MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY 3
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 3
1. Lịch sử hình thành 3
2. Chức năng nhiệm vụ của công ty 3
2.1. Về ngành nghề kinh doanh 3
2.2. Nhiệm vụ 4
2.3. Về tài chính 4
3. Quá trình phát triển 4
II. MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THẾ GIỚI NƯỚC 5
1. Môi trường bên ngoài 5
1.1. Môi trường tự nhiên 5
1.2. Môi trường pháp lý 5
1.3. Môi trường văn hoá 6
1.3.1. Ảnh hưởng tiêu cực 6
1.3.2. Ảnh hưởng tích cực 6
2. Môi trường bên trong 7
III. TỔ CHỨC BỘ MÁY 7
1. Giám đốc: 8
2. Phó giám đốc: 9
3. Phòng kinh doanh 9
4. Phòng kế toán 10
5. Xưởng sản xuất 10
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THẾ GIỚI NƯỚC 11
I. MẶT HÀNG KINH DOANH 11
1. Nước tinh khiết Queen Bee 11
2. Sản phẩm bình nóng lạnh 11
3. Kinh doanh linh kiện, dây chuyền sản xuất nước tinh khiết 11
II. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THẾ GIỚI NƯỚC 12
III. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY THẾ GIỚI NƯỚC 18
1. Nguồn lực về thiết bị máy móc 18
2. Nguồn nhân lực 18
3. Tác động của vốn 19
4. Uy tín thương hiệu 20
CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN 21
I. THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC 21
II. NHỮNG TỒN TẠI CẦN KHẮC PHỤC 21
III. HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP 22
23 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3370 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Thế Giới Nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Đến nay có thể nói Việt Nam là một quốc gia có nền chính trị ổn định, kinh tế phát triển. Với chính sách mở cửa nền kinh tế, tăng cường hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế, nền kinh tế của nước ta đã từng bước theo kịp xu thế chung của thế giới, xu thế đa phương hoá, toàn cầu hoá. Hiện nay các doanh nghiệp tư nhân cũng như các doanh nghiệp nhà nước đều đang cố gắng phát triển, từng bước hoàn thiện, tăng sức cạnh tranh. Điều này đã tạo cho công ty TNHH Thế Giới Nước nhiều thuận lợi cũng như khó khăn. Công ty có cơ hội kinh doanh với các đối tác nước ngoài, được đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại. Tuy nhiên công ty cũng gặp nhiều khó khăn do môi trường cạnh tranh khốc liệt.
Môi trường tự nhiên
Trong những năm gần đây, điều kiện môi trường tự nhiên ngày càng xấu đi trở thành vấn đề quan trọng đặt ra cho các doanh nghiệp ở nhiều thành phố trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Tình trạng ô nhiễm không khí và nguồn nước đã đạt tới mức độ nguy hiểm. Một mối lo lớn hơn là các hoá chất công nghiệp đã làm cho nguồn nước bị ô nhiễm một cách nặng nề và tại Việt Nam không hề nằm ngoài vấn đề đó. Chính vì đó mà nguồn nước cần phải được thường xuyên kiểm tra và giám sát để tránh những thiệt hại cho người tiêu dung. Đây là một khó khăn nói chung cho ngành nước tinh khiết và cho riêng nước tinh khiết Queen Bee. Chính phủ tỏ ra khắt khe hơn cho những sản phẩm này nhằm ngăn chặn thiệt hại cho ô nhiễm môi trường và đồng thời bảo vệ môi trường một cách tích cực nhất.
Trong bối cảnh như vậy, Queen Bee cần phải có những định hướng rõ rang nhằm bảo vệ khách hang của mình và đảm bảo ít khả năng gây tổn hại đến môi trường tự nhiên bằng cách giảm thiểu tối đa khí thải, rác thải trong quá trình sản xuất, đặc biệt là việc sử dụng vỏ bình cần phải có những biện pháp tối ưu.
Môi trường pháp lý
Nhìn chung trong ngành nước đóng chai chính phủ tỏ ra rất khắt khe vì đây là sản phẩm liên quan đến sức khoẻ của người tiêu dung. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những loại nước tinh khiết kém chất lượng tạo ấn tượng xấu cho người tiêu dung. Việc này đã gây ra rất nhiều khó khăn không chỉ đối với công ty Thế Giới Nước mà còn đối với tất cả các tên tuổi khác như Aquafina, Lavie.
Tính tự nhiên của nước tinh khiết được đặt lên hang đầu. Bản thân nguồn nước phải trong sạch, nước tinh khiết không chứa các chất độc tự nhiên hay nhân tạo, không chứa các vi trùng gây bệnh, không chứa các chất khoáng có hàm lượng quá cao. Để đảm bảo chất lượng, nước tinh khiết phải là nguồn nước nằm sâu trong lòng đất, ví dụ nguồn nước ngầm bên thềm song Hồng. Chất lượng của nguồn nước này khác với chất lượng của nguồn nước để làm nước khoáng, ví dụ như nguồn nước lấy từ các móng đá, hoặc sâu trong lòng các núi đá vôi. Bản thân của nguồn nước tinh khiết phải không mùi vị, tự nhiên và tinh khiết. Nước giếng khơi và nước mạch là nước có hại, nhất là nguồn nước nằm trong khu dân cư, khu công nghiệp hoặc các khu đô thị.
Theo pháp luật Việt Nam, nguồn nước tinh khiết có yêu cầu rất khắt khe, nó phải đảm bảo không gây ra các tác dụng phụ, không chứa quá nhiều khoáng chất không được tạo màu, tạo vị. Tiêu chuẩn này do bộ Y tế đề ra. Ngoài ra, tiêu chuẩn về chất lượng bao bì cũng được kiểm duyệt rất khắt khe. Bao bì phải được làm bằng một trong hai chất liệu là nhựa PET hoặc thuỷ tinh. Nắp chai đóng kín, không gây dơ bẩn cho nước, không để khí tự nhiên của nước thoát ra ngoài hoặc khí bẩn chui vào trong chai.
Môi trường văn hoá
1.3.1. Ảnh hưởng tiêu cực
Không chỉ ở Việt Nam mà tại các nước phương Đông nói chung, truyền thống uống nước chè đã phổ biến từ bao đời nay, bởi vậy, phong cách của người Việt Nam còn rất xa lạ với việc có chai nước tinh khiết trong nhà, đặc biệt là tại vùng nông thôn, thị trường nước tinh khiết nói chung là chưa có một bước phát triển nào cả. Tại những khu đô thị đông dân cư, thói quen sử dụng nước tinh khiết chỉ xuất hiện ở các cơ quan, công sở với thị trường người tiêu dung hộ gia đình, việc sử dụng nước tinh khiết ở họ là rất khó khăn. Việc đặt ra cho các công ty kinh doanh nước tinh khiết nói chung là làm thế nào để người tiêu dung Việt Nam nhận thấy được lợi ích của nước tinh khiết trong cuộc sống và thay đổi thói quen sử dụng nước tinh khiết của họ.
Ngoài ra, nước ta vẫn còn là một nước đang phát triển, thu nhập của người dân không cao, khả năng sử dụng nước tinh khiết thay cho nước đun sôi chỉ xuất hiện ở những hộ gia đình khá giả hoặc ở một số hộ gia đình công việc bận rộn, việc sử dụng nước tinh khiết là một điều thuận lợi.
1.3.2. Ảnh hưởng tích cực
Ngày nay khi nền kinh tế phát triển, nước tinh khiết đã khẳng định được vị thế của mình trong lòng người dân. Họ đã thấy được lợi ích mà nước tinh khiết mang lại cho cơ thể, cho sức khoẻ và sự tiện dụng trong quá trình sử dụng. Đến nay, nước tinh khiết đã dần dần trở nên quen thuộc với người dân Việt Nam, nó không còn là mặt hang xa xỉ đối với những hộ bình dân.
Đặc biệt là trong các hội nghị, các diễn đạt, các lĩnh vực thể thao, nước tinh khiết đã trở nên không thể thiếu. Tận dụng những điều kiện thuận lợi này, công ty không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh tốc độ lưu thông hang hoá, thúc đẩy doanh số, nâng cao uy tín của công ty, tìm đối tác đầu tư tăng lợi nhuận, khẳng định vị thế của công ty trên thị trường, đẩy mạnh quảng bá thương hiệu sản phẩm nước tinh khiết Queen Bee.
Môi trường bên trong
Thời gian đầu công ty mới thành lập, bộ máy tổ chức chưa hoàn thiện, cơ sở vật chất dây chuyền sản xuất chưa đầy đủ, hệ thống đại lý phân phối còn ít ỏi, người dân chưa biết đến sản phẩm nước tinh khiết Queen Bee của công ty. Ngoài ra còn gặp phải sự cạnh tranh của những đối thủ to lớn như Lavie, vì vậy mà công ty gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên hiện nay, nhờ sự thay đổi trong chiến lược sản xuất kinh doanh, hoàn chỉnh cơ cấu quản lý, đầu tư mạnh mẽ dây chuyền sản xuất, đào tạo tuyển dụng đội ngũ nhân viên trẻ năng động, công ty đã từng bước khắc phục khó khăn, đưa hoạt động kinh doanh ngày càng ổn định và phát triển. Hiện nay công ty đã trở thành một doanh nghiệp có uy tín về sản phẩm nước tinh khiết. Thị trường của công ty ngày càng phát triển, công ty được nhiều khách hang lớn tin tưởng, và thị trường tiêu dung ở người bình dân ngày càng được mở rộng.
III. TỔ CHỨC BỘ MÁY
Công ty TNHH Thế Giới Nước (Water World) là công ty TNHH ba thành viên với lãnh đạo cao nhất là giám đốc cũng là người có số vốn đóng góp cao nhất, tiếp đến là phó giám đốc, bên dưới là các phòng ban và quản lý phân xưởng.
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG KINH DOANH
XƯỞNG SẢN XUẤT
PHÒNG KẾ TOÁN
Giám đốc:
Là người điều hành cao nhất mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Giám đốc có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định tới mục đích, quyền lợi của công ty phù hợp với luật pháp Việt Nam.
Quyết định chiến lược phát triển của công ty, các phương án đầu tư, các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ, xét duyệt các dự án đầu tư kinh doanh.
Thông qua các hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và các hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ sách kế toán của công ty.
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức kế toán trưởng và trưởng các đơn vị trực thuộc, các trưởng phòng. Duyệt phương án tổ chức bộ máy quản lý và nhân sự các phòng ban trực thuộc. Quyết định mức lương và lợi ích của các trưởng phòng, trưởng cửa hàng đại diện.
Giám sát công tác điều hành và xử lý sai phạm trong công tác điều hành của các trưởng phòng và trưởng cửa hàng đại diện.
Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập các chi nhánh, các cửa hàng đại diện, hệ thống đại lý phân phối. Việc hùn vốn kinh doanh, liên kết liên doanh với các đối tác.
Kiến nghị về việc trích lập các quỹ của công ty và quyết định sử dụng các quỹ đó.
Quyết định việc tổ chức lại hoặc giải thể công ty, văn phòng đại diện, các cửa hàng đại diện, các chi nhánh.
Bổ sung sửa đổi điều lệ công ty.
Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định tại Luật Doanh Nghiệp.
Xây dựng các kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm của công ty.
Quyết định giá mua, giá bán nguyên vật liệu sản phẩm (trừ những sản phẩm dịch vụ do Nhà nước quy định).
Thông qua các hợp đồng mua, bán, cho vay và các hợp đồng khác có giá trị nhỏ hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán.
Quyết định mức lương, phụ cấp, khen thưởng, kỷ luật đối với người lao động trong công ty.
Ký kết các hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động theo luật định.
Đại diện công ty trong việc khởi kiện các vụ án có liên quan đến quyền lợi công ty.
2. Phó giám đốc:
Phó giám đốc công ty là người có số vốn đóng góp lớn thứ hai sau giám đốc với chức năng nhiệm vụ là:
Là người giúp việc cho giám đốc quản lý, điều hành một số lĩnh vực được giám đốc phân công và uỷ quyền phù hợp với quy chế tổ chức và hoạt động của công ty.
Phó giám đốc chịu sự điều hành trực tiếp của giám đốc công ty, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty.
Thay mặt giám đốc điều hành công ty khi giám đốc vắng mặt hoặc đi công tác.
Phụ trách các lĩnh vực tuyển dụng và đào tạo của công ty.
Phụ trách việc xây dựng hệ thống văn bản, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Thực phẩm chất lượng an toàn vì sức khoẻ cộng đồng (Best Food) của công ty.
Phụ trách việc quan hệ đối ngoại, mở rộng và phát triển thị trưởng sản xuất, kinh doanh của công ty.
Đề xuất, xây dựng các dự án mở rộng sản xuất, phát triển sản phẩm.
Quan hệ với các đối tác nước ngoài và trong nước.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc công ty giao.
3. Phòng kinh doanh
Phòng kinh doanh là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp lãnh đạo công ty tổ chức:
Công tác kế hoạch: xây dựng và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, theo dõi việc thực hiện kế hoạch, lập kế hoạch báo cáo định kỳ theo yêu cầu của lãnh đạo công ty, tham mưu cho lãnh đạo của công ty tron việc đưa ra các biện pháp thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch.
Công tác kinh doanh, marketing, chăm sóc khách hàng, thực hiện việc nghiên cứu thị trường, lấy ý kiến người tiêu dùng, tổng kết thành bản báo cáo chung về thị trường hàng quý, hàng năm.
Thực hiện việc bán hàng (đầu ra) cho các sản phẩm sản xuất kinh doanh của công ty. Thiết lập hệ thống đại lý phân phối để thực hiện việc kinh doanh của công ty: hoạt động của phòng kinh ở hệ thống đại lý phân phối bao gồm hai cửa hàng đại diện và các đại lý phân phối cấp hai chủ yếu là giám sát hoạt động, đưa các chính sách kinh doanh, chính sách giá bán sản phẩm, các chương trình khuyến mãi cùng các quy định về hoạt động kinh doanh của công ty xuống các hệ thống này. Thường xuyên theo dõi hoạt động kinh doanh buôn bán của hệ thống đại lý phân phối, chăm sóc động viên, tìm hiểu những khó khăn trong quá trình phân phối của các đại lý để đưa ra các giải pháp giúp các đại lý bán hàng được tốt hơn.
Lựa chọn đối tác (đầu vào), tìm hiểu thị trưởng nguyên vật liệu sản xuất phục vụ cho mục đích sản xuất của công ty.
Tham mưu cho lãnh đạo của công ty trong việc định hướng các chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty.
4. Phòng kế toán
Phòng kế toán là phòng ban chuyên môn nghiệp vụ thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý và phát triển các nguồn lực tài chính của công ty.
Quản lý tài chính và thực hiện các công tác thống kê kế toán tài chính theo các quy định của pháp luật Nhà nước.
Quản lý cấp phát vật tư, công cụ dụng cụ, phương tiện phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty.
5. Xưởng sản xuất
Đây là nơi sản xuất ra mặt hàng nước tinh khiết, cũng là mặt hàng kinh doanh chủ đạo của công ty Thế Giới Nước, bao gồm:
Dây chuyền sản xuất nước tinh khiết.
Kho chứa thành phẩm: đây là nơi công nhân đóng bao bì hoàn thành sản phẩm để đưa ra thị trường.
Bãi đỗ xe: đây là nơi tập kết thành phẩm để đưa xuống các hệ thống đại lý phân phối.
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THẾ GIỚI NƯỚC
I. MẶT HÀNG KINH DOANH
Nước tinh khiết Queen Bee
Đây là sản phẩm chủ yếu của công ty TNHH Thế Giới Nước. Nguồn nước nằm sâu trong lòng đất hơn 400m nên chất lượng đảm bảo không bị ô nhiễm. Hơn nữa nguồn nước nằm bên thềm song Hồng nên được lọc tự nhiên, không bị nhiễm khuẩn, bản thân nguồn nước đã hội tụ những điều kiện tự nhiên để trở thành nước tinh khiết có chất lượng tốt nhất.
Công ty đóng chai thành 6 kích cỡ khác nhau: 0.35lít, 0.5lít, 1.5lít, 6 lít, 12lít và 19lít.
Loại 0.35 lít phục vụ cho ai không có nhu cầu dung nước nhiều, lý tưởng dung trong các cuộc họp hay hội thảo ngắn.
Loại 0.5 lít tiện dụng sử dụng khi đi lại trong các buổi luyện tập thể thao, các buổi pinic, cắm trại.
Loại 1.5 lít kích thước vừa vặn cho vào tủ lạnh, tiện dụng khi mang đi du lịch.
Loại 6 lít dung làm nước uống, nước nấu ăn, sử dụng sinh hoạt hang ngày của hộ gia đình.
Loại 12 và 19 lít cung cấp nước uống, nước sinh hoạt cho toàn bộ gia đình hang ngày hoặc cho nhu cầu sử dụng của các cửa hang, các cơ quan.
Sản phẩm bình nóng lạnh
Nắm bắt được nhu cầu sử dụng bình nóng lạnh ngày càng gia tăng ở người tiêu dung, công ty nhận kinh doanh phân phối sản phẩm bình nóng lạnh cho các hang nổi tiếng như Family, Kangaroo. Hai loại sản phẩm công ty kinh doanh chủ yếu là bình nóng lạnh điện tử và bình nóng lạnh có kèm thiết bị lọc.
Kinh doanh linh kiện, dây chuyền sản xuất nước tinh khiết
Nắm bắt được nhu cầu sử dụng nước tinh khiết ở người tiêu dung ngày càng gia tăng, các công ty sản xuất nước tinh kiết xuất hiện ngày càng nhiều nên công ty Thế Giới Nước kinh doanh thêm những mặt hang mới như các thiết bị lọc, thiết bị khử, dây chuyền đóng nắp vỏ chai tự động.
II. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THẾ GIỚI NƯỚC
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thế Giới Nước kể từ năm 2004 đến năm 2007 thể hiện dưới hai bảng sau đây:
Bảng Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm 2004 – 2007
Đơn vị: Việt Nam đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Hàng bán bị trả lại
7.125.000
8.966.000
10.963.000
13.965.000
2
Giá vốn hàng bán
547.800.000
728.000.000
806.000.000
889.632.000
3
Chi phí bán hàng
182.600.000
234.000.000
262.260.000
264.888.000
4
Chi phí quản lý doanh nghiệp
146.080.000
182.000.000
204.600.000
225.072.000
5
Chi phí hoạt động tài chính
3.650.000
4.500.000
7.600.000
8.378.000
6
Chi phí bất thường
4.236.000
4.320.000
5.120.000
3.156.000
7
Thuế thu nhập doanh nghiệp
0
0
36.620.000
53.698.000
8
Tổng chi phí
884.366.000
1.152.820.000
1.285.580.000
1.391.126.000
Bảng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty qua các năm 2004 – 2007
Đơn vị tính: Việt Nam đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Tổng doanh thu
907.787.000
1.198.818.000
1.416.365.714
1.582.904.571
2
Tổng chi phí
884.366.000
1.152.820.000
1.285.580.000
1.391.126.000
3
Lợi nhuận sau thuế
23.421.000
45.998.000
94.165.714
138.080.571
4
Tổng tài sản
450.000.000
700.230.000
860.546.000
1.050.760.000
5
Vốn chủ sở hữu
205.000.000
305.000.000
350.785.000
423.455.000
6
Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng doanh thu
3.56
4.52
6.65
8.72
7
Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng chi phí
2.65
3.99
7.32
9.93
8
Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu
11.42
15.08
26.84
32.61
Hệ số sinh lời của doanh thu
Năm 2004, hệ số sinh lời của doanh thu là 3,56 %, điều này nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thì sẽ có 3,56 đồng lợi nhuận. Chỉ số này tuy đạt mức thấp, tuy nhiên trong những năm tiếp theo công ty có cải thiện tình hình kinh doanh nên hệ số sinh lời của công ty ngày càng tăng.
Cụ thể là trong năm 2005, hệ số sinh lời của doanh thu đạt 4,52 %, năm 2006 hệ số sinh lời của doanh thu là 6,65 %, và đến năm 2007 thì hệ số sinh lời của doanh thu đã tăng lên đến 8,72 %. Những con số này thể hiện trong quá trình kinh doanh của công ty TNHH Thế Giới Nước ở hai năm đầu khi mới thành lập do thị trường hạn hẹp, người tiêu dùng chưa biết đến thương hiệu sản phẩm nước tinh khiết Queen Bee, hơn nữa, do mới thành lập nên kinh nghiệp quản lý kinh doanh còn kém, và cũng trong hai năm đầu tiên này, công ty còn chưa thiết lập được hệ thống đại lý phân phối sản phẩm cho mình nên doanh số sản phẩm bán ra thấp, các nguồn đầu tư vào dây chuyền sản xuất nước tinh khiết, chi phí vật liệu, nhân công lớn, quan trọng hơn cả là công ty chưa có một chính sách, chiến lược kinh doanh đúng hướng (chủ yếu chiến lược kinh doanh ban đầu của công ty là tập trung vào thị trường khách hàng doanh nghiệp, những công ty lớn, cơ quan nhà nước). Tại thị trường này, công ty đã thất bại, sau đó công ty chuyển hướng chiến lược kinh doanh qua thị trường người tiêu dùng chuyên dùng lẻ các bình nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt trong gia đình như các hộ gia đình cá nhân, các cửa hàng. Sự chuyển hướng kinh doanh này đã đem lại thành công cho công ty. Minh chứng cho điều đó là tổng doanh thu trong hai năm 2006 và 2007 có sự gia tăng rõ rệt. Năm 2006 tổng doanh thu là hơn 1,4 tỉ, lợi nhuận sau thuế là hơn 94 triệu, và năm 2007 tổng doanh thu là gần 1,6 tỉ, và lợi nhuận sau thuế lên đến gần 140 triệu.
Đóng góp vào sự thành công trong năm 2006 và 2007 ngoài việc nhờ sự chuyển hướng đúng đắn trong chiến lược kinh doanh của công ty còn có nhiều nguyên nhân khác như:
Đầu tư mạnh mẽ vào dây chuyền sản xuất nước tinh khiết thay vì dây chuyền sản xuất nước tinh khiết vốn đã lỗi thời lạc hậu, vừa không đảm bảo chất lượng sản phẩm, hơn nữa dây chuyền sản xuất cồng kềnh làm công ty tốn thêm chi phí về nhân công, do đó, công ty đã mạnh dạn đầu tư vào dây chuyền sản xuất nước tinh khiết hiện đại, mang tính tự động. Nhờ dây chuyền sản xuất mới này đã tăng được chất lượng sản phẩm, thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng, nên doanh số sản phẩm bán ra tăng vọt, tạo sức cạnh tranh mạnh hơn so với các đối thủ kinh doanh, chiếm lĩnh thị trường. Ngoài ra, nhờ dây chuyền sản xuất tự động mới này giúp công ty giảm bớt nhân công, số công nhân từ 15 người sau khi đầu tư dây chuyền mới giảm xuống còn 3 người. Chính điều này đã giúp giảm bớt chi phí về nhân lực. Tuy nhiên do đầu tư thêm vào dây chuyền sản xuất nước tinh khiết nên chi phí phải đầu tư của công ty cũng liên tục tăng theo hàng năm. Năm 2005, tổng chi phí tăng hơn khoảng hơn 20 triệu, nhưng bắt đầu từ năm 2006, công ty có sự đầu tư mạnh mẽ vào dây chuyền sản xuất cũng như vào công tác dịch vụ bán hàng, chăm sóc khách hàng nên tổng chi phí tăng lên gần 40 triệu (gấp đôi so với năm 2004-2005) và đến năm 2007, công ty lại tiếp tục đầu tư đẩy tổng chi phí thêm gần 44 triệu.
Tăng cường mở rộng hệ thống đại lý phân phối. Thay vì ban đầu công ty chỉ mở hai cửa hàng đại diện tại 80 Ngô Thì Nhậm và 45 Cù Chính Lan trong hai năm đầu sau khi thành lập thì vào hai năm tiếp theo, năm 2006, công ty mở rộng hệ thống đại lý phân phối thêm ba đại lý phân phối cấp hai, và đến năm 2007, thì hệ thống phân phối nước tinh khiết của công ty bao gồm ngoài hai cửa hàng đại diện đã có thêm bảy đại lý phân phối cấp hai. Hệ thống cửa hàng đại diện và đại lý phân phối cấp hai của công ty có mặt trên tất cả các quận của thành phố Hà Nội. Chính điều này đã giúp công ty nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, đưa sản phẩm nước tinh khiết đến tận tay người tiêu dùng trong thời gian nhanh nhất. Chính sự đáp ứng nhu cầu một cách nhanh chóng và đầy đủ đã giúp công ty tạo dựng uy tín với người tiêu dùng trên thị trường, củng cố vị thế công ty, phát triển thương hiệu nước tinh khiết Queen Bee.
Đẩy mạnh công tác marketing, nghiên cứu thị trường, quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng. Thiết lập các chương trình khuyến mãi một cách liên tục với nhiều hình thức khác nhau, kích thích nhu cầu mua của người tiêu dùng.
Những giải thích về sự chuyển hướng chiến lược kinh doanh, đầu từ về dây chuyền sản xuất, về sự gia tăng các chiến lược marketing, quảng bá sản phẩm đã giải thích cho việc tổng chi phí của công ty TNHH Thế Giới Nước tăng dần theo từng năm.
Cũng trong bảng chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy, trong hai năm đầu thuế thu nhập doanh nghiệp bằng không nhưng lợi nhuận công ty vẫn thấp, điều đó đã được giải thích ở trên là do trong hai năm nay, chính sách sản xuất kinh doanh của công ty còn chưa đúng đắn và đến năm 2006-2007, nhờ có sự chuyển hướng tích cực trong quá trình sản xuất kinh doanh, nên dù công ty phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp, nhưng lợi nhuận của công ty không ngừng gia tăng.
Tóm lại, qua chỉ số tỉ suất lợi nhuận sinh lời lợi nhuận sau thuế ta thấy rằng công ty TNHH Thế Giới Nước trải qua hai năm đầu tiên khó khăn thì đến năm 2006-2007, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đã phát triển một cách tốt hơn, minh chứng điều này là hệ số sinh lời liên tục gia tăng.
Hệ số sinh lời của chi phí
Năm 2004, hệ số sinh lời là 2,65 %, tức là khi công ty bỏ ra 100 đồng chi phí thì sẽ thu được 2,65 đồng lợi nhuận. Hệ số này liên tục tăng trong các năm tiếp theo, vào năm 2005 là 3,99 %, năm 2006 là 7,32 %, và năm 2007 là 9,93 %. Qua bảng hệ số cho thấy tổng chi phí hàng năm của công ty liên tục tăng nhưng hệ số sinh lời cũng tăng cao, điều này có nghĩa là công ty bỏ ra nhiều chi phí nhưng lợi nhuận thu về là tương xứng.
Nhìn vào bảng chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí công ty phải bỏ ra để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh ta có thể thấy tổng chi phí của công ty liên tục tăng từ năm 2004 đến năm 2007, trong đó chi phí nguyên vật liệu sản xuất nước tinh khiết tăng từ 550 triệu năm 2004 lên đến gần 900 triệu năm 2007, tức là tăng tới hơn 63 %. Nguyên nhân chính của sự gia tăng tổng chi phí là công ty cần thêm tiền đầu tư vào dây chuyền sản xuất nước tinh khiết, thay dây chuyền sản xuất nước tinh khiết kém chất lượng bằng hệ thống dây chuyền sản xuất mới hiện đại, lắp đặt thêm các hệ thống lọc tự động, đảm bảo cho chất lượng nước tinh khiết được cao hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng trên thị trường. Ngoài ra, đầu tư về máy móc như vậy, công ty sẽ giảm chi phí về nhân công và sản phẩm nước tinh khiết sẽ hoàn thiện, tạo sức cạnh tranh mạnh mẽ cho công ty.
Ngoài sự đầu tư mạnh mẽ vào dây chuyền sản xuất, sự gia tăng trong chi phí bán hàng cũng có tác động vô cùng quan trọng khiến tổng chi phí của công ty liên tục gia tăng trong các năm. Năm 2004 là 182.600.000 đ, năm 2005 là 234 triệu, năm 2006 là 262.260.000 đ và đến năm 2007 thì chi phí bán hàng đã tăng lên 264.888.000 đ. Giải thích cho sự gia tăng liên tục về chi phí bán hàng là:
Đồng tiền Việt Nam đang mất giá trị, vật giá leo thang, đặc biệt là giá xăng dầu tại Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá cước vận chuyển hàng hoá. Kinh doanh mặt hàng nước tinh khiết là dịch vụ đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng thông qua hình thức chở hàng. Vì vậy giá xăng dầu tăng đột biến làm chi phí vận chuyển tăng cao.
Sự chuyển hướng chiến lược kinh doanh của công ty, trong đó có sự thúc đẩy mạnh mẽ của quá trình marketing, nghiên cứu thị trường, quảng bá phát triển sản phẩm, tổ chức các chương trình khuyến mãi. Tất cả các hoạt động này của công ty Thế Giới Nước được tổ chức một cách liên tục và thường xuyên đã đẩy chi phí bán hàng liên tục tăng.
Chính việc mở rộng hệ thống đại lý phân phối từ việc công ty chỉ có hai cửa hàng đại diện vào năm 2004 thì đến năm 2007 công ty đã có thêm 7 đại lý phân phối, điều này làm công ty phải mất thêm chi phí. Cụ thể của các chi phí đó là: bảng hiệu, catalogue, số lượng vở bình đầu tư cho đại lý, giá kệ, máy nóng lạnh kèm theo. Ngoài ra còn các chi phí cho các nhân viên giám sát đại lý, các dịch vụ theo dõi, giúp đỡ cho việc kinh doanh của các đại lý.
Ngoài hai khoản chi phí chính về nguyên vật liệu và chi phí bán hàng, công ty Thế Giới Nước còn phải chịu các khoản chi phí khác như:
Chi phí cho hoạt động tài chính của công ty. Khoản chi phí này tăng theo các năm. Năm 2004 là 3.650.000 đ, năm 2005 là 4.500.000 đ, năm 2006 là 7.600.000 đ, và đến năm 2007 là 8.378.000 đ. Nguyên nhân của sự gia tăng này là một phần công ty phải trả lãi cho ngân hàng và một phần là lãi phải trả cho các đối tác, vì khi đầu tư vào dây chuyền sản xuất nước tinh khiết, công ty thường mua theo hình thức trả góp. Theo bảng thống kê cho thấy, so với năm 2004 thì chi phí tài chính của công ty năm 2007 đã tăng trên 65 %.
Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu.
Vào năm 2004, mức sinh lời của vốn chủ hữu là 11,12 %, đây là tỉ lệ thấp, nghĩa là công ty bỏ ra 100 đồng vốn sẽ thu được 11,12 đồng lợi nhuận. Nhìn vào bảng chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh, ta thấy mức sinh lời vốn chủ hữu liên tục tăng trong các năm. Năm 2004 là 11,12 %, năm 2005 là 15,08 %, năm 2006 là 26,84 % và đến năm 2007 là 32,61 %. Trong năm 2004 và năm 2005, như đã phân tích, do chưa có phương hướng và biện pháp sản xuất kinh doanh đúng đắn nên mức sinh lời của vốn chủ hữu năm 2005 so với năm 2004 chỉ tăng 4%. Nhưng đến năm 2006, mức sinh lời của vốn chủ hữu đã tăng so với năm 2005 là 11 %, và đến năm 2007 đã tăng thêm khoảng 6 % nữa. Nó đúng với thực tế công ty đã có sự thay đổi về chiến lược, định hướng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10068.doc