Mục lục
Lời nói đầu.1
A. Cơ Sở Thực Tập.4
Chương I : Giới thiệu về cơ sở thực tập.4
1/Quá trình hình thành và phát triển của trung tâm.4
2/Cơ cấu tổ trức và hoạt động của trung tâm.4
3/Nôi dung hoạt động của công ty.5
4/Cơ sở vật chất của công ty.5
5/Nhận xét tinh thần làm việc của các thầy cô ở công ty.6
B. Tổng Quát, Lắp Ráp và Bảo Trì Máy Vi Tính
Chương I: Nguyên lý làm việc của máy tính.7
Chương II: Main hệ thống.17
1/Khái quát main hệ thống.17
2/Bộ xử lý trung tâm.20
3/Chipset.21
4/Rom Bios.22
5/Ram-Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên.22
6/Cache.23
7/Các khe cắm mở rộng.23
ChươngIII: ổ đĩa cứng.24
1/Công nghệ ổ đĩa cứng.25
2/Công nghệ IDE.26
3/Phân chia ổ đĩa cứng.26
4/Lệnh quản lý ổ đĩa cứng.27
5/Tối ưu hoá ổ đĩa cứng.30
C. KẾT LUẬN
35 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1777 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công Ty TNHH thương mại Điện Tử Tin Học IET, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong chúng. Cũng là một phần của bộ nhớ chính có loại Ram cực nhanh mang tên bộ nhớ cache. Bộ nhớ cache nằm trên bo hệ thống trong những chíp riêng biệt.
* Bộ nhớ thường trực (phụ) :
Dữ liệu và lệnh được lưu trữ tạm trên những thiết bị như ở đĩa cứng và đĩa mềm ở vị trí cách xa CPU. CPU không thể xử lý dữ liệu và lệnh từ bộ nhớ từ xa này (gọi là bộ nhớ phụ) mà trước hết phải sao chép dữ liệu và lệnh vào bộ nhớ chính (Ram) để xử lý. Khẽ tắt máy thông tin trong bộ nhớ phụ vẫn nguyên ven. Bốn bộ nhớ phụ thông dụng là : đĩa cứng, đĩa mềm, CD – Rom và ổ Zip.
+ ổ đĩa cứng : là 1 hộp kín chứa các đĩa quay ở tốc độ cao. ổ đĩa cũng cần có mạch điều khiển để quản lý nó. Mạch điều khiển ở đĩa cứng là bộ vi chíp chứa phần mềm quản lý ổ đĩa cứng và lưu tạm dữ liệu chuyển ra vào ổ đĩa cứng.
+ Một bộ nhớ phụ khác cũng thường thấy trong vỏ máy là ổ đĩa mềm. ổ đĩa mềm có 2 kích thước : 3 1/2inch và 11/4 inch.
* Linh kiện dành cho giao tiếp giữa các thiết bị.
Khi xem xét kỹ lưỡng bo hệ thống ta thấy có nhiều đường mạch ở mặt trên lẫn mạch dưới bo mạch. Những đường này là mạch điện cho phép dữ liệu, lệnh và dòng điện đi từ linh kiện này sang linh kiện khác tren bo mạch. Hệ thống đường này dành cho giao tiếp còn giao thức và phương pháp truyền thì được gọi chung là Bus Card giao điện (mở rộng).
Ngoài bo hệ thống ra, các bo mạch khác trong máy tính thường mang tên là thể mạch, thể điều hợp, card mở rộng, card giao điện hoặc đơn giản là card và gắn vào khe mở rộng trên bo hệ thống, những card này điều khiển thiết bị ngoại vi.
* Hệ thống điện :
Linh kiện tối quan trọng trong hệ thống của máy tính là bộ nguồn thường mằm gần phía sau vỏ máy. Bộ nguồn thực ra không phát điện mà đổi sang điện áp vận hành máy tính. Bên cạnh nhiệm vụ cung cấp cho máy tính bộ nguồn còn chạy quạt làm mát bên trong máy tính. Mỗi bo hệ thống có một hoặc 2 đầu nối cung cấp điện từ bộ nguồn cho bo hệ thống và linh kiện khác nhận điện từ cổng và khe mở rộng. Điện đi qua bo hệ thống trên các Bus.
* Lệnh và dữ liệu trên bo hệ thống.
Ngoài bộ nhớ phụ ra 1 số lệnh và dữ liệu cơ bản còn được lưu trên bo hệ thống, chỉ đi cung cấp thông tin về thiết bị đặt máy tính, khởi động máy tính vàdò tìm phần mềm. Trên bo hệ thống có chíp Rom chứa chương trình hoặc phần mềm, hướng dẫn CPU thực hiện nhiều tác vụ xuất/ nhập cơ bản vì vậy chúng thường mang tên là chíp Bios. Trên bọ hệ thống còn có chíp Ram, đủ sức chứa thông tin cấu hình hoặc thiết đặt máy tính gọi là chíp cấu hình Cmos.
* Phần mềm :
Phần mềm là trí tuệ của máy tính, nó xác định phần cứng, quyết định cách lập cấu hình và khai thác, thông qua phần cứng đó để thực hiện tác vụ.
* Ba loại phần mềm là công dụng của chúng :
Phần mềm bao gồm những chương trình yêu cầu máy tính thực hiện tác vụ cụ thể. Đa số phần mềm PC rơi vào 3 loại : Phần sụn (Bios) hệ điều hành (OS) và phần mềm ứng dụng.
Bios và hệ điều hành thực hiệnc công việc xác định tình trạng hoạt động và chức năng của máy tính lúc khởi động. Khởi động xong cùng với phần mềm ứng dụng và Bios hệ điều hành chịu trách nhiệm cung cấp lệnh thực hiện tác vụ cho phần cứng. Như minh hoạ trong hình 3. Bios rồi đến hệ điều hành nắm quyền chuẩn bị cho máy tính tương tác trong lần đầu bật máy. Khi máy tính đã sẵn sàng người dùng có thể tương tác trực tiếp với hệ điều hành để thực hiện tác vụ đơn giản như sao chép tập tin trờ ổ đĩa cứng vào đĩa hoặc cài đặt phần mềm ứng dụng.
Người dùng
a. Lúc khởi động b. Trong quá trình vận hành
chuyển quyền điều khiển cho hệ điều hành
Phần mềm ứng dụng
3. thực hiện
Hệ điều
hành
Bios khởi động
tác vụ khởi động
Hệ điều hành
Bios
Trình điều khiển thiết bị
Phần cứng
Phần cứng
Thực hiện tác
vụ khởi động
Hình 3 : Không phải phần mềm nào cũng liên quan trực tiếp với phần cứng, một số phụ thuộc vào phần mềm khác để thi hành nhiều chức năng cơ bản.
* Phần sụn (Bios)
Bios trên bo hệ thống và bo mạch khác cung cấp một số lệnh cơ bản cho phần cứng và thường đóng vai trò như giao diện giữa phần cứng và phần mềm cấp cao.
* Hệ điều hành :
Trên thị trường có rất nhiều hệ điều hành song máy vi tính chỉ cần 1. Hệ điều hành khác nhau được viết để hỗ trợ loại hệ thống phần cứng và nhu cầu khác nhau. Dos là hệ điều hành (HĐH) đầu tiên trong máy tính IBM và máy tính tương thích IBM, với Win 3.x, Pos tiếp tục là HĐH và Win 9x cung cấp giao diện dễ sử dụng và chức năng HĐH.
Hệ điều hành phục vụ cho nhiều mục đích đó là :
- Quản lý Bios
- Quản lý tập tin trên bộ nhớ phụ
- Quản lý bộ nhớ chính (Ram)
- Chẩn đoán sự cố phần mềm và phần cứng.
- Giao diện giữa phần cứng và phần mềm.
- Thực hiện thư mục dọn dẹp theo yêu cầu của người dùng như : định dạng đĩa mới, xóa tập tin, sao chép tập tin, và thay đổi ngày hệ thống.
Phần mềm quản lý và chia sẻ thông tin. Trước khi CPU xử lý dữ liệu hoặc thực thi lệnh theo dõi vị trí lưu thông tin này trong Ram. CPU theo dõi vị trí lưu thông tin này trong Ram bằng cách gán đĩa chỉ cho từng đơn vị Ram chứa một byte thông tin. Như trong hình vẽ 4 trình điều khiển thiết bị, hệ thống điều hành và phần mềm cùng làm việc khi máy tính vận hành. Trong hoạt động xuất phần mềm ứng dụng phải chuyển thông tin cho hệ thống điều hành đến phiên hệ điều hành gửi thông tin đó đến trình điều khiển thiết bị hoặc Bios. Bios và trình điều khiển chuyển quản lý thiết bị nhập phải chuyển thông tin đến hệ điều hành, gửi tiếp đến phần mềm ứng dụng.
Phần mềm ứng dụng
Bộ nhớ
Địa chỉ nhớ
Dữ liệu
Hệ điều hành
5000 : 0
5001 : 0
5002 : 0
Mạnh Hà
Đình Quang
Xuân Khải
Bios hoặc trình điều khiển thiết bị
5003 : 0
5004 : 0
5005 : 0
ánh Tuyết
Việt Cường
Đình Trường
5006 : 0
5007 : 0
5009 : 0
500A: 0
Vân Hà
Ngọc Sơn
Minh Đức
Hình 4 : Phần mềm trao đổi thông tin bằng cách lưu dữ liệu trong Ram đã được gán đĩa chỉ bộ nhớ. Sau đó địa chỉ bộ nhớ giao tiếp với lớp phần mềm khác.
* Phần mềm ứng dụng :
Phần lớn phần mềnm ứng dụng rơi vào 8 loại :
Xử lý văn bản, bảng tính, quản lý cơ sở dữ liệu, đồ hoạ, truyền thông, game, lập mô hình toán học và cộng cụ phát triển phần mềm. Phần mềm ứng dụng làm việc trên hệ điều hành phần mềm ứng dụng có trên đĩa mềm hoặc CD –Rom và thường phải cài đặt trên ở đĩa cứng mới chạy được.
Chương II
Mua PC hoặc ráp lấy
Mục tiêu
Chương này đưa ra hướng dẫn khi mua PC mới, đồng thời trình bày kỹ thủ tục ráp PC từ linh kiện rời. Nếu cần PC vào mục đích cá nhân, hay nghĩ đến việc ráp lấy, không nhất thiết tiếc tiền, mà nên thu lợi từ những mặt khác. Cũng như không thích ráp PC, bạn phải chọn lựa gĩưa PC chính hãng hay hàng nhái.
Dịch vụ hậu đãi có lẽ là tiêu chí cần xem một khi mua PC. Nói chung, PC chính hiệu (chẳng hạn như IBM hay Compaq) sẽ đắt tiền hơn, song cung cấp dịch vụ tốt hơn PC được lắp ráp từ những linh kiện có xuất xứ không rõ ràng. Lý do chọn ráp lấy PC thay vì mua PC ráp sẵn là bạn sẽ nắm rõ từng linh kiện mua được để ráp hệ thống tích hợp riêng.
Chọn PC theo yêu cầu của mình
Hiện nay khi kĩ thuật đó phát triển, có nhiều loại máy tính, thiết bị ngoại vi, hệ điều hành, và phần mềm ra đời. Chúng luôn thay đổi mỗi ngày, và bạn cần nắm thông tin nếu bạn quyết định mua. Có 3 phương cách chọn lựa : mua chọn bộ một máy PC hoặc mua linh kiện rồi ráp lấy.
Khi chọn hệ thống máy tính hội tụ phần cứng lẫn phần mềm, trước hết bạn hãy thử trả lời những câu hỏi sau trước khi quyết định mua máy :
+ Bạn sẽ khai thác máy tính như thế nào ?
+ Muốn máy tính mang chức năng nào (trong công dụng chủ đích) ?
+ Cần phần mềm và phần cứng nào để đáp ứng chức năng đó ?
+ Ngân sách bao nhiêu ?
+ Nếu xác định máy thoả mãn yêu cầu, có muốn ráp lấy hay không ?
Sau khi xác định mục tiêu của máy tính, liệt kê chức năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu của mục đích đó. Gỉa sử máy tính dành cho chơi game, chức năng chủ yếu là :
+ Phần cứng có khả năng hỗ trợ phần mềm game.
+ Âm thanh hình ảnh đẹp.
Trường hợp máy tính dành phát triển phần mềm Windows, chức năng thiết yếu là :
+ Khả năng hỗ trợ môi trường phần mềm và phần cứng chuẩn.
+ Khả năng chạy công cụ phát triển phần mềm và phần cứng hỗ trợ phần mềm.
+ Bàn phím và mouse thuận tiện cho làm việc nhiều giờ.
+ Thiết bị lưu trữ dung lượng cao tháo lắp được cho tiện vận chuyển và lưu trữ phần mềm.
+ Bảo hành đáng tin cậy và dịch vụ đảm bảo “thời gian ngừng máy” ở tối thiểu.
Một khi đã xác định rõ chức năng, phần cứng và phần mềm cần thiết và các thiết bị đi kèm thì việc chọn lựa một máy PC cho bạn sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Chọn phần mềm
Khi chọn phần mềm, bạn cần xem xét các chức năng cần thiết, nó sẽ chi phối quyết định của bạn về chọn lựa phần mềm.
Trước tiên, chọn hệ điều hành, sau đó chọn phần mềm ứng dụng. Bạn phải cân nhắc xem : Bạn muốn phần mềm hỗ trợ về phần gì ? Cần tương thích với dữ liệu hoặc phần mềm khác không ? Cần có các kỹ năng sử dụng phần mềm. Phần mềm đó có phổ biến, có hỗ trợ kỹ thụât không ?
Nhiều khi mua máy tính bạn thấy trong máy đó cài sẵn những phần mềm. Nếu bạn thấy quản lý tốt những phần mềm này có thể để lại, tốt hơn hết là gắn bó với những phần mềm thịnh hành trên thị trường.
Chọn phần cứng
Hai tiêu chí cần cân nhắc khi chọn phần cứng là tính tương thích và chức năng. Trước tiên, xem bo hệ thống, ngoài ra bạn cần quan tâm đến những thứ khác như:
Nếu định chạy Windown 9x trên PC, chọn PC gồm toàn thành phần cắm-xài, nhưng không nhất thiết. Tuy nhiên, đảm bảo BIOS thuộc loại cắm-xài. Giả sử dùng PC cho ứng dụng đa phương tiện, kể cả chơi game, bạn sẽ muốn công nghệ MMX, cùng nhiều bộ nhớ và dung lượng ổ đĩa. Trường hợp dùng PC vào khai thác mạng, mua PC có công súât xử lý mạnh. Cũng như cần truy cập Internet, đừng hà tiện modem, và nếu đó là modem ngoài, nhớ đưa cổng nối tiếp cao tốc vào. Khi chọn mua vỏ máy, đừng quên vỏ máy đặt đứng thường cung cấp nhiều không gian hơn, và dễ thao tác hơn khi gắn thêm thiết bị mới. Bảo đảm vỏ máy có nút reset và khoá phím để hạn chế việc xâm nhập vào bên trong vỏ máy.
Chuẩn bị ráp lấy PC
Ráp lấy PC tuy mất nhiều thời gian công sức tìm tòi, nhưng gíup học hỏi rất nhiều. Thậm chí bạn cũng muốn xem nó là “bước ngoặc đáng nhớ trong đời” để làm kỹ thụât viên PC. Trắc nhiệm mọi kỹ năng cần thiết để trở thành kỹ thuật viên PC : nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu của người dùng và thị trường máy tính, lập kế họach, tổ chức, kiên nhẫn, tự tin, gỉai quyết vấn đề, và am tường phần cứng lẫn phần mềm.
Chọn linh kiện
Nếu đã quyết định mua linh kiện và ráp PC, hãy dự kiến rằng dễ mất thời gian. Bo hệ thống và card mở rộng có đầy jumper, đầu nối, cổng và phải đọc kỹ tài liệu mới mong xác định cách lập cấu hình bo hệ thống cùng tất cả linh kiện.
Lập kế họach ráp PC cũng giống như thu xếp cho một chuyến cắm trại xa. Phải họach định mọi thứ cần thiết trước khi khởi sự. Khi chọn mua từng linh kiện, cần 2 điều : chức năng của linh kiện, và tính tương thích với linh kiện khác.
Hầu hết máy tính đều cần bo hệ thống, CPU, RAM, ổ đĩa cứng, ổ đĩa CD-ROM (hoặc ổ đĩa DVD để thêm chức năng), ổ đĩa mềm, bộ nguồn, card màn hình, monitor, bàn phím và mouse. Ngoài ra có thể bạn cũng muốn card âm thanh và modem. Cần quyết định từng linh kiện muốn mua. Chọn từng linh kiện đòi hỏi bạn xem xột chức năng, tính tương thích và ngân sách, xác định linh kiện nào đáp ứng yêu cầu.
Khái quát quá trình ráp PC
Khi đó chuẩn bị xong linh kiện, có chỗ làm việc đầy đủ ánh sáng và nắm vững những thao tác, bạn hãy bắt tay vào việc ráp PC.
Sau đây là những linh kiện cần khi ráp PC:
▪ Màn hình
▪ Vỏ ATX có bộ nguồn
▪ Bo hệ thống
▪ CPU Pentium
▪ 1 DIMM 64MB
▪ Card màn hình AGP
▪ ổ cứng
▪ ổ đĩa mềm
▪ ổ đĩa CD-ROM hay ổ đĩa DVD
▪ ổ Zip
▪ Card âm thanh
▪ Mouse và bàn phím
Các bước ráp PC như sau :
ấn định jumper trên bo hệ thống.
Gắn CPU và quạt CPU
Gắn Ram và bo hệ thống.
Kiểm tra bo hệ thống bằng cách thử bộ nhớ.
Gắn bo hệ thống vào vỏ máy.
Nối dây điện và bộ nối bảng trước vào bo hệ thống.
Gắn ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng và ổ Zip.
Gắn card màn hình, card modem, card âm thanh, và card điều hợp SCSI.
Gắn ổ đĩa CD-ROM, card và dây.
10. Nối thiết bị ngoại vi cần thiết.
11. Cài đặt hệ điều hành.
12. Nối thiết bị ngoại vi còn lại, cài đặt trình điều khiển thiết bị.
Bước 1: ấn định jumper trên bo hệ thống
Trước tiên định vị 4 nhóm jumper trên bo hệ thống. Mỗi nhóm jumper sẽ được đề cập để xác định công dụng và xác lập của chúng.
ấn định jumper ở vị trí đúng bằng cách gắn nắp nhỏ lên cặp chân nối. Jumper hở không có nắp. Nếu muốn ấn định jumper ở vị trí hở, có thể gắn nắp chưa dùng lên 1 trong 2 chân nối để khỏi đánh mất nó. ấn định các jumper sau:
Jumper xoá CMOS RAM
Đúng jumper “Clear real-time clock” (CLRTC) sẽ xoá CMOS RAM, cần thiết để xoá mật mã lỡ quên họăc các thay đổi CMOS bất hợp lý.
Muốn xoá CMOS RAM, tắt PC, rút cắm điện AC. Nối ngắn mạch jumper CLRTC bằng cách gắn nắp lên nó. Tháo nắp và bật nguồn. Khi khởi động, vào CMOS setup để nhập lại xác lập ưu tiên. Để hở jumper lúc này. Gắn nắp jumper lên một chân nối.
Xác lập jumper cho bật nguồn bàn phím
Đặc tính bật nguồn bàn phím cho phép bạn bật PC bằng thao tác nhấn Space trên bàn phm. Nếu kích hoạt đặc tính này mà bộ nguồn không hỗ trợ, hệ thống sẽ không bật lên.
Nhóm jumper bàn phím
KBPWR
Vô hiệu hoá kích hoạt
Trên là hình minh hoạ 2 cấu hình khác nhau cho jumper này, tô đen trên 2 chân nối cho biết chúng ở vị trí đóng. Chân nối luôn được tô đen theo cặp, do nắp jumper nối cặp chân.
Xác lập jumper cho tần số bus CPU và số nhân CPU
Tốc độ CPU là tốc độ trong của bộ xử lý và thực chất là tần số hơn tốc độ bởi nó định mức theo MHz. Ngoài ra, CPU giao tiếp với Ram qua bus bộ nhớ, hay cũng gọi là bus CPU, bus bo hệ thống, bus xung nhịp… Bus bộ nhớ chạy đồng bộ với CPU, và xác định tốc độ CPU bằng cách nhân hệ số với tốc độ bus bộ nhớ, gọi là số nhân.
Phải ấn định jumper trên bo này để quyết định tốc độ bus bộ nhớ và số nhân. Hoàn tất bước ấn định tần số bus CPU và số nhân CPU:
+ Định vị jumper trên bo hệ thống
+ Ấn định chúng
Bước 2: Gắn CPU và quạt CPU
Các bước gắn quạt bên hông bộ xử lý, rồi đến bộ xử lý trên bo hệ thống
Mở cần URM. Bung 2 cần cho đến khi chúng đóng vào đúng vị trí.
Kiểm tra qụat và bộ xử lý xem giá đỡ quạt có thẳng hàng với hông SECC không. Đặt quạt ngay bên hông SECC. Cả hai phải ăn khít vào nhau để không còn khoảng trống nào gĩưa chúng.
Sau khi quạt và SECC ăn khớp vào nhau, đặt SECC lên bàn rồi nhấn kẹp quạt xuống để cố định quạt vào SECC
Gắn quạt và SECC vào cần đỡ. SECC phải bám chặt vào khe cắm số 1 (slot 1), tương tự như card mở rộng cắm chắc chắn vào khe mở rộng. Cần nên vào đúng vị trí khi gắn xong SECC.
Chốt SECC vào đúng vị trí bằng cách kéo khoá SECC ra ngoài cho đến khi chúng khoá vào lỗ khóa cần đỡ.
Nối dây điện tử quạt vào đầu nối nguồn trên bộ nguồn, đầu nối nguồn gần khe cắm số 1.
Bước 3: Gắn RAM vào bo hệ thống
Bo hệ thống ở đây có 3 đế cắm DIMM, mỗi đế cắm có sức chứa DIMM với 8,16,32,64,128 hay 256MB. Do đó, dung lượng bộ cài trên bo này có thể từ tối thiểu 1 DIMM đến 3 DIMM.
Cắm DIMM vào khe cắm số 1 (các khe cắm DIMM được đánh dấu 1,2,3) theo hướng dẫn sau:
+ Kéo cần đỡ ở bên hông khe cắm ra ngoài.
+Tìm các khía trên bộ nối cạnh DIMM, chúng sẽ giúp hướng đúng DIMM lên khe cắm.
+ Gắn thẳng DIMM xuống khe cắm.
+ Gắn xong DIMM, cần đỡ bật trở vào vị trí.
Bước 4: Kiểm tra bo hệ thống bằng cách thử bộ nhớ
Trước khi đi sâu vào chi tiết cài đặt, hãy kiểm tra nhanh các linh kiện quan trọng. Tiến hành như sau: nối card màn hình và dây điện vào bo hệ thống, cắm monitor, rồi bật pc và monitor. Nên kiểm tra kỹ bộ nhớ để phát hiện sớm những linh kiện bị hỏng.
Gắn card màn hình
Bước kiểm tra kế tiếp là gắn card màn hình vào bo hệ thống. Tiến hành như sau: Đặt card màn hình vào đúng vị trí , nhấn card thẳng xuống khe mở rộng .
Tránh xê dịch bo hệ thống quá nhiều sau khi gắn card xong, để card không bị cong khi dịch chuyển bo hệ thống.
Bật nguồn và quan sát quá trình POST
Ở bước này, chúng ta nối bo hệ thống vào bộ nguồn và monitor, tiến hành POST để kiểm tra các linh kiện quan trọng.
+ Nối dây điện vào bo hệ thống
+ Nối công tắc nguồn ATX vào bo hệ thống, chuẩn bị cho kiểm tra bộ nhớ.
+ Cắm cáp video vào cổng video trên card màm hình
+ Nối dây điện tử vỏ máy và monitor vào ổ cắm tường.
+ Trước khi bật nguồn, bạn phải kiểm tra lại các kết nối xem chắc chắn chưa.
+ Bật monitor và PC, quan sát BIOS khởi động tiến hành POST.
+ Xem POST đếm đủ 64MB RAM trên màn hình, xem POST hiển thị tốc độ CPU. Kế tiếp, POST tìm kiếm phần cứng, ổ đĩa mềm, bàn phím…
Tất cả đã ổn, tuy nhiên kiểm tra bộ nhớ cho thấy rằng linh kiện đó cài đều hoạt động tốt, và bạn có thể tiếp tục lắp đặt.
Bước 5: Gắn bo hệ thống vào vỏ máy
Gắn bo hệ thống vào vỏ máy đòi hỏi tính kiên nhẫn. Vỏ máy đi với miếng đệm và đinh vít cần thiết. Miếng đệm giúp cho việc để các linh kiện ở mặt dưới bo hệ thống không chạm vào vỏ máy, vốn có thể gây ngắn mạch trên bo hệ thống.
Chọn đúng tấm mằt cho mặt sau vỏ máy rồi gắn nó, sao cho vừa vào các cổng của bo hệ thống. Tiếp theo là chọn lỗ gắn miếng đệm, gắn miếng đệm, đặt bo hệ thống vào vỏ máy rồi cố định bằng đinh vít.
Bước 6: Nối dây điện và bộ nối bảng trước vào bo hệ thống
Nối dây điện vào đầu nối nguồn trên bo hệ thống. Dây điện chỉ nối theo một chiều.
Trên bảng trước vỏ máy tính có một số đốm và một công tắc, cùng với loa ở bên cạnh. Công tắc là đầu vào bo hệ thống, còn đèn và loa là đầu ra từ bo hệ thống, tất cả đều nối dây vào bo hệ thống. Vỏ máy gắn sẵn dây, nhưng đầu dây phải nối vào các chân trên bo hệ thống. Bước kế tiếp là nối dây từ bảng trước vào bo hệ thống.
Cú 5 dây xuất phát từ bảng trước :
+ Công tắc reset tái khởi động máy tính.
+ Đèn LED HDD kiểm soát đèn trước bảng, bật sáng khi dựng thiết bị bất kỳ.
+ Loa_điều khiển loa.
+ Đèn LED báo nguồn_Đèn cho biết bật nguồn.
+ Công tắc từ xa_Kiểm soát điện vào bo hệ thống, phải nối để PC bật nguồn.
Bước 7: Gắn ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng, và ổ Zip
Ấn định jumper IDE trên từng ổ đĩa IDE trong hệ thống
Chúng ta sẽ ấn định ổ đĩa cứng như là ổ đĩa đơn trên card điều khiển chính, ổ Zip là chủ, và ổ đĩa CD-ROM là phụ trên card điều khiển phụ. ở ổ Zip ta thấy có bộ 3 jumper và nội dung in trên ổ đĩa là giải thích từng xác lập, chân bên góc phải ở vị trí đúng, đó là xác lập ổ chủ.
Tương tự, ấn định jumper ổ đĩa cứng ở ổ đĩa IDE đơn và jumper ổ đĩa CD. Sau này, khi nối cáp dữ liệu vào ổ đĩa, ổ đĩa cứng sẽ có cáp dữ liệu riêng.
Lắp ô đĩa vào khoang tháo lắp được
Có 2 khoang trong vỏ máy này, khoang trên dành cho ổ đĩa lớn, khoang dưới dành cho ổ đĩa nhỏ. Các bước lắp 3 ổ đĩa nhỏ vào khoang dưới :
+ Đặt ổ đĩa mềm vào khoang, cân ổ đĩa với mặt trước vỏ máy, ghi nhận vị trí lỗ vít ổ đĩa cân với bên khoang.
+ Lắp ổ Zip bên dưới ổ đĩa mềm, cân nó với ổ đĩa mềm và cố định bằng 4 đinh vít.
+ Lắp ổ đĩa cứng vào vị trí cuối cùng. Cân ổ đĩa cứng với đầu khoang sao cho nó húc vào vỏ máy một khi khoang ở vào vị trí.
+ Tiếp theo, gắn cáp dữ liệu vào từng ổ đĩa. Gắn cáp vào ổ đĩa sao cho ổ đĩa này sẽ là ổ A trong cấu hình cuối cùng.
+ Nối cáp IDE thứ nhất vào ổ đĩa cứng và cáp IDE thứ hai vào ổZip. Đảm bảo chân số 1 trên vỏ ổ đĩa thẳng hàng với sọc màu của cáp dữ liệu.
+ Đặt khoang vào vị trí, cố định bằng đinh vít.
+ Gắn đầu nối nguồn vào từng ổ đĩa.
+ Nối cáp dữ liệu ổ đĩa mềm vào đầu nối ổ đĩa mềm trên bo hệ thống, cáp dữ liệu ổ đĩa cứng vào đầu nối IDE chính và cáp dữ liệu ổ Zip vào đầu nối IDE phụ trên bo hệ thống.
Bước 8: Gắn card màn hình, card âm thanh, card modem, và card điều hợp SCSI
Gắn card màn hình
Card màn hình không có jumper và vào thẳng khe cắm AGP trên bo hệ thống nên gắn rất dễ dàng. Gắn card vào khe cắm rồi cố định bằng đinh vít.
Gắn card âm thanh
ấn định jumper trên card âm thanh để vô hiệu hoá bộ khuếch đại. Nối dây audio vào bộ nối giữa CD audio. Thaó tấm mặt ra khỏi khe cắm ISA, gắn card vào khe cắm. Cố định card vào vỏ máy bằng đinh vít.
Gắn card modem
Modem thuộc loại cắm-xài, và dùng khe cắm ISA. Không có jumper hay chuyển mạch trên card, nên lắp rất đơn giản. Chọn khe cắm ISA, tháo tấm mặt, gắn card modem vào khe cắm, rồi cố định card bằng đinh vít.
Gắn card điều hợp chủ SCSI
Card không thuộc loại cắm xài, nên có nhiều jumper trên card. ấn định jumper, xác định xem chúng có đúng trên card hay không. Gắn card vào khe mở rộng it.
Bước 9: Gắn hệ thống ổ đĩa CD
Tìm vị trí trong khoang cho ổ đĩa CD, ta nối card audio trước tiên, đưa ổ đĩa vào khoang, sau đó nối cáp và dây còn lại
Trước tiên, ta xác nhận jumper trên ổ đĩa CD được ấn định, nối dây audio ổ đĩa CD vào đầu nối âm thanh tương tự ở mặt sau ổ đĩa. Tháo tấm mặt che khoang ổ đĩa ở mặt trước vỏ máy. Đưa ổ đĩa vào khoang, nối cáp dữ liệu IDE vào ổ đĩa. Nối dây điện vào đầu nối nguồn trên ổ đĩa, nối dây audio thứ hai vào đầu nối audio out trên card giải mã CD, rồi vào đầu nối audio in trên card âm thanh. Gắn card giải mã CD vào khe mở rộng PCI, sau đó cố định bằng đinh vít.
Bước 10: Nối thiết bị ngoại vi cần thiết
Việc lắp đặt bên trong vỏ máy đã hoàn tất. Tiếp theo, nối mouse, bàn phím loa và monitor, sau đó cài hệ diều hành, trình điều khiển cho từng thiết bị phần cứng và phần mềm ứng dụng.
Bước 11: Cài đặt hệ điều hành
Trong lần đầu bật máy, chưa có gì ghi vào ổ đĩa cứng, nên bạn phải khởi động bằng đĩa mềm. Chúng ta cài Windonw 98 từ CD, đĩa mềm phải cú trỡnh điều khiển cấn thiết để hỗ trợ ổ đĩa CD trong lúc cài đặt Windonw 98. Các bướcc định dạng ổ đĩa cứng và nạp hệ điều hành :
+ Chuẩn bị đĩa có các tệp tin sau: COMMAND.COM, IO.SYS, MSDOS.SYS, AUTOEXE.BAT, CONFIG.SYS, MSCSEX.EXE, MTMCDAI.SYS, HIMEM.SYS, FDISH.EXE và FORMAT.COM.
+ Bật PC, bạn thấy BIOS đếm tới 64MB bộ nhớ, nhận dạng 3 thiết bị IDE và liệt kê các thiết bị PCI cùng tài nguyên gán cho chúng. Sa đó, khởi động từ đĩa mềm và vào dấu nhắc A.
+ Chạy FDISH và tạo phần chi ổ đĩa cứng.
+ Chạy FORMAT C:/S để định dạng ổ đĩa cứng và cho phép nó khởi động DOS7.
+ Chạy Windonw 98 setup từ đĩa CD.
Bước 12: Nối thiết bị ngoại vi còn lại, cài đặt trình điều khiển thiết bị
Cài xong Windonw 98 là đến trình điều khiển card âm thanh, card màm hình, ổ CD, ổ Zip và modem. Kế tiếp là nối thiết bị ngọai vi còn lại, bao gồm loa và máy quét.
Chương III
Giới thiệu ổ đĩa cứng
Mục tiêu:
+ Hướng dẫn lưu trữ dữ liệu trên ổ đĩa cứng.
+ Mô tả cách thức quản lý dữ liệu trên ổ đĩa cứng thông qua lệnh DOS và WINDOWS.
+ Chỉ cách nhận diện các loại ổ đĩa cứng và tìm hiểu ưu điểm của từng loại.
+ Đưa ra hướng quản lý ổ đỉa cứng để tối ưu hóa hiệu suất thi hành.
+ Trình bày phương pháp so sánh ổ đĩa tháo lắp được.
I.Công nghệ ổ đĩa cứng :
ổ đĩa cứng trong máy vi tính hiện đại có nguồn gốc từ ổ đĩa cứng trong máy tính lớn vào thập niên 70.
Nhiều đĩa xếp chông lên nhau với đủ không gian cho đầu đọc/ghi dịch chuyển tới lui giữa các đĩa. Tất cả đầu từ dịch chuyển đồng thời trong lúc đĩa quay ở tốc độ nhanh. Vào thập niên 70, thảo chương viên chịu trách nhiệm về cách thức và vị trí ghi dữ liệu vào đĩa. Họ viết chương trình soạn cho dữ liệu cách đều trên đĩa để đầu từ dịch chuyển càng ít càng ít càng tốt khi đọc/ghi tập tin. Họ có thể nhận định sự thành công bằng cách quan sát lướt nhẹ nhàng trên đĩa ; ngược lại, chúng chạy tới lui khi xử lý dữ liệu.
Hiện nay ổ đĩa cứng phức tạp hơn nhưng chức năng và cấu trúc ổ đĩa cứng vẫn không thay đổi. ổ đĩa cứng hiện đại có hai hay nhiều đĩa xếp chồng lên nhau và quay đồng bộ. Đầu đọc/ghi chịu sự điều khiển của bộ khởi động (actuator) và di chuyển tới lui trên bề mặt đĩa khi đĩa quay trên trục. Cả tám mặt của bốn đĩa này đều được dùng để lưu dữ liệu, tuy ở một số ổ đĩa cứng, mặt trên của đĩa thứ nhất chỉ chứa thông tin theo dõi dữ liệu và quản lý đĩa. Cũng như ổ đĩa mềm, mỗi bề mặt đĩa trong ổ đĩa cứng được gọi là đầu. Mỗi đầu chia thành các rãnh và cung, tất cả đều có khoảng cách bằng nhau tính từ tâm đĩa, hợp chung thành một trụ (clylinder). Giống như đĩa mềm, dữ liệu ghi vào ổ đĩa cứng, bắt đầu từ rãnh ngoài cùng. Toàn bộ trụ thứ nhất được làm đầy trước khi đầu đọc/ghi dịch vào trong và làm đầy trụ thứ hai. Rãnh càng gần tâm đĩa thì càng nhỏ, nhưng phải lưu cung một lượng dữ liệu như rãnh lớn.
Đến một lúc nào đó, khi đầu từ dịch tới tâm ổ đĩa và rãnh ngày càng nhỏ, đầu đọc/ghi phải điều chỉnh cách ghi dữ liệu sao cho cung dữ lưu trữ số byte đồng nhất, cho dù kích thước vật lý có khác nhau đi chăng nữa.
II.Công nghệ ide :
Hầu hết ổ đĩa cứng trên thị trương hiện nay đều theo chuẩn IDE (Integrated Device Electronics), nó được trang bị ổ đĩa IDE với bus I/O nhanh có vi mạch điều khiển bus riêng.
ổ đĩa cứng đòi hỏi card điều khiển có mã lập trình ROM để hướng dẫn đầu đọc/ghi. ở ổ đĩa IDE và SCSI, card điều khiển gắn vào bo mạch trên vỏ ổ đĩa và là phần không thể thiếu của nó. Ngày nay, card điều khiển ổ đĩa IDE nối vào bo hệ thống nhờ cáp dữ liệu từ ổ đĩa đến đầu nối IDE ngay trên bo hệ thống, ngoài đầu nối cho cáp dữ liệu 40 chân, ổ đĩa cứng còn đầu nối cho cáp nguồn.
Do cách định dạng ổ đĩa IDE và truy cập dữ liệu độc nhất vô nhị, bạn phải sử dụng vi mạch điều khiển chuyên dụng cho ổ đĩa IDE. Bởi vậy ổ đĩa IDE gắn thẳng vi mạch điều khiển phía trên vỏ ổ đĩa. Vi mạch điều khiển phía trên vỏ ổ đĩa. Vi mạch điều khiển và ổ đĩa gắn luôn vào nhau.
ổ đĩa Enhanced IDE (EIDE): ổ đĩa IDE đời đầu theo chuẩn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12996.doc