MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Phần I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN THIẾT KỂ XÂY DỰNG 2
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 2
1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty 2
1.3 Nhiệm vụ, chức năng và mối liên hệ của các phòng ban 3
1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty 4
Phần II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG 6
2.1 Ngành nghề kinh doanh của Công ty 6
2.2 Quy trình hoạt động kinh doanh của Công ty 6
2.2.1 Quy trình nhập khẩu hàng hoá của Công ty 6
2.2.2 Quy trình bán hàng của Công ty tại thị trường trong nước 7
2.3. Hình thức hạch toán áp dụng tại Công ty 7
2.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 11
2.4.1 Cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn 11
2.4.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 12
2.5 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính 13
2.6 Cơ cấu lao động và tiền lương 15
Phần III MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN 16
3.1 Nhận xét chung 16
3.2 Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 16
3.3 Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 17
KẾT LUẬN 18
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1826 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty TNHH Thương mại và tư vấn thiết kế xây dựng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay chúng ta đang chứng kiến những sự thay đổi lớn trong quá trình hội nhập WTO, chuyển dần sang một nền kinh tế có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ cao, dựa trên nền tảng của kinh tế tri thức và xu hướng gắn với nền kinh tế toàn cầu. Chính sự chuyển dịch này đã tạo ra nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi cho nhiều ngành kinh tế phát triển. Song cũng làm phát sinh nhiều yêu cầu và thách thức mới cho các công ty, đòi hỏi các công ty phải tự vận động, vươn lên để vượt qua những thử thách, tránh nguy cơ bị đào thải bởi quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường.
Để hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả thì nhà quản lý cần phải nhanh chóng nắm bắt những tín hiệu của thị trường, xác định đúng nhu cầu về vốn, tìm kiếm và huy động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kịp thời, sử dụng vốn hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất. Việc thường xuyên phân tích tình hình tài chính sẽ giúp nhà quản lý công ty thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, từ đó có thể nhận ra những mặt mạnh, mặt yếu của công ty nhằm làm căn cứ để hoạch định phương án hành động phù hợp cho tương lai và đồng thời đề xuất những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính giúp nâng cao chất lượng công ty.
Qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH Thương mại và tư vấn thiết kế xây dựng, được sự giúp đỡ tận tình của các cô chú, anh chị trong công ty em đã bổ sung những kiến thức về mặt thực tế bên cạnh những kiến thức về mặt lý thuyết đã được tích lũy trong nhà trường để rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân đồng thời có thể hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp của mình.
Báo cáo gồm 3 phần chính:
Phần I: Giới thiệu chung về Công ty
Phần II: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Phần III: Một sô nhận xét và kết luận
Phần IGIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN THIẾT KỂ XÂY DỰNG
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty TNHH Thương mại và tư vấn thiết kế xây dựng là doanh nghiệp độc lập hoạt động theo hình thức Công ty TNHH hai thành viên trở lên theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0102022992 cấp ngày 27/10/2005.
- Tên công ty: Công ty TNHH Thương mại và tư vấn thiết kế xây dựng.
- Tên giao dịch quốc tế: TRADING AND ENGINEERING CONSULTANT CONTRUCTION COMPANY LIMITED.
- Tên viết tắt: T.E.C.C.,LTD
- Địa chỉ: Số 125 - Phố 8/3 - Phường Quỳnh Mai - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội.
- Tel: 84-43-6361272
- Fax: 84-43-6367543
- Mã số thuế: 0101810152
- Vốn điều lệ: 1.200.000.000 đồng
Giám đốc
1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty
Phó giám đốc
Phòng tư vấn và thiết kế xây dựng
Phòng hành chính tổng hợp
Phòng xuất nhập khẩu
Phòng kinh doanh
Phòng kế toán
1.3 Nhiệm vụ, chức năng và mối liên hệ của các phòng ban
Phòng Kế toán: Có chức năng tư vấn cho Giám đốc những vấn đề liên quan đến tài chính và kế toán, có trách nhiệm tổ chức và thực hiện công tác kế toán của công ty.
Nhiệm vụ : Cập nhật, tìm hiểu các chủ trương, chính sách và các quy định của Nhà nước có liên quan đến công tác quản lý tài chính, kế toán, duy trì quan hệ tốt với các cơ quan như các ngân hàng, các cơ quan thuế. Kiểm kê hàng tồn kho; kiểm kê quỹ, két hàng tháng, lập các báo cáo kết quả kinh doanh, hàng tồn kho, quỹ két, công nợ trình Giám đốc hàng tháng, hàng quý, hàng năm.
Phòng Kinh doanh: Có chức năng tư vấn cho Giám đốc và tổ chức thực hiện kinh doanh.
Nhiệm vụ: Duy trì quan hệ với các đối tác truyến thống, thường xuyên báo cáo Giám đốc các thông tin về kế hoạch đầu tư, mua sắm của các đối tác và khách hàng đã thu thập được.
Phòng Tư vấn và thiết kế xây dựng: Có chức năng tư vấn cho khách hàng và thiết kế các dự án xây dựng.
Nhiệm vụ: Thực hiện và quản lý các công trình, các hợp đồng thuộc chuyên môn về tư vấn, thiết kế, giám sát, xây dựng của công ty.
Phòng Xuất nhập khẩu: Có chức năng tư vấn cho Giám đốc về công tác xuất nhập khẩu và tổ chức thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu.
Nhiệm vụ: Nghiên cứu, thu thập và tìm hiểu các quy định, luật lệ của Nhà nước Việt Nam, của các nước liên quan đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu; tìm hiểu các phong tục, tập quán của các thị trường khu vực và quốc tế mà công ty đang hoặc sẽ tham gia. Tiến hành liên hệ, giao dịch với nhà cung cấp, hãng vận chuyển, làm các thủ tục cần thiết cho nhập khẩu và giao nhận hàng hoá. Thực hiện việc giao nhận hàng hoá; bảo vệ an toàn kho hàng và tài sản, trụ sở của công ty.
Phòng Hành chính tổng hợp: Có chức năng tư vấn cho Giám đốc về quản lý nhân sự và quản lý hành chính, có trách nhiệm vể công tác tổ chức hành chính của Công ty.
Nhiệm vụ: Tham gia xây dựng và quản lý chương trình đào tạo, phát triển nhân viên; phối hợp theo dõi, kiểm tra và đôn đốc nhân viên thực hiện các nội quy và quy chế của công ty.Quản lý hồ sơ cá nhân và các tài liệu về BHXH của nhân viên, thực hiện công tác BHXH cho nhân viên.
Ngoài những nhiệm vụ trên đây, các phòng ban đều phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Quản lý, phân công công việc, đôn đốc nhân viên làm việc theo nhiệm vụ.
- Triển khai nội quy và các quy chế đến từng nhân viên đồng thời kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nội quy và quy chế.
- Tham gia nhận xét, đánh giá hoạt động của nhân viên.
- Phối hợp làm việc với các phòng, các bộ phận khác khi được yêu cầu.
- Đào tạo, hướng dẫn nhân viên.
- Thực hiện những nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Giám đốc.
1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
Tổ chức bộ máy kế toán:
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN
CÔNG NỢ
KẾ TOÁN
TIỀN LƯƠNG,
TSCĐ
THỦ QUỸ
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung như sau:
Chức năng, nhiệm vụ của từng người:
+ Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: Tư vấn cho Giám đốc những vấn đề liên quan đến tài chính và kế toán, có trách nhiệm tổ chức và thực hiện công tác kế toán của công ty.
Nhiệm vụ : bao quát toàn bộ công tác kế toán của công ty; đôn đốc, kiểm tra công việc của các kế toán viên, tổng hợp số liệu để lập các báo cáo tài chính nộp cho cấp trên.
+ Kế toán tiền lương, TSCĐ: tổng hợp đầy đủ, chính xác tiền lương, các khoản trích theo lương và trích BHXH, BHYT cho cán bộ, nhân viên đồng thời thực hiện phần kế toán tăng giảm, trích khấu hao TSCĐ của công ty.
+ Kế toán công nợ: theo dõi tình hình các khoản phải thu, phải trả của công ty; các khoản vay vốn của công ty với ngân hàng.
+ Thủ quỹ: theo dõi tình hình thu chi tiền mặt trên cơ sở các phiếu thu, phiếu chi hợp lệ.
Phần IITHỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG
2.1 Ngành nghề kinh doanh của Công ty
Mua bán máy móc, thiết bị về xây dựng.
Sản xuất kinh doanh các loại vật liệu xây dựng.
Tư vấn thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng kiến trúc, nội ngoại thất
Đầu tư, xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp.
Nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh. Hoạt động chủ yếu của công ty là nhập khẩu các máy thi công từ Nhật Bản và bán lại cho thị trường trong nước.
2.2 Quy trình hoạt động kinh doanh của Công ty
2.2.1 Quy trình nhập khẩu hàng hoá của Công ty
+ Bước 1: Công ty sẽ tùy theo nhu cầu của thị trường để lựa chọn các loại máy thi công. Liên hệ với các nhà cung cấp tại Nhật Bản để thỏa thuận giá cả qua e-mail.
+ Bước 2: Sau khi thỏa thuận được các yếu tố về chất lượng, mẫu mã, giá cả, cán bộ phụ trách đặt hàng tiến hành đặt hàng ngay với nhà cung cấp. Hợp đồng sẽ được tiến hành ký kết giữa hai bên sau khi đã thống nhất tất cả các điều khoản và được chuyển giao bằng bản fax.
+ Bước 3: Căn cứ theo điều khoản thanh toán của hợp đồng ngoại, cán bộ phụ trách đặt hàng sẽ chuyển yêu cầu thanh toán cho phòng kế toán. Kế toán ngân hàng sẽ thực hiện các nghiệp vụ chuyển tiền cho nhà cung cấp, thông thường có 2 loại hình thanh toán với những nhà cung cấp nước ngoài:
- Thanh toán bằng hình thức L/C (mở thư tín dụng – Letter of Credit)
- Thanh toán bằng hình thức T/T (thanh toán bằng điện chuyển tiền – Telegraphic Transfer)
+ Bước 4: Sau khi nhận được thanh toán từ phía công ty, các nhà cung cấp sẽ tiến hành việc chuyển hàng.
Với điều khoản thương mại là CIF nhà cung cấp sẽ có trách nhiệm tìm hãng vận tải để chuyển hàng, cung cấp cho công ty các chứng từ vận tải và thông tin về thời gian của hàng lên tàu.
Sau khi có thông báo nhận hàng, cán bộ xuất nhập khẩu tiến hành các thủ tục để lấy hàng với những chứng từ nhận được từ nhà cung cấp và hãng vận tải. Cán bộ xuất nhập khẩu mang bộ chứng từ trên đến hải quan tiến hành các thủ tục nhập hàng. Sau khi lấy xong, hàng sẽ được chuyển về công ty nhập kho. Kết thúc quy trình nhập hàng.
Thuận lợi và khó khăn:
Đề ra quy trình trên là công ty đã giúp cho quá trình nhập khẩu hàng hóa được tiến hành một cách thuận lợi nhất tuy nhiên cũng không tránh khỏi những khó khăn như:
+ Vận tải quốc tế ở nước ta chưa thực sự phát triển nên gặp khó khăn trong việc ký kết hợp đồng đối với các điều kiện thương mại, khó chủ động về thời gian giao hàng, nhận hàng và lộ trình của tàu.
+ Thủ tục hải quan tại cảng nhập hàng chưa thực sự thông thoáng gây mất thời gian, tốn kém thêm một số chi phí bến bãi tại cảng, thủ tục hành chính còn nhiều phức tạp.
2.2.2 Quy trình bán hàng của Công ty tại thị trường trong nước
Công ty có kho hàng nhập khẩu là các máy móc thi công tại Gia Lâm, công ty rao bán hàng qua các trang web mua bán máy móc thi công trên mạng hoặc khách hàng đến tận bãi để tham khảo.
Sau khi thỏa thuận được giá cả với khách hàng, Công ty sẽ tiến hành thủ tục mua bán hàng với khách hàng. Hợp đồng chấm dứt giá trị hiệu lực ngay sau khi công ty nhận đủ tiền và khách hàng nhận được hàng.
2.3. Hình thức hạch toán áp dụng tại Công ty
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc được dùng làm căn cứ ghi sổ kế toán, ghi
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ nhật ký chung. Sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi ở sổ nhật ký chung, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi nhận vào sổ cái tài khoản phù hợp. Đồng thời với việc ghi sổ nhật ký chung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào sổ chi tiết có liên quan.
Sổ nhật ký chuyên dùng mà doanh nghiệp dùng: sổ quỹ, nhật ký thu tiền,
nhật ký chi tiền, nhật ký mua hàng, nhật ký bán hàng. Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ nhật ký chuyên dùng liên quan.
Cuối quý ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái sau khi loại trừ trùng lặp do một số nghiệp vụ được ghi đồng thời vào hai sổ nhật ký chuyên dùng.
Cuối quý cộng số liệu trên sổ cái để lập bảng cân đối tài khoản.
Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng
hợp chi tiết được dùng để vào báo cáo tài chính.
Ta có thể hình dung trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung qua sơ đồ sau:
Sơ đồ: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung
Chứng từ gốc
Nhật ký chung
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Số thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ nhật ký chuyên dùng
Ghi chú:
: Ghi cuối ngày
: Ghi cuối quý
: Quan hệ đối chiếu
Công ty sử dụng kế toán máy như một công cụ đắc lực phục vụ công tác kế toán có hiệu quả. Hiện tại Công ty đang dùng phần mềm kế toán FOXD. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán này là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và các báo cáo tài chính theo quy định. Phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào thì sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán ấy nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ: Trình tự ghi sổ kế toán trên máy vi tính
CHỨNG TỪ NHẬP-XUẤT
SỔ KẾ TOÁN
PHẦN MỀM KẾ TOÁN
Sổ tổng hợp
Sổ chi tiết
MÁY VI TÍNH
BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
: Nhập số liệu hàng ngày
: In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
: Đối chiếu, kiểm tra
- Chế độ kế toán áp dụng :
+ Kú kÕ to¸n n¨m: Niªn ®é kÕ to¸n b¾t ®Çu tõ ngµy 01 th¸ng 01 vµ kÕt thóc vµo ngµy 31 th¸ng 12 hµng n¨m.
+ Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Việt Nam Đồng.
+ Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung.
+ Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: Theo giá trị thực tế.
+ Phương pháp khấu hao: Phương pháp khấu hao đường thẳng
+ Nguyên tắc tính giá hàng tồn kho: Giá đích danh.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
+ Hiện nay Công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các Doanh nghiệp theo quyết định số 15/2006 – QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính.
2.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp
2.4.1 Cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn
Trích Bảng cân đối kế toán
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2009Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu
Năm
2009
2008
TÀI SẢN
9,775,110,592
6,815,240,039
A. Tài sản ngắn hạn
8,634,652,170
6,577,896,236
I- Tiền và các khoản tương đương tiền
485,480,219
144,984,667
II- Các khoản phải thu ngắn hạn
3,263,618,349
2,726,025,439
III- Hàng tồn kho
4,836,921,839
3,624,807,297
IV- Tài sản ngắn hạn khác
48,631,763
82,078,733
B. Tài sản dài hạn
1,140,458,422
237,343,803
I- Tài sản cố định
1,140,458,422
237,343,803
II- Tài sản dài hạn khác
-
-
NGUỒN VỐN
9,775,110,592
6,815,240,039
A. Nợ phải trả
6,707,970,542
5,251,777,380
I- Nợ ngắn hạn
6,707,970,542
5,251,777,380
II- Nợ dài hạn
-
-
B. Vốn chủ sở hữu
3,067,140,050
1,563,462,659
I- Vốn chủ sở hữu
3,067,140,050
1,563,462,659
II- Nguồn kinh phí và quỹ khác
-
-
(Nguồn: Phòng kế toán)
2.4.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm 2009Đơn vị tính : VND
Chỉ tiêu
Năm
2009
2008
1. Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
30,979,140,138
30,725,009,186
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp DV
30,979,140,138
30,725,009,186
4. Giá vốn hàng bán
29,174,959,501
29,194,805,216
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp DV
1,804,180,637
1,530,203,970
6. Doanh thu hoạt động tài chính
6,831,991
7,394,790
7. Chi phí tài chính
233,339,902
269,099,550
8. Chi phí bán hàng
-
-
9. Chi phí quản lý DN
1,167,472,700
957,238,245
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
410,200,026
311,260,965
11. Thu nhập khác
-
-
12. Chi phí khác
6,807,000
-
13. Lợi nhuận khác
(6,807,000)
-
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
403,393,026
311,260,965
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
70,593,780
87,153,070
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
-
-
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN
332,799,246
224,107,895
(Nguồn: Phòng kế toán)
2.5 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính
Để có cái nhìn rõ hơn về tình hình của xí nghiệp hiện tại ta có thể phân tích qua một số chỉ tiêu tài chính như sau:
Phân tích tình hình cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn:
Chỉ tiêu
Công thức tính
ĐVT
2008
2009
Chênh lệch
Tỷ suất đầu tư
TSDH*100/Tổng TS
%
3.48
11.67
8.19
Hệ số nợ
NPT*100/Tổng NV
%
77.06
68.62
(8.44)
Tỷ suất tự tài trợ
NVCSH*100/Tổng NV
%
22.94
31.38
8.44
Nhân xét:
- Tỷ suất đầu tư năm 2009 tăng lên so với năm 2008 ( từ 3.48% năm 2008 tăng
lên 11.67% năm 2009, tức là tăng 8.19%) cho thấy Công ty đầu tư rất mạnh vào TSCĐ tập trung chủ yếu vào XDCB. Qua đó thấy được xu hướng đầu tư mở rộng ổn định và phát triển lâu dài của Công ty.
- Hệ số nợ năm 2009 giảm so với năm 2008 là 8.44% làm cho tỷ suất tự tài
trợ của xí nghiệp tăng lên 8.44%. Điều này ta có thể nhìn nhận rõ ràng rằng công ty làm ăn khá thuận lợi nên đã tăng được vốn tự có của mình lên rất lớn và giảm được các khoản vay nợ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Công ty trên đà phát triển, tránh được các yếu tố rủi ro và chứng tỏ uy tín của Công ty đối với ngân hàng.
Phân tích khả năng thanh toán
Chỉ tiêu
Công thức tính
ĐVT
Năm 2008
Năm 2009
Chênh lệch
Khả năng thanh toán ngắn hạn
Tổng TSNH
Tổng nợ ngắn hạn
Lần
1.25
1.28
0.03
Khả năng thanh toán nhanh
(TSNH-Hàng tồn kho)
Tổng nợ ngắn hạn
Lần
0.56
0.57
0.01
Khả năng thanh toán tức thời
Tiền mặt
Tổng nợ ngắn hạn
Lần
0.027
0.072
0.045
Nhân xét:
- Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty tăng từ 1.25 lần năm 2008 đến 1.28 lần năm 2009 tức tăng 0.03 lần. Với hệ số lớn hơn 1, ta thấy rằng khả năng thanh toán của Công ty rất tốt, có thể đáp ứng đủ khả năng thanh toán mà không cần vay thêm, xu hướng của năm sau tốt hơn năm trước.
- Từ năm 2008 – 2009, khả năng thanh toán nhanh có xu hướng tăng, cụ thể là năm 2009 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0.57 đồng tài sản có khả năng thanh khoản cao đảm bảo, tức là đã tăng 0.01 đồng so với năm 2008. Khả năng thanh toán nhanh có xu hướng tăng và dần ổn định, tuy nhiên hệ số thanh toán điều chỉnh như thế là khá thấp, thể hiện khả năng thanh toán nhanh của công ty ở tình trạng chưa tốt. Do đó trong những năm tới công ty cần phải nâng dần hệ số này lên.
- Khả năng thanh toán tức thời của Công ty đã tăng từ 0.027 lần vào năm 2008 đến 0.072 lần vào năm 2009 tức là tăng 0.045 lần. Điều này cho thấy lượng tiền mặt của công ty đã tăng lên đáng kể, có xu hướng tốt.
Phân tích hiệu quả sinh lời
Chỉ tiêu
Công thức tính
ĐVT
2008
2009
Chênh lệch
Tỷ suất sinh lời trên tổng Tài sản
LNR*100/Tổng TS
%
4.57
4.2
(0.37)
Tỷ suất sinh lời trên Doanh thu
LNR*100/DT thuần
%
1.01
1.32
0.31
Nhân xét:
Ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản giảm từ 4.57% năm 2008 xuống còn 4.2 % năm 2009, tức là giảm 0.37%. Điều đó có nghĩa Công ty sử dụng tài sản chưa hiệu quả, chính vì vậy Công ty cần nên cố gắng nâng dần tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản bằng cách đưa ra các biện pháp hữu hiệu. Tuy nhiên, tỷ suất sinh lời trên doanh thu của xí nghiệp tăng từ 1.01% năm 2008 lên 1.32% năm 2009, tức là tăng 0.31%. Tỷ số này hay còn gọi là tỷ suất lợi nhuận ròng, nó phản ánh khoản thu nhập ròng của Công ty so với doanh thu, vì vậy có thể khẳng định Công ty hoạt động có hiệu quả.
2.6 Cơ cấu lao động và tiền lương
Hiện nay, Công ty bao gồm 50 thành viên, trong đó có 5 thạc sỹ, 17 kỹ sư và 28 cử nhân tốt nghiệp các trường đại học trong và ngoài nước ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: xây dựng, ngoại thương, kinh tế ...
Chế độ tiền lương: Thu nhập bình quân một tháng là 2,000,000 đ/một người (chế độ tiền lương ở công ty là do giám đốc quy định chứ không theo một hình thức nhất định nào).
Chế độ đãi ngộ, đào tạo cán bộ, nhân viên:
+ Công ty không ngừng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ, xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực thông qua việc gửi một số cán bộ đi tham gia các lớp học bồi dưỡng về kinh tế tài chính, luật pháp, các lớp học tại chức, các khoá học về nghiệp vụ chuyên môn ở trong và ngoài nước; công ty có thể cử cán bộ, nhân viên đi học hoặc là tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng vi tính, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp vì họ phải làm việc với các đối tác thuộc các nước khác nhau.
+ Công ty thực hiện đóng BHXH, BHYT cho toàn thể cán bộ, nhân viên theo quy định.
+ Ngoài việc bố trí lao động phù hợp với năng lực của từng người công ty còn xây dựng chế độ lương bổng, thưởng, phạt phân minh, hợp lý.
+ Công ty luôn tạo được một bầu không khí làm việc vui vẻ, giúp cho người lao động thấy phấn khởi khi làm việc; tổ chức các cuộc thi đua dân chủ khiến cho người lao động cố gắng; tạo cơ hội cho các cán bộ nâng cao trình độ, cơ hội thăng tiến trong công việc…thoả mãn nhu cầu thăng tiến, tự khẳng định mình, phát huy tính năng động sáng tạo trong người lao động. Từ đó, người lao động làm việc, đóng góp hết mình cho công ty.
Phần IIIMỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN
3.1 Nhận xét chung
Qua sự trình bày và phân tích từ đầu báo cáo, chúng ta có thể thấy công ty đang từng bước khẳng định mình để có thể cạnh tranh trên thị trường khốc liệt. Để có được điều đó, toàn thể cán bộ, nhân viên trong công ty đã cố gắng phấn đấu, tự hoàn thiện, nâng cao trình độ bản thân cũng như đóng góp hết sức mình vào việc phát triển công ty. Tuy nhiên, cũng như bao doanh nghiệp khác, bên cạnh những mặt thuận lợi, công ty cũng gặp phải những khó khăn cần phải khắc phục.
+ Thuận lợi:
- Bộ máy lãnh đạo của công ty có trình độ, cùng với cơ cấu bộ máy quản lý có hiệu quả. Đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực, nhiệt tình và ham học hỏi. Tất cả đã đoàn kết đồng lòng xây dựng và phát triển môi trường làm việc thân thiện, nhất quán, mang lại hiệu quả công việc cao.
- Cơ sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty luôn được trang bị đầy đủ và có sự linh hoạt trong việc tiết kiệm sử dụng máy móc cũ cũng như cập nhật những trang thiết bị mới.
- Với vai trò vừa là nhà cung cấp máy móc thi công, vừa cung cấp dịch vụ tư vấn thiết kế xây dựng nên công ty trở thành đối tác quan trọng với nhiều công ty từ nước ngoài đặc biệt là Nhật Bản.
+ Một số tồn tại:
- Đôi khi công ty gặp khó khăn về nguồn vốn, do không thể quay vòng kịp thời, phải huy động từ nhiều nguồn khác nhau, nhất là từ nguồn vay cá nhân khi mà hạn mức cho vay của ngân hàng đã hết.
- Chưa tối ưu hoá được các chi phí hoạt động kinh doanh và chi phí tài chính.
- Không đạt được tốc độ tăng trưởng ổn định ở mức cao.
3.2 Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới
- Nâng cao tiềm lực tài chính của công ty bằng cách tăng cường huy động vốn, tăng cường thu hồi vốn và sử dụng hiệu quả nguồn vốn
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực và trình độ cán bộ.
- Tổ chức bộ phận kinh doanh chuyên nghiệp hơn, thực hiện hoạt động giới thiệu và quảng cáo công ty nhằm mở rộng thị trường, tăng uy tín của công ty.
- Củng cố các mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, lựa chọn đối tác nước ngoài cung cấp máy móc thi công chất lượng tốt nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
3.3 Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Trong quá trình thực tập và nghiên cứu về tình hình tài chính tại công ty, em xin đề xuất một số kiến nghị phát triển hoạt động kinh doanh của công ty như sau:
- Khách hàng ngày càng khắt khe, đòi hỏi cao hơn về chất lượng sản phẩm. Trong khi đó, cạnh tranh ngày càng gay gắt, các đối thủ đang từng bước hoàn thiện bộ máy và nâng cao năng lực cạnh tranh. Với việc Việt Nam gia nhập WTO, cạnh tranh sẽ càng khốc liệt hơn do có sự tham gia của các công ty nước ngoài. Do vậy, để tồn tại và phát triển, bắt buộc công ty phải tạo mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác, tìm hiểu cặn kẽ thị trường để nhập khẩu được hàng hóa chất lượng tốt với giá cả phải chăng.
- Nâng cao hơn nữa năng lực tài chính và sử dụng vốn có hiệu quả nhất để tránh rủi ro trong kinh doanh.
KẾT LUẬN
Cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế và xu thế hội nhập, hiệu quả hoạt động kinh doanh ngày càng trở thành mục tiêu lâu dài cần đạt tới của các công ty. Đối với mỗi công ty hiệu quả hoạt động kinh doanh thể hiện ở nhiều mặt và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Do đó trong các năm kế tiếp công ty nên chú trọng để khắc phục những yếu kém nhằm nâng cao chất lượng, uy tín của công ty, giúp công ty đứng vững và phát triển trong tương lai.
Qua thời gian thực tập Công ty TNHH Thương mại và tư vấn thiết kế xây dựng, em đã được các cô chú, các anh chị trong công ty nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để có thể tiếp cận và làm quen được với công tác chuyên môn nơi đây, em đã có cơ hội tích luỹ thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm hữu ích phục vụ cho việc học tập và đi làm sau này. Tuy vậy do trình độ hiểu biết còn hạn hẹp nên quá trình làm báo cáo thực tập không thể tránh khỏi sai sót và khiếm khuyết vì vậy em rất mong nhận được sự bổ sung, góp ý và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo để em tiếp tục bổ sung và hoàn thiện báo cáo của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Võ Hoàng Giang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26698.doc