Báo cáo thực tập tại Công ty Xăng dầu B12

MỤC LỤC

 

MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP 2

2. Các giai đoạn phát triển 3

3. Chức năng nhiệm vụ của Công ty xăng dầu B12. 4

4. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty. 5

4.1. Sơ đồ 5

4.2 Chức năng nhiễm vụ của các bộ phận 5

PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM VỀ CÁC NGUỒN LỰC CỦA DOANH NGHIỆP 8

1. Đặc điểm về máy móc và trang bị kỹ thuật. 8

Biểu II.1 9

Hình II.1 Dây chuyền công nghệ Công ty xăng dầu B12 10

1- Cảng dầu B12. 11

2- Xí nghiệp Xăng dầu Quảng Ninh. 11

3- Xí nghiệp Xăng dầu K131. 11

4- Chi nhánh Xăng dầu Hải Dương. 11

5- Chi nhánh Xăng dầu Hưng Yên. 11

2. Phân tích tình hình nhập và tiêu thụ sản lượng. 12

2.1 Phân tích tình hình nhập theo nguồn sản lượng. 12

2.2 Phân tích tình hình tiêu thu theo khách hàng 13

3. Đặc điểm tổ chức kinh doanh: 14

4. Đặc điểm về lao động và nhân sự: 16

4.1 hân tích tình hình đảm bảo lao động về mặt số lượng 16

4.2 Phân tích chất lượng và cơ cấu lao động. 16

4.3 Phân tích kết cấu lao động 17

5. Đặc điểm về vốn: 18

Phân tích khái quát Bảng cân đối kế toán năm 2009 18

PHẦN III: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT 21

PHẦN IV: KẾT LUẬN 21

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4591 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty Xăng dầu B12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỞ ĐẦU Ngành xăng dầu là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước, đang chiếm một vị trí quan trọng trong nền kình tế quốc dân. Hàng năm ngành xăng dầu cung cấp nguồn nhiên liệu cho các ngành công nghiệp quan trọng, đặc biệt là ngành giao thông vận tải, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chung cho cả nước. Công ty Xăng dầu B12 là một doanh nghiệp nhà nước, là công ty đầu mối của Tổng Công ty Xăng dầu Việt nam (PETROLIMEX) có chi nhánh trên địa bàn các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, và một phần thành phố Hải Phòng. Qua thời gian nghiên cứu thực tập, tìm hiểu quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty, được sự quan tâm hướng dẫn của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn . Với sự cố gắng của mình, em đã hoàn thành bản báo cáo gồm có những nội dung sau: Phần 1: Tổng quan về doanh nghiệp Phần 2: Đặc điểm về các nguồn lực của doanh nghiệp Phần 3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Phần 4: Kết luận Do năng lực còn hạn chế nên báo cáo này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót em rất mong được sự đóng góp của thầy cô giáo. Phần I: Tổng quan về doanh nghiệp 1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp: Công ty xăng dầu B12 có trụ sở chính tại khu I – Phường Bãi Cháy – Thành phố Hạ Long – Tỉnh Quảng Ninh. Tên giao dịch: Công ty xăng dầu B12. Tên giao dịch Quốc tế: B12 Petroleum company. Điện thoại: 033 3846 360. Fax: 033 846349. Website: E- Mail: B12Company@Petrolimex.com.vn. Tổng nguồn vốn kinh doanh: 814.143.664.014 đồng. Trong đó: Tài sản ngắn hạn: 473.829.935.592 đồng. Tài sản dài hạn: 340.313.728.422 đồng. Tổng số lao động tính đến tháng 12 năm 2008 : 1.789 người. Trong đó: Hợp đồng dài hạn : 1789 người. Hợp đồng ngắn hạn : 0 người. Đảng viên : 754 người 2. Các giai đoạn phát triển: Ngày 27/08/1968 Chính phủ phê duyệt quy hoạch thiết kế thi công xây dựng công trình thuỷ lợi B12 là cảng đầu mối lớn nhất miền Bắc dùng để tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu theo kế hoạch Tổng Công ty giao. Từ năm 1983 đến năm 1987 Công ty tiếp nhận xăng dầu Quảng Ninh sáp nhập vào Công ty xăng dầu khu vực III. Tái lập lại Công ty xăng dầu B12 trên cơ sở của Công ty tiếp nhận xăng dầu cũ theo quyết định số 73XD- QĐ ngày 9/3/1987 của Bộ truởng Bộ vật tư và quyết định số 83XD- QĐ ngày 27/3/1987 của Tổng giám đốc Tổng Công ty xăng dầu. Công ty được thành lập trên cơ sở hệ thống tiếp nhận, vận tải xăng dầu bằng đường ống và những kho nối liền bằng đường ống. Tháng 10/1988 đưa kho xăng dầu A318 vào hoạt động, kho được nối liền tuyến ống B12 tạo thêm 20.000 m3 bể chứa nhằm giải phóng tàu nhanh và cung ứng trên địa bàn đạt hiệu quả. Mặt khác với khả năng bơm chuyển xăng dầu bằng bơm Chính không cần thông qua K133 mà đẩy thẳng về K135 (Phủ Lý - Hà Nam) nên ngày 17/6/1991 thi hành quyết định số 669/TN- QĐ của Bộ thuơng nghiệp về việc “Thành lập Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình trên cơ sở hợp nhất kho xăng dầu K133- Công ty xăng dầu B12 và xí nghiệp xăng dầu Hà Sơn Bình - Công ty xăng dầu khu vực I ”. Ngày 14/1/1997 Tổng giám đốc Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam đã có quyết định số 29/XD- QĐ về việc chuyển giao xí nghiệp xăng dầu K135 - Công ty xăng dầu B12 về trực thuộc Công ty xăng dầu Hà Nam Ninh Ngày 18/05/1992 Công ty xăng dầu B12 đăng ký thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước theo Nghị định số: 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng. Trong những năm 1993 - 1997 từ đội giao nhận cảng đã trở thành kho Cảng, khi Cảng được cải tạo nâng cấp tiếp nhận được loại tàu có trọng tải 3 vạn tấn và kinh doanh cảng biển thì kho cảng đuợc đổi tên thành Cảng dầu B12, các kho K130, K131, A318 được nâng cấp thành xí nghiệp cho phù hợp với nội dung và bản chất của quá trình hoạt động 3. Chức năng nhiệm vụ của Công ty xăng dầu B12. - Công ty có nhiệm vụ quản lý khai thác hệ thống các công trình xăng dầu gồm: Cảng biển tiếp nhận xăng dầu B12 có thể tiếp nhận được loại tầu 50.000 DWT và một cầu tiếp nhận được loại tầu có trọng tải đến 40.000 DWT, 05 kho bể chứa xăng dầu hiện đại với dung tích hơn 225.200 m3 được nối liên hoàn với nhau thông qua hệ thống dần - Công ty xăng dầu B12 tổ chức tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu tại cảng dầu B12, xuất bán trực tiếp và bơm chuyển điều động bằng đường ống cho tổng kho Đức Giang Hà Nội, Tổng kho Thượng Lý Hải Phòng, kho K133 Hà tây cũ (nay là Hà Nội) và kho xăng dầu K135 Phủ Lý Hà Nam. Để các đơn vị phía sau, cung ứng phục vụ nhu cầu về xăng dầu cho phát triển – kinh tế xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp “Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và đảm bảo an ninh quốc phòng cho hầu hế các tỉnh thành phố vùng duyên hải, đồng bằng trung du, miền núi phía Bắc và dự trữ an ninh xăng dầu quốc gia. 4. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty. GIÁM ĐỐC 4.1. Sơ đồ Phòng xây dựng cơ bản Phòng tin học Phòng kỹ thuật xăng dầu Phòngquản lý kỹ thuật PHÓ GIÁM ĐỐC DỰ ÁN PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH Phòngthanh tra-bảo vệ Phòng tổ chức Phòng hành chính Phòng kinh doanh Phòng kế toán Khối các cửa hàng bán lẻ Khối đại lý Tổ Marketing Hình:I.4.1 - Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý Công ty xăng dầu B12 4.2 Chức năng nhiễm vụ của các bộ phận Cơ cấu bộ máy quản lý kinh doanh của công ty thuộc dạng trực tuyến chức năng được thể hiện qua mô hình trên. + Giám đốc Công ty: Là người được nhà nước giao quyền sử dụng tài sản, vốn thuộc sở hữu nhà nước tại đơn vị. Giám đốc điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh là đại diện duy nhất có tư cách pháp nhân của đơn vị Giám đốc được quyền tự chủ sản xuất kinh doanh, về tài chính trên cơ sở phải đảm bảo: + Phó giám đốc Dự án: Nghiên cứu đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả năng lực thiết bị, công nghệ, nâng cao khả năng tiếp nhận vận tải xăng dầu bằng đường ống, đường bộ, xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản dài hạn + Phó giám đốc Kỹ thuật: Phó giám đốc kỹ thuật phụ trách công tác kỹ thuật, vật tư, Xây dựng sửa chữa. Nghiên cứu khai thác hiệu quả năng lực thiết bị, công nghệ, nâng cao khả năng tiếp nhận vận tải xăng dầu bằng đường ống, đường bộ, xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản ngắn hạn + Phó giám đốc Kinh doanh. Trực tiếp phụ trách một số Phòng ban tại công ty, khối cửa hàng trực thuộc văn phòng công ty và các đơn vị cơ sở theo sự phân công của giám đốc. Cùng các phó giám đốc khác phụ trách các vấn đề chung của đơn vị. + Phòng Kế toán Công ty. Kế toán phản ánh đầy đủ tài sản hiện có, sự vận động tài sản của công ty. + Phòng Kinh doanh. Giúp cho giám đốc về công tác thị trường, phát triển khách hàng. Kiểm tra theo dõi quá trình hoạt động kinh doanh của các đơn vị trực thuộc. + Phòng Tổ chức. Chịu trách nhiệm về quản lý nhân sự, công tác thi đua. Cân đối và phân phối tiền lương, quỹ tiền thưởng cho công ty và cho các đơn vị trực thuộc. + Phòng Kỹ thuật đầu tư. Chịu trách nhiệm về tình trạng kỹ thuật của tài sản vật tư, theo dõi tuyến ống toàn công ty, chịu trách nhiệm cấp phát vật tư cho các đơn vị thuộc công ty quản lý và khối cửa hàng văn phòng công ty. + Phòng Kỹ thuật xăng dầu. Chịu trách nhiệm về chất lượng, phẩm chất xăng dầu của toàn công ty, đo lường kiểm định bể chứa, barem dung tích. Phân tích kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng xăng dầu từ khâu nhập đến khâu xuất. + Phòng Xây dựng cơ bản. Có nhiệm vụ theo dõi các mặt hoạt động về Xây dựng cơ bản. Làm các thủ tục về đất đai để mở rộng mạng lưới bán lẻ, kho tàng, nhà làm việc cuả công ty. + Phòng Hành chính. Chịu trách nhiệm về các công việc hành chính trong công ty, điều hành các phương tiện như xe con xe ca. Phụ trách các mảng y tế cơ quan, nhà trẻ, nhà ăn, tiếp khách, đối ngoại với khách hàng của công ty. + Phòng Thanh tra bảo vệ. Chịu trách nhiệm kiểm tra giám sát hoạt động của các đơn vị trực thuộc công ty gồm các mặt : Bảo vệ an toàn mọi mặt, an ninh trật tự, PCCC. Kiểm tra đôn đốc các hoạt động về công tác bảo vệ, phòng cháy chữa cháy. PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM VỀ CÁC NGUỒN LỰC CỦA DOANH NGHIỆP 1. Đặc điểm về máy móc và trang bị kỹ thuật. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty Xăng dầu B12 được phân thành các nhóm theo chức năng nhiệm vụ của từng nhóm gồm: Nhóm Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho xuất nhập. Nhóm Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho tồn chứa. Nhóm Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho vận tải. - Nhóm Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ bơm trực tiếp. Nhóm Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho quản lý. Nhóm Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác an toàn, môi trường. TỔNG HỢP TRANG THIẾT BỊ CHỦ YẾU Biểu II.1 STT Tên máy móc thiết bị ĐVT Số lượng (chiếc) Sản xuất Dự phòng Sửa chữa Tổng 1 Bơm DO Cái 8 2 1 11 2 Bơm FO Cái 9 1 1 11 3 Bơm trên tầu Cái 3 3 4 Bơm tiêu độc Cái 3 1 4 5 Bơm hút dầu tràn Cái 2 2 6 Bơm cứu hoả Cái 21 1 22 7 Bơm nước Cái 11 1 4 16 8 Máy nén khí Cái 10 1 11 9 Bơm mồi Cái 18 1 5 24 10 Bơm làm mát Cái 3 1 4 11 Bơm dầu dò Cái 1 1 2 12 Bơm khu xử lý sinh học Cái 2 1 3 13 Bơm xuất xăng Cái 13 1 1 15 14 Bơm thông gió Cái 11 1 12 15 Bơm chống úng Cái 2 2 16 Bơm xả cặn bể Cái 1 1 17 Cột bơm Cột 223 15 2 240 18 Đường ống Km 427 427 KHO CẢNG B12 Kho K130 Kho A318 Kho H102 Kho K131 Nhà Bè bến xuất xà lan Bến xuất va gông xi téc Bến xuất ôtô xi téc Kho an lạc Bến xuất ôtô xi téc Bến xuất ôtô xi téc Kho K132 Kho K135 Kho Đỗ Xá Kho K133 Kho T26 Kho H101 Kho cảngH101 Bến xuất nhập xà lan Bến xuất va gông xi téc Bến xuất ôtô xi téc Bến xuất ôtô xi téc Kho bến xuất K135 Bến xuất ôtô xi téc Bến xuất ôtô xitéc Bến xuất ôtô xi téc Hình II.1 Dây chuyền công nghệ Công ty xăng dầu B12 Ngoài các nhóm Cơ sở vật chất kỹ thuật chính, công ty còn có các thiết bị, máy móc, hệ thống phụ trợ như các trạm biến áp 35/6/0,4 KV, các máy phát điện, các xưởng sửa chữa cơ khí, dầu mỡ nhờn .v.v. Tất cả hợp thành một hệ thống CSVCKT đồng bộ và được giao cho 5 chi nhánh, xí nghiệp và Cảng dầu B12 quản lý. 1- Cảng dầu B12. Quản lý toàn bộ trang thiết bị khu vực cảng tiếp nhận, bến xuất đường thuỷ, các phương tiện đường thuỷ và 90.000 m3 sức chứa tại Bãi Cháy - Hạ Long - Quảng Ninh. 2- Xí nghiệp Xăng dầu Quảng Ninh. Quản lý Kho K130 với 90.000 m3 sức chứa, 156 km tuyến ống và 19 cửa hàng bán lẻ xăng dầu . 3- Xí nghiệp Xăng dầu K131. Quản lý Kho K131 với với 12.000 m3 sức chứa, 44 km tuyến ống và 12 cửa hàng xăng dầu . 4- Chi nhánh Xăng dầu Hải Dương. Quản lý Kho K132 với 13.200 m3 , kho xăng dầu A318 với 20.000 m3 sức chứa, 151 km tuyến ống và 35 cửa hàng xăng dầu. 5- Chi nhánh Xăng dầu Hưng Yên. Đây là đơn vị duy nhất trong Công ty xăng dầu B12 không có hệ thống kho bể chứa xăng dầu, chỉ làm nhiệm vụ bán hàng trực tiếp trên địa bàn Hưng Yên, quản lý 52 km tuyến ống và 27 cửa hàng xăng dầu. 2. Phân tích tình hình nhập và tiêu thụ sản lượng. 2.1 Phân tích tình hình nhập theo nguồn sản lượng. TT Nguồn sản lượng TH2008 (m3) KH 2009 TH 2009 So sánh TH08 với Sản lượng (m3) Kết cấu (%) Sản lượng (m3) Kết cấu (%) TH08 (%) KH09 (%) 1 Nhập nội bộ Tổng Cty 2.902.801 2.945.923 89,87 2.945.220 89,8 101 99,98 2 Nhập nội bộ Cty tái xuất 271.966 276.006 8,42 278.451 8,49 102 100,9 3 Nhập nội bộTCT 7.752 7.867 0,24 8.199 0,25 106 104,2 4 Nhập thừa kiểm kê 6.137 6.228 0,19 5.248 0,16 86 84,26 5 nhập chuyển loại 14.858 15.079 0,46 15.415 0,47 104 102,2 6 Nhập di chuyển tồn kho 20.026 20.323 0,62 20.334 0,62 102 100,1 7 Nhập trả vay mượn 6.460 6.556 0,2 6.887 0,21 107 105,1 Cộng 3.230.000 3.277.983 100 3.279.755 100 102 100,1 Biếu II.2.1 tình hình nhập theo nguồn sản lượng Hiện nay Công ty nhập từ 07 nguồn khác nhau. Thông qua biểu đồ nguồn nhập chính của Công ty Xăng Dầu B12 là từ Tổng Công ty chiếm 89,87%, sau đó đến nhập từ Công ty tái xuất là 8,42%, còn từ các nguồn khác chiếm một phần rất nhỏ từ 0,16 ¸0,62%. 2.2 Phân tích tình hình tiêu thu theo khách hàng TT Tên khách hàng Thực hiện năm 2008 Năm 2009 TH09/ TH08 TH09/ KH09 Kế hoạch Thực hiện +/- % +/- % 1 Xuất bán trực tiếp 864.162 828.000 816.172 -47.990 94,45 -11.828 98,57 - 50-Xuất bán buôn trực tiếp. 250.650 240.161 217.428 -33.222 86,75 -22.733 90,53 - 53-Xuất điều động nội bộ. 143.797 137.779 155.113 11.317 107,87 17.334 112,58 - 53A-Xuất điều động thủ tục TCTy. 20.999 20.120 19.833 -1.166 94,45 -287 98,57 - 54-Xuất bán lẻ. 156.457 149.909 96.463 -59.993 61,66 -53.446 64,35 - 5A1-Xuất bán Tổng đại lý. 102.058 97.787 147.768 45.710 144,79 49.981 151,11 - 5A2- Xuất bán Tổng đại lý Cty CP. 35.431 33.948 33.463 -1.968 94,45 -485 98,57 - 5A3-Xuất bán đại lý. 138.266 132.480 130.588 -7.678 94,45 -1.892 98,57 - 69-Xuất chuyển loại. 5.185 4.968 4.105 -1.080 79,16 -863 82,62 - 6B3-Xuất di chuyển tồn kho. 4.346 4.164 4.897 551 112,68 733 117,60 - 82-Xuất cho vay, mượn. 2.765 2.650 2.612 -154 94,45 -38 98,57 - 90-Xuất hao hụt định mức. 1.296 1.242 1.143 -154 88,15 -99 92,00 - 90A-Xuất hao hụt nhập. 259 248 246 -13 95,08 -2 99,23 - 90B-Xuất hao hụt xuất. 60 58 60 0 99,84 2 104,20 - 90C-Xuất hao hụt vận chuyển. 864 828 819 -46 94,73 -9 98,87 2 Xuất hàng gửi TCTy 2.245.201 2.337.500 2.355.622 110.421 104,92 18.122 100,78 Cộng 3.109.363 3.165.500 3.171.794 62.431 102,01 6.294 100,20 Biểu II.2.2 tình hình tiêu thu theo khách hàng Qua số liệu từ biểu II.2.2 có thể đánh giá với nội dung sau: - Về tình hình xuất bán trực tiếp năm 2009 Công ty nhìn chung không đạt về chỉ tiêu kế hoạch, thực hiện chỉ đạt 98,57% so với kế hoạch. So với năm 2008 Công ty chỉ đạt 94,45%. -Về tình hình lưu chuyển Tổng Công ty nhìn chung vượt kế hạch đề ra cụ thể so với kế hoạch năm 2009 tăng: 0,78%, so với thực hiện năm 2008 tăng; 4,92%. Nguyên nhân chủ yếu là do Tổng công ty bắt buộc phải dự trữ theo chương trình an toàn năng lượng Quốc Gia. 3. Đặc điểm tổ chức kinh doanh: a) Tổ chức lao động. Hiện nay Công ty xăng dầu B12 tuyển chọn bố trí và sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật lao động và quy định của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ĐẢM BẢO LAO ĐỘNG VỀ MẶT SỐ LƯỢNG ĐVT: người Biểu: II.3.a TT Trình độ Năm 2007 Năm 2008 So sánh TH08/TH07 So sánh TH08/KH08 KH TH +/- % +/- % 1 Trên đại học 7 6 6 -1 85,71 0 100,00 2 Đại học 448 441 440 -8 98,21 -1 99,77 3 Cao đẳng 82 79 76 -6 92,68 -3 96,20 4 Trung cấp 247 247 244 -3 98,79 -3 98,79 5 CNKT 621 620 612 -9 98,55 -8 98,71 6 Sơ cấp 215 210 203 -12 94,42 -7 96,67 7 Cha đào tạo 226 207 208 -18 92,04 1 100,48 Cộng 1846 1810 1789 -57 96,91 -21 98,84 Tổng số lượng lao động Công ty xăng dầu B12 tính đến ngày 31/12/2008 là: 1.789 người giảm so với năm 2007 là:57 người. b) Chế độ làm việc. Công ty xăng dầu B12 đang áp dụng chế độ làm việc 3 ca liên tục và thực hiện chế độ đảo ca ngược (3, 2, 1) nghỉ ngày thứ 7 và chủ nhật. Thời gian nghỉ của người lao động ít nhất là 12 giờ trước khi chuyển sang ca sau. Thời gian làm việc của Công ty theo quyết định số 188/2002 - QĐ - TTG của Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể như sau: * Đối với các phòng ban làm việc gián tiếp thời gian làm việc từ 7h30 đến 16h30, thời gian nghỉ trưa từ 11h30 đến 12h50. * Đối với công nhân làm việc gián tiếp và làm trực tiếp ngoài mặt bằng là 8h/ngày. * Đối với công nhân bán hàng trực tiếp là: 8h/ngày. * Thời gian làm việc chung cho khối sản xuất kinh doanh: Ca 1 từ 7h30’¸15 h30’; Ca 2 từ 15h30’¸23 h30’; Ca 3 từ 23h30’¸7h30’ ngày hôm sau. Tổ sản xuất Thứ 7 Chủ nhật Thứ 2 Số giờ nghỉ Ca1 Ca2 Ca3 Nghỉ Ca1 Ca2 Ca3 A xxx xxx 40 B xxx xxx 32 C xxx xxx 32 Sơ đồ lịch đi ca Công ty xăng dầu B12 4. Đặc điểm về lao động và nhân sự: 4.1 hân tích tình hình đảm bảo lao động về mặt số lượng ĐVT: Người Biểu: II.4 TT Trình độ Năm 2008 Năm 2009 So sánh TH09/TH08 So sánh TH09/KH09 KH TH +/- % +/- % 1 Trên đại học 7 6 6 -1 85,71 0 100,00 2 Đại học 448 441 440 -8 98,21 -1 99,77 3 Cao đẳng 82 79 76 -6 92,68 -3 96,20 4 Trung cấp 247 247 244 -3 98,79 -3 98,79 5 CNKT 621 620 612 -9 98,55 -8 98,71 6 Sơ cấp 215 210 203 -12 94,42 -7 96,67 7 Cha đào tạo 226 207 208 -18 92,04 1 100,48 Cộng 1846 1810 1789 -57 96,91 -21 98,84 Qua bảng II.4 cho thấy tổng số lao động giảm so với năm trước là -57 người tương ứng giảm –3,09%; giảm so với kế hoạch là -21 người tương ứng giảm - 1,16%. Trong đó, lượng giảm lao động chủ yếu là trình độ chưa đào tạo, CNKT và sơ cấp vì vậy cần xem lại tính tăng hợp lý trong cơ cấu lao động. 4.2 Phân tích chất lượng và cơ cấu lao động. ĐVT: Người BiểuII.4.2 TT Chỉ tiêu Số lợng Bậc thợ Trung bình Tuổi đơi 1 2 3 4 5 6 7 <25 25 á35 36 á45 46 á55 56 á60 1 Cao đẳng 76 21 12 24 9 5 5 3,74 13 45 8 5 5 2 Trung cấp 244 73 71 33 29 21 17 3,61 43 96 45 47 13 3 CNKT 616 209 164 132 46 32 33 3,39 116 223 224 28 25 4 Sơ cấp 203 11 46 52 68 26 3,26 3 5 19 176 5 Chưa đào tao 208 1 2 9 11 39 67 79 5,89 17 68 123 Cộng 1347 12 351 308 268 149 125 134 3,98 175 386 364 379 43 Trong số tổng công nhân viên, công nhân kỹ thuật chiếm một lượng rất lớn trong đó lớn nhất là công nhân bán hàng. Cán bộ cũng chiếm một tỷ trọng lớn sau CN kỹ thuật. Nhìn chung chất lượng đội ngũ công nhân kỹ thuật của công ty đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu mà công việc đòi hỏi. Xét về ngành nghề chủ yếu bán hàng ,vận tải, cơ điện, cơ khí, thủ kho ..cho thấy cấp bậc bình quân công việc đòi hỏi công nhân cần có bậc cao thì công ty đã đáp ứng được yêu cầu về chất lượng lao động. Đây là điều kiện thuận lợi để Công ty áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật góp phần xây dựng Công ty ngày trở lên vững mạnh, về bậc thợ và tuổi đời đảm bảo tính kế cận bậc thợ cũng như tính kế cận cho việc nghỉ chế độ. 4.3 Phân tích kết cấu lao động Biểu: II.4.3 TT Chình độ Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch kêt cấu Số lượng (người) Kết cấu (%) Số lượng (người) Kết cấu (%) 1 Trên đại học 7 0,379 6 0,335 -0,044 2 Đại học 448 24,269 440 24,595 0,326 3 Cao đẳng 82 4,442 76 4,248 -0,194 4 Trung cấp 247 13,380 244 13,639 0,259 5 CNKT 621 33,640 612 34,209 0,569 6 Sơ cấp 215 11,647 203 11,347 -0,300 7 Cha đào tạo 226 12,243 208 11,627 -0,616 Cộng 1846 100 1789 100 Hình: II.4.3 Biểu đồ kết cấu lao động Từ hình II.4.3 có thể đưa ra nhận xét sau: Kết cấu của từng trình độ thay đổi hơn nữa đây là thay đổi theo hướng tích cực cụ thể là: trình đô chưa qua đào tạo, sơ cấp giảm , công nhân kỹ thật và trung cấp lại tăng. cao đẳng giảm , đại học tăng. Như vậy có thể nói đây là trình độ được nâng lên, chất lượng cũng được tăng lên chính yếu tố này làm cho năng suất lao động tăng chi phí đơn vị giảm. 5. Đặc điểm về vốn: Phân tích khái quát Bảng cân đối kế toán năm 2009 STT Tài sản Mã số Số đầu năm Số cuối năm So sánh cuối năm/ đầu năm 1 2 4 5 6 +/- % A Tài sản ngắn hạn 100 661.322 473.831 -187.491 71,65 B Tài sản dài hạn 200 293.804 340.313 46.509 115,83 Tổng cộng tài sản 270 955.126 814.144 -140.982 85,24 Nguồn vốn A Nợ phải trả 300 751.661 580.844 -170.817 77,27 B Vốn chủ sở hữu 400 203.465 233.300 29.835 114,66 Tổng cộng nguồn vốn 440 955.126 814.144 -140.982 85,24 Từ Bảng cân đối kế toán của Công ty xăng dầu B12 cho thấy: Tổng tài sản và tổng nguồn vốn cuối năm của Công ty là 814.144 tr.đ, giảm -140.982 tr.đ (tương đương với -14,76%) so với đầu năm. Nguyên nhân Tổng tài sản giảm là do tài sản ngắn hạn của Công ty giảm với tỉ lệ lớn hơn tỉ lệ giảm tài sản dài hạn. Nguyên nhân Tổng nguồn vốn giảm là do Nợ phải trả giảm được cụ thể: * Phần tài sản - Tài sản ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn cuối năm giảm -187.492tr.đ, tương đương với -28,35% so với đầu năm, chủ yếu là do: + Tiền và các khoản tương đương tiền giảm -13.016tr.đ, tương đương với -21,95%). + Các khoản phải thu ngắn hạn giảm -70.197 tr.đ, tương đương với -14,42%. + Hàng tồn kho giảm -109.655 tr.đ, tương đương với -72,08%) + Tài sản ngắn hạn khác giảm -3.979 tr.đ, tương đương với -67,56%. - Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn cuối năm tăng 46.509 tr.đ tương đương với 15,94%, so với đầu năm. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do: + Tài sản cố định 45.832 tr.đ, tương đương với 15,94%. + Tài sản dài hạn khác cũng tăng 677 tr.đ, tương đương với 23,99%. Qua số liệu phân tích ở trên cho thất TSNH giảm, TSDH tăng. Điều này chứng tỏ tài sản cố định chiếm một tỉ trọng rất lớn trong toàn bộ tài sản dài hạn của Công ty và theo hướng tốt. * Phần nguồn vốn - Nợ phải trả: Nợ phải trả cuối năm của Công ty giảm –170.816 tr.đ tương đương với 22,73% so với đầu năm. Nguyên nhân là do: + Nợ ngắn hạn giảm –161.850 tr.đ tương đương với 26,62%. + Nợ dài hạn giảm –8.966 tr.đ tương đương với 6,24%. - Nguồn vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn chủ sở hữu cuối năm tăng 29.833 tr.đ tương đương với 14,66%. Nguyên nhân là do: + Vốn chủ sở hữu tăng 40.474 tr.đ tương đương với 22,43%. + Nguồn kinh phí và quỹ khác giảm –10.641 tr.đ tương đương với -46,17%). Qua số liệu phgân tích Vốn chủ sở hữu chỉ tăng lên 22,43%, trong khi đó nguồn kinh phí và quỹ khác giảm –46,17% nhưng nguồn vốn chủ sở hữu cuối năm của Công ty vẫn tăng. Điều này chứng tỏ vốn chủ sở hữu chiếm một tỉ trọng rất lớn trong toàn bộ nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty. Sau khi phân tích Bảng cân đối kế toán của Công ty năm 2009 ta thấy: tình hình tài chính của Công ty trong năm vừa qua là tốt cụ thể. + Tài sản: - Tài sản ngắn hạn: giảm so với đầu năm là: -187.492 tr.đ tương ứng : 28,35%. - Tài sản dài hạn: Tăng so với đầu năm là: 46.509 tr.đ tương ứng : 15,83%%. Về tài sản ngắn hạn giảm chủ yếu là do hàng tồn kho, và phải thu của khách hàng tài sản dài hạn tăng chủ yếu là do tài sản cố định và vốn chủ sở hữu. Như vậy tài sản ngắn hạn giảm, tài sản dài hạn tăng như thế là tốt điều đó nói lên doanh nghiệp ngày càng tự chủ hơn về nguồn vốn kinh doanh. + Nguồn vồn: - Nợ phải trả giảm so với đầu năm là: -170.816 tương ứng: 22,73%. - Vốn chủ sở hữu tăng so với đầu năm là: 29.833 tương ứng: 14,66%. Như vậy vốn chủ sở hữu tăng thể hiện doanh nghiệp kinh doanh có lãi, trong năm đã trả được nợ vay, nguồn khinh phí và quỹ giảm điều này nói nên doanh nghiệp đã lấy ra từ quỹ này để đầu tư vào tài sản. Phần III: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Qua phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xăng dầu B12 năm 2008 rút ra được những nhận định sau: Về doanh thu tiêu thụ năm 2008 là 6.879.070 đến năm 2009 tăng lên 9.854.548. Vậy năm sau tăng hơn so với năm trước là 43,254% Về số công nhân viên năm 2009 giảm so với năm 2008 là 3.088% Về tổng số vốn kinh doanh ( vốn cố định + vốn lưu động ) năm 2009 giảm 18,23% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế năm 2009 tăng mạnh so với năm trước là 18,231% Nộp ngân sách nhà nước giảm 12,419% năm 2009 so với 2008 Tiền lương bình quân một công nhân viên tăng 13,116% năm 2009 so với năm 2008 Phần IV: KẾT LUẬN Kết quả phân tích cho thấy trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, khâu tổ chức sản xuất kinh doanh, bố trí lực lượng lao động còn chưa hợp lý, định mức lao động còn mang tính chung chung chưa khoa học và tiên tiến, chưa tận dụng tối đa năng lực sản xuất của máy móc dây chuyền công nghệ. Công ty cần khắc phục hạn chế trong công tác lao động và tiền lương, tận dụng tối đa năng lực sản xuất kinh doanh, nhằm nâng cao năng suất lao động để nâng cao thu nhập cho người lao động cải thiện đời sống cho CBCNV toàn Công ty. Do thời gian thực tập tại vµ nhận thức của em còn nhiều hạn chế nên việc phân tích đánh giá cụ thể một số vấn đề trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty còn nhũng khiếm khuyết. Vì vậy rất mong các thầy, cô giáo trong khoa QLKD góp ý kiến để bản b¸o c¸o được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin chân thành cảm giáo viên hướng dãn vµ các cán bộ nhân viên, phòng ban của Công ty xăng dầu B12 đã giúp em hoàn thành bản báo cáo này. Em xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 03 năm 2010 Giáo viên hướng dẫn Sinh viên Vũ Văn Huyên Công ty xăng dầu B12

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1577.doc
Tài liệu liên quan