Báo cáo thực tập tại Công ty Vật tư tổng hợp Hà Anh

 Trong nền kinh tế thị trường hiện nay không riêng chỉ Công ty Hà Anh mà hầu hết tất cả các Công ty khác đều cần các thônh tin bởi đây là một tài nguyên lớn, nó giữ vai trò rất quan trọng bởi quá trình vận hành nền kinh tế thị trường thường phát sinh tình trạng thiếu thông tin hay bất đối xứng về thông tin và có những thông tin làm nhiều người không tiếp cận được.

 Công ty lại là đơn vị kinh doanh có nhiều hoạt động ra khỏi phạm vi quốc gia như nhập khẩu và cuất khẩu do đó thông tin là không thể thiếu, với tình hình hiện nay để có thể nắm bắt thông tin về thị trường một cách chính xác và nhanh nhất Công ty đã luôn tổ chức việc theo sát diễn biến của thị trường ( cả trong nước và quốc tế) để rồi cùng nhau bàn bạc, tìm kiếm cơ hội cho Công ty chẳng hạn.

 

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1495 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty Vật tư tổng hợp Hà Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo tầm vĩ mô, phổ biến những chủ trương,chính sách sát rhực có liên quan tới kinh doanh, sản xuất ở các đơn vị trực thuộc, phân bố các nguòn hàng,lượng hàng hoá và cung cấp các dịch vụ đủlượng cho các đơn vị ,đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng . Dưới giám đốc là một phó giám đốc trực tiếp phụ trách một cửa hàng kinh doanh tổng hợp khu vực thị trấn Đông Anh. - Phòng tổ chức hành chính Có chức năng tham, mưu cho Giám đốc về tổ chức bộ máy, sắp xếp cán bộ theo dõi trả lương công nhân viên toàn công ty, đào tạo và bồi dưỡng trinh độ nghiệp vụ đội ngũ cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. Phòng có nhiệm vụ quản lý hồ sơ, tiếp nhận và điều động bố trí cán bộ công nhân viên, đề bạt cán bộ, kỹ thuật, khen thưởng hay xa thải. + Tổ chức đời sống cán bộ công nhân viên như nhà ở, điện nước... + Tham mưu cho lãnh đạo Công ty về vấn đề tiền lương, tiền thưởng, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu tổ chức mạng luới, định ra kế hoạch về cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty như: quản lý, sửa chữa kho xưởng, mua sắm trang thiết bị phục vụ văn phòng làm việc...xây dựng mục tiêu thi đua đối với các đơn vị cá nhân. - Phòng tài vụ Có nhiệm vụ quản lý tài chính, vấn đề phục vụ cho kinh doanh, hoạch toán phân tích lỗ, lãi, thực hiện nghĩa vụ ngân sách cho nhà nước theo chế độ đối với các hoạt động kinh doanh của đơn vị. - Phòng vật tư Có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch về cung ứng vật tư - Phòng Xuất nhập khẩu Là phòng tổng hợp, xác định nhu cầu(nhu cầu thị trường, nhu cầu của đơn vị trực thuộc), lập đơn hàng, đàm phán giao dịch, ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương và hợp đồng kinh tế với các đơn vị có nhu cầu lớn trong nước. Đôn đốc theo dõi hàng về, thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước tham gia ký kết hợp đồng,điều động hàng hoá cho các đơn vị trực thuộc theo đơn hàng và kế hoạch Trực tiếp mua bán vật tư hàng hoá cho các đơn vị có nhu cầu trong nước theo sự phân công của lãnh đạo Công ty Thực hiện các dịch vụ môi giới, bảo hành lắp ráp, hướng dẫn sử dụng cho khách hàng 3. Những đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty vật tư tổng hợp Hà Anh Công ty Hà Anh là Công ty thuộc Bộ Thương mại nên số lao động của Công ty đều do Bộ phân và điều chỉnh. Mặt khác, vì quy mô kinh doanh tương đối rộng nên lao động ở Công ty khá nhiều, tổng số cán bộ công nhân viên ở Công ty tính đến hết năm 2001 là 336 người trong đó có 246 người ở khu vực thị trấn Đông Anh, còn 90 người là các đơn vị trực thuộc. Bộ phận lao động trực tiếp bao gồm 221 người và 115 là các cán bộ lãnh đạo thuộc các phòng ban và đơn vị trực thuộc. Số lao động trực tiếp của Công ty là 336 người kể cả hợp đồng nhắn hạn và dài hạn, do đó chất lượng khá cao vì đại học là 162 nhười, chiếm 48%.Trung cấp có 43 nhười, chiếm 13%, sơ cấp có 42 người, chiếm 12,5%, lao động trực tiếp tại Công ty chủ yếu là nhân viên bán hàng cho các cửa hàng là 89 người, chiếm 26%. Đảng viên có 77 người, chiếm 23% lao động tại Công ty Bảng 1 : Lao động tại Công ty (2003) Đơn vị Số người Trực tiếp Gián tiếp Số nam nữ Nam Nữ Khu vực thị trấn Đông Anh 246 152 94 61 185 Đơn vị trực thuộc 90 69 21 26 64 Tổng 336 221 115 87 249 Hàng năm để nâng cao tay nghề và kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho công nhân Công ty thì Công ty thường xuyên mở lớp đào tạo và bồi dưỡng. Đào tạo nâng cấp, nâng bậc cho cán bộ công nhân viên của các nghành lao động đơn giản. Mở các lớp quản lý kinh tế, ngoại ngữ , an toàn vệ sinh và các lớp nghiệp vụ. Bồi dưỡng đào tạo về an toàn lao động trong khi làm việc. 3. 1 Đặc điểm mặt hàng và thị trường nhập khẩu 3.1.1 .Mặt hàng nhập khẩu Với chức năng kinh doanh chính là nhập khẩu các mặt hàng nông nghiệp để phục vụ cho các đơn vị sản xuất, các đơn vị trồng cây nông nghiệp hay các bà con nông dân ở các xã, thôn. Hàng năm Công ty nhập khẩu từ 400 đến 650 ngàn tấn phân bón các loại, kim ngạch XNK đạt từ 20 đến 70 triệu USD.Vì vậy hàng hoá có rất nhiều chủng loại, số lượng đa dạng, có nhiều loại hàng phân bón rất độc hại đòi hỏi công tác bảo quản phải hợp lý trong kho xưởng cuả Công ty tránh làm hàng bị biến chất hay hỏng không thể sử dụng gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh cuả Công ty Trong quá trinh kinh doanh định hướng chính của Công ty luôn hướng vào các mặt hàng nông nghiệp (đạm, lân, kali...) bởi loại hàng hoá này chiếm tới 85 % tổng doanh thu của công ty. Và để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh cũng như để phù hợp với xu thế biến động của nhu cầu thị trường, chuyển hướng kinh doanh phù hợp, tận dụng được những thời cơ và cơ hội kinh doanh. Từ năm 1996 đến nay công ty đã bổ sung thêm một số mặt hàng nhập khẩu do vậy mặt hàng của công ty đã thêm phần phong phú và đa dạng, lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu được mở rộng. Những mặt hàng mở rộng cũng đã đem lại doanh thu và lợi nhuận khá lớn cho Công ty, hỗ trợ cho mặt hàng chính thường xuyên biến động theo nhu cầu của thị trường. 3.1.2 Thị trường nhập khẩu. Thị trường nhập khẩu của Công ty rất phong phú và đa dạng, điều này đã tạo điều kiện cho Công ty trong việc lựa chọn và tìm kiếm mặt hàng phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước. Trước đây Công ty chủ yếu nhập khẩu vào các nguồn hàng từ Liên Xô và các nước Đông âu, việc hoạch toán giá cả, chủng loại mặt hàng, hàng hoá, hình thức nhập khẩu đều theo sự chỉ đạo của Nhà nước và Bộ thương mại vì vậy việc nghiên cứu thị trường nhập khẩu không được Công ty chú trọng. Từ khi thị trường truyền thống của Công ty là các nước XHCN đứng đầu là Liên Xô đã bị sụp đổ, nền kinh tế nước ta lại chuyển sang nền kinh tế thị trường thì đồi hỏi Công ty phải tìm cho mình kênh thị trường mới và đến nay thị trường chủ yếu của Công ty là ở các nước Trung cận đông thuộc tiểu vương quốc ả Rập như: QUATAR, KUWAIT, ngoài ra còn có một số nước Châu á như INĐONÊXIA, ĐAI LOAN... Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, để tìm kiếm được một thị trường nhập khẩu có những mặt hàng đem lại hiệu quả cao không phải dễ dàng. Do vậy đòi hỏi Công ty cần nâng cao hơn nữa tổ chức hoạt động nghiên cứu thị trường nhập khẩu, thu thập thông tin về giá cả, mẫu mã của từng loại hàng hoá trên các thị trường khác nhau và nhu cầu của thị trường trong nước. 3.1.3 Đặc điểm về thị trường tiêu thụ hàng hoá. Thị trường tiêu thu của Công ty khá rộng , Công ty có 18/61 đại lý bán hàng trong cả nước nhưng chủ yếu ở trong huyện Đông Anh và một số tiêu thụ ở thị trường lân cận trong Hà Nội (chủ yếu ngoại thành các vùng nông thôn) và ở các tỉnh khác. Công ty tiêu thu các mặt hàng kinh doanh thông qua bán buôn cho các đơn vị của các thôn, xóm, xã... các đại lý, bán theo hợp đồng cho các doanh nghiệp đặt hàng với số lượng lớn. Do đó đặc điểm về nhu cầu của từng loại khách hàng cũng có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu Công ty ngoaì việc kinh doanh những mặt hàng truyền thống như URÊA, Đam lân, SA, pnân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu. Công ty còn kinh doanh thêm những mặt hàng khác như hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ và mở thêm cả các dịch vụ vui chơi giải trí nhằm đáp ứng nhu cầu thi hiếu của thị trường. Những mặt hàng Công ty nhập khẩu chủ yếu là từ nước ngoài trong khi đó nhu cầu về các mặt hàng này phụ thuộc vào yêu cầu của thị trường nội địa. Vì vậy để kinh doanh nhập khẩu đạt hiệu quả cao, thu được nhiều lợi nhuận Công ty phải đầu tư nghiên cứu thị trường tiêu thụ, nắm bắt đúng nhu cầu của thị trường để thoả mãn một cách tốt nhất. Mặt khác hiện nay trên thị trường đang cạnh tranh ngày càng gay gắt có rất nhiều loại sản phẩm khác nhau ra đời nhằm thay thế loại sản phẩm mà Công ty đang kinh doanh thêm vào đó các hộ kinh doanh nhỏ cũng cung cấp những hàng hoá này điều này đòi hỏi Công ty cần phải đẩy mạnh hơn nữa biệc nghiên cứu thị trường nội địa để có thể đứng vững trên thị trường II. Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh và hiệu quả của hoạt động nhập khẩu ở Công ty Vật tư tổng hợp Hà Anh. Hoạt động nhập khẩu là hoạt động chủ yếu của Công ty Vật tư tổng hợp Hà Anh do đó cần được phân tích và xem xét thực thạng nhập khẩu của Công ty như thế nào là một điều hết sức quan trọng, để nhận thức và đánh gía đúng đồng thời nhận định được một cách khách quan tình hình thực hiện hoạt động nhập khẩu của Công ty. Qua đó để tìm ra đựơc các nhân tố khách quan cũng như chủ quan làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nói chung và ảnh hưởng đến nhập khẩu nói chung, từ đó tìm ra những mặt hạn chế trong công tác nhập khẩu, đưa hoạt động nhập khẩu đạt được kết quả cao nhất cho Công ty 1. Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2001 đến 2003 1.1. Tình hình hoạt động chung của Công ty trong thời gian qua. Trong khoảng thời gian từ 2001 đến 2003 mặc dù đã trải qua rất nhiều khó khăn nhưng Công ty vẫn đạt được những kết quả khá cao. Đó chính là lợi nhuận thu được và sự đóng góp của Công ty vào ngân sách Nhà nước. Quy mô kinh doanh cùng với sự tăng trưởng qua các năm ngày càng cao tốc độ tăng trưởng bình quân trong thời kỳ này là 8,4 % /năm. Công ty kinh doanh Vật tư nông nghiệp hàng nông lâm sản và hàng thủ công mỹ nghệ, đây là những mặt hàng chủ yếu, nó chiếm tuyệt đại đa số doanh thu hàng năm của Công ty nhưng phần lớn vốn là các nguồn hàng nhập khẩu (là trực tiếp hoặc mua qua đơn vị nhập khẩu khác) trong đó Công ty nhập khẩu trực tiếp chiếm 90%, vật tư nông nghiệp: 85%, thiết bị phương tiện vận tải và hàng nông lâm sản 5 %, còn lại là hàng xuất khẩu như hàng công nghệ tiêu dùng. Sự tăng trưởng quy mô kinh doanh của Công ty phụ thuộc vào sự phát triển của thị trường nội địa nên Công ty đặc biệt quan tâm cũng cố vị trí uy tín của mình trên thị trường này. Nhất là kiên trì chủ trương thiết lập nhu cầu thị trường mặt hàng lớn, ổn định...Đẩy mạnh kinh doanh các mặt hàng công nghệ tiêu dùng, nâng cao chất lượng phục vụ và các dịch vụ bán hàng, đại lý, các của hàng bách hoá tổng hợp... nên doah thu bán hàng của Công ty phát triển lên rất nhiều, cụ thể là. Bảng 2: Doanh thu bán hàng của Công ty Đơn vị: (Triệu USD) Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 Doanh thu bán hàng 83, 75 118, 087 141, 635 153 Nhập khẩu 67 70 74, 5 79 Xuất khẩu 6 6, 5 8 10 Nguồn: Phòng kế toán tài vụ Hiện nay nền kinh tế của nước ta đang trong giai đoạn phát triển cùng với sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, giá nông sản thực phẩm trong nước cũng như trên thị trường quốc tế giảm, người sản xuất ra nông sản thực phẩm gặp nhiều khó khăn do thiên tai bão lụt nhiều năm...nên nhu cầu thị trường có hạn đã làm ảnh hưởng xấu đến việc kinh doanh vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa nghành hàng lại bị cạnh tranh gay gắt và tác động mặt trái của cơ chế thị trường mà ta chưa đủ lực chế áp... đẫn đến hoạt động kinh doanh của mặt hàng vật tư nông nghiệp có nhiều giảm xút . Tuy nhiên do Công ty biết đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh các mặt hàng khác nên doanh thu của Công ty vẫn tăng lên, đồng thời các mặt hàng nhập khẩu doanh số bán ra tăng vượt kế hoạch năm sau cao hơn năm trước Năm 2001 doanh thu bán hàng chỉ đạt được 83.750.000 USD nhưng sang năm 2002 doanh thu đã tăng lên 118.087.500 USD so với năm 1999 tăng 34.337.500 USD và tăng 41,1%.đây là một kết quả khá cao và kết quả này có được là do trong năm qua Công ty đã có nhiều đổi mới cả về mặt cơ sở vật chất như hoàn thiện xây dựng một số kho (Kho Tiên Dương, kho Vân Nội) , nhà làm việc, vườn cây lẫn bồi dưỡng cán bộ , hơn nữa vào năm 2000 Công ty đã thực hiện tốt quyết định số7015QĐ/UB của UBND Thành Phố Hà Nội cho phép Công ty Vật tư Tổng hợp Hà Anh cổ phần hoá Đội sản xuất Lộc Hà,Cửa hàng Tiên Nội,Cửa hàng Cầu Thăng Long,Cửa hàng Kim Chung số vốn điều lệ là 1500 triệu đồng, vốn nhà nước 800 triệu đồng, chuyển sang Công ty cổ phần có 39 lao động, 100% người lao động đã đăng ký mua hết toàn bộ cổ phần, tổng số tiền là 1500 triệu đồng ;năm 2001 đạt được 141,635 triệu USD tuy có tăng lên so với năm 2002 là 23,548 triệu USD và tăng 19,9% nhưng thấp hơn so với năm 2002 đó là do năm 2001 là năm đầu tiên của Thiên niên kỷ mới, việc sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt nên có nhiều khó khăn mới đặc biệt như khó khăn về mở rộng thị trường tiêu thụ và nhu cầu về vốn ngày cành cao. Nhưng Công ty tính đến năm 2004 doanh số sẽ đạt153 triệu USD tăng lên khoảng 11,365 triệu USD và tăng 8,02% Việc thực hiện kinh doanh có lãi sẽ bảo toàn và tăng trưởng được vốn, bảo đảm việc làm và từng bước cải thiện thu nhập của người lao động. Tuy họat động kinh doanh của Công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhưng trong 3 năm (2001-2003) đều có hiệu quả, năm nào cũng có lãi đã bù được lỗ trước khi sáp nhập 6 đơn vị sang và chênh lệch do tỷ giá lãi năm 2001 được1,2 tỷ, năm 2002 được 3 tỷ, năm 2003 được 1,6 tỷ. Trên cơ sở chi phí Bộ giao hàng năm, Công ty phấn đấu tăng doanh số bán, tiết kiệm chi phí, thực hiện kinh doanh có lãi nên tiền lương và thu nhập của CBCNV được giữ vững và cải thiện từng bước. Từ năm 1991 thu nhập của CBCNV mới chỉ có 120.000đ/người, cho đến nay tính đến đầu năm 2001 thu nhập đã tăng lên trung bình 1.300.000đ/người. Điều này cho thấy sự phát triển ngày càng đi lên của Công ty Công tác quản lý điều hành trong những năm qua ở Công ty cũng đã được thường xuyên điều chỉnh, xắp xếp lao động, bố trí mạng lưới kinh doanh cho phù hợp với thị trường từng khu vực.Cơ chế quản lý được bổ sung tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị hoạt động linh hoạt, chủ động trên cơ sở chế đọ quản lý cho phép, đã từng bước lập lại kỷ cương trong quản lý kinh doanh toàn Công ty, cũng góp phần tích cực vào quá trình phát triển của Công ty trong thời gian vừa qua. 1.2 Tình hình nhập khẩu ở Công ty Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty, là hoạt động kinh doanh chiếm kim nghạch cao trong tổng kim nghạch xuất nhập khẩu của Công ty . Kết quả thực hiện công tác kinh doanh của Công ty qua các năm chủ yếu phụ thuộc vào nguồn hàng nhập khẩu .mặt hàng này chiếm90-95% trong tổng giá trị nhập được biểu hiên thông qua bảng sau. Bảng 3 : Kim nghạch nhập khẩu của Công ty theo mặT hàng từ năm 2001-2003 Đơn vị: Triệu USD STT Mặt hàng Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Số tiền (Triệu) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu) Tỷ trọng (%) 1 Urea 45,74 68,27 49 70 53,75 72,16 2 Kali 11,52 17,2 12,88 18.4 14,15 19 3 SA 9,74 14,53 8,12 11,6 6,6 8,84 Σ 67 100 70 100 74,5 100 Nguồn: Phòng kinh doanh X NK Công ty Vật tư tổng hợp Hà Anh nhập khẩu hàng hoá vừa với mục đích kinh doanh , vừa để phục vụ cho sản xuất tại Công ty nhưng chủ yếu vẫn là để phục vụ kinh doanh là chính. Do đó tuỳ theo nhu cầu của thị trường trong nước về những mặt hàng của Công ty và sự quản lý của Bộ Thương mại về công tác nhập khẩu. Qua biểu cho ta thấy tình hình nhập khẩu biến đổi theo từng năm Năm 2001: Nhập khẩu 67 triệu USD đạt 95,7% so với kế hoạch năm 1999 và bằng 62,9% thực hiện năm 1998. Phân URÊA: Nhập 45,74 triệu USA đạt 92%KH99= %TH98, đây là mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Công ty, nó chiếm 68,27% trong tổng số các mặt hàng nhập khẩu; đạm KALI nhập 11,52 triệu USD chiếm 17,2%; SA nhập 9,71 triệu USD chiếm 9,71% mặt hàng này chiếm tỷ trọng ít nhất do tình hình tiêu thụ của thị trường đối với mặt hàng này còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên do điều chỉnh về cơ cấu mặt hàng nên doanh thu của Công ty vẫn cao. Năm 2002 mặc dù do điều kiện sản xuất kinh doanh nghành hàng vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp không thuận lợi. Tuy nhiên trong năm này hàng nhập khẩu của Công ty vẫn tăng lên đáng kể so với năm 2001, nhập khẩu được 70 triệu USD tăng 104,4%,mặt hàng SA tuy có giảm đi so với năm 2001 là 80% nhưng bù lại 2 mặt háng chiếm tỷ trọng lớn vãn tăng lên ;UREA nhập 49 triệu USD tăng 107 %; KALI nhập 12,85 triệu USD tang 112 % do vậy mà kim nghạch nhập khẩu của Công ty không bị ảnh hưởng Năm 2003 là năm Công ty vẫn đạt được thắng lợi các chỉ tiêu đè ra. Nguồn hàng nhập khẩu vẫn tăng lên so với năm 2000 là 74,5 triệu USD và tăng106,4 % điều này được chứng tỏ các mặt hàng như UREA nhập 53,75 triệu USD tăng 109,6 %; KALI nhập 14,5 triệu USD tăng 112,5 %. Trong năm nay do tiêu thụ chậm nên mặt hàng SA vẫn giảm, số lượng nhập là 6,6 triệu USD giảm 81 % 3.Tình hình tổ chức nghiệp vụ thực hiện hợp đồng nhập khẩu ở Công ty - Về nghiên cứu thị trường. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay không riêng chỉ Công ty Hà Anh mà hầu hết tất cả các Công ty khác đều cần các thônh tin bởi đây là một tài nguyên lớn, nó giữ vai trò rất quan trọng bởi quá trình vận hành nền kinh tế thị trường thường phát sinh tình trạng thiếu thông tin hay bất đối xứng về thông tin và có những thông tin làm nhiều người không tiếp cận được. Công ty lại là đơn vị kinh doanh có nhiều hoạt động ra khỏi phạm vi quốc gia như nhập khẩu và cuất khẩu do đó thông tin là không thể thiếu, với tình hình hiện nay để có thể nắm bắt thông tin về thị trường một cách chính xác và nhanh nhất Công ty đã luôn tổ chức việc theo sát diễn biến của thị trường ( cả trong nước và quốc tế) để rồi cùng nhau bàn bạc, tìm kiếm cơ hội cho Công ty chẳng hạn. + Đối với thị trường trong nước: Công ty tìm hiểu những nhu cầu thị hiếu của khách hàng, nắm bắt những diễn biến của thị trường trong nước, của từng mặt hàng Công ty đang kinh doanh để làm sao cho hàng nhập khẩu về phù hợp và nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước. + Đối với thị trường nước ngoài: Do còn chưa thuận tiện và chưa có nhiều điều kiện cho nên Công ty vẫn chỉ thu nhập được các thông tin về mặt hàng mình cần nhập khẩu thông qua gián tiếp đó là các phương tiện thông tin báo chí thương mại của các cơ quan thương mạii. Chính vì vậy nhiều khi Công ty chưa hiểu rõ được khách hàng cung cấp cho mình về tình hình kinh tế, trình độ khoa học công nghệ, chiến lược thị trường... nên nhiều khi nhập phải hàng xấu, kém chất lượng hay trả tiền đã lâu mà hàng chưa tới. Đây chính là mặt hạn chế của Công ty mà Công ty cần phải khắc phục trong thời gian tới. -Về kế hoạch lập phương án kinh doanh. Sau khi xem xét tất cả tình hình trong nước và nguồn hàng sẽ nhập khẩu về. Công ty đưa ra bàn bạc và lập một phương án về nhập khẩu hàng hoá. Phương án được lập ra và được ban giám đốc quyết định với đầy dủ các bước để nhằm đi đến đạt được những mục tiêu xác định trong kinh doanh. * Phân tích sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Để đánh giá một cánh chính xác toàn diện về thực trạng và tình hình kinh doanh nhập khẩu của Công ty, ta cần phải đi sâu phân tích một số chỉ tiêu như chỉ tiêu tài chính của Công ty từ dố tìm ra những nguyên nhân và giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty 1. Các chỉ tiêu doanh lợi Bảng 4: Lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu Đơn vị: Triệu USD Chỉ tiêu Năm Doanh thu nhập khẩu Chi phí nhập khẩu Lợi nhuận Giá trị So với năm trước (%) Giá trị So với năm trước (%) Giá trị So với năm trước (%) 2001 67 65,42 1,58 2002 70 104,5 68,04 104 1,96 124,1 2003 74,5 106,4 72,3 106,3 2,2 112,3 Nguồn: Phòng kinh doanh XNK Từ bảng trên ta thấy lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu đều tăng đó là do nhu cầu thị trường ngày càng lớn đòi hỏi Công ty phải nhập khẩu thường xuyên. Tuy nhiên lợi nhuận đạt chưa cao so với doanh thu,điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty vẫn chưa đạt hiệu quả, lợi nhuận thu được còn thấp so với kế hoạch đã đề ra. 1.1.Doanh lợi trên doanh thu: Bảng 5: Doanh lợi của doanh thu (2001– 2003) (Đơn vị: triệu usd) Chỉ tiêu Năm Doanh thu nhập khẩu Lợi nhuận Doanh lợi của doanh thu(%) Giá trị So với năm trước (%) Giá trị So với năm trước (%) 2001 67 1,58 23,58 2002 70 104,5 1,96 124,1 46,2 2003 74,5 106,4 2,2 112,3 29,53 Nguồn : Phòng kinh doanh XNK Theo bảng trên ta thấy doanh lợi của doanh thu cao nhất vào năm 2003, theo đó cứ một dồng doanh thu mang lại 0,2953 đồng lợi nhuận. Doanh lợi của doanh thu thấp nhất là năm 2001 , theo đó cứ một đồng doanh thu từ việc bán hàng hoá nhập khẩu mang lại 0,2358 đồng lợi nhuận. Qua đó ta thấy qua các năm nói chung lợi nhuận do một đồng doanh thu đem lại tăng lên, nhưng với số liệu trên ta có thể kết luận rằng năm 2003 hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu là tốt nhất vì hoạt động nhập khẩu còn được đặt giá trên nhiều chỉ tiêu khác. Vì vậy để xác định năm nào đật hiệu quả nhất ta phải tổng hợp tất cả các chỉ tiêu cho từng năm, sau đó so sánh giữa các năm mới có kết luận được. Song qua số liệu phân tích ở trên nếu cố định các chỉ tiêu khác, đánh giá hoạt động kinh doanh nhập khẩu qua các chỉ tiêu doanh lợi thì năm 2001 là năm đạt hiệu quả nhất. 1.2 Doanh lợi của chi phí Bảng 6 : Doanh lợi chi phí (Đơn vị: triệu USD) Chỉ tiêu Năm Tổng chi phí Lợi nhuận Doanh lợi của chi phí Giá trị So với năm trước(%) Giá trị So với năm trước(%) 2001 65,42 1,58 2,41 2002 68,04 104 1,96 124,1 2,88 2003 72,3 106,3 2,2 112,3 3,04 Nguồn : Phòng kinh doanh XNK Qua bảng ta thấy chỉ tiêu doanh lợi của chi phí tăng từ năm 2001 đến năm 2003 điều đó chứng tỏ doanh nghiệp đã giảm được chi phí kinh doanh qua các năm hay nói cách khác cứ một đồng chi phí bỏ ra đã thu được thêm được những đồng lợi nhuận qua các năm. Tuy vào năm 2001 doanh lợi của chi phícó ít hơn so với năm 2002,2003 do trong năm 2001 Công ty gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hoá . Cũng như sự biến động của nhiều nhân tố như tỷ giá hối đoái là năm đầu tiên áp dụng thuế VAT. Song năm 2003 do Công ty chuyển địch cơ cấu mặt hàng kinh doanh hợp lý hạn chế nhập những mặt hàng truyền thống khó tiêu thụ và mỏ rộng thêm nhiều mặt hàng mới kinh doanh có hiệu quả cũng như kinh nghiẹm về kinh doanh nhập khẩu là kết hợp đồng tiền, tìm kiếm bạn hàng để nâng cao do vậy đã hạn chế được nhiều chi phí do đó buôn bán doanh lợi của chi phí đã tăng lên đáng kể so với năm 2001 và 2002. 1.3.Doanh lợi của vốn lưu động Bảng 7: Doanh lơi của vốn lưu dộng (Đơn vị: triệu USD) Chỉ tiêu Năm Vốn lưu động Lợi nhuận Doanh lơi của vốn lưu động (%) 2001 11,68 1,58 13,53 2002 13,05 1,96 15,02 2003 15,93 2,2 13,81 Nguồn: Phòng tài kế toán vụ Qua bảng trên ta thấy năm 2002 có chỉ tiêu doanh lợi của vốn lưu động đạt mức cao nhất theo đó cứ một đồng vốn lưu động dùng vào kinh doanh sẽ tạo ra 0,1502 đồng lợi nhuận. Năm 2001 thu được 0,1353 đồng, năm 2002 thu được 0.1381 đồng. Như vậy ta thấy hiệu quả sư dụng vốn lưu động của Công ty vẫn còn thấp, chỉ tiêu này biến động thất thường, tăng giảm liên tục qua các năm. Điều đó chứng tỏ Công ty vẫn chưa có phương án sử dụng vốn lưu động một cách hợp lý,hiệu quả sinh lời của vốn lưu động còn quá thấp, nó phụ thuộc vào nhân tố khách quan. Vì vậy Công ty còn có những giải pháp hợp lý để ổn định tốc độ tăng của chỉ tiêu này. Qua việc phân tích các chỉ tiêu doanh lợi , chúng ta thấy tình hình kinh doanh nhập khẩu của Công ty đã đạt được hiệu quả nhưng chưa cao qua các năm. Tuy nhiên do có sự điều chỉnh đúng hướng của ban lãnh đạo và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên về điều chỉnh cơ cấu mặt hàng kinh doanh và giảm tối thiểu các khoán chi phí nhưng kết quả đạt được ở các năm vẫn chưa mấy khả quan 2. Hiệu quả sử dụng vốn Bảng 8: Hiệu quả sử dụng vốn Đơn vị: (Triệu USD) Chỉ tiêu Năm Doanh thu nhập khẩu Vốn lưu động Số vòng quay vốn lưu động Thời gian chu chuyển của vốn lưu động 2001 67 11,68 5,45 63,6 2002 70 13,05 5,36 66,04 2003 75 15,92 4,68 78,05 Nguồn: Phòng kế toán tài vụ Qua biểu cho ta thấy số vòng quay của vốn lưu động tăng đần qua các năm, điều này có được là bởi trong những năm qua do Công ty ít bị cạnh tranh bởi các doanh nghiệp khác về những mặt hàng truyền thống do đó số vòng quay của vốn lưu động đạt ở mức khá cao và thời gian tương ứng của mỗi vòng quay là.63,6; 66,04; 78,05 ngày.Nhưng số vòng quay của vốn lưu động cao nhất là năm 1999, trong năm này vốn lưu động của Công ty quay được 5,45 lần tương ứng với mức vòng quay của vốn lưu động là 63,6 ngày do đó năm 2001 Công ty đã sử dụng vốn lưu động với thời gian thu hồi là ngắn nhất 3. Hiệu quả sử dụng lao động nhập khẩu Bảng 9: Năng suất lao dộng kinh doanh nhập khẩu Chỉ tiêu Năm Doanh thu nhập khẩu (triệu USD) Lợi nhuận (Triệu USD) Số lao động (Người) Năng suất lao động theo doanh thu Năng suất lao động theo lơi nhuận 2001 67 1,58 339 0,197 0,0046 2002 70 1,96 360 0,194 0,0054 2003 74,5 2,2 336 0,22 0.0065 Nguồn : Phòng kế toán tài vụ Qua bảng 9 ta thấy năng suất lao động theo doanh thu qua các năm tăng lên không đáng kể, điêu đó chứng tỏ chất lượng làm việc của cán bộ công nhân viên chưa cao. Có thể do Công ty bố trí việc làm không phù hợp, bên cạnh đó trình độ về chuyên môn chỉ có ở các cán bộ lãnh đạo và cán bộ ở các phòng ban và một số ít công nhân. Năm 2002 mặc dù doanh thu có tăng lên nhưng do số cán bộ công nhân viên cũng tăng theo cho lên làm giảm năng suất lao động chỉ đạt 0,194 triệu USD/người và năm 2003 đạt cao nhất 0,22 triệu USD/người. Khác với chỉ tiêu năng suất lao động theo doanh thu,chỉ tiêu năng suất lao động theo lợi nhuận lại tăng lên. Vào năm 2001 chỉ tiêu này c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12927.doc
Tài liệu liên quan