Báo cáo Thực tập tại Công ty vận tải và dịch vụ công cộng Hà Nội

Từ đầu những năm 1960 Hà Nội đã có những tín hiệu đèn đầu tiên tại một số nút giao thông với phương pháp điều khiển thô sơ là dùng công tắc bấm tay. Cho đến nay được sự đầu tư của chính phủ và sự hỗ trợ về công nghệ của Pháp, Hà Nội đã xây dựng hoàn chỉnh trung tâm điều khiển giao thông đô thị, vận hành tự động 106 nút đèn tín hiệu, 21 camera, 6 máy đếm xe thông qua hơn 45 km cáp truyền dữ liệu đôi. Việc lắp đặt camera tại các nút giao thông đã ngăn chặn được những nguy cơ gây ách tắc, tai nạn giao thông, giúp ích trong việc chủ động quản lý giao thông.

 

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1880 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty vận tải và dịch vụ công cộng Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Tổ chức triển khai và thực hiện các văn bản của nhà nước, Bộ chuyên ngành, UBND thành phố, Sở GTCC về hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội khi đã được Giám đốc Sở phê duyệt. - Tiếp nhận các thông tin phản ánh về hạ tầng giao thông đô thị qua đơn thư, háo chí. Làm phiếu các yêu cầu trình Gián đốc Sở ký giao cho các đơn vị quản lý xử lý kịp thời phục vụ cho cuộc sống đô thị. Hàng tuần tổng hợp thông tin phản ánh của báo chí có liên quan đến ngành, báo cáo Giám đốc đôn đốc kiểm tra theo dõi kết quả giải quyết. Trả lời hoặc yêu cầu các đơn vị trả lời dânvề các vấn đề có liên quan đến hạ tầng GTĐT và các vấn đề khác được Sở giao. - Theo dõi kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan đến công trình để tham mưu trình Giám đốc Sở cho thí điểm và áp dụng. - Lưu trữ các hồ sơ hoàn công các công trình hạ tầng kỹ thuật GTĐT. - Nhiệm vụ khác: + Phòng giao thông đô thị được Giám đốc Sở giao làm phòng thường trực. + Ban chỉ đạo197 ngành GTCC. + An toàn giao thông thành phố. + Ban chỉ huy chống lụt bão của ngành GTCC. + Ban kiểm tra vệ sinh môi trường Thành phố. Chức năng nhiệm vụ của phòng Kế Hoạch-Đầu Tư Chức năng Phòng Kế Hoạch-Đầu Tư là phòng chuyên môn nghiệp vụcó chức năng tham mưu tổng hợp cho Gám đốc Sở thực hiện chức năng QLNN về lĩnh vực Kế hoạch đầu tư các công trình kỹ thuật hạ tầng GTCC được thành phố giao. Nhiệm vụ - Căn cứ vào phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội từng thời kỳ và tình hình cụ thể của Phành phố, ý kiến chủ đạo của Giám đốc Sở, hướngdẫn các đơn vị cơ sở thuộc ngành GTCC xây dựng kế hoạch, kế hoạch phát triển hàng năm và 5 năm về đầu tư xây dựng bảo trì, khai thác các công trình giao thông vận tải và công trình đô thị của thành phố, mạng lưới giao thông đô thị và nông thôn, các lực lượng vận tải và công nghiệp để tổng hợp thành kế hoạch chung của ngành giao thông công chínhtrình Giám đốc Sở GTCC. - Căn cứ vào tình hình thực tiễn công tác quản lý của ngành đề xuất với Giám đốc Sở nội dung tham gia với Kế hoạch đầu tư và UBND thành phố về bố trí cơ cấu vốn đầu tư xây dựng, cải tạo sửa chữa, nảo trì các công trình giao thông đô thị, đảm nảo việc đầu tư có hiệu quả. - Chủ động phối hợp với các phòng ban để theo dõi đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch đối với các đơn vị cơ sở, các chủ đầu tư. Thống kê tình hình thực hiện kế hoạch tháng, quý, năm của ngành. Dự thảo báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tháng, quý, năm của toàn ngành trình Giám đốc Sở. - Quản lý hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện các quy trình, các thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản ở kế hoạch đầu: Lập, trình dự án đầu tư, hồ sơ đấu thầu, dự thảo quyết định sau đầu tư theo quy định hiện hành của nhà nước đối với các chủ đầu tư. Đay là đầu mối tiếp nhận và quản lý các hồ sơ công trình xây dựng co bản các dự án đầu tư của các chủ đầu tư. - Giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư nước ngoài. Đầu mối quản lý việc thực hiện các nguồn vốn ODA và các nguồn vốn viện trợ khác được chính phủ và thành phố giao. Hướng dẫn tổ chức xây dựng và quản lý các dự án, kêu gọi đầu tư nước ngoài. Phối hợpvới các đơn vị trong ngành tiếp xúc với các đối tác nước ngoài để xây dựng các dự án đầu tư vào các lĩnh vực của ngành. Đôn đốc theo dõi và tổng hợp tình hình thực hiện các dự án đầu tư đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Tổng hợp theo dõi thực hiện kế hoạch khoa học kỹ thuật, đề tài nghiên cứu ứng dụng tiến bộ công nghệ của toàn ngành. - Tổ chức lưu trữ các hồ sơ, số liệu về kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, các dự án đầu tư nước ngoài của ngành. - Dự thảo kế hoạch công nghệ thông tin ngắn hạn, dài hạn và la thường trực của ngành công nghệ thông tin. Quản lý các bộ phận máy chủ liên kết mạng với các phòng ban, đơn vị trong ngành. Chức năng, nhiệm vụ của phòng quản lý kinh tế Chức năng Đây là phòng chuyên môn nghiệp vụ, tham mưu cho Giám đốc Sở trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính-kế toán, xây dựng đơn giá thanh toán chuyên ngành GTCC được thành phố giao. Nhiệm vụ - Tổ chức triển khai, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách về tài chính kế toán theo quy định hiện hành. -Tổng hợp trình duyệt dự toán, cấp phát, quyết toán nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh tế được ngân sách nhà nước cấp theo tong quý, hàng năm. - Hướng dẫn các đơn vị trong ngành giao thông công chính xâu dựng và thực hiện hệ thống giá cả theo quy định của nhà nước. - Cùng cơ quan quản lý chuyên ngành của thành phố tham gia quản lý vốn và tài sản của nhà nước, quản lý việc lập và giao kế hoạch tài chính, xác định nguồn từ quỹ khấu hao cơ bản của các đơn vị trong ngành. - Kiểm tra quyết toán các công trình thuộc vốn sự nghiệp kinh tế theo phân cấp của thành phố. - Tổng hợp các số liệu, đề xuất các phương án quản lý lưu trữ hồ sơ về tài chính-kế toán. Chức năng, nhiệm vụ của phòng quản lý vận tải và công nghiệp Chức năng Đây là phòng chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc Sở GTCC thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về lĩnh vực vận tải, bến xe, bến thuỷ nội địa, bốc xếp đường bộ, đướngông trong phạm vi thành phố và sản xuấtcông nghiệp trong ngành GTCC. Nhiệm vụ - Tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển lực lượng, mạng lưới vận tải hành khách, hàng hoá bằng đường bộ, đường thuỷ. Tham gia xây dựng kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật dịch vụ vận tải. - Thẩm định các dự án đầu tư phát triển trong lĩnh vực vận tải, bến xe, bến thuỷ trình Giám đốc Sở phê duyệt. - Triển khai các văn bản vủa chính phủ, Bộ chuyên ngành, UBND thành phố, Sở GTCC quy định về quản lý trong lĩnh vực vận tải trên địa bàn thành phố trong lĩnh vực công nghiệp của ngành GTCC. - Đề xuất các điều kiện, tiêu chuẩn, chất lượng phục vụ hành khách, tổ chức và điều tiết vận chuyển cho các thành phần kinh tế tham gia VTHK của Hà Nội trình Giám đốc Sở phê duyệt. - Đề xuất và hướng dẫn thực hiện các tiến bộ kỹ thuật, ứng khoa học công nghệ mới vào công tác quản lý điều hành trong lĩnh vực vận tải và công nghiệp của ngành. -Thụ lý hồ sơ các thiết kế cải tạo phương tiện và cấp giấy chứng nhận chất lượng phương tiện vận tải đường bộ hoàn cải, phương tiện cơ giới đường bộ trình Giám đốc Sở phê duyệt. - Thừa uỷ quyền của giám đốc Sở đánh giá và ký các biên bản xác định chất lượng và tình hình kỹ thuật của phương tiện cơ giới đường bộ, đường thuỷ và xe máy chuyên dùng phục vụ công tác sửa chữa, thanh lý đánh giá tài sản cho các đơn vị trên địa bàn thành phố theo quy định hiện hành. - Thụ lý hồ sơ và trình Giám đốc Sở GTCC phê duyệt: Cấp đăng ký xe máy chuyên ding Cấp thoả thuận quảng cáo trên phương tiện vận tải Cấp thoả thuận giấy phép bến xe, bến thuỷ nội địa Cấp giấy phép liên vận Chức năng niệm vụ của Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị sẽ được trình bày ở phần sau. 3. Hiện trạng hệ thống giao thông đô thị Hà Nội. 3.1. Hệ thống đường phố Hà Nội 3.1.1. Hiện trạng mạng lưới đường, hè phố Hà Nội có tổng diện tích 921 km2 với dân số gần 3 triệu người. Trong đó, diện tích nội thành chiếm 84,3 km2 với dân số khoảng 1,474 triệu người. Toàn thành phố hiện có 359 đường phố vơi tổng chiều dài 254 km. Hiện trạng đường phố Hà Nội như bảng sau: Ba Đìmh Hoàn Kiếm Đống Đa Hai Bà Trưng Tây Hồ Cầu Giấy Thanh Xuân Tổng cộng Diện tích (km2) 9,25 5,29 9,96 14,65 24,0 12,04 9,11 84,3 Dân số (1000 người) 205,9 172,9 342,3 360,9 94,8 138,2 159,3 1474 Chiều dài đường phố (km) 42,88 54,38 27,82 53,77 26,47 19,2 29,63 254 Diện tích đường phố (km2) 0,852 0,985 0,619 1,151 0,390 0,604 0,400 5,00 Tỷ lệ so với diện tích (%) 9,22 18,62 6,21 1,63 5,02 4,39 5,92 5,93 Mật độ đường (km/km2) 4,64 10,28 2,79 3,67 1,10 1,59 3,25 3,01 Mật độ theo Jica 0,98 1,80 0,48 0,74 0,55 0,47 0,78 0,72 Hiện trạng đường phố 7 quận nội thành Hà Nội Nhìn chung đường phố Hà Nội có mật độ thấp, phân bố không đều, có cấu trúc dạng hỗn hợp, thiếu sự liên thông, đường phố ngắn, nhiều giao cắt. Mật độ đường bình quân theo diện tích thành phố chỉ đạt 4,08 km/km2, bình quân theo dân số khoảng 0,19 km/1000 dân. Trong đó, quận Hoàn Kiếm là khu vựccó mật độ đường cao nhất lớn gấp 10 lần so với quận Tây Hồ là quận có mật độ thấp nhất. Đường phố rất ngắn và hẹp, nhiều giao cắt, khoảng cách trung bình giữa các nút giao cắt chỉ khoảng 380 m, 88% đường phố hẹp hơn 11m. Hầu hết là đường hai làn xe, không có giải phân cách để phân chia hai làn giao thông ngược chiều. Quỹ đất dành cho giao thông quá ít, tỷ lệ đất sử dụng cho mạng lướidg hiện tại chỉ đạt khoảng 7% trong khi thực tế trong quy hoạch diện tích cho giao thông cần đạt từ 20 đến 25%. Điều này khiến cho khả năng mở rộng đường bị hạn chế rất nhiều. Trong vài năm trở lại đây, có nhiều tuyến đường đã dược cải tạo mở rộng và xây dựng mới. Xây dựng mới các tuyến: Láng Hoà Lạc, Nguyễn Chí Thanh, đường đê Trần Quang Khải-Trần Nhật Duật, Tuyến Thanh Nhàn-Bách Khoa. Nhiều công trình giao thông trọng điểm trong quy hoạch đã được hoàn thành như: mở rộng nút giao thông Voi Phục- Cầu Giấy; tuyến đường vành đai 3; cầu vượt Nam Chương Dương; cầu vượt Ngã Tư Vọng; cầu vượt Nam Thăng Long. Tuy nhiên, Hà Nội vẫn còn có những đường dạng nút cổ trai làm giảm công suất đường phố gây nên tình trạng ùn tắc giao thông cụ bộ tại một số nút mà điển hình nhất là tại nút giao thông Ngã Tư Sở. Nhìn toàn mạng, hệ thống mạng lưới đường đô thị có dạng vòng tròn xuyên tâm. với 3 tuyến vành đai 1. vành đai 2, vành đai 3. Nối trung tâm Hà Nội với các tỉnh phía Bắc là 6 tuyến hướng tâm, hầu hết các tuyến này đã được nâng cấp, chất lượng ở các đường hướng tâm này tương đối tốt. 3.1.2. Hệ thống nút giao thông đô thị và hệ thống điều khiển. Trong nội thành Hà Nội có khoảng 580 nút giao thông (gồm 270 ngã ba, 282 ngã tư, 17 ngã năm, 1 ngã 6) trong đó mới có khoảng 150 nút được lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu, còn lại là điều khiển bằng tay hoặc bán tự động (như nút Ngã Tư Sở). Hầu hết các nút đều là giao đồng mức, hiện chỉ có nút giao thông Nam Chương Dương và Ngã Tư Vọng là giao khác mức và đang tiến hành xây dựng nút giao thôngkhác mức Nam Thăng Long. Các giao cắt giữa đường bộ và đường sắt trong thành phố hầu hết đã có đèn tín hiệu và thiết bị chắn tàu, hiện nay đang áp dụng thử nghiệm các thiết bị cảnh báo và chắn tàu tự động tại một số nút. Từ đầu những năm 1960 Hà Nội đã có những tín hiệu đèn đầu tiên tại một số nút giao thông với phương pháp điều khiển thô sơ là dùng công tắc bấm tay. Cho đến nay được sự đầu tư của chính phủ và sự hỗ trợ về công nghệ của Pháp, Hà Nội đã xây dựng hoàn chỉnh trung tâm điều khiển giao thông đô thị, vận hành tự động 106 nút đèn tín hiệu, 21 camera, 6 máy đếm xe thông qua hơn 45 km cáp truyền dữ liệu đôi. Việc lắp đặt camera tại các nút giao thông đã ngăn chặn được những nguy cơ gây ách tắc, tai nạn giao thông, giúp ích trong việc chủ động quản lý giao thông. Nhờ hệ thống đèn tín hiệu hiện đại, tốc độ bình quân trong thành phố đã tăng lên gấp đôi thậm chí gấp 3 trên một số tuyến như Tràng Thi, Điện Biên, Tràng Tiền (đạt 25-30 km/h). Hiện tại, Hà Nội đã có 7 tuyến được điều khiển theo nguyên tắc làn sóng xanh đó là: - Tuyến Nhà Hát Lớn-Bộ ngoại giao - Tuyến Hai Bà Trưng - Tuyến phố Huế-Hàng Bài - Tuyến Bà Triệu - Tuyến Nguyễn Thái Học-Cầu Giấy - Tuyến Lê Duẩn-Giải Phóng - Tuyến Tôn Đức Thắng-Chu Văn An Tuy nhiên, phần lớn hệ thống đèn tín hiệu hiện đang sử dụng đều là hai pha, lại chưa có các trang thiết bị hỗ trợ hiện đại như radio, bảng báo điện tử…, lại được thiết kế theo đơn vị chuẩn là xe con nên còn nhiều hạn chế khi điều khiển dòng giao thông với xe máy là chủ đạo, trong nhiều trường hợp làm cho xung đột giữa các dòng phương tiện càng trở nên phức tạp, hạn chế khả năng thông qua nút. Bên cạnh đó, chu kỳ đèn tín hiệu ở một số nút giao thông trọng điểm không còn phù hợp với hiện trạng giao thông đô thị hiên nay nữa, như chưa có sự phối hợp điều khiển giao thông giữa các nút và thời gian biểu vận hành xe buýt. 3.2. Hiện trạng giao thông tĩnh dô thị 3.2.1. Điểm đỗ xe công cộng Hệ thống các điểm đỗ xe công cộng trên địa bàn Hà Nội hiện do công ty khai thác điểm đỗ xe-Sở GTCC quản lý bao gồm: 126 điểm đỗ xe với tổng diện tích 55 000 m2, cung cấp 3 000 vị trí đỗ xe với diện tích bình quân là 15,5 m2/1 vị trí đỗ Giám sát 33 điểm đỗ xe taxi với tổng sức chứa là 327 xe Công ty đã sử dụng một số vỉa hè, lòng đường làm điểm đỗ như: Thái Hà, Nguyên Hồng, Phùng Hưng. Ngoài ra còn một số điểm đỗ xe do các cơ quan tự xây dựng và quản lý trong đó cũng có một số điểm cho đỗ xe công cộng như: Niiko hotel, Daiwoo hotel, Kim Lien hotel. Hiện tại việc đỗ xe máy và xe đạp công cộng nhìn chung chưa được quan tâm, sử dụng vỉa hè để đỗ xe máy, xe đạp là tình trạng phổ biến trên hầu hết các tuyến phố. Mặt khác, đa số các điểm đỗ xe tập trung ở khu vực trung tâm thành phố dẫn đến tình trạng một số khu tập trung cao, mồt số khu vực lại gần như không có các dịch vụ giao thông tĩnh. Đặc biệt, các khu vực vành đai mới thiết kế được quá ít hệ thống các điểm trung chuyển lớn, điểm đầu cuối để giảm nhẹ áp lực giao thông trong khu vực nội thành. 3.2.2. Bến xe buýt liên tỉnh và nội đô Toàn thành phố có 7 bến xe với quy mô lớn gồm: Mai Dịch, Từ Liêm, Hà Đông, Giáp Bát, Kim Mã, Long Biên, Gia Lâm. Trong đó có 4 bến xe buýt trùng với bến xe liên tỉnh: Kim Mã, Hà Đông, Giáp Bát và bến xe Gia Lâm. Nhưng sắp tới bến xe Kim Mã sẽ được giao cho Trung Tâm Quản Lý & Điều Hành giao thông đô thị quản lý chỉ để dung cho xe buýt không con có xe liên tỉnh nữa. có 5 bến xe với quy mô vừa ở: Chèm, Cầu Diễn, Phú Yên, Kim Ngưu. Trong các bến trên có bến xe Giáp Bát đã phát huy tốt nhưng lại không đáp ứng về diện tích bến. Bến xe Gia Lâm không phát huy được hết tác dụng vì khả năng tiếp cận còn hạn chế. Tóm lại, sự thiếu hụt về giao thông tĩnh đã trở nên nghiêm trọng, bởi vì hiện nay giao thông tĩnh ở thành phố Hà Nội mới vào khoảng 1% trong khi đó thì thực tế đòi hỏi khoảng 5-6%. Theo thống kê của Bộ GTVT, diện tích đỗ xe đối với tong loại được trình bày trong bảng sau: TT Loại phương tiện Diện tích (m2) 1 Xe điện 2084 2 Xe buýt nội đô 38990 3 Xe buýt liên tỉnh 61260 4 Ô tô con 11690 5 Xe chở hàng 10000 6 Các phương tiện cá nhân 1000 7 Xe đạp và xe máy 9197 8 Xích lô 270 9 Các loại khác 23700 10 Tổng số 158191 3.3. Hiện trạng phườn tiện vận tải trong thành phố Hà Nội Trong những năm gần đây, cùng vói tốc độ đô thị hoá, số lượng các phương tiện tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là sự nhảy vọt về số lượng xe máy. Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có khoảng 1 triệu xe máy các loại (tăng gấp 5 lần so với năm 1990, bình quân từ 106 xe/1000 dân tăng lên 400 xe/1000 dân), đó là chưa kể hàng vạn xe máy của khách vãng lai. Trong khi đó số lượng xe đạp lại giảm nhanh chóng từ khoảng trên 1 triệu xe đạp vào năm 1995 xuống còn khoảng 800 000 xe trong năm 2002. Còn số xe ô tô con ở Hà Nội hiện nay mới chỉ đạt khoảng 40 000 xe, tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng bình quân từ 10-15%/năm thì nguyên nhân chínhcủa các vấn đề trong giao thông Hà Nội trong tương lai gần sẽ là xe con. Theo số liệu thống kê của phòng cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội từ năm 1997 đến 2002, trung bình hàng năm: ôtô tăng 11-12%, xe máy tăng 15-16%. Số lượng phương tiện tăng nhanh nhưng lại không có sự phát triển đồng bộ về cơ sở hạ tầng đường bộ nên đã dẫn đến tình trạng quá tải trong giao thông đường bộ đô thị. Hiện nay bình quân 1km đường nội thành phải chịu tải khoảng 372 xe ô tô con, 3296 xe máy chưa tính đến xe thô sơ và các phương tiện của các tỉnh ngoài hoạt động trên địa bàn. Sự bùng nổ của phương tiện cơ giới cá nhân đã làm cho hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông Hà Nội càng bức bí hơn, cơ cấu của các loại phương tiện trong thành phố trở nên phức tạp hơn. Bên cạnh đó, là tình trạng các phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật, các phương tiện trở hàng hoá cồng kềnh, quá tải vẫn lưu hành phổ biến trên đường phố. Dòng giao thông như vậy khiến người tham gia giao thông luôn có cảm giác mất an toàn khi đi trên đường. 3.4. Hiện trạng tham gia giao thông 3.4.1. Dòng giao thông Dòng giao thông đô thị Hà Nội là dòng giao thông hỗn tạp, gồm nhiều phương tiện cơ giới và thô sơ, rất đa dạng phong phú về chủng loại như xic lo, xe đạp, xe máy, xe ô tô, xe buýt…cùng tham gia giao thông trên môt làn đường. Tuy nhiên, dòng xe máy vẫn chiếm vị trí chủ đạo trong dong giao thông đô thị: tỷ lệ xe máy là 55,7% tỷ lệ xe đạp194% và 15%còn lại là cho tất cả các phương tiện khác (theo báo Jica 1996). Dòng giao thông không đồng nhất về tính năng, chủng loại, tốc độ nên gây ra tình trạng hỗn loạn, giảm tốc độ dòng giao thông và nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông lớn. Lưu lượng dòng giao thông trên hầu hết các trục chính ra vào thành phố đều cao hơn 200 000 phương tiện/ngày và tỷ lệ dòng giao thông trong 1 giờ cao điểm thường lớn hơn 10% tỷ lệ bình quân. Lưu lượng dòng giao thông trong giờ cao điểm tại một số nút trọng yếu là: Nút Cầu Giấy lớn hơn 74 000 phương tiện/giờ và tại nút Ngã Tư Vọng là 75 000 phương tiện/giờ. Theo điều tra năm 2000, vận tốc bình quân của xe máy trong giờ cao điểm chỉ có 15 km/giờ, vận tốc xe con chỉ đạt 12,5 km/giờ. Trong 1 giờ có 340 xe máy lưu hành / m2 đường, trong 1 giây có 3 đầu xe đến cùng một điểm. 3.4.2. Hành vi người tham gia giao thông Một trong những vấn đề chính có ảnh hưởng lớn đến dòng giao thông là hành vi của người tham gia giao thông. Đa số những người tham gia giao thông trên đường phố Hà Nội là người sử dụng xe máy, phần lớn là những người trẻ tuổi, không nắm chắc luật lệ giao thông. Do đặc điểm về tính linh hoạt và cơ động của xe máy, nên những người điều khiển loại phương tiện này thường khá tuỳ tiện khi tham gia giao thông, họ thường không di chuyển thành dòng giao thông cố định như đối với dòng ô tô, mà thường vượt, tránh nhau một cách tuỳ tiện gay ra tính hỗn độn, phức tạp của dòng giao thông. Bên cạnh đó, những người điều khiển xe thô sơ (chủ yếu là xe đạp) lại có tư tưởng coi nhẹ luật giao thông, cho rằng khi sử dụng phương tiện thô sơ thì không bị sử phạt. Do đó, có rất nhiều trường hợp xe thô sơ đi ngược chiều, rẽ khi đèn đỏ, hay đi trên vỉa hè. Việc dừng đõ xe tuỳ tiện trên đường và trên hè phố cũng là một thói quen từ lâu của người dân. người sử dụng xe máy và xe đạpcó thể dừng đỗ bất kỳ đâu khi có nhu cầu. Còn những người dân sống hai bên đường phố, thường chiếm phần không gian vỉa hè trước nhà của mình đẻ đõ xe, kinh doanh buôn bán mà không quan tâm đến luật lệ giao thông hay quyền sử dụng hè phố của người đi bộ. Đặc biệt, có một số người còn chiếm phần hè để mở dịch vụ trông giữ xe đạp, xe máy. 3.4.3. Đặc tính nhu cầu đi lại Hệ số giờ cao điểm: Hà Nội có hai khoảng cao điểm chính cao điểm sáng từ 6h30 đến 8h00 cao điểm chiều từ 16h30 đến 18h30 Tổng nhu cầu đi lại trong cao điểm sáng chiếm khoảng 22,7% tổng nhu cầu đi lại trong 24 giờ. Tổng số chuyến đi làm chiếm 59,7% trong cao điểm sáng. Những chuyến đi học của học sinh, sinh viên Hà Nội thường tập chung vào khoảng 6h30 đến 7h30 và từ 12h 00 đến 13h00 Hệ số đi lại bình quân: Các quận nội thành Hà Nội có mật độ dân số vào loại cao nhất khu vực và thế giới, bình quân 25.554 người/km2 (cao nhất là quận Hoàn Kiếm 39.465 người/km2). Theo kết quả điều tra của dự án hỗ trợ giao thông đô thị Việt Nam (VUTAT,1995), số chuyến đi bình quân của người Hà Nội là 2,56 chuyến đi/ngày. 3.4.4. Hiện trạng an toàn giao thông đô thị ỏ Hà Nội Theo thống kê của công an giao thông cho thấy số vụ tai nạn giao thông này một gia tăng. Có nhiều nguyên nhân dấn đến tình trạng gia tăng tai nạn giao thông, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do người điều khiển phương tiện thiếu ý thức chấp hành luật lệ giao thông, điều khiển phương tiện không đảm bảo kỹ thuật. Đầu năm 2003, chính phủđã ban hành NQ13 về lập lại trật tự kỷ cương, văn minh đô thị, tiến tới giảm dần tai nạn giao thông. Tiếp đó là Nghị định 14, 15, cùng với sự ra quân động loạt của các lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông , công an, an ninh trật tự, áp dụng các biện pháp sử phạt hành chính, giữ xe một cách nghiêm khắc trên toàn bộ thành phố. Với những biện pháp cứng rắn đồng bộ, tình hình giao thông đô thị đã được cải thiện một cách đáng kể, đã chấn chỉnh lại ý thức của người tham gia giao thông. Bước đầu thu được các kết quả đáng kể trong việc kiềm chế tai nạn giao thông. 3.5. Hiện trạng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của thành phố Hà Nội . Cho đến quý I năm 2004 Hà Nội đã có 40 tuyến buýt phủ rộng khắp các quận huyện Hà Nội đảm bảo đảm sự giao lưu bằng xe buýt giữa các vùng dân cư nội ngoại thành và kế cận. Với tổng chiều dài tuyến là 796 km, cự ly bình quân/tuyến là 19,9 km. Các tuyến buýt chủ yếu vận chuyển hành khách đi lại trong nội thành, và một số tỉnh lân cận theo các trục đường quốc lộ hướng tâm. Hình dạng mạng lưới đơn giản, có tuyến xuyên tâm, tuyến hướng tâm, tuyến vòng tròn, tuyến hỗ trợ tạo mối liên kết liên thông và tăng công suất mạng. Tuy nhiên có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến mạng lưới tuyến như: Hệ thống đường giao thông thiếu, nhiều đường có mặt cắt ngang không đủ rộng cho xe buýt hoạt động. Hệ thống hạ tầng cơ sở cho tuyến xe buýt chưa đáp ứng yêu cầu của mạng. Thói quen của người dân với những chuyến đi thẳng và thích sử dụng xe máy. Từ những hạn chế trên, việc thiết kế tuyến như hiện tại bộc lộ nhiều yếu điểm: - Tuyến phủ rộng nhưng không kín, không đồng đều, nhiều khu dân cư lớn trong nội thành như: Tân Mai, Trương Định, Hoàng Mai, Định Công, Khương Trung, Đại Kim rất khó sử dụng hoặc không thể sử dụng được xe buýt cho đi lại làm việc, học tập, vui chơi giải trí. - Tuyến xe buýt quá dài, đi lắt léo qua nhiều đường phố, hệ số trùng tuyến cao, cự ly trung bình tuyến dài làm hành khách khó hiểu, khó nhớ và khó sử dụng. - Do điểm chuyển tuyến không được xây dựng một cách tiêu chuẩn trên toàn mạng nên hạn chế sự liên kết, liên thông. Về hạ tầng Cơ sở hạ tầng tuyến buýt bao gồm: các điểm đầu cuối, điểm trung chuyển, điểm dừng dọc tuyến. Một trong những điều kiện cần thiết để cho hệ thống xe buýt hoạt động có hiệu quả là phải thiết lập một hệ thống cơ sở hạ tầng hợp lý, ổn định và thoả mãn các yêu cầu đặt ra. Với 40 tuyến đang hoạt động các điểm đầu cuối hiên tại bao gồm 36 điểm: Cầu Giấy, Yên Phụ, Long Biên, Trần Khánh Dư, Bờ Hồ, Kim Mã, Công viên Lê Nin, Nguyễn Khuyến, Thủ Lệ, Bách Khoa, Vân Hồ, Bến xe Giáp Bát, Văn Điển, Ngũ Hiệp, Thường Tín, Hoàng Quốc Việt, Nam Thăng Long, Cổ Nhuế, Đông Ngạc, Nội Bài, Mai Động, Lĩnh Nam, Bến xe Hà Đông, Ba La, Viện 103, Bến xe Gia Lâm, Đại Học Nông Nghiệp I Hà Nội, Yên Viên, Đa Phúc, Diễn, Nhổn, Phùng, Tây Tựu, Ga Hà Nội, Phú Thị, Gia Thụy, Lĩnh Nam, Nguyến Công Trứ. Trong các điểm đó đa số là sử dụng tạm thời phần vỉa hè lòng đường, đất lưu không, đất trong phạm vi quy hoạch mở rộng đường hoàn toàn không có đất dành riêng cho xe buýt công cộng. Trên toàn mạng hiên có 945 điểm dừng với khoảng cách trung bình là: + Nội thành: 350 – 500 m + Ngoại thành: 800 – 1000 m Có 144 nhà chờ, trong đó có 102 nhà chờ là do các đôn vị quảng cáo đầu tư xây dựng và 42 nhà chờ là do nhà nước đầu tư. Hầu hết các điểm dừng dựa vào vị trí tự nhiên của lòng đường, vỉa hè và lề đường, không được xây dựng tiêu chuẩn, có những điểm dừng hạn chế chỗ cho khách đứng chờ. Có những điểm dừng mỗi lần xe buýt dừng đón trả khách là xảy ra tắc đường. Ngoài ra do thiếu đất cho giao thông tĩnh nên hiện nay các tuyến xe buýt đều có một quãng đường huy động rất lớn, có tuyến có quãng đường huy động lên tới 30 km gây lãng phí rất lớn. Về khai thác vận hành: Thời gian mở tuyến là 5h00 trừ tuyến 23 là 6h00 Thời gian đóng tuyến: có 27 tuyến lúc 20 giờ, 8 tuyến lúc 21 giờ, 3 tuyến lúc 22 giờ là tuyến 02, 22, 32. Ngoài ra tuyến 07 đóng tuyến lúc 21 giờ tại Trần Khánh Dư vào lúc 22h35 ở Nội Bài, tuyến 17 đóng tuyến lúc 21 giờ tại Long Biên và lúc 22h30 tại Nội Bài. Tần suất chạy xe: giờ cao điểm giờ bình thường Có 7 tuyến 05 10 Có 21 tuyến 10 15 Có 12 tuyến 15 20 Về phương tiện vận chuyển buýt Cho tới cuối năm 2003 đã có 678 tham gia hoạt động với 39.510 chỗ, cơ cấu đoàn phương tiện như sau: TT Phương tiện Sức chứa Số xe Tổng số chỗ 1 Daiwoo BS 105 80 96 7.680 2 Daiwoo BS 090 60 276 16.560 3 Renault 80 50 400 4 Mercdes 80 61 4.880 5 Mercdes 60 10 600 6 Trarsinco 30 37 1.110 7 Trarsinco 45 50 2.250 8 A Sia Cosmos 30 13 390 9 A Sia Combi 24 47 1.128 10 Huyndai 24 38 912 4. Tình hình của đơn vị thực tập (TT QL & ĐH GTĐT) Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Nó được thành lập nhằm giúp Sở Giao Thông Công Chính trong công tác tổ chức quản lý và điều hành hệ thống vận tải hành khách công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Cơ cấu tổ chức của trung tâm QL & ĐH GTĐT được biểu diễn như sau: Hệ thống hạ tầng cơ sở phục vụ VTHKCC Các dự án phát triển VTHKCC & XDCB Các doanh nghiệp hoạt động VTHKCC bằng Buýt – Tãi Phòng KHKTĐĐ Tổ dự án Phó giám đốc: LXHùng Phó giám đốc: NVCầu Gi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCơ cấu quản lý giao thông đô thị.doc
Tài liệu liên quan