* Bên nợ:
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của năm trước.
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
- Ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
- Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có TK 8212 lớn hơn số phát sinh bên Nợ TK 8212 phát sinh trong kỳ vào bên Có TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
* Bên Có:
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp đã ghi nhận trong năm.
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của năm trước.
- Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại.
64 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2405 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ Dương Gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g pháp khấu trừ, kế toán ghi:
Nợ TK 532: Giảm giá hàng bán.(Giá bán chưa thuế).
Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp.
Có TK 111, 112, 131,…
-Giảm giá cho người mua không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, ghi:
Nợ TK 532: Giảm giá hàng bán.
Có TK 111, 112, 131,…
-Cuối kỳ kế toán, kết chuyển tổng số giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ sang tài khoản “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” hoặc Tài khoản “Doanh thu bán hàng nội bộ”, ghi:
Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Nợ TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ.
Có TK 532: Giảm giá hàng bán.
Sơ đồ hạch toán:
111, 112, 131 532 511
Giảm giá hàng bán Kết chuyển ghi giảm
doanh thu
3331
Giảm thuế GTGT
c) Kế toán hàng bán bị trả lại.
Khái niệm:
Hàng bán bị trả lại là số sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp đã xác định tiêu thụ, nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế như: hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại.
Bên mua cần xuất hóa đơn để trả lại hàng bên bán.(Đơn giá xuất phải đúng theo đơn giá mua trên hóa đơn mua vào).
Chứng từ sử dụng:
- Biên bản xác nhận hàng bán bị trả lại.
- Phiếu chi.
- Giấy báo.
- Các chứng từ khác có liên quan.
Tài khoản sử dụng:
Tài khoản sử dụng 531 – “Hàng bán bị trả lại”.
Tài khoản 531 – “Hàng bán bị trả lại”.
Doanh thu của hàng bán bị trả Kết chuyển doanh thu của hàng lại, đã trả lại tiền cho người mua bán bị trả lại vào bên Nợ tài hoặc tính trừ vào khoản phải thu khoản 511 hoặc Tài khoản 512 khách hàng về số sản phẩm, để xác định doanh thu thuần hàng hóa đã bán. trong kỳ báo cáo.
Tổng số phát sinh Nợ. Tổng số phát sinh Có.
Tài khoản 531 không có số dư cuối kỳ.
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
-Phản ánh giá vốn sản phẩm, hàng hóa bị trả lại nhập kho, ghi:
Nợ TK 155: Thành phẩm.
Nợ TK 156: Hàng hóa.
Có TK 632: Giá vốn hàng bán.
-Phản ánh doanh thu hàng bán bị trả lại, ghi:
Nợ TK 531: Hàng bán bị trả lại ( Giá chưa có thuế GTGT).
Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp.
Có TK 111, 112, 131: Tổng số tiền phải trả.
-Các chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán bị trả lại ( nếu có), ghi:
Nợ TK 641: Chi phí bán hàng.
Có TK 111, 112, 131: Tổng số tiền phải trả.
-Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ doanh thu của hàng bán bị trả lại phát sinh trong kỳ vào tài khoản 511 hoặc Tài khoản 512, ghi:
Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Nợ TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ.
Có TK 531: Hàng bán bị trả lại.
Sơ đồ hạch toán:
Phản ánh giá vốn:
155, 156 632
Kế toán hàng bán bị trả lại:
111, 112, 131 531 511, 512
Hàng bán bị trả lại Kết chuyển ghi giảm DT
3331
Thuế GTGT
Nhận lại hàng trả lại:
632 156
Chi phí phát sinh trong quá trình nhận lại hàng:
111, 112, 131 641
2.2.1.3 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính.
a) Khái niệm:
Doanh thu hoạt động tài chính là doanh thu phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh bao gồm: doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp.
b) Chứng từ sử dụng:
- Phiếu thu.
- Giấy báo Có của ngân hàng.
- Các chứng từ khác có liên quan.
c) Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 515 – “Doanh thu hoạt động tài chính”.
Tài khoản 515 “Doanh thu hoạt động tài chính”
- Số thuế GTGT phải nộp theo Doanh thu hoạt động tài chính
phương pháp trực tiếp (nếu có). phát sinh trong kỳ.
- Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang TK 911. Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có.
Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ.
d) Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
- Khi nhận được thông báo chia cổ tức, lãi kinh doanh, hoặc nhận được tiền từ các khoản lãi được chia từ công ty con, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131, 221
Có TK 515.
- Khi thu hồi, thanh lý khoản đầu tư vào công ty con, nếu phát sinh lãi, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131: Trị giá tài sản nhận về.
Có TK 221: Đầu tư vào công ty con.
Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính.
- Trường hợp lãi, kế toán ghi:
Nợ TK 138: Phải thu khác.
Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính.
- Bên góp vốn liên doanh được chia lợi nhuận nhưng sử dụng số lợi nhuận được chia để góp thêm vốn vào liên doanh, ghi:
Nợ TK 222
Có TK 515
- Thu nhập do chênh lệch tỷ giá, ghi:
Nợ TK 413: Chênh lệch tỷ giá hối đoái.
Có Tk 515: Doanh thu hoạt động tài chính.
- Cuối kỳ kế toán, xác định thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp đối với hoạt động tài chính, ghi:
Nợ TK 515
Có TK 3331
- Cuối kỳ kết chuyển tài khoản 515 sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh, ghi:
Nợ TK 515
Có TK 911.
e) Sơ đồ hạch toán:
3331 515 111,112,131,331
(1) (3)
413
911
(4)
(2)
121,221,222
(5)
*Giải thích sơ đồ:
(1) Xác định thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp đối với hoạt động tài chính (nếu có).
(2) Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
(3) Thu nhập hoạt động tài chính, nhận được thông báo lãi chứng khoán do bán ngoại tệ, chiết khấu thanh toán được hưởng, doanh thu cơ sở hạ tầng, doanh thu bất động sản,…
(4) Kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái trong kỳ và đánh giá lại cuối kỳ (sau khi đã bù trừ).
(5) Thu nhập về lợi nhuận được chia bổ sung góp vốn liên doanh, lãi cho vay, lãi kinh doanh chứng khoán bổ sung mua chứng khoán.
2.2.1.4 Kế toán các khoản thu nhập khác.
a) Khái niệm:
Thu nhập khác là những khoản thu mà doanh nghiệp không dự tính trước được hoặc có dự tính đến nhưng ít có khả năng thực hiện, hoặc là những khoản thu không mang tính thường xuyên.
Thu nhập khác của doanh nghiệp, gồm:
-Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.
-Thu tiền được do khách hàng vi phạm hợp đồng.
-Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, tài sản cố định đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác.
-Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ.
-Thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản.
-Các khoản thuế được ngân sách Nhà nước hoàn lại.
-Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp.
-Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa.
-Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên.
b) Chứng từ sử dụng:
- Phiếu thu.
- Hóa đơn GTGT.
- Sổ chi tiết tài khoản 711.
c) Tài khoản sử dụng:
Tài khoản sử dụng 711 – “ Thu nhập khác”.
Tài khoản 711 – “Thu nhập khác”
- Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) Các khoản thu nhập khác phát tính theo phương pháp trực tiếp đối sinh trong kỳ. với các khoản thu hập khác ở doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp.
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có.
Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ.
d) Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Phản ánh thu nhập về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, ghi:
Nợ TK 111, 112: Số tiền mặt, TGNH thu về nhượng bán.
Nợ TK 131: Số tiền phải thu về nhượng bán.
Có TK 711: Giá nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp (nếu có).
- Khi doanh nghiệp phạt các khách hàng do khách hàng vi phạm hợp đồng kinh tế, ghi:
Nợ TK 111, 112, 138: Số tiền phạt phải thu.
Có TK 711: Thu nhập khác.
- Nếu doanh nghiệp trừ vào số tiền khách hàng đang ký quỹ, ký cược, ghi:
Nợ TK 338: Tiền phạt thu được trừ tiền ký quỹ, ký cược ngắn hạn.
Nợ TK 334: Tiền phạt thu được trừ tiền ký quỹ, ký cược dài hạn.
Có TK 711: Thu nhập khác.
Các khoản bị bỏ sót hay quên ghi sổ kế toán của những năm trước, năm nay phát hiện ra, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng số tiền thu được.
Có TK 711: Doanh thu bị bỏ sót hay quên ghi sổ kế toán.
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp (nếu có).
- Các khoản nợ thu khó đòi đã xử lý xóa sổ, nay thu hồi được, ghi:
Nợ TK 139: Phần nợ phải thu khó đòi đã lập dự phòng.
Nợ TK 6426: Phần nợ phải thu khó đòi chưa lập dự phòng.
Có TK 131: Các khoản nợ phải thu của khách hàng.
Có TK 138: Các khoản nợ phải thu khác.
Đồng thời ghi:
Nợ TK 004: Nợ khó đòi đã xử lý.
-Thu nhập quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 111,112,152,153,156,211,213: Trị giá quà biếu, tặng.
Có TK 711: Thu nhập khác.
-Cuối kỳ, xác định số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp, ghi:
Nợ TK 711
Có TK 3331.
-Kết chuyển toàn bộ các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ vào tài khoản 911 “ Xác định kết quả kinh doanh”,ghi:
Nợ TK 711
Có TK 911.
e) Sơ đồ hạch toán:
3331 711 111,112,131
(1) (3)
911 338,334,344
(2) (4)
331,338,3331
(5)
* Giải thích sơ đồ:
(1) Xác định thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp đối với hoạt động khác (nếu có).
(2) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ.
(3) Thu về thanh lý tài sản cố định, thu phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng kinh tế, tiền bảo hiểm được các tổ chức bảo hiểm bồi thường, nợ khóa đòi đã xử lý sau đó thu được.
(4) Khoản tiền phạt khách hàng khấu trừ vào tiền ký cược, ký quỹ ngắn hạn, dài hạn, khấu trừ lương của công nhân viên.
(5) Các khoản nợ phải trả mà chủ nợ không đòi được tính vào thu nhập khác, số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp trong kỳ.
2.2.2 Kế toán chi phí hoạt động kinh doanh.
2.2.2.1 Kế toán xác dịnh giá vốn hàng bán.
a) Khái niệm:
Giá vốn hàng bán là giá thực tế xuất kho của sản phẩm, hàng hóa ( hoặc gồm cả chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hóa đã bán ra trong kỳ đối với doanh nghiệp thương mại), hoặc là giá thành thực tế lao vụ, dịch vụ hoàn thành và đã được xác định là đã bán.
Trị giá vốn hàng bán là toàn bộ các chi phí liên quan đến quá trình bán hàng, gồm có giá vốn của hàng xuất kho để bán, chi phí hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng bán ra trong kỳ.
*Công thức:
Phân bổ chi phí thu mua cho hàng bán ra
=
Chi phí thu mua tồn đầu kỳ
+
Chi phí thu mua phát sinh trong kỳ
*
Giá trị hàng hóa xuất bán trong kỳ
giá trị hàng hóa tồn đầu kỳ
+
giá trị hàng hóa nhập kho trong kỳ
b) Chứng từ sử dụng:
- Hóa đơn thuế GTGT.
- Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho.
- Biên bản kiểm nghiệm.
- Sổ chi tiết.
- Bản kê hàng xuất nhập tồn.
- Các chứng từ khác kèm theo.
c) Tài khoản sử dụng:
Tài khoản sử dụng 632 – “Giá vốn hàng bán”.
Tài khoản 632
Số phát sinh Nợ Số phát sinh Có
Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có
*Bên nợ:
- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa đã xuất bán trong kỳ.
- Trị giá vốn của hàng hóa tồn kho đầu kỳ bao gồm hàng tồn kho của doanh nghiệp, hàng tồn kho mà doanh nghiệp gửi bán,…
- Phản ánh chi phí vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ, không được tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán.
- Phản ánh số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn khoản đã lập dự phong năm trước.
- Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
* Bên có:
- Kết chuyển giá vốn của hàng hóa đã gửi bán nhưng chưa được xác định là đã bán.
- Trị giá vốn của thành phẩm đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ nhưng do một số nguyên nhân khác nhau đã bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.
- Kết chuyển giá vốn của hàng hóa đã xuất bán vào bên nợ tài khoản 911.
* Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.
d) Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
* Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Khi xuất bán sản phẩm, hàng hóa được xác định là đã bán trong kỳ, ghi:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán.
Có TK 154,155,156,157.
- Hàng bán bị trả lại nhập kho, ghi:
Nợ TK 115, 156
Có TK 632.
- Kết chuyển giá vốn hàng bán của các sản phẩm, hàng hóa được xác định là đã bán trong kỳ vào bên nợ TK 911, ghi:
Nợ TK 911
Có TK 632.
* Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Đối với doanh nghiệp thương mại:
- Cuối kỳ, xác định và kết chuyển trị giá vốn của hàng hóa đã xuất bán, được xác định là đã bán, ghi:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán.
Có TK 611: Mua hàng.
- Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn hàng hóa đã xuất bán được xác định là đã bán vào bên nợ TK 911, ghi:
Nợ TK 911
Có TK 632.
e) Sơ đồ hạch toán.
- Trường hợp mua hàng vận chuyển thẳng không qua nhập kho:
111,112,331 632
Trị giá thực tế hàng
hóa xác định tiêu thụ
157
Hàng hóa gửi bán
133
Thuế GTGT
- Trường hợp bán hàng theo phương thức trực tiếp:
+ Xuất kho hàng hóa bán:
1561 632
+ Ghi nhận doanh thu bán hàng:
511 111,112,131
3331
2.2.2.2 Kế toán chi phí bán hàng.
a) Khái niệm:
Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp bao gồm: Chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, chi phí hoa hồng đại lý, chi phí bảo hành sản phẩm,…..
b) Chứng từ sử dụng:
- Hóa đơn thuế GTGT.
- Phiếu thu, phiếu chi.
- Phiếu đề nghị thanh toán.
- Bảng kê thanh toán tạm ứng.
- Các chứng từ khác có liên quan,…
c) Tài khoản sử dụng:
Tài khoản sử dụng 641 – “Chi phí bán hàng”, dùng để phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.
Tài khoản 641 – “Chi phí bán hàng”
Các chi phí phát sinh liên quan - Các khoản ghi giảm chi phí bán đến quá trình bán sản phẩm, hàng hàng. hóa, cung cấp dịch vụ của doanh - Kết chuyển chi phí bán hàng vào nghiệp. TK 911 để tính kết quả kinh doanh
trong kỳ hoặc chi phí bán hàng vào
TK 142 “Chi phí trả trước” để chờ
phân bổ.
Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có.
Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 641 – “Chi phí bán hàng”, có 7 tài khoản cấp 2:
TK 6411: Chi phí nhân viên.
TK 6412: Chi phí vật liệu, bao bì.
TK 6413: Chi phí dụng cụ, đồ dùng.
TK 6414: Chi phí khấu hao tài sản cố định.
TK 6415: Chi phí bảo hành.
TK 6417: Chi phí dịch vụ mua ngoài.
TK 6418: Chi phí bằng tiền khác.
d) Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
- Chi phí nhân viên, cuối tháng, tính tiền lương phải trả cho nhân viên bộ phận bán hàng:
Nợ TK 6411: Chi phí nhân viên
Có TK 334: Phải trả công nhân viên.
- Trích các khoản trên theo tiền lương quy định:
Nợ TK 6411: Chi phí nhân viên
Có TK 3382: Kinh phí công đoàn.
Có TK 3383: Bảo hiểm xã hội.
Có TK 3384: Bảo hiểm y tế.
- Giá trị vật liệu, dụng cụ phục vụ cho quá trình bán hàng, ghi:
Nợ TK 6412
Có TK 152, 153.
- Trích khấu hao tài sản cố định của bộ phận bán hàng, ghi:
Nợ TK 6414: Chi phí khấu hao tài sản cố định.
Có TK 214: Hao mòn tài sản cố định.
- Loại dụng cụ, đồ dùng phân bổ nhiều lần, khi xuất kế toán, ghi:
Nợ TK 142: Chi phí trả trước.
Nợ TK 242: Chi phí trả trước dài hạn.
Có TK 153: Công cụ, dụng cụ.
- Khi phân bổ kế toán ghi:
Nợ TK 6413: Chi phí dụng cụ, đồ dùng.
Có TK 142
Có TK 242
- Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí bán hàng, ghi:
Nợ TK 641: Chi phí bán hàng.
Có TK 335: Chi phí phải trả.
- Khi chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thực tế phát sinh, ghi:
Nợ TK 335
Có TK 331, 241, 111, 112, 152,….
- Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền. Khi phát sinh chi phí, ghi:
Nợ TK 6417
Nợ TK 6418
Nợ TK 133
Có TK 111
Có TK 112
Có TK 331
- Các khoản làm giảm chi phí bán hàng:
Nợ TK 111, 112, 331
Có TK 641
Có TK 133
- Hoa hồng bán hàng bên giao đại lý phải trả cho bên nhận đại lý, ghi:
Nợ TK 641
Nợ TK 133
Có TK 131
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ vào tài khoản 911, ghi:
Nợ TK 911
Có TK 641
e) Sơ đồ hạch toán:
334, 338 641 911
Chi phí lương và khoản trích Kết chuyển chi phí
theo lương bán hàng
152, 153
Chi phí NVL, dụng cụ
111, 112, 331
Chi phí bằng tiền khác
2.2.2.3 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp:
a) Khái niệm:
Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí có liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh , quản lý hành chính và quản lý điều hành chung của toàn bộ doanh nghiệp bao gồm : Chi phí hành chính, chi phí tổ chức, chi phí văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dự phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác,….
b) Chứng từ sử dụng:
- Hóa đơn thuế GTGT, hóa đơn thông thường.
- Phiếu thu, phiếu chi.
- Giấy báo nợ, giấy báo có.
- Bảng kê chi trả tiền lương.
- Bảng kê thanh toán tạm ứng.
- Các chứng từ khác có liên quan.
c) Tài khoản sử dụng:
Tài khoản sử dụng 642 – “Chi phí quản lý doanh nghiệp”, dùng để phản ánh chi phí quản lý chung của doanh nghiệp.
Tài khoản 642 – “Chi phí quản lý doanh nghiệp”, có 8 tài khoản cấp 2:
TK 6421: chi phí nhân viên quản lý.
TK 6422: Chi phí vật liệu quản lý.
TK 6423: Chi phí đồ dùng văn phòng.
TK 6424: Chi phí khấu hao tài sản cố định.
TK 6425: Thuế, phí và lệ phí.
TK 6426: Chi phí dự phòng.
TK 6427: Chi phí dịch vụ mua ngoài.
TK 6428: Chi phí bằng tiền khác.
Tài khoản 642 – “Chi phí quản lý doanh nghiệp”
- Tập hợp các chi phí quản lý doanh - Các khoản giảm trừ chi phí quản nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ. lý doanh nghiệp phát sinh trong
- Số dự phòng phải thu khó đòi, dự kỳ hạch toán. phòng phải trả. - Hoàn nhập dự phòng phải thu
- Dự phòng trợ cấp mất việc làm. khó đòi, dự phòng phải trả.
- Kết chuyển chi phí quản lý
doanh nghiệp vào TK 911 để tính
kết quả kinh doanh trong kỳ.
Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có.
Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ.
d) Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
- Chi phí nhân viên quản lý. Cuối tháng, tính tiền lương phải trả cho nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp:
Nợ TK 6421: Chi phí nhân viên quản lý.
Có TK 334: Phải trả công nhân viên.
- Trích các khoản trên lương theo quy định, kế toán ghi:
Nợ TK 6421
Có TK 3382
Có TK 3383
Có TK 3384
- Chi phí vật liệu quản lý. Xuất vật liệu phục vụ quá trình quản lý doanh nghiệp, kế toán ghi:
Nợ TK 6422: Chi phí vật liệu quản lý.
Có TK 152: Nguyên vật liệu
- Chi phí đồ dùng văn phòng. Loại công cụ, dụng cụ phân bổ một lần:
Nợ TK 6423
Có TK 153
- Loại công cụ, dụng cụ phân bổ nhiều lần. Khi xuất kế toán ghi:
Nợ TK 142
Nợ TK 242
Có TK 153
- Khi phân bổ kế toán ghi:
Nợ TK 6423
Có TK 142
Có TK 242
- Chi phí khấu hao tài sản cố định. Trích khấu hao tài sản cố định ở bộ phận quản lý doanh nghiệp, kế toán ghi:
Nợ TK 6424
Có TK 214
- Thuế, phí và lệ phí, thuế nhà đất, thuế môn bài, các khoản phí và lệ phí phải nộp, kế toán ghi:
Nợ TK 6425: Thuế, phí và lệ phí.
Có TK 3337: Thuế nhà, đất (tiền thuê đất) phải nộp.
Có TK 3338: Thuế môn bài phải nộp.
Có TK 3339: Phí và lệ phí phải nộp.
- Chi phí dự phòng, dự phòng phải thu khó đòi khi trích lập được phản ánh vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ, ghi:
Nợ TK 6426: Chi phí dự phòng.
Có TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền phát sinh :
Nợ TK 6427
Nợ TK 6428
Nợ TK 133
Có TK 111
Có TK 112
Có TK 331
- Các khoản làm giảm chi phí quản lý doanh nghiệp, nếu có:
Nợ TK 111
Nợ TK 112
Nợ TK 1388
Nợ TK 139
Có TK 642
Có TK 133
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 911
Có TK642
e) Sơ đồ hạch toán:
642
111, 112
142
138, 139
911
Ghi giảm chi phí
Chi phí QLDN chuyển
sang kỳ sau
Ghi giảm chi phí
dự phòng phải thu khó đòi
Kết chuyển chi phí QLDN
334, 338
152, 153
142, 214
3331
139, 159
331
111, 112
CP TLg và các KTTL
Chi phí công cụ, dụng cụ
Phân bổ chi phí trả trước
chi phí khấu hao
Thuế GTGT phải nộp
Các khoản dự phòng
Phải trả cho người bán
Trả bằng tiền khác
133
2.2.2.4 Kế toán chi phí hoạt động tài chính:
a) Khái niệm:
Chi phí hoạt động tài chính là những chi phí bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán…, Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái. Những chi phí này phát sinh dưới dạng tiền và các khoản tương ứng tiền.
b) Chứng từ sử dụng:
- Phiếu chi.
- Giấy báo nợ, giấy báo có.
- Các chứng từ khác có liên quan.
c) Tài khoản sử dụng:
Tài khoản sử dụng 635 – “Chi phí tài chính”, dùng để phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính.
Tài khoản 635 – “Chi phí tài chính”
- Các chi phí của hoạt động tài chính. – Hoàn nhập dự phòng giảm giá - Chi phí lãi tiền vay,lãi thuê tài sản. đầu tư chứng khoán. - Các khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá. – Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn - Các khoản lỗ do thanh lý các khoản bộ chi phí tài chính và các khoản lỗ đầu tư ngắn hạn. phát sinh trong kỳ sang TK 911 để - Dự phòng giảm giá đầu tư chứng xác định kết quả kinh doanh. khoán.
Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có.
*Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ.
d) Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
- Khi thu hồi, thanh lý khoản đầu tư vào công ty con, nếu phát sinh lỗ, ghi:
Nợ TK 111
Nợ TK 112
Nợ TK 131
Nợ TK 635
Có TK 221
- Khi phát sinh chi phí liên quan đến hoạt động bán chứng khoán,ghi:
Nợ TK 635
Có TK 111, 112, 141,…
- Khi bán vốn góp liên doanh, bán vốn đầu tư vào công ty con, công ty liên kết mà giá bán nhỏ hơn giá trị vốn góp (lỗ), ghi:
Nợ TK 111, 112: Giá bán.
Có TK 221: Đầu tư vào công ty con.
Có TK 222: Vốn góp liên doanh.
Có TK 223: Đầu tư vào công ty liên kết.
- Các hoạt động tài chính khác, trong trường hợp mua bán ngoại tệ, khi xuất tiền mua ngoại tệ, căn cứ giá mua, ghi:
Nợ TK 1112, 1122: Tỷ giá mua thực tế.
Có TK 111, 112: Tỷ giá mua ngoại tệ.
- Khi bán ngoại tệ, căn cứ giá bán, kế toán, ghi:
Nợ TK 1111, 1121: Tỷ giá bán ngoại tệ.
Có TK 1112, 1122: Tỷ giá xuất ngoại tệ.
- Khi mua TSCĐ theo phương thức trả chậm, trả góp về sử dụng ngay cho hoạt động sản xuất kinh doanh, ghi:
Nợ TK 221, 213
Nợ TK 133
Nợ TK 242
Có TK 331
- Định kỳ, tính vào chi phí tài chính số lãi mua hàng trả chậm, trả góp, ghi:
Nợ TK 635
Có TK 242.
- Cuối kỳ kế toán, tính toán khoản lập dự phòng giảm giá cho các khoản đầu tư nắgn hạn, dài hạn, ghi:
Nợ TK 635: Chi phí tài chính.
Có TK 129: Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn.
Có TK 229: Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn.
e) Sơ đồ hạch toán:
129, 229 635 129, 229
(1) (6)
111,112,131,141
(2) 911
(7)
121,128,221,222
(3)
228,413
(4)
111,112,131,315
(5)
*Giải thích sơ đồ:
(1) Lập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn.
(2) Khoản chiết khấu thanh toán cho người mua hàng hóa, dịch vụ được hưởng. Chi phí phát sinh cho hoạt động vay vốn, chi phí hoạt động tài chính; số lỗ về tỷ giá do bán ngoại tệ.
(3) Lỗ về đầu tư thu hồi.
(4) Kết chuyển lỗ do chênh lệch tỷ giá; trị giá vốn đầu tư bất động sản.
(5) Lãi tiền vay đã trả hoặc phải trả.
(6) Hoàn nhập dự phòng đầu tư ngắn hạn, dài hạn.
(7) Kết chuyển chi phí tài chính để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
2.2.2.5 Kế toán các khoản chi phí khác:
a) Khái niệm:
Chi phí khác là những khoản lỗ do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp gây ra; cũng có thể là những khoản chi phí bị bỏ sót từ những năm trước.
Chi phí khác phát sinh, gồm: Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán; tiền phạt do vi phạm hợp đồng kihn tế; bị phạt thuế, truy nộp thuế;các khoản chi phí do kế toán bị nhầm, hoặc bỏ sót khi ghi sổ kế toán; các khoản chi phí khác.
b) Chứng từ sử dụng:
- Hóa đơn GTGT.
- Phiếu chi.
- Giấy báo nợ.
c) Tài khoản sử dụng:
Tài khoản sử dụng 811 – “Chi phí khác”, phản ánh các khoản chi phí của các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra doanh thu của doanh nghiệp.
Tài khoản 811 – “Chi phí khác”
Các khoản chi phí khác phát sinh. Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ các khoản
chi phí khác phát sinh trong kỳ vào
TK 911 để xác định kết quả kinh
doanh.
Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có.
Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ.
d) Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
- Phản ánh chi phí về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, ghi:
Nợ TK 811: Giá trị còn lại của TSCĐ.
Nợ TK 214: Hao mòn lũy kế TSCĐ.
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ hữu hình.
- Các chi phí phát sinh khác liên quan đến quá trình nhượng bán, thanh lý TSCĐ, ghi:
Nợ TK 811: Các chi phí phát sinh khác.
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 111, 112, 331: Tổng số tiền phải thanh toán.
- Các khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, ghi:
Nợ TK 811: Chi phí khác.
Có TK 111, 333, 338.
- Doanh nghiệp bị đối tác khác trừ vào số tiền doanh nghiệp đang ký quỹ, ký cược, kế toán ghi:
Nợ TK 811: Chi phí khác.
Có TK 144, 244: Ký quỹ, ký cược ngắn hạn và dài hạn.
- Trường hợp rủi ro trong hoạt động kinh doanh như cháy nổ, hỏa hoạn, lũ lụt, ghi:
Nợ TK 811
Nợ TK 133
Có TK 111,112,331.
- Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ chi phí khác phát sinh trong kỳ sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh, ghi:
Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh.
Có TK 811: Chi phí kh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quy trình lao động và công tác kế toán tại Công ty TNHH Dương Gia.doc