Báo cáo Thực tập tại công ty Vật liệu nổ công nghiệp

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY VLNCN 1

I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY VLNCN 2

II. CÁC LĨNH VỰC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 3

1. Ngành nghề kinh doanh 3

2. Đặc điểm của một số sản phẩm chính 4

2.1. Sản phẩm chính của công ty 4

2.2. Quy trình công nghệ sản xuất thuốc nổ 5

III. CÁC THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY VLNCN 6

1. Đặc điểm của thị trường đầu vào 6

2. Đặc điểm của thị trường đầu ra 7

IV. MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 8

1. Cơ chế quản lý tài chính của công ty 8

2. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính 9

3. Phân tích một số tỷ suất 11

3.1. Tỷ suất thanh toán hiện hành 14

3.2. Tỷ suất đầu tư 15

3.3. Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu 15

V. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG TRONG TƯƠNG LAI CỦA CÔNG TY 16

PHẦN 2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 18

I. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TRONG CÔNG TY 18

1. Cơ cấu lao động tại công ty 18

2. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 18

2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 18

2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 18

2.3. Các xí nghiệp thành viên trực thuộc công ty 21

II. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 23

1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán 23

2. Tổ chức lao động kế toán 24

3. Mối liên hệ giữa bộ phận kế toán và các bộ phận khác tại công ty 26

III. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN 27

1. Tổ chức hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ 28

2. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán 29

3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán 31

4. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán 32

IV. TỔ CHỨC KẾ TOÁN 1 SỐ PHẦN HÀNH CƠ BẢN 33

1. Kế toán hàng tồn kho 33

2. Phần mềm kế toán được sử dụng tại công ty 34

PHẦN 3. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG 38

I. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ SXKD, TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 38

1. Về công tác quản lý sản xuất kinh doanh 38

2. Về tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán 39

II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÔNG TY 40

KẾT LUẬN 41

 

 

doc44 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1802 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty Vật liệu nổ công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4.777.873.162 - Nguyên giá 212 92.039.150.805 108.963.897.949 - Giá trị hao mòn luỹ kế 213 (58.057.123.154) (74.186.024.787) 2.TSCĐ thuê tài chính 214 3. TSCĐ vô hình 217 105.434.838 80.157.612 - Nguyên giá 218 134.754.272 137.811.272 - Giá trị hao mòn luỹ kế 219 (29.319.434) (57.653.660) II. Các khoản ĐT tài chính dài hạn 220 10.189.718.580 12.465.000.000 1. Đầu tư chứng khoán dài hạn 221 2. Góp vốn liên doanh 222 3. Các khoản đầu tư dài hạn khác 228 10.189.718.580 12.465.000.000 4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn 229 III. Chi phí XDCB dở dang 230 2.056.995.933 3.717.345.567 IV. Ký cược, kỹ quỹ dài hạn 240 2.000.000 2.000.000 V. Chi phí trả trước dài hạn 241 75.487.924 Cộng tài sản 250 241.742.530.064 242.700.194.515 nguồn vốn A. Nợ phải trả 300 177.339.386.007 166.260.199.700 I. Nợ ngắn hạn 310 173.826.486.007 157.114.286.604 1. Vay ngắn hạn 311 77.513.430.840 62.296.377.479 2. Nợ dài hạn đến hạn trả 312 1.683.500.500 2.690.111.863 3. Phải trả cho người bán 313 69.527.850.690 60.131.677.726 4. Nguời mua trả trước 314 925.905.870 1.223.434.701 5.Thuế và các khoản phải nộp NN 315 1.709.837.317 3.054.660.775 6. Phải trả công nhân viên 316 14.840.223.556 17.360.989.733 7. Phải trả cho các đơn vị nội bộ 317 4.303.814.893 6.472.401.999 8. Phải trả, phải nộp khác 318 3.321.922.841 3.884.632.328 II. Nợ dài hạn 320 3.512.900.000 7.913.040.167 1. Vay dài hạn 321 3.512.900.000 7.913.040.167 2. Nợ dài hạn 322 III. Nợ khác 330 0 1.232.872.929 1. Chi phí phải trả 331 0 1.232.872.929 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 400 64.403.144.057 76.439.994.815 I. Nguồn vốn, quỹ 410 40.209.854.035 48.872.367.069 1. Nguồn vốn kinh doanh 411 370.163.572.726 42.146.425.505 2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 412 3. Chênh lệch tỷ giá 413 4. Quỹ đầu tư phát triển 414 1.412.015.736 3.738.914.429 5. Quỹ dự phòng tài chính 415 1.634.265.573 2.987.028.135 6. Lợi nhuận chưa phân phối 416 7. Nguồn vốn đầu tư XDCB 417 II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 420 24.193.290.022 27.567.627.746 1.Quỹ DP về trợ cấp mất việc làm 421 360.779.275 2. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 422 1.312.295.141 4.861.594.227 3. Quỹ quản lý cấp trên 423 2.645.060.555 2.940.430.711 4. Nguồn kinh phí sự nghiệp 424 19.208.941.162 19.243.265.129 5. Nguồn k phí đã hình thành TSCĐ 427 666.213.889 522.337.679 Cộng nguồn vốn 430 241.742.530.064 242.700.194.515 Bảng 3. Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2003 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Phần I: Lãi, lỗ Đơn vị: đồng Chỉ tiêu MS Năm 2002 Năm 2003 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 605.888.023.346 771.664.627.628 Các khoản giảm trừ 03 602.992.281 157.288.214 Trong đó: Hàng bán bị trả lại 06 602.992.281 157.288.214 1.DT thuần về bán hàng và cung cấp DV 10 605.285.031.065 771.507.339.414 2. Giá vốn hàng bán 11 497.496.283.204 635.854.803.328 3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV 20 107.794.792.861 135.652.536.086 4. Doanh thu hoạt động tài chính 21 329.773.167 1.254.571.764 5. Chi phí hoạt động tài chính 22 6.231.935.380 8.380.485.886 Trong đó: Lãi vay phải trả 23 6.231.935.380 8.380.485.886 6. Chi phí bán hàng 24 77.484.409.732 83.436.176.500 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 16.715.278.109 24.804.761.531 8.Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 30 7.692.942.716 20.285.683.933 9. Thu nhập khác 31 2.352.332.510 2.555.150.677 10. Chi phí khác 32 5.364.241.766 2.274.837.959 11. Lợi nhuận khác 40 (3.011.909.256) 280.312.718 12. Tổng lợi nhuận trước thuế 50 4.681.033.560 20.565.996.651 13. Thuế TNDN phải nộp 51 1.497.930.739 6.217.384.649 Bảng 4. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002 - 2003 3.1. Tỷ suất thanh toán hiện hành Tổng số tài sản lưu động Tỷ suất thanh toán hiện hành = Tổng số nợ ngắn hạn 195.406.353.062 Đầu năm: = =1,124 173.826.486.007 191.582.330.250 Cuối năm: = =1,219 157.114.286.604 Tỷ suất thanh toán hiện hành là chỉ tiêu cho biết khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn (phải thanh toán trong vòng 1 năm hay một chu kỳ kinh doanh) của doanh nghiệp. Tỷ suất này vào thời điểm đầu năm là 1,124, cuối năm là 1,219 cho thấy công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong vòng 1 năm. Tỷ suất thanh toán hiện hành tại thời điểm cuối năm cao hơn đầu năm cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp đang phát triển theo hướng khả quan. 3.2. Tỷ suất đầu tư TSCĐ đã và đang đầu tư Tỷ suất đầu tư = Tổng số tài sản 36.144.458.422 Đầu năm: = =0,1495 241.742.530.064 38.575.376.341 Cuối năm: = =0,1589 242.700.194.515 Chỉ tiêu này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung và máy móc, thiết bị nói riêng của doanh nghiệp, nó cho biết năng lực sản xuất và xu hướng phát triển của doanh nghiệp. Tỷ suất đầu tư vào đầu năm của công ty là 0,1495 , đến thời điểm cuối năm tỷ suất này đã tăng lên thành 0,1589, đối với ngành nghề kinh doanh của công ty thì trị số của chỉ tiêu này là hợp lý. Qua đây cũng thấy được sự cố gắng của công ty nhằm đầu tư cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật phục vụ cho sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả. 3.3. Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu. Lợi nhuận trước thuế Hệ số doanh lợi cuả vốn CSH = Vốn chủ sở hữu 4.681.033.560 Năm 2002: = =0,073 64.403.144.057 20.565.996.651 Năm 2003: = = 0,269 76.439.994.315 Chỉ tiêu này để đánh giá khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu, cho biết 1 đồng vốn chủ sở hữu đem lại mấy đồng lợi nhuận. Vào năm 2002, cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0,073 đồng lợi nhuận, nhưng đến năm 2003 hệ số này đã tăng đến 0,269 - cho thấy khả năng sinh lợi của vốn CSH công ty ngày càng cao. Sở dĩ hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu năm 2003 tăng so với năm 2002 là do công ty tăng được doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ: năm 2003, doanh thu từ bán VLNCN đạt 618.833.510.463 đồng và doanh thu cung cấp dịch vụ, hàng hoá khác đạt 152.673.828.951 đồng, đồng thời công ty cũng thực hiện tốt việc giảm các khoản chi phí khác và các khoản hàng bán bị trả lại - đây là xu hướng rất tốt mà công ty cần tích cực phát huy. V. Những định hướng trong tương lai của công ty Chuyển đổi thành công ty TNHH 1 thành viên tức là mức độ độc lập về hạch toán kinh doanh cũng như trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị mình cao hơn. Chính vì vậy, ngay từ khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp ban lãnh đạo công ty đã kịp thời đề ra những kế hoạch và chiến lược trước mắt cũng như lâu dài nhằm mục đích đưa công ty VLNCN không ngừng phát triển thành một doanh nghiệp mạnh toàn diện. Cụ thể những kế hoạch của công ty trong thời gian tới là: - Giai đoạn 2004 - 2007, kế hoạch mỗi năm sẽ cung ứng 44.000 - 50.000 tấn thuốc nổ, trong đó tự sản xuất 25.000 - 30.000 tấn. Riêng năm 2004, công ty lập kế hoạch tự sản xuất 24.000 tấn thuốc nổ trong tổng số 44.000 tấn thuốc nổ sẽ cung ứng. - Đầu tư cho sản xuất Nitrat Amon - nguyên liệu cơ bản để sản xuất thuốc nổ - đảm bảo độ tơi xốp, độ tinh khiết trên 99,8% để chủ động cung ứng cho các cơ sở sản xuất thuốc nổ. - Đầu tư nghiên cứu nguyên liệu khác phục vụ sản xuất phụ kiện nổ, đồng bộ hiện đại hoá dây truyền vụ kiện nổ. - Hoàn thiện công tác sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, xây dựng mạng lưới cung ứng dịch vụ có chuyên môn cao, đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng. - Tiếp tục đổi mới cơ cấu vận tải trong công ty, sửa chữa nâng cấp 4 tàu đi biển hiện có và đầu tư mua thêm tàu biển mới, xe vận tải cỡ trung bình (Kamaz, Maz....), xe bán tải.... đáp ứng nhu cầu vận tải trên 30.000 tấn/năm. - Hiện tại công ty có 3 cảng chuyên dùng: Bạch Thái Bưởi, Bãi Đá, Mông Dương, trong thời gian tới công ty sẽ tập trung xây dựng và củng cố hệ thống cảng để ngoài dịch vụ xếp dỡ vật liệu nổ làm thêm các dịch vụ khác nữa. - Đầu tư bổ sung trang thiết bị khoan, nổ mìn, xe bán tải phục vụ nổ mìn cho các cơ sở với mục tiêu nâng cao giá trị nổ mìn lên 15 - 20 tỷ đồng/ năm và đưa công nghệ thông tin vào thiết kế mạng khoan, tính toán chi phí dịch vụ nổ mìn, chứng minh hiệu quả nổ mìn cho khách hàng. - Kế hoạch năm 2004 xây dựng nhà máy sản xuất thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò tại Uông Bí - Quảng Ninh, công suất thiết kế nhà máy mới là 15.000 tấn/năm. Đồng thời, công ty dự kiến xây mới nhà máy sản xuất thuốc nổ nhũ tương lộ thiên tại thị xã Cẩm Phả - Quảng Ninh vào năm 2005, sau khi công trình này hoàn thành công ty sẽ có khả năng cung cấp thuốc nổ chất lượng cao cho các hầm lộ thiên, công suất thiết kế của nhà máy này sẽ là 30.000 tấn/ năm. - Công tác dự trữ quốc gia: Chính phủ giao cho công ty Vật liệu nổ công nghiệp dự trữ 842 tấn thuốc nổ TNT, 740.000 mét dây nổ chịu nước và 1,5 triệu kíp vi sai an toàn tại 2 khu vực là cảng Bạch Thái Bưởi và Ninh Bình. - Không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức hiện có, sắp xếp bố trí nhân lực hợp lý để nâng cao chất lượng hoạt động, nâng cao hiệu quả sản xuất của công ty, phấn đấu đạt doanh thu trên 600 tỷ đồng/ năm và tiến tới tăng sản lượng xuất khẩu. Đồng thời phải chăm lo và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động, bảo đảm công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động. Phần 2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại công ty I. Tổ chức bộ máy quản lý trong công ty 1. Cơ cấu lao động tại công ty Tính đến ngày 31/12/2003, tổng số cán bộ công nhân viên (CBCNV) trong công ty Vật liệu nổ công nghiệp là 2039 người, trong đó: - 368 người có trình độ đại học, cao đẳng, chiếm 18,05% tổng số CBCNV. - 154 người có trình độ trung cấp, chiếm 7,55% tổng số CBCNV. - 932 người là công nhân kỹ thuật, chiếm tới 45,71% tổng số CBCNV. Như vậy đội ngũ CBCNV trong công ty không ngừng trưởng thành và phát triển toàn diện cả về chất lượng và số lượng. So với năm 1995 (tổng số CBCNV là 920 người) thì số lượng này đã tăng gấp hơn 2 lần. Đồng thời chất lượng của CBCNV cũng tăng lên đáng kể, năm 1995, toàn công ty có 47 người có trình độ đại học, 110 người có trình độ trung cấp và 310 công nhân kỹ thuật. Sở dĩ có được những thành quả ngày nay là do những năm qua công ty đã tập trung đầu tư cho công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực, tạo điều kiện cho cán bộ quản lý học đại học, cao học, đào tạo lại công nhân sản xuất thuốc nổ, công nhân kỹ thuật khoan mìn, cán bộ chỉ huy, thủ kho vật liệu nổ công nghiệp.... 2. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý (Sơ đồ 2) 2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban Công ty Vật liệu nổ công nghiệp là công ty TNHH một thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty Than Việt Nam. Cơ cấu tổ chức của công ty gồm: HĐQT, giám đốc, 3 phó giám đốc, 1 kế toán trưởng và 12 phòng ban giúp việc. HĐQT công ty là cơ quan quản lý công ty có toàn quyền nhân danh công ty quyết định các vấn đề liên quan đến quản lý, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của chủ sở hữu công ty. Nghị quyết, quyết định của HĐQT được giám đốc công ty triển khai thành kế hoạch. Tham mưu và trợ giúp cho giám đốc là kế toán trưởng và 3 phó giám đốc phụ trách các lĩnh vực khác nhau: điều hành chỉ huy sản xuất, kỹ thuật công nghệ và hành chính quản trị. Các phòng ban trong công ty bao gồm: 1. Phòng thống kê - kế toán - tài chính. 2. Ban kiểm soát HĐQT 3. Phòng Kiểm toán - thanh tra 4. Phòng tổ chức cán bộ 5. Phòng Kế hoạch chỉ huy sản xuất 6. Phòng Thương mại 7. Phòng Lao động tiền lương 8. Phòng Kỹ thuật công nghệ 9. Phòng Thiết kế đầu tư 10. Phòng An toàn bảo vệ 11. Phòng Tổng hợp pháp chế 12. Phòng Quản trị 1. Phòng Thống kê - Kế toán - Tài chính: gồm 10 người ( 1 kế toán trưởng, 1 phó phòng Kế toán và 8 nhân viên) với chức năng, nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho Hội đồng quản trị công ty, Giám đốc công ty về các mặt công tác: + Công tác kế toán thống kê theo pháp lệnh kế toán và thống kê, điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành tại từng thời điểm. + Công tác quản lý tài chính toàn công ty + Công tác quản lý hệ thống giá trong toàn công ty 2. Ban Kiểm soát HĐQT: là tổ chức do HĐQT công ty quyết định thành lập theo Luật doanh nghiệp, hoạt động theo điều lệ về tổ chức và hoạt động của công ty, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của HĐQT. Ban kiểm soát HĐQT gồm 1 cán bộ chuyên trách kiêm trưởng ban và 1 thư ký. +Đối với HĐQT, Ban kiểm soát HĐQT là ban giúp việc, thực hiện nhiệm vụ do HĐQT công ty giao và chịu trách nhiệm trước HĐQT. + Đối với bộ máy điều hành của công ty và các phòng ban giúp việc giám đốc, các đơn vị trực thuộc, ban kiểm soát thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát giúp HĐQT. 3. Phòng Kiểm toán - thanh tra: gồm 5 người (1 trưởng phòng, 2 phó phòng, 2 nhân viên) có chức năng nhiệm vụ tham mưu về các mặt công tác: + Công tác kiểm toán nội bộ: xem xét tính đúng đắn hợp lý, hợp lệ của tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo tài chính định kỳ, hàng năm, tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và các đơn vị trực thuộc. + Công tác thanh tra: kiểm tra tính tuân thủ nguyên tắc trong việc chấp hành các chế độ chính sách của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của HĐQT, các quy chế hoạt động cũng như quy định của hệ thống kiểm soát nội bộ. 4. Phòng Tổ chức cán bộ: gồm 4 người ( 1 trường phòng, 1 phó phòng và 2 nhân viên) có chức năng nhiệm vụ tham mưu giúp việc HĐQT công ty, giám đốc công ty thống nhất quản lý chỉ đạo các mặt công tác: + Công tác tổ chức sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý + Công tác cán bộ + Công tác đào tạo cán bộ, nâng lương + Công tác kỷ luật 5. Phòng kế hoạch chỉ huy sản xuất: gồm 10 người (1 trưởng phòng, 2 phó phòng, 7 nhân viên) có chức năng nhiệm vụ tham mưu về các mặt công tác: + Quản lý và chỉ đạo công tác kế hoạch của toàn công ty + Công tác thị trường và ký kết hợp đồng + Công tác dự trữ quốc gia về VLNCN + Công tác điều hành và chỉ huy sản xuất 6. Phòng Thương mại: gồm 6 người (1 trưởng pphòng, 2 phó phòng, 3 nhân viên) có chức năng và nhiệm vụ các mặt : + Kinh doanh xuất nhập khẩu VLNCN, nguyên liệu để sản xuất kinh doanh VLNCN + Kinh doanh đa ngành 7. Phòng lao động tiền lương: gồm 4 người (1 trưởng phòng, 3 nhân viên) có chức năng các mặt sau: + Công tác định mức lao động + Công tác lao động tiền lương, tiền thưởng + Công tác đào tạo, nâng bậc công nhân viên kỹ thuật ...... 8. Phòng Kỹ thuật công nghệ: gồm 7 người (1 trưởng phòng, 3 phó phòng, 3 nhân viên) có chức năng nhiệm vụ công tác: + Kỹ thuật và công nghệ sản xuất về VLNCN + Kỹ thuật khoan nổ mìn + Kỹ thuật cơ điện vận tải ..... 9. Phòng Thiết kế đầu tư: gồm 4 nguời (1 trưởng phòng, 3 nhân viên) có chức năng , nhiệm vụ công tác: + Quản lý và tổ chức thực hiện công tác đầu tư xây dựng + Thiết kế chương trình xây dựng và khai thác mỏ 10. Phòng An toàn bảo vệ: gồm 4 người (1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 2 nhân viên) có chức năng nhiệm vụ công tác: + Công tác an toàn bảo hộ lao động + Công tác phòng chống cháy nổ ..... 11. Phòng Tổng hợp pháp chế: gồm 7 người (1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 5 nhân viên) có chức năng, nhiêm vụ tham mưu công tác: + Công tác tổng hợp + Công tác tuyên truyền - thi đua - khen thưởng + Công tác hành chính + Công tác đối ngoại + Công tác pháp chế 12. Phòng Quản trị: gồm 31 người (1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 29 nhân viên) có chức năng, nhiệm vụ tham mưu giúp cho HĐQT, giám đốc công ty về các mặt công tác: + Công tác quản trị đời sống + Công tác bảo vệ - quân sự cơ quan công ty + Công tác đầu tư và sửa chữa tài sản thuộc cơ quan công ty và hệ thống tin học, thông tin quản trị mạng toàn công ty + Trực tiếp quản lý các bộ phận: nhà ăn, nhà khách, tổ xe, tổ bảo vệ, câu lạc bộ văn hoá thể thao. 2.3. Các xí nghiệp thành viên trực thuộc công ty Xuất phát từ nhu cầu của thị trường, sự quản lý đúng quy hoạch về vật liệu nổ công nghiệp trên cả nước, công ty Hoá Chất Mỏ ( nay là công ty Vật liệu nổ công nghiệp) đã đề nghị và được Tổng công ty Than quyết định thành lập thêm nhiều đơn vị trực thuộc. Tại thời điểm thành lập công ty chỉ có 6 đơn vị thành viên, đến nay công ty đã có 24 đơn vị trực thuộc ( trong đó có 14 xí nghiệp, 8 chi nhánh và 2 văn phòng đại diện) đóng tại các đơn vị khác nhau trên toàn quỗc: 1. Xí nghiệp VLNCN Quảng Ninh 2. Xí nghiệp vận tải thuỷ bộ VLNCN Bắc Ninh 3. Xí nghiệp VLNCN Ninh Bình 4. Xí nghiệp sản xuất cung ứng Vật tư Hà Nội 5. Xí nghiệp VLNCN Đà Nẵng 6. Xí nghiệp VLNCN Bà Rịa - Vũng Tàu 7. Xí nghiệp VLNCN và cảng Bạch Thái Bưởi 8. Xí nghiệp VLNCN Sơn La 9. Xí nghiệp VLNCN Thái Nguyên 10. Xí nghiệp vận tải sông biển Hải Phòng 11. Xí nghiệp VLNCN Gia Lai 12. Xí nghiệp VLNCN Khánh Hoà 13. Xí nghiệp VLNCN Bắc Kạn 14. Trung tâm VLNCN 15.Chi nhánh VLNCN Hà Giang 16. Chi nhánh VLNCN Quảng Ngãi 17. Chi nhánh VLNCN Hà Nam 18. Chi nhánh VLNCN Nghệ An 19. Chi nhánh VLNCN Đồng Nai 20. Chi nhánh VLNCN Lai Châu 21. Chi nhánh VLNCN Lào Cai 22. Chi nhánh VLNCN Phú Yên 23. Văn phòng đại diện VLNCN Kiên Giang 24.Văn phòng đại diện VLNCN Tuyên Quang Trong số đơn vị trên thì có 16 đơn vị trực thuộc công ty, 8 đơn vị còn lại là các tổ chức ở cấp thấp hơn. Tất cả 24 đơn vị thành viên trực thuộc hạch toán không đầy đủ phụ thuộc vào sự phân cấp của công ty. Giữa các đơn vị thành viên có mối liên hệ với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ sản xuất, cung ứng, tiêu thụ dịch vụ, .... nhằm tăng cường chuyên môn hoá, khai thác sử dụng các nguồn lực, hợp tác sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi đơn vị và của toàn công ty. II. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán Công ty VLNCN là doanh nghiệp có quy mô lớn, có 25 đơn vị trực thuộc đặt tại 3 miền đất nước, trung tâm của công ty (cơ quan công ty) đặt tại Hà Nội nên có rất nhiều đơn vị trực thuộc có khoảng cách địa lý rất lớn với trung tâm. Đặc điểm trên dẫn đến sự cần thiết phải có hình thức phân cấp quản lý thích hợp. Các đơn vị trực thuộc ngoài việc cùng các bộ phận quản lý chung soạn thảo kế hoạch sản xuất - kỹ thuật - tài chính chung của toàn công ty (kế hoạch này chỉ bao gồm những chỉ tiêu tổng hợp) phải xây dựng kế hoạch sản xuất và sử dụng nguồn năng lực đã được giao. Do khoảng cách về địa lý, các đơn vị sản xuất trong nội bộ công ty được uỷ quyền để thực hiện các quan hệ gửi tiền và rút tiền với các chi điểm ngân hàng. Do đặc điểm này mà các đơn vị trực thuộc công ty có thể có tư cách "nửa pháp nhân" vì vậy mà cần phải được phân cấp về quản lý và kế toán trong nội bộ công ty. Chính những điều kiện trên là cơ sở thực tiễn chủ yếu để tổ chức hạch toán theo hình thức nửa tập trung nửa phân tán. Các xí nghiệp đơn vị trực thuộc công ty tuy có tổ chức mạng lưới kế toán riêng nhưng vẫn thực hiện hạch toán kế toán theo phương pháp chưa đầy đủ, có những xí nghiệp đơn vị trực thuộc chỉ tính phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí, sau đó gửi phần chênh lệch về phòng kế toán của công ty. Kết quả cuối cùng do phòng kế toán công ty phụ trách dựa vào báo cáo quyết toán của các đơn vị xí nghiệp trực thuộc. Có thể khái quát mô hình, tổ chức bộ máy kế toán của công ty bằng sơ đồ sau: Kế toán đơn vị cấp trên Kế toán trưởng Bộ phận kiểm tra kế toán Bộ phận tổng hợp báo cáo từ các đơn vị trực thuộc Kế toán các đơn vị trực thuộc hạch toán tập trung Kế toán các hoạt động tại cấp trên Đơn vị kinh tế trực thuộc Đơn vị kế toán phân tán tại đơn vị trực thuộc Nhân viên hạch toán ban đầu tại cơ sở trực thuộc Sơ đồ 3: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán 2. Tổ chức lao động kế toán Việc tổ chưc thực hiện các chức năng nhiệm vụ hạch toán kế toán trong một đơn vị hạch toán cơ sở do bộ máy kế toán đảm nhiệm do vậy cần thiết phải tổ chức hợp lý bộ máy kế toán cho công ty dựa trên cơ sở địa hình được khối lượng công tác kế toán cũng như chất lương cần phải đạt được về hệ thống thông tin kế toán. Các nhân viên kế toán trong bộ máy kế toán có mối liên hệ chặt chẽ qua lại xuất phát từ sự phân công lao đông phần hành trong bộ máy. Mỗi nhân viên kế toán đều được quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để từ đó tạo thành mối liên hệ có tính vị trí, lệ thuộc, chế ước lẫn nhau. Tại công ty Vật liệu nổ công nghiệp, các kế toàn phần hành vừa chuyên môn hoá sâu theo từng phần hành vừa kiêm nhiệm một số phần hành theo nguyên tắc chung của tổ chức khoa học lao động kế toán. Các nhân viên kế toán phần hành có trách nhiệm quản lý trực tiếp, phản ánh thông tin kế toán, thực hiện sự kiểm tra qua ghi chép phản ánh tổng hợp đối tượng kế toán phần hành được đảm nhiệm từ giai đoạn hạch toán ban đầu tới các giai đoạn kế toán tiếp theo. Các nhân viên kế toán phần hành đều có trách nhiệm liên hệ với kế toán tổng hợp để ghi sổ tổng hợp hoặc lập báo cáo định kỳ chung ngoài báo cáo phần hành. Quan hệ giữa các nhân viên kế toán phần hành là quan hệ ngang, có tính chất tác nghiệp. Kế toán trưởng Quan hệ giữa các loại lao động trong bộ máy kế toán có thể được thể hiện qua sơ đồ sau: Kế toán các đơn vị thành viên Kế toán tiền lương, BHXH Kế toán TSCĐ, XDCB, nguồn vốn Thủ quỹ kiêm thống kê Kế toán công nợ Kế toán thanh toán Kế toán thuế Kế toán chi phí giá thành, vật tư Kế toán tổng hợp Phó phòng kế toán Sơ đồ 4: Sơ đồ tổ chức lao động kế toán Nhiệm vụ cụ thể của mỗi bộ phận kế toán như sau: - Kế toán trưởng: có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán ở công ty trên cơ sở xác định được đúng khối lượng công tác kế toán nhằm thể hiện 2 chức năng cơ bản của kế toán là thông tin và kiểm tra hoạt động kinh doanh. Kế toán trưởng điều hành và kiểm hoạt động của bộ máy kế toán thông qua phó phòng kế toán, chịu trách nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn kế toán tài chính của công ty, kiểm tra thực hiện chế độ thể lệ quy định của Nhà nước về lĩnh vực kế toán cũng như lĩnh vực tài chinh. - Phó phòng kế toán: phụ trách công tác tổng hợp, hướng dẫn hạch toán thống nhất từ công ty đến xí nghiệp và thay thế kế toán trưởng khi được uỷ quyền, có nhiệm vụ trợ giúp kế toán trưởng. - Kế toán tổng hợp: giúp kế toán trưởng trong việc lập báo cáo định kỳ để báo cáo tổng công ty và các cơ quan Nhà nước. - Kế toán chi phí giá thành, vật tư: thực hiện việc hạch toán chi tiết, tổng hợp chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp trên công ty, tính giá vốn hàng bán theo phương pháp kê khai thường xuyên, hạch toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh. Đồng thời hạch toán tổng hợp, chi tiết nhập - xuất - tồn kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá. - Kế toán thanh toán: theo dõi sự biến động tăng, giảm tiền mặt tại quỹ, biến động tăng giảm tiền của công ty ở tài khoản mở tại ngân hàng, theo dõi thu chi ngoại tệ phát sinh trong quá trình nhập khẩu. - Kế toán công nợ: có nhiệm vụ hạch toán chi tiết, tổng hợp công nợ phải thu công nợ phải trả, công nợ nội bộ giữa các xí nghiệp với xí nghiệp, xí nghiệp với công ty, công ty với công ty. - Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội: có nhiệm vụ hạch toán tình hình thanh toán với CBCNV về tiền lương, tiền thưởng, các khoản trích theo lương theo đúng chế độ hiện hành. - Kế toán TSCĐ, XDCB, nguồn vốn: có nhiệm vụ hạch toán về nguyên giá, tính và trích khấu hao TSCĐ, lập thủ tục và trích hội đồng giá về các công trình sửa chữa lớn, mua sắm TSCĐ của xí nghiệp và công ty. - Kế toán thuế: có nhiệm vụ hạch toán tình hình thanh toán với Nhà nước về các khoản thuế. - Thủ quỹ kiêm thống kê: có nhiệm vụ thu chi tiền mặt tại quỹ của công ty theo các chứng từ hợp lệ do kế toán lập, ghi sổ, theo dõi tình hình tiền mặt tại công ty. 3. Mối liên hệ giữa bộ phận kế toán và các bộ phận khác trong công ty Trong hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp đều tìm mọi biện pháp để sản xuất ra sản phẩm với số lượng nhiều nhất, chất lượng cao nhất, chi phí thấp nhất và từ đó thu được nhiều lợi nhuận nhất. Để đạt được mục tiêu này bất kỳ nhà quản lý kinh doanh nào cũng nhận thấy vai trò của thông tin kế toán. Hệ thống các thông tin sử dụng để ra quyết định quản lý được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nhưng thông tin kế toán đóng vai trò hết sức quan trọng và không thể thiếu được. Kế toán có chức năng chính là phản ánh và giám đốc các mặt hoạt động kinh tế tài chính của công ty, hơn thế nữa còn thực hiện chức năng phản ánh và giám đốc một cách liên tục, toàn diện và có hệ thống tất cả các vật tư, tiền vốn, mọi hoạt động kinh tế xảy ra tại công ty. Những thông tin mà kế toán cung cấp cho hoạt động quản lý là kết quả sử dụng tổng hợp các phương pháp khoa học của mình. Bằng cách thông tin đặc biệt của mình kế toán phục vụ cho các nhà quản lý ra quyết định; cùng các bộ phận chức năng khác trong công ty soạn thảo kế hoạch sản xuất - kỹ thuật - tài chính của công ty. Qua việc phân tích các thông tin kế toán, phòng Kế hoạch và chỉ huy sản xuất sẽ lập ra các kế hoạch tổng thể, các kế hoạch chi tiết cùng các dự án; HĐQT và ban giám đốc sẽ xem xét các kế hoạch đó và kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch, các dự án đã được đặt ra. Căn cứ vào các thông tin kế toán do bộ phận kế toán cung cấp, phòng Thương mại sẽ quyết định nhập khẩu nguyên vật liệu gì, sản phẩm nào và mua chúng từ nguồn nào để vừa đảm bảo chất lượng tốt vừa tiết kiệm chi phí. Cũng như vậy, phòng Kế toán cung cấp các thông tin kế toán cần thiết cho phòng Thiết kế đầu tư, phòng này sẽ xem xét việc quản lý và tổ chứ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12966.doc
Tài liệu liên quan