Báo cáo Thực tập tại công ty TNHH thiết bị công nghiệp Việt

MỤC LỤC



 

I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP VIỆT 5

1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty 5

2. Phạm vi hoạt động và mục tiêu của công ty 6

3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí của công ty 6

4. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận 6

4.1. Tổ chức bộ máy kế toán 8

4.2. Chức năng nhiệm vụ của từng kế toán 8

4.3. Hình thức hạch toán và các chính sách kế toán áp dụng 9

4.4. Hình thức kế toán và phượng tiện phục vụ công tác kế toán 9

II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 11

1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 11

1.1. Khái niệm doanh thu 11

1.2. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu 11

1.3. Chứng từ sử dụng 12

1.4. Sổ chi tiết 12

1.5. Tài khoản sử dụng 12

2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 14

2.1. Chiết khấu thương mại 14

2.2. Hàng bán trả lại 15

2.3. Giảm giá hàng bán 16

3. Kế toán giá vốn hàng bán 16

3.1. Khái niệm 16

3.2. Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: 17

3.3. Chứng từ sử dụng 17

3.4. Sổ chi tiết 17

3.5. Tài khoản sử dụng 17

3.6. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh 18

4. Kế toán chi phí bán hàng 19

4.1. Khái niệm 19

4.2. Chứng từ sử dụng 19

4.3. Sổ chi tiết 19

4.4. Tài khoản sử dụng 19

4.5. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh 20

5. Kế toán chi phí quản lí doanh nghiệp 21

5.1. Khái niệm 21

5.2. Chứng từ sử dụng 21

5.3. Sổ chi tiết 22

5.4. Tài khoản sử dụng 22

5.5. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh 22

6. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 24

6.1. Khái niệm 24

6.2. Chứng từ sử dụng 24

6.3. Sổ chi tiết 24

6.4. Tài khoản sử dụng 24

6.5. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh 25

7. Kế toán chi phí hoạt động tài chính 26

7.1. Khái niệm 26

7.2. Chứng từ sử dụng 26

7.3. Sổ chi tiết 26

7.4. Tài khoản sử dụng 26

7.5. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh 26

8. Kế toán thu nhập khác 28

8.1. Khái niệm 28

8.2. Chứng từ sử dụng 28

8.3. Sổ chi tiết 28

8.4. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh 29

9. Kế toán các khoản chi phí khác 30

9.1. Khái niệm 30

9.2. Chứng từ sử dụng 30

9.3. Sổ chi tiết 30

9.4. Tài khoản sử dụng 31

9.5. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh 31

10. Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh 32

10.1. Khái niệm 32

10.2. Chứng từ sử dụng 32

10.3. Sổ chi tiết 32

10.4. Tài khoản sử dụng 32

III. THỰC TIỄN KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP VIỆT 35

1. Tình hình kế toán tại công ty 35

1.1. Kế toán doanh thu bán hàng 35

1.2. Kế toán hàng bán bị trả lại 44

1.3. Kế toán giá vốn hàng bán 46

1.4. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác 48

1.5. Kế toán chi phí bán hàng : 49

1.6. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp : 51

1.7. Kế toán chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác 53

1.8. Kế toán xác định kết quả kinh doanh : 54

IV. NHẬN XÉT – KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 57

1. Nhận xét – kiến nghị công tác tổ chức kế toán 57

2. Kết luận 58

 

 

doc58 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1675 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty TNHH thiết bị công nghiệp Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án hàng được hạch toán: Nợ TK 641 (6412) – Chi phí vật liệu, bao bì Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu. Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ cho hoạt động bán hàng, kế toán ghi: Nợ TK 641 (6414) – Chi phí khấu hao TSCĐ Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ. Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bộ phận bán hàng như chi phí điện, nước mua ngoài, cước phí điện thoại, fax, chi phí bảo dưỡng TSCĐ thuê ngoài, hoa hồng trả đại lý…, kế toán ghi: Nợ TK 641 (6417) – Chi phí dịch vụ mua ngoài Nợ TK 133 – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (nếu có) Có các TK 111, 112, 141, 331… Khoản hoa hồng bán hàng bên giao đại lý phải trả cho bên nhận đại lý được hạch toán: Nợ TK 641 (6418)– Chi phí khác bằng tiền Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ Có các TK 111, 112, 131. Khi phát sinh các khoản giảm chi phí bán hàng, kế toán ghi: Nợ các TK 111, 112, … Có TK 641 – Chi phí bán hàng. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, kế toán ghi: Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh Có TK 641 – Chi phí bán hàng. Kế toán chi phí quản lí doanh nghiệp Khái niệm Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các khoản chi phí như: chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp (tiền lương và các khoản phụ cấp, ăn ca phải trả cho ban giám đốc, nhân viên ở các phòng ban và các khoản trích kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế); chi phí vật liệu; chi phí đồ dùng văn phòng phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp; chi phí khấu hao TSCĐ; thuế, phí, lệ phí (thuế môn bài, thuế nhà đất, … và các khoản phí, lệ phí khác); chi phí dự phòng (dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi); chi phí dịch vụ mua ngoài (tiền điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ, …); chi phí khác bằng tiền (chi phí tiếp khách, hội nghị, công tác phí, chi phí kiểm toán, …). Chứng từ sử dụng Bảng thanh toán lương Phiếu xuất kho Bảng tính và phân bổ khấu hao Các hóa đơn mua dịch vụ Sổ chi tiết Kế toán mở sổ chi tiết tài khoản 642 để theo dõi chi “ chi phí quản lý doanh nghiệp” Tài khoản sử dụng Tài khoản 642 – “Chi phí quản lý doanh nghiệp”. Tài khoản 642 có 8 tài khoản cấp 2 : Tài khoản 6421 – Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp. Tài khoản 6422 – Chi phí vật liệu quản lý. Tài khoản 6423 – Chi phí đồ dùng văn phòng. Tài khoản 6424 – Chi phí khấu hao TSCĐ. Tài khoản 6425 – Thuế, phí và lệ phí. Tài khoản 6426 – Chi phí dự phòng. Tài khoản 6427 – Chi phí dịch vụ mua ngoài. Tài khoản 6428 – Chi phí khác bằng tiền. Bên Nợ : Tập hợp các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ. Bên Có : Các khoản ghi giảm chi phí quản lý (nếu có). Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ vào bên Nợ Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” để tính kết quả kinh doanh trong kỳ hoặc vào bên Nợ Tài khoản 1422 – “Chi phí chờ kết chuyển”. Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh Căn cứ vào các bảng phân bổ (bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ vật liệu và công cụ dụng cụ, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ) và các chứng từ gốc có liên quan, kế toán phản ánh chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ như sau: Tính tiền lương, tiền ăn giữa ca và các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp, kế toán hạch toán: Nợ TK 642 (6421) – Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp Có TK 334 – Tiền lương. Trích kinh phí công đoàn (KPCĐ), bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) với tỷ lệ quy định hiện hành theo tiền lương thực tế phải trả cho nhân viên bộ máy quản lý và khối văn phòng của doanh nghiệp, kế toán ghi: Nợ TK 642 (6421) – Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp Có TK 338 (3382, 3383, 3384) – KPCĐ, BHXH, BHYT. Giá trị vật liệu xuất dùng chung cho quản lý doanh nghiệp như: xăng, dầu, mỡ để chạy xe, phụ tùng thay thế để sửa chữa bảo dưỡng TSCĐ dùng chung cho toàn doanh nghiệp được hạch toán: Nợ TK 642 (6422) – Chi phí vật liệu quản lý Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu. Chi phí về công cụ, dụng cụ (CCDC) xuất dùng phục vụ cho hoạt động quản lý điều hành chung toàn doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 642 (6423) – Chi phí đồ dùng văn phòng Có TK 153 – Giá thực tế xuất kho CCDC loại phân bổ 1 lần Có TK 1421 (242) – Phân bổ chi phí CCDC đã xuất dùng thuộc loại phân bổ nhiều lần. Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ cho hoạt động quản lý doanh nghiệp Nợ TK 642 (6424) – Chi phí khấu hao TSCĐ Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ. Thuế môn bài, thuế nhà đất, … phải nộp cho Nhà nước, kế toán ghi: Nợ TK 642 (6425) – Thuế, phí và lệ phí Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. Lệ phí giao thông, lệ phí qua cầu phà, lệ phí vệ sinh đô thị, … phải nộp, ghi: Nợ TK 642 (6425) – Thuế, phí và lệ phí Có các TK 111, 112, … Tiền điện, nước mua ngoài, cước phí điện thoại, fax, tiền thuê nhà, thuê ngoài bảo dưỡng sửa chữa TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp, kế toán ghi: Nợ TK 642 (6427) – Chi phí dịch vụ mua ngoài Nợ TK 133 – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (nếu có) Có các TK 111, 112, 141, 331, 335, …: trả định kỳ Có TK 142, (242): Phân bổ chi phí trả trước về tiền thuê nhà, chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, … Các chi phí khác phát sinh đã chi bằng tiền như: chi phí tiếp tân, khánh tiết, công tác phí, in ấn tài liệu, chi cho lao động nữ, … được hạch toán: Nợ TK 642 (6428) – Chi phí khác bằng tiền Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có các TK 111, 112, 141, 331, 335, … Cuối kỳ, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính Khái niệm Doanh thu hoạt động tài chính là các khoản thu nhập về tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp. Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm: tiền lãi (lãi cho vay, lãi tiền gửi, …); thu nhập từ cho thuê tài sản, cho người khác sử dụng tài sản (bằng sáng chế, bản quyền tác giả, phần mềm vi tính, …); cổ tức, lợi nhuận được chia; thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn; thu nhập chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng; … Chứng từ sử dụng Phiếu tính lãi Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng Sổ chi tiết Kế toán mở sổ chi tiết tài khoản 515 để theo dõi “ doanh thu hoạt động tài chính” Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng Tài khoản 515 – “Doanh thu hoạt động tài chính” để phản ánh. Bên Nợ : Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có). Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang Tài khoản 911 Bên Có : Doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ. Tiền lãi (lãi cho vay, lãi tiền gởi, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư) cổ tức lợi nhuận được chia. Chiếc khấu thanh toán được hưởng Lãi do chuyển nhượng chứng khoán, các khoản đầu tư Lãi tỷ giá hối đoái Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh Phản ánh doanh thu cổ tức, lợi nhuận được chi phát sinh trong kỳ từ hoạt động góp vốn cổ phần, liên doanh, kế toán ghi: Nợ các TK 111, 112, 138, 152, 156, 133, … Nợ TK 221 – Đầu tư vào công ty con Nợ TK 222 – Vốn góp liên doanh Nợ TK 223 – Đầu tư vào công ty liên kết Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính. Thu tiền lãi từ đầu tư chứng khoán, lãi cho vay hay lãi từ tiền gửi ngân hàng: Nợ các TK 111, 112, 131, 138, … Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính. Số tiền chiết khấu thanh toán được hưởng do thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn được người bán chấp thuận, kế toán hạch toán: Nợ các TK 111, 112, 331 Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính. Hàng kỳ, xác định và kết chuyển doanh thu tiền lãi đối với các khoản cho vay hoặc mua trái phiếu nhận lãi trước, ghi: Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính. Số tiền lãi thu được do cuối kỳ đánh giá lại các tài khoản có gốc ngoại tệ, ghi: Nợ TK 413 (4131) – Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính. Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, kế toán ghi: Nợ TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh. Kế toán chi phí hoạt động tài chính Khái niệm Chi phí hoạt động tài chính là các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán, …; khoản lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, đầu tư khác, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, … Chứng từ sử dụng Phiếu tính lãi Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng Sổ chi tiết Kế toán mở sổ chi tiết tài khoản 635 để theo dõi “ chi phí hoạt động tài chính” Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng Tài khoản 635 – “Chi phí hoạt động tài chính” để phản ánh. Bên nợ: Chi phí lãi tiền vay, lãi mua hàng trả chậm, lãi thuê tài chính Lỗ bán ngoại tệ Chiếc khấu thanh toán cho người mua Các khoản lỗ do nhượng bán các khoản đầu tư Lỗ tỷ giá hối đoái Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán Bên có: Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán. Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ chi phí và các khoản lỗ về họat động tài chính sang TK 911 để xác định kết quả hoạt động kinh doanh. Tài khoản 635 không có số dư cuối kì. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh Phản ánh chi phí hoặc khoản lỗ về hoạt động đầu tư tài chính phát sinh, ghi: Nợ TK 635 – Chi phí tài chính Có các TK 111, 112, 141, 121, 128, 221, 222, … Định khoản lãi tiền vay đã trả và phải trả, kế toán ghi: Nợ TK 635 – Chi phí tài chính Có các TK 111, 112, 341, 311, 335, … Khi phát sinh chi phí liên quan đến hoạt động bán chứng khoán, kế toán ghi: Nợ TK 635 – Chi phí tài chính Có các TK 111, 112, 141, … Các chi phí phát sinh do hoạt động cho vay vốn, mua bán ngoại tệ: Nợ TK 635 – Chi phí tài chính Có các TK 111, 112, 141, … Cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp căn cứ vào tình hình giảm giá đầu tư ngắn hạn, đầu tư dài hạn của các loại chứng khoán, các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn hiện có, tính toán khoản phải lập dự phòng giảm giá cho các khoản đầu tư : Trường hợp số dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn hạch toán : Nợ TK 635 – Chi phí tài chính Có TK 129 – Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn Có TK 229 – Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn. Trường hợp số dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn, dài hạn phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn, dài hạn đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước thì số chênh lệch phải được hoàn nhập: Nợ TK 229 – Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn Nợ TK 129 – Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn Có TK 635 – Chi phí tài chính. Khoản chiết khấu thanh toán cho người mua hàng hóa, dịch vụ được hưởng: Nợ TK 635 – Chi phí tài chính Có các TK 111, 112, 131, … Khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, kế toán ghi nhận: Nợ các TK 111 (1111), 112 (1121) (Theo tỷ giá bán) Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Khoản lỗ – Nếu có) Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Theo tỷ giá trên sổ kế toán). Kết chuyển lỗ tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào chi phí tài chính được hạch toán: Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Nếu lỗ tỷ giá hối đoái) Có TK 413 (4131) – Chênh lệch tỷ giá hối đoái. Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, kế toán ghi: Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh Có TK 635 – Chi phí tài chính. Kế toán thu nhập khác Khái niệm Thu nhập khác là những khoản thu nhập ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh tạo ra doanh thu của doanh nghiệp. Thu nhập khác bao gồm: thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ; thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng; thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ; các khoản thuế được Ngân sách Nhà nước hoàn lại; thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ; các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có); thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp; các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay quên ghi sổ kế toán, năm nay mới phát hiện ra, … Chứng từ sử dụng Biên bản phạt vi phạm hợp đồng,biên lai nộp thuế, hợp đồng bảo hiểm. Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng. Sổ chi tiết Kế toán mở sổ chi tiết tài khoản 711 để theo dõi “ Thu nhập khác” Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng Tài khoản 711 – “Thu nhập khác” để phản ánh. Bên Nợ : Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính theo phương pháp trực tiếp đối với các khoản thu nhập khác. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. Bên Có : Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ. Chênh lệch do đánh giá lại vật tư, tài sản khi đem góp vốn liên doanh, đầu tư dài hạn khác. Thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng. Thu các khoản nợ khó đòi xảy ra Các khoản thuế được ngân sách nhà nước hoàn lại Thu các khoản nợ phải trả không xác định được. Thu nhập từ quà biếu tặng. Các khoản thu nhập khác. Tài khoản 711 – “Thu nhập khác” không có số dư cuối kỳ. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh Khi có khoản thu nhập về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, kế toán ghi: Nợ các TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán) Có TK 711 – Thu nhập khác Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (Nếu có). Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp được hạch toán: Nợ TK 711 – Thu nhập khác Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp. Khi thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng kinh tế hoặc thu tiền bảo hiểm được các tổ chức bảo hiểm bồi thường, kế toán hạch toán: Nợ các TK 111, 112, … Có TK 711 –Thu nhập khác. Các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ, nếu được tính vào thu nhập khác trong kỳ thì ghi: Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác Có TK 711 – Thu nhập khác. Các khoản giảm trừ hoặc hoàn thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt(nếu có): Nợ các TK 111, 112, 3332, 3333 Có TK 711 – Thu nhập khác. Trường hợp doanh nghiệp được tài trợ, biếu, tặng vật tư, hàng hóa, TSCĐ, …, kế toán hạch toán: Nợ các TK 152, 156, 211, … Có TK 711 – Thu nhập khác. Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay quên ghi sổ kế toán, năm nay mới phát hiện ra, ghi: Nợ các TK 111, 131, … Có TK 711 – Thu nhập khác. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, kế toán hạch toán: Nợ TK 711 – Thu nhập khác Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh. Kế toán các khoản chi phí khác Khái niệm Chi phí khác là các khoản chi phí của các hoạt động ngoài các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra doanh thu của doanh nghiệp. Chi phí khác là những khoản chi phí (lỗ) do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp gây ra. Chi phí khác của doanh nghiệp bao gồm: chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có); tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế; bị phạt thuế, truy nộp thuế; các khoản chi phí do kế toán bị nhầm hoặc bỏ sót khi ghi sổ kế toán; chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, TSCĐ đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác; các khoản chi phí khác. Chứng từ sử dụng Biên bản phạt vi phạm hợp đồng. Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng. Sổ chi tiết Kế toán mở sổ chi tiết tài khoản 811 để theo dõi “ Chi phí khác”. Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng Tài khoản 811 – “Chi phí khác” để phản ánh. Bên Nợ : Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ (nếu có). Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư khi đem đi góp vốn liên doanh, đầu tư dài hạn khác Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế Bị phạt thuế, truy nộp thuế Các khoản chi phí khác Bên Có : Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh Khi các khoản chi phí khác phát sinh như chi khắc phục tổn thất do gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh (bão lụt, hỏa hoạn, cháy nổ,…), kế toán hạch toán: Nợ TK 811 – Chi phí khác Có các TK 111, 112, 141, … Phản ánh phần giá trị còn lại của TSCĐ và ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán, thanh lý dùng vào sản xuất kinh doanh, kế toán ghi nhận: Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Phần giá trị đã khấu hao) Nợ TK 811 – Chi phí khác (Phần giá trị còn lại) Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá) Có TK 213 – TSCĐ vô hình (Nguyên giá). Phản ánh các chi phí phát sinh cho hoạt động nhượng bán, thanh lý TSCĐ: Nợ TK 811 – Chi phí khác Nợ TK 133 (1331) – Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có) Có các TK 111, 112, 141, … Hạch toán các khoản tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, bị phạt thuế, truy nộp thuế, kế toán hạch toán: Nợ TK 811 – Chi phí khác Có các TK 111, 112, … Có 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước Có 338 – Phải trả, phải nộp khác. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí khác phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh, kế toán hạch toán: Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh Có TK 811 – Chi phí khác. Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh Khái niệm Kết quả hoạt động kinh doanh là chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán năm. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh = Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Giá vốn hàng bán - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp Kết quả hoạt động tài chính = Doanh thu hoạt động tài chính - Chi phí hoạt động tài chính Kết quả hoạt động khác = Thu nhập khác - Chi phí khác - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Chứng từ sử dụng Chứng từ kết chuyển: phiếu kế toán, chứng từ ghi sổ. Sổ chi tiết Kế toán mở sổ chi tiết tài khoản 911 “ Xác định kết quả kinh doanh”. Tài khoản sử dụng Tài khoản 911“Xác định kết quả kinh doanh” để phản ánh. Bên Nợ : Trị giá vốn sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã tiêu thụ. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác. Kết chuyển lãi. Bên Có : Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ. Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Kết chuyển lỗ. Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh Cuối kỳ, thực hiện việc kết chuyển số doanh thu bán hàng thuần vào Tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh, kế toán hạch toán: Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Nợ TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh. Kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh Có TK 632 – Giá vốn hàng bán. Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác Nợ TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính Nợ TK 711 – Thu nhập khác Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh. Cuối ky, kết chuyển chi phí hoạt động tài chính và các khoản chi phí khác: Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh Có TK 635 – Chi phí tài chính Có TK 811 – Chi phí khác. Cuối kỳ, kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, kế toán ghi: Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh Có TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Cuối kỳ, kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ, kế toán hạch toán: Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh Có TK 641 – Chi phí bán hàng Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp. Tính và kết chuyển số lợi nhuận sau thuế TNDN của hoạt động kinh doanh trong kỳ: Nếu trong kỳ, doanh nghiệp hoạt động có lãi, kế toán hạch toán: Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh Có TK 421 (4212) – Lợi nhuận chưa phân phối năm nay. Nếu trong kỳ, doanh nghiệp hoạt động bị lỗ, kế toán hạch toán: Nợ TK 421 (4212) - Lợi nhuận chưa phân phối năm nay Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh. THỰC TIỄN KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP VIỆT Tình hình kế toán tại công ty Kế toán doanh thu bán hàng Chứng từ sử dụng Hợp đồng kinh tế Biên bản giao nhận hàng Phiếu cân Phiếu xuất kho, phiếu thu. Hoá đơn bán hàng Sổ chi tiết Kế toán mở sổ chi tiết 511 để theo dõi “doanh thu bán hàng” Trình tự lưu chuyển và xử lí chứng từ Thủ tục bán hàng và thu tiền Quá trình bán hàng Khi khách hàng có nhu cầu giao dịch mua bán với công ty thì sẽ liên hệ với phòng kinh doanh để đặt hàng nhằm thỏa thuận đơn giá và số lượng hàng mua, nhân viên kinh doanh sẽ tiến hành lập đơn đặt hàng, trưởng phòng kinh doanh sẽ tiến hành xét duyệt đơn đặt hàng của khách nếu thấy đủ khả năng cung ứng sẽ tiến hành ký kết hợp đồng mua bán. Hợp đồng mua bán được lập thành bốn bản: hai bản giao cho khách hàng, một bản lưu lại tại phòng kinh doanh, một bản chuyển cho phòng kế toán Khi hợp đồng mua bán được kí kết, công ty sẽ tiến hành giao hàng cho khách theo thời hạn đã thỏa thuận. Đến thời hạn giao hàng, dựa vào hợp đồng phòng kinh doanh sẽ phiếu đề nghị bán hàng gồm 3 bản (1 bản giao cho kế toán kho, 1 bản giao cho kế toán hàng hóa, bản thứ 3 lưu lại) và trình Kế toán trưởng và Tổng Giám đốc ký duyệt. Nếu là khách hàng mới thì kế toán trưởng sẽ tiến hành khai báo vào phần mềm để tiện cho việc theo dõi (căn cứ hồ sơ khách hang: hợp đồng và phiếu đề nghị bán hàng) Kế toán kho căn cứ vào phiếu đề nghị bán hàng do phòng kinh doanh chuyển đến để nhập liệu vào phần mềm kế toán đồng thời lập phiếu xuất kho gồm 3 liên: 1liên giao cho thủ kho, liên thứ 2 lưu lại, liên thứ 3 chuyển cho kế toán mua bán hàng Thủ kho nhận được phiếu xuất kho có đầy đủ thông tin tiến hành giao hàng cho khách và lập biên bản giao nhân hàng (3 bản) Khách hàng sẽ ký xác nhận số lượng hàng hoá được giao trên biên bản giao nhận hàng và giữ 1 bản giao nhận hàng, một bản bô phận kho sẽ lưu lại, một bản sẽ giao cho kế toán mua bán hàng. Sau khi hàng hóa đã được giao, dựa vào phiếu xuất kho và biên bản giao nhận hàng do kế toán kho và thủ kho chuyển đến cùng với hợp đồng, phiếu đề nghị bán hàng do phòng kinh doanh chuyển đến kế toán mua bán hàng tiến hành lập hóa đơn GTGT gồm 3 liên, liên đỏ giao cho khách hàng, khách hàng được phép vận chuyển hàng về, hai liên còn lại sẽ được lưu tại phòng kế toán cùng với hồ sơ khách hàng (hợp đồng, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận và phiếu đề nghị bán hàng). Khách hàng có thể thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Công ty chỉ áp dụng phương thức bán hàng, nhận hàng tại kho của mình. Khi hàng hóa xuất giao cho khách hàng thì được xem là tiêu thụ xong. Quá trình thu tiền Thu tiền mặt Khi khách hàng thông báo thanh toán kế toán thanh toán sẽ tiến hành nhập liệu vào phần mềm và lập phiếu thu gồm 3 liên sau đó chuyển sang cho thủ quỹ. Thủ quỹ sẽ tiến hành thu tiền khách hàng và đóng dấu đã thu tiền lên phiếu thu sau đó giao cho khách hàng một liên, chuyển sang cho kế toán công nợ để tiến hành điều chỉnh công nợ cho khách hàng khi đối chiếu với hồ sơ khách hàng được kế toán mua bán hàng chuyển sang, sau đó kế toán công nợ sẽ chuyển phiếu thu này sang cho kế toán thanh toán lưu lại, liên còn lại thủ quỹ sẽ lưu lại. Thu bằng tiền gửi ngân hàng Khi khách hàng thanh toán qua ngân hàng thì ngân hàng sẽ tiến hành gửi giấy báo có cho công ty. Cùng với hồ sơ khách hàng đã được cập nhật vào phần mềm kế toán công nợ sẽ đối chiếu với giấy báo có sẽ tiến hành nhập liệu và điều chỉnh công nợ cho khách hàng. Sau đó giấy báo có sẽ được chuyển sang cho kế toán ngân hàng nhập liệu vào phần mềm và lưu lại. Lưu đồ luân chuyển chứng từ Phòng KD Kế toán Trưởng KT KT KH ĐĐH Phiếu ĐNBH HĐồng Xét duyệt ĐĐH, lập HĐồng bán hàng và Phiếu đề nghị bán hàng Khai báo KH mới Spec 2.1 HĐồng Phiếu ĐNBH HĐồng ĐĐH Phiếu đề nghị bán hàng Phiếu đề nghị bán hàng Phiếu đề nghị bán hàng KT Phiếu đề nghị bán hàng KD KH HSKH KD KT h.hoùa KD KT kho Kế toán kho Kho KT kho Thuû kho Phieáu XK Phiếu ĐNBH Nhập liệu và in phiếu Xuất Kho Lập biên bản giao nhận hàng Spec 2.1 Phieáu XK Phiếu ĐNBH Biên bản giao nhận hàng KT BH Thuû kho Löu KT BH KH Löuû quyõtoans Kế toán mua bán hàng Kế toán công nợ Phieáu XK z Thuû kho KT kho HSKH HSKH BBGN Hàng Phieáu XK

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thiết bị công nghiệp việt.doc
Tài liệu liên quan