MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1- GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THƯƠNG MẠI 2
1.Một số thông tin về công ty 2
2. Sơ lược quá trình hình thành Công ty 2
3. Các đơn vị thành viên 3
PHẦN 2:Đặc điểm sản xuát kinh doanh của Công ty Tư vấn đàu tư & thương mại.4
2.1. Lĩnh vực kinh doanh, mục tiêu, phạm vi kinh doanh và hoạt động của Công ty. 4
2.1.1. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty. 4
2.1.2. Mục tiêu hoạt động của Công ty 4
2.1.3. Phạm vi kinh doanh và hoạt động của Công ty. 4
2.2. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty những năm gần đây. 5
2.2.1. Một số chỉ tiêu tài chính thể hiện nội lực của Công ty. 7
2.2.2. Báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty 7
PHẦN 3: Đặc điểm công nghệ sản xuất của công ty Tư vấn đầu tư và thương mại.9
3.1 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. 9
3.2 Đặc điểm về công nghệ sản xuất của Công ty. 10
3.2.1 Đặc điểm về phương pháp sản xuất. 10
3.2.2 Đặc điểm về trang thiết bị 11
3.2.3 Đặc điểm về an toàn lao động 11
3.2.4 Đặc điểm về bố trí mặt bằng, nhà xưởng, thông gió, ánh sáng. 11
PHẦN 4: Tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của Công ty .12
1. Quy trình lập và theo dõi kế hoạch sản xuất tại công ty 12
2 Đặc điểm về tổ chức sản xuất. 13
PHẦN 5: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Tư vấn đầu tư và thương mại.15
5.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 15
5.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy quản lý của Công ty. 16
5.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Ban giám đốc 16
5.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban. 16
5.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc 17
PHẦN 6: Đặc điểm các yếu tố đầu vào, đầu ra của Công ty.19
6.1 Các yếu tố đầu vào. 19
6.1.1 Yếu tố đối tượng lao động (Nguyên vật liệu và Năng lượng) 19
6.1.2 Yếu tố lao động 20
6.1.3 Yếu tố vốn. 22
6.2 Yếu tố đầu ra. 23
PHẦN 7: Đặc điểm môi trường kinh doanh của công ty.25
7.1 Môi trường vĩ mô. 25
7.1.1 Môi trường kinh tế 26
7.1.2 Môi trường công nghệ 26
7.1.3 Môi trường tự nhiên, văn hóa- xã hội. 28
7.1.4 Môi trường luật pháp, quốc tế. 28
7.2 Môi trường ngành 29
7.2.1 Đối thủ cạnh tranh và Cạnh tranh tiềm ẩn 29
7.2.2 Áp lực từ nhà cung cấp và khách hàng 30
PHẦN 8 - NHỮNG KẾT QUẢ THU HOẠCH ĐƯỢC 31
LỜI KẾT 34
38 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2038 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty tư vấn đầu tư và thương mại thuộc tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chi phí thuế TNDN hiện hành
51
VI.30
468.627.337
113.889.428
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
52
VI.30
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN(60=50-51-52)
60
315.452.749
292.858.524
18. Lãi cơ bản tên cổ phiếu
70
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Lập, ngày...tháng...năm2010
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
PHẦN 3
ĐẶC ĐIỂM CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY
TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI
3.1 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
Bên cạnh việc tư vấn, cung cấp, kinh doanh các thiết bị, dịch vụ, đầu tư các dự án, thì Công ty còn thực hiện xây dựng các công trình. Cho nên, sản phẩm sản xuất chính của Công ty là các công trình xây lắp.
* Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp của Công ty như sau:
Tham gia đấu thầu, nhận xây dựng các công trình.
Khảo sát đầu tư, ký hợp đồng xây lắp
Chuẩn bị đầu tư, mua vật liệu.
Kiểm soát quá trình đầu tư thi công, xây dựng
Chờ nghiệm thu bàn giao.
Nghiệm thu bàn giao
Bàn giao công trình cho khách hàng.
Để thực hiện việc xây lắp các công trình, trước tiên Công ty sẽ tham gia đấu thầu, giành quyền thi công công trình. Sau khi trúng thầu, Công ty phải khảo sát việc đầu tư cho xây dựng công trình đó để có cơ sở ký kết hợp đồng xây lắp với bên giao thầu. Hai bên sẽ thỏa thuận các điều khoản và ký hợp đồng xây lắp. Theo yêu cầu của Hợp đồng, Công ty sẽ tiến hành chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết như: tiền đầu tư, thiết kế, mua nguyên vật liệu, khảo sát địa hình thi công, thuê nhân công, phân công phụ trách thi công... và tiến hành quá trình thi công công trình. Trong suốt quá trình thi công, sẽ luôn có đội kiểm soát kiểm tra về việc đảm bảo đúng tiến độ thi công, đảm bảo đúng thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật. Sau khi công trình thi công đã hoàn thành, sẽ được nghiệm thu và bàn giao lại cho bên giao thầu theo giá đấu thầu đã được ghi trong hợp đồng xây lắp
3.2 Đặc điểm về công nghệ sản xuất của Công ty.
3.2.1 Đặc điểm về phương pháp sản xuất.
Do địa bàn sản xuất trải rộng tùy theo vị trí thi công từng công trình nên Công ty áp dụng phương pháp quản lý khá đa dạng. Có những công trình Công ty áp dụng phương pháp quản lý tập trung nhưng cũng có những công trình Công ty áp dụng hình thức khoán gọn cho các đơn vị thành viên.
3.2.2 Đặc điểm về trang thiết bị
Đối với các dịch vụ kinh doanh, đầu tư, tư vấn... Công ty có những trang thiết bị nhỏ lẻ, thuộc về chuyên môn, dùng cho từng dịch vụ. Những thiết bị này được từng bộ phận phụ trách chịu trách nhiệm bảo quản và sử dụng khi cần đến.
Đối với hoạt động sản xuất xây lắp, Công ty có nhiều trang thiết bị phục vụ cho việc thi công các công trình với các kích cỡ lớn nhỏ khác nhau như: máy khoan cắt bê tông, máy trộn bêtông, các dụng cụ san lấp mặt bằng, các công cụ đo đạc, khảo sát địa hình; cần cẩu, đà giáo, giàn giáo... Những trang thiết bị này khá cồng kềnh, và không thuận tiện cho việc vận chuyển, cho nên được vận chuyển một lần đến địa điểm thi công công trình cụ thể và được lưu giữ và sử dụng ở đó trong suốt quá trình thi công. Đơn vị phụ trách thi công công trình chịu trách nhiệm trông giữ, bảo quản, sử dụng đối với những trang thiết bị được giao. Tại trụ sở Công ty không có kho lưu trữ trang thiết bị.
3.2.3 Đặc điểm về an toàn lao động
Công tác an toàn lao động được đặc biệt quan tâm và thường xuyên kiểm tra, giám sát. Tại trụ sở Công ty ở 120B Hàng Trống, mỗi phòng ban đều được bố trí các thiết bị chữa cháy ở vị trí thuận tiện nhất, đề phòng có hỏa hoạn xảy ra. Công tác giáo dục ý thức phòng cháy cho cán bộ công nhân viên được đề cao. Bởi vậy, từ khi thành lập tới nay, Công ty chưa xảy ra bất cứ vụ hỏa hoạn nào.
Tại mỗi địa điểm thi công công trình cụ thể, Công ty đặc biệt quan tâm đến an toàn của công nhân. Với phương châm “an toàn là trên hết”, Công ty đảm bảo cho công nhân điều kiện lao động tốt nhất, an toàn nhất dựa trên việc trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, các dụng cụ an toàn lao động, quần áo và mũ bảo hộ lao động. Nên những năm gần đây không có tai nạn nghiêm trọng nào xảy ra.
3.2.4 Đặc điểm về bố trí mặt bằng, nhà xưởng, thông gió, ánh sáng...
Nằm giáp mặt đường Hàng Trống là trụ sở Công ty với tổng diện tích hơn 2000m2, quay về hướng Bắc, nhìn từ mặt đường vào có cảm giác diện tích Công ty không lớn do chỉ tiếp giáp mặt đường chừng 5m, song khi đi qua phòng bảo vệ giáp cổng vào Công ty, sẽ nhận ra không gian lớn và thoáng hơn.
Công ty có các phòng:Phòng tổ chức, Kế toán hành chính; Kế hoạch; Dự án; Quản lý thông tin; Quản lý chất lượng; Thiết kế công trình thủy; Thiết kế dân dụng; Kiến trúc; Dự toán.
Các phòng của Ban chỉ huy, Ban chức năng và Ban giám đốc đều có trang bị bàn ghế làm việc, bàn tiếp khách, máy tính, máy phôtô, điện chiếu sáng, điều hòa và bình chữa cháy.
PHẦN 4
TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ KẾT CẤU SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI
4.1. Quy trình lập và theo dõi kế hoạch sản xuất tại công ty
* Sơ đồ quy trình lập và theo dõi kế hoạch sản xuất tại Công ty:
Bộ phận chịu trách nhiệm
Căn cứ lập kế hoạch
Lập kế hoạch SX
Duyệt
Triển khai
Theo dõi, điều chỉnh
Báo cáo
Kế hoạch sản xuất năm, quý, tháng
HĐKT, Biên bản bàn giao việc
Báo cáo tổng hợp
Phòng kế hoạch tổng hợp
Giám đốc
Phòng kế hoạch tổng hợp
Giám đốc đơn vị, Xí nghiệp, phòng KHTH
4.2. Đặc điểm về tổ chức sản xuất.
* Loại hình sản xuất:
Bên cạnh việc tư vấn kinh doanh, đầu tư và cung cấp các dịch vụ thì Công ty chỉ sản xuất sản phẩm xây lắp. Do đặc điểm của sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, nhà máy đóng tàu, cầu tàu, vật kiến trúc... có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, tùy theo thiết kế và yêu cầu của bên giao thầu. Cho nên sản phẩm xây lắp mang tính đơn chiếc, quá trình sản xuất diễn ra gián đoạn, phụ thuộc nhiều vào tính chất mùa vụ và điều kiện tự nhiên.
* Phương thức quản lý hoạt động sản xuất:
Với địa bàn sản xuất trải rộng tùy theo vị trí thi công từng công trình, nên phương thức quản lý hoạt động xây lắp của Công ty khá đa dạng. Có những công trình Công ty áp dụng phương pháp tập trung, nhưng cũng có những công trình Công ty áp dụng hình thức khoán gọn cho các đơn vị thành viên.
* Chu kỳ sản xuất:
Do tính chất đơn chiếc và quá trình sản xuất không diễn ra liên tục, cho nên chu kỳ sản xuất sản phẩm xây lắp của Công ty không cố định. Có những công trình kéo dài nhiều năm, cũng có những công trình thực hiện trong thời gian ngắn hơn.
PHẦN 5
TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI
5.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
BAN GIÁM ĐỐC
CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC
CÁC PHÒNG, BAN CHỨC NĂNG
Trung tâm thương mại & XNK Thiết bị thủy (MTC)
Công ty tư vấn đầu tư và thương mại-chi nhánh Hải Phòng (IEC)
Phòng quản lý thông tin
Phòng quản lý chất luợng
Phòng tổ chức
Phòng hành chính
Phòng kế toán tài chính
Phòng kế hoạch
Phòng dự án
Dự toán
Xí nghiệp công nghệ & xây dựng công trình
Thiết kế công trình thủy
Kiến trúc
5.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy quản lý của Công ty.
5.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Ban giám đốc
* Ban giám đốc Công ty gồm:
+ Một giám đốc: là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm về các hoạt động của Công ty đối với các cơ quan Nhà nước có liên quan, với khách hàng và tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty.
+ Một Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật tổng hợp: Được phân công giúp việc cho Giám đốc Công ty công tác lập kế hoạch, triển khai thực hiện và kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch, chất lượng, kỹ thuật thi công công trình.
+ Một Phó giám đốc phụ trách các hoạt động nội chính: Tham mưu hộ trợ Giám đốc Công ty trong việc quản lý về các mặt hoạt động nội chính.
5.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.
* Phòng hành chính: Có chức năng tham mưu và giúp Giám đốc theo dõi tình hình hoạt động chung; theo dõi tổng hợp tình hình hoạt động hành chính, kinh tế xã hội ở các đơn vị và các phòng ban trực thuộc Công ty; quản lý con dấu (kể cả dấu chức danh), đặt và tiếp nhận báo, tạp chí, các loại công văn, giấy tờ liên quan đến cơ quan; trực tiếp làm việc với lãnh đạo, lập và thông báo kế hoạch làm việc hàng tuần của Công ty, quản lý tài sản tại chỗ của cơ quan.
* Phòng tổ chức lao động: Có chức năng tham mưu và giúp Giám đốc chỉ đạo, quản lý và giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực nhân sự, nghiệp vụ lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội, lĩnh vực tổ chức bộ máy...
* Phòng Tài chính- Kế toán: Tham mưu và giúp Giám đốc trong việc tổ chức thực hiện hạch toán kế toán. Quản lý vốn và sử dụng vốn điều lệ công ty, huy động vốn, quản lý các khoản nợ phải thu, phải trả, bảo toàn và phát triển vốn, quản lý và sử dụng tài sản, quản lý doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý sử dụng và phân phối lợi nhuận, lập kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính, thực hiện kê khai, quyết toán thuế theo Pháp lệnh thuế đã ban hành.
* Phòng kế hoạch tổng hợp: Tham mưu và giúp Giám đốc trong việc triển khai thực hiện tư vấn đầu tư dự án và xây lắp; lập, kiểm tra, kiểm soát kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của Công ty; kiểm tra xây lắp quản lý chất lượng công trình kỹ thuật thi công.
* Phòng quản lý dự án: Có chức năng tham mưu và giúp Giám đốc trong việc chuẩn bị đầu tư cho dự án và hoạt động xây lắp bao gồm: nghiên cứu, xác định mục tiêu dự án, phác thảo xây dựng dự án sơ bộ, đánh giá tính khả thi của dự án, tính toán hiệu quả và triển khai xây dựng dự án.
*Phòng thiết kế công trình thủy: Thiết kế đà tàu, triền tàu, ụ tàu, quy hoạch mặt bằng nhà máy đóng tàu, thiết kế cầu tàu trang trí, kè bờ, hệ thống kỹ thuật hạ tầng nhà máy đóng tàu.
*Phòng thiét kế dân dụng:Tư vấn và kinh doanh máy tính, phần mềm tin học, các thiết bị điện, điện tử, thiết bị văn phòng và các sản phẩm kỹ thuật công nghệ cao có liên quan đến lĩnh vực điện, điện tử, tin học.
*Phòng quản lý chất lượng: Tham mưu và giúp giám đốc trong việc kiểm định các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và thủy lợi.
5.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc
* Trung tâm thương mại & XNK thiết bị thủy (MTC)
Trung tâm được thành lập theo quyết định số: 126QĐ/TCCB-LĐ ngày 26/7/2000 của Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam.
Trung tâm thương mại & xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ trực thuộc Công ty tư vấn Đàu tư &Thương mại chính thức ra đời và đi vào hoạt động. Trung tâm hoạt động theo hình thức hạch toán nội bộ, có con dấu và tài khoản riêng.
Chức năng và nhiệm vụ của trung tâm: Dịch vụ vật tư thiết bị đóng tàu: Dịch vụ khoa học kỹ thuật chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực thủy; Môi giới phát triển công nghiệp đóng tàu; kinh doanh các sản phẩm kỹ thuật công nghệ cao.
Trung tâm có các phòng ban: Phòng tổ chức hành chính, Phòng tài chính kế toán, Phòng kinh doanh, Phòng maketing.
* Chi nhánh Hải Phòng: Để phục vụ tốt hơn với sự phát triển của Công ty cũng như những thay đổi của thị trường, Công ty đã thành lập Chi nhánh Hải Phòng theo quyết định số 4902QĐ/TCCB-LĐ ngày 28/11/1995 của Tổng công nghiệp tàu thủy Việt Nam.
* Xí nghiệp công nghệ & xây dựng công trình
Mở rộng thêm hoạt động kinh doanh của Công ty, Xí nghiệp Công nghệ & xây dựng công trình đã được thành lập theo quyết định số: 672QĐ/TCCB-LĐ ngày 29/10/2002 của Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.
Xí nghiệp công nghệ & xây dựng công trình thuộc Công ty tư vấn Đầu tư & Thương mại chính thức ra đời và đi vào hoạt động. Xí nghiệp hoạt động theo hình thức hạch toán nội bộ, có con dấu và tài khoản riêng.
Xí nghiệp có các phòng ban: Phòng tổ chức hành chính, Phòng tài chính kế toán, Phòng kế hoạch, Phòng giám sát, Phòng xây dựng.
PHẦN 6
ĐẶC ĐIỂM CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO, ĐẦU RA CỦA CÔNG TY
6.1 Các yếu tố đầu vào.
6.1.1 Yếu tố đối tượng lao động (Nguyên vật liệu và Năng lượng)
Các loại nguyên vật liệu chính mà Công ty thường dùng bao gồm:
+ Ximăng: trên thị trường, có nhiều thương hiệu Ximăng nổi tiếng để Công ty chọn lựa như: ximăng Bỉm Sơn, ximăng Bút Sơn, Ximăng Vinakansai,... Song, Công ty thường dùng nhất là Ximăng Bỉm Sơn do đảm bảo yêu cầu chất lượng và do nhà cung cấp ximăng Bỉm Sơn là một đối tác lâu dài và uy tín của Công ty trong nhiều năm nay.
+ Gạch: Để hoàn thành việc thi công 1 công trình xây lắp, công ty cần phải mua gạch để xây lắp. Các loại gạch mà Công ty thường phải mua bao gồm: gạch đặc, gạch 2 lỗ, gạch 4 lỗ, 6 lỗ, gạch lát nền, gạch trang trí...
+ Cát: cát cũng là một nguyên liệu không thể thiếu trong hoạt động xây lắp. Nhưng nguồn cát trong nước ngày càng khan hiếm, ngay cả cát nhập cũng ít dần. Do vậy việc sử dụng cát nhân tạo đang ngày càng phổ biến.
+ Sắt, thép: sắt, thép xây dựng là mặt hàng có giá cả biến động nhất trong năm vừa qua, gây rất nhiều khó khăn và bất lợi cho Công ty. Các loại thép mà Công ty lấy thường là các thương hiệu thép uy tín nhất trên thị trường như: Việt- Úc, Úc, Vinakansai, Việt- Nhật, Việt- Ý...
+ Nhựa: Nhập dây chuyền công nghệ của Ba Lan đóng các loại tàu đánh bắt xa bờ bằng công nghệ compoists
Ngoài các nguyên vật liệu chính trên, còn có những nguyên vật liệu phụ khác, được Công ty thu mua từ những nhà cung cấp uy tín với số lượng và chủng loại phụ thuộc vào từng công trình và yêu cầu cụ thể của bên giao thầu.
Các loại năng lượng chủ yếu mà Công ty cần sử dụng bao gồm: điện lực, xăng dầu và khí nén. Công ty có những dự án, công trình thi công quy mô khác nhau cho nên không có định mức tiêu hao cụ thể cho từng loại năng lượng.
6.1.2 Yếu tố lao động
6.1.2.1 Số lượng và cơ cấu lao động của Công ty.
Lực lượng cán bộ công nhân viên của công ty tính tới thời điểm hiện nay là: 131 Cán bộ công nhân viên. Giám đốc; 2 phó giám đốc.
Trong đó: Lao động nữ là 56 người ( chiếm 42,7% tổng số lao động), lao động nam là 75 người (chiếm 57,2% tổng số lao động). Số lao động trực tiếp là 114 người, lao động gián tiếp là 17 người.
Bảng cơ cấu lao động của công ty hiện nay:
STT
Nội dung
Số LĐ
Tỷ trọng (%)
1
Tổng số lao động
131
100
2
Số lao động trực tiếp
114
87
3
Số lao động gián tiếp
17
12.9
4
Số lao động có trình độ đại học
78
59.5
5
Công nhân kỹ thuật
53
40.5
6
Tổng số Nữ
56
42.7
7
Tổng số Nam
75
57.2
6.1.2.2 Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và các chính sách của Công ty dành cho người lao động.
Hàng năm, Công ty đã cử nhiều lượt cán bộ đi học các lớp nghiệp vụ từ trung cấp đến đại học, sau đại học nhằm bổ sung và nâng cao trình độ kiến thức cho cán bộ công nhân viên (CBCNV). Mỗi CBCNV được cử đi học đều được Công ty tài trợ toàn bộ học phí, và được hưởng 100% lương. Bên cạnh đó, CBCNV không nằm trong diện ưu tiên đi học cũng được Công ty tạo điều kiện đăng ký học, nhưng không được hỗ trợ học phí và không hưởng lương những ngày nghỉ làm do đi học.
Chế độ trả lương cho CBCNV được thực hiện theo hệ số lương. Công ty đã tiến hành điều chỉnh lại mức lương tối thiểu, nâng cao đời sống cho Cán bộ công nhân viên. Thực hiện các công tác chế độ đối với CBCNV như: quyết định nâng bậc lương, bảo hiểm xã hội, nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe, trợ cấp đột xuất cho CBCNV có hoàn cảnh khó khăn... Ngoài ra, Công ty còn xây dựng phương án trả lương mới và chế độ thưởng theo mức lãi của từng công trình nhằm đảm bảo thu nhập ổn định và khuyến khích tăng năng suất lao động, nâng cao tinh thần trách nhiệm, thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho CBCNV.
6.1.3 Yếu tố vốn.
Tính đến cuối năm 2009, đầu 2010. Tổng tài sản: 63.417.895.568 đồng. Trong đó, Vốn lưu động là 61.203.773.465 đồng, Vốn cố định 2.214.122.103 đồng; Vốn cố định là toàn bộ tài sản cố định của Công ty, chủ yếu là Tài sản cố định phục vụ cho hoạt động lắp các công trình. Số tài sản cố định này được Công ty tận dụng triệt để và trích khấu hao hàng năm. Chi phí khấu hao được tính vào chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp. Hàng năm, Công ty đều tiến hành kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng và đánh giá lại tài sản nhằm phục vụ tốt nhất cho công tác thi công và kế toán.
Đối với vốn lưu động, Công ty luôn có biện pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn lưu động hiện có và tìm cách để đẩy nhanh vòng quay vốn lưu động.
6.2 Yếu tố đầu ra.
- Xét theo mức độ cạnh tranh:
+Cạnh tranh hoàn hảo: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường mà ở đó các doanh nghiệp cùng đưa ra các sản phẩm tương tự nhau về phẩm chất và quy cách chủng loại. Các doanh nghiệp được tự do gia nhập, rút lui khỏi thị trường. Do đó trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, các doanh nghiệp tham gia muốn thu hút được lợi nhuận tối đa phải tìm mọi biện pháp giảm chi phí đầu vào, cải tiến nâng cao chất lượng cho phù hợp với người người tiêu dùng
Trong môi trường cạnh tranh hòan hảo khá khốc liệt và khó khăn, Công ty đã và đang tìm mọi phương án để mở rộng thị trường và tăng yếu tố đầu ra.
+ Cạnh tranh không hoàn hảo: Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là loại thị trường phổ biến nhất hiện nay. Sức mạnh thị trường thuộc về một số doanh nghiệp xây lắp lớn. Các doanh nghiệp trên thị trường này thường có các công trình khác nhau. Các hình thức của cạnh tranh không hoàn hảo đó là độc quyền, độc quyền tập đoàn, cạnh tranh mang tính độc quyền. Như vậy cạnh tranh ở thị trường này cũng mang tính độc quyền.
Do tính đa dạng về các lĩnh vực kinh doanh của Công ty, yếu tố đầu ra nhìn chung là toàn bộ doanh thu kinh doanh từ hoạt động sản xuất kinh doanh và thu nhập khác.
- Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ được khách hàng chấp nhận thanh toán sau khi trừ khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại. Nó bao gồm:
+ Doanh thu từ hoạt động tư vấn đầu tư.
+ Doanh thu từ hoạt động các công trình thủy, các nhà máy đóng tàu.
+ Doanh thu từ hoạt động đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà.
+ Doanh thu xây lắp
+ Doanh thu dịch vụ khác.
- Doanh thu từ hoạt động khác bao gồm các khoản thu cho thuê các tài sản, tiền lãi cho vay vốn, tiền lãi gửi, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hóa, lãi cho thuê tài chính, lãi chuyển nhượng vốn, cổ tức và lợi nhuận được chia thừ việc đầu tư vốn ra ngoài Công ty.
- Thu nhập khác bao gồm: Thu từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản, các khoản phải trả nhưng không thanh toán, tiền bảo hiểm được bồi thường, tiền nộp phạt của khách hàng vi phạm hợp đồng, khoản thu nhập của năm trước hạch toán thiếu, khoản nợ khó đòi đã xử lý nay thu hồi được.
Với công tác xây lắp, việc nhận thầu của các Xí nghiệp, Đơn vị trực thuộc Công ty không còn chỉ tập trung tại địa bàn Hà Nội mà từng bước mở rộng ra các tỉnh phía Bắc như: Hà Nam, Hải Phòng, Thái Nguyên và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với tổn giá trị thực hiện đạt xấp xỉ 200 tỷ đồng mỗi năm.
Các dịch vu tư vấn và các dịch vụ khác cũng ngày càng được mở rộng về thị trường và doanh thu, song giá trị doanh thu đạt được vẫn còn quá nhỏ so với yêu cầu và kế hoạch đề ra
Trong 4 năm gần đây, tình hình doanh thu theo loại hình thực hiện có dấu hiệu rất khả quan, có thể nhận thấy qua bảng số liệu dưới đây.
Bảng phân tích tình hình doanh thu của Công ty qua các năm.
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
108.568
115.343
125.989
124.924
Doanh thu thuần về BH và CC dịch vụ
105.871
113.754
80.001
79.749
Doanh thu hoạt động tài chính
587
9.189
213
1.393
Thu nhập khác
125
130
625
488
PHẦN 7
ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
7.1 Môi trường vĩ mô.
7.1.1 Môi trường kinh tế
Trong 3 năm 2005, 2006, 2007, Việt Nam là nước có nền kinh tế tăng trưởng ở mức cao so với thế giới (mỗi năm GDP đều tăng hơn 8%). Nhưng từ năm 2008 tới nay, nước ta cũng bị cuốn theo cơn bão của sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Tăng trưởng GDP năm 2008 giảm xuống còn 6,2% và dự đoán mức tăng trưởng GDP năm 2009 chỉ còn 4,75% (theo Quỹ tiền tệ quốc tế - IMF). Kéo theo khủng hoảng kinh tế là khủng hoảng lương thực, năng lượng và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng nhanh (tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam sẽ tăng lên tới 9.5% năm 2009 so với 4.7% năm 2008- theo IEU). Bên cạnh đó là cải thiện môi trường kinh doanh ở Việt Nam luôn chậm hơn các nước trên thế giới.
Tất cả những khó khăn đó là một gánh nặng đè lên vai các Doanh nghiệp trong nước. Các Doanh nghiệp nhỏ và vừa đứng trên bờ vực phá sản gia tăng chóng mặt. Theo thông tin của Vietnamnet ngày 18/3/2009, trong tổng số 20% Doanh nghiệp nhỏ và vừa đứng trên bờ vực phá sản thì đã có tới 7000 Doanh nghiệp công bố giải thể và hơn 3000 Doanh nghiệp khác ngừng sản xuất, mức suy giảm trung bình chung cho cả khối Doanh nghiệp nhỏ và vừa lên tới 30- 50%. Còn đối với các Doanh nghiệp lớn, nguy cơ suy giảm doanh thu và lợi nhuận cùng với việc đóng băng sản xuất và buộc phải cắt giảm lao động là rất lớn. Công ty tư vấn đầu tư và thương mại cũng không nằm ngoài vòng xoáy này.
Trước tình hình đó, Chính phủ Việt Nam đã có những biện pháp thiết thực nhằm bước đầu ngăn chặn khủng hoảng. Hệ thống các giải pháp kích cầu và đầu tư được chỉ đạo triển khai tích cực, tạo sự đồng thuận xã hội, bước đầu đi vào cuộc sống với hàng loạt cơ chế, chính sách và tài chính như: miễn giảm, giãn thuế, bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn, hỗ trợ lãi xuất cho doanh nghiệp, thúc đẩy đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách tập trung, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn tín dụng ưu đãi, vốn doanh nghiệp... Chính phủ cũng ban hành chính sách hỗ trợ người lao động bị mất việc trong các doanh nghiệp do suy giảm kinh tế. Đặc biệt, tháng 1 năm 2009, Chính phủ thông qua gói kích cầu trị giá 1 tỷ USD, có tác dụng khai thông nền kinh tế đang có dấu hiệu trì trệ.
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu còn diễn biến theo chiều hướng xấu, tình hình kinh tế đất nước năm 2009 sẽ còn tiếp tục khó khăn, do vậy để các biện pháp của Chính Phủ thực sự có hiệu quả, cần sự đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân và bản thân các doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp, khi nhận sự hỗ trợ tài chính từ gói kích cầu của Chính phủ thì ngoài việc đầu tư đúng nơi, đúng lúc còn phải coi đó là trách nhiệm xã hội của mình, phải có biện pháp giải ngân nhanh để đưa đồng vốn vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Nhận thức được tình hình kinh tế vĩ mô đó, ngay từ những ngày đầu năm 2009, Công ty đã vạch ra chiến lược kinh doanh phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Và kết quả là ngay trong quý I năm 2009 đã có những dấu hiệu khả quan.
Đặc biệt sang năm 2010 nền kinh tế Việt Nam đã dần dần ổn định. Các doanh nghiệp đã đi vào phục hồi. Tỉ trọng doanh thu đang trên đà phát triển. Tuy vậy các doanh nghiệp cũng không thể chủ quan.Các doanh nghiệp vãn phải có biện pháp thúc đẩy doanh thu và tăng năng suất lao động.
7.1.2 Môi trường công nghệ
Thế kỷ XX chứng kiến sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin toàn cầu, nhất là sự phổ biến Công nghệ thông tin hiện đại ở những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam của chúng ta. Điều này tạo nhiều cơ hội và thách thức cho những doanh nghiệp trong nước.
Xuất hiện ở Việt Nam từ 1997 và nhanh chóng phát triển mạnh mẽ kể từ khi ADSL được cung cấp rộng rãi cho xã hội kể từ cuối năm 2003, Internet ngày nay đã thực sự len lỏi vào mọi ngóc ngách trong xã hội. Từ sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học đến vui chơi giải trí. Nó mang đến thuận lợi to lớn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không chỉ ở lĩnh vực tra cứu thông tin, quảng bá sản phẩm, kinh doanh dịch vụ trên mạng mà còn cả ở lĩnh vực tiết kiệm được chi phí, tăng lợi nhuận.
Cụ thể, đối với Công ty tư vấn đầu tư và thương mại, Công ty đã vận dụng triệt để Internet vào quá trình sản xuất kinh doanh của mình: tra cứu thông tin thị trường, nhu cầu khách hàng; quảng cáo sản phẩm, dịch vụ, liên hệ các nhà cung cấp, các khách hàng; tìm hiểu các dự án đầu tư;... tất cả đều được thực hiện rất nhanh chóng với sự hỗ trợ của Internet.
Bên cạnh Internet, khi nói đến Công nghệ thông tin không thể không nói đến hệ thống thông tin liên lạc, phần mềm máy tính và các dây chuyền sản xuất, các máy móc, trang thiết bị hiện đại... sự phát triển của chúng góp phần không nhỏ cho Công ty dưới nhiều góc độ: Thông tin liên lạc (đặc biệt là điện thoại) và phần mềm máy tính (nhất là phần mềm kế toán) đã giúp cho công tác quản lý, tổ chức sản xuất, kinh doanh dịch vụ trở nên dễ dàng và hệ thống hơn bao giờ hết; các dây chuyền sản xuất, máy móc, trang thiết bị hiện đại giúp tiết kiệm chi phí và nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường cũng như đối với khách hàng, nhà cung cấp, ngân hàng...
Song, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào sản xuất kinh doanh đặt ra cho Công ty nhiều thách thức. Điều này đòi hỏi Công ty phải có đội ngũ cán bộ công nhân viên và cả người lao động có trình độ cao, đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu được đặt ra trong tình hình mới. Chính vì vậy, việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ, tay nghề cho cán bộ công nhân viên đang được Công ty đặc biệt quan tâm.
7.1.3 Môi trường tự nhiên, văn hóa- xã hội.
Môi trường tự nhiên của Việt Nam hiện nay đang là vấn đề cấp bách và nan giải đối với các cơ quan chức năng nói riêng và toàn xã hội nói chung. Môi trường bị đe dọa nghiêm trọng, về lâu dài sẽ dẫn đến sự mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng tới sức khỏe của mọi yếu tố sống, trong đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo thực tập tổng quan tại công ty tư vấn đầu tư & thương mại - trực thuộc Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam -Vinashin.doc