MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 5
PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 6
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. 6
1.1.1. Tên, địa chỉ doanh nghiệp 6
1.1.2. Thời điểm thành lập, các mốc quan trọng trong quá trình phát triển 6
1.1.3. Quy mô hiện tại của công ty 7
1.2. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp 9
1.2.1. Các lĩnh vực hoạt động của công ty 9
1.2.2. Các loại hàng hóa dịch vụ chủ yếu 9
1.3. Giới thiệu quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 12
1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp 15
1.4.1. Sơ đồ tổ chức quản lý của doanh nghiệp 15
1.4.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 16
PHẦN 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 20
CỦA DOANH NGHIỆP 20
2.1. Phân tích các hoạt động marketing 20
2.1.1. Thị trường tiêu thụ hàng hóa và số liệu về kết quả tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ 20
2.1.2. Số liệu về kết quả tiêu thụ hàng hóa dịch vụ của các mặt hàng qua các thời kì. 23
2.1.2. Phương pháp định giá hàng hóa dịch vụ 26
2.1.3. Hệ thống phân phối và số liệu tiêu thụ qua từng kênh phân phối 27
2.1.4. Các hình thức xúc tiến mà doanh nghiệp áp dụng 30
2.2. Phân tích tình hình lao động, tiền lương 31
2.2.1. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp 31
2.2.2. Phương pháp xây dựng mức thời gian lao động 33
2.2.3. Tình hình sử dụng lao động 35
2.2.4. Năng suất lao động 36
2.2.5. Các hình thức trả lương của doanh nghiệp 37
2.2.6. Nhận xét tình hình lao động tiền lương của doanh nghiệp 41
2.3. Tình hình chi phí và giá thành 42
2.3.1. Phân loại chi phí của doanh nghiệp 42
2.3.2. Giá thành kế hoạch 43
2.3.3. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành toàn bộ 44
2.4. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 47
2.4.1. Báo cáo kết quả kinh doanh 48
2.4.2. Bảng cân đối kế toán 50
2.4.3. Phân tích kết quả kinh doanh 55
2.4.4. Phân tích cơ cấu tài sản nguồn vốn 57
2.4.5. Tính toán một số chỉ tiêu tài chính cơ bản 58
2.4.6. Đánh giá, nhận xét tình hình tài chính của doanh nghiệp 63
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP 64
3.1. Đánh giá, nhận xét chung về tình hình của doanh nghiệp 64
3.2. Định hướng đề tài nghiên cứu. 67
3.2.1. Tên đề tài. 67
3.2.2. Tính cấp thiết của đề tài. 67
KẾT LUẬN 69
81 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 8665 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ kĩ thuật TS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để khi khách hàng có nhu cầu sẽ gọi điện trực tiếp đến công ty để đặt hàng.
Quảng cáo
Công ty hầu như chưa có chính sách cụ thể cho hoạt động quảng cáo. Hoạt động quảng cáo vẫn chỉ dừng lại ở việc quảng cáo trên báo và tạp chí địa phương. Các thông điệp quảng cáo vẫn chưa rõ ràng và truyền tải đầy đủ thông tin tới khách hàng.
2.2. Phân tích tình hình lao động, tiền lương
2.2.1. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp
Lao động, một mặt là bộ phận của nguồn lực phát triển, đó là yếu tố đầu vào không thể thiếu được trong quá trình sản xuất. Mặt khác lao động là một bộ phận của dân số, những người được hưởng lợi ích của sự phát triển. Sự phát triển kinh tế suy cho cùng đó là tăng trưởng kinh tế để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người. Lao động là một trong bốn yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tế và nó là yếu tố quyết định nhất, bởi vì tất cả mọi của cải vật chất và tinh thần của xã hội đều do con người tạo ra, trong đó lao động đóng vai trò trực tiếp sản xuất ra của cải đó. Trong một xã hội dù lạc hậu hay hiện đại cũng cân đối vai trò của lao động, dùng vai trò của lao động để vận hành máy móc. Lao động là một yếu tố đầu vào của mọi qúa trình sản xuất không thể có gì thay thế hoàn toàn được lao động.
Trong một doanh nghiệp cơ cấu lao động cũng ảnh hưởng tới quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Với đặc điểm là một công ty chuyên cung cấp các dịch vụ kỹ thuật TS Co.,Ltd có cơ cấu lao động như sau:
Biểu số 08: Cơ cấu lao động của công ty
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
So sánh 2010/2009
Số
người
Cơ cấu
(%)
Số
người
Cơ cấu
(%)
Số
người
(%)
1. Tổng số lao động
190
100
220
100
30
15,79
- Lao động gián tiếp
32
16,18
45
20,45
13
40,63
- Lao động trực tiếp
158
83,16
175
79,55
17
10,76
2. Trình độ lao động
190
100
220
100
30
15,79
- Đại học
45
23,68
53
24,09
8
17,78
- Cao đẳng
2
1,05
2
0,91
0
0
- Trung cấp
70
36,84
60
27,27
-10
-14,29
- Công nhân kỹ thuật
50
26,32
80
36,36
30
60
- Lao động phổ thông
23
12,11
25
11,37
2
8,70
3. Giới tính
190
100
220
100
30
15,79
- Nam
129
68
150
67,78
21
16,28
- Nữ
61
32
70
31.82
9
14,75
( Nguồn: Phòng hành chính - nhân sự)
Qua bảng ta thấy số lượng lao động của công ty qua 2 năm có sự tăng lên đáng kể. Trong đó lực lượng lao động gián tiếp tăng 40,63%, lao động trực tiếp tăng 10,76% điều này cho thấy số lượng cấp quản lý của công ty tăng nhanh hơn đây là một dấu hiệu tốt cho thấy tình hình kinh doanh của công ty đang phát triển.
Qua bảng trên ta cũng thấy lao động có trình độ đại học tăng trong khi đó lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp giảm xuống. Điều này cho thấy trình độ lao động của công ty đang ngày càng có chất lượng hơn.
Số lao động nam chiếm tỷ lệ cao hơn số lao động nữ trong công ty. Năm 2009 tỷ lệ lao động nam là 68%, tỷ lệ lao động nữ là 32%. Năm 2010 tỷ lệ lao động nam là 67,78%, tỷ lệ lao động nữ là 31,82%. Số lao động nam năm 2010 tăng 21 người chiếm 16,28%, số lao động nữ năm tăng 9 người chiếm 14,75%
2.2.2. Phương pháp xây dựng mức thời gian lao động
Quy định chung
1. Định mức lao động trong doanh nghiệp là cơ sở để kế hoạch hoá lao động, tổ chức, sử dụng lao động phù hợp với quy trình công nghệ, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; là cơ sở để xây dựng đơn giá tiền lương và trả lương gắn với năng suất, chất lượng và kết quả công việc của người lao động.
2. Các Sản phẩm, dịch vụ trong doanh nghiệp phải có định mức lao động. Khi thay đổi kỹ thuật, công nghệ sản xuất, kinh doanh phải điều chỉnh định mức lao động.
3. Định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) định mức biên chế lao động tổng hợp của doanh nghiệp phải hình thành từ định mức nguyên công (nguyên công công nghệ, nguyên công phục vụ) từ định mức biên chế của từng bộ phận cơ sở và lao động quản lý.
4. Khi xây dựng định mức lao động tổng hợp, doanh nghiệp đồng thời xác định mức độ phức tạp lao động và cấp bậc công việc bình quân theo phương pháp gia quyền.
5. Doanh nghiệp tổ chức xây dựng định mức lao động để áp dụng và đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
Tại TS Co., Ltd tất cả các lao động đều được chấm công theo thời gian làm việc, mức thời gian cụ thể của doanh nghiệp quy định đối với công nhân viên như sau:
- Thời gian làm việc: tất cả những người lao động đều làm việc theo thời gian chính thức là 8h/ngày. Tùy theo điều kiện và tình hình thực tế của từng công việc, thời gian làm việc sẽ được qui định cho phù hợp với hoạt động của công ty, nhưng không vượt quá 8h/ngày hoặc 48 giờ/tuần.
- Làm thêm giờ: nghỉ phép năm
Cứ một năm làm việc, người lao động làm việc trong điều kiện bình thường được nghỉ 12 ngày, làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại được nghỉ 14 ngày. Người làm việc chưa đủ 12 tháng thì được tính tương ứng với số tháng đã làm, cứ một tháng được nghỉ một ngày.
Sau 5 năm (60 tháng) làm việc liên tục, cứ mỗi 5 năm người lao động được nghỉ thêm 1 ngày phép năm (tính từ ngày nhận việc của người lao động).
Người lao động có tổng thời gian nghỉ cộng dồn do tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp quá 6 tháng hoặc nghỉ ốm quá 3 tháng thì thời gian đó không được tính để hưởng chế độ nghỉ phép hàng năm.
Người lao động được nghỉ ốm đau, thai sản, điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… được nghỉ làm việc theo chứng nhận của bác sĩ và được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo Điều lệ BHXH.
- Nghỉ việc riêng:
+ Người lao động được quyền nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương, trong các trường hợp sau:
+ Bản thân kết hôn : nghỉ 3 ngày.
+ Con kết hôn : nghỉ một ngày.
+ Bố mẹ (bên chồng, bên vợ) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết: nghỉ 3 ngày.
+ Nghỉ thai sản: theo qui định hiện hành( do cơ quan BHXH chi trả).
+ Ngoài ra người lao động nữ còn được hưởng thêm chế độ nghỉ ngơi theo Điều 114, 115, 117 của Bộ Luật Lao Động.
- Nghỉ lễ tết: .
+ Tết Dương lịch(01/01): nghỉ 1 ngày.
+ Tết Âm lịch (01 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm Âm lịch): nghỉ 4 ngày.
+ Giỗ tổ Hùng Vương(10/03AL): nghỉ 1 ngày.
+ Ngày chiến thắng(30/04): nghỉ 1 ngày.
+ Ngày quốc tế Lao Động(1/05): nghỉ 1 ngày.
+ Ngày Quốc Khánh(2/9): nghỉ 1 ngày
2.2.3. Tình hình sử dụng lao động
Lao động của công ty được chia thành 2 loại:
Lao động gián tiếp
Là lực lượng lao động không trực tiếp thi công các công trình. Lực lượng lao động này gồm các cán bộ công nhân viên làm nhiệm vụ quản lý tại các phòng ban như giám đốc, phó giám đốc, chủ tịch công đoàn, kế toán trưởng, các nhân viên tại các phòng ban,… Lao động gián tiếp thường có trình độ cao đẳng, đại học trở lên tốt nghiệp chuyên ngành kĩ thuật, kinh tế tùy thuộc vào đặc điểm từng công việc. Lao động gián tiếp cũng được chia thành nhiều cấp bậc. Cấp bậc nhân viên và cấp bậc quản lý, chuyên viên. Cấp bậc quản lý và chuyên viên cao cấp là những người đã tốt nghiệp đại học trở lên, có công trình nghiên cứu khoa học và là người có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao.
Khách hàng của công ty chủ yếu là các công ty, các nhà đầu tư nước ngoài hoặc những công ty liên doanh với nước ngoài do đó yêu cầu chung và cần thiết đối với các nhân viên trong công ty phải thành thạo tiếng anh giao tiếp và tiếng anh chuyên ngành.
Dựa vào biểu số 06 (cơ cấu lao động của công ty) ta thấy năm 2009 lao động gián tiếp của công ty là 32 người chiếm 20,45%. Năm 2010 lao động gián tiếp là 45 người chiếm 15,79%, năm 2010 lao động gián tiếp tăng 13 người (40,63%).
Lao động trực tiếp
Lao động trực tiếp: gồm các cán bộ kỹ sư và công nhân ở các công trình mà công ty nhận thầu. Lao động trực tiếp của công ty chủ yếu là công nhân thi công ngoài công trường. Lao động trực tiếp không yêu cầu tốt nghiệp đại học, cao đẳng. phần lớn lao động gián tiếp của công ty là lao động phổ thông hoặc có trình độ trung cấp (trừ một số cán bộ kỹ sư, quản lý công trường)
2.2.4. Năng suất lao động
Biểu số 09: Bảng phân tích năng suất lao động của công ty qua 2 năm
Chỉ tiêu
Đơn vị
Thực hiện
So sánh
2009
2010
Giá trị
%
1. Tổng doanh thu
Đồng
34.682.574.979
46.374.324.005
11.691.749.026
33,71
2. Lợi nhuận sau thuế
Đồng
582.144.968
1.831.801.344
1.249.656.376
214,66
3. Tổng số lao động
Người
190
220
30
2,34
4. Số lao động trực tiếp
Người
158
175
17
2,35
5. Số lao động gián tiếp
Người
32
45
13
2,36
6. Năng suất lao động (6=1/3)
Đồng/người
182.539.868
210.792.382
282.52.513.53
2,37
7. Doanh thu lao động trực tiếp (7=6 x 4)
Đồng
28.841.299.193
36.888.666.822
8.047.367.629
2,38
8. Doanh thu lao động gián tiếp (8= 6x 5)
Đồng
5.841.275.786
9.485.657.183
3.644.381.397
2,39
9. Sức sinh lợi (9 = 2/3)
Đồng/ người/năm
3.063.921
8.326.370
5.262.448.861
2,40
Từ bảng phân tích ta thấy: Năng suất lao động của công ty năm 2010 tăng lên so với năm 2009 là 282.52.513.53 đồng/người/năm hay đạt mức so sánh 2,37%. Nguyên nhân sự tăng lên của chỉ tiêu năng suất lao động là do doanh thu của năm 2010 nhiều hơn năm 2009 là 11.691.749.026 đồng tăng 33,71%. Mặc dù ta thấy số lượng công nhân năm 2010 tăng 17 người nhưng nó không làm ảnh hưởng mấy tới chỉ tiêu năng suất lao động vì tốc độ tăng của nó nhỏ (2,35%), tốc độ tăng lao động này nhỏ hơn nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu. Doanh thu của lao động trực tiếp tăng 8.047.367.629 đồng, tăng 2.38% so với năm 2009. Doanh thu của lao động gián tiếp tăng 3.644.381.397 đồng, tăng 2,39% so với năm 2009. Sự tăng này là do năng suất lao động tăng mạnh và do sự tăng lên của lao động trực tiếp 17 người tăng 2,35% so với năm 2009 và lao động gián tiếp tăng 13 người 2,36%.
Thực tế thì danh lợi lao động năm 2010 tăng lên so với năm 2009 ở mức 282.52.513.53 đồng/người/năm hay đạt 2,37%. Đây là kết quả tốt đối với công ty và là kết quả của sự biến động hợp lý gắn với 2 nhân tố là lợi tức sau thuế và lượng lao động bình quân tại công ty. Đó là sự biến động tăng của cả 2 nhân tố trong đó nguyên nhân chính dẫn đến sức sinh lợi tăng là do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế năm 2010 so với năm 2009 là cao tăng 1.249.656.376 đồng (214,66%). Điều đó chứng tỏ công ty đã sử dụng và bố trí lao động đúng người, đúng việc, không còn tình trạng công nhân nghỉ chờ việc từ đó làm tăng được lãi thực cho công ty và đảm bảo hiệu quả kinh tế trong SXKD
2.2.5. Các hình thức trả lương của doanh nghiệp
Lương là một khoản tiền công ty trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng và chất lượng công việc mà người lao động làm được. Chi phí tiền lương là một trong những yếu tố cơ bản để tính giá thành sản phẩm, do vậy kế toán phải tính toán chi phí tiền lương một cách hợp lý chính xác. Tùy từng loại doanh nghiệp, chi phí tiền lương chiếm tỷ lệ khác nhau trong tổng chi phí hoạt động.
Công tác tiền lương giữ một vai trò quan trọng trong công tác kế toán của công ty. Tiền lương giống như một đòn bẩy kinh tế, khuyến khích mọi người hăng say lao động thúc đẩy sản xuất phát triển. Hiểu được tầm quan trọng của tiền lương, cán bộ kế toán quản lý hạch toán quỹ tiền lương phải theo dõi, ghi chép đầy đủ, chính xác, kịp thời về thời gian đi làm của người lao động để tính tiền lương, tiền thưởng, tiền bảo hiểm của người lao động, đồng thời phân bổ quỹ tiền lương, tiền thưởng, tiền bảo hiểm xã hội vào chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm, từ đó làm căn cứ để lập các báo cáo tài chính.
Để thuận lợi và công bằng trong việc tính lương cho công nhân viên, người lao động trong công ty. Công ty đã và đang áp dụng các hình thức trả lương chính cho công nhân viên là trả lương theo thời gian, lương khoán và trả lương theo sản phẩm với một số chế độ, quy định như sau
Tiền lương theo thời gian
Áp dụng cho đội ngũ lao động gián tiếp. Hình thức này, công ty trả lương cho công nhân viên dựa vào thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật và thang lương của người lao động đó. Hàng ngày, mỗi người đều được theo dõi kỹ về thời gian làm việc của mình qua bảng chấm công. Cuối tháng, kế toán tiền lương tổng hợp lại để làm căn cứ tính lương.
- Tiền lương thời gian: quy định 1 tháng có 22 ngày công
Lương thời gian = Lương cơ bản + Phụ cấp – Các khoản giảm trừ (nếu có)
730.000 x bậc lương x số ngày công thực tế
22
+ Lương cơ bản =
+ Phụ cấp = lương cơ bản x hệ số phụ cấp
Phụ cấp giám đốc hệ số là 0,7
Phụ cấp phó giám đốc là 0,5
Phụ cấp trưởng phòng và các nhân viên quản lý là 0,4
Ngoài ra, tham gia công tác đoàn được hưởng thêm là
10% x bậc lương x 730.000
+ Các khoản giảm trừ gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm tai nạn, quỹ xã hội. Trong đó:
BHXH, BHYT = Bậc lương x 730.000 x 6%
BHTN = Bậc lương x 730.000 x 1%
Quỹ XH = (Lương cơ bản + Các khoản phụ cấp) x 1%
Công đoàn = (Lương cơ bản + Các khoản phụ cấp) x 0,5%
Tiền lương khoán
Ngoài hình thức trả lương trên, để phục vụ cho công việc thi công có hiệu quả các đội thi công còn sử dụng một số lao động phổ thông hoặc lao động thuê ngoài và trả lương theo hình thức lương khoán.
Dưới đây là bảng chấm công và bảng tiền lương của công ty
Biểu số 10: Bảng chấm công phòng kỹ thuật (Nguồn: phòng tài chính kế toán)
Cty TNHH TS Co., ltd
BẢNG CHẤM CÔNG
Yên Hòa-Cầu Giấy-Hà Nội
Tháng 5 năm 2010
TT
Họ và tên
Cấp bậc lương hoặc cấp bậc chức vụ
Ngày trong tháng
Số công hưởng lương sản phẩm
Số công hưởng lương thời gian
Số công nghỉ, ngừng việc hưởng lương 100%
Số công nghỉ, ngừng việc hưởng 50% lương
Số công hưởng BHXH
1
2
3
4
5
…
28
29
30
1
Ngô Văn Giang
+
+
+
+
+
+
21
2
Nguyễn Hữu Đang
+
+
+
+
+
+
22
3
Nguyễn Văn Lập
+
+
+
+
20
4
Nguyễn Văn Huệ
+
+
+
22
5
Ngô Sỹ Soan
+
+
+
+
19
6
Vũ Xuân Hảo
+
+
+
+
+
+
18
7
Trần Thị Hà
+
+
+
+
+
20
8
Đào Văn Kính
+
+
+
+
+
22
Tổng cộng
164
Người duyệt
Ngày 29 tháng 05 năm 2010
(Ký, họ tên)
Người chấm công
(Ký, họ tên)
Ký hiệu chấm công:
Biểu số 11: Bảng thanh toán tiền lương tháng 5 năm 2010
STT
Họ và tên
Chức vụ
Lương cơ bản
HS cấp bậc
HS phụ cấp
Ngày công
Thành tiền
Các khoản giảm trừ
Thực lĩnh
BHXH 6%
BNTN 1%
Qũy XH
Công đoàn
1
Ngô Văn Giang
Trưởng phòng
730.000
4
0,4
21
3.066.000
175.200
29.200
10.220
5.110
2.846.270
2
Nguyễn Hữu Đang
Phó phòng
730.000
3,5
0,4
22
2.847.000
153.300
25.550
10.220
5.110
2.652.820
3
Nguyễn Văn Lập
Kĩ sư
730.000
2,8
20
1.858.182
122.640
20.440
7.300
3.650
1.704.152
4
Nguyễn Văn Huệ
Kĩ sư
730.000
2,8
22
2.044.000
122.640
20.440
7.300
3.650
1.889.970
5
Ngô Sỹ Soan
Kĩ sư
730.000
2,8
19
1.765.273
122.640
20.440
7.300
3.650
1.611.243
6
Vũ Xuân Hảo
Kĩ sư
730.000
2,8
18
1.672.364
122.640
20.440
7.300
3.650
1.518.334
7
Trần Thị Hà
Kĩ sư
730.000
2,8
20
1.858.182
122.640
20.440
7.300
3.650
1.704.152
8
Đào Văn Kính
Kĩ sư
730.000
2,8
22
2.044.000
122.640
20.440
7.300
3.650
1.889.970
9
Tổng cộng
5.840.000
164
17.155.000
1.064.340
177.390
64.240
32.120
15.816.910
ĐVT: Đồng
( Nguồn: phòng tài chính kế toán)
2.2.6. Nhận xét tình hình lao động tiền lương của doanh nghiệp
Nhìn chung công ty đã có chế độ sử dụng lao động và thực hiện trả lương cho nhân viên hợp lý và đúng luật do nhà nước ban hành.
Về lao động
- Trang bị đầy đủ phương tiện lao động, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động cho người lao động.
- Việc sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại máy, thiết bị, vật tư, năng lượng, điện, việc thay đổi công nghệ, nhập khẩu công nghệ mới được thực hiện theo tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động. Các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động được đăng ký và kiểm định theo quy định của Chính phủ.
- Bảo đảm nơi làm việc đạt tiêu chuẩn về không gian, độ thoáng, độ sáng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung và các yếu tố có hại khác. Các yếu tố đó được định kỳ kiểm tra đo lường.
- Định kỳ kiểm tra, tu sửa máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng theo tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động
- Có đủ các phương tiện che chắn các bộ phận dễ gây nguy hiểm của máy, thiết bị trong doanh nghiệp; nơi làm việc, nơi đặt máy, thiết bị, nơi có yếu tố nguy hiểm, độc hại trong doanh nghiệp, phải bố trí đề phòng sự cố, có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đặt ở vị trí mà mọi người dễ thấy, dễ đọc.
- Bảo đảm các phương tiện bảo vệ cá nhân đạt tiêu chuẩn chất lượng và quy cách theo quy định của pháp luật;
- Khi tuyển dụng và sắp xếp lao động, công ty căn cứ vào tiêu chuẩn sức khoẻ quy định cho từng loại việc, tổ chức huấn luyện, hướng dẫn, thông báo cho người lao động về những quy định, biện pháp an toàn, vệ sinh, yêu cầu theo từng công việc.
- Thực hiện đóng bảo hiểm y tế cho nhân viên và người lao động theo đúng quy định của nhà nước.
- Đảm bảo thời gian làm việc theo đúng quy định của nhà nước đối với người lao động. Nhân viên được nghỉ chiều thứ 7 và chủ nhật, ngày lễ tết theo quy định.
Về tiền lương
Thực hiện trả lương cho cán bộ công nhân viên theo đúng bậc lương, theo mức độ đóng góp của công nhân viên cho công ty.
Có chế độ lương, thưởng,phụ cấp hợp lý nhằm khuyến khích người lao động làm việc.
Lao động làm thêm giờ bình thường được trả 150% tiền lương, lao động làm thêm giờ vào ngày lễ được trả 200% tiền lương đang hưởng theo đúng quy định nhà nước
Công ty áp dụng mức trả lương theo thời gian đối với nhân viên văn phòng và trả lương khoán đối với công nhân làm ngoài công trường. Việc áp dụng 2 chế độ trả lương này đã phản ánh đúng mức độ đóng góp của công nhân viên cho công ty.
2.3 Tình hình chi phí và giá thành
2.3.1 Phân loại chi phí của doanh nghiệp
Đặc điểm
Công ty TNHH thương mại và dịch vụ TS có lĩnh vực hoạt động khá rộng, cùng 1 lúc thi công nhiều công trình nên hình thành nên nhiều khoản chi phí khác nhau. Các khoản mục chi phí phát sinh thường rất lớn và trong thời gian dài. Do đó, để thuận tiện cho việc hạch toán kế toán phải tiến hành phân loại chi phí.
Phân loại
Công ty TNHH thương mại và dịch vụ TS tiến hành phân loại chi phí theo khoản mục chi phí. Chi phí sản xuất thi công bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, các phụ kiện …(trừ nguyên vật liệu chung cho máy thi công) dùng trực tiếp cho việc xây dựng, lắp đặt công trình. Chi phí nguyên vật liệu của công trình nào thì tập hợp vào công trình đó, trường hợp không tính được thì phải phân bổ cho từng công trình.
- Chi phí nhân công trực tiếp: là chi phí về tiền công, tiền lương, các khoản trích theo lương, khoản phụ cấp có tính chất lương của công nhân trực tiếp xây lắp cần thiết cho việc hoàn chỉnh sản phẩm xây lắp. (Không bao gồm lương nhân viên quản lý đội và nhân viên điều khiển máy thi công)
- Chi phí sử dụng máy thi công: là toàn bộ chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp công trình. Bao gồm: chi phí khấu hao máy thi công, chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương của công nhân điều khiển máy thi công, chi phí nhiên liệu, động lực dùng cho máy thi công và các khoản chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc sử dụng máy thi công như: chi phí di chuyển, tháo lắp máy thi công…
- Chi phí sản xuất chung : là các khoản chi phí trực tiếp khác ngoài các khoản chi phí phát sinh ở tổ, đội công trình, công trường. Bao gồm: lương, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân điều khiển máy thi công, nhân viên quản lý đội, khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của tổ, đội và các chi phí khác liên quan đến tổ, đội.
2.3.2 Giá thành kế hoạch
Căn cứ để xây dựng
Giá thành kế hoạch giao cho bộ phận thi công được xây dựng dựa trên các căn cứ:
- Kế hoạch tiêu thụ hàng hóa dịch vụ và các kế hoạch khác của công ty trong quý.
- Quyết định giao chỉ tiêu giá thành quý của giám đốc công ty giao cho công ty.
- Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, đơn giá tiền lương được giám đốc công ty phê duyệt.
- Mặt bằng giá trong quý và các văn bản hướng dẫn của công ty về xây dựng giá thành trong quý.
- Tình hình thực hiện giá thành quý trước của công ty.
- Giá cả thị trường của hàng hóa dịch vụ.
Phương pháp xây dựng
Khi xây dựng giá thành kế hoạch công ty dựa vào các căn cứ trên từ đó tính giá thành. Giá thành kế hoạch được tính theo khoản mục:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: khoản mục này giao cho bộ phận thi công được giám đốc công ty phê duyệt, bao gồm 2 loại:
+ Nguyên vật liệu chính.
+ Nguyên vật liệu phụ.
- Chi phí nhân công trực tiếp:
+ Lương công nhân sản xuất.
+ Bảo hiểm xã hội và kinh phí công đoàn.
Chi phí sản xuất chung
Đối với những khoản mục chi phí tổng hợp (chi phí gián tiếp) như chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, trước hết phải lập dự toán chung sau đó lựa chọn tiêu chuẩn thích hợp để phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm. Ví dụ như phân bổ theo giờ công định mức, theo tiền lương chính của công nhân sản xuất hoặc theo số giờ chạy máy…
2.3.3. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành toàn bộ
Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty là các công trình, hạng mục công trình.
Kỳ tập hợp chi phí là hàng tháng.
Phương pháp tập hợp chi phí: công ty sử dụng phương pháp trực tiếp để tập hợp chi phí (chi phí phát sinh ở công trình nào thì tập hợp trực tiếp cho công trình đó).
Quy trình hạch toán tập hợp chi phí sản xuất
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ chi phí vật liệu cần thiết cho việc hoàn thành khối lượng công tác (không bao gồm chi phí vật liệu đã tính vào chi phí sản xuất chung và chi phí sử dụng máy thi công).
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá thành sản phẩm, việc quản lý chi phí này phải chặt chẽ. Việc kiểm soát chi phí phải thông qua nội dụng kiểm soát nhập - xuất - tồn, kiểm soát qua báo cáo của các đội thi công, kiểm kê thường xuyên, định kỳ, xác định khối lượng dở dang, kiểm soát trên hồ sơ nghiệm thu, thanh toán từng đợt, từng tháng.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được xác định bởi đơn giá vật tư. Đơn giá vật tư là giá ghi trên hoá đơn hợp lệ cộng với chi phí thu mua, vận chuyển, bốc xếp, tiền thuê kho bãi… Giá của vật tư phải phù hợp với giá thực tế tại thời điểm thi công và phải phù hợp với giá ở từng địa phương, từng công trình
Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp: Là chi phí về tiền lương, tiền công các khoản trích theo lương, khoản phụ cấp có tính chất lương của công nhân trực tiếp xây lắp cần thiết cho việc hoàn chỉnh sản phẩm xây dựng (không bao gồm lương nhân viên quản lý đội và nhân viên điều khiển máy thi công)
- Tổ trưởng của đội thi công có nhiệm vụ theo dõi tình hình lao động của từng công nhân trong tổ để làm căn cứ cho việc thanh toán tiền lương sau này. Khi khối lượng công việc hoàn thành thì tổ trưởng, đội trưởng, phòng kế toán, nhân viên kỹ thuật tiến hành kiểm tra nghiệm thu. Sau đó phòng hành chính căn cứ vào bảng quyết toán nghiệm thu và định mức tiền công cho từng khối lượng công việc để xác định tiền lương cho các tổ, đội sản xuất. Dựa vào bảng khối lượng thực hiện nghiệm thu thanh toán về số tiền lương được hưởng kế toán lập biểu đề nghị thanh toán tiền gửi cho phòng kế toán công ty xin thanh toán tiền lương cho các công nhân viên.
Chi phí sử dụng máy thi công
Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp công trình. Bao gồm chi phí khấu hao máy thi công, chi phí sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên máy thi công, chi phí thi công, chi phí tiền lương, ăn ca, các khoản trích theo lương của công nhân điều khiển máy thi công và phục vụ máy thi công, chi phí nhiên liệu, động lực dùng cho máy thi công và các khoản chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc sử dụng máy thi công như chi phí di chuyển, tháo lắp máy thi công …
Máy thi công được giao cho tổ, đội thi công quản lý, bảo quản, sửa chữa.
Chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là chi phí của đội bao gồm: lương nhân viên quản lý đội, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ được trích theo tỷ lệ quy định, khấu hao TSCĐ dùng cho đội sản xuất và các chi phí khác liên quan đến hoạt động SXKD
Chi phí mua ngoài là các khoản chi phí sửa chữa nhỏ, thường xuyên TSCĐ- máy móc thiết bị, chi phí điện, nước… và các khoản mua ngoài khác
Các khoản chi phí này được hạch toán theo thực tế phát sinh và được các đội hạch toán vào Báo cáo thanh toán.
Tập hợp chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất thực tế phát sinh được tập hợp theo từng khoản mục chi phí, chi phí phát sinh ở công trình nào thì tập hợp cho công trình đấy.
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
so sánh
Giá trị
Tỷ lệ (%)
Chi phí NVL trực tiếp
4.311.044.070
6.789.671.526
2.478.627. 456
57,49
Chi phí nhân công trực tiếp
3.905.257.943
3.177.503.066
(727.754.877)
(18,64)
Chi phí sản xuất chung
5.472.910.332
8.961.560.860
3.488.650.528
63,74
Giá vốn h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo thực tập chuyên ngành quản trị kinh doanh.doc