MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
Phần 1: Tổng quan về Công ty TNHH Tài chính và Kiểm toán Việt Nam 3
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Tài chính và Kiểm toán Việt Nam 3
1.2. Đặc điểm hoạt động của Công ty TNHH Tài chính và Kiểm toán Việt Nam 4
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 9
Phần 2: Thực trạng tổ chức kiểm toán tại Công ty TNHH 11
Tài chính và Kiểm toán Việt Nam 11
2.1 . Quy trình kiểm toán tại Công ty TNHH Tài chính và Kiểm toán Việt Nam 11
2.1.1. Thực hiện các công việc trước kiểm toán 12
2.1.2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể 14
2.1.3. Lập kế hoạch kiểm toán cụ thể (chương trình kiểm toán) 16
2.1.4. Thực hiện kiểm toán 18
2.1.5. Kết luận và lập báo cáo kiểm toán 20
2.1.6. Thực hiện các công việc sau kiểm toán 21
2.2. Tổ chức nhân sự cho một cuộc kiểm toán 21
2.3. Tổ chức lưu trữ hồ sơ 23
2.4. Hệ thống kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán 27
2.4.1.Phân công trách nhiệm cho các nhân viên nghiệp vụ theo trình độ chuyên môn 27
2.4.2. Các chính sách về kiểm soát chất lượng 27
Phần 3: Một số nhận xét và kiến nghị đối với tổ chức kiểm toán 30
của Công ty TNHH Tài chính và Kiểm toán Việt Nam 30
3.1 Những ưu điểm chung 30
3.1.1 Ưu điểm trong tổ chức hoạt động và quản lý của Công t 30
3.1.2 Ưu điểm trong tổ chức hoạt động kiểm toán của Công ty 30
3.2 Một số nhược điểm và kiến nghị đối với tổ chức kiểm toán tại Công ty TNHH Tài chính và Kiểm toán Việt Nam.: 31
KẾT LUẬN 33
34 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1459 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tài chính và Kiểm toán Việt Nam (ACVIETNAM), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định những nỗ lực thành công trong việc nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của công ty ngay từ ngày đầu tiên tham gia vào thị trường kiểm toán. Năm 2008 với khủng hoảng kinh tế khiến nhiều doanh nghiệp lo lắng, thì ACVIETNAM tiếp tục củng cố niềm tin cho khách hàng bằng phong cách làm việc chuyên nghiệp. Vì thế số lượng khách hàng tăng gần 167%. Điều này là nhân tố chính làm doanh thu năm 2008 của công ty tăng hơn 166% so với năm 2007, và lợi nhuận tăng 143%. Những khoản chi phí không được thể hiện trong bảng trên vì chúng chỉ có những thay đổi không đáng kể. Kết quả trên cho thấy Công ty đang hoạt động tương đối có hiệu quả. Do vậy mà Công ty có thể mở rộng quy mô hoạt động, dẫn đến nhu cầu tăng số lượng nhân viên, và cũng tăng thu nhập cho cán bộ, nhân viên trong Công ty.
Cơ cấu doanh thu nói chung không thay đổi giữa hai năm 2007 và 2008, được thể hiện trong biểu đồ sau:
Từ Biểu đồ Cơ cấu doanh thu hàng năm này cho thấy doanh thu của Công ty vẫn tập trung vào dịch vụ kiểm toán với tỷ trọng 75%, điều này xuất phát từ nhu cầu của khách hàng với mục đích kiểm toán là chính. Vì thế, chưa phát huy hết được khả năng của bộ phận Tư vấn và Dịch vụ kế toán. Tuy nhiên sự ổn định này lại giúp cho Công ty có thể đưa ra các kế hoạch về lợi nhuận một cách chính xác hơn.
Biểu đồ 1: Cơ cấu doanh thu hàng năm của công ty TNHH Tài chính và Kiểm toán Việt Nam
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Công ty ACVIETNAM là công ty nhỏ với số lượng nhân viên không lớn. Tuy nhiên, công ty có khả năng đáp ứng được yêu cầu của các khách hàng với số lượng lớn, tính chất công việc phức tạp, đó là nhờ những nỗ lực của cả bộ máy quản lý tại công ty
Giám đốc
Phó Giám đốc
Bộ phận kế toán
Bộ phận hành chính
Bộ phận kiểm toán tài chính
Bộ phận kiểm toán xây dựng cơ bản
Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy quản lý hành chính tại Công ty TNHH Tài chính và Kiểm toán Viết Nam
Giám đốc: chịu trách nhiệm chung về mọi mặt hoạt động của công ty. Giám đốc công ty ACVIETNAM là người có trình độ cao và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn, từng làm việc tại các công ty kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam. Ở ACVIETNAM, Giám đốc cũng là người phụ trách bộ phận Kiểm toán tài chính.
Phó Giám đốc: là kiểm toán viên có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công việc mình phụ trách và công việc của khối Kiểm toán xây dựng cơ bản.
Bộ phận kế toán: quản lý về mặt tài chính kế toán của công ty
Bộ phận hành chính: thực hiện công việc quản lý hành chính, xây dựng và thực hiện các kế hoạch thu chi cho công ty, thiết lập các quy định và quản lý việc thực hiện các quy định đó, quản lý về nhân sự của công ty.
Bộ phận kiểm toán bao gồm nhiều nhân viên nhất trong các bộ phận của công ty, thực hiện dịch vụ kiểm toán mang lại hơn 80% doanh thu cho công ty. Bộ phận kiểm toán gồm hai bộ phận nhỏ là bộ phận kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán xây dựng cơ bản.
Bộ phận tư vấn có số nhân viên không lớn, gồm hai bộ phận nhỏ là bộ phận tư vấn thuế và tư vấn quản lý. Nhân viên thực hiện tư vấn nằm trong hai bộ phận kiểm toán.
Phần 2
Thực trạng tổ chức kiểm toán tại Công ty TNHH
Tài chính và Kiểm toán Việt Nam
2.1 . Quy trình kiểm toán tại Công ty TNHH Tài chính và Kiểm toán Việt Nam
Ngay từ khi mới thành lập, loại hình dịch vụ của Công ty ACVIETNAM đã rất đa dạng, và thể hiện được năng lực chuyên môn qua các Hợp đồng kiểm toán. Chất lượng dịch vụ cung cấp chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi trình độ của đội ngũ nhân viên, do vậy, ACVIETNAM luôn lựa chọn nhóm nhân viên tham gia cung cấp dịch vụ được trang bị đầy đủ kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức cần thiết. Mỗi cuộc kiểm toán cụ thể luôn được hướng dẫn bởi một kiểm toán viên có hiểu biết sâu rộng về ngành nghề kinh doanh của khách hàng với nguyên tắc hoạt động chung là: Tuân thủ nguyên tắc độc lập, chính trực, khách quan, bảo mật số liệu phù hợp với Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, Chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận tại Việt Nam và các Quy định về Kiểm toán độc lập hiện hành tại Việt Nam.
Mục tiêu hoạt động của ACVIETNAM là cung cấp các dịch vụ chuyên ngành tốt nhất, đảm bảo lợi ích hợp pháp của khách hàng, cung cấp những thông tin có độ tin cậy cao cho công tác quản lý tài chính và quản lý điều hành sản xuất kinh doanh của khách hàng. Nỗ lực làm việc vì lợi ích của khách hàng, Công ty luôn đảm bảo một mức phí kiểm toán và dịch vụ tư vấn phù hợp, hài hoà với lợi ích của cả hai bên để giúp khách hàng giảm thiểu chi phí hoạt động.
Với những nguyên tắc ưu tiên và mục tiêu đó, Công ty xây dựng một hệ thống phương pháp kỹ thuật kiểm toán trên cơ sở vận dụng Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và Chuẩn mực kiểm toán quốc tế, tập trung vào các vấn đề có mức rủi ro cao giúp các kiểm toán viên vừa tuân thủ các Chuẩn mực kiểm toán vừa vận dụng linh hoạt các phương pháp đó vào từng cuộc kiểm toán cụ thể.
Thực hiện các công việc trước kiểm toán
Lập kế hoạch kiêm toán tổng thể
Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết
Thực hiện kiểm toán
Kết luận và lập báo cáo kiểm toán
Thực hiện các công việc sau
kiểm toán
Quy trình kiểm toán chung của Công ty gồm 6 bước như sau:
Sơ đồ 2 : Quy trình kiểm toán của Công ty TNHH Tài chính và Kiểm toán Việt Nam
2.1.1. Thực hiện các công việc trước kiểm toán
Quy trình kiểm toán bắt đầu khi Công ty ACVIETNAM thu nhận một khách hàng. Trước hết, Công ty nhận được Thư mời kiểm toán của khách hàng và kiểm toán viên phải thu thập những thông tin sơ bộ về lĩnh vực hoạt động, loại hình doanh nghiệp, hình thức sở hữu, tình hình hoạt động, tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị, qua đó đánh giá khả năng tìm kiếm các thông tin về tình hình kinh doanh của công ty khách hàng để kết luận có chấp nhận cuộc kiểm toán hay không.
Các thông tin này có thể thu được từ các nguồn sau:
Kinh nghiệm thực tiễn về đơn vị và ngành nghề kinh doanh của đơn vị trên báo cáo tổng kết, biên bản làm việc, báo chí;
Hồ sơ kiểm toán năm trước;
Trao đổi với giám đốc, kế toán trưởng hoặc cán bộ, nhân viên của đơn vị được kiểm toán;
Trao đổi với kiểm toán viên nội bộ và xem xét báo cáo kiểm toán nội bộ của đơn vị được kiểm toán;
Trao đổi với kiểm toán viên khác và với các nhà tư vấn đã cung cấp dịch vụ cho đơn vị được kiểm toán hoặc hoạt động trong cùng lĩnh vực với đơn vị được kiểm toán;
Tham khảo các ấn phẩm liên quan đến lĩnh vực hoạt động của đơn vị được kiểm toán;
Các văn bản pháp lý và các quy định có ảnh hưởng đến đơn vị được kiểm toán như Giấy phép thành lập và điều lệ công ty, Biên bản các cuộc họp cổ đông, Hội đồng quản trị và ban giám đốc, các hợp đồng và cam kết quan trọng;
Quan sát thực tế của kiểm toán viên khi tham quan nhà xưởng, cơ sở vật chất của công ty khách hàng;
Trong quá trình kiểm toán, hiểu biết về tình hình kinh doanh giúp kiểm toán viên thực hiện các thủ tục phân tích đối với thông tin thu thập được, trên cơ sơ đó đưa ra các xét đoán trên các khía cạnh cụ thể sau:
Đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát;
Phân tích rủi ro kinh doanh và các phương án giải quyết của giám đốc;
Xây dựng kế hoạch và chương trình kiểm toán;
Xác định mức độ trọng yếu và đánh giá sự phù hợp của mức độ trọng yếu đó trong quá trình kiểm toán;
Đánh giá sự đầy đủ và tính thích hợp của các bằng chứng kiểm toán;
Đánh giá các ước tính kế toán và giải trình của giám đốc;
Xác định các vùng phải chú ý đặc biệt trong việc kiểm toán và các kỹ năng kiểm toán cần thiết;
Xác định các bên liên quan và nghiệp vụ phát sinh giữa các bên liên quan;
Xác định các thông tin có mâu thuẫn; Xác định các tình huống bất thường;
Đặt ra câu hỏi thăm dò và đánh giá mức độ hợp lý của các câu trả lời;
Xem xét sự phù hợp của chế độ kế toán, các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính.
2.1.2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể
Kế hoạch kiểm toán tổng thể mô tả phạm vị dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểm toán. Đây là cơ sở để lập chương trình kiểm toán. Hình thức và nội dung của kế hoạch kiểm toán tổng thể thay đổi tuỳ theo quy mô của khách hàng, tính chất phức tạp của công việc kiểm toán.
Những vấn đề chủ yếu kiểm toán viên của Công ty trình bày trong kế hoạch kiểm toán tổng thể gồm:
Hiểu biết về hoạt động của đơn vị được kiểm toán. Bao gồm
Hiểu biết chung về kinh tế và đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh có tác động đến đơn vị được kiểm toán;
Các đặc điểm cơ bản của khách hàng như: Lĩnh vực hoạt động, cơ cấu tổ chức, khách hàng chính, đối thủ cạnh tranh, kết quả tài chính và nghĩa vụ cung cấp thông tin kể cả những thay đổi từ lần kiểm toán trước;
Năng lực quản lý của Ban Giám đốc.
Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thông kiểm soát nội bộ của công ty khách hàng. Bao gồm:
Các chính sách kế toán mà đơn vị được kiểm toán áp dụng và những thay đổi trong các chính sách đó;
Ảnh hưởng của các chính sách mới về kế toán và kiểm toán đến công tác hạch toán tại đơn vị;
Hiểu biết của kiểm toán viên về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ và những điểm quan trọng mà kiểm toán viên dự kiến thực hiện trong thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản.
Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro.Các đánh giá này mang tính chủ quan của kiểm toán viên. Bao gồm:
Đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và xác định những vùng kiểm toán trọng yếu. Cụ thể như sau:+ Đánh giá rủi ro số dư và mức độ sai sót tiềm tàng: căn cứ vào sự phân tích Hệ thống kiểm soát nội bộ và Báo cáo tài chính để xác định xem tài khoản nào phải gánh chịu những rủi ro cụ thể và đòi hỏi sự chú ý đặc biệt trong việc triển khai kế hoạch kiểm toán.+ Những rủi ro đã chỉ rõ bởi kinh nghiệm những năm trước.+ Tác động của rủi ro đối với những tài khoản cụ thể.+ Những rủi ro phát sinh do quy trình hạch toán thiếu tin cậy.+ Phương pháp hạch toán các ước tính kế toán, hàng tồn kho, tài sản cố định.+ Những rủi ro khác được xác định trong quá trình lập kế hoạch sơ bộ.+ Những rủi ro gắn liền với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh không được sử lý một cách có hệ thống: các điều chỉnh cuối kỳ, chu kỳ mua hàng và thanh toán, bán hàng và thu tiền trong điều kiện kinh doanh bình thường…+ Những rủi ro gắn liền với các nghiệp vụ kinh tế bất thường….
Rút ra từ những gian lận và sai sót phổ biến;Ví dụ: Đánh giá các rủi ro ảnh hưởng tới các khoản mục trong Báo cáo tài chính, cụ thể là tài khoản hàng tồn kho, rủi ro có thể xảy ra liên quan đến tính đúng kì, hiện hữu, phát sinh,…
Nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán. Bao gồm:
Những thay đổi quan trọng của các vùng kiểm toán;
Ảnh hưởng của công nghệ thông tin đối với công việc kiểm toán;
Công việc kiểm toán nội bộ và ảnh hưởng của nó đối với các thủ tục kiểm toán độc lập.
Phối hợp, chỉ đạo, giám sát và kiểm tra. Bao gồm:
Sự tham gia của các kiểm toán viên khác trong công việc kiểm toán những đơn vị cấp dưới như các công ty con, các chi nhánh và các đơn vị trực thuộc;
Sự tham gia của chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác;
Số lượng đơn vị trực thuộc phải kiểm toán;
Yêu cầu về nhân sự.
Các vấn đề khác. Bao gồm:
Khả năng liên tục hoạt động kinh doanh của đơn vị;
Những vấn đề đặc biệt phải quan tâm;
Điều khoản của các hợp đồng kiểm toán và trách nhiệm pháp lý khác;
Nội dung và thời hạn lập báo cáo kiểm toán hoặc những thông báo khác dự định gửi cho khách hàng.
2.1.3. Lập kế hoạch kiểm toán cụ thể (chương trình kiểm toán)
Chương trình kiểm toán của công ty ACVIETNAM dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa các kiểm toán viên cũng như dự kiến về những tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập. Trọng tâm của kế hoạch kiểm toán cụ thể là các thủ tục kiểm toán cần thực hiện đối với từng khoản mục hay bộ phận được kiểm toán.
Kế hoạch kiểm toán cụ thể được thiết kế phù hợp với mục tiêu đem lại nhiều thuận lợi cho kiểm toán viên và công ty như:
Sắp xếp công việc và nhân lực hợp lý, đảm bảo sự phối hợp giữa các kiểm toán viên và tạo điều kiện cho các trợ lý kiểm toán có thêm nhiều kinh nghiệm;
Giúp chủ nhiệm kiểm toán dễ dàng quản lý, giám sát cuộc kiểm toán;
Là bằng chứng chứng minh các thủ tục kiểm toán đã được thực hiện.
Kế hoạch kiểm toán cụ thể gồm 3 phần: trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích, và trắc nghiệm trực tiếp số dư. Mỗi một trắc nghiệm được thiết kế gồm 4 nội dung:
Thủ tục kiểm toán cần được sử dụng: hướng dẫn chi tiết về quá trình thu thập một loại bằng chứng kiểm toán cá biệt ở một thời điểm nào đó trong khi tiến hành kiểm toán.
Quy mô mẫu chọn: kiểm toán viên cần tiến hành chọn mẫu theo phương pháp khoa học để chọn được mẫu có tính đại diện, phản ánh được đặc trưng cơ bản của tổng thể.
Khoản mục được chọn: Khi quyết định được số lượng mẫu thì cần phương pháp chọn mẫu, .
Thời gian thực hiện: Xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc các thủ tục kiểm toán đã đề ra.(mẫu chương trình kiểm toán của Công ty được lập theo phụ lục trong Chuẩn mực kiểm toán số 300)
Trong khi xây dựng chương trình kiểm toán, các kiểm toán viên của công ty chú ý xem xét đến khả năng phối hợp từ phía khách hàng, trợ lý kiểm toán, các kiểm toán viên trong nhóm và ý kiến của các chuyên gia. Thời gian cũng là yếu tố được quan tâm để thiết kế chương trình phù hợp.
2.1.4. Thực hiện kiểm toán
Trong giai đoạn này, kiểm toán viên triển khai một cách tích cực và chủ động kế hoạch kiểm toán. Về cơ bản, thủ tục kiểm toán chung đều gồm 3 bước như sau: Bước 1: Đối chiếu số dư từ báo cáo xuống sổ chi tiết và chi tiết số dư tài khoản này theo từng khoản mục. Ví dụ: khi kiểm toán tài khoản phải trả nhà cung cấp thì cần yêu cầu khách hàng chi tiết số dư tài khoản này theo số dư tài khoản phải trả của từng khách hàng tại ngày 31/12/2006. Bước 2: Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty nói chung và khoản mục kiểm toán nói riêng như cách hạch toán, chính sách của Công ty đối với khoản mục này. Bước 3: (A/R) Tiến hành so sánh số liệu năm kiểm toán và các năm trước, yêu cầu khách hàng giải thích khi có sự biến động lớn. Từ đó tiến hành đánh giá sơ bộ về khoản mục đang kiểm tra. Đối với từng khoản mục sẽ có thêm các thủ tục kiểm toán chi tiết.
Có thể xem xét khái quát các thủ tục kiểm toán như sau:
Thủ tục kiểm soát: Nếu kiểm toán viên đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ là hữu hiệu thì sẽ tiến hành kiểm tra một cách có hiệu quả hệ thống này. Nếu muốn dựa vào hệ thống này để làm giảm những rủi ro cụ thể và khối lượng công việc thì kiểm toán viên phải kiểm tra hệ thống này hàng năm. Ví dụ: Mục đích: Kiểm tra các chính sách kế toán được áp dụng để lập các Báo cáo tài chính và những thay đổi trong các chính sách kế toán có được tuân thủ khi lập Báo cáo tài chính không ? thì sử dụng kĩ thuật: phỏng vấn nhân viên phòng Kế toán và Ban Giám đốc; Mục đích kiểm tra số dư các tài khoản có được trình bày theo đúng chính sách kế toán, tiêu chuẩn chuyên môn, quy định của luật pháp không thì có thể sử dụng kĩ thuật: thực hiện lại việc hạch toán một nghiệp vụ kinh tế vào sổ chi tiết tài khoản…
Thủ tục phân tích
Thủ tục phân tích được thực hiện kết hợp với thủ tục kiểm soát và thủ tục kiểm tra chi tiết để thu thập bằng chứng và khi sắp kết thúc cuộc kiểm toán để đánh giá tính hợp lý chung của bảng khai tài chính.
Cụ thể, kiểm toán viên tiến hành các thủ tục đối chiếu và phân tích sơ bộ báo cáo tài chính theo các phương pháp như sau:
So sánh năm trước với năm nay, tìm hiểu nguyên nhân sự thay đổi
Phân tích tỷ suất: cơ cấu vốn, khả năng thanh toán…
Phân tích theo xu hướng
So sánh đối chiếu giữa Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh và phân tích soát xét doanh thu và chi phí
Các thủ tục phân tích khác như: Xem xét Báo cáo tài chính về mẫu biểu, số lượng báo cáo, đơn vị tính, ngày tháng, chữ ký của người có thẩm quyền,…
Thủ tục kiểm tra chi tiết
Các phương pháp kỹ thuật được sử dụng trong thủ tục kiểm tra chi tiết bao gồm: so sánh, tính toán, xác nhận, kiểm tra thực tế, quan sát, soát xét lại chứng từ sổ sách.Thủ tục kiểm tra chi tiết thường bao gồm các công việc sau: + Thu thập sổ chi tiết của phần hành đang kiểm tra và các sổ chi tiết có liên quan và tổng hợp đỗi ứng các tài khoản, kiểm tra việc tính toán chính xác số học, kiểm tra các nghiệp vụ bất thường và các nghiệp vụ có số phát sinh lớn. kiểm tra các số dư. + Chọn mẫu một số đối tượng trong phần hành để kiểm tra sổ chi tiết của từng đối tượng này phát sinh trong cả năm tài chính, chú ý các nghiệp vụ bất thường. + Thu thập các giấy tờ có liên quan đến phần đang kiểm tra, các đối chiếu xác nhận và đối chiếu với sổ chi tiết, yêu cầu đơn vị giải thích nếu có chênh lệch; Gửi thư xác nhận đối với các khoản phải thu, khoản vay,tiền gửi ngân hàng…. +Kiểm tra việc trình bày trên Báo cáo tài chính.Tùy nội dung từng phần hành mà kiểm toán viên thực hiện các thủ tục chi tiết phù hợp. Trong giai đoạn này, giấy tờ làm việc của các Kiểm toán viên được tập hợp cho trưởng nhóm và trưởng nhóm là người đưa ra các tổng hợp cho từng phần hành để chuẩn bị cho lập báo cáo kiểm toán.
2.1.5. Kết luận và lập báo cáo kiểm toán
Kết thúc giai đoạn thực hiện kiểm toán, các sai sót tập hợp, đưa ra các bút toán điều chỉnh, đánh giá mức độ ảnh hưởng tới báo cáo tài chính. Sau đó, kiểm toán viên sẽ tiến hành lập và phát hành báo cáo kiểm toán.
Trong báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên đưa ra kết luận về các vấn đề được kiểm toán, trong đó trình bày ý kiến của kiểm toán viên về tính trung thực và hợp lý của các thông tin định lượng và sự trình bày các thông tin định lượng này trên báo cáo tài chính do khách hàng lập. Công ty ACVIETNAM yêu cầu các kiểm toán viên trình bày báo cáo kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán quy định cả về nội dung, kết cấu và hình thức. Kết cấu một báo cáo kiểm toán bao gồm:
Tên, địa chỉ công ty kiểm toán;
Số hiệu báo cáo kiểm toán;
Tiêu đề báo cáo kiểm toán;
Người nhận báo cáo kiểm toán;
Mở đầu báo cáo kiểm toán;
Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán;
Ý kiến của kiểm toán viên và công ty kiểm toán về báo cáo tài chính;
Địa điểm và thời gian lập báo cáo kiểm toán
Chữ ký và đóng dấu.
Kiểm toán viên có thể trình bày trên Báo cáo kiểm toán các ý kiến kiểm toán:
Ý kiến chấp nhận toàn phần
Ý kiến chấp nhận từng phần
Ý kiến từ chối
Ý kiến không chấp nhận
2.1.6. Thực hiện các công việc sau kiểm toán
Kết thúc mỗi cuộc kiểm toán, nhóm kiểm toán thường tiến hành họp tổng kết các vấn đề phát sinh trong cuộc kiểm toán để rút kinh nghiệm. Các vấn đề cần lưu ý cho các năm kiểm toán tiếp theo được đặc biệt lưu ý và được lưu giữ trong hồ sơ kiểm toán.
Sau khi thực hiện kiểm toán, các Kiểm toán viên của công ty, tùy theo cấp bậc của mình sẽ phải thường xuyên có mối liên hệ với khách hàng để trợ giúp khách hàng trong quá trình thực công việc theo đúng phương châm “ Luôn mang lại sự hài lòng và tin cậy cho khách hàng “. Ngoài ra, tại Công ty, việc đánh giá nhân viên sau mỗi cuộc kiểm toán là một thủ tục bắt buộc. Thông qua đó, mỗi nhân viên sẽ thu được các bài học kinh nghiệm thực tế rất hữu ích cho các cuộc kiểm toán tiếp theo.
2.2. Tổ chức nhân sự cho một cuộc kiểm toán
Một nhóm kiểm toán thường gồm 5 người: 1 chủ nhiệm kiểm toán cũng là người chỉ đạo chung cho cuộc kiểm toán, các kiểm toán viên chính và trợ lý kiểm toán. Với những công ty khách hàng có quy mô nhỏ thì có thể linh hoạt phân công một nhóm kiểm toán là 3 người.
Chủ nhiệm kiểm toán
Kiểm toán viên chính
Kiểm toán viên cấp 3
Kiểm toán viên cấp 2
Kiểm toán viên cấp 1
Trợ lý kiểm toán viên
Trợ lý kiểm toán cấp 3
Trợ lý kiểm toán cấp 1
Trợ lý kiểm toán cấp 2
Một cấp
Sơ đồ 3: Sơ đồ phân chia cấp bậc nhân viên tại Công ty TNHH Tài chính và Kiểm toán Việt Nam
Do quy mô của công ty còn nhỏ nên vị trí Giám đốc kiểm toán và Chủ nhiệm kiểm toán ở Công ty chỉ có một cấp và do Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Công ty đảm nhiệm.
Giám đốc kiểm toán là người có chuyên môn cao nhất, chịu trách nhiệm cao nhất về chất lượng cuộc kiểm toán, là người soát xét cuối cùng nhằm đảm bảo cuộc kiểm toán đã tuân thủ theo đúng yêu cầu chung của công ty. Mọi cuộc kiểm toán của công ty ACVIETNAM đều có sự tham gia của Giám đốc kiểm toán. Giám đốc kiểm toán sẽ xem xét các vấn đề về tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, về tính độc lập của nhóm kiểm toán và các quy định khác đồng thời chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán bằng cách trực tiếp hướng dẫn cuộc kiểm toán, soát xét và thảo luận các vấn đề phát sinh trong cuộc kiểm toán, cũng là người lập báo cáo kiểm toán
Kiểm toán viên chính là người thực hiện các công việc chính của một cuộc kiểm toán. Thông thường, kiểm toán viên chính là trưởng nhóm kiểm toán, chịu trách nhiệm phân công công việc cho các trợ lý kiểm toán. Tại công ty ACVIETNAM, kiểm toán viên chính phụ trách mọi cuộc kiểm toán đều là những kiểm toán viên được cấp chứng chỉ hành nghề của bộ tài chính. Trong suốt cuộc kiểm toán, kiểm toán viên chính chịu trách nhiệm hướng dẫn và soát xét công việc của trợ lý kiểm toán.
Trợ lý kiểm toán là những nhân viên có từ 1 đến 3 năm kinh nghiệm. Trong cuộc kiểm toán, trợ lý kiểm toán thực hiện công việc kiểm tra chi tiết theo sự phân công của kiểm toán viên chính và báo cáo mọi vấn đề xảy ra với kiểm toán viên chính.
Trong nhóm kiểm toán luôn có sự phân công công việc cụ thể hàng ngày và giới hạn thời gian hoàn thành để báo cáo với chủ nhiệm kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán sẽ tổng hợp giấy tờ làm việc của các kiểm toán viên và đưa ra kết luận, những điều chỉnh thích hợp cho từng nội dung.
2.3. Tổ chức lưu trữ hồ sơ
Hồ sơ kiểm toán bao gồm tất cả các tài liệu do kiểm toán viên lập, thu thập, lưu trữ trong một cuộc kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán tại công ty ACVIETNAM được lưu trữ bằng văn bản và trong mạng máy tính nội bộ của công ty.
Hồ sơ kiểm toán chính thức của công ty bao gồm:
Thông tin về người lập, kiểm tra hồ sơ kiểm toán;
Các văn bản về tài chính, kế toán, thuế, báo cáo kiểm toán, thư quản lý, báo cáo tài chính và các báo cáo khác;
Hợp đồng kiểm toán, thư hẹn kiểm toán, phụ lục hợp đồng, bản thanh lý hợp đồng; những bằng chứng về thay đổi hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng;
Những bằng chứng và kết luận trong việc đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và những đánh giá khác như: biên bản đối chiếu công nợ, hóa đơn giá trị gia tăng, sổ chi tiết, biên bản kiểm kê, thư xác nhận..;
Những bằng chứng đánh giá của kiểm toán viên về những công việc và kết luận của kiểm toán viên nội bộ, các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ;
Những ghi chép về nội dung, chương trình và phạm vi của những thủ tục kiểm toán được thực hiện và kết quả thu được;
Những phân tích của kiểm toán viên về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và số dư các tài khoản;
Những phân tích về các tỷ lệ, xu hướng quan trọng đối với tình hình hoạt động của khách hàng;
Những bằng chứng về việc kiểm tra và soát xét của kiểm toán viên và người có thẩm quyền đối với những công việc do kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán viên hoặc chuyên gia khác thực hiện;
Các thư từ liên lạc với các kiểm toán viên khác, các chuyên gia khác và các bên hữu quan;
Các văn bản hoặc những chú giải về những vấn đề đã trao đổi với khách hàng, kể cả các điều khoản của hợp đồng kiểm toán;
Bản giải trình của Giám đốc đơn vị được kiểm toán;
Quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, giấy phép kinh doanh, điều lệ doanh nghiệp, các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp như chính sách thuế, các tài liệu liên quan đến nhân sự, thoả ước lao động, hợp đồng liên doanh, liên kết.
Bản xác nhận do khách hàng hoặc người thứ ba gửi tới;
Các kết luận của kiểm toán viên về những vấn đề trọng yếu của cuộc kiểm toán
Các tài liệu khác có liên quan.
Hồ sơ kiểm toán của công ty ACVIETNAM được sắp xếp rất khoa học, được đánh số cụ thể, được lưu theo từng công ty để tiện cho việc quản lý và sử dụng, cụ thể như sau:
-tên khách hàng
- kỳ kết thúc niên độ kế toán của khách hàng
- loại hồ sơ
- nhóm kiểm toán: chỉ đạo kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán, Kiểm toán viên chính, trợ lý kiểm toán.
-thời gian kiểm toán: ngày bắt đầu, ngày kết thúc, ngày phát hành báo cáo kiểm toán.
Hồ sơ được đánh số như sau:
1000: Kế hoạch kiểm toán
1100: Lập kế hoạch giao dịch và phục vụ khách hàng
1200: Đánh giá rủi ro kiểm toán và môi trường kiểm soát trước kiểm toán
1300: Hợp đồng kiểm toán
1400: Tìm hiểu hoạt động của khách hàng
1500: Tìm hiểu về quy trình kiểm toán
1600: Thủ tục phân tích sơ bộ
1700: xác định mức độ trọng yếu
1800: Đánh giá rủi ro về kế hoạch kiểm toán
2000: Báo cáo tài chính và tài liệu kiểm toán
2100: Lập kế hoạch giao dịch và phục vụ khách hàng
2200: Tài liệu kiểm toán Báo cáo tài chính
2300: Tổng hợp kiểm toán
2400: Báo cáo khác
3000: Quản lý cuộc kiểm toán
3100: Thực hiện giao dịch và phục vụ khách hàng
3200: Quản lý thời gian
3300: Quản lý cuộc kiểm toán
3400: Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ
3500: Các cuộc họp của khách hàng
4000: Kiểm tra chi tiết tài sản ngắn hạn
4100: Tiền và các khoản tương đương tiền
4200: Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
4300: Các khoản phải thu ngắn hạn
4400: Hàng tồn kho
4500: Tài sản ngắn hạn khác
5000: Kiểm tra chi tiết tài sản dài hạn
5100: Các khoản phải thu dài hạn
5200: Tài sản cố định
5300: Chi phí xây dựng cơ bản dở dang và bất động sản đầu tư
5400: Các khoản đầu tư tài chính d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31821.doc