Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH thương mại và sản xuất Hải Bảo

MỤC LỤC

 

PHẦN I: TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY 1

TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT HẢI BẢO 1

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT HẢI BẢO 1

II. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT HẢI BẢO. 1

III. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT HẢI BẢO 2

1. Tình hình hoạt động của Công ty TNHH thương mại và sản xuất Hải Bảo trong 2 năm 2003-2004. 2

2. Thuận lợi và khó khăn của Công ty 3

PHẦN II: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT HẢI BẢO. 5

I. BỘ MÁY QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT HẢI BẢO. 5

1. Sơ đồ bộ máy quản trị của Công ty. 5

2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban: 5

II. HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT HẢI BẢO. 6

1. Nhiệm vụ của quản trị tài chính trong Công ty TNHH Thương mại và sản phẩm Hải Bảo. 6

2. Hoạt động tài chính của Công ty TNHH thương mại và sản xuất Hải Bảo 8

PHẦN III: CÁC NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT HẢI BẢI 21

I. BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT HẢI BẢO 21

1. Sơ đồ máy kế toán của Công ty 21

2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong phòng kế toán 21

II. CÁC NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT HẢI BẢO. 22

A. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 22

1. Đặc điểm vai trò của tiền lương và các khoán trích theo lương 22

2. Các hình thức tiền lương áp dụng tại Công ty TNHH thương mại và sản xuất Hải Bảo 25

3. Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 29

B. kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ 36

1. Vai trò và đặc điểm của NVL – CCDC trong hoạt động sx 36

2. Sự cần thiết phải tổ chức hạch toán NVL – CCDC trong doanh nghiệp sản xuất. 37

3. Phân loại và đánh giá NVL – CCDC trong doanh nghiệp sản xuất 38

 

doc49 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1613 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH thương mại và sản xuất Hải Bảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạt động kinh tế Ngày 31/12/2003 Phần I: Lãi – Lỗ Đơn vị tính: Đồng Việt Nam Chỉ tiêu Mã số Số đầu năm Số cuối kỳ 1. Doanh thu thuần 11 1.851.319.918 2.348.998.662 2. Giá vốn hàng bán 12 1.496.438.948 1.835.230641 3. Chi phí quản lý kinh doanh 13 306.679.888 441.849.860 4. Chi phí tài chính 14 44.735.484 68.603.226 5. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 20=(11-12-13-14) 20 3.465.598 3.314.935 6. Lãi khác (lãi tiền gửi NH) 21 4.582.746 5.527.894 7. Lỗ khác 22 8.048.344 8.842.829 8. Tổng lợi nhuận trước thuế 30= (20+21+22) 30 15.230.000 23.526.359 9. Các khoản thu nhập khác 40 3.219.337 3.537.131 10. Thuế thu nhập DN phải nộp 60 4.829.007 5.305.689 11. Lợi nhuận sau thuế (70=30-60) 70 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Tháng 12 năm 2003 Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước Đơn vị tính: Đồng Việt Nam Chỉ tiêu Mã số Số còn phải nộp đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ Luỹ kế đầu năm Số phải nộp cuối kỳ Số phải nộp Số đã nộp I. Thuế 10 29.946.760 163.987.202 55.291.613 138.592.357 1.thuế GTGT hàng bán nội địa 11 9.207.000 63.096.031 28.420.845 43.882.186 2. Thuế GTGT hàng nhập khẩu 12 7.500.000 18.960.808 13.700.000 12.760.808 3. Thuế tiêu thụ đặc biệt 13 4. Thuế xuất, nhập khẩu 14 5.700.000 75.843.232 10.776.768 70.766.464 5. Thuế thu nhập DN 15 894.000 3.537.131 2.394.000 2.037.131 6. Thu trên vốn 16 5.717.000 5.717.000 7. Thuế tài nguyên 17 8. Thuế môn bài 18 928.768 2500.000 3.428.768 9. Tiền thuê đất 19 10. các loại thuế khác 20 II. Các khoản phải nộp 30 35.800.331 35.800.331 1. Các khoản phải thu 31 2. Các khoản phí, lệ phí 32 35.800.331 35.800.331 3. Các khoản phải nộp khác 33 2.3. Phân tích nhóm chỉ tieu đặc trưng tài chính doanh nghiệp a. Nhóm chỉ tiêu về tình hình thanh toán. + Hệ số thanh toán tổng quát = S TS S nợ phải trả Đầu kỳ = 4.049.848.213 = 2,14 (lần) 1.891.656.009 Cuối kỳ = 4.566.702.896 = 2,22 (lần) 2.053.981.595 (1) >1 ị tốt: chứng từ TS của Công ty thừa để thanh toán nợ + Hệ số thanh toán ngắn hạn = S TSLĐ & ĐT ngắn hạn S nợ phải trả (2) Đầu kỳ = 3.181.817.231 = 2,39 (lần) 1.334.079.868 Cuối kỳ = 3.037.057.082 = 1,95 (lần) 1.555.928.795 (2)>1 ị tốt : chứng tỏ TSLĐ của Công ty thừa để thanh toán nợ ngắn hạn + Hệ số thanh toán nhanh = S vốn bằng tiền + TS tương đương tiền S nợ ngăn hạn (3) Đầu kỳ = (156.500.350+183.441.637)+880.420.548 = 0,92 (lần) 1.334.079.868 Cuối kỳ = (170.760.871+141.268.337)+689.372.517 = 0,64 (lần) 1.555.928.795 + Hệ số thanh toán dài hạn = S TSCĐ S nợ dài hạn (4) Đầu kỳ = 500.972.658 = 0,89 (lần) 557.576.141 (4) <1: ta thấy Công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ dài hạn. Cuối kỳ = 956.920.000 = 1,92 (lần) 498.052.800 (4) >1: Điều này cho ta thấy Công ty có khả năng thanh toán nợ dài hạn + Hệ số thanh toán lãi vay = S LN trước thuế + lãi vay Lãi vay phải trả (5) Đầu kỳ = 508.724.998+45.735.484 = 12,12 (lần) 45.735.484 Cuối kỳ = 649.306.448+22.867.742 = 29,39 (lần) 22.867.742 (5) >1 – lợi nhuận của Công ty thừa để trả lãi vay b. Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính. * Cơ cấu tài sản + Hệ số cơ cấu tài sản = S TSCĐ hoặc S TSLĐ S TS Đầu kỳ = 500.972.658 = 0,12 (lần) 4.049.848.213 Cuối kỳ = 956.920.000 = 0,21 (lần) 4566702.896 + Hệ số nợ TS = S nợ phải trả S TS Đầu kỳ = 1.891.656.009 = 0,47 (lần) 4.049.848.213 Cuối kỳ = 2.053.981.595 = 0,45 (lần) 4.566.702.896 * Cơ cấu nguồn vốn + Hệ số nợ nguồn vốn = S nợ phải trả S NV (4) Đầu kỳ = 1.891.656.009 = 0,47 (lần) 4.049.848.213 Cuối kỳ = 2.053.981.595 = 0,45 (lần) 4.566.702.896 + Hệ số nợ NVCSH = S NVCSH S NV Đầu kỳ = 2.158.192.204 = 0,47 (lần) 4.566.702.890 Cuối kỳ = 2.512.721.301 = 0,55 (lần) 4.566.702.896 - 4 Chỉ tiêu trên đều < 0 điều này cho ta thấy tình hình tài chính của Công ty (TS và NV) là bình thường, cân đối và Công ty đang hoạt động rất tốt. C. Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động Số vòng quay hàng tồn kho = S giá vốn hàng bán S hàng tồn kho Đầu kỳ = 2.749.658.422 = 5,58 (lần) 492.321.467 Cuối kỳ = 3.048.998.230 = 4,5 (lần) 676.943.496 Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho = Số ngày trong kỳ Số vòng quay hàng tồn kho Đầu kỳ = 360 = 64 (ngày) 5,58 Nhận xét: cứ 64 ngày thì hàng tồn kho quay được 1 vòng. Cuối kỳ = 360 = 80 ngày 4,5 Nhận xét: cứ 80 ngày thì hàng tồn kho quay được 1 vòng Số vòng quay VLĐ = S DT thuần S TSLĐ (bq) Đầu kỳ = 1.851.319.918 = 5,41 (vòng) 341.941.987 Cuối kỳ = 2.348.998.662 = 7,53 (vòng) 312.029.208 Số ngày 1 vòng quay VLĐ = Số ngày trong kỳ Số vòng quay VLĐ Đầu kỳ = 360 = 66 (ngày) 5,41 Nhận xét: cứ 66 ngày thì hàng tồn kho quay được 1 vòng. Cuối kỳ = 360 = 48 ngày 7,53 Nhận xét: Cứ 48 ngày thì VLĐ quay được 1 vòng Hiệu suất sử dụng TSCĐ = S DT thuần S TSCĐ (bq) Đầu kỳ = 1.851.319.918 = 3,7 500.972.658 Nhận xét : Cứ đầu tư trung bình 1 đồng vào VCĐ thì tham gia tạo ra 3,7 đồng doanh thu thuần. Cuối kỳ = 2.348.998.662 = 2,45 956.920.000 Nhận xét: cứ đầu tư trung bình 1 đồng VCĐ thì tham gia tạo ra 2,45 đồng Doanh thu thuần. Hiệu suất sử dụng Tổng TS = S DT thuần S TS (bq) Đầu kỳ = 1.851.319.918 = 0,46 4.049.848.213 Nhận xét : Cứ đầu tư 1 đồng vào TS thì tham gia thu được 0,46 đồng doanh thu thuần. Cuối kỳ = 2.348.998.662 = 0,51 4566.702.896 Nhận xét: cứ đầu tư 1 đồng TS thì tham gia thu được 0,51 đồng Doanh thu . d. Nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận và phân phối lợi nhuận Các chỉ tiêu sinh lời của doanh thu = S LN sau thuế S DT thuần Đầu kỳ = 4.829.007 = 0,0026 1.851.319.918 Nhận xét : Cứ một đồng doanh thu thì thu được 0,0026 đồng lợi nhuận sau thuế Cuối kỳ = 5.305.689 = 0,0022 2.348.998.662 Nhận xét:Cứ 1 đồng doanh thu thì thu được 0,0022 đồng lợi nhuận Hệ số sinh lời của tài sản = S LN sau thuế S TS (bq) Đầu kỳ = 4.829.007 = 0,001 4.049.848.213 Nhận xét : cứ 1 đồng tài sản huy động vào SXKD thì thu được 0,001 đồng lợi nhuận sau thuế. Cuối kỳ = 5.305.689 = 2,45 4.566.702.896 Nhận xét: Cứ 1 đồng tài sản huy động vào sản xuất kinh doanh thì thu được 0,001 đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ s sinh lời vốn CSH = S LN sau thuế S vốn CSH (bq) Đầu kỳ = 4.829.007 = 0,002 2.158.192.204 Nhận xét :Cứ 1 đồng vốn CSH bỏ ra thu được 0,002 đồng lợi nhuận sau thuế Cuối kỳ = 5.305.689 = 0,002 2.512.721.301 Nhận xét: Cứ 1 đồng VCSH bỏ ra thu được 0,002 đồng lợi nhuận. Phần III: Các nghiệp vụ kế toán tại Công ty TNHH thương mại và sản xuất Hải bải I. Bộ máy kế toán của Công ty TNHH thương mại và sản xuất Hải Bảo Xuất phát từ đặc điểm tổ chức và quản lý sản xuất phù hợp với quy mô và địa bàn kinh doanh cũng như trình độ quản lý. Công ty áp dụng mô hình tổ chức kế toán tập trung. Toàn bộ công việc kế toán được tập trung thực hiện ở phòng kế toán. 1. Sơ đồ máy kế toán của Công ty Kế toán trưởng Kế toán viên Thủ quỹ 2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong phòng kế toán Bộ máy kế toán của Công ty với đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên, nên được tổ chức tương đối gọn nhẹ, mỗi nhân viên làm những nhiệm vụ khác nhau đảm bảo phát huy năng lực của mỗi người. Phòng gồm có 3 người (1 kế toán trưởng, 1 kế toán viên và 1 thủ quỹ) - kế toán trưởng: có nhiệm vụ kiểm tra phân tích số liệu vào cuối kỳ kinh doanh đôn đốc một bộ phận kế toán chấp hành lằngời bao quát chung công việc cho cả phòng là người trực tiếp báo cáo các thông tin kế toán lên GIám đốc và các cơ quan có thẩm quyền, kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin, số liệu đã báo cáo. - Kế toán viên: là người phải ghi chép đầy đủ số liệu sau đó nộp lại cho kế toán trưởng, người này có trách nhiệm : + Lập bảng thanh toán tiền lương + Phân bổ tiền lương và bảo quản chứng từ. + Lập báo cáo về tình hình xuất – nhập – tồn kho và tham gia kiểm kê tài sản của Công ty. + Vào sổ đăng ký chứng từ, ghi sổ cái nộp về quỹ báo cáo kế toán thống kê định kỳ. + Thủ quỹ hàng ngày thu chi theo chứng từ gốc và cào sổ quỹ cộng với việc quản lý tiền mặt của Công ty đồng thời chi trả lương và các chi phí hàng tháng. Bộ máy kế toán của Công ty có 3 người nên việc bố trí sắp xếp công việc rất dễ dàng. Vì vậy mà mối quan hệ giữa các nhân viên trong phòng rất khăng khít và mật thiết với nhau nhằm đưa Công ty ngày càng phát triển. Đối với các phòng ban trong Công ty đều được đặt dưới sự lãnh đạo chung thông qua ban Giám đốc, tất cả các phòng ban đều được thông qua về mặt kinh tế. II. Các nghiệp vụ kế toán chủ yếu tại Công ty TNHH thương mại và sản xuất Hải Bảo. A. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 1. Đặc điểm vai trò của tiền lương và các khoán trích theo lương Tiền lương hay công chính là phần thù lao, lao động được biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động. Căn cứ vào thời gian khối lượng và chất lượng công việc của họ đã cống hiến. Về bản chất thì tiền lương hay tiền công cũng chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động. Mặt khác tiền lương còn là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần hăng hái lao động kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của họ hay nói cách khác tiền lương là nhân tố để thúc đẩy tăng năng suất lao động. Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, ngoài ra người lao động còn được hưởng một số nguồn thu nhập khác như: Trợ cấp BHXH, tiền lương tiền ăn ca… chi phí tiền lương là một bộ phận chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm, dịch vị do doanh nghiệp sản xuất ra… Ngoài tiền lương để đảm bảo tài sản xuất sức lao động theo chế độ tài chính hiện hành doanh nghiệp còn phải tính vào chi phí sản xuất một bộ phận chi phí gồm các khoản trích như: Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm Y tế (BHYT) và kinh phí công đoàn (KPCĐ). Bảo hiểm xã hội được hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả công nhân viên trong kỳ. Theo chế độ hiện hành hàng tháng doanh nghiệp tiến hành trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 20% trên tổng số tiền lương thực tế pảhi trả công nhân viên trong tháng. Trong đó 15% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động, 5% trừ vào lương của người lao động. Quỹ BHXH được trích lập nhằm trợ cấp công nhân viên có tham gia đóng góp quỹ trong trường hợp họ bị mất khả năng lao động cụ thể. - Trợ cấp công nhân viên ốm đau, thai sản. - Trợ cấp CNV khi bị tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp. Trợ cấp CNV khi về hưu, mất sức lao động - Trợ cấp CNV về khoản tiền tuất - Chi công tác quản lý quý BHXH. Theo chế độ hiện hành, toàn bộ số trích BHXH được nộp lên cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm để chi trả các trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động. ở tại doanh nghiệp, hàng tháng doanh nghiệp trực tiếp chi trả BHXH cho công nhân viên bị ốm đau, thai sản……trên cơ sở các chứng từ hợp lý, hợp lệ (phiếu nghỉ hưởng BHXH và các chứng từ gốc khác). Cuối tháng (quý, doanh nghiệp phải thanh quyết toán với cơ quản quản lý quỹ BHXH. Quý BHYT được trích lập để tài trợ trợ cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong các hoạt động khám, chữa bệnh. Theo chế độ hiện hành, toàn bộ quỹ BHYT được nộp lên cơ quan chuyên môn chuyên trách để quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế. Kinh phí công đoàn: được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả công nhân viên trong lỳ…. Kinh phí công đoàn được trích lập để phục vụ chi tiêu cho hoạt động của tổ chức công đoàn nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Cùng với tiền lương, các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ hợp các khoản chi phí về lao động sống trong tổng chi phí của chủ nghĩa. Nói tóm lại trong mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, vai trò của lao động và chi phí về lao động sống rất quan trọng nó quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Tại các doanh nghiệp sản xuất hạch toán chi phí về lao động là bộ phận công việc phức tạp trong việc hạch toán chi phí kinh phí kinh doanh bởi vì cách trả thù lao lao động đều không thống nhất giữa các bộ phận, giữa các đơn vị, các thời kỳ. Việc hạch toán chính xác chi phí về lao động có vị trí cực kỳ quan trọng để thực hiện việc hạch toán được tốt thì phải quán triệt các nguyên tắc sau: - Phải phân loại lao động: lao động trong các doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, để thuận tiện cho công tác quản lý thì cần phân loại ra các loại sau: + Phân theo thời gian lao động thì toàn bộ thuộc doanh nghiệp chia ra lao động thường xuyến trong danh sách và lao động tạm thời mang tính chất thời vụ đó là: Lao động hợp đồng dài hạn và ngắn hạn Lao động có tính chất thời vụ (vụ việc) Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp nắm được tổng số lao động của mình, từ đó có kế hoạch sử dụng, bồi dưỡng, tuyển dụng và huy động khi cần thiết đồng thời xác định các khoản nghĩa vụ với người lao động với Nhà nước được chính xác. + Phân theo quan hệ với quá trình sản xuất, toàn bộ lao động thuộc doanh nghiệp Nhà nước có thể phân làm 2 loại sau: - Lao động trực tiếp sản xuất chính là phần công nhân trực tiếp sản xuất hay là trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm thực hiện các lao vụ, dịch vị thuộc loại này bao gồm những người điều khiển máy móc, thiết bị để sản xuất sản phẩm, những người phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. - Lao động gián tiếp : đây là bộ phận tham gia một cách gián tiếp vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp bao gồm: nhân viên kỹ thuật trực tiếp làm công tác kỹ thuật hoặc tổ chức chỉ đạo hướng dẫn kỹ thuật. Nhân viên quản lý là những người trực tiếp lãnh đạo tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh như: giám đốc, cán bộ các phòng ban….nhân viên hành chính gồm những người làm công việc tổ chức nhân sự văn thư, đánh máy… Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp đánh giá hợp lý cơ cấu lao động từ đó có biện pháp tổ chức, bố trí lao động cho phù hợp với yêu cầu công việc và tăng giảm được biên chế. + Phân theo chức năng thuộc lao động trong sản xuất kinh doanh. Theo cách này thì lao động được chia làm 3 loại. - Lao động thực hiện theo chức năng sản xuất lắp ráp sp - Lao động thực hiện chức năng bán hàng… - Lao động thực hiện chức năng quản lý… Đối với tiền lương cũng phải phân loại một cách sao cho phù hợp, do tiền lương có nhêìu loại với tính chất khác nhau, chi trả cho các đối tượng cũng khác nhau cho nên cần được phân loại tiền lương theo tiêu thức phù hợp cho công tác hạch toán nói riêng và quản lý nói chung. Về hạch toán tiền lương được chia thành 2 loại: đó là lương chính và lương phụ. Lương chính là khoản tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế có làm việc bao gồm có tiền lương cấp bậc, tiền thưởng và các khoản phụ cấp có tính chất lương. Lương phụ là các khoản tiền lương trả chơngời lao động trong thời gian thực tế không làm việc nhưng được chế độ quy định như hội họp, học tập…cách phân loại này không những giúp cho việc tính toán phân bổ chi phí tiền lương được chính sác mà còn cung cấp thông tin cho việc chi phí tiền lương. Từ cách phân loại lao động và phân loại tiền lương như trên ta thấy mối quan hệ giữa quản lý lao động và quản lý tiền lương rất khăng khít và không thiếu được 1 trong 2 yếu tố lao động và tiền lương. 2. Các hình thức tiền lương áp dụng tại Công ty TNHH thương mại và sản xuất Hải Bảo Các doanh nghiệp hiện nay thực hiện tuyển dụng ls theo chế dộ hợp đồng lao động. Người lao động phải tuân thủ những cam kết đã ký trong hợp đồng lao động doanh nghiệp phải đảm bảo quyền lợi của người lao động, trong đó có tiền lương và các khoản theo quy định trong hợp đồng. Hiện nay tháng bậc lương cơ bản được Nhà nước quy định, Nhà nước khống chế mức lương tối thiểu, không khống chế mức lương tối đa mà điều tiết bằng thuế thu nhập. Việc tính trả lương cho người lao động trong các doanh nghiệp được thực hiện theo các hình thức tiền lương sau: - Hình thức tiền lương thời gian - Hình thức tiền lương sản phẩm + Hình thức tiền lương theo thời gian: là chế độ trả lương theo thời gian, thường được áp dụng cho những người lao động làm công tác văn phòng như hành chính, quản trị tổ chức lao động, thống kê, tài vụ, kế toán…trả lương theo thời gian là hình thức trả lương cho ngời lao động căn cứ voà thời gian làm việc thực tế tiền lương theo thời gian có thể chia thành Lương thời gian giản đơn là tiền lương được tính theo thời gian làm việc và đơn giá lương thời gian Lương thời gian giản đơn được chia thành: Lương tháng là tiền lương trả cho người lao động theo bậc lương quy định gồm tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp (nếu có) Lương tháng thường được áp dụng trả cho nhân viên làm công tác quản lý hành chính, quản lý kinh tế và các nhân viên thuộc các ngành hoạt động không có tính chất sản xuất. Tiền lương tháng được xác định Mức lương tháng = mức lương ngày x Số ngày làm việc thực tế trong tháng Trong đó: Mức lương ngày = Mức lương tháng theo cấp bậc X Hệ số phụ cấp nếu có 26 ngày + Mức lương tháng theo cấp bậc = Mức lương tối thiểu x Hệ số lương cơ bản Hình thức lương thời gian có thưởng là hình thức tiền lương thời gian giản đơn kết hợp với chế độ tiền thưởng trong sản xuất. Hình thức tiền lương thời gian mặc dù đã tính đến thời gian làm việc thực tế. Tuy nhiên nó vẫn còn hạn chế nhất định đó là chưa gắn tiền lương với chất lượng và kết quả lao động, vì vậy các doanh nghiệp cần kết hợp với các biện pháp khuyến khích vật chất, kểim tra chấp hành kỷ luật lao động nhằm tạo cho người lao động tự giác làm việc, làm việc có hiệu quả và đạt năng suất cao. - Hình thức tiền lương sản phẩm; Là hình thức trả lương cho người lao động được tính theo số lượng, chất lượng của sản phẩm hoàn thành hạơc khối lượng công việc đã làm xong được nghiệm thu. Để tiến hành trả lương theo sản phẩm cần phải xây dựng được định mức lao động, đơn giá lương hợp lý trả cho từng loại sản phẩm công việc được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, phải kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm chặt chẽ. - Hình thức tiền lương theo sản phẩm bao gồm: + Trả lương theo sản phẩm trực tiếp: là hình thức tiền lương trả cho người lao động được tính theo số lượng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất và đơn giá lương sản phẩm (không hạn chế số lượng sản phẩm hoàn thành). Đây là hình thức được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến để tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất hàng loạt sản phẩm. + Trả lương theo sản phẩm gián tiếp: được áp dụng để trả lương cho công nhân làm các công việc phục vụ sản xuất ở các bộ phận (phân xưởng) sản xuất như: công nhân vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm, bảo dưỡng máy móc thiết bị. Căn cứ vào kết quả sản xuất của lao động trực tiếp ( công nhân trực tiếp sản xuất) để tính lương cho lao động phục vụ sản xuất. + Trả lương theo sản phẩm có thưởng: là kết hợp trả lương theo sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp và chế độ tiền thưởng trong sản xuất (thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm). + Trả lương theo sản phẩm luỹ tiến: theo hình thức này tiền lương trả cho người lao động gồm tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp và tiền lương tính theo tỷ lệ luỹ tiến căn cứ vào mức độ vượt định mức lao động của họ. Hình thức này nên áp dụng ở những khâu sản xuất quan trọng cần thiết phải đẩy nhanh tiến độ sản xuất hoặc cần động viên công nhân phát huy sáng kiến, phá vỡ định mức lao động cũ. Hình thức trả lương theo kiểu này đã kích thích được việc tăng sản phẩm nhanh nhưng làm cho giá thành tăng lên, hêịu quả kinh doanh cũng bị ảnh hưởng. - Trả lương khoán khối lượng hoặc khoán công việc: là hình thức tiền lương trả theo sản phẩm áp dụng cho những công việc lao động giản đơn, công việc có tính chất đột xuất như khoán bốc vác, khoán vận chuyển NVL, thành phẩm. - Trả lương khoán gọn theo sản phẩm cuối cùng: tiền lương được tính theo đơn giá tổng hợp cho sản phẩm hoàn thành đến công việc cuối cùng. Hình thức tiền lương này áp dụng cho từng bộ phận sản xuất. - Trả lương theo sản phẩm tập thể: theo hình thức này trước hết tính tiền lương chung cho cả tạp thể (tổ) theo các phương pháp sau: + Phương pháp chia lương sản phẩm tập thể theo thời gian làm việc và cấp bậc kỹ thuật. Phương pháp này áp dụng trong trường hợp cấp bậc công nhân phù hợp với cấp bậc công việc được giao. + Phương pháp chia lương sản phẩm tập thể theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật kết hợp bình công chấm điểm. Phương pháp này áp dụng trong trường hợp công nhân làm việc ổn định, kỹ thuật đơn giản, chênh lệch về năng suất lao động giữa các thnàh viên trong tập thể chủ yếu do thái độ lao động và sức khoẻ quyết định. Tóm lại hình thức tiền lương sản phẩm có ý nghĩa là: quán triệt được nguyên tắc phân phối theo lao động, tiền lương gắn chặt với số lượng, chất lượng là kết quả lao động, do đó kích thích người lao động trong việc nâng cao năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm. Ngoài tiền lương, công nhân viên chức còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc phúc lợi xã hội gồm: trợ cấp BHXH, BHYT. Để có nguồn chi tiêu cho hoạt động công đoàn, hàng tháng doanh nghiệp phải trích theo một tỷ lệ quy định với tổng số tiền lương thực tế phát sinh (lương cấp bậc, phụ cấp khu vực, chức vụ) tính vào chi phí kinh doanh để hình thành lên kinh phí công đoàn. Lương là nguồn thu nhập cơ bản đảm bảo quyền lợi cải thiện và nâng cao đời sống cho người lao động, điều chỉnh mức lương hợp lý với trình độ khả năng làm việc của từng cá nhân, tránh sự phân phối bất hợp lý (phân phối bình quân) đảm bảo sự cân đối với mức lương của người lao động trong doanh nghiệp, không tạo ra sự chênh lệch bất hợp lý góp phần thúc đẩy cân bằng xã hội. Các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ, các khoản phụ cấp tiền thường cùng với tiền lương là cơ sở cho việc thực hiện thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Nhà nước. Nó rất cần thiết cho việc tái sản xuất sức lao động góp pầhn thúc đảy sản xuất phát triển mạnh trên địa bàn hoạt động. 3. Hạch toán tiền lương và các khảon trích theo lương. Trên thực tế ở đơn vị kế toán sử dụng các tài khoản, chứng từ, sổ sách phải căn cứ vào mẫu biểu theo quy định của Bộ Tài chính. Vì vậy mà hàng tháng kế toán tiến hành tổng hợp tiền lương phải trả trong tháng theo từng đối tượng sử dụng, tính toán, trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định và được thực hiện trên bảng sau: Bảng phân bố tiền lương và bảo hiểm xã hội Tháng…..năm…… Đơn vị tính…… STT TK ghi có TK ghi nợ TK 334 TK338 Lương chính Lương phụ Các k.Khác Cộng 338(2) 338(3) 338(4) Cộng TK335 1 2 3 4 5 6 7 8 Tk622 Px… TK627 Px…. TK641 TK 642 TK138 (8) TK 335 Px… TK334 TK 338 ……. Cộng Để phán ánh các khoản tiền lương và các khoản trích theo lương và tình hình thanh toán các khoản đó, kế toán lao động tiền lương ở Công ty sử dụng 2TK chủ yếu: TK334 – phải trả công nhân viên tiền lương 338 – phải trả, phải nộp khác ngoài ra còn sử dụng các tài khoản khác đó là TK622: chi phí nhân công trực tiếp Tk 641: chi phí bán hàng Tk 642 : chi phí quản lý doanh nghiệp TK 111: Tiền mặt TK 335: chi phí phải trả * Phương pháp thanh toán tiền lương ở đơn vị - Thanh toán tiền lương cho công nhân viên. Nợ TK 111,112 Có TK 334 - Trích trước tiền lương phải trả phân bổ cho các đối tợng kế toán. Nợ TK 622, 641, 642 Có TK 334 - Lương nghỉ phép thực tế phải trả Nợ Tk 335 Có TK 334 - Các khoản khấu trừ vào thu nhập công nhân như bồi thường vật chất, bảo hiểm xã hội. Nợ TK 334 Có TK 138, 338 - Trích trước tiền lương nghỉ phép Nợ TK 622, 641, 642 Có Tk 335 - Thanh toán tiền lương và các khoản khác cho công nhân viên Nợ TK 334 Có TK 111 Các tài khoản mà kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương bao gồm TK 334: phải trả CNV TK 338 : phải trả phải nộp khác TK 111: tiền mặt TK 112: Tiền gửi ngân hàng TK 138: phải thu khác TK 622: chi phí nhân công trực tiếp TK 627: chi phí sản xuất chung TK 641 : chi phí bán hàng TK 642: chi phí quản lý doanh nghiệp TK 335: chi phí phải trả. Tài khoản 334 dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho CNV về tiền lương, tiền htưởng, trợ cấp BHXH và các khoản khác. Việc thanh toán lương, trợ cấp BHXH cho công nhân viên thường được thực hiện mỗi tháng 2 kỳ. + Kỳ I: tạm ứng lương: kế toán căn cứ vào tiền lương, cấp bậc của CNV trong doanh nghiệp, kế toán lập chứng từ rút tiền gửi ngân hàng về quỹ tiền mặt 9từ 50%-60% cấp bậc) đồng thời lập uỷ nhệim chi để chuyển số tiền thuộc quỹ BHXH cho cơ quan quản lý quỹ BHXH theo tỷ lệ quy định. Kế toán định khoản như sau. Nợ TK 111 Có TK 112 + Kỳ II: Thanh toán căn cứ vào bảng thanh toán lương, thanh toán BHXH và các khoản phải trả cho công nhân viên. kế toán xác định số tiền phải trả kỳ II, lập giấy xin rút cho cơ quan quản lý chuyên môn, tiền lương, trợ cấp BHXH phải kịp thời, đầy đủ và trả trực tiếp cho người lao động. Người lao động khi nhận lượng phải ký vào bảng htanh toán lương, trường hợp đến kỳ trả lương vì lý do nào đó công nhân viên chưa lĩnh lương thì thủ quỹ lập dnah sách và ghi số tiền lương công nhân viên chưa lĩnh cuối tháng kế toán chuyển sang tài k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12937.doc
Tài liệu liên quan