Lập Bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra.
- Mẫu bảng kê HĐ chứng từ hàng hóa dịch vụ bán ra ( Biểu mẫu:17 )
- Căn cứ lập : là các hóa đơn chứng từ dịch vụ bán ra, kể cả hóa đơn hủy bỏ, hóa đơn điều chỉnh tăng, giảm số lượng, giá bán của doanh nghiệp, hóa đơn hàng bị trả lại.
- Cách lập bảng : Kiểm tra tính hợp lệ của của hóa đơn, không tẩy xóa, kiểm tra các bước trong hóa đơn: Tên, Địa chỉ, MST, Thuế suất thuế GTGT. Trường hợp sai sót, phải liên hệ với khách hàng để tiến hành lập biên bản hoặc hủy hóa đơn. Lưu ý hóa đơn hủy phải được đính kèm biên bản và được lưu trữ.
Các hóa đơn được tập hợp thành 4 loại theo đặc điểm của hàng hóa, dịch vụ bán ra trong kỳ :
1. Hàng hóa không chịu thuế GTGT
2. Hàng hóa chịu thuế GTGT 0%
3. Hàng hóa chịu thuế GTGT 5%
4. Hàng hóa chịu thuế GTGT
Các cột từ 1 đến 10 được điền tương tự bảng kê HĐ, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào .
Các hóa đơn được ghi vào bảng kê theo thứ tự thời gian, hóa đơn nào phát sinh trước ghi trước, hóa đơn nào phát sinh sau ghi sau. Các hóa đơn hủy do viết sai nhưng chưa kê khai thì không phải viết vào bảng kê.
Lưu Ý : Đối với HĐ hàng bán bị trả lại, hóa đơn xuất giảm giá, giảm số lượng thì ghi âm (-) các chỉ tiêu doanh số bán hàng chưa thuế và thuế GTGT.
Lập Bảng giải trình khai bổ xung, điều chỉnh Thuế GTGT
- Mẫu bảng giải trình : ( Biểu Mẫu : 19 )
- Người nộp thuế phát hiện hồ so kê khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót, nhầm lẫn, gây ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì phải bổ sung hồ sơ khai thuế. Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào bất kỳ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ kê khai thuế của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
- Trường hợp khai bổ xung hồ sơ khai thuế làm tăng số tiền phải nộp, người nộp thuế tự tính số số tiền nộp phạt chậm nộp hoặc căn cứ vào số tiền thuế chậm nộp, số ngày chậm nộp và mức xử phạt theo quy định tại điều luật 106 Luật quản lý thuế. Trường hợp người nộp thuế không tự xác định được hoặc xác định không đúng số tiền nộp phạt thì cơ quan thuế sẽ xác định số tiền phạt và thông báo cho người nộp thuế biết:
Số tiền nộp phạt = số thuế điều chỉnh * số ngày nộp chậm * 0,005 %
- Trường hợp khai bổ xung hồ sơ khai thuế làm giảm số thuế phải nộp, người nộp thuế được điều chỉnh giảm tiền thuế, tiền phạt ( nếu có) tại ngày cuối cùng của tháng nộp hồ sơ khai bổ sung, hoặc bù trừ số thuế giảm vào số thuế phát sinh của lần khai kế tiếp.
Trong tháng công ty không phải điều chỉnh tăng hay giảm thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ do kế toán đã ghi sổ, kê khai đúng số liệu.
38 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2046 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty TNHH thiết kế xây dựng quảng cáo thế giới Trang Trí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được liên tục.
Kế toán tài sản cố định:
Có nhiệm vụ chủ yếu là phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm của TSCĐ, kể cả về số lượng, chất lượng và giá trị của TSCĐ. Ghi vào sổ chi tiết tình hình sử dụng, mua sắm, sữa chữa, tính khấu hao, thanh lý, nhượng bán TSCĐ.
Mối quan hệ giữa phòng kế toán với các phòng ban chức năng
Phòng kế toán có quan hệ mật thiết với các phòng ban chức năng khác và là công cụ quan trọng để điều hành quản lý các hoạt động, tính toán kinh tế và kiểm tra việc bảo vệ, sử dụng tài sản, vật tư, nguồn vốn nhằm đảm bảo quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh.
Phòng kế toán có quan hệ rất mật thiết với phòng kế hoạch, kỹ thuật và quan hệ khách hàng. Phòng kế toán dựa vào những thông tin của phòng kế hoạch, kỹ thuật và quan hệ khách hàng để xây dựng giá thành dự toán cho các công trình, hạng mục công trình. Từ đó có những tính toán về mặt nguồn vốn hợp lý cho các công trình đấu thầu, các hạng mục công trình.
Đối với phòng kinh doanh thì những thông tin của phòng kế toán lại cực kỳ quan trọng. Các thông tin liên quan đến việc sản xuất sản phẩm mà cụ thể là việc cung cấp giá vốn hàng bán quyết định rất nhiều đến tình hình tiêu thụ sản phẩm trong công ty. Phòng kế toán làm việc có hiệu quả thì những thông tin mà họ đưa ra rất chính xác, hợp lý do đó tạo ra sự rõ ràng trong những thông tin cung cấp cho khách hàng.
Phòng kế toán được coi là một bộ phận cực kỳ quan trọng trong công ty vì những thông tin tài chính mà họ cung cấp. Mọi hoạt động của các phòng ban trong công ty, hoạt động hiệu quả hay không đều được thể hiện thông qua những con số trong báo cáo tài chính. Do vậy mà sự hoạt đông ăn khớp, nhịp nhàng giữa các phòng ban trong công ty là rất quan trọng, nó sẽ tạo ra bộ máy làm việc thực sự có hiệu quả, điều mà công ty luôn muốn đạt được.
2.2. Sơ đồ và trình tự ghi sổ chứng từ kế toán của công ty:
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ cái
Nhật Ký chung
Bảng cân đối số phát sinh
Báo Cáo kế Toán
Bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh
2.2.1.Sơ đồ chứng từ kế toán của công ty
:
Sơ đồ 03: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật Ký Chung.
Ghi chú: Ghi hàng ngày:
Ghi định kỳ :
Đối chiếu :
2.2.2. Trình tự ghi sổ chứng từ kế toán của công ty:
Hàng ngày kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc để ghi vào sổ nhật kí chung, sổ cái, sổ quỹ, sổ chi tiết các tài khoản liên quan.
Cuối kỳ kế toán cộng số phát sinh trên sổ Nhật Ký chung, sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản. Căn cứ số dư đầu tháng, số phát sinh trong tháng, tính số dư cuối tháng của các tài khoản trên sổ cái, sổ chi tiết.
Cuối tháng, căn cứ vào số liệu trong sổ cái, kế toán lập bảng cân đối số phát sinh trong tài khoản kế toán. Đối chiếu số liệu ở bảng cân đối số phát sinh các tài khoản với số hiệu ở bảng chi tiết số phát sinh. Căn cứ vào số liệu bảng cân đối số phát sinh, tiến hành lập bảng cân đối kế toán và báo cáo kế toán khác.
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Nhật ký chung . Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.
2.3. Chế độ chính sách áp dụng tại công ty:
Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 .
Niên độ kế toán: Bắt đầu ngày 01- 01 và kết thúc ngày 31-12 hàng năm.
Ngôn ngữ sử dụng trong kế toán: Tiếng Việt.
Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam Đồng.
Khi có nghiệp vụ KT phát sinh liên quan đến ngoại tệ thì công ty chuyển đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam, theo tỷ giá của Ngân Hàng tại thời điểm chuyển đổi.
Tổ chức chứng từ kế toán tại doanh nghiệp:
Hệ thống chứng từ tại công ty:
- Hoá đơn GTGT; - Phiếu thu;
- Phiếu chi, phiếu nhập; - Phiếu xuất.
Hệ thống sổ kế toán:
- Sổ quỹ tiền mặt; - Sổ cái;
- Sổ nhật ký chung; - Sổ chi tiết các tài khoản.
Hệ thống báo cáo tài chính:
- Bảng cân đối kế toán; - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
- Thuyết minh báo cáo tài chính; - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Hình thức sổ kế toán tại công ty:
Hiện nay công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung.
Không sử dụng phần mềm kế toán.
Hình thức mở và khoá sổ kế toán:
Mở sổ kế toán: đầu niên độ kế toán, công ty tiến hành mở sổ kế toán theo danh mục đã đăng ký với cơ quan nhà nước.
Khoá sổ kế toán: cuối kỳ hạch toán (tháng, quý, năm)
Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
- Phương pháp hạch toán: kê khai thường xuyên
- Phương pháp tính giá thực tế hàng tồn kho: bình quân gia quyền.
- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ:
- Tồn kho cuối kỳ = tồn kho đầu kỳ + nhập trong kỳ - xuất trong kỳ.
Phương pháp tính thuế
- Tính và nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
Hệ thống tài khoản sử dụng:
- TK 111 Tiền mặt
- TK 112 Tiền gửi Ngân hàng
- TK 11211 Tiền gửi Ngân hàng CT
- TK 11212 Tiền gửi Ngân hàng NN-PT
- TK 131 Phải thu khách hàng
- TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ
- TK 1331 Thuế GTGT được khấu trừ của HH, DV
- TK 1332 Thuế GTGT hàng TSCĐ
- TK 331 Phải trả người bán
- TK 333 Thuế và các khoản phải nộp cho NN
- TK 3331 Thuế GTGT phải nộp
- TK 3334 Thuế TNDN
- TK 334 Phải trả công nhân viên
- TK 3388 Phải trả, phải nộp khác
- TK 411 Nguồn vốn kinh doanh
- TK 421 Lợi nhuận chưa phân phối
- TK 511 Doanh thu bán hàng
- TK 515 Doanh thu hoạt động tài chính
- TK 621 Chi phí NVL trực tiếp
- TK 622 Chi phí NC trực tiếp
- TK 627 Chi phí SXC
- TK 632 Giá vốn hàng bán
- TK 635 Chi phí tài chình
- TK 642 Chi phí quản lý DN
- TK 811 Chi phí khác
- TK 821 Thuế TNDN phải nộp
- TK 911 Xác định kết quả kinh doanh
2.4. Thuận lợi và khó khăn
* Thuận lợi:
Công ty đã sở hữu được một đội ngũ kỹ sư thiết kế giỏi và công nhân xây dựng lành nghề. Có được nguồn tài chính dồi dào, đảm bảo cho việc phục vụ các công trình được tốt hơn. Công ty có chế độ cho công nhân viên rất tốt, luôn quan tâm đến đời sống của công nhân viên điều đó tạo nên một tâm lý an toàn .
* Khó khăn:
Sự thành lập công ty trong giai đoạn kinh tế khó khăn, cộng với sự cạnh tranh của các đối thủ ,THE GIOI TRANG TRI CO.,LTD cũng vấp phải những khó khăn nhất định trong việc thiết lập mối quan hệ bạn hàng. Nhưng BGĐ công ty đã có những ,ý tưởng thiết kế mới lạ, các chiến lược đúng đắn để đưa công ty vượt qua giai đoạn sơ khai thành lập, thoát khỏi những khủng hoảng và ngày càng khẳng định thương hiệu thiết kế của mình.
PHẦN 2:
{
TÌNH HÌNH CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ TẠI
CÔNG TY THIẾT KẾ XÂY DỰNG QUẢNG CÁO
THẾ GIỚI TRANG TRÍ
1. CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TẠI THẾ GIỚI TRANG TRI CO.,LTD
Công ty là tổ chức có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở VIỆT NAM, do đó công ty phải nộp thuế GTGT theo quy định của nhà nước. Hiện nay công ty thế giới trang trí đang thực hiện luật thuế GTGT theo:
Luật thuế GTGT số 13/ 2008/QH12 ngày 3/6/2008.
Thông tư số 60/2007/TT-BTC hướng dẫn thi hành luật thuế GTGT.
Công ty đang thực hiện các quy định trong thuế GTGT và thông tư hướng dẫn cụ thể sau :
1.1 Đối tượng chịu thuế GTGT ở công ty
Theo quy định thì đối tượng chịu thuế GTGT tại công ty là các công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành, bàn giao. Là các hàng hóa, linh kiện điện tử, điện gia dụng, đã bán cho khách hàng.
1.2 Căn cứ tính thuế: là giá tính thuế và thuế suất
Giá tính thuế
Đối với hoạt động xây dựng: Giá tính thuế là giá trị công trình đem bàn giao, chưa có thuế GTGT. Trường hợp thi công lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị , giá tính thuế là giá trị thi công không bao gồm máy móc thiết bị.
Đối với hàng hóa điện tử viễn thông, điện gia dụng bán ra, giá tính thuế là giá bán không bao gồm thuế GTGT
Thuế suất
- Công ty áp dụng mức thuế suất 10% đối với công trình, hạng mục công trình, thiết bị điện tử viễn thông, điện gia dụng.
1.3 Phương pháp tính thuế
Công ty áp dụng phương pháp tính thuế GTGT là theo phương pháp khấu trừ như, cụ thể là:
+ Cách tính thuế GTGT phải nộp
Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào
Trong đó:
+ Thuế GTGT đầu ra bằng giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân với thuế suất thuế GTGT của hàng hóa và dịch vụ đó.
+ Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ vào bằng tổng thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ.
+ Nếu hàng hóa, vật tư, dịch vụ là giá mua đã có thuế GTGT thì giá chưa có thuế GTGT được tính theo công thức sau:
Giá chưa có Giá thanh toán đã bao gồm thuế GTGT
Thuế GTGT 1+ thuế suất của hàng hóa dịch vụ (%)
1.4 Khấu trừ và hoàn thuế
Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào :
Tại công ty thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng đều được khấu trừ toàn bộ.
Thuế giá trị gia tăng phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định thuế số thuế phải nộp trong tháng đó. Trường hợp công ty phát hiện số thuế giá trị gia tăng đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được khấu trừ, kê khai bổ xung. Thời gian kê khai bổ xung tối đa là 6 tháng kể từ thời điểm phát sinh sai sót.
Hoàn thành thuế giá trị gia tăng
Theo quy định đối với cơ sở kinh doanh có nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá tị gia tăng nếu trong 3 tháng liên tục trở lên nếu có số thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ hết .
1.5 Kê khai và nộp thuế GTGT hàng tháng tại công ty.
Hàng tháng công ty tiến hành tổng hợp và tính số thuế GTGT đầu vào, số thuế GTGT đầu ra, tiến hành bù trừ giữa thuế GTGT đầu vào và thuế GTGT đầu ra để xác định số thuế GTGT phải nộp trong tháng hạch toán.
Kế toán căn cứ vào các Bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa dịch vụ bán ra (Mẫu số :01-1/GTGT) và Bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào (Mẫu số : 02-2/GTGT) để vào tờ khai thuế GTGT (Mẫu số : 01/GTGT), đồng thời kèm theo bảng báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trong đơn vị.
Công ty nộp thuế GTGT của tháng này vào ngày 15 của tháng kế tiếp, hạn chót nộp thuế là ngày 20 của tháng kế tiếp.
Thủ tục khai bổ sung số thuế GTGT đầu ra phải nộp gồm có bảng tổng hợp thuế GTGT theo bản giải trình khai bổ sung ( Mẫu số: 01-3/GTGT), Tờ khai thuế GTGT tháng trước số bổ sung và tờ giải trình khai bổ xung, điều chỉnh (Mẫu số 01/KHBS).
Sau khi công ty đã thực hiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào với Thuế GTGT đầu ra để xác định số thuế GTGT phải nộp cho Nhà Nước trong tháng, nếu trong ba tháng liên tiếp số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết thì công ty được phép hoàn thuế GTGT.
Hồ sơ hoàn thuế GTGT bao gồm :
Văn bản đề nghị hoàn thuế nêu rõ lý do, số thuế được hoàn và thời gian phát sinh số thuế đề nghị hoàn theo mẫu số 01/HTBT ban hành kèm theo thông tư này.
Bảng kê khai tổng hợp số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ, số thuế đã nộp ( nếu có ), số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra đề nghị hoàn theo mẫu số 01-1/HTBT ban hành kèm theo thông tư số 60/2007/TT-BTC. Trường hợp có điều chỉnh thuế GTGT đầu vào, đầu ra so với số thuế tại tờ khai đã nộp cho cơ quan thuế thì người nộp thuế GTGT phải giải trình rõ lý do.
Trong các tháng 4, tháng 5, tháng 6 công ty không có trường hợp điều chỉnh thuế GTGT đầu vào, đầu ra cũng như không có trường hợp hoàn thuế GTGT đầu vào trong tháng 6.
Cách lập một số bảng kê tại THE GIOI TRANG TRICO.,LTD:
Lập bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào.
Mẫu bảng kê (Biểu mẫu : 16)
Căn cứ lâp: là các hóa đơn chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào trong kỳ, hóa đơn trả lại hàng của đơn vị.
Cách lập : +) Kiểm tra tính hợp lệ của của hóa đơn, không tẩy xóa, kiểm tra các bước trong hóa đơn: Tên, Địa chỉ, MST, Thuế suất thuế GTGT. Trường hợp sai sót, phải liên hệ với khách hàng để tiến hành lập biên bản hoặc hủy hóa đơn. Lưu ý hóa đơn hủy phải được đính kèm biên bản và được lưu trữ.
+) Điền đầy đủ các thông tin doanh nghiệp vào phần “ Đơn vị báo cáo , mã số thuế, địa chỉ, kỳ báo cáo’’. (Biểu mẫu: 16)
+) Điền ký hiệu hóa đơn mua vào vào cột số (2) có tên “ Ký hiệu hóa đơn ”, điền số hóa đơn, ngày tháng ghi hóa đơn vào các cột (3), (4) tương ứng. Các cột (5),(6),(7) , (8), (9), (10) điền tương tự.
+) Các hóa đơn đầu vào được phân loại theo 3 loại theo mục đích sử dụng NVL cho hoạt động SXKD:
Hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng riêng cho hoạt động SXKD chịu thuế GTGT.
Hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng riêng cho SXKD không chịu thuế GTGT.
Hàng hóa dịch vụ dùng chung cho SXKD chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT
+) Sau đó các HĐ được ghi theo thứ tự ngày tháng vào bảng kê hoa đơn chứng từ, dịch vụ mua vào.
+) Cộng dồn giá trị hàng hóa dịch vụa mua vào (cột 8),và thuế GTGT đầu vào trong kỳ (cột 9) ở cuối mỗi mục và dòng tổng cộng cuối cùng.
Lưu ý : Các hóa đơn trả lại hàng cho người bán hóa đơn người bán xuất giảm giá, giảm số lượng, các trường hợp giảm thuế GTGT đầu vào do chuyển hàng hóa phục vụ cho HĐ SXKD chịu thuế sang phục vụ cho hoạt động kinh doanh không chịu thuế, do chuyển TSCĐ phục vụ cho HĐ SXKD sang không phục vụ cho HĐ SXKD thì ghi âm (-) các chỉ tiêu doanh số mua chưa thuế và thuế GTGT ( cột 8 & cột 10 )
Lập Bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra.
Mẫu bảng kê HĐ chứng từ hàng hóa dịch vụ bán ra ( Biểu mẫu:17 )
Căn cứ lập : là các hóa đơn chứng từ dịch vụ bán ra, kể cả hóa đơn hủy bỏ, hóa đơn điều chỉnh tăng, giảm số lượng, giá bán của doanh nghiệp, hóa đơn hàng bị trả lại.
Cách lập bảng : Kiểm tra tính hợp lệ của của hóa đơn, không tẩy xóa, kiểm tra các bước trong hóa đơn: Tên, Địa chỉ, MST, Thuế suất thuế GTGT. Trường hợp sai sót, phải liên hệ với khách hàng để tiến hành lập biên bản hoặc hủy hóa đơn. Lưu ý hóa đơn hủy phải được đính kèm biên bản và được lưu trữ.
Các hóa đơn được tập hợp thành 4 loại theo đặc điểm của hàng hóa, dịch vụ bán ra trong kỳ :
Hàng hóa không chịu thuế GTGT
Hàng hóa chịu thuế GTGT 0%
Hàng hóa chịu thuế GTGT 5%
Hàng hóa chịu thuế GTGT
Các cột từ 1 đến 10 được điền tương tự bảng kê HĐ, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào .
Các hóa đơn được ghi vào bảng kê theo thứ tự thời gian, hóa đơn nào phát sinh trước ghi trước, hóa đơn nào phát sinh sau ghi sau. Các hóa đơn hủy do viết sai nhưng chưa kê khai thì không phải viết vào bảng kê.
Lưu Ý : Đối với HĐ hàng bán bị trả lại, hóa đơn xuất giảm giá, giảm số lượng thì ghi âm (-) các chỉ tiêu doanh số bán hàng chưa thuế và thuế GTGT.
Lập Bảng giải trình khai bổ xung, điều chỉnh Thuế GTGT
- Mẫu bảng giải trình : ( Biểu Mẫu : 19 )
Người nộp thuế phát hiện hồ so kê khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót, nhầm lẫn, gây ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì phải bổ sung hồ sơ khai thuế. Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào bất kỳ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ kê khai thuế của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
Trường hợp khai bổ xung hồ sơ khai thuế làm tăng số tiền phải nộp, người nộp thuế tự tính số số tiền nộp phạt chậm nộp hoặc căn cứ vào số tiền thuế chậm nộp, số ngày chậm nộp và mức xử phạt theo quy định tại điều luật 106 Luật quản lý thuế. Trường hợp người nộp thuế không tự xác định được hoặc xác định không đúng số tiền nộp phạt thì cơ quan thuế sẽ xác định số tiền phạt và thông báo cho người nộp thuế biết:
Số tiền nộp phạt = số thuế điều chỉnh * số ngày nộp chậm * 0,005 %
Trường hợp khai bổ xung hồ sơ khai thuế làm giảm số thuế phải nộp, người nộp thuế được điều chỉnh giảm tiền thuế, tiền phạt ( nếu có) tại ngày cuối cùng của tháng nộp hồ sơ khai bổ sung, hoặc bù trừ số thuế giảm vào số thuế phát sinh của lần khai kế tiếp.
Trong tháng công ty không phải điều chỉnh tăng hay giảm thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ do kế toán đã ghi sổ, kê khai đúng số liệu.
Biểu Mẫu : 19
BẢNG TỔNG HỢP THUẾ GTGT THEO BẢNG GIẢI TRÌNH
KÊ KHAI BỔ XUNG DIỀU CHỈNH (P L03)
(Kèm theo tờ khai thuế GTGT theo mẫu 01/GTGT)
Đơn vị nộp thuế :………………………..
MST : ………………………..Kỳ tính thuế : tháng………năm ………. .
Địa chỉ : ……………………….. ĐVT : Đồng VN
STT
Kỳ tính thuế được khai bổ xung
Ngày lập tờ khai bổ xung
Số thuế GTGT được điều chỉnh tăng
Số thuế GTGT được điều chỉnh tăng
1
( tháng kê khai sai)
(ngày phát hiện, lập tờ khai)
2
3
4
5
6
Tổng cộng
Ngày……..tháng ……..năm .....
Người nộp thuế hoặc người đại
diện hợp pháp của người nộp thuế.
Ký tên, đóng dấu ( ghi rõ họ tên )
Lập Tờ khai thuế GTGT
- Mẫu tờ khai thuế GTGT ( Biểu mẫu : 20 )
- Căn cứ lập: bảng kê HĐ chứng từ HH, DV mua vào, bán ra trong kỳ.
- Cách lập :
Bước 1 : Ghi các thông tin về đơn vị vào phần “Người nộp thuế, MST, Địa chỉ, Kỳ tính thuế” .
Bước 2 : Ghi số thuế GTGT còn được khấu trừ tháng trước chuyển sang vào cột thuế GTGT Mục [11].
Bước 3 : Xác định giá trị hàng hóa dịch vụ mua vào, bán ra, số thuế GTGT đầu vào, đầu ra phát sinh trong kỳ, (trong các bảng kê hóa đơn chứng từ), điền vào các mục tương ứng với nó.
Bước 4 : Xác định số thuế GTGT điều chỉnh tăng, giảm của hàng hóa dịch vụ mua vào, bán ra kỳ trước ghi vào các mục tương ứng.
Bước 5 : Xác định nghĩa vụ nộp thuế :
Tổng Thuế GTGT đầu ra - Tổng thuế GTGT đầu vào = A
Nếu A >0, thì số thuế GTGT phải nộp trong kỳ là A
Nếu A<0, thì A là số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển sang kỳ sau.
Nếu A <0, Mục [41] = Mục[43] = Mục [23] - Mục [39].
Nếu A>0, Mục [40] = Mục [39] - Mục [23]
Trường hợp trong tháng không có phát sinh các nghiệp vụ mua vào, bán ra thì đánh dấu “X” vào mục [10].
Trường hợp số thuế GTGT đầu vào lớn hơn số thuế GTGT đầu ra thì Ghi Có TK 133 số tiền thuế đầu ra, số thuế GTGT đầu vào chênh lệch còn lại sẽ được khấu trừ vào tháng kế tiếp, và được tính vào số dư bên Nợ TK 133.
Nợ TK 333 : Tổng số tiền thuế GTGT đầu ra
Có TK 133 : Tổng số tiền Thuế GTGT đầu ra
Trường hợp số thuế GTGT đầu vào nhỏ hơn số thuế GTGt đầu ra thì số tiền thuế GTGT đầu vào sẽ được khấu trừ hết, số thuế GTGT đầu ra chênh lệch còn lại là số thuế đơn vị sẽ phải nộp lại cho cơ quan thuế, chậm nhất là ngày 25 của tháng kế tiếp.
Nợ TK 333 : Số tiền thuế GTGT đầu vào
Có TK133 : Số tiền thuế GTGT đầu vào
Khi nộp thuế cho NSNN kế toán ghi :
Nợ TK 333: Số thuế GTGT phải nộp
Có TK 111, (112) : số thuế GTGT phải nộp .
2. KẾ TOÁN THUẾ TẠI CÔNG TY TK XD QC THẾ GIỚI TRANG TRÍ.
2.1 Kế toán thuế GTGT đầu vào.
2.1.1 Quy trình hoạch toán thuế GTGT đầu vào tại công ty.
Trong tháng khi phát sinh các nghiệp vụ mua NVL, CCDC, hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, thì căn cứ vào hóa đơn GTGT kế toán sẽ ghi vào Nhật ký chung cho ngày phát sinh đó. Đồng thời kế toán cũng căn cứ vào đó để vào sổ, thẻ kế toán chi tiết NVL, CCDC, hàng hóa, …
Hàng ngày kế toán căn cứ vào Nhật ký chung để vào sổ cái tài khoản 133 và các sổ cái tài khoản có liên quan như 111, 112, 331…
Cuối tháng kế toán phải khóa sổ Nhật ký Chung, sổ cái các TK tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh, so sánh với số dư trên các sổ chi tiết các TK tương ứng.
Hóa đơn GTGT đầu vào Nhật ký chung sổ cái TK 133…
Sổ Chi Tiết TK 133
2.1.2 Chứng từ kế toán sử dụng.
- Hóa đơn GTGT ( Liên 2 : Giao khách hàng, biểu mẫu 01 06 A )
- Hóa đơn bán hàng ( Liên 2 : Giao khách hàng )
- Phiếu chi ( Biểu Mẫu : 21)
- Các chứng từ khác liên quan….
2.1.3 Tài khoản, chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng
Tài khoản sử dụng
TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ: Phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của doanh nghiệp.
Kết cấu:
Bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ;
Bên Có:
Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ;
Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ;
Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua vào nhưng đã lại, được giảm giá;
Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại.
Số dư bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả.
TK 133 có 2 tài khoản cấp 2:
TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ
TK 1332 – Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định:
Sổ sách sử dụng
Công ty có sử dụng đầy đủ các loại sổ sách theo quy định của bộ tài chính về hình thức ghi sổ kế toán nhật ký chung sổ bao gồm:
Nhật ký chung
Sổ chi tiết các TK 133, TK 331
Sổ cái TK 133, TK 3331
– Các sổ chi tiết khác có liên quan
2.1.4 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu trong tháng 4/2011
Nghiệp vụ 01: Ngày 07 tháng 04 năm 2011 công ty TNHH TK XD QC Thế Giới Trang Trí mua kính xanh đen loại 4 ly (4,68 * 2,14) của DNTN Tuấn Tân Thành , MST 3600562038. Đã ghi phiếu nhập kho số 0401, kèm theo hóa đơn GTGT TT/11P số 0002609 ( Biểu mẫu : 01) với số tiền hàng là 9.100.000, thuế GTGT 10% là 910.000 đồng.
Căn cứ Phiếu Nhập kho: 0401 ( Biểu mẫu : 23) kế toán định khoản:
Nợ TK 152 : 9.100.000
Nợ TK 133 : 910.000
Có TK 331 : 10.010.000
Nghiệp vụ 02 : Ngày 15 tháng 04 năm 2011 Công ty TNHH TK XD QC Thế Giới Trang Trí chi tiền mặt mua nhôm thanh, của công ty Bắc nam Á, MST 0304397734, theo phiếu chi số 0405 ( Biểu mẫu: 21), kèm theo hóa đơn 03BB/11P số 0041150 ( Biểu mẫu : 02). Tổng số tiền hàng là 17.269.000 đồng, thuế GTGT 10% là 1.726.900 đồng, tổng số tiền thanh toán cho Bắc Nam Á là 18.995.900 đồng. Toàn bộ hàng được đem nhập kho chờ sử dụng.
Căn cứ hóa đơn 0041150 và Phiếu Nhập kho số 0402, kế toán định khoản:
Nợ TK 152 : 17.269.000
Nợ TK 133 : 1.726.900
Có TK 111 : 18.995.900.
Nghiệp vụ 03 : Ngày 15 tháng 04 năm 2011 công ty chi tiền mặt thanh toán tiền mua ván ghép gỗ xoan loại B, của công ty Hoàng Minh Tài, MST 0306866597, số lượng 3,2 m3 ; đơn giá 5.665.000, tổng tiền hàng 18.128.000, thuế GTGT 10%, thiền thuế GTGT là 1.812.800 đồng. Kèm theo hóa đơn GTGT 03BL/11P số 0037852 ( Biểu mẫu : 03 ). Gỗ xoan được đưa vào sử dụng ngay cho công trình .
Căn cứ hóa đơn 0037852 kế toán định khoản :
Nợ TK 621 : 18.128.000
Nợ TK 133 : 1.812.800
Có TK 111 : 19.940.800
Nghiệp vụ 04 : Ngày 16 tháng 04 năm 2011 công ty mua 3,3 mét gỗ xoan loại C, của công ty Hoàng Minh Tài, MST : 0306866597, theo hóa đơn 03 BL/11P số 0037854 ( biểu mẫu : 05 ), số tiền hàng là 17.688.000, thuế GTGT 10%, tiền thuế GTGT là 1.768.800 đồng, tổng thanh toán là 19.456.800 đồng. Gỗ được đưa vào kho chờ sử dụng.
Căn cứ Hóa đơn 0037854 và phiếu NK 0403 kế toán định khoản:
Nợ TK 152 : 17.688.000
Nợ TK 133 : 1.768.800
Có TK 331 : 19.456.800
Nghiệp vụ 05: Ngày 19 tháng 04 năm 2011, công ty đã mua của Hoàng Minh Tài 300 tấm ván gỗ MDF E2 (2,5 * 1220 * 2440 ). Tổng tiền hàng là 17.880.000, thuế GTGT 10%, tiền thuế GTGT là 1.788.000 đồng. Toàn bộ số ván đem nhập kho chờ sử dụng, kế toán đã ghi phiếu nhập kho số 0404, kèm theo hóa đơn GTGT 03BL/11P số 0037864, ( Biểu mẫu : 04 ). Chưa thanh toán tiền hàng.
Căn cứ hóa đơn 0037864 và PNK 0404 kế toán định khoản:
Nợ TK 152 : 17.880.000
Nợ TK 133 : 1.788.000
Có TK 331 : 19.668.000
Nghiệp vụ 06: Ngày 20 tháng 04 năm 2011, công ty đã chi tiền mặt mua 44 tấm ván MDF 12 mm loại A, 50 tấm ván MDF loại E2 (15 * 1220* 2440) Timbee của công ty Hoàng Minh Tài. Tổng tiền hàng là 17.334.000 đồng, thuế GTGT 10%, tiền thuế là 1.733.400 đồng. Theo hóa đơn 03BL/11P số 0037867 (Biểu mẫu : 06 ), hàng được nhập kho theo phiếu nhập số 0405.
Kế toán căn cứ các chứng từ trên định khoản :
Nợ TK 152 : 17.334.000
Nợ TK 133 : 1.733.400
Có TK 111 : 19.067.400
Nghiệp vụ 07: Ngày 24 tháng 04 năm 2011, công ty đã chi tiền mặt mua 75 tấm ván MDF 17,3 * 1220* 2440 Timbee của công ty Hoàng Minh Tài , MST : 0306866597. Tổng tiền hàng là 18.057.000 đồng, thuế GTGT 10%, tiền thuế là 1.805.700 đồng. Tổng thanh toán là 19.862.700 đồng. Theo hóa đơn 03BL/11P số 0037872 ( Biểu mẫu : 06A), kèm theo phiếu nhập kho số 0406.
Kế toán Căn cứ các chứng từ trên , định khoản:
Nợ TK 152 : 17.334.000
Nợ TK 133 : 1.733.400
Có TK 111 : 19.067.400
Các nghiệp vụ kinh tế khác được định khoản, và vào sổ kế toán tương tự…
Cuối tháng kế toán tổng hợp thuế GTGT đầu vào, sau đó tính số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong tháng để thực hiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Trong tháng 4 công ty có tổng số thuế GTGT đầu vào là 19.532.500 đồng. Số thuế GTGT đầu ra là 6.336.000 đồng. Như vậy số thuế GTGT được khấu trừ tháng 4 là 6.336.000 đồng.
Nợ TK 333 : 6.336.000
Có TK 133 : 6.336.000
Sơ đồ hạch toán thuế GTGT đầu vào thực tế tại công ty.
111,112 133 – Thuế gtgt đầu vào 3331
Sd: 1.526.400
152, 153, 642…
70.788.000
6.336.000
77.866.800 7.078.800
331 152, 153, 642
124.537.000
136.990.700 12.453.700
19.532.500 6.336.000
SD: 14.722.900
Sơ đồ 04 : Sơ đồ hạch toán thuế GTGT đầu vào tại công ty
Biểu mẫu: 01
HOÁ ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 2: Giao cho khách hàng
Ngày 07 tháng 04 năm 2011
Mẫu số : 01GTKT – 3LL
TT/11P
số 0002609
Đơn vị bán : DNTN TUẤN TÂN THÀNH
Địa chỉ : 1/1 Khu Phố 6 – Tân Hòa – Biên Hòa – Đồng Nai
Số tài khoản: 6701.000.298580 – Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam
Điện thoại : 06 987555 Fax: 0613986881 Mã số thuế : 3600562038
Họ tên người mua hàng: Phạm Văn Trung
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tình hình công tác kế toán thuế tại công ty thiết kế xây dựng quảng cáo thế giới trang trí.doc