MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Phần 1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển công ty 2
I. Khái quát quá trình hình thành của công ty 3
I. Chức năng, nhiệm vụ của công ty 3
1. Chức năng 3
1.1. Quản lí và sử dụng nguồn lực 3
1.2. Tổ chức quản lí và tổ chức kinh doanh 3
2. Nhiệm vụ của công ty 4
2.1. Nghĩa vụ trong việc sử dụng các nguồn lực 4
2.2. Nghĩa vụ trong tổ chức kinh doanh 4
2.3. Nghĩa vụ trong quản lí tài chính 4
2.4. Trong quan hệ với các cơ quan quản lí 5
Phần 2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty 5
I. Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh 5
1. Sản xuất 5
2. Thương mại 6
II. Đặc điểm về sản phẩm 6
III. Đặc điểm về thị trường và khách hàng 7
IV. Đặc điểm về cạnh tranh 8
V. Đặc điểm nội tại cuả công ty 9
1. Cơ cấu tổ chức của công ty 9
2. Nhân lực 11
3. Trang thiết bị kĩ thuật 12
Phần 3. Kết quả kinh doanh và tình hình thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh của công ty 12
I. Khái quát tình hình phát triển trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 12
1. Sản xuất 12
2. Kinh doanh 14
II. Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh 15
1. Công tác kế hoạch 15
2. Hoạt động nghiên cứu thị trường 17
3. Công tác tạo nguồn. 18
4. Công tác tổ chức 21
5. Tình hình tiêu thụ sản phẩm 22
Phần 4. Kết luận rút ra phương hướng hoàn thiện 26
I. Kết luận 26
1. Thuận lợi 26
2. Khó khăn 26
II. Phương hướng hoàn thiện. 27
Kết luận 29
37 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1421 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty trách nhiện hữu hạn Phú Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của công ty thường được nhập từ các công ty hoá chất trong nước như: Công ty hoá chất Việt Trì, Super phốt phát Lâm Thao, bên cạnh đó công ty còn nhập khẩu các mặt hàng hoá chất từ nước ngoài.
Do vị trí của thị trường đầu vào trên thị trường là không có tính quyết định như thị trường đầu ra, nên việc lựa chọn của công ty là tương đối thuận lợi. Còn thị trường đầu ra liên quan trực tiếp tới vấn đề tiêu thụ sản phẩm của công ty, mà hiệu quả kinh doanh của công ty phụ thuộc rất lớn vào tình hình bán được hàng của công ty. Do đó để chiếm lĩnh được thị trường đầu ra trong điều kiện mà nền kinh tế người bán nhiều hơn người mua là một quá trình đầy gian khó mà công ty phải vượt qua. Công ty Phú Bình, một công ty TNHH được thành lập từ giữa những năm 90, trong quá trình phát triển đã tự khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường nội địa và đã có những sản phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc.
Thị trường nội địa của công ty bao gồm các tỉnh thànhthuộc ba miền Bắc, Trung, Nam. Mỗi miền sản phẩm của công ty đã xâm nhập và có mặt. Trong đó thị trường miền Bắc vẫn chiếm tỉ trọng lớn. Các khách hàng truyền thống của công ty chủ yếu cũng nằm ở miền Bắc như các công ty thuộc các tỉnh: Hoà Bình, Hải Phòng, Thanh Hoá…
Thị trường nước ngoài: sản phẩm công ty sản xuất ra cũng đã được xuất sang thị trường Trung Quốc. Đó là một khách hàng lớn của công ty.
Đặc điểm cạnh tranh.
Cạnh tranh là một phạm trù kinh tế khách quan, được xem là linh hồn sống của kinh tế thị trường. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải không ngừng vươn lên tồn tại và phát triển. Chiến thắng trong cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế của mình và mở rộng một tương lai đầy triển vọng. Song thất bại trong cạnh tranh sẽ dẫn đến hậu quả bất lợi đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp rất đa dạng: Các doanh nghiệp cùng ngành, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thay thế các cơ sở sản xuất sản phẩm giả, sản phẩm nhái đối với các sản phẩm của doanh nghiệp, các cơ sở nhập lậu và tiêu thụ sản phẩm lậu.
Sự cạnh tranh có thể diễn ra theo 4 cấp độ:
- Cạnh tranh mong muốn: Tức là cùng một lượng thu nhập người ta có thể dùng vào mục đích này và không dùng vào mục đích khác.
- Cạnh tranh giữa các sản phẩm khác nhau để cùng thoả mãn một mong muốn.
- Cạnh tranh trong cùng loại sản phẩm.
- Cạnh tranh giữa các nhãn hiệu.
Thị trường hoá chất rất phong phú đa dạng với nhiều loại mặt hàng. Trên thị trường hiện nay, các sản phẩm hoá chất được sản xuất ra từ nhiều các doanh nghiệp khác nhau, từ doanh nghiệp Nhà nước tới các doanh nghiệp tư nhân. Công ty Phú Bình là một công ty TNHH, phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp khác trong nước bởi mỗi sản phẩm công ty sản xuất ra đều có những sản phẩm cạnh tranh khác có cùng tác dụng. Giá cả và chất lượng sản phẩm quyết định tới khả năng cạnh tranh của mỗi sản phẩm. Để cạnh tranh với các doanh nghiệp hoá chất khác, công ty phải tiến hành nghiên cứu để nâng cao chất lượng của sản phẩm sản xuất ra đồng thời hạ giá thành của sản phẩm. Trong nền kinh tế mà người bán nhiều hơn người mua thì sự cạnh tranh diễn ra thật khốc liệt. Để tồn tại và phát triển đòi hỏi mỗi công ty phải tự tìm cho mình hướng đi thật phù hợp và có hiệu quả.
Bên cạnh việc cạnh tranh với các sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước, công ty còn phải đối phó với các mặt hàng nhập về từ Trung Quốc trên thị trường nước ta. Như chúng ta đều biết hoá chất của Trung Quốc có rất nhiều chủng loại với giá cả rẻ hơn nhiều so với các sản phẩm của nước ta. Đây là thách thức rất lớn đối với không chỉ công ty Phú Bình mà còn là của các công ty trong nước. Trung Quốc ngày càng chiếm một thị phần hoá chất khá lớn ở nước ta. Tình hình đó yêu cầu công ty phải tìm mọi biện pháp để nhằm làm giảm chi phí từ đó có cơ hội giảm giá thành sản xuất, có điều kiện cạnh tranh với hoá chất Trung Quốc. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu của cả công ty trong quá trình phát triển.
Đặc điểm nội tại của công ty.
1. Cơ cấu tổ chức của công ty.
Giám đốc :
Giám đốc công ty là người là người có quyền điều hành cao nhất trong công ty và có nghĩa vụ tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của công ty.
Giám đốc phải có các tính chất và điều kiện sau:
- Nắm vững pháp luật, có ý thức chấp hành pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, có sức khoẻ.
- Có trình độ học vấn bậc đại học.
- Có năng lực kinh doanh và tổ chức quản lí.
Phó giám đốc:
Phó giám đốc là người giúp việc giám đốc, điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo phân công và uỷ quyền của giám đốc. Chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giám đốc phân công và uỷ quyền.
Phó giám đốc phải có các điều kiện và tiêu chuẩn sau:
- Được giám đốc bổ nhiệm.
- Nắm vững pháp luật, có ý thức chấp hành pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức tổ chức kỉ luật, trung thành với những lợi ích hợp pháp của công ty, trung thực, liêm khiết có sức khoẻ.
- Có trình độ học vấn bậc đại học về chuyên môn nghiệp vụ, có kiến thức và năng lực quản lí về lĩnh vực được phân công phụ trách.
Kế toán trưởng:
Giúp giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế hoạch thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế của công ty. Có nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Kế toán trưởng phải có các điều kiện sau đây:
- Được giám đốc bổ nhiệm.
- Nắm vững pháp luật, có ý thức chấp hành pháp luật, có ý thức tổ chức kỉ luật, trung thành với những lợi ích hợp pháp của công ty, trung thực liêm khiết, có sức khoẻ.
- Có năng lực và trình độ của kế toán viên chính, có chứng chỉ học lớp kế toán trưởng theo quy định thống nhất của bộ tài chính, có năng lực tổ chức và điều hành hệ thống tổ chức kế toán của công ty.
Bộ phận kinh doanh :
Giúp giám đốc xây dựng và thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
Bộ phận sản xuất:
Tiến hành các hoạt động sản xuất sản phẩm để công ty bán trên thị trường.
Sơ đồ tổ chức của công ty.
Giám đốc
Kế toán trưởng
Phó giám đốc kinh doanh
Phó giám đốc sản xuất
Phòng kinh doanh
Bộ phận sản xuất
Đặc điểm về nhân lực.
Công ty Phú Bình có khoảng 50 cán bộ công nhân viên, hoạt động ở hai bộ phận sản xuất và kinh doanh.
Bộ phận sản xuất có 35 người trong đó có:
1 phó giám đốc, chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất của công ty.
2 kĩ sư phụ trách về mặt kĩ thuật.
1 kế toán viên, chịu trách nhiệm hạch toán của bộ phận này.
30 công nhân có trình độ trực tiếp sản xuất.
2 bảo vệ phụ trách bảo vệ kho vật tư hàng hoá.
Bộ phận kinh doanh gồm có 15 người trong đó:
1 phó giám đốc chịu trách nhiệm kinh doanh.
1 kế toán trưởng phụ trách công tác của công ty.
1 kế toán viên.
Nhân viên kinh doanh.
Nhân viên bán hàng.
Trang thiết bị kĩ thuật.
Dây chuyền sản xuất nhập từ.
Bộ phận sản xuất được xây dựng thành nhà xưởng rộng với khoảng 450m2. Có đầy đử các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất. Công nghệ sản xuất cũng đã được cập nhật thường xuyên.Cán bộ công nhân viên được trang bị đầy đủ các loại bảo hộ lao động từ quần áo găng tay, khẩu trang, ủng, giày.
Bộ phận kinh doanh tách rời với bộ phận sản xuất. Bộ phận kinh doanh có trụ sở là một ngôi nhà lớn nằm ở 217 Ngô Gia Tự – Gia Lâm – Hà Nội, đựơc trang bị đầy đủ các thiết bị cho hoạt động kinh doanh như bàn ghế để làm việc và các thiết bị cần thiết khác…
Phần III. Kết quả kinh doanh và tình hình thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh của công ty.
Khái quát tình hình phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong mấy năm gần đây.
Tình hình sản xuất.
Bảng 2: Tình hình sản xuất của công ty qua 3 năm từ năm 2000 đến năm 2002.
(Xem trang sau)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy sản lượng sản xuất của công ty:
Năm 2001 có sự giảm so với năm 2000 về một số mặt hàng như: Đồng Sunfát, giảm so với năm 2000 là 12 tấn; hoa quả chế biến là 200 tấn. Nguyên nhân là do công ty thu mua nguyên liệu gặp phải khó khăn do tình trạng khan hiếm các loại hoa quả; mặt hàng đồng do công ty thu mua năm đó không đảm bảo đủ chất lượng nên sản lượng sản xuất ra bị giảm sút.
Năm 2002, rút kinh nghiệm năm trước công ty đã tổ chức thu gom nguyên liệu ngay từ đầu mùa vụ nên đã tăng được sản lượng trong sản xuất đối với các mặt hàng đồng Sunfát, hoa quả chế biến so với năm 2001. Nhưng mặt hàng tinh chế nhựa thông thì sản lượng lại giảm đi 45 tấn. Nguyên nhân là do năm 2001 mặt hàng vẫn còn tồn kho.
Tên sản phẩm
Đơn vị
Năm 2000
Năm 2001
Năm2002
Đồng Sunfát
Tấn
197
185
245
Tinh chế nhựa thông
Tấn
290
345
300
Kẽm Sunfát
Tấn
389
400
400
Chất tẩy công nghiệp
Lít
6000
6780
7230
Hoa quả chế biến
Tấn
1400
1200
1495
Bảng 3: Tình hình sản xuất và tiêu thụ của công ty trong 3 năm
từ năm 2000 đến năm 2002.
(Xem trang sau)
Qua bảng trên ta thấy sản xuất của công ty gắn chặt với tiêu thụ, lượng tồn kho không đáng kể, điếu đó chứng tỏ hoạt động của sản xuất của công ty luôn bám sát nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó ta cũng thấy đặc điểm của hoá chất là không để được lâu, chính vì thế mà công ty phải nghiên cứu nhu cầu thị trường thế nào để cho lưọng tồn kho là nhỏ nhất.
Qua bảng trên ta cũng nhận thấy điều đặc biệt là mặt hàng hoa quả chế biến luôn được tiêu thụ hết, nguyên nhân là do mặt hàng này hầu hết là nhập khẩu sang Trung Quốc, sản xuất theo đơn đặt hàng.
Năm 2002, mặt hàng tinh chế nhựa thông tiêu thụ rất mạnh. Sản xuất 300 tấn nhưng tiêu thụ lên tới 327 tấn.
Tên sản phẩm
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Sản xuất
Tiêu thụ
Sản xuất
Tiêu thụ
Sản xuất
Tiêu thụ
Đồng Sunfát
197
190
185
185
245
233
Tinh chế nhựa thông
290
278
345
298
300
327
Kẽm Sunfát
389
350
400
387
400
367
Chất tẩy công nghiệp
6000
5967
6780
6500
7000
6868
Hoa quả chế biến
1400
1400
1200
1200
1495
1495
Tình hình kinh doanh của công ty.
Bảng 4: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm
từ năm 2000 đến năm 2002.
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2000
Năm 2001
Năm2002
Giá trị sản xuất
Triệu đồng
12305,7
11549
13630,68
Doanh thu
Triệu đồng
15877,5
15000
16816,38
Nộp ngân sách
Triệu đồng
952,65
870
1042,592
Lao động
Người
47
45
50
Thu nhập
Triệu đồng
700
720
800
Qua biểu đồ trên ta thấy doanh thu của công ty năm 2001 giảm so với năm 2000 là 877,5 triệu đồng, tức là giảm 5,53 %. Nhưng đến năm 2002 thì doanh thu của công ty là 16816,38 triệu đồng, tăng 1816,38 triệu đồng, tăng 12,11 %.
Nguyên nhân là do năm 2001 tình hình sản xuất của công ty không thuận lợi, bên cạnh đó thị trường tiêu thụ giảm mạnh, công ty phải cạnh tranh với rất nhiều các doanh nhiệp khác trên thị trường.
Mặc dù là doanh thu của công ty giảm đi nhưng lương của công nhân không giảm đi mà lại tăng hơn so với năm 2000 là 20000đồng/tháng/1 công nhân, điều này chứng tỏ lợi nhuận của công ty không giảm.
Tình hình thực hiện các nghiệp vụ của doanh nghiệp.
1. Công tác kế hoạch.
Kế hoạch là hoạt động có hướng đích của Chính phủ, của các doanh nghiệp hay hộ gia đình nhằm đạt được những mục tiêu đã định. Chức năng chủ yếu của kế hoạch là tính toán các nguồn tiềm năng, dự kiến khai thác các khả năng có thể huy động và phối hợp các nguồn tiềm năng ấy theo những định hướng đã định để tạo nên một cơ cấu hợp lí, thúc đẩy tăng trưởng mạnh và giữ cân bằng các yếu tố tên tổng thể.
Trong nền kinh tế thị trường vai trò của kế hoạch hoá không giảm đi mà lại được tăng lên, nó như một công cụ một yếu tố để tổ chức và quản trị các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả.
Đối với mỗi doanh nghiệp có các kế hoạch: Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm; kế hoạch mua sắm, dự trữ và vận chuyển; kế hoạch hoá tài chính doanh nghiệp.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh công ty Phú Bình đã tiến hành lập được một số các kế hoạch sau:
Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm: Bao gồm kế hoạch bán hàng, kế hoạch chi phí kinh doanh cho hoạt động tiêu thụ và kế hoạch quảng cáo.Về nguyên tắc kế hoạch bán hàng là cơ sở của mọi kế hoạch bộ phận của mọi lĩnh vực chức năng khác của doanh nghiệp.
Bảng 5: Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ của công ty
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm2001
Năm2002
KH
TT
KH
TT
KH
TT
Giá trị sản xuất.
12616
12305,7
11932,8
11549
13697,3
13630,68
Doanh thu
16240,9
15877,5
15699,3
15000
17190,7
16816,38
Qua biểu đồ trên ta có thể nói công ty luôn không hoàn thành kế hoạch . Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là:
Mức độ cạnh tranh cao do sản phẩm cùng loại trên thị trường nhiều, đa dạng, giá thành chênh lệch khác nhau, sản phẩm nhập từ nước ngoài nhiều, đặc biệt là nhập từ Trung Quốc, giá thành rẻ.
Bên cạnh đó, công ty thiếu vốn đầu tư dây chuyền công nghệ cho sản xuất.
Kế hoạch mua sắm nguyên nhiên vật liệu cho quá trình sản xuất cũng được công ty tiến hành, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho công ty tiến hành sản xuất, tránh lãng phí, tiết kiệm nguyên liệu, góp phần vào việc nâng cao chất lượng của sản xuất từ đó có khả năng giảm chi phí sản xuất tạo điều kiện cho việc giảm giá thành của sản phẩm.
Bảng 6: Tình hình thực hiện kế hoạch mua sắm nguyên liệu của công ty
Tên nguyên liệu
Đơn vị
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
KH
TT
KH
TT
KH
TT
Các loại hoa quả
Tấn
1400
1400
1500
1200
1500
1495
Đồng(Cu)
Tấn
200
200
245
200
250
250
Kẽm(Zn)
Tấn
50
50
55
55
50
50
Axít HCl
Lít
6500
6000
7500
7000
7500
7500
Axít H2SO4
Lít
6500
6500
7500
6900
7500
7500
Nhìn chung công ty đã thực hiện hoàn thành kế hoạch mua nguyên liệu cho sx. Tuy nhiên, vào năm 2001 kế hoạch mua thu gom các loại hoa quả đã không hoàn thành chỉ tiêu của năm, nguyên nhân là do tình hình khan hiếm của các mặt hàng này trên thị trường, điều này cũng có ảnh hưởng nhất định trong quá trình sản xuất.
Hoạt động nghiên cứu thị trường.
Bất kì một doanh nghiệp nào trong quá trình hoạt động cũng phải nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường là việc cần thiết đầu tiên đối với mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu kinh doanh, đang kinh doanh hoặc muốn mở rộng và phát triển kinh doanh. Vì thị trường không phải là bất biến mà thị trường luôn luôn biến động, đầy bí ẩn và thay đổi không ngừng. Do đó nghiên cứu thị trường là việc làm thường xuyên của doanh nghiệp. Mục đích của việc nghiên cứu thị trường là nghiên cứu khả năng bán 1 loại mặt hàng hoặc nhóm mặt hàng nào trên địa bàn xác định. Trên cơ sở đó nâng cao khả năng cung ứng để thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Nhận thức được điều này, công ty Phú Bình đã rất coi trọng công tác nghiên cứu thị trường và giao cho bộ phận kinh doanh đảm nhiệm. Phương pháp nghiên cứu thị trường là kết hợp 2 phương pháp: Nghiên cứu tại bàn làm việc và nghiên cứu tại hiện trường.
- Nghiên cứu tại bàn làm việc: Thực chất là phương pháp nghiên cứu sách báo, tạp chí, tạp chí quảng cáo. Các loại báo thường sử dụng: thời báo kinh tế; người tiêu dùng; tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
- Nghiên cứu tại hiện trường: Bộ phận cử người xuống các tỉnh để xem xét tình hình nhu cầu thị trường, từ đó có các kế hoạch chobộ phận sản xuất.
Thông qua hoạt động nghiên cứu thị trường bộ phận kinh doanh đã có được bảng so sánh thị trường. Mục đích của việc này là trên cơ sở giới hạn một số thị trường có ảnh hưởng lớn tới việc của công ty để tiến hành so sánh và phân loại thị trường. Từ đó xác định thị trường triển vọng nhất của công ty để có thể đưa sản phẩm vào tiêu thụ.
Bộ phận kinh doanh đã lập bảng sau:
Bảng 7: Đánh giá tiềm năng của thị trường đối với công ty
Tiêu chuẩn đánh giá
Bắc
Trung
Nam
1
2
3
4
1
2
3
4
1
2
3
4
Vị trí các thị trường
*
*
*
Giá cả của thị trường
*
*
*
Tình hình cạnh tranh
*
*
*
Đặc điểm về cầu
*
*
*
Phản ứng của khách hàng
*
*
*
Chi phí đầu tư
*
*
*
Chú giải: 1: Điều kiện không thuận lợi
2: Điều kiện bình thường
3: Điều kiện thuận lợi
4: Điều kiện rất thuận lợi
Thông qua bảng trên ta thấy đối với công ty Phú Bình thì thị trường miền Bắc là thị trường mà doanh nghiệp có nhiều thuận lợi nhất, tuy vậy tình hình cạnh tranh ở thị trường này rất khó khăn, bởi trong thị trường này có rất nhiều đối thủ cạnh tranh từ các công ty Nhà nước cũng như tư nhân như: Công ty hoá chất Đức Giang; công ty hoá chất Việt Trì…..
Thị trường miền Nam công ty chưa có nhiều điều kiện thuận lợi nhưng đó là thị trường tiềm năng mà công ty có thể khai thác để mở rộng thị trường của mình.
Công tác tạo nguồn.
Để phục vụ cho hoạt động sản xuất công ty phải tiến hành mua sắm nguyên vật liệu. Trong điều kiện sản xuất hàng hoá, nhu cầu nguyên vật liệu luôn biểu hiện dưới dạng cầu. Nhu cầu nguyên vật liệu có mối liên hệ trực tiếp với sản xuất và lưu thông hàng hoá. Mối liên hệ này được thể hiện:
Nhu cầu nguyên vật liệu Sản xuất
Cầu nguyên nhiên vật liệu nhu cầu, khả năngthanh toán, giá cả sản xuất, cung hàng hoá sản xuất.
Cơ cấu nhu cầu nguyên nhiên vật liệu của công ty cho sản xuất được thể hiện dưới dạng sau:
Tổng nhu cầu cho sản xuất
Phân xưởng chính
Phân xưởng phụ
Bổ sung dự trữ
Sản xuất sản phẩm
Nghiên cứu khoa học kĩ thuật
Sữa chữa định kì
Sản xuất các phụ trợ cần thiết
Các nhân tố hình thành nhu cầu nguyên vật liệu trong công ty: Tiến bộ khoa học kĩ thuật trng các yếu tố sản xuất; quy mô tái sản xuất; khối lượng và cơ cấu sản phẩm sản xuất, quy mô thị trường; cung vật tư hàng hoá; giá cả nguyên nhiên vật liệu….
Trong nền kinh tế thị trường yêu cầu của hiệu quả kinh doanh đòi hỏi công ty phải hết sức quan tâm đến việc mua sắm và sử dụng nguyên vật liệu. Nhu cầu cần phải được tính toán khoa học làm sao với số lượng nguyên vật liệu cần phải mua về ở mức tối thiểu mà vẫn đảm bảo được yêu cầu của sản xuất. Điều này đòi hỏi công ty phải có phương pháp xác định cụ thể. Đối với công ty Phú Bình thì áp dụng phương pháp tính nhu cầu nguyên vật liệu theo sản lượng sản phẩm.
Công thức xác định:
Nnc = SQsp ´ Msp
Trong đó:
Nsx: nhu cầu nguyên vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm
Qsp: sản lượng sản xuất trong kì kế hoạch
Msp: mức sử dụng vật tư cho đơn vị sản phẩm.
Chính vì có sự tính toán cân nhắc khoa học mà công ty đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho giai đoạn này, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảm chi phí sản xuất chính.
Tình hình mua sắm nguyên nhiên vật liệu được thể hiện trong bảng 6: Tình hình thực hiện kế hoạch mua sắm của công ty.
Để đáp ứng nhu cầu phong phú đa dạng của thị trường thì những sản phẩm mà công ty sản xuất ra vẫn chưa thoả mãn được nhu cầu cần nhiều mặt hàng của khách hàng. Chính vì thế mà bên cạnh việc bán sản phẩm do công ty sản xuất ra thì công ty còn nhập các mặt hàng hoá chất khác để kinh doanh. Trên lĩnh vực này thì mục đích mua hàng của công ty là mua để bán chứ không phải mua cho mình sử dụng. Vì vậy mà công ty phải xác định nhu cầu cụ thể của khách hàng về khối lượng, cơ cấu mặt hàng, quy cách chủng loại, thời gian và giá cả mà khách hàng có thể chấp nhận được. Nhu cầu này của khách hàng đã được xác định thông qua hoạt động nghiên cứu thị trường. Bên cạnh đó công ty phải tìm hiểu khả năng sản xuất trong nước và thị trường nước ngoài, bởi mỗi mặt hàng đều có từ nguồn sản xuất trong nước, tại các đơn vị sản xuất thuộc ngành hóa chất và từ thị trường nước ngoài. Vì vậy phải nghiên cứu lựa chọn nguồn hàng và người cung ứng cho phù hợp với công ty.
Tình hình mua hàng của công ty trong một vài năm qua được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 8: Tình hình mua hàng của doanh nghiệp qua một số năm
Tên mặt hàng
Đơn vị
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Xút(NaOH)
Tấn
47
45
50
Na3PO4
Tấn
20
25
18
HNO3
Tấn
18
20
23
H3PO4
Tấn
15
10
10
Chất xử lí nước
Tấn
117
120
100
Công tác tổ chức.
Để thành công trong kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp cần được thực hiện trên nền của một hệ thống cấu trúc tổ chức hợp lí và có hiệu quả. Hệ thống tổ chức của doanh nghiệp thường được hình thành ngay từ khi bước vào kinh doanh và trong thực tế, tổ chức cũng thường là yếu tố có độ “tĩnh” tương đối so với các yếu tố khác đặc biệt khi so sánh với sự vận động liên tục của môi trường. Nhưng không nên quan niệm tổ chức như một yếu tố bất biến. Sự trì trệ và kém thích nghi của tổ chức là một trong những yếu tố quan trọng có thể dẫn tới thất bại của công ty. Hệ thống tổ chức cần đảm bảo khả năng thích ứng tốt với các xu hướng vận động tăng trưởng hay suy thoái trong kinh doanh. Trong suốt những năm hoạt động của mình công ty đã có những thay đổi trong hệ thống tổ chức, đặc biệt là trình độ năng lực của các bộ công nhân viên. Công ty đã có các hoạt động tiến hành để bồi dưỡng đào tạo nâng cao công tác nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên: cử nhân viên đi học các khoá huấn luyện của ngành, mời các chuyên gia về giảng tại công ty trong một vài ngày kiểu như hội thảo.
Cán bộ công nhân viên của công ty có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, đều đã qua các lớp đào tạo chuyên môn .
Một số kết quả công ty đã đạt được:
Chế độ làm việc: liên quan đến những yêu cầu đặt racủa cong ty đối với nhân viên.
Thời gian làm việc: 8h / ngày.
Điều kiện làm việc: an toàn, thuận lợi, đảm bảo cho sức khoẻ cho người lao động
được trang bị các loại bảo hộ lao động; được bố trí khám sức khoẻ định kì.
Chế độ đãi ngộ: liên quan đến quyền lợi của người lao động khi tham gia vào hoạt động của công ty. Ngoài tiền lương hàng tháng, vào các dịp ngày lễ công nhân cũng được nhận tiền thưởng.
Trong quá trình hoạt động và phát triển tiền lương tiền lương bình quân hàng tháng của công nhân viên cũng đã tăng lên.
Năm 1996 : 500000 đồng /1 công nhân/1 tháng
Năm 2000: 700000 đồng /1 công nhân/1 tháng
Năm 2001: 720000 đồng /1 công nhân/1 tháng
Năm 2002: 800000 đồng / 1 công nhân/1 tháng
Tình hình tiêu thụ của công ty
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.
Tiêu thụ sản phẩm giữ vai trò trong việc phản ánh kết qủa cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua tiêu thụ tính chất hữu cơ của sản phẩm mới được xác định một cách hoàn toàn, tái sản xuất đươc mở rộng, tăng nhanh quá trình tiêu thụ là tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động và tiết kiệm vốn.
Công tác tiêu thụ gắn người sản xuất với người tiêu dùng, nó giúp cho người sản xuất hiểu thêm về kết quả của sản xuất và nhu cầu của khách hàng. Qua công tác tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp có điều kiện đổi mới kỹ thuật công nghệ và ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ, mở rộng các hình thức liên doanh liên kết.
5.1. Tiêu thụ theo loại sản phẩm.
Bảng 9: Tình hình tiêu thụ theo loại sản phẩm
Nhìn vào biểu đồ ta thấy mặt hàng hoa quả chế biến có sản lượng tiêu thụ nhiều nhất: năm 2000 là 1400 tấn, năm 2001 là 1200 tấn, năm 2002 là 1495 tấn.
Các mặt hàng luôn giữ được khối lượng tiêu thụ tăng hàng năm là: Xút, axít HNO3, tinh chế nhựa thông, chất tẩy rửa công nghiệp. Trong khi đó mặt hàng chất xử lí nước thì khối lượng tiêu thụ giảm hàng năm.
Còn các mặt hàng khác thì khối lượng tiêu thụ trong 3 năm 2000, 2001, 2002 tương đối ổn định, có năm tăng lên có năm giảm đi.
Đơn vị
Tên loại sản phẩm
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Số lượng
So với 1999(%)
Số lượng
So với
2000(%)
Số lượng
So với 2001(%)
Tấn
Đồng Sunfát
190
95
185
97,3684
233
125,9459
Tấn
Hoa quả chế biến
1400
93,33333
1200
85,71428
1495
124,5833
Tấn
Tinh chế nhựa thông
278
111,2
298
107,1942
327
109,7315
Lít
Chất tẩy rửa công nghiệp
5967
101,65247
6500
108,9324
6868
105,6615
Tấn
Kẽm Sunfát
350
97,22222
387
110,5714
367
94,83204
Tấn
Chất xử lí nước
115
101,76991
110
95,65217
100
90,90909
Tấn
Axít HNO3
17
113,33333
19
111,7647
20
105,26315
Tấn
Xút
40
93,02325
45
112,5
48
106,66666
Tấn
Axít H3PO4
9
90
11
122,22
9
81,818182
Tấn
MuốiNa3PO4
20
111,11111
17
85
17
100
5.2. Tiêu thụ theo hình thức tiêu thụ
Bảng 10: Tình hình tiêu thụ theo hình thức tiêu thụ
Hình thức tiêu thụ
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
Bán buôn
7289,74
45,91239
7050
47
7491,5782
44,54929
Bán lẻ
1587,76
10
1950
13
1849,8018
11
Xuất khẩu
7000
44,08755
6000
40
7475
44,45
Tổng doanh thu
15877,5
100
15000
100
16816,38
100
Qua biểu đồ ta thấy doanh thu của công ty qua bán buôn chiếm tỷ trọng cao nhất, sau đó tới xuất khẩu.
Năm 2000, bán buôn chiếm 45,91239% của doanh thu bán hàng, xuất khẩu chiếm 44, 08755% doanh thu bán hàng, bán lẻ chỉ chiếm 10% của doanh số bán.
Năm 2001, tỷ trọng bán buôn trong các hình thức tiêu thụ của doanh nghiệp vẫn chiếm cao nhất và tăng hơn so với năm ngoái, chiếm tới 47% doanh thu của công ty trong năm đó, doanh thu của bán lẻ cũng tăng lên chiếm 13% tổng doanh thu của toàn công ty, nhưng doanh thu từ xuất khẩu lại giảm đi chỉ chiếm 40% tổng doanh thu của toàn công ty trong năm đó.
Năm 2002, tổng doanh thu của toàn công ty là 16816,38 triệu đồng, trong đó thu từ bán buôn là 7491,5782 triệu đồng chiếm 44,54929%; thu từ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34257.doc