Báo cáo Thực tập tại Công ty Vật liệu chịu lửa Viglacera Cầu Đuống

MỤC LỤC

PhầnI : Giới thiệu về Doanh nghiệp 2

1.1. Tên Doanh nghiệp: 2

1.2. Giám đốc hiện tại của Doanh nhiệp: ông Hoàng Kim Bồng 2

1.3. Địa chỉ: 2

1.4. Cơ sở pháp lý: 2

1.5. Loại hình Doanh nghiệp: 2

1.6. Nhiệm vụ của Doanh nghiệp: 3

1.7 Lịch sử phát triển của Doanh nghiệp qua các thời lỳ: 3

Phần II: Khái quát về tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty 6

2.1 Mặt hàng sản phẩm của Doanh nghiệp: 6

2.2 Khối lượng từng mặt hàng trong 3 năm qua: 10

2.3 Doanh thu thuần sxkd của Doanh nghiệp trong 3 năm qua: 11

2.4 Tổng chi phí sản xuất kinh doanh qua 3 năm gần đây: 12

2. 5. Lợi nhuận của Doanh Nghiệp trong 3 năm qua: 13

2.6. Tài sản cố định bình quân: 14

2.7. Vốn lưu động bình quân. 15

2.8. Lao động của Doanh nghiệp trong vòng 3 năm qua: 16

Phần III: Công nghệ sản xuất 18

3.1 Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất vật liệu chịu lửa: 18

1. Máy ép thuỷ lực: 21

2. Lò nung con thoi: 21

3.Lò nung sấy Tuynel: 22

Phần IV: Tổ chức sản xuất và kết cấu sản phẩm của Doanh Nghiệp: 25

4.1 Tổ chức sản xuất: 25

4.2. Kết cấu sản xuất của Doanh Nghiệp: 25

Phần V: Tổ chức bộ máy quản lý Doanh nghiệp 27

5.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Doanh nghiệp: 27

5.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: 28

5.1. Mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý Doanh nghiệp: 31

PhầnVI: 32

6.1 Khảo sát các yếu tố “đầu vào”: 32

6.2. Khảo sát các yếu tố “đầu ra”: 39

Phần VII: Môi trường kinh doanh của Công ty vật liệu chịu lửa Viglacera Cầu Đuống. 41

7.1 Môi trường vĩ mô: 41

7.2 Môi trường ngành: 44

Phần VIII: Thu hoạch sau quá trình thực tập tổng quan 46

 

doc48 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2581 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Vật liệu chịu lửa Viglacera Cầu Đuống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6 955 1439 4 Gạch chịu axit - 0 105 35 5 Gạch ốp trang trí - 31 7 0 6 Gạch Xốp (Samốt nhẹ) - 23 39 44 B Vữa các loại tấn 98 134 147 1 Vữa Cao Nhôm - 1 0 0 2 Vữa A - 45 24 16 3 Vữa B - 51 109 131 4 Bê tông - 1 1 0 (Nguồn tài liệu từ phòng Kế toán tài chính Công ty vật liệu chịu lửa Viglacera Cầu Đuống) Từ số liệu trên cho thấy sản lượng sản phẩm các loại mặt hàng có thay đổi theo xu hướng sau: Gạch các loại: + năm 2006 giảm so với năm 2005 là: 336 tấn (từ 1.598 tấn xuống 1.262 tấn) tức 26,62 % là do nhân tố Gạch Samốt B giảm là chủ yếu (từ 1.206 tấn xuống còn 955 tấn) + năm 2007 tăng so với năm 2006 là: 544 tấn (từ 1.262 tấn lên 1.806 tấn) tức 43,89 % là do nhân tố Gạch Samốt B tăng là chủ yếu (từ 955 tấn lên 1.439 tấn). Vữa các loại: + năm 2006 tăng so với năm 2005 là: 36 tấn (từ 98 tấn lên 134 tấn) tức 36,73% là do nhân tố Vữa Cao Nhôm B tăng là chủ yếu (từ 51 tấn lên 109 tấn) + năm 2007 tăng so với năm 2006 là 13 tấn (từ 134 tấn lên 147 tấn) tức 9,7 % là do Vữa Cao Nhôm tăng là chủ yếu (từ 109 tấn lên 131 tấn). 2.3 Doanh thu thuần sxkd của Doanh nghiệp trong 3 năm qua: (Nguồn tài liệu từ Phòng kế toán tài chính Công ty vật liệu chịu lửa Viglacera Cầu Đuống) Từ biểu đồ Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh trong 3 năm qua ta thấy: Doanh thu của Doanh nghiệp tăng dần qua các năm nhưng năm tăng nhiều nhất là năm 2006. Năm 2006 tăng so với năm 2005 là 2.822 triệu đồng (từ 31.289 lên 34.111 triệu đồng) tức 8,27 %. Năm 2007 tăng so với năm 2006 là 689 triệu đồng (từ 34.111 lên 34.800 triệu đồng) tức 2,02 % 2.4 Tổng chi phí sản xuất kinh doanh qua 3 năm gần đây: (Nguồn tài liệu từ phòng Kế toán tài chính Công ty Vật liệu chịu lửa Viglacera Cầu Đuống) Từ biểu đồ trên cho thấy tổng chi phí sản xuất của Doanh nghiệp trong 3 năm qua đều tăng. Ta có thể thấy tăng nhiều nhất là vào năm 2006. Tổng chi phí của Doanh Nghiệp năm 2006 tăng so với năm 2005 là 2.822 triệu đồng (từ 31.289 trđ lên 34.111 trđ), tức là tăng 9,02 %, năm 2007 tăng so với năm 2006 là 689 trđ (từ 34.111 trđ lên 34.800 trđ) hay tăng 20,2 % . Do giá nguyên liệu đầu vào tăng đột biến làm cho tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng lên đột biến vào năm 2006. 2. 5. Lợi nhuận của Doanh Nghiệp trong 3 năm qua: ( Nguồn tài liệu từ Phòng kế toán tài chính Công ty Vật liệu chị lửaViglacera Cầu Đuống) Từ biểu đồ trên cho thấy lợi nhuận của doanh nghiệp giảm mạnh vào năm 2006, đồng thời tăng mạnh vào năm 2007, do tổng chi phí sản xuất của Doanh nghiệp tăng đột biến vào năm 2006. Nó đã tác động làm giảm trực tiếp lợi nhuận của Doanh nghiệp. Lợi nhuận của Doanh nghiệp năm 2006 giảm so với năm 2005 là 571 trđ (từ 823trđ xuống 252 trđ) hay 69,38 %. Năm 2007 đã ổn định hơn nên lợi nhuận của Doanh nghiệp năm 2007 tăng lên đáng kể. Lợi nhuận của Doanh nghiệp năm 2007 tăng so với năm 2006 là: 1.389 trđ (từ 252 trđ lên 1.641 trđ) hay tăng 551,2 % 2.6 Tài sản cố định bình quân: ( Nguồn tài liệu từ phòng Kế toán tài chính Công ty Vật liệu chị lửa Viglacer Cầu Đuống) Tài sản cố định bình quân của Donah nghiệp giảm dần qua 3 năm qua. Tài sản cố định bình quân năm 2006 giảm so với năm 2005 là 4.311 trđ (từ 38.819 trđ xuống 34.598 trđ) hay 11,01 %, năm 2007 giảm so với năm 2006 là 4.129 trđ (từ 34.508 trđ xuống 30.379 trđ) hay 11,96 %. Giá trị tài sản cố định của Doanh Nghiệp giảm dần qua 3 năm qua là do Doanh nghiệp đã thanh lý một số máy móc thiết bị không còn phù hợp cho sản xuất. Doanh nghiệp đã thanh lý một số máy móc để chuẩn bị sử dụng một số máy móc thiết bị mới, theo kế hoạch sẽ đưa vào sử dụng vào giữa năm 2008. Đây chính là lý do làm cho giá trị TSCĐ của Doanh nghiệp bị giảm. 2.7 Vốn lưu động bình quân. (Nguồn tài liệu từ Phòng kế toán tài chính Công ty vật liệu chịu lửa Viglacera Cầu Đuống) Từ biểu đồ trên ta thấy vốn lưu động bình quân của Doanh nghiệp đều tăng qua 3 năm qua. Tăng đột biến vào năm 2007, do nhận được ngân sách bổ sung vào đầu năm 2007. Vốn lưu động bình quân của Doanh Nghiệp năm 2006 tăng so với năm 2005 là:1.467 trđ (từ 61.823 trđ lên 63.290 trđ) hay 2,37 %, năm 2007 tăng so với năm 2008 là 5.017 trđ( từ 63.290 lên 68.307 trđ) hay 7,92 %. Đây là Doanh nghiệp sản xuất nên với lượng tăng về vốn lưu động như vậy Doanh nghiệp nên đầu tư vào máy móc thiết bị. 2.8. Lao động của Doanh nghiệp trong vòng 3 năm qua: a, Tổng số lao động bình quân: (Nguồn tài liệu từ phòng tổ chức Công ty vật liệu chịu lửa Viglacera Cầu Đuống) b, Thu nhập trung bình của người lao động: (Nguồn tài liệu từ Phòng tổ chức công ty Vật liệu chịu lửa Viglacera Cầu Đuống) Từ đồ thị trên ta thấy: số lượng lao động giảm dần. Do năm 2005 giá nguyên vật liệu đầu vào tăng đột biến làm giảm lợi nhuận của Doanh nghiệp, thu nhập của người lao động bị giảm sút chỉ có 900,7 ngđ do vậy số lượng lao động không có việc làm đã nghỉ việc làm cho số lượng lao động giảm sút. Số lượng lao động năm 2006 giảm so với năm 2006 là: 21 người ( từ 317 người xuống còn 296 người) hay giảm 6,62 %, năm 2007 giảm so với năm 2006 là 19 người (từ 296 người giảm xuống còn 277 ngưòi) tức giảm 6,41 %. Năm 2007 tình hình trở nên ổn định hơn nên thu nhập của người lao động đã tăng lên so với năm 2006 là: 171,8 ngđ (từ 984,2 ngđ lên 1.156 ngđ) hay tăng 17,45 %. Dự kiến sang năm 2008 thì thu nhập của người lao động sẽ tăng lên là 1,7 trđ. Phần III: Công nghệ sản xuất 3.1 Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất vật liệu chịu lửa: Kiểm tra thông số nguyên liệu (KCS, KT) Kho nguyên vật liệu Đất sét Samốt Máy cắt thái Nghiền Xa Luân Sấy nguyên liệu Kiểm tra cỡ hạt (KCS) Nghiền LX Bun ke chứa Kiểm tra cỡ hạt, độ ẩm (KCS) Kiểm tra kích thước KCS Trộn Sàng phân loại Bun ke chứa Cân định lượng Ép sản phẩm Kẹp hàm Sấy sản phẩm Kiểm tra nhiệt độ nung Kiểm tra, phân loại sản phẩm (Tổ phân loại, KCS) Nung sản phẩm Phân loại sản phẩm Sản phẩm đạt tiêu chuẩn Sản phẩm hỏng Kho nguyên liệu Kho thành phẩm a.Thuyết minh về dây chuyền sản xuất: Đầu tiên là khâu nguyên liệu sẽ cung cấp nguyên liệu Samốt và đất sét cho các giai đoạn chế biến sản phẩm: Samốt sẽ được đưa tiếp theo vào kẹp hàm sau đó qua máy nghiền Xa Luân. Trong giai đoạn này có sự kiểm tra thông số nguyên vật liệu. Tiếp theo sẽ qua sàng phân loại cỡ hạt. Giai đoạn này có sự kiểm tra của KCS về cỡ hạt của nguyên liệu sau khi đã đi qua máy nghiền Xa Luân. Sau đó qua Bun ke chứa và sẽ được cân định lượng để xác định lượng nguyên liệu cho từng sản phẩm. Đất sét sẽ được đưa qua máy cắt thái sau đó sẽ được sấy khô, tiếp theo sẽ được đưa qua máy nghiền. Trong giai đoạn này cũng được KCS kiểm tra các thông số nguyên vật liệu. Sau khi được nghiền thì được đưa vào Bun ke chứa. Giai đoạn này sẽ được kiểm tra cỡ hạt, độ ẩm của KCS. Tiếp theo sẽ được cân định lượng để xác định lượng nguyên liệu cho từng sản phẩm. Nguyên liệu Samốt và đất sét sau khi được cân định lượng sẽ được đưa qua máy trộn nguyên liệu để trộn với nhau. Sau khi trộn chúng lẫn với nhau sản phẩm sẽ được đưa giai đoạn ép. Trong giai đoạn này KCS sẽ được kiểm tra kích thước sản phẩm. Những sản phẩm nào mà không đúng kích thước sẽ đem trả lại kho nguyên vật liệu. Sản phẩm sau khi ép xong sẽ được sấy, sau đó sẽ nung . Sau giai đoạn nung là sản phẩm đã hoàn thành. Khi sản phẩm đã hoàn thành thì tổ phân loại kết hợp với KCS sẽ kết hợp để kiểm tra chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn và phân loại sản phẩm theo yêu cầu của phân xưởng. Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng sẽ được nhập kho thành phẩm chuẩn bị cho giai đoạn tiêu thụ sản phẩm. Các sản phẩm còn lại không đạt tiêu chuẩn theo quy định sẽ loại để nhập kho tiêu thụ với giá thành rẻ nếu có yêu cầu của khách hay sẽ nhập vào kho nguyên vật liệu để quay về tiếp tục cung cấp cho sản xuất sản phẩm lần sau. b.Đặc điểm công nghệ sản xuất: b1.Đặc điểm về phương pháp sản xuất: Nhà máy sản xuất theo dây chuyền hàng loạt sản phẩm, sản xuất liên tục với khối lượng lớn. Có bộ phận sản xuất và bộ phận phụ trợ. Bộ phận phụ trợ: phân xưởng điện và phân xưởng sửa chữa có nhiệm vụ tạo khuôn mẫu, máy móc, sửa chữa cho phân xưởng sản xuất chính. b2.Đặc điểm về trang thiết bị : Nhà máy Vật Liệu chịu lửa Cầu Đuống chuyên sản xuất vật liệu chịu lửa cao nhôm với máy ép lực cao: 1.250 tấn, máy trộn Lx 600, lò nung sấy con thoi với nhiệt độ nung 1.600oC, Công nghệ của hãng Misano, thiết bị của Cộng hoà liên bang Đức (hãng Laeis Bucher) hoàn toàn tự động. Nhà máy Vật Liệu chịu lửa Tam Tầng chuyên sản xuất các loại Samốt A-B với máy ép lực cao, nung sấy Tuynel theo công nghệ của hãng Wiatra (Cộng hoà Liên Bang Đức) Sản phẩm của Công ty TCVN 4710-98 và tiêu chuẩn Châu Âu. Năng lực sản xuất: + 16.500 tấn gạch chịu lửa Samốt A, B, C các loại + 6.000 tấn gạch chịu lửa cao nhôm co Al2O3 từ 48%-85% + 2.500 tấn gạch xốp cách nhiệt, vữa chịu lửa, bê tông chịu lửa, sạn Samốt các loại. Đội ngũ cán bộ, chuyên gia kỹ thuật, chuyên sâu, lành nghề đủ khả năng sản xuất các sản phẩm vật liệu chịu lửa đạt tiêu chuẩn Châu Âu và tiêu chuẩn của Việt Nam, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Các thông số chính như sau: Sử dụng nhiên liệu FO, điều khiển tự động bằng chương trình PLC Kích thước lò: 70,8*2,3*2,49(m) Số vòi đốt: 36 cái Công suất: 16.500t/năm Nhiệt độ nung: 1.450oC Công nghệ: Liên Bang Đức Bao gồm các loại máy móc thiết bị: 1. Máy ép thuỷ lực: Hãng cung cấp: Laeis Bucher – CHLB Đức Áp lực ép: 12.500N 2. Lò nung con thoi: Hãng cung cấp: Leis Heimsoth – GmbH – CH Liên bang Đức Nhiệt độ nung max: 1.600oC Chu kỳ nung gạch cao nhôm: 72h/mẻ Năng suất: 68 tấn/mẻ Điều khiển lò bằng chương trình PLC và máy tính công nghệ đồng bộ giữa lò sấy và lò nung. Ký hiệu sản phẩm Công ty đã đăng ký mã hiệu hàng hoá: Tên gọi Ký hiệu Kích thước Ghi chú Tiêu chuẩn F (A, B, C, HA) CD 230*114*65 A: Samốt A B: Samốt B C: Samốt C HA: Cao nhôm CD: Cầu Đuống Vát dọc D5 (A, B, C, HA) CD D3 (A, B, C, HA) CD 230*113*65/65 230*114*65/45 Vát ngang N5 (A, B, C, HA) CD N3 (A, B, C, HA) CD 230*114*65/55 230*114*65/45 (Nguồn tài liệu từ phòng Kỹ thuật KCS Công ty vật liệu chịu lửa Viglacera Cầu Đuống) 3.Lò nung sấy Tuynel: Các thông số chính như sau: + Sử dụng nhiên liệu FO, điều khiển tự động bằng chương trình PLC + Kích thước lò : 70,8*2,3*2,49(m) + Số vòi đốt : 36 cái + Công suất : 1.600 t/năm + Nhiệt độ nung max : 1.450oC +Công nghệ : Liên bang Đức b3. Đặc điểm về mặt bằng : + Nhà xưởng được sắp xếp rất khoa học phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy. Nhà máy sản xuất theo dây truyền do đó nhà xưởng được bố trí theo chiều ngang kéo dài theo sơ đồ sau: Khu nguyên vật liệu Khu chế biến tạo hình Nhà máy ép thuỷ lực Lò con thoi Bãi thành phẩm Lò nung tuynel 2 Lò nung tuynel 1 + Nhà xưởng sấy tuynel được xây dựng theo mô hình thiết kế, có đường trượt để sản phẩm vào được trong lò. Dọc theo lò đó sẽ có các đường dẫn nhiên liệu cung cấp cho quá trình sấy sản phẩm. + Nhà xưởng cho máy ép thuỷ lực được bố trí: máy ép thuỷ lực đặt cuối nhà xưởng. Sản phẩm sau khi ép xong sẽ được đưa vào lò nung. + Các nhà xưởng được chiếu sáng bằng hệ thống đèn điện để sản xuất tăng ca vào ban đêm. Còn vào ban ngày hệ thống cửa sổ bằng kính sẽ tạo ánh sáng tự nhiên cho nhà xưởng sản xuất, bảo đảm hoàn toàn về ánh sáng. + Các công nhân viên tham gia sản xuất tại nhà máy phải đi gang tay, đội mũ bảo hiểm, đeo khẩu trang để đảm bảo an toàn lao động. Khi vận hành máy phải cẩn thận đòi hỏi phải nghiêm chỉnh chấp hành yêu cầu về an toàn lao động. Khi bốc dỡ sản phẩm cũng phải chú ý về an toàn lao động vì đây là các sản phẩm dễ vỡ. Phần IV: Tổ chức sản xuất và kết cấu sản phẩm của Doanh Nghiệp: 4.1 Tổ chức sản xuất: Nhà máy sản xuất theo loại hình sản xuất hàng loạt, liên tục với khối lượng lớn. Sản xuất được bố trí theo một chu trình khép kín, công nghiệp được chuyên môn hoá cao, thực hiện từng công đoạn tách biệt rõ ràng. Chu kỳ sản xuất theo mẻ sản phẩm hoàn thành, từ khâu nguyên vật liệu bỏ vào sau đó gia công chế biến, đến khi sản phẩm hoàn thành. Khi hoàn thành một mẻ sản phẩm, mẻ tiếp theo sẽ được thực hiện, cứ như thế cho đến hết giờ làm việc ngày hôm đó. Nếu vào giai đoạn khan hiếm hàng hoá phải tăng ca thì có thể làm hết công suất của nhà máy. 4.2. Kết cấu sản xuất của Doanh Nghiệp: Công ty có hai nhà máy sản xuất, đó là nhà máy Tam Tầng và nhà máy Cầu Đuống. Trong đó nhà máy sản xuất chính là nhà máy Tam Tầng. Hiện tại nhà máy Tam Tầng có các tổ: tổ nguyên vật liệu, tổ trộn cơ bản, tổ tạo hình, tổ ép, tổ xếp goong, tổ nung, tổ phân loại, tổ bốc xếp. Trong đó: + Tổ nguyên vật liệu: có nhiệm vụ cung cấp nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất. + Tổ trộn cơ bản: có nhiệm vụ trộn nguyên vật liệu trước khi đưa vào tạo hình. + Tổ tạo hình: tạo hình sản phẩm từ các khuôn có sẵn + Tổ ép: sau khi nguyên vật liệu được đưa vào khuôn thì tổ ép có nhiệm vụ ép tạo hình sản phẩm. +Tổ xếp goòng: có nhiệm vụ bốc xếp sản phẩm lên xe goòng đưa vào lò nung. +Tổ đốt nung: có nhiệm vụ nung sản phẩm +Tổ phân loại: sau khi sản phẩm đã được nung, tổ phân loại sẽ phân loại theo yêu cầu của phân xưởng. +Tổ bốc xếp: có nhiệm vụ bốc xếp các sản phẩm sau khi phân loại vào kho chứa thành phẩm. Sơ đồ kết cấu sản xuất của Doanh nghiệp: Nhà máy gạch chịu lửa Tam Tầng Tổ NVL Tổ đốt nung Tổ ép Tổ xếp goong Tổ trộn cơ bản Tổ tạo hình Tổ bốc xếp Tổ phân loại Phần V: Tổ chức bộ máy quản lý Doanh nghiệp 5.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Doanh nghiệp: GIÁM ĐỐC Phòng tài chính KT Phòng KH,VT, TC, TL Phòng kinh doanh Phòng hành chính Phòng kỹ thuật (KCS) Nhà máy Tổ NLV Tổ trộn cb Tổ tạo hình Tổ ép Tổ xếp goong Tổ đốt nung Tổ phân loại Tổ bốc xếp Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc 5.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: + Giám đốc: là người chịu trách nhiệm cao nhất trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, Giám đốc do Bộ trưởng Bộ xây dựng chỉ định. Giám đốc là người điều hành, quản lý công ty, chỉ đạo trực tiếp từng phòng ban, phân xưởng nhà máy. Giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật, Tổng công ty về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đồng thời đại diện cho quyền lợi của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. + Phó giám đốc: gồm 3 Phó giám đốc: Phó Giám đốc Đầu tư, Phó giám đốc Nhà máy Tam Tầng, Phó Giám Đốc kinh doanh. Có nhiệm vụ là giúp việc cho giám đốc về các mảng mà mình phụ trách. Nhận sự chỉ đạo trực tiếp từ Giám đốc, và chỉ đạo xuống cấp dưới. + Phòng Tài chính Kế toán: đứng đầu là Kế toán trưởng (bà Nguyễn Thị Thuý) có chức năng tham mưu cho Giám đốc về các vấn đề thuộc lĩnh vực Tài chính kế toán như việc thực hiện công tác Tài chính kế toán cũng như kiểm soát mọi hoạt động kinh tế tài chính của Công ty theo đúng pháp luật. Phòng Tài chính kế toán hoạt động tốt có thể giúp Giám đốc Công ty có các biện pháp chỉ đạo để hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Phòng tài chính kế toán có hai nhiệm vụ đó là thực hiện công tác tài chính và kiểm tra kiểm soát về vấn đề tài chính. Về công tác tài chính: cần đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà đầu tiên là lập kế hoạch tài chính thống nhất với kế hoạch sản xuất của Công ty, từ đó có các bện pháp huy động vốn hợp lý, sử dụng tiết kiệm và linh hoạt nguồn vốn nhằm đảm bảo các hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu qủa cao và phù hợp với diễn biến thị trường. Đối với các khoản phải trả, tổ chức thanh toán kịp thời, đúng với chế độ thanh toán để giữ uy tín cho Công ty. Đối với các khoản phải thu hồi, Doanh nghiệp đôn đốc thu hồi giảm việc bị chiếm dụng vốn. Mặt khác, phòng Tài chính kế toán còn phải kiểm tra tài chính, phân tích tình hình nhằm có biện pháp sử dụng hiệu qủa nhất mọi nguồn lực hiện có, giúp tình hình tài chính của Công ty lành mạnh, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. Phòng Tài chính kế toán là nơi xây dựng giá bán các loại sản phẩm dịch vụ và thực hiện chính sách giá của Nhà nước trong phạm vi doanh nghiệp. + Phòng Kinh doanh: có chức năng tham mưu cho lãnh đạo Công ty tổ chức, triển khai, chỉ đạo công tác kinh doanh. Được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến, nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động đều được tiến hành từ một trung tâm là trưởng phòng Kinh doanh (ông Đoàn Văn Lợi), vừa đảm bảo khả năng sáng tạo, làm việc độc lập của cán bộ. Phòng kinh doanh có nhiệm vụ tổ chức nghiên cứu thị trường tìm hiểu khách hàng và các đối thủ cạnh tranh. Tổ chức mạng lưới bán hàng là các tiếp thị viên kết hợp các cửa hàng trực thuộc, các đại lý nhằm khuyếch trương, giới thiệu rộng rãi sản phẩm đến người tiêu dùng. Tổ chức xây dựng các kênh phân phối và thực hiện phân phối hàng hoá vào kênh. Tổ chức các nghiệp vụ bán hàng như viết phiếu, hoá đơn bán hàng, nhập hàng hoá. Thực hiện công tác bảo hành sản phẩm. Tổ chức các hoạt động lưu trữ hàng hoá, quản lý kho hàng và theo dõi lượng nhập, xuất, tồn. Nộp báo cáo nghiệp vụ cho lãnh đạo Công ty. + Phòng Kế hoạch vật tư, tổ chức tiền lương: có chức năng tham mưu cho lãnh đạo Công ty tổ chức, triển khai cũng như chịu trách nhiệm về công tác kế hoạch – đầu tư, đồng thời tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức quản lý sử dụng lao động, thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động. Làm công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật của toàn Công ty. Phòng có chức năng là xây dựng kế hoạch sản xuất, triển khai tổ chức sản xuất, soạn thảo và lưu trữ các hợp đồng kinh tế, công tác vật tư và công tác kế hoạch đầu tư và xây dựng cơ bản. Đồng thời có chức năng tổ chức sản xuất, quản lý đào tạo sử dụng đội ngũ cán bộ công nhân viên, thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động, công tác tiền lương và định mức lao động, công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, tổ chức công tác bảo vệ. + Phòng hành chính văn thư: có nhiệm vụ làm công tác thu thập quản lý và bảo quản các tài liệu của Công ty, tham mưu cho ban lãnh đạo và các phòng ban khác khi cần các tài liệu. + Phòng Kỹ thuật - KCS: Là phòng có chức năng tham mưu cho lãnh đạo Công ty tổ chức triển khai, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về các vấn đề kỹ thuật như: chất lượng sản phẩm, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ. Phòng kỹ thuật KCS có nhiệm vụ giám sát kỹ thuật, an toàn lao động, kiểm tra chất lượng sản phẩm. Thu thập thông tin và phổ biến các quy trình, quy phạm kỹ thuật mới cho các đơn vị thực hiện. Nghiên cứu, lập các chương trình áp dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ. Xem xét các ý kiến cải tiến kỹ thuật, chuẩn bị hồ sơ trình hội đồng xét duyệt. + Nhà máy Tam Tầng: là đợn vị trực tiếp thực hiện công tác sản xuất sản phẩm vật liệu chịu lửa. Nhà máy có nhiệm vụ quản lý chỉ đạo, thực hiện sản xuất, quản lý thiết bị, quản lý lao động, thực hiện công tác vệ sinh, công tác lao động. Về quản lý chỉ đạo, thực hiện sản xuất: Căn cứ vào nhu cầu sản phẩm và kế hoạch mà Giám đốc Công ty đề ra, tổ chức các bộ phận sản xuất trong Nhà Máy thực hiện đúng quy trình công nghệ để đạt sản phẩm đủ số lượng và đúng yêu cầu. Thực hiện công tác sản xuẩt theo đúng các định mức tiêu hao về nguyên vật liệu, nhiên liệu được duyệt, càng tiết kiệm càng tốt. Áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Kiểm soát, duy trì các thông số kỹ thuật của thiết bị công nghệ từ khâu nguyên liệu đảm bảo phục vụ sản xuất. Về quản lý thiết bị: khai thác sử dụng có hiệu quả các thiết bị, dây chuyền công nghệ. Phối hợp với phòng kỹ thật – KCS để bảo dưõng, sửa chữa, thay thế thiết bị. Về quản lý lao động: quản lý nhân lực theo các quy định hiện hành. Triển khai nghiêm túc các định mức lao động, giao khoán đối với công nhân. Quản lý thời gian làm việc, nghỉ ngơi của công nhân viên. Về thực hiện công tác vệ sinh, an toàn lao động: Thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy định của Nhà nước về an toàn lao động. Cấp phát trang thiết bị bảo hộ lao động theo hướng dẫn công tác bảo hộ lao động của cấp trên. 5.1. Mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý Doanh nghiệp: Giám đốc là người chỉ đạo trực tiếp xuống Phó giám đốc , các phòng ban và Nhà máy. Các phòng ban có quan hệ ngang nhau trong quá trình hoạt động. Các phòng ban có nhiệm vụ giải quyết các công việc trong phạm vi của mình trong quá trình hoạt động của công ty, nếu trong quá trình hoạt động phát sinh các công việc ngoài phạm vi của phòng ban thì phải xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nếu cần sự giúp đỡ của các phòng ban khác thì đơn vị cần giúp đỡ có quyền chủ động yêu cầu sự giúp đỡ của phòng ban có liên quan bằng văn bản trong đó ghi rõ thời gian, nghiệp vụ và các phòng ban giúp đỡ. Văn bản đó phải có xác nhận của người có thẩm quyền. Nếu phát sinh các công việc cần có sự kết hợp giữa các phòng ban thì Ban Giám đốc sẽ giao cho một phòng ban làm chủ trì. Phòng ban đó phải chịu trách nhiệm quản lý, phân công công việc cho các phòng ban liên quan, và báo cáo với cấp trên khi công việc đã hoàn thành. PhầnVI: Khảo sát các yếu tố “đầu vào”, “đầu ra” của Doanh nghiệp. 6.1 Khảo sát các yếu tố “đầu vào”: a. Yếu tố Nguyên vật liệu: Đối với các Doanh nghiệp sản xuất thì yếu tố đầu vào là yếu tố vô cùng quan trọng, và không thể thiếu, nếu thiếu các yếu tố đâu vào (nguyên, nhiên vật liệu) thì Doanh nghiệp không thể tồn tại. Tại Công ty vật liệu chịu lửa Cầu Đuống nguồn “đầu vào” được khái quát theo bảng thống kê sau đây: + Theo kế hoạch định mức: Bảng : Tổng hợp các loại nguyên vật liệu, nhiên liệu năng lượng cho một đơn vị sản phẩm tại Công ty Vật liệu chịu lửa Viglacera Cầu Đuống Bảng 01: Samốt B (sản lượng 1 tấn): I. NVL Đơn vị Khối lượng Tỷ trọng (%) Sa mốt các loại Kg 845 76,68 Cao lanh và đất sét Kg 257 23,32 II. Nhiên liệu và năng lượng Dầu FO Lít 158 100 Điện năng KW 168 100 (Nguồn tài liệu lấy từ Phòng Kỹ thuật KCS Công ty vật liệu chịu lửa Viglacera Cầu Đuống) Bảng 02. Cao Nhôm (1tấn) Chỉ tiêu Đơn vị Khối lượng Tỷ trọng (%) I. NVLC Samốt Kg 927 87,2 Cao lanh và đất sét Kg 136 12,3 II. Nhiên liệu và năng lượng Dầu FO Lít 168 100 Fụ gia Kg 16 100 (Nguồn tài liệu lấy từ Phòng Kỹ thuật KCS Công ty vật liệu chịu lửa Viglacera Cầu Đuống) Bảng 03. Vữa (1 tấn): Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng Tỷ trọng (%) I. NVLC Samốt các loại Kg 657 58,9 Cao lanh và đất sét Kg 458 41,1 II. NVL phụ và nămg lượng Bao để chứa Cái 20 Chỉ khâu bao Kg 0.06 Điện năng Kw 32 100 (Nguồn tài liệu lấy từ Phòng Kế hoạch vật tư tổ chức tiền lương Công ty vật liệu chịu lửa Viglacera Cầu Đuống) + Theo số liệu của sản xuất thực tế được tổng hợp trong vòng 3 năm qua: TT Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 1 2 3 4 5 6 I. Nguyên vật liệu Khối lượng Tỷ trọng (%) Khối lượng Tỷ trọng Khối lượng Tỷ trọng 1 Samốt các loại Tấn 1.218,49 75,4 957,385 76,7 1.560,158 75,6 2 Cao Lanh và đất sét Tấn 370.594 24,6 291,181 23,3 504.873 24,4 3 Chỉ khâu bao Kg 5,88 8,04 8,82 4 Vỏ bao Cái 1.960 2.680 2.940 II.Nhiên liệu, năng lượng 1 Dầu FO Lít 227.836 100 179.014 100 264.650 100 2 Dầu DO Lít 672 100 3.024 100 8.736 100 3 Điện năng Kw 242.916 100 197.602 100 294.684 100 4 Fụ gia Kg 64 100 288 100 832 100 (Nguồn tài liệu lấy từ Phòng Kế hoạch vật tư tổ chức tiền lương Công ty vật liệu chịu lửa Viglacera Cầu Đuống) +Nguồn cung cấp nguyên vật liệu: TT Chỉ tiêu Đơn vị Nguồn cung cấp Đơn giá hiện hành 1 2 3 4 5 Nguyên. nhiên vật liệu 1 Sa mốt các loại Tấn Mua ngoài tại: +Thị trấn Trúc Thôn - Hải Dương +Mê Linh – Vĩnh Phúc 420.000đ 2 Cao lanh đất sét Tấn Mua ngoài tại: Thị trấn Trúc Thôn - Hải Dương 170.000đ 3 Vỏ bao Cái Mua ngoài 400đ 4 Dầu FO Kg Mua tại Đức Giamg – Gia Lâm 9.500đ 5 Dầu DO Lít Mua tại Đức Giang – Gia Lâm 13.500đ 6 Điện năng KW Mua điện của chi nhánh điện Việt Yên 1.000đ 7 Fụ gia Kg Mua ngoài 6.000đ 8 Chỉ khâu bao gam Mua ngoài 2.000đ (Nguồn số liệu từ phòng Kế hoạch vật tư Công ty Vật liệu chịu lửa Viglacera Cầu Đuống) b. Yếu tố lao động: Cơ cấu lao động của Công ty Vật liệu chịu lửa Viglacera Cầu Đuống. TT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tỷ trọng năm 2007 (%) Tổng số lao động 317 295 270 100 I Chia theo mối quan hệ với QTSX 1 LĐ trực tiếp 277 256 237 87,8 2 LĐ gián tiếp 40 39 33 12,2 II Chí theo giới tính 1 Nam 232 230 193 71,5 2 Nữ 85 62 77 28,5 II Chia theo độ tuổi 1 Dưới 30 115 108 98 36,3 2 Từ 31 đến 45 175 168 153 56,7 3 Trên 45 27 19 17 7 III Chia theo trình độ 1 Trên đại học 0 0 0 0 2 Đai học, Cao đẳng 20 18 21 7,8 3 Trung cấp, sơ cấp 33 21 25 9,25 4 Thợ và các lao động khác 264 256 224 82,95 IV Chia theo phòng ban 1 Lãnh đạo Công ty 2 2 4 1,48 2 Phòng TC-KT 5 3 3 1,11 3 Phòng KH,VT,TC 8 2 3 1,11 4 Phòng KD 15 9 10 3,7 5 Phòng hành chính,VT 4 3 2 0,74 6 Phòng kỹ thuật KCS 6 4 4 1,48 7 Ban Ql Nhà máy 15 10 12 4,44 8 Các tổ sản xuất 262 262 232 85,94 ĐVT: người (Nguồn tài liệu từ phòng Tổ chức hành chính Công ty Vật liệu chịu lửa Viglacera Cầu Đuống) Từ bảng phân tích trên ta thấy số lượng lao động của Công Vật liệu chịu lửa Viglacera Cầu Đuống giảm dần qua 3 năm qua. Lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12152.doc
Tài liệu liên quan