hoàn thành
SP dở dang cuối kỳ Số lượng SP Tỷ lệ hoàn
quy đổi thành Sp = dở dang của x thành được
hoàn thành kỳ xác định
Đánh giá sản phẩm làm dở dang theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương nhưng chỉ tính đối với chi phí khác không phải là chi phí nguyên vật liệu chính ( hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp). Chi phí nguyên vật liệu chính ( hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ) được xác định có mức tiêu hao cho đơn vị sản phẩm dở dang và sản phẩm hoàn thành là như nhau ( do đưa vào sử dụng ngay trong giai đoạn đầu của quá trình sản xuất ).
2.3.3.1.3 Đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến.
Chi phí nguyên vật liệu chính (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) tính cho đơn vị sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang là như nhau, các chi phí khác còn lại gọi chung là chi phí chế biến tính cho sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành 50%.
2.3.3.1.4 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc chi phí kế hoạch.
Sản phẩm làm dở được đánh giá dựa vào đinh mức chi phí ( hoặc chi phí kế hoạch) theo từng khoản mục chi phí và tỷ lệ hoàn thành của sản phẩm.
2.3.3.2 Các phương pháp tính giá thành
2.3.3.2.1 Tính giá thành theo phương pháp trực tiếp ( pp giản đơn ):
Phương pháp này thường được áp dụng đối với quy trình công nghệ giản đơn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cũng là đối tượng tính giá thành sản phẩm. Trường hợp phân xưởng sản xuất ra một loại sản phẩm
Tổng giá thành ( Z ) sản phẩm được tính bằng công thức:
Tổng Z sp CPSX CPSX CPSX Các khoản
hoàn thành = dở dang + phát sinh - dở dang - làm giảm
trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ chi phí
Giá thành đơn vị sản phẩm:
Tổng Z sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Z đơn vịsp =
Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ
b) Trường hợp phân xưởng sản xuất ra hai loại sản phẩm.
Nếu phân xưởng sản xuất từ hai loại sản phẩm trở lên trước khi kết chuyển để tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh và tính giá thành của từng loại sản phẩm, cần phải phân bổ chi phí sản xuất theo tiêu thức phù hợp.
c) Tính giá thành theo phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ:
Phương pháp này được áp dụng đối với những quy trình công nghệ sản xuất mà kết quả sản xuất vừa tạo ra sản phẩm phụ. Để tính giá thành của một hay một nhóm sản phẩmchính cần loại trừ giá trị sản phẩm phụ. Giá trị sản phẩm phụ có thể được tính theo giá ước tính, giá kế hoạch,…
Tổng Z sp CPSX CPSX CPSXDD Gía trị
chính SX = dở dang + phát sinh - dở dang - sản phẩm phụ
hoàn thành đầu trong cuối thu hồi
trong kỳ kỳ kỳ kỳ được
- Khi thu hồi sản phẩm phụ và nhập kho vật liệu sẽ ghi.
Nợ TK 155 ( sản phẩm phụ )
Hoặc Nợ TK 152
CóTK 154 ( trị giá sản phẩm phụ )
- Khi thu hồi sản phẩm phụ và bán thẳng cho khách hàng sẽ ghi.
+ Trị giá vốn sản phẩm phụ thu được.
Nợ TK 632
Có TK 154 ( trị giá sản phẩm phụ )
+ Số tiền bán sản phẩm thu được.
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511 ( doanh thu chưa thuế )
Có TK 3331 ( Thuế GTGT đầu ra )
d) Tính giá thành theo phương pháp hệ số:
Phương pháp này được áp dụng khi trong cùng một quy trình sản xuất tạo ra nhiều loại sản phẩm chính, giữa chúng có hệ số quy đổi. Để xây dựng hệ số quy đổi người ta chọn một sản phẩm nào đó làm sản phẩm chuẩn và sản phẩm chuẩn này có hệ số 1.
Đặc điểm tổ chức kế toán: Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là nhóm sản phẩm, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm . Các bước tính như sau:
Bước 1: Quy đổi các loại sản phẩm tự nhiên về sản phẩm chuẩn:
Tổng sản phẩm số lượng từng loại
chuẩn hoàn thành = sp chính hoàn thành x hệ số quy đổi
trong kỳ trong kỳ
Bước 2: tính tổng giá thành sản phẩm hệ số :
Tổng giá CP sản xuất CP sản xuất CP sản xuất các khoản
thành sp = dở dang + phát sinh = dở dang - làm giảm
hệ số đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ giá thành
Z đơn vị Tổng Z của các loại SP chính hoàn thành trong kỳ
sản phẩm =
chuẩn Tổng SP chuẩn hoàn thành trong kỳ
e) Tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ:
Phương pháp này được áp dụng khi trong cùng một quy trình sản xuất tạo ra một nhóm sản phẩm cùng loại với những chủng loại, quy cách khác nhau. Các sản phẩm này không có quan hệ tương ứng tỷ lệ quy đổi.
Đặc điểm: Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là nhóm sản phẩm, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm.
Tổng Z thực tế của sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Tỷ lệ =
Tổng Z kế hoạch ( định mức) của các loại sản phẩm
Tổng Z thực tế tổng Z kế hoạch
của từng = ( định mức ) x tỷ lệ
loại sp của từng loại sp
f) Tính giá thành theo phương pháp liên hợp.
Phương pháp này được áp dụng khi trong cùng một quy trình sản xuất bên cạnh những sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ. Để tính được giá thành của sản phẩm chính phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ, sau đó sử dụng phương pháp tỷ lệ hoặc phương pháp hệ số để xác định giá thành của từng loại sản phẩm chính.
2.3.2.2.2 Tính theo phương pháp đơn đặt hàng.
Phương pháp này được áp dụng cho những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm lao vụ theo đơn đặt hàng của khách hàng. Từng đơn đặt hàng là đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và cũng là đối tượng tính giá thành.
Giá thành của từng đơn đặt hàng là toàn bộ cho chi phí sản xuất phát sinh kể từ lúc bắt đầu thực hiện cho đến lúc hoàn thành, hay giao hàng cho khách hàng.
2.3.3.2.3 Theo phương pháp phân bước
a) Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước nhưng không tính giá thành bán thành phẩm (BTP) mà chỉ tính giá thành sản phẩm hoàn chỉnh (còn gọi là phương pháp kết chuyển song song).
Phương pháp này áp dụng phù hợp cho doanh nghiệp có quy trình sản xuất qua nhiều gia đoạn chế biến liên tục để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.
Đặc điểm tổ chức kế toán: đối tượng hạch toán chi phí là từng giai đoạn công nghệ, còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn chỉnh.
Công thức tính giá thành:
Giá thành CP NVL chi phí Chi phí Chi phí
hoàn = trực + chế biến + chế biến + … + chế biến
hỉnh tiếp bước 1 bước 2 bước n
Hoặc có thể biểu diễn.
CPSX bước 1
CPSX bước 2
Z
Sản phẩm hoàn chỉnh
CPSX bước 3
Kết chuyển
Kết chuyển
……….
Kết chuyển
b) Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm ở từng giai đoạn sản xuất trước khi tính giá thành sản phẩm hoàn chỉnh (gọi chung là phương pháp kết chuyển tuần tự).
Phương pháp này áp dụng cho những doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp, qua nhiều giai đoạn chế biến và ở mỗi giai đoạn có yếu tố cấu thành giá thành bán thành phẩm.
Đặc điểm tổ chức kế toán: đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng giai đoạn sản xuất; đối tượng tính giá thành là các bán thành phẩm ở từng giai đoạn và sản phẩm hoàn chỉnh ở giai đoạn cuối cùng.
Công thức tính giá thành được biểu diễn như sau:
CP NVL trực tiếp
CP chế biến GĐ 1
Z BTP1
Z BTP2
CP chế biến GĐ2
Z BTP 1
Z SP hoàn thành
CP chế biến GĐn
Z BTP n-1
Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kết chuyển tuần tự, sản phẩm dở dang được đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và thực hiện phương pháp kết chuyển tổng hợp.
2.3.3.2.4 Theo phương pháp định mức :
Phương pháp này được áp dụng khi doanh nghiệp có hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật hoàn chỉnh, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh đồng thời có hệ thống hạch toán được thiết kế tương ứng có khả năng cung cấp và phân tích thông tin nhanh nhạy, đảm bảo được độ tin cậy cần thiết.
Công thức tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức:
Chênh lệch do Chênh lệch do
Z thực tế = Z định mức + thay đổi định mức + thực hiện định mức
Chênh lệch do thay đổi sẽ được xử lý vào đầu ký kế toán, nên giá thành thực tế có sự khác biệt so với giá thành định mức là do việc thực hiện định mức trong kỳ kế toán.
- Đầu kỳ căn cứ vào định mức tiêu hao của từng khoản mục để xác định giá thành định mức và phản ánh vào các tài khoản có liên quan theo định mức tiêu hao đã được xác định theo lượng sản phẩm được sản xuất.
- Trong kỳ khi thực hiện có thể có những khoản mục vượt định mức hoặc tiết kiệm so với định mức. Để theo dõi chênh lệch, kế toán có thể mở các tài khoản chi tiết để ghi chép số vượt định mức hoặc tiết kiệm. Các tài khoản chi tiết này được mở riêng cho từng khoản mục tương ứng với các TK 621, 622, 627 và cuối kỳ cũng được kết chuyển sang TK 154 để xác định tổng chi phí sản xuất vượt hoặc tiết kiệm so với định mức và phục vụ cho việc xác định giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành.
- Phương pháp ghi vào các TK chênh lệch được thực hiện:
+ Với từng trường hợp vượt định mức thì ghi bình thường.
+ Đối với những trường hợp tiết kiệm so với định mức thì ghi đỏ (ghi số âm)
(1) Tập hợp các khoản chi phí phát sinh theo định mức.
Nợ TK 621, 622, 627 (định mức)
Có các TK liên quan
(2) Tập hợp các khoản chênh lệch khi thực hiện so với định mức.
Nợ TK 621, 622, 627 (chênh lệch)
Có các TK liên quan
(3) Cuối kỳ kết chuyển các khoản chi phí theo định mức để tổng hợp CPSX phát sinh theo định mức.
Nợ TK 154 (định mức)
Có các TK 621, 622, 627 (định mức )
(4) Đồng thời căn cứ vào Z định mức của sản phẩm hoàn thành để ghi.
Nợ TK 155
Có TK 154 (định mức)
(5) Cuối kỳ kết chuyển các khoản chênh lệch để xác định tổng mức chênh lệch.
Nợ TK 154 (chênh lệch)
Có TK 621, 622, 627 (chênh lệch)
Đồng thời căn cứ vào việc sử lý chênh lệch để ghi:
Nợ TK 154 (định mức) tính vào SP dở dang
Nợ TK 155 tính vào sản phẩm tồn kho
Nợ TK 632 tính vào giá vốn hàng bán
Có TK 154 (chên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực tiễn tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty tnhh sản xuất thương mại đông nam.doc