Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Thương mại du lịch vận tải và xuất nhập khẩu Thanh Long

Quỹ BHYT của công ty được hình thành bằng cách trích 3% trên số thu nhập tạm tính của ngườinlao động; trong đó người sử dụng lao động phải chịu 2%, khoản này được tính vào chi phí kinh doanh, người lao động trực tiếp nộp 1%( trừ vào tu nhập). Khi tính được mức trích BHYT các nhà doanh nghiệp phải nộp toàn bộ cho cơ quan BHYT.

doc31 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2634 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Thương mại du lịch vận tải và xuất nhập khẩu Thanh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của thày cô để bài làm của em được hoàn thiện hơn. Em xin cảm ơn. Em xin chân thành cảm ơn cô Th.s Nguyễn Thị Mỹ và thày cô trong khoa đã hướng dẫn, cùng quý công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày tháng năm Sinh viên Ngô Thị Kiều Trang Phần I: Tổng quan về Công ty TNHH Thương mại du lịch vận tải và XNK Thanh Long 1.1) Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thương mại du lịch vận tải và XNK Thanh Long Tên công ty: Công ty TNHH Thương mại du lịch vận tải và XNK Thanh Long Tên giao dịch: Thanh Long trading- Tỏúim- Transport and importexport co., LTD Tên viết tắt: Thanh Long 3T&IE CO.,LTD Trụ sở: Số 7 ngõ 14 Đông Quan- Nghĩa Đô- Cầu Giấy- HN Điện thoại: 04.7754601 Xưởng sản xuất: Km số 10 Láng Hoà Lạc- Hà Nội Đăng kí kinh doanh số: 0102013016 Mã số thuế: 0101505688 Mã số XNK: 010505688 1.2) Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại du lịch vận tải và XNK Thanh Long +) Ngành nghề kinh doanh: - Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng ( chủ yếu máy móc phục vụ sản xuất và đồ gia dụng); -Buôn bán vật liệu xây dựng; -Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá; -Sản xuất bao bì từ nguyên liệu giấy; -Vận tải và bốc xếp hàng hoá; - Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, san lấp mặt bằng và hạ tầng cơ sở; - Kinh doanh, môi giới bất động sản (không bao gồm hoạt động đầu tư về giá đất); -Buôn bán, sửa chữa máy công nghiệp, máy nổ, động cơ tàu thuỷ, động cơ ô tô; -Sản xuất, buôn bán nguyên phụ liệu trong lĩnh vực xây dựng; -Trang trí nội, ngoại thất; - Buôn bán hàng điện, điện tử, điện lạnh, thiết bị văn phòng, đồ gia dụng, máy tính, thiết bị bưu chính viễn thông; -Sản xuất buôn bán hàng nhựa, nguyên liệu sản xuất nhựa, thảm các loại, giấy dán trang trí nội, ngoại thất; - Kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng; Dịch vụ ăn uống, giải khát; Lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch(không bao gồm kinh doanh phòng hát karaoke, vũ trường, quán bar) (Doanh nghiệp chỉ kinh doanh khi có đủ điều kiện theo qui định của pháp luật) +) Quy trình sản xuất bao bì và tiêu thụ của công ty: Phôi bao Duỗi phẳng in 2 màu Lồng lót bao Gấp cạnh May Đóng gói Nhập kho Tổ bán hàng số 1 Tổ bán hàng số 2 Xuất bán 1.3)Mô hình tổ chức của bộ máy quản lý của Công ty TNHH Thương mại du lịch vận tải và XNK Thanh Long +) Sơ đồ cơ cấu - tổ chức của Công ty TNHH Thương mại du lịch vận tải và XNK Thanh Long; Giám đốc PGĐ về điều hành PGĐ về tài chính Phòng KH VT Xưởng SX bao bì Phòng KD-DL Phòng tài chính, kế toán Phòng tổ chức Đội Bán hàng Tổ BH số 1 Tổ BH số 2 +)Diễn giải: - Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo cơ cấu đa tuyến - chức năng. -Đứng đầu công ty là BGĐ gồm có 1 giám đốc và 2 phó giám đốc lần lượt phụ trách về tài chính và về quản trị điều hành công ty nhằm tham mưu và cùng bàn bạc đưa ra các quyết định của công ty cùng giám đốc. -Dưới BGĐ là các phòng ban chức năng, các chuyên gia, các hợp đồng trong việc bàn bạc tìm ra giải pháp tối ưu cho những vấn đề phức tạp của công ty để đưa ra quyết định đúng đắn, hợp lý nhất. Tuy nhiên quyền quyết định cuối cùng vẫn thuộc về BGĐ công ty. -Tuy nhiên những quyết định quản lý do các phòng ban nghiên cứu, đề xuất khi được BGĐ thông qua sẽ trở thành mệnh lệnh được truyền đạt từ trên xuống theo tuyến đã qui định. -Bộ máy của công ty gồm 1 BGĐ và 5 phòng ban gồm: Phòng kinh doanh- du lịch- vận tải; Phòng kế hoạch- vật tư; phòng tài chính- kế toán; phòng tổ chức; đội bán hàng; và 1 xưởng sản xuất bao bì; Đứng đầu công ty là Giám đốc- Người chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng như trực tiếp kí kết các hợp đồng kinh tế. Giám đốc là chủ tài khoản công ty, các phó giám đốc là người giúp việc và tham mưu cho giám đốc để đi đến quyết định đúng đắn. Sau giám đốc là gồm 2 phó giám đốc phụ trách về lĩnh vực: một phó giám đốc phụ trách về điều hành và PGĐ về tài chính. Mỗi PGĐ đều có những quyền hạn và nghĩa vụ như sau: PGĐ phụ trách về tài chính: Chịu trách nhiệm về tình hình tài chính của công ty, trực tiếp phụ trách các phòng ban và đội bán hàng. PGĐ phụ trách về điều hành: Có trách nhiệm bao quát nghiên cứu đưa ra các hình thức quản lý công ty, về nhân lực, về nội quy trong công ty nhằm đưa công ty phát triển đi lên ngày càng vững mạnh. Cả 2 PGĐ có trách nhiệm hỗ trợ, giúp đỡ nhau để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Phòng kinh doanh, du lịch - vận tải: Tiếp nhận các đơn đặt hàng về du lịch đi tour, vận chuyển sản phẩm,…. theo yêu cầu của khách hàng để đưa ra kế hoạch lịch trình phục vụ kế hoạch tốt nhất. Phòng kế hoạch vật tư: Tiếp nhận toàn bộ các hợp đồng của phòng tài vụ phát bán hàng và cung cấp các sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng. Có trách nhiệm lưu giữ toàn bộ các phiếu nhập kho, xuất kho của sản phẩm bao bì mà công ty sản xuất được để nộp cho phòng tài chính kế toán. Xưởng sản xuất – bao bì: là nơi công ty đưa ra nguyên vật liệu vào sản xuất cho ra các sản phẩm về bao bì mặt hàng kinh doanh chính của công ty. Phòng tài chính - kế toán: Chịu trách nhiệm huy động các nguồn vốn, trả lương cho công nhân viên trong công ty. Phòng tổ chức: là nơi lưu trữ các hồ sơ lý lịch về các nhân viên. Đội bán hàng: Chuyên đáp ứng những nhu cầu của khách hàng mua hàng tận nơi; chịu trách nhiệm phân phối hàng hóa. 1.1)Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty những năm gần đây: - Để thấy rõ quá trình hoạt động của công ty, em xin dẫn chứng ra 1 số chỉ tiêu chủ yếu của công ty 3 năm trở lại đây: Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn ( năm 2006; 2007; 2008) ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Doanh thu 13.027.439.752 15.912.937.934 17.982.472.300 Lợi nhuận trước thuế 1.002.649.979 1.163.999.379 1.203.553.745 Lợi nhuận sau thuế 689.907.985 838.079.553 866.544.296 Nguồn: BCKQHĐKD của công ty năm 2006; 2007; 2008. - Trên đây là kết quả kinh doanh của DN trong 3 năm. Sau đây em xin trình bày bảng so sánh tỷ lệ giữa các năm của công ty về các chỉ tiêu đã nêu. Chỉ tiêu Năm 2007 so với năm 2006 Năm 2008 so với năm 2007 Số tuyệt đối tỷ lệ % Số tuyệt đối tỷ lệ % Doanh thu 2.885.498.182 22,1% 2.069.534.366 13% Lợi nhuận trước thuế 161.349.582 16,1% 39.534.366 3,4% Lợi nhuận sau thuế 148.171.568 21,5% 28.464.743 3,4% Qua bảng trên ta thấy, tình hình kinh doanh của công ty rất tốt qua các năm. Doanh thu qua các năm đều tăng cao. Phần II: Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty TNHH Thương mại du lịch vận tải và XNK Thanh Long 2.1) Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH Thương mại du lịch vận tải và XNK Thanh Long +) Sơ đồ Bộ máy kế toán của công ty được hoạt động như sau: kế toán trưởng KT tổng hợp KT tiền lương KT vốn bằng tiền KT CP-SX KD KT bán hàng KT TSCĐ KT nguyên vật liệu +)Diễn giải: Công ty thực hiện chế độ kế toán tại phòng kế toán. Tất cả các công vịêc hạch toán tổng hợp, hạch toán chi tiết, lập báo cáo kế toán, phân tichs hoật động kinh tế đều thực hiện ở phòng kế toán, đảm bảo được sự lao động tập trung thống nhất của giám đốc và trưởng phòng kế toán. Trong đó: +) Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm trước BGĐ về các công việc kế toán của bộ phận kế toán phụ thuộc vào chức năng nhiệm vụ của mình, đồng thời hướng dẫn chỉ đạo các cán bộ nhân viên của phòng mình thực hiênh tốt các nhiệm vụ được giao. Kế toán trưởng có nhiệm vụ báo cáo kịp thời, chính xá trước BGĐ về tình hình tài chính của công ty từng thời kỳ, từng giai đoạn. +) Phó phòng kế toán cũng là kế toán tổng hợp: Là người chịu trách nhiệm tổng hợp các sổ sách, số liệu mà các kế toán bộ phận gửi lên để tổng hợp lập báo các tài chính của công ty, chịu trách nhiệm trước BGĐ sau trưởng phòng kế toán. +) Kế toán tiền lương: Chịu trách nhiệm các khoản về tiền lương và các khoản trích theo lương. Đồng thời,có trách nhiệm lập báo cáo tiền lương; bảng chấm công. +) Kế toán vốn bằng tiền : Chịu trách nhiệm theo dõi dòng vốn bằng tiền mặt của công ty.Đồng thời có nhiệm vụ theo dõi các nghiệp vụ của công ty với các ngân hàng về: TGNH; tiền vay ngân hàng, lãi suất……………. +) Kế toán chi phí sản xuất- kinh doanh:Có nhiêm vụ theo dõi các chi phí phát sinh theo từng khoản mục chi phí và theo từng đối tượng hạch toán chi phí để từ đó tính giá thành của sản phẩm. +) Kế toán bán hàng: Theo dõi tình hình mua và bán ra các mặt hàng của công ty theo dõi tình hình nhập, xuất hàng hoá của công ty. +) Kế toán TSCĐ: Theo dõi sự biến động của TSCĐ và ghi sổ khấu hao TSCĐ. +) Kế toán NVL: Theo dõi tình hình nhập, xuât kho NVL cho sản xuât và hạch toán chi phí sản xuất- kinh doanh. 2.2) Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại đơn vị: - Tại Công ty hạch toán theo hình thức kê khai thường xuyên. - DN tính thuế theo phương thức khấu trừ thuế, chính vì vậy công ty tính giá nhập kho của công ty không tính thuế VAT vào đơn giá.Giá của NVL của công ty tính theo phương pháp bình quân gia quyền. - Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ 01/01/N kết thúc vào ngày 32/12/N - Kỳ kế toán: tháng, quý, năm. -Đơn vị sử dụng: VNĐ. 2.2.1) Đặc điểm vận dụng chế độ chứng từ kế toán tại Công ty TNHH Thương mại du lịch vận tải và XNK Thanh Long - Hiện nay, công ty áp dụng chế độ chứng từ kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC ban hành áp dụng thống nhất trong cả nước. - Những nhóm chứng từ cơ bản: +) Kế toán tiền lương: Bảng chấm công Bảng thanh toán tiền lương Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương +)Kế toán công nợ: - Phiếu thu - Phiếu chi - GBN,GBC +)Kế toán nguyên vật liệu: Phiếu nhập kho Phiếu xuất kho HĐGTGT +) Kế toán TSCĐ: Hoá đơn đầu vào có liên quan. Biên bản giao nhận TSCĐ Bảng tính và phân bổ khấu hao +) Kế toán Chi phí sản xuất- kinh doanh: Bảng phân bổ NVL Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. +) Kế toán bán hàng: Hoá đơn Chứng từ thanh toán Bảng kê hàng hoá bán ra 2.2.2) Đặc điểm vận dụng chế độ tài khoản kế toán: - Hệ thống tài khoản kế toán của công ty được áp dụng theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC ban hành áp dụng thống nhất trong cả nước. - Nhóm tài khoản công ty sử dụng cơ bản là: +) TM: 111; chi tiết TK 111.1: tiền VN +) TM: 111; chi tiết TK 111.2: ngoại tệ +) TK 112: TGNH: chi tiết: TK 112.1: Tiền VN TK 112.2: ngoại tệ +)TK: 131: Phải thu khách hàng. TK: 133: Thuế GTGT được khấu trừ. Chi tiết:TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá. TK 1332: Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ. +) TK 138: Phải thu khác. +) TK 141: Tạm ứng. +) TK 152: Nguyên vật liệu. +) TK 153: công cụ, dụng cụ. +) TK 154: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. +) TK 156: Hàng hoá. +) TK 157: Hàng gửi bán. +) TK 211: TSCĐ: +) TK 214: Khấu hao tài sản cố định. +) TK 331: Phải trả người bán. +) TK 334: Phải trả người lao động. +) TK 338: Phải trả khác Chi tiết: TK 3381:kinh phí công đoàn TK 338.2:Bảo hiểm xã hội TK 338.3: Bảo hiểm y tế +) TK 341: Vay dài hạn +) Tk 411: NVKD . Chi tiết: Tk 411.1: Vốn đầu tư của CSH TK 411.8: vốn khác +) Tk 415: Quỹ dự phòng tài chính +) Tk 421: Lợi nhuận chưa phân phối +) TK 431: Quỹ khen thưởng phúc lợi +) TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ +) Tk 515: Doanh thu hoạt động tài chính +) Tk 521: Chiết khấu thương mại +) Tk 531: Hàng bán bị trả lại +) Tk 532: Giảm giá hàng bán +) Tk 621: CP nguyên vật liệu trực tiếp +) TK 622: CP nhân công trực tiếp +) TK 627: CPSXC +)TK 635: CP Tài chính +)TK 641: CP Bán hàng +)TK 642: CP Quản lý doanh nghiệp +)TK 821: CP Thuế thu nhập doanh nghiệp +)TK 911: Xác định kết quả kinh doanh 2.2.3: Đặc điểm vận dụng sổ sách kế toan tại Công ty TNHH Thương mại du lịch vận tải và XNK Thanh Long: - Chế độ sổ sách kế toán tại công ty được áp dụng theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC ban hành áp dụng thống nhất trong cả nước. - Hình thức ghi sổ kế toán: Công ty ghi sổ theo hình thức Chứng từ- Ghi sổ. 2.2.4) Đặc điểm chế độ báo cáo kế toán: - Hệ thống báo cáo kế toán của công ty được áp dụng theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC ban hành áp dụng thống nhất trong cả nước. - Những báo cáo cơ bản tại đơn vị khi lập BCTC gồm những báo cáo sau: +) Bảng cân đối kế toán +) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh +) Thuyết minh báo cáo tài chính -BCTC của công ty sau khi hoàn thành vào cuối niên độ kế toán sẽ được nộp lên chi cục thuế quận Cầu Giấy. 2.3) Một số phần hành kế toán chủ yếu trong Công ty TNHH Thương mại du lịch vận tải và XNK Thanh Long: 2.3.1) Kế toán tiền lương: - Tiền lương : Là biểu hiện bằng tiền của 1 bộ phận sản phẩm mà người lao động được sử dụng để bù đắp hao phí lao động của họ trong quá trình SXKD nó chính là phần thù lao lao động để tái sản xuất sức lao động. - Quỹ BHXH: Theo chế độ hiện hành, quỹ BHXH được tính theo tỷ lệ 20% trên tổng quỹ lương cáp bậc và các khoản phụ cấp thường xuyên của người lao động thực tế trong kỳ hạch toán. Trong đó, 15% người sử dụng lao động phải nộp và khoản này tính vào chi phí kinh doanh, còn 5% do người lao động trực tiếp đóng góp (trừ trực tiếp vào lương). Chi của quỹ BHXH cho người lao động theo chế độ căn cứ vào: +) Mức lương ngày của người lao động +) Thời gian nghỉ (có chứng từ hợp lệ) +) Tỷ lệ trợ cấp BHXH. -Bảo hiểm y tế(BHYT): Quỹ BHYT của công ty được hình thành bằng cách trích 3% trên số thu nhập tạm tính của ngườinlao động; trong đó người sử dụng lao động phải chịu 2%, khoản này được tính vào chi phí kinh doanh, người lao động trực tiếp nộp 1%( trừ vào tu nhập). Khi tính được mức trích BHYT các nhà doanh nghiệp phải nộp toàn bộ cho cơ quan BHYT. -Kinh phí công đoàn(KPCĐ): Quỹ KPCĐ: Là quỹ tài trợ cho hoạt động công đoàn các cấp. Theo chế độ hiện hành thì KPCĐ được tính theo tỷ lệ 2% trên tổng quỹ tiền lương phải trả cho người lao động và người sử dụng lao động phải chịu hoàn toàn khoản chi phí này( khoản này cũng tính vào chi phí sản xuất kinh doanh) Tại công ty sử dụng 2 hình thức trả lương đó là trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm. Khái niệm về hình thức trả lương theo thời gian: là hình thức tiền lương tính theo thời gian làm việc cấp kỹ thuật và thang lương của người lao động. +) Công thức: Tiền lương thời gian = Thời gian làm việc *Đơn giá tiền lương Khái niệm về hình thức trả lương theo sản phẩm: Là hình thức trả lương căn cứ vào khối lượng, chất lượng hoặc khối lượng sản phẩm họ làm ra. +)Công thức: Tiền lương sản phẩm= Khối lượng(sản lượng) * Đơn giá tiền lương SP công việc SP hoàn thành -Việc thanh toán lương cho người lao động thường được chia làm 2 kỳ trong tháng: +) kỳ 1: Tạm ứng lươngcho người lao đông vào giữa tháng +) Kỳ2: Thanh toán nốt phần còn lại cho người lao đoọng sau ki trừ đi cấc khoản khấu trừ vào lương của người lao động theo chế độ qui định. -Tiền lương được trả tận tay người lao đông hoặ tập thể lĩnh lương đại diện do thủ quỹ phát. Khi nhận các khoản thu nhập, người lao động phải ký vào bảng thanh toán lương để xác thực số tiền đã nhận. +) Nhóm chứng từ: Bảng chấm công Phiếu xác nhận sản phẩm Bảng thanh toán tiền thưởng Bảng thanh toán tiền lương +) Quy trình luân chuyển chứng từ: Ghi chú: Ghi cuối tháng Đối chiếu Bảng thanh toán lương các phòng ban Bảng chấm công PXSX Bảng chấm công đội BH Bảng chấm công các phòng ban Bảng thanh toán lương PXSX Bảng thanh toán lương đội BH Bảng thanh toán lương toàn DN Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương Chứng từ- Ghi sổ Sổ đăng ký CT-GS Sổ cái TK 334,338 Bảng cân đối kế toán Báo cáo tài chính Diễn giải: - Hàng ngày, tại phân xưởng sản xuất tổ trưởng mỗi tổ sản xuất chấm công cho các công nhân.Đến cuối tháng, tổ trưởng tổ SX nộp bảng chấm công của tổ cho kế toán xưởng. Kế toán xưởng căn cứ vào bảng chấm công lên bảng thanh toán tiền lương của phân xưởng, rồi gửi bảng thanh toán lương của phân xưởng cho kế toán tiền lương của công ty lên bảng thanh toán lương của toàn doanh nghiệp.Tương tự, tại các phòng ban và đội bán hàng do trưởng phòng và tổ trưởng chấm công cho các nhân viên của mình. Cuối tháng nộp bảng chấm công của phòng ban mình lên cho kế toán tiền lương của công ty. kế toán của công ty lên bảng thanh toán lương của từng phòng vả từ đó, lên bảng thanh toán lương của toan công ty. Vào cuối tháng, từ bảng thanh toán lương của toàn công ty kế toán tiền lương lên bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.Từ bảng phân bổ lương vào chứng từ ghi sổ. Từ chứng từ ghi sổ vào sổ đăng ký chứng và lên sổ cái TK 334, và TK 338.Từ sổ cái Tk 334,338 vào bảng cân đối kế toán.Cuối tháng, đối chiếu giữa sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và bảng cân đối kế toán. Từ bảng cân đối kế toán lên báo cáo tài chính. 2.3.2) Kế toán vốn bằng tiền : -Quy định: Sử dụng thống nhất là đơn vị đồng việt nam Các loại ngoại tệ phải qui đổi ra đồng VN theo tỷ giá mua do ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để ghi sổ kế toán và điều chỉnh theo chi tiết từng nguyên tệ trên TK 007. Vàng, bạc, kim khí, đá quý phải theo dõi số lượng, trọng lượng quy cách phẩm chất và giá trị của từng loại. Giá vàng, bạc, kim khí, đá quý được đánh giá bằng tiền tệ tại thời điểm phát sinh giá quốc tế. Vào cuối kỳ kế toán, kế toán phải điều chỉnh lại các ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái thực tế. +) Tiền mặt: -Chứng từ sử dụng; Phiều thu Phiếu chi Bảng kiểm kê quỹ Giấy đề nghị tạm ứng Chứng từ về chi phí Giấy thanh toán tạm ứng -Quy trình luân chuyển chứng từ: Ghi cuối tháng Đối chiếu Ghi hàng ngày Chứng từ gốc Sổ quỹ Chứng từ Ghi sổ Số đăng ký chứng từ ghi sổ Số cái TK 111 Bảng cân đối SPS Báo cáo kế toán -Diễn giải:Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc kế toán công nợ vào sổ quỹ và vào chứng từ ghi sổ. Cuối tháng, từ chứng tư ghi sổ kế toán lên sổ cái TK111 và lên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Vào cuối tháng, từ sổ cái TK 111 kế toán lên bảng cân đối SPS, từ bảng cân đối SPS kế toán lên báo cáo kế toán.Vào cuối tháng, kế toán đối chiếu số liệu giữa sổ quỹ và bảng cân đối SPS.Đối chiếu số liệu giữa sổ đăng ký chứng từ và bảng cân đối SPS. +) TGNH: -Chứng từ sử dụng: Giấy báo nợ Giấy báo có Uỷ nhiệm thu Uỷ nhiệm chi -Quy trình luân chuyển chứng từ: Chứng từ gốc chứng từ- ghi sổ Sổ chi tiết TK 112 Sổ đăng ký chứng từ- ghi sổ Sổ cái TK112 Sổ tổng hợp chi tiết TK112 Báo cáo tài chính Bảng cân đối SPS Ghi chú: Ghi cuối tháng Đối chiếu Ghi hàng ngày Diễn giải : Hàng ngày, từ chứng từ gốc kế toán công nợ lên sổ chi tiết TK 112 và lên chứng từ ghi sổ. Vào cuối tháng, từ chứng từ ghi sổ kế toán lên Sổ đăng ký chứng từ- ghi sổ và lên sổ cái TK 112. Vào cuối tháng, căn cứ vào sổ cái TK 112 kế toán lên Bảng cân đối SPS và căn cứ vào Bảng cân đối SPS kế toán lên Báo cáo tài chính. 2.3.3) Kế toán Nguyên vật liệu -Khái niệm về nguyên vật liệu:NVL là đối tượng lao động, là 1 trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. -Cách tính giá của NVL nhập kho: Giá thực tế NVL= Giá mua + Các loại thuế + Cp thu mua – Các khoản nhập kho không được hoàn lại giảm trừ - Doanh nghiệp tính giá NVL xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền -) Chứng từ sử dụng: Phiếu nhập kho Phiếu xuất kho Hoá đơn GTGT Hoá đơn bán hàng Hoá đơn cước vận chuyển -) Quy trình luân chuyển chứng từ: Ghi chú: Ghi cuối tháng Đối chiếu Ghi hàng ngày Chứng từ gốc CT-GS Sổ chi tiết TK 152 Sổ đăng ký chứng từ- ghi sổ Sổ Cái Tk 152 Bảng tổng hợp N-X-T Bảng cân đối SPS Báo cáo tài chính Diễn giải: Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc kế toán NVL lên Sổ chi tiết tài khoản 152 và lên chứng từ, ghi sổ.Đồng thời, hàng ngày kế toán căn cứ vào sổ chi tiết lên bảng tổng hợp N-X-T.Vào cuối tháng, từ chứng từ ghi sổ kế toán lên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và lên sổ cái tài khoản 152.Từ sổ cái tài khoản 152 kế toán căn cứ để lên bảng cân đối SPS. Căn cứ vào bảng cân đối SPS kế toán lên báo cáo tài chính. Vào cuối tháng, kế toán đối chiếu giữa sổ đăng ký chứng từ và bảng cân đối số phát sinh, kế toán đối chiếu giữa sổ cái tk 152 và bảng tông hợp nhập xuất tồn. 2.3.4) Kế toán TSCĐ: -) Khái niệm về TSCĐ:TSCĐ là những tư liệu sản xuất chủ yếu và những TSCĐ khác có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài. -)DN tính khấu hao của doanh nghiệp được tính theo phương pháp đường thẳng: Mức khấu hao năm= Giá trị phải khấu hao * Tỷ lệ khấu hao năm Mức khấu hao năm Mức khấu hao tháng = 12 -) Chứng từ sử dụng: Hoá đơn đầu vào có liên quan. Biên bản giao nhận TSCĐ Bảng tính và phân bổ khấu hao -) Quy trình luân chuyển chứng từ: Chứng từ tăng giảm và KH TSCĐ Chứng từ ghi sổ Thẻ TSCĐ Sổ cái Tk 211,212, 213,214 Sổ đăng ký chứng từ- ghi sổ Bảng cân đối SPS Báo cáo tài chính Sổ chi tiết TSCĐ Bảng tổng hợp chi tiết TSCĐ Ghi chú: Ghi cuối tháng Đối chiếu Ghi hàng ngày -) Diễn giải: Hàng ngày, từ chứng từ tăng, giảm và khấu hao TSCĐ kế toán lên chứng từ ghi sổ, và thẻ TSCĐ và lên sổ chi tiết TSCĐ.Hàng ngày, từ sổ chi tiết TSCĐ kế toán lên bảng tổng hợp chi tiết TSCĐ.Vào cuối tháng, kế toán căn cứ vào chứng từ ghi sổ lên sổ cái Tk 211, 212,213,214 và lên Sổ đăng ký chứng từ- ghi sổ. Vào cuối tháng từ sổ cái các TK kế toán lên Bảng cân đối SPS và bảng tổng hợp chi tiết TSCĐ kế toán lên Báo cáo tài chính. Vào cuối tháng, kế toán đối chiếu giữa bảng cân đối tài khoản và bảng tổng hợp chi tiết TSCĐ để so sánh đối chiếu kết quả. 2.3.5) Kế toán tiêu thụ -)Các phương thức bán hàng: Hiện nay doanh nghiệp thường áp dụng hai phương pháp bán hàng: bán hàng theo phương thức gửi hàng và bán hàng theo phương thức giao hàng trực tiếp. +) Bán hàng theo phương thức gửi hàng: Theo phương thức này, định kỳ doanh nghiệp gửi hàng cho khách hàng trên cơ sở của thoả thuận trong hợp đồng mua bán hàng giữa hai bên và giao hàng tại địa điểm đã quy ước trong hợp đồng. Khi xuất kho gửi đi, hàng vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, chỉ khi nào khách hàng đã trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán thì khi ấy hàng mới chuyển quyền sở hữu và được ghi nhận doanh thu bán hàng. +) Bán hàng theo phương thức giao hàng trực tiếp. Theo phương thức này bên khách hàng uỷ quyền cho cán bộ nghiệp vụ đến nhận hàng tại kho của doanh nghiệp bán hoặc nhận hàng tay ba. Người nhận hàng sau khi ký vào chứng từ bán hàng của doanh nghiệp thì hàng hoá được xác định là bán (hàng đã chuyển quyền sở hữu). -)Chứng từ sử dụng: 1. Hoá đơn 2. Chứng từ thanh toán 3. Bảng kê hàng hoá bán ra 4. Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý. -) Quy trình chứng từ luân chuyển: : Ghi chú: Ghi cuối tháng Đối chiếu Ghi hàng ngày Chứng từ gốc Sổ chi tiết các TK 155, 156, 157, 632, 641, 642, loại 5, 911 Lập các chứng từ ghi sổ Sản phẩm, hàng hoá, nhập, xuất Giá vốn; tập hợp. k/c Doanh thu, giảm DT Chi phí, kết quả Sổ hợp chi tiết các chỉ tiêu Sổ cái TK 155, 156, 157, 632, 641, 642, loại 5, 911 Sổ đăng ký CT - GS Báo cáo KT Bảng CĐPS Diễn giải: Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ ban đầu để lên sổ chi tiết TK 155, 156, 157, 632, 641, 642, loại 5, 911,và lên các chứng từ ghi sổ. Vào cuối tháng, từ sổ chi tiết các tài khoản để lên sổ tổng hợp chi tiết doanh thu, giá vốn, chi phí, lợi nhuận và căn cứ vào chứng từ ghi sổ để lên sổ cái Tk 155,156, 157, 632, 641, 642, loại 5, 911 và lên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.Vào cuối tháng, kế toán căn cứ vào sổ cái các tài khoản để lên bảng cân đối SPS. Từ bảng cân đối SPS và sổ tổng hợp chi tiết các chỉ tiêu để lên báo cáo kế toán. Cuối tháng, kế toán đối chiếu giữa sổ chi tiết các chi tiêu và bảng cân đối phát sinh.Và đối chiếu giữa sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và bảng cân đối số phát sinh. Phần III: Đánh giá chung về hoạt động chung của đơn vị 3.1) Nhận xét về tổ chức bộ máy kế toán của công ty: +)Ưu điểm: Công ty tiến hành tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình bộ máy kế toán tập trung. Theo mô hình này, toàn bộ công việc kế toán từ khâu thu nhập, xử lý, luân chuyển chứng từ, ghi sổ kế toán, lập báo cáo, phân tích rõ ràng tại phòng kế toán. Và số liệu giữa các phần hành kế toán trong công ty được đánh giá nhanh chóng, kịp thời. Với mô hình này, việc kế toán tại công ty được thống nhất, dễ quản lý, việc áp dụng các chế độ mới của bộ tài chính về kế toán được thực hiện nhanh chóng, kịp thời. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm về bộ máy kế toán tại công ty còn những nhược điểm sau: +)Nhược điểm: Mô hình kế toán tại công ty chỉ phù hợp với điều kiện công ty chưa lớn. Mặc dù vậy bộ máy kế toán tại công ty khá cồng kềnh và khi mô hình công ty lớn hơn thì công ty nên tổ chức lại theo mô hình như: Bộ máy kế toán phân tán, hoặc hỗn hợp. 3.2)Về phần hành kế toán tại công ty: +) Về kế toán tiền lương: DN tuy qui mô khá lớn nhưng hình thức trả lương vẫn còn bằng tiền mặt, khi trả lương cho công nhân viên trong công ty không đượcm thuận lợi nhanh chóng. +)Về kế toán nguyên vật liệu: Phương pháp tính giá của vật liệu nhập, xuất kho bằng phương pháp bình quân gia quyền có ưu điểm là khá đơn giản nhưng chưa phản ánh kịp thời. +)Về kế toán vốn bằng tiền: Công ty không sử dụng tiền đang chuyển,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26665.doc
Tài liệu liên quan