Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH thiết bị và sản phẩm an toàn Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 2

PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 2

1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP 2

1.2. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA DOANH NGHIỆP 3

1.3. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MŨ BẢO HIỂM PROTEC 3

1.4. HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT 3

1.5. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 4

1.5.1. Chức năng nhiệm vụ của ban giám đốc 4

1.5.2. Chức năng nhiệm vụ của phòng hành chính - nhân sự 6

1.5.3. Chức năng nhiệm vụ của phòng kinh doanh 6

1.5.4. Chức năng nhiệm vụ của phòng kế toán 6

1.5.5. Chức năng nhiệm vụ của phòng sản xuất 7

PHẦN 2: PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP 9

2.1. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT 9

2.1.1. Tìm hiểu hệ thống sản xuất trong doanh nghiệp 9

2.1.2. Tìm hiểu công tác lập kế hoạch và điều độ sản xuất 19

2.1.3. Tìm hiểu công tác quản lí vật tư 19

2.2. PHÂN TÍCH QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG 29

2.3. PHÂN TÍCH VIỆC SỬ DỤNG MÁY MÓC THIẾT BỊ TRONG DOANH NGHIỆP 34

2.3.1. Các loại máy móc thiết bị dùng trong doanh nghiệp 34

2.3.2. Công tác tổ chức sửa chữa máy móc thiết bị trong doanh nghiệp 39

2.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG DOANH NGHIỆP 44

2.4.1. Phương pháp quản lý chất lượng trong doanh nghiệp 44

2.4.2 Phương pháp kiểm soát chất lượng tại xưởng sản xuất 45

2.4.3 Tình hình chất lượng sản phẩm 46

PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ LỰA CHỌN HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP 46

3.1. ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT CHUNG TÌNH HÌNH CỦA DOANH NGHIỆP 46

3.2. HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP 47

MỤC LỤC i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii

DANH MỤC CÁC BẢNG iii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ iv

 

 

doc52 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1665 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH thiết bị và sản phẩm an toàn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ù hợp với kế hoạch của BGĐ và phòng kinh doanh công ty. Thiết lập và kiểm soát việc tuân thủ các quy trình công việc đã lập ra trong quá trình sản xuất. Đảm bảo quy cách, chất lượng sản phẩm luôn tuân thủ đúng các tiêu chuẩn yêu cầu của khách hàng. Có kế hoạch và các mục tiêu cụ thể để giảm thiểu tỷ lệ hàng phế phẩm ở tất cả các công đoạn sản xuất. Lập kế hoạch và thực hiện việc duy tu, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị theo kế hoạch đảm bảo các thiết bị luôn trong tình trạng hoạt động tốt. Kiểm soát tất cả các thiết bị, dụng cụ, máy móc. Chịu trách nhiệm trước BGĐ về những thiết bị, dụng cụ cũng như những tài sản được giao. Xây dựng định mức tiêu dung vật tư, phụ liệu cho từng loại máy, tổng kết báo cáo tình hình hoạt động, lượng vật tư tiêu hao và đề xuất các giải pháp, các yêu cầu về chất lượng, số lượng, chủng loại vật tư. Quản lý các kho bãi trong nhà máy, kiểm soát chặt chẽ lượng hàng tồn, đảm bảo số liệu chính xác và báo cáo thường xuyên cho BGĐ. Tổ chức giao hàng cho khách, các hệ thống cửa hàng và khách hàng khi có yêu cầu. Tham mưu cho ban lãnh đạo các giải pháp quản lý sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí giảm giá thành trong quá trình sản xuất. Tổ chức tốt công tác an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và công tác vệ sinh công nghiệp trong phạm vi nhà máy. Nhân sự nhà máy: Tuyển dụng, đào tạo và xắp xếp nhân lực cho nhà máy đảm bảo với nhu cầu và khả năng đáp ứng công việc. Phân công công việc cho các phòng ban trong bộ phận đảm bảo công việc luôn trôi chảy, có hiệu quả. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao về sự hiểu biết trong công việc cho CBCNV. Công tác báo cáo: Thực hiện việc báo cáo với BGĐ công ty định kỳ về các khoản chi phí và các số liệu khác để phục vụ công tác tính toán chi phí và quyết toán tài chính. Báo cáo ban lãnh đạo tất cả các vấn đề phát sinh và nhận chỉ thị thực hiện. Các công việc khác: Kiểm soát, quản lý các trang thiết bị ngoài khu vực xưởng sản xuất mà công ty giao cho bộ phận. Giám sát các hoạt động xây dựng cơ bản trong khu vực nhà máy. Giám sát các nhà thầu vào làm việc tại nhà máy. Đón tiếp các đoàn khách tham quan nhà máy. Tham mưu cho các bộ phận khác trong công ty khi có yêu cầu. Thực hiện các công việc khác do cấp trên giao cho. PHẦN 2: PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP 2.1. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT 2.1.1. Tìm hiểu hệ thống sản xuất trong doanh nghiệp Kết cấu sản phẩm Hình 2.1: Kết cấu mũ bảo hiểm Các yêu cầu kĩ thuật Mũ phải được sản xuất bằng vật liệu không gây ảnh hưởng có hại đến da và tóc của người sử dụng. Yêu cầu khối lượng (luôn nhỏ hơn): Loại che cả đầu, tai và hàm: 1,5kg (mũ cỡ lớn); 1,2kg (mũ cỡ nhỏ và trung bình). Loại che đầu, tai và loại che nửa đầu: 1kg (mũ cỡ lớn); 0,8kg (mũ cỡ nhỏ và trung bình). Hình 2.2: Mũ che nửa đầu Hình 2.3: Mũ che cả đầu và tai Hình 2.4: Mũ che cả đầu, tai và cằm Bề mặt phía ngoài của vỏ mũ và các bộ phận lắp vào mũ phải nhẵn, không có vết nứt, không có gờ và cạnh sắc. Không được sử dụng đinh tán, bulông, đai ốc khoá quai đeo có các gờ và cạnh sắc nhọn. Đầu đinh tán, bulông không được cao quá 2mm so với bề mặt ngoài của vỏ mũ. Vỏ mũ và lớp đệm hấp thụ xung động phải che chắn được phạm vi cần bảo vệ trên dạng đầu thử. Mũ phải chịu được va đập và hấp thụ xung động khi thử nghiệm theo quy chuẩn. Mũ phải chịu được thử nghiệm độ bền đâm xuyên. Quai đeo và độ bền phải thông qua thử nghiệm. Kết cấu mũ phải đảm bảo tầm nhìn cho người đi xe môtô: Góc nhìn phải, trái nhỏ hơn 105o. Góc nhìn phía trên không nhỏ hơn 7o, góc nhìn dưới không nhỏ hơn 45o. Kính chắn gió phải thoả mãn: Nếu bị vỡ không tạo thành các mảnh sắc có góc nhỏ hơn 60o; Hệ số truyền sáng không nhỏ hơn 85%. Nhãn, nội dung nhãn phải theo quy định của pháp luật, đầy đủ các thông tin về chủng loại, nhà sản xuất, thời gian sản xuất, cỡ mũ… Tiêu chuẩn của đệm xốp Thành phần, độ liên kết Đệm xốp được ép từ hạt EPS, các hạt EPS phải đủ độ giãn nở nhiệt và liên kết đảm bảo đạt tiêu chuẩn va đập, hấp thu xung động và độ bền đâm xuyên khi thử nghiệm tại phòng thử nghiệm. Trọng lượng Bảng 2.1: Trọng lượng đệm xốp Loại đệm xốp EPS Mã Trọng lượng thấp nhất (g) Trọng lượng cao nhất (g) Ghi chú Đệm xốp trắng UFO EPS-ULW 209 231 Đệm xốp trắng SAGA L EPS-SLW 190 210 Đệm xốp trắng SAGA M EPS-SMW 171 189 Đệm xốp trắng SAGA S EPS-SSW 137 153 Đệm xốp trắng TROPY EPS-TLW 161 179 Đệm xốp trắng DISCO L EPS-DLW 107 140 Kích thước Đệm xốp phải lắp vừa với các vỏ bảo vệ, không được quá chặt làm biến dạng hình dáng vỏ, không được quá lỏng. Sau khi lắp đệm xốp vào vỏ, khoảng cách giữa vỏ và đệm xốp không được lớn hơn 3mm. Ngoại quan Toàn bộ bề mặt xốp phải nhẵn, nguyên vẹn, không bị các hoá chất hay các tác nhân khác gây thay đổi kết cấu của đệm xốp. Lôgô Protec phải rõ ràng, các lỗ thông gió phải đủ, màu sắc của toàn bộ bề mặt mũ phải cùng một màu trắng (nếu hạt EPS trắng) hoặc cùng một màu đen (nếu hạt EPS đen). Tiêu chuẩn Vỏ Thành phần, độ liên kết Đối với vỏ mũ được ép từ hạt ABS, nhiệt độ và lực ép phải đủ để đảm bảo nguyên liệu được điền đầy khắp bề mặt vỏ, bề mặt vỏ nhẵn phải nhẵn. Đối với vỏ PVC, toàn bộ bề mặt vỏ phải nhẵn. Khi lắp vỏ với đệm xốp chuẩn và thử nghiệm chỉ tiêu va đập, hấp thụ xung động và độ bền đâm xuyên theo QCVN2:2008 phải cho kết quả đạt. Trọng lượng Bảng 2.2: Trọng lượng vỏ Loại vỏ ABS Mã Trọng lượng thấp nhất (g) Trọng lượng cao nhất (g) Ghi chú Vỏ UFO ABS-UL 175 195 Vỏ SAGA L ABS-SL 175 195 Vỏ SAGA M ABS-SM 154 170 Vỏ DISCO L ABS-DL 266 294 Kích thước Vỏ bảo vệ phải lắp vừa với các đệm xốp chuẩn, không được quá chặt làm biến dạng hình dáng vỏ, không được quá lỏng. Sau khi lắp đệm xốp vào vỏ, khoảng cách giữa vỏ và đệm xốp không được lớn hơn 3mm. Ngoại quan Toàn bộ bề mặt vỏ phải nhẵn, không có vết xước nguyên vẹn, không bị các hoá chất hay các tác nhân khác gây thay đổi kết cấu của vỏ. Tiêu chuẩn lưỡi trai Lưỡi trai được ép từ hạt PP, nhiệt độ và lực ép phải đủ để đảm bảo nguyên liệu được điền đầy khắp bề mặt lưỡi trai, bề mặt lưỡi trai phải nhẵn, các cạnh lưỡi trai không được quá sắc. Khi lắp lưỡi trai vào mũ không được cong vênh và thử chỉ tiêu góc nhìn phải đạt. Về hình dáng, kích thước và ngoại quan phải giống như mẫu chuẩn thực tế. Tiêu chuẩn kính chắn gió Kính chắn gió được làm từ vật liệu trong suốt, khi nhìn qua kính cho hình ảnh trung thực, không bị nhoè, mờ. Độ bền cơ tính của kính khi thử nghiệm theo QCVN2:2008 trong phòng thử nghiệm phải cho kết quả đạt. Về kích thước và ngoại quan phải giống với mẫu chuẩn. Tiêu chuẩn dây quai đeo Dây quai đeo được làm từ sợi tổng hợp, cơ tính dai, bền, khi thử nghiệm độ kéo dãn trong phòng thử nghiệm theo QCVN2:2008 phải cho kết quả đạt. Kích thước Bảng 2.3: Kích thước dây Loại mũ Độ dài của dây Độ rộng của dây Ghi chú UFO, SAGA L 1600±20mm 18±2mm DISCO Dây dài: 82±20mm Dây ngắn: 32±10mm 18±2mm SAGA M, SAGA S Khuy khoá Khuy khoá được ép từ nhựa PP, khi thử nghiệm độ kéo dãn trong phòng thử nghiệm theo QCVN2:2008 phải cho kết quả đạt. Độ rộng của rãnh luồn dây là 20±2mm. Tổ chức sản xuất Quy trình sản xuất mũ bảo hiểm: Công đoạn phụ trợ Công đoạn sơn Công đoạn in Công đoạn lắp ráp Tổ lắp ráp Quy trình lắp ráp: Làm xốp; Dán băng dính hai mặt vào xốp; Dán nhám đệm- tem xốp; Luồn dây quai mũ; Khoan mũ- Dập khuôn vỏ mũ- Cắt lỗ thông gió; Bóc băng dính- Dán lưới; Dán chống xiên- ghim lưới; Lắp vỏ chân; Quấn băng dính đen; Dán tem phản quang; Đánh bóng mũ; Khoan lỗ khung kính; Dập ECU; Lắp kính; Dán nhám đai- tem chống hàng giả; Vào đai đệm- ghim HDSD; Dán tem CS- cờ Mĩ; Dán tem QC; Đóng túi nilon; Đóng gói. Cắt dây; Dán hoa. Tổ phụ trợ: Đánh rửa vỏ, chọn vỏ, cắt vỏ… Tổ sơn: Pha sơn, sơn. Tổ in. Hình 2.5: Xưởng sơn Hình 2.6: Dây chuyền lắp ráp Quy tắc 5S trong sản xuất: Sàng lọc Sẵn sàng Sắp xếp Sạch sẽ Săn sóc Hình 2.7: Quy tắc 5S Công tác xử lý sửa chữa đột xuất: Mục đích: Kiểm soát công việc trong quá trình xử lí đột xuất. Đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Phạm vi áp dụng: Với tất cả các dây chuyền, máy móc, thiết bị. Tài liệu liên quan: Các tiêu chuẩn chất lượng của thiết bị hỏng hóc. Các hướng dẫn về chất lượng. Theo dõi thực hiện: Mức độ thực hiện. Kết quả. Kết thúc quá trình thực hiện: Trình biên bản bàn giao sau khi sửa chữa. d> Sơ đồ bố trí mặt bằng Hình 2.8: Sơ đồ mặt bằng 2.1.2. Tìm hiểu công tác lập kế hoạch và điều độ sản xuất Lập kế hoạch sản xuất Các tài liệu cơ sở cho việc lập kế hoạch Căn cứ vào hợp đồng của khách hàng. Căn cứ vào báo cáo kinh doanh của phòng kinh doanh. Căn cứ vào thực trạng trang thiết bị nhà máy. Căn cứ vào nguồn nhân lực hiện có. Căn cứ vào nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào. Phương pháp lập kế hoạch Căn cứ vào những tài liệu cơ sở trên nhà quản lí sẽ đưa ra kế hoạch sản xuất cho doanh nghiệp. Bộ phận sản xuất sẽ thực hiện kế hoạch đã được thảo ra. Điều độ sản xuất Quá trình sản xuất thực hiện theo nguyên tắc (FCFS), tức là công việc đến trước sẽ làm trước. Thông tin tác nghiệp sẽ được cập nhật từng ngày một. Điều độ sản xuất 2.1.3. Tìm hiểu công tác quản lí vật tư Các loại vật tư được sử dụng trong doanh nghiệp Vật tư sử dụng trong doanh nghiệp rất đa dạng về chủng loại. Với nhiều kiểu dáng, mẫu mã mũ bảo hiểm khác nhau, do đó danh mục nguyên vật liệu sử dụng cho nó lên tới hàng trăm (gần 400 loại nguyên vật liệu khác nhau). Sau đây là một số loại chính: Bảng vật tư (đơn vị tính: đồng). Bảng 2.4: Các loại vật tư chính STT Mã hiệu Tên NVL ĐVT Nhập trong kỳ Tồn cuối kỳ SL Số tiền SL Số tiền 1 BD-13 Băng Phản Quang Kg 100 45454545 80 36363636 2 HB-07 Vỏ mềm cỡ L Cái 242 1200000 0 0 3 HB-07 Vỏ mềm cỡ L Cái 242 1200000 0 0 4 HB-08 Vỏ mềm cỡ UFO Cái 150 400000 0 0 5 HB-08 Vỏ mềm cỡ UFO Cái 150 400000 0 0 6 HB-09 Vỏ cứng cỡ M Cái 9241 3180000 3156 1338656 7 HB-09 Vỏ cứng cỡ M Cái 9241 3180000 3156 1338656 8 HB-10 Vỏ cứng cỡ L Cái 11715 95790730 7358 59522577 9 HB-10 Vỏ cứng cỡ L Cái 11715 95790730 7358 59522577 10 HB-20 Đệm điều chỉnh vòng đầu (Đai L) Cái 10490 26981570 5717 17768844 11 HB-15 Chân mũ cỡ L Cái 5200 16872192 4749 15108216 12 HB-32 Bộ dây quai mũ cỡ M Bộ 0 0 100 203424 13 HB-57 Đai nhựa L Cái 10870 10390000 1200 1147027 14 KINH-02 Kính M zu Cái 1500 33000000 4035 88785294 15 KHOA-10 Khóa mũ bảo hiểm VT-20 Bộ 30000 18900000 50000 67154854 Lập kế hoạch về vật tư Kiểm soát mua hàng Hình 2.9: Sơ đồ mua hàng Mô tả Yêu cầu mua hàng: Khi có nhu cầu về hàng hoá phục vụ sản xuất, người có trách nhiệm lập phiếu yêu cầu mua hàng (có tiêu chuẩn kĩ thuật cho từng loại hàng) và chuyển cho lãnh đạo phê duyệt qua email hoặc văn bản. Xem xét, phê duyệt: Ban giám đốc xem xét nhu cầu và phiếu yêu cầu, tiến hành phê duyệt và chuyển sang phòng vật tư làm thủ tục mua hàng. Tìm và lựa chọn nhà cung cấp: Bộ phận mua hàng căn cứ danh sách nhà cung cấp thích hợp, liên hệ mua hàng hoặc tìm nhà cung cấp mới với các tiêu chí lựa chọn thích hợp. Nhà cung cấp được lựa chọn sẽ được nhập vào danh sách nhà cung cấp khi việc giao dịch đã được thực hiện. Làm đơn đặt hàng, hợp đồng: Người có trách nhiệm làm hợp đồng thực hiện mua hàng, hợp đồng có thể bao gồm các đợt hàng theo các thời điểm khác nhau. Mỗi đợt hàng được thực hiện bởi đơn đặt hàng. Phê duyệt: Hợp đồng và đơn đặt hàng được phê duyệt bởi ban lãnh đạo. Hợp đồng/đơn hàng thể hiện rõ những tiêu chuẩn chất lượng mà nhà cung cấp cần cam kết đáp ứng khi xác nhận đơn hàng. Theo dõi đơn hàng, hợp đồng: sau khi hợp đồng và đơn hàng được chuyển đi, trưởng bộ phận mua hàng theo dõi tiến độ, tình trạng thực hiện đơn đặt hàng của nhà cung cấp. Các trường hợp đặc biệt, báo với lãnh đạo để đưa ra phương án giải quyết. Kiểm tra hàng mua vào: Hàng chuyển về được kiểm tra theo tiêu chuẩn được quy định bởi Protec và tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng chung của nhà nước theo mức độ quan trọng của từng loại nguyên vật liệu. Hàng không đạt sẽ làm thủ tục trả lại cho nhà cung cấp. Các kết quả kiểm tra được cập nhật vào phiếu kiểm tra nguyên vật liệu của bộ phận QC. Kết quả đánh giá chất lượng cuối mỗi tháng sẽ được thể hiện trên sổ theo dõi và đánh giá nhà cung cấp với thông tin về tiến độ và chất lượng từng đợt, qua đó nắm được chất lượng hàng hoá và dịch vụ và đề xuất cải tiến về việc hợp tác giữa hai bên ngày một tốt hơn. Cứ mỗi sáu tháng một lần, sổ theo dõi sẽ được mang ra để đánh giá năng lực của nhà cung cấp thông qua chỉ tiêu chất lượng và tiến độ giao hàng đạt được và có biện pháp xử lí thích hợp. Nhập kho: Hàng sau khi được kiểm tra chuyển vào kho theo quy trình quản lí kho. Nhân viên kho lưu ý đến điều kiện bảo quản của hàng hoá. Thanh toán: Phòng vật tư thu thập chứng từ để làm thủ tục thanh toán. Lưu hồ sơ: Phòng vật tư, phòng kế toán, phòng nguyên vật liệu lưu. Kiểm soát nhà cung cấp Hình 2.10: Sơ đồ cung cấp Mô tả Lập danh sách hàng hoá cần mua: Thủ kho, trưởng bộ phận sản xuất lập danh sách hàng hoá cần cung cấp, chuyển cho người lãnh đạo xem xét và phê duyệt thông qua email hoặc văn bản. Xem xét, phê duyệt: Ban lãnh đạo xem xét và xác nhận danh sách hàng hoá cần cung cấp. Tìm nhà cung cấp: Bộ phận mua hàng liên hệ tìm nhà cung cấp cho các mặt hàng trong danh sách hàng hoá cần cung cấp đáp ứng các tiêu chuẩn kĩ thuật thể hiện bằng sản phẩm mẫu hoặc các tài liệu kĩ thuật của sản phẩm cung cấp bởi các nhà cung cấp. Lựa chọn nhà cung cấp: Đối với các sản phẩm mua mới thông tin về các nhà cung cấp được cập nhật vào phiếu so sánh nhà cung cấp. Phiếu đánh giá thể hiện các chứng chỉ chất lượng NCC đạt được, các ưu nhược điểm làm tiêu chí so sánh, đánh giá và lựa chọn. Sau khi các thông tin được điền đầy đủ, chuyển tới người có thẩm quyền xem xét và phê duyệt. Phê duyệt: Tổng giám đốc, giám đốc phê duyệt các nhà cung cấp đủ năng lực và điều kiện cung cấp các sản phẩm cho công ty, phê duyệt vào phiếu so sánh và lựa chọn nhà cung cấp. Cập nhật danh sách nhà cung cấp: Các phiếu phê duyệt đủ năng lực được cập nhật vào danh sách nhà cung cấp được phê duyệt. Theo dõi và quản lí nhà cung cấp: Bộ phận mua hàng thường xuyên cập nhật thông tin về NCC. Các vấn đề về chất lượng hàng hoá sẽ được cập nhật vào sổ theo dõi và đánh giá NCC, phản ánh tình trạng chất lượng, dịch vụ của nhà cung cấp đối với các nhà cung cấp quan trọng và thiết yếu như: Vỏ mũ, sơn, xốp mũ… và đưa ra các đề xuất cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ ngày càng tốt hơn. Lưu hồ sơ: Phòng kế hoạch vật tư lưu. Định mức tiêu hao nguyên vật liệu Bảng 2.5: Mức tiêu hao nguyên vật liệu Bảng 2.6: Mức tiêu hao nguyên vật liệu Bảng 2.7: Mức tiêu hao nguyên vật liệu Bảng 2.8: Mức tiêu hao nguyên vật liệu Công tác dự trữ trong doanh nghiệp Sơ đồ kho Tầng 2 Tầng 1 Vải Các loại khoá, khuy dập… Công cụ, dụng cụ Nhựa Vỏ mũ Sơn, dung môi Nhãn mác, tem Vỏ tồn Giấy cắt tông Hình 2.11: Sơ đồ bố trí trong kho Hình 2.11: Sơ đồ kho Nguyên vật liệu lưu trữ trong kho khá đa dạng. Số lượng trên 400 chủng loại khác nhau. Việc sắp xếp, bố trí trong kho phân theo khu vực nhưng việc lưu trữ nguyên vật liệu còn tự do. Một phần do lượng nguyên vật liệu còn chưa phức tạp. Công nhân làm việc trong chủ yếu theo trí nhớ. Việc sắp xếp, bố trí khá đơn giản. Hệ thống kho chưa được thiết lập hệ thống đánh mã hàng hoá, việc quản lý nhập, xuất khá đơn giản. Thực tế là diện tích kho không đủ đáp ứng cho công tác dự trữ nguyên vật liệu. Ngoài việc phân khu vực cho các nguyên liệu chính thì kho được tận dụng mọi chỗ trống có thể để nguyên vật liệu. Hơn nữa do không gian kho không đủ nên một số nguyên liệu còn chất ra cả không gian sản xuất. Đây là điểm còn bất cập của công tác tồn kho. 2.2. PHÂN TÍCH QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG Cơ cấu lao động của doanh nghiệp Bảng 2.9: Số lượng lao động Bộ phận Số lượng ( người) Bán hàng 55 Kế toán 10 Hành chính-Nhân sự 8 Sản xuất 123 Tổng 196 Trong đó, cơ cấu của bộ phận sản xuất như sau: Bảng 2.10: Số lao động bộ phận sản xuất Phân xưởng Số lượng (người) Dây truyền 44 Phụ trợ 38 Kho 6 Chất lượng 7 Sơn 11 Cơ khí 5 In 6 Tạp vụ 3 Nghỉ 3 Tổng 123 Các hình thức trả lương ở doanh nghiệp Doanh nghiệp sử dụng hình thức trả lương theo thời gian. Lương tối thiểu là 1,180,000 đồng. Các loại phụ cấp đối với công nhân như sau: Bảng 2.11: Các mức phụ cấp Phụ cấp Số tiền (nghìn đồng) Chuyên cần 100 Độc hại 300-400 Trách nhiệm 200-500 Kĩ năng 100-300 Lương công nhân học việc (8h/ngày): Bảng 2.12: Mức lương công nhân học việc STT Bộ phận Tiền lương/ngày 1 Sơn 61,000 2 In 57,000 3 Kho 55,000 4 Cơ khí 53,000 5 Kiểm tra chất lượng 53,000 6 Dây truyền- Lắp ráp 49,000 7 Phụ trợ 49,000 8 Tạp vụ 49,000 Các chế độ nghỉ Quy trình nghỉ phép Nghỉ hợp lệ Tổ trưởng xác nhận đồng ý NLĐ chính thức NLĐ thời vụ NLĐ nghỉ Tổ trưởng xác nhận không đồng ý Điền mẫu đơn Cảnh cáo, xử lý Lần 1: Cảnh cáo Lần 2: Xa thải Hình 2.12: Quy trình nghỉ phép Quy trình nghỉ ốm Không có giấy khám SK Nộp giấy khám SK Nghỉ > 3 ngày Nghỉ >5 ngày Báo thời gian quay lại có thể Không nộp giấy khám SK Nộp giấy khám SK 1-3 ngày Thông báo với QL vào 8-9h sáng. Cảnh cáo Sa thải Hình 2.13: Quy trình nghỉ ốm Nghỉ con ốm: tối đa 20 ngày với con dưới 3 tuổi và 15 ngày với con từ 3-7 tuổi. Nghỉ khám thai: tối đa 5 lần (1 ngày/lần) với thai bình thường; và (2 ngày/lần) với thai không bình thường. Nghỉ thai sản: 1 tháng trước khi sinh; sau khi sinh muốn nghỉ thêm phải nộp đơn. Nghỉ hiếu hỉ. Nhận xét tình hình lao động, tiền lương của doanh nghiệp Doanh nghiệp có quy mô nhỏ nên số lượng công nhân viên không nhiều. Độ ổn định cao. Doanh nghiệp trả lương theo thời gian nên sẽ thuận lợi, và dễ dàng hơn trong trả lương cho công nhân ở các bộ phận khác nhau. Nhưng hạn chế của hình thức này là khó kiểm soát năng suất lao động nếu không có sự giám sát chặt chẽ về thời gian lao động. 2.3. PHÂN TÍCH VIỆC SỬ DỤNG MÁY MÓC THIẾT BỊ TRONG DOANH NGHIỆP 2.3.1. Các loại máy móc thiết bị dùng trong doanh nghiệp TT Tên và thiết bị Mã số Thông số cơ bản Bộ phận sử dụng Năm sử dụng 1 Phòng thử nghiệm PTN Thử nghiệm TCVN2:2008 QC 2002 2 Tủ điện phân phối TPP 3p, 500V/400A KT 2007 3 ổn áp tự động OAT1 60kW NM 2002 4 Quạt hút buồng sơn cũ 1 QS1-1 3p, 5,5kW Sơn 2002 5 Quạt hút buồng sơn cũ 2 QS1-2 3p, 7,5kW Sơn 2002 6 Quạt hút buồng sơn cũ 3 QS1-3 3p, 5,5kW Sơn 2002 7 Quạt hút buồng sơn mới 1 QS2-1 3p, 2,2kW Sơn 2002 8 Quạt hút buồng sơn mới 2 QS2-2 3p, 2,2kW Sơn 2002 9 Buồng sơn cũ BSO1 3 ngăn Sơn 2002 10 Buồng sơn mới BSO2 2 ngăn Sơn 2007 11 Buồng sấy 1 BSA1 18kW, Fan 2,2kW Sơn 2007 12 Máy nén khí HP10 MNK1 Cánh gạt, Motor 5,5kW XSX 2002 13 Máy nén khí HP15 MNK2 Cánh gạt, Motor 7,5kW XSX 2002 14 Máy nén khí Atlas MNK3 Trục vít, 22kW XSX 2007 15 Bình tích khí BTK V=1m3 ; P=8atm XSX 2007 16 Máy làm khô khí DRY 2kW 5,6 L / phút XSX 2009 17 Máy dập thuỷ lực 20T DTL1 Motor 4kW Phụ trợ 2002 18 Máy dập thuỷ lực 30 T DTL2 Motor 4,5kW Phụ trợ 2002 19 Máy hút chân không cũ HCK1 20kW 580x1000mm Phụ trợ 2002 20 Máy hút chân không mới HCK2 20kW Phụ trợ 2006 21 Máy cắt vỏ 1 MCV1 2p, 1,75kW Phụ trợ 2002 22 Máy cắt vỏ 2 MCV2 2p, 1,75kW Phụ trợ 2002 23 Máy cắt chân 1 MCC1 2p, 1,75kW Phụ trợ 2002 24 Máy cắt chân 2 MCC2 2p, 1,75kW Phụ trợ 2002 25 Máy ép nhiệt 1 MEN1 150 Tấn, Motor 7,5kW, Heat 18kW Phụ trợ 2008 26 Máy ép nhiệt 2 MEN2 150 Tấn, Motor 7,5kW, Heat 12kW Phụ trợ 2009 27 Máy in Tampon 1 màu số 1 ITP1 220V, 1,5kW, 6atm In 2002 28 Máy in Tampon 4 màu số 1 (máy cũ) ITP2 220V, 1,5kW, 6atm In 2002 29 Máy in Tampon 4 màu số 2 ITP3 220V, 1,5kW, 6atm In 2002 30 Máy in Tampon 6 màu ITP4 220V, 1,5kW, 6atm In 2009 31 Dây chuyền 1 DC1 0,8 x18m VSD 2p, 8kW Dây chuyền 2002 32 Dây chuyền 2 DC2 0,8 x18m VSD 2p, 5kW Dây chuyền 2002 33 Máy dập khuy GL 1 MDK1 2p, 0,5kW Dây chuyền 2002 34 Máy dập khuy GL 2 MDK2 2p, 0,5kW Dây chuyền 2002 35 Máy dập khuy GL 3 MDK3 2p, 0,5kW Dây chuyền 2008 36 Máy dập khuy GL 4 MDK4 2p, 0,5kW Dây chuyền 2008 37 Máy dập khuy GL 5 MDK5 2p, 0,5kW Dây chuyền 2008 38 Máy dập khuy GL 6 MDK6 2p, 0,5kW Dây chuyền 2008 39 Máy dập khuy GL 7 MDK7 2p, 0,5kW Dây chuyền 2008 40 Máy dập khuy LH 1 MTD1 2p, 0,75kW Dây chuyền 2009 41 Máy dập khuy LH 2 MTD2 2p, 0,75kW Dây chuyền 2009 42 Máy may công nghiệp 1 MCN1 2p, 0,5kW Phụ trợ 2002 43 Máy may công nghiệp 2 MCN2 2p, 0,5kW Phụ trợ 2002 44 Máy may công nghiệp 3 MCN3 2p, 0,5kW Phụ trợ 2002 45 Máy may công nghiệp 4 MCN4 2p, 0,5kW Phụ trợ 2002 46 Máy may công nghiệp 5 MCN5 2p, 0,5kW Phụ trợ 2002 47 Máy may công nghiệp 6 MCN6 2p, 0,5kW Phụ trợ 2002 48 Máy may công nghiệp 7 MCN7 2p, 0,5kW Phụ trợ 2002 49 Máy may công nghiệp 8 MCN8 2p, 0,5kW Phụ trợ 2002 50 Xe nâng tay 2,5T số 1 XNT1 Hmin =80mm Hmax=200mm Kho 2002 51 Xe nâng tay 2,5 T số 2 XNT2 Hmin =70mm Hmax=200mm Kho 2009 52 Xe nâng tay cao 1 T XNT3 Hmin=200mm Hmax=1600mm Cơ khí 2009 53 Máy hàn tay MHT 220V/380V 150A Cơ khí 2002 54 Hệ thống đèn chiếu sáng LIG NM 2002 55 Hệ thống quạt FAN XSX 2002 56 Hệ thống điều hoà REF VP 2002 57 Buồng sấy 2 BSA2 1,5x2,3x1,9m 3P. 7,5 kW P.In T11/2009 2.3.2. Công tác tổ chức sửa chữa máy móc thiết bị trong doanh nghiệp Quy trình tổ chức sửa chữa máy móc thiết bị STT Lưu đồ Trách nhiệm 01 Bộ phận kỹ thuật sản xuất 02 Bộ phận kỹ thuật 03 Giám đốc Nhà máy 04 Bộ phận kỹ thuật sản xuất Tổ cơ điện 05 Bộ phận kỹ thuật. Người vận hành 06 Bộ phận kỹ thuật 07 08 Bộ phận kỹ thuật Hình 2.14: Lưu đồ quá trình bảo dưỡng, sửa chữa Mô tả Lập và phê duyệt kế hoạch: Người được yêu cầu sẽ lập lên danh mục và lên lịch bảo dưỡng cho tất cả các thiết bị sản xuất hiện có tại nhà máy. Danh mục và lịch bảo dưỡng này sẽ do quản đốc kiểm tra và phê duyệt . Kế hoạch này được lập ngay ban đầu và khi nhập thêm thiết bị mới . Thực hiện bảo dưỡng: Người được giao nhiệm vụ bảo dưỡng phải cập nhật hồ sơ bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị. Công việc bảo dưỡng thiết bị được thực hiện định kỳ theo kế hoạch. Ngay khi hoàn thành công việc bảo dưỡng, người thực hiện phải kiểm tra lại toàn bộ công việc đã làm trong quá trình bảo dưỡng và kiểm tra lại toàn bộ máy móc thiết bị. Báo cáo kết quả với cấp trên để kết thúc công việc bảo dưỡng sẵn sàng đưa thiết bị vào vận hành. Thực hiện sửa chữa: Ngay khi thiết bị gặp sự cố, công nhân vận hành máy phải báo cáo với quản đốc, người sửa chữa. Tiến hành kiểm tra thiết bị, thực hiện sửa chữa khắc phục sự cố. Người thực hiện sửa chữa thiết bị phải cập nhật hồ sơ bảo dưỡng sửa chữa thiết bị. Khi hoàn thành sửa chữa, phải kiểm tra lại toàn bộ thiết bị. Báo cáo lại kết quả, ghi nhật kí công việc, sẵn sàng đưa thiết bị vào vận hành trở lại. Một số sự cố thường gặp: Sự cố Cách kiểm tra khắc phục Máy hút chân không Mất điện dàn nhiệt Kiểm tra nguồn cấp. Kiểm tra các tiếp điểm trên thanh cái. Đấu lại và thay thế những tiếp điểm bị hỏng. Thay thế thanh nhiệt bị cháy. Mất hành trình Kiểm tra các cảm biến vị trí (công tắc hành trình) và các cơ cấu chấp hành (các rơle và các van điện, điện từ) tương ứng với hành trình bị mất. Lực hút kém Kiểm tra bơm chân không, áp suất chân không. Kiểm tra xem mâm hút có kín không. Mất nước làm mát Kiểm tra nguồn cấp nước. Kiểm tra van điện từ điều khiểm mở van nước. Tháo van phun nước để vệ sinh Sự cố Cách kiểm tra khắc phục Máy dập thuỷ lực Động cơ không hoạt động Kiểm tra rơle nhiệt, khởi động từ trong hộp điện. Kiểm tra điện trở các cuộn dây và điện trở cách điện của động cơ. Điện trở cuộn dây phải tương đương nhau nằm trong khoảng từ 4 – 8 Ohm, điện trở cách điện phải lớn hơn 20 MOhm. Động cơ kêu to Kiểm tra giảm giật giữa động cơ và bơm dầu. Dùng nhựa nến bơm vào nếu giảm giật bị nát Lực dập yếu Kiểm tra công tắc hành trình giới hạn biên độ dập. Kiểm tra mức dầu, chất lượng dầu. Kiểm tra hệ thống van, bơm dầu. Máy không dập Kiểm tra hệ thống điện điều khiển đóng van dầu. Kiểm tra van dầu. Sự cố Cách kiểm tra khắc phục Máy ép nhiệt Mất điện dàn nhiệt Kiểm tra khởi động từ trong hộp điện. Mất điện hệ thống điều khiển Kiểm tra cầu chì trong hộp điện Động cơ bơm dầu không hoạt động Kiểm tra rơle nhiệt, khởi động từ trong hộp điện. Kiểm tra điện trở các cuộn dây và điện trở cách điện của động cơ. Điện trở cuộn dây phải tương đương nhau nằm trong khoảng từ 4 – 8 Ohm, điện trở cách điện phải lớn hơn 20 MOhm. Thớt nhiệt lên xuống chậm Kiểm tra công tắc hành trình chuyển chế độ nhanh chậm. Kiểm tra van và xilanh tạ tốc độ ở hai bên Lực dập yếu Kiểm tra đồng hồ đặt áp suất ép. Kiểm tra điểm đặt của van an toàn, giá trị đặt phải từ 180 đến 200 atm. Kiểm tra dầu và chất lượng dầu. Sự cố Cách khắc phục Máy Hút Bụi Động cơ quá tải Kiểm tra lại ổ bi trục động cơ, đường dẫn bụi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc76763929-Baocaott.doc
Tài liệu liên quan