1. Khái niệm về mẫu hợp đồng thuê tàu:
Hợp đồng thuê tàu chuyến quy định mối quan hệ giữa người vận chuyển và người thuê tàu. Người vận chuyển có thể là chủ tàu hoặc người quản lý tàu ( trong thuê tàu định hạn). Người thuê tàu là các chủ hàng, công ty XNK. Tuy nhiên giữa người vận chuyển và người thuê tàu ít khi ký kết hợp đồng trực tiếp mà thường nhờ các đại lý, môi giới của mình. Các giới này rất am hiểu về luật hàng hải, cách thức thuê tàu, tình hình cước phí trên thị trường thế giới, tập quán các cảng trên thế giới, nên khi ký hợp dồng sẽ đảm bảo quyền lợi cho người uỷ thác. Khi ký hợp đồng, họ thường ghi ở cuối hợp đồng một câu “ Chỉ với tư cách là đại lý- As agent only”.
Để khỏi tốn thời gian, người ta thường sử dụng mẫu hợp đồng có sẵn, thêm bớt cho phù hợp với quyền lợi của hai bên. Đến nay có gần 60 hợp đồng mẫu thuê tàu chuyến, được chia làm hai loại chính: loại tổng hợp và loại chuyên dùng.
15 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7605 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty vận tải biển III- VINASHIP, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Từ lâu con người đã biết sử dụng các bề mặt đại dương làm các tuyến đường giao thông để chuyên chở hàng hoá và hành khách giữa các nước với nhau.
Vận tải đường biển xuất hiện từ rất sớm và phát triển nhanh chóng. Hiện nay vạn tải đường biển là phương thức vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế. Lý do là hệ thống vận tải đường biển có nhiều ưu điểm: các tuyến vận tải hầu hết là những tuyến đường giao thông tự nhiên ( trừ các hải cảng, kênh đào quốc tế), do đó không đòi hỏi nhiều về vốn, nguyên vật liệu… mặt khác năng lực vận tải rất lớn, và đặc điểm nổi bật nhất là giá thành vận tải thấp. Đây chính là lý do tại sao vận tải đường biển giữ vai trò quan trọng trong việc chuyên chở hàng hoá buôn bán trên thế giới. Nó đảm bảo chuyên chở gần 80% tổng khối lượng hàng hoá trong buôn bán quốc tế và khối lương này ngày càng tăng nhanh.
Với trên 3200 km đường biển, hàng chục cảng biển chạy dài từ Bắc đến Nam, nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế chạy từ ấn Dương sang Thái Bình Dương. Việt Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển vận tải đường biển. Vận tải đường biển ở nước ta đang trên đà phát triển theo hướn hiện đại hoá. Đội tàu biển của Việt Nam chưa phải là lớn nhưng vận tải đường biển đã, đang và sẽ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Sau đây là kết quả thực tập tại công ty vận tải biển III- VINASHIP.Do thời gian thực tập có hạn và tính chất phức tạp và rộng lớn của công việc nên báo cáo thực tập của em còn nhiều thiếu sót, em mong nhận được sự quan tâm, góp ý của các thầy cô giáo trong tổ bộ môn . Cuối cùng với lòng biết ơn chân thành em xin bày tỏ lòng cảm ơn của mình tới thầy cô giáo hướng dẫn, tới toàn thể lãnh đạo công ty, các cô chú, các anh chị trong phòng kinh doanh đã hướng dẫn em trong quá trình thực tập để hoàn thành tốt báo cáo này.
Nội dung báo cáo
Phần I: Giới thiệu công ty VINASHIP
Phần II: Trình tự và kỹ thuật thuê tàu chuyến
Phần III: Trình tự và kỹ thuật thuê tàu định hạn
Phần IV: Trình tự nhập khẩu hàng hoá đóng trong Container
Phần I
Giới thiệu về công ty VINASHIP
Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty vận tải biển III có tên giao dịch là VINASHIP ( VietNam Shipping Company), là đơn vị trực thuộc cục hàng hải Việt Nam.
VINASHIP được thành lập và phát triển từ công ty vận tải biển Việt Nam, mà tiền thân của nó được hợp nhất từ xí nghiệp vận tải sông biển, công ty vận tải sông biển 101, công ty vận tải sông biển 103. Trụ sở chính đặt tại số 1 Hoàng Văn Thụ- Hải Phòng.
Công ty VINASHIP được thành lập theo quyết định số 694/ QĐ- TCCB ngày 10/3/1984 trên co sở vật chất của Vietcoship:
- 12 tàu chở hàng khô trọng tải 46800 T
- 3 tàu kéo công suất 540 cv/ chiếc
- 5 sà lan biển trọng tải 4000 T
- 14 sà lan sông để phục vụ nhiên liệu, nước ngọt có trọng tải 1600T
-1 tàu chở khách với sức chở 700 hành khách
Quá trình hình thành và phát triển của công ty diễn ra rất mạnh mẽ: từ 5000T phương tiện từ ngày thành lập tăng lên 90000T phương tiện (1987-1988), với số lao động cao nhất 1669 người năm 1989. tuy nhiên số phương tiện đươc trang bị thêm là do chuyển từ công ty VOSCO, Ngoài ra còn có sự viện trợ của Liên Xô. Hầu hết các phương tiện đều cũ và lạc hậu, khai thác không có hiệu quả cao, công ty không có khả năng phục hồi nên phải bán thanh lý.
Năm 1985 Nhà nước tách nhiệm vụ vân tải biển phà sông cho các liên hiệp xí nghiệp biển phà sông.
Năm 1991 để phù hợp với cơ chế quản lý mới công ty đã sắp xếp lại sản xuất, giảm bớt các đầu mối, các phòng ban quản lý và giải thể xí nghiệp vận tải lai dắt biển với 10000T phương tiện 252 lao động, hầu hết số phương tiện này khai thác không hiệu quả.
Công ty đã bán thanh lý để đầu tư thêm những phương tiện khác trẻ hoá đội tàu. Bàn giao 2 xí nghiệp: XN phục vụ vận tải và XN cơ khí sửa chữa với 298 lao động, xoá bỏ chế độ bao cấp nhằm thích ứng với cơ chế thị trường.
Đến ngày 23/3/1993 Bộ GTVT ra quyết định số 463/ QĐ- TCCB với chức năng và nhiệm vụ chính như sau:
Kinh doanh vận tải biển
Đại lý hàng hải
Môi giới hàng hải
Đại lý vận tải hàng hoá và hành khách
Trải qua quá trình phát triển từ năm 1993 đến nay, công ty luôn đứng vững và phát triển trong thời kỳ mở cửa của nền kinh tế thị trường với 11 con tàu có tông giá trị trên 200 tỷ đồng. Trong quá trình sản xuất kinh doanh công ty đã bổ xung thêm ngành nghề:
Kinh doanh kho bãi
Khai thác cầu cảng, xếp dỡ hàng hoá.
Trong thời gian tới, cùng với xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế đã mở ra nhiều cơ hội và cũng không ít những khó khăn trong việc cạnh tranh để tồn tại và phát triển của công ty VINASHIP. Tuy nhiên Việt Nam có lợi thế về địa lý và có điều kiện xây dựng các cảng biển lớn, thuận lợi v\cho việc phát triển giao thông trên biển. Những lợi thế đó góp phần không nhỏ vào việc tạo điều kiện phát triển cho ngành vận tải biển Việt Nam nói chung cũng như việc phát triển của công ty VINASHIP nói riêng.
II. Cơ cấu tổ chức của công ty VINASHIP
1.Giám đốc
Là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm trước công ty và Nhà nướcvề kết quả kinh doanh, chỉ đạo chung toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giúp việc cho giám đốc là 1 phó giám đốc phụ trách kỹ thuật và 1 phó giám đốc kinh doanh.
2. Phòng kinh doanh
Làm nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc quản lý khai thác đội tàu có hiệu quả, chịu sự chỉ đạo của giám đốc quản lý kinh doanh, có quyền hạn và nghĩa vụ sau:
Tổ chức khai thác kinh doanh đội tàu
Khai thác nguồn hàng, tham mưu ký kết hợp đồng vận tải, tổ chức thực hiện hợp đồng.
Xây dựng kế hoạch cho việc khai thác kinh doanh
Điều hành toàn bộ hoạt động của các tàu
Thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình hoạt động của đội tàu
3. Phòng khoa học kỹ thuật
Làm nhiệm vụ tham mưu cho GĐ quản lý kỹ thuật, định mức nhiên liệu vật tư của đội tàu, Có nhiệm vụ sau:
Quản lý kỹ thuật, kế hoạch sửa chữa tàu theo từng bộ phận xay dựng, bổ xung, điều chỉnh các chỉ tiêu, định mức kỹ thuật, sửa chữa, bảo quản, bảo dưỡng trang thiết bị hàng hải.
Quản lý về chất lượng, tính năng, kỹ thuật trang thiết bị, máy móc trên tàu.
Lập kế hoạch sửa chữa định kỳ, giám sát quá trình sửa chữa tàu.
Đề nghị thay thế, bổ xung thiết bị vật tư, phụ tùng phù hợp với tiến bộ kỹ thuật.
Nghiên cứu tiếp nhận những tiến bộ khoa học kỹ thuật đến các đơn vị đội tàu.
4. Phòng tổ chức lao động
Tham mưu cho GĐ về công tác tổ chức cán bộ, tiền lương trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, có nhiệm vụ:
Lập kế hoạch về lao động và tiền lương, xây dựng sửa đổi những quy chế liên quan đến việc quản lý lao động, chi trả lương cho người lao động.
Tham mưu cho GĐ về mặt bố trí lao động.
Tổ chức đào tạo bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cho CBCNV trong công ty cho phù hợp với yêu cầu.
Đề xuất việc sửa đổi , xây dựng, điều chỉnh bộ máy tổ chức của công ty.
Thống kê lao động, tiền lương, tổ chức công tác an toàn lao động và cấp phát bảo hộ lao động.
5. Phòng tài chính kế toán
Có nhiệm vụ chủ yếu sau:
Tổng hợp số liệu, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng tài chính, vật tư, tiền vốn của công ty
Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, phục vụ tốt các yêu cầu của chế dộ kiểm toán, thanh tra tài chính của cấp trên.
Đảm bảo ghi chép số liệu, tổng hợp tình hình, cung cấp cho các phòng ban liên quan.
6. Phòng pháp chế an toàn hàng hải
Có nhiệm vụ sau:
Quản lý hướng dẫn thực hiện công tác pháp chế an toàn hàng hải
Quản lý hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm đối với tàu biển, ô tô, tai nạn lao động trong công ty.
Giám sát, kiểm tra thực hiện các yêu cầu an toàn hàng hải theo luật quốc tế và Việt Nam, theo dõi thời hạn giấy tờ đăng kiểm, đăng ký có liên quan đến hoạt động kinh doanh.
7. Phòng kinh tế đối ngoại
Làm nhiệm vụ tham mưu cho GĐ trong lĩnh vực quan hệ giao dịch, giúp GĐ xây dựng các phương án đầu tư phát triển sản xuất, có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
Quan hệ với các cơ quan ngành dọc cấp trên, các công ty hữu quan
Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước
Đặt mua nhiên liệu, vật tư ở nước ngoài theo yêu cầu sản xuất
Xây dựng luận chứng liên doanh, liên kết, mua bán phương tiện
8. Phòng hành chính
- Quản lý về văn thư lưu trữ, lập kế hoạch mua sắm các trang thiết bị văn phòng
- Quản lý đất đai, nhà cửa, khu vực văn phòng công ty
- Quản lý và phục vụ cho nhu cầu làm việc, hội họp , đón tiếp khách.
9. Phòng bảo vệ quân sự
- Bảo vệ an ninh chính trị an toàn trong công ty
- Phòng cháy chữa cháy trong khuôn viên công ty
- Tham mưu cho GĐ về tổ chức thực hiện pháp lệnh dân quân tự vệ
10. Ban quản lý an toàn
11. Bộ phận thi đua tuyên truyền
12. Bộ phận thanh tra
13. Đội sửa chữa phương tiện
14. Các chi nhánh
III Đặc trưng kỹ thuật của tàu
Hiện nay đội tàu của công ty gồm 16 con tàu với tổng trọng tải là 122808 DWT. Đội tàu của công ty chủ yếu là tàu hàng khô tổng hợp, trung bình tuổi tàu là 21 tuổi, trang thiết bị trên tàu đều đã xuống cấp, nên gây khó khăn trong quá trình khai thác, do vậy công ty luôn phải sửa chữa và bảo dưỡng để hạn chế phần nào rủi ro và tổn thất xảy ra trong quá trình khai thác.
Về phân cấp nhóm tàu : căn cứ theo độ tuổi, trọng tải, đội tàu của công ty chia làm các nhóm sau:
Nhóm I: Hà Giang, Hưng Yên
Nhóm II: Nam Định, Ninh Bình, Mỹ An
Nhóm III: Hà Tiên, Hùng Vương 02, Bình Phước
Nhóm IV: Hà Đông
Nhóm V: Hà Nam
Nhóm VI: Hùng Vương 03
Nhóm VII: Hùng Vương 01
Về tuyến khai thác: Với những đặc điểm trên công ty đã được tổng công ty hàng hải giao nhiệm vụ khai thác các tuyến đường nội địa và một số tuyến Đông Nam á, trong đó:
Tàu Hà Nam, Bình Phước, Hà Đông, Hà Tiên: Việt Nam- Inđônêsia, Việt Nam- Philippine
Tàu Hùng Vương 01, Hùng Vương 02 chở thuê nước ngoài.
Tàu Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình: Việt Nam- Thái Lan
Tàu Hùng Vương 03, Hà Giang: Chở nội địa
Hình thức khai thác tàu: Hình thức khai thác tàu mà công ty sủ dụng là hình thức khai thác tàu chuyến. Thuê tàu chuyến là hình thức mà chủ tàu cho người thuê tàu thuê toàn bộ hay một phần con tàu chạy rỗng để chuyên chở hàng hoá từ một vaì cảng này đến một vài cảng khác. Mối quan hệ giữa chủ tàu và người thuê tàu được điều chỉnh bằng hợp đồng thuê tàu chuyến.
Nói chung trong mấy năm gần đây do có sự thay đổi trong cơ chế quản lý nên hoạt động sản xuất của công ty đã đạt được những kết quả đáng kể, đội tàu hoạt động có hiệu quả hơn góp phần nâng cao mức thu nhập của thuyền viên cũng như toàn bộ cán bộ công nhân viên trong toàn công ty.
IV. Công tác khai thác nguồn hàng
Công ty có một số khách hàng trực tiếp thường xuyên tương đối ổn định từ trước đến nay như:
Công ty xi măng Chinpon ( xi măng)
Công ty xi măng Hoàng Thạch ( xi măng, clinke)
Công ty xi măng Bỉm Sơn ( clinke)
Công ty than miền Trung ( than)
Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Xuân Việt
Ngoài ra công ty còn tìm kiếm nguồn hàng qua môi giới, qua những đơn chào hàng gửi tới công ty hoặc qua mạng internet.
V.Các tuyến vận chuyển chính của công ty
Các tuyến vận chuyển trong nước:
Tuyến Bắc- Nam
Tuyến khu 5 ( Hải Phòng- Đà Nẵng, Hải Phòng- Quy Nhơn, Hải Phòng- Cửa Ông- Nha Trang )
Các tuyến nước ngoài:
Tuyến Đông Nam á
Tuyến Đông Bắc á
Tuyến chở thuê
Trong đó vận chuyển nội địa vẫn chiếm tỷ trọng lớn.
Giám đốc công ty
VINASHIP
Phó giám đốc
Kinh doanh
Phó giám đốc
Kỹ thuật
Phòng
kinh doanh
Phòng
kinh tế
đối
ngoại
Phòng
tài chính
kế
toán
Các CN
Sài gòn
Đà nẵng
Quảng
Ninh
Phòng
TCCB-
LĐ
Phòng
hành chính
Phòng bảo vệ
quân sự
Ban cải tạo NCMB
khu ga
Chùa vẽ
Bộ phận
thanh tra
Bộ phận
thi
đua
tuyên
truyền
Phòng
khoa
học
kỹ
thuật
Phòng
vật
tư
Phòng
P.chế
an
toàn
hàng
hải
Ban quản
lý
ần
toàn
Đội
sửa
chữa
phương
tiện
Các phương tiện
vận tải
Phần II
Trình tự và kỹ thuật thuê tàu chuýên
Đặc điểm của phương thức thuê tàu chuyến
Khái niệm
Tàu chuyến là tàu kinh doanh vận chuyển hàng trên biển không theo một lịch trình nhất định, thường hoạt động theo một khu vực địa lý nhất định. Thuê tàu chuyến ( Voyage Charter) là chủ tàu cho chủ hàng thuê toàn bộ tàu để chở khối lượng hàng nhất định giữa hai hay nhiều cảng khác nhau và tiền cước thuê tàu do hai bên thoả thuận trong hợp đồng thuê tàu CP ( Charter Party).
Ưu- nhược điểm
a, ưu điểm
- Giá cước thuê tàu chuyến rẻ hơn nhiều thuê tàu chợ vì thuê toàn tàu.
- Người thuê không chịu ràng buộc bởi các điều kiện quy định sẵn như trong B/L mà được tự do thương lượng và thoả thuận trong hợp đồng thuê tàu.
- Tàu có thể đi thẳng từ cảng xếp đến cảng dỡ nên hàng được chuyên chở tương đối nhanh.
- Có thể xếp dỡ hàng tại bất kỳ cảng nào cũng như có thể thay đổi cảng xếp dỡ tuỳ theo nhu cầu của người thuê.
b, Nhược điểm
- Giá cước biến động theo luật cung cầu
- Nghiệp vụ thuê tàu phức tạp, phải giỏi luật buôn bán, vận tải, nắm vững giá cước luôn biến động.
- Trong thực tế, thường thuê tàu chuyến để chở hàng rời, có khối lượng lớn như: than, quặng, ngũ cốc…. hoặc hàng có đủ số lượng cho trọng tải của tàu.
3. Các loại thuê tàu chuyến
- Thuê chuyến một ( Single Voyage): là hình thức thuê tàu chuyến, trong đó hợp đồng thuê tàu sẽ hết hiệu lực khi hoàn thành việc dỡ hàng tại cảng đến.
- Thuê chuyến liên tục ( Consecutive voyage): là hình thức thuê tàu chuyến, trong đó hợp đồng thực hiện thuê tàu nhiều chuyến cho một lượt đi hoặc cho cả hai chiều đi về.
II. Trình tự thuê tàu chuyến
Công ty XNK( nếu không biết nghiệp vụ thuê tàu) ký hợp đồng uỷ thác cho công ty giao nhận vận tải về việc thuê tàu.
Công ty giao nhận vận tải đàm phán với hãng tàu và sau khi thoả thuận, ký hợp đồng vận chuyển đường biển với hãng tàu. Hợp đồng này thường dựa vào các mẫu dự thảo sẵn bởi các hiệp hội vận tải biển, các mẫu đó là hợp đồng thuê tàu.
Công ty giao nhận vận tải thông báo kết quả cho công ty XNK.
Đôn đốc xếp dỡ hàng, tính tiền thưởng phạt và thanh toán cước phí
III. Hợp đồng thuê tàu chuyến
Khái niệm về mẫu hợp đồng thuê tàu:
Hợp đồng thuê tàu chuyến quy định mối quan hệ giữa người vận chuyển và người thuê tàu. Người vận chuyển có thể là chủ tàu hoặc người quản lý tàu ( trong thuê tàu định hạn). Người thuê tàu là các chủ hàng, công ty XNK. Tuy nhiên giữa người vận chuyển và người thuê tàu ít khi ký kết hợp đồng trực tiếp mà thường nhờ các đại lý, môi giới của mình. Các giới này rất am hiểu về luật hàng hải, cách thức thuê tàu, tình hình cước phí trên thị trường thế giới, tập quán các cảng trên thế giới, nên khi ký hợp dồng sẽ đảm bảo quyền lợi cho người uỷ thác. Khi ký hợp đồng, họ thường ghi ở cuối hợp đồng một câu “ Chỉ với tư cách là đại lý- As agent only”.
Để khỏi tốn thời gian, người ta thường sử dụng mẫu hợp đồng có sẵn, thêm bớt cho phù hợp với quyền lợi của hai bên. Đến nay có gần 60 hợp đồng mẫu thuê tàu chuyến, được chia làm hai loại chính: loại tổng hợp và loại chuyên dùng.
Loại mẫu tổng hợp thường dùng trong chuyên chở hàng bách hoá như: Gencon do Bimco (Công hội hàng hải quốc tế vùng Baltic) soạn năm 1922, Seancon 1956. Loại chuyên dùng cho một loại hàng hoá hoặc trên một tuyến đường nhất định như: mẫu Medco, Polcon 1950, Sovcal 1962, mẫu chở quặng ( Sovorecon, Orecon1950), ngũ cốc ( Centrocon, Sustral 1982..), Cement ( cemenco 1922)…
Việc sử dụng mẫu hợp đồng thuê tàu nào là phụ thuộc vào tuyến đường vận chuyển, thời gian, kinh nghiệm sử dụng hợp đồng của người vận chuyển và người thuê tàu.
Nội dung chủ yếu của hợp đồng thuê tàu
Tên, địa chỉ chủ tàu, người thuê tàu và người vận chuyển.
Quy định về tàu: tên tàu, cờ tàu, trọng tải, dung tích, hạng tàu, cơ quan đăng kiểm và vị trí của tàu lúc ký hợp đồng.
Thời gian tàu đến cảng xếp.
Quy định về hàng
Cảng xếp, dỡ
Chi phí xếp dỡ hàng
Cước phí và thanh toán cước phí ( Freight rate and payment)
Thông báo sẵn sàng NOR ( Notice of reading)
Mức xếp dỡ ( Loading/discharging rate)
Thời gian xếp dỡ ( Laytime hay Laydays)
Thưởng phạt về xếp dỡ ( Demurrage/ despatch)
Điều khoản cầm giữ hàng ( Lien clause)
Điều khoản trọng tài ( Arbitration clause)
Trách nhiệm và miễn trách nhiệm của người chuyên chở
Phần III
Trình tự và kỹ thuật thuê tàu định hạn
Khái niệm
Thuê tàu định hạn là chủ tàu cho người thuê tàu thuê để chuyên chở hàng hoá hoặc cho thuê lại trong thời gian nhất định.
Trách nhiệm của chủ tàu là bàn giao tàu có đủ khả năng đi biển trong suốt thời gian thuê và sau thời gian đó thì giao trả lại tàu theo hợp đồng.
Trách nhiệm của người thuê tàu là chịu trách nhiệm kinh doanh tàu trong thời gian thuê và trao trả lại tàu có tình trạng kỹ thuật tốt tại cảng quy định vào thời gian quy định.
Phân loại
Thuê tàu định hạn phổ thông: là phương thức cho thuê cả con tàu cùng thuyền bộ trong một thời gian nhất định.
Thue tàu định hạn trơn: là phương thức cho thuê định hạn riêng con tàu không có thuyền bộ.
Các trường hợp áp dụng cho thuê tàu định hạn.
* Đối với chủ tàu: áp dụng khi
+ Vận chuyển hàng hoấ khó khăn
+ Mục đích của chủ tàu là cho thuê chứ không phải kinh doanh vận tải
+ Giá cước trên thị trường có xu hướng giảm
* Đối với chủ hàng: áp dụng khi
+ Có nhu cầu chuyên chở lớn và ổn định trong một thời gian tương đối .
+ Muốn giảm chi phí so với thuê tàu chuyến
+ Giá cước trên thị trường có xu hướng đứng
+ Người thuê tàu phải giỏi nghiệp vụ thì mới có hiệu quả.
Hợp đồng thuê tàu định hạn.
Có hai mẫu hợp đồng thuê tàu định hạn trên thế giới là:
+ Mẫu ” Time Charter 1902 Timon” do phòng hàng hải Anh soạn thảo năm 1902
+ Mẫu “ Uniform Time Charter Baltime” do đội hàng hải quốc tế và Baltique ( BIMCO) soạn thảo năm 1909.
Dù là mẫu hợp đồng nào đi nữa thì vãn đảm bảo nội dung như sau:
+ Họ tên, địa chỉ của chủ tàu và người thuê tàu
+ Phần mô tả tàu như tên, quốc tịch, cấp hạng, đặc tính kỹ thuật ….
+ Thời hạn thuê tàu
+ Thời gian và cảng giao tàu lúc bắt đầu thuê và lúc kết thúc hợp đồng
+ Tiền thuê tàu
Phần IV
Trình tự thủ tục nhập khẩu hàng hoá đóng trong Container
Theo quy định của nhà nước hàng hoá nhập khẩu đóng trong Container đều phải dỡ lên bãi CY trong cảng, trong đó ưu tiên cho một số hãng tàu lấy 20% số container về bãi CFS của mình ( đối với hãng tàu có kho CFS riêng). Trong bài báo cáo này ta áp dụng đối với hàng nguyên Container ( FCL).
* Sau khi nhận được uỷ quyền của chủ hàng nhập khẩu, người giao nhận sẽ nhận các chứng từ liên quan đến hàng hoá để nhận hàng từ người vận chuyển tại cảng đích.
* Khi hàng đến đại lý hãng tàu sẽ gửi cho người nhận hàng ( người giao nhận) thông báo hàng đến cảng ( Notice of arrival).
* Chủ hàng khi nhận được thông báo hàng đến thì đến đại lý hãng tàu trình vận đơn gốc để đại lý cấp lệnh giao hàng (DO). Hãng tàu sẽ phát hành cho chủ hàng 4 bản lệnh giao hàng. Một bản hãng tàu lưu, một bản trình Hải quan để làm thủ tục nhập khẩu, một bản trình cảng để nhận hàng, một bản chủ hàng lưu.
* Chủ hàng sau khi có lệnh giao hàng của người chuyên chở sẽ đem một bản đến Hải quan để làm thủ tục nhập khẩu, chủ hàng làm thủ tục đăng ký tờ khai, đăng ký kiểm hoá tại Hải quan ( chủ hàng có thể đề nghị đưa cả Container về kho riêng hoặc ICD để kiểm tra Hải Quan).
* Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng mang toàn bộ chứng từ nhận hàng cùng với lệnh giao hàng đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để đăng ký nhận hàng:
- Khi nhận được lệnh giao hàng của hãng tàu do người nhận hàng trình cho, cảng sẽ lưu lệnh giao hàng này và phát hành cho người nhận hàng phiếu xuất kho, bãi.
- Sau khi giao hàng cho chủ hàng, viết và giao cho người nhận hàng một phiếu xuất kho. Phiếu này gồm hai liên: liên 1 lưu, liên 2 làm chứng từ lưu thông. Đây là chứng từ do Bộ tài chính ban hành cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh.
- Giao hàng xong, đồng thời với việc viết phiếu xuất kho bộ phận giao nhận tại cảng viết phiếu ra cổng.
* Trả Container cho hãng tàu: đa số chủ hàng nhận nguyên Container có hàng về kho riêng để dỡ hàng sau đó trả vỏ container cho hãng tàu về bãi chứa container quy định. Khi đó chủ hàng phải xuất trình lệnh trả container rỗng.
Trình tự nhập khẩu hàng hoá đóng trong Container
Nhận thông báo hàng về
( Arrival Note)
Đổi lệnh giao hàng
( Delivery
Order)
Mở tờ khai và làm thủ tục Hải quan
Nhận hàng từ bãi hoặc mang về kho
Rút ruột và hoàn trả vỏ Cotainer
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo thực tập Vinaship -Tàu chuyến-tàu định hạn - container.doc