Báo cáo Thực tập tại công ty xăng dầu Quân đội

Mục lục

Lời mở đầu

Chương 1. khái quát chung về chi nhánh công ty xăng dầu quân đội. 1

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty: 1

1.2. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính của công ty. 1

1.2.1. Chức năng: 1

1.2.2. Nhiệm vụ: 2

1.3. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của công ty : 2

1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty xăng dầu quân đội (Phụ lục 1) 2

1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận : 2

1.4. Đặc điểm công tác kế toán tại công ty. 5

1.4.1. Chính sách kế toán: 5

1.4.2. Hình thức kế toán của công ty: 5

1.4.3. Hình thức tổ chức công tác kế toán của công ty: 5

1.4.4. Tổ chức bộ máy kế toán: 6

Chương 2. Kế toán Một số phần hành chủ yếu tại công ty xăng dầu quân đội 7

2.1. Kế toán nguyên vật liệu. 7

2.1.1. Kế toán chi tiết vật liệu của công ty: 7

2.1.2. Kế toán tổng hợp vật liệu theo phương pháp ghi thẻ song song. 7

2.2. Kế toán lương và các khoản trích theo lương. 8

2.2.1. Hình thức và phương pháp trả lương của công ty: 8

2.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành . 9

2.4.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất của công ty: 10

2.4.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang của công ty: 10

2.4.3. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất: 10

2.4.4. Kế toán tính giá thành. 11

2.4.4.1. Đối tượng tính giá thành. 11

2.4.4.2. Phương pháp tính giá thành. 11

2.5. Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng . 11

2.5.1. Doanh thu bán hàng. 11

2.5.2. kế toán giá vốn hàng bán. 11

2.5.3. Kế toán chi phí bán hàng. 12

2.5.4. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp. 13

2.5.5. Kế toán xác định kết quả bán hàng tại công ty xăng dầu quân đội. 14

2.6. Kế toán vốn bằng tiền. 14

Chương 3: Một số Kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác sử dụng vốn lưu động trong công ty. 16

3.1. Đánh giá về công tác sử dụnh vốn lưu động của công ty 16

3.2. Một số kiến nghị nhằm khắc phục những tồn tại: 16

kết luận

 

 

doc35 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 7825 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty xăng dầu Quân đội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh thu từ hoạt động tài chính cũng tăng lên khá cao, so với năm 2006 là 8.908.989 đồng tương đương với 4.44%. Như vậy, ta cũng có thể thấy hoạt động tài chính của công ty cũng đã được chú ý tới. Ngoài lợi nhuận của công ty còn có được từ các hoạt động khác, tuy năm 2007 thu nhập của các hoạt động khác giảm là 0.37% nhưng chi phí cho các hoạt động khác lại giảm 1.39% so với năm 2006. Mặc dù tỷ lệ giảm không cao nhưng điều này cũng góp phần tăng lợi nhuận với tỷ lệ 3.18% so với năm 2006. Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2007 đã tăng 137.095.401 đồng, tương đương với 6.34% so với năm 2006. Với mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp là 28%, năm 2007 công ty đã đóng góp vào ngân sách nhà nước số tiền là 644.291.351.5 đồng cao hơn năm 2006 là 38.386.712.28 đồng hay 6.34%. Chỉ tiêu cuối cùng mà mỗi công ty đều phải tính đến đó là viêc lỗ hay lãi, thất bại hay thành công trong quá trình kinh doanh bán hàng của cả năm qua. Điều đó đã được chứng minh qua những con số trong trong chỉ tiêu tổng lợi nhuận sau thuế. Đáp lại những cố gắng mà công ty đã nỗ lực trong suốt một năm qua,năm 2007 tổng lợi nhuận sau thuế là 1.656.749.190đồng tương đương với việc trong năm 2007 tổng lợi nhuận sau thuế đã tăng là 98.708.688.5 đồng hay 6.34% so vơi năm 2006. Với những kết quả mà công ty đã đạt được, mức lương bình quân của mỗi công nhân cũng đã được cải thiện một cách rõ ràng. Nếu năm 2006 bình quân thu nhập của mỗi CBCNV là 1,4 triệu đồng thì trong năm 2007 mức lương bình quân cho mỗi người là 1,8triệu đồng. Điều đó cũng đã khẳng định sự cố gắng của ban lãnh đạo công ty trong việc quan tâm và tìm mọi cách để cải thiện đời sống của công nhân viên trong công ty. Trong bối cảnh tình hình khó khăn của các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế, với những thành công và khó khăn của công ty trong 2 năm qua chứng tỏ hoạt động kinh doanh có chiều hướng tốt. Để đạt được kết quả này là nhờ vào phương hướng chỉ đạo của công ty kết hợp với sự sáng tạo nhạy bén của các cán bộ trong công ty. Tuy vậy, doanh nghiệp cần nghiên cứu để tìm ra những giải pháp thích hợp nhằm tăng hiệu quả kinh doanh, tăng doanh thu va giảm những khoản chi phí không cần thiết. 1.5. Đặc điểm công tác kế toán tại công ty. 1.5.1. Chính sách kế toán: Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Chế độ kế toán: Đơn vị áp dụng chế độ kế toán Việt Nam, ban hành theo Quyết định số 15/2006 QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính. Hệ thống sổ sách được sử dụng trên phần mềm FAST 2006 kết hợp với Microsoft Excel trên máy tính. Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam, nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền theo tỷ giá hiện hành. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kiểm kê định kỳ. Phương pháp tính giá vốn thực tế của vật liệu xuất kho theo phương pháp nhập trước - xuất trước. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp khấu hao theo đường thẳng 1.5.2. Hình thức kế toán của công ty: Xuất phát từ yêu cầu quản lý của công ty xăng dầu quân đội, kế toán áp dụng hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ’’ ( phụ lục 3). 1.5.3. Hình thức tổ chức công tác kế toán của công ty: Do đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty có các xí nghiệp thuộc các tỉnh thành phố khác nhau nên công ty đã tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được thực hiện ở phòng kế toán. Tuy nhiên, có phân tán xuống các đơn vị trực thuộc như đội xe, xưởng cơ khí, trạm xăng dầu... Các xí nghiệp là các đơn vị hạch toán phụ thuộc, công tác hạch toán kế toán của các xí nghiệp là hạch toán theo báo cáo cơ sở. 1.5.4. Tổ chức bộ máy kế toán: * Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty (phụ lục 4). * Nhiệm vụ, chức năng. - Kế toán trưởng : Là người đứng đầu bộ máy kế toán, người quản lý điều hành chung hoạt động của phòng kế toán theo quy định, quy chế Nhà nước và công ty. Kiểm tra các phần hành kế toán chi tiết của các chuyên viên trong phòng, ký chứng từ kế toán, báo cáo kế toán phát hành thuộc thẩm quyền trách nhiệm được giao. - Kế toán tổng hợp: Là người có nhiệm vụ tổng hợp số liệu từ các bộ phận kế toán chi tiết, lên sổ tỗng hợp, lập báo cáo quyết toán, báo cáo tháng định kỳ và các báo cáo khác theo quy định của nhà nước. - Kế toán thanh toán : Là người nắm giữ nhiệm vụ thanh toán của công ty,như giám sát các công tác thanh toán với ngân hàng, với khách hàng và người cung cấp, thanh toán nội bộ trong công ty…. - Thủ quỹ: là người nắm giữ tiền mặt của công ty, có trách nhiệm xuất tiền mặt cho các phiếu thu chi hợp pháp, hợp lệ. Bên cạnh đó trong công ty, thủ quỹ còn kiêm kế toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo quản quỹ tiền mặt của công ty, trả lương CBCNV, cập nhật số tiền tồn quỹ và báo cáo lại cho kế toán trưởng. phần 2. Kế toán Một số phần hành chủ yếu tại công ty Xăng dầu quân đội. 2.1. Kế toán nguyên vật liệu. MIPECO mang đặc điểm của cả doanh nghiệp thương mại và cả doanh nghiệp sản xuất. Vì bên cạnh hoạt động chính là kinh doanh xăng dầu, công ty còn tự sản xuất, sửa chữa các loại sản phẩm nghành xăng dầu, va nhiều sản phẩm khác như đã nêu trong nghành nghề kinh doanh. 2.1.1. Kế toán chi tiết vật liệu của công ty: Với lĩnh vực sản xuất và kinh doanh chính của công ty là xăng dầu và các thiết bị xăng dầu. Và để phục vụ cho việc quản lý, tổ chức sản xuất, công ty dùng phương pháp ghi thẻ song song, phương pháp này đã góp phần giúp kế toán tập hợp và kiểm tra mọi hoạt động liên quan tới quá trình nhập, xuất nguyên liệu được dễ dàng hơn. Hàng ngày, việc nhập xuất các loại nguyên vật liệu và các vật liệu phụ sẽ được kế toán kho hạch toán và thẻ kho, đồng thời cũng việc xuất nhập kho đó cũng sẽ được kế toán trên văn phòng hạch toán chi tiết theo từng phiếu xuất nhập và trong hệ thống máy tính. Định kỳ cuối tháng kế toán kho và kế toán theo dõi nhập xuất vật liệu trên văn phòng công ty sẽ cùng đối chiếu số liệu nhập xuất và lập báo cáo tổng hợp tình hình nhập - xuất -tồn cho kế toán trưởng. 2.1.2. Kế toán tổng hợp vật liệu theo phương pháp ghi thẻ song song. * Phương pháp tính trị giá vốn thực tế vật liệu xuất kho: Nguyên vật liệu, hàng hoá của công ty hiện nay được áp dụng theo phương pháp nhập trước – xuất trước. Vật liệu nào nhập vào kho trước sẽ được xuất trước. Do đó, giá thực tế của nguyên vật liệu, hàng hoá cuối kỳ sẽ được tính theo số lần nhập cuối cùng. * Chứng từ kế toán sử dụng: - Hoá đơn giá trị gia tăng. - Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho. - Phiếu lệnh sản xuất - Các chứng từ liên quan khác. * Tài khoản sử dụng. TK 152 : Nguyên liệu, vật liệu chính TK 331(3311): Phải trả cho khách hàng, nhà cung cấp. TK 133(1331) : Thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ. Ngoài ra còn các Tk liên quan khác :TK 111,112,155.... Ví dụ: Ngày 15/07/2007, theo hoá đơn giá trị gia tăng (phụ lục 5), công ty mua nhập kho 330 thùng dầu, loại 20lít của công ty xuất nhập khẩu Đức Thắng. Tổng giá mua chưa thuế là 594.396.000đ, thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế suất là 10%. Chi phí vận chuyển là 1.350.000đ. Công ty thanh toán ngay với người bán bằng tiền mặt. mặt. Căn cứ vào phiếu nhập kho, kế toán vào sổ hạch toán như sau: Nợ TK 156 (1561) : 594.396.000đ, Nợ TK 133(1331) : 59.439.600đ, Có TK 111(1111) : 653.835.600đ Chi phí vận chuyển bốc xếp: Nợ TH 156(1562) : 1.350.000đ, Có TK 111(1111) : 1.350.000đ, 2.2. Kế toán lương và các khoản trích theo lương. 2.2.1. Hình thức và phương pháp trả lương của công ty: - Lao động tham gia gián tiếp: Tiền lương của CBCNV trong công ty được tính theo hình thức tiền lương thời gian (tiền lương thời gian giản đơn) : Tiền lương được hưởng tính trong tháng=( Mức lương cơ bản x Hệ số lương) + Phụ cấp( nếu có). - Lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất” Tiền lương của ho được tính theo khối lượng công việc hoàn thành. Tiền lương sản phẩm trực tiếp= Khối lượng sản phẩm hoàn thành xĐơn giá công 2.2.2. Kế toán trả lương và các khoản trích theo lương: * Chứng từ kế toán sử dụng: - Bảng tính lươngvà bảng thanh toán lương. - Bảng chấm công, giấy nghỉ phép… - Các giấy tờ mà người lao động được hưởng quyền lợi (BHXH, BHYT…). * Các tài khoản sử dụng : TK 334 : phải trả người lao động. TK 335 : Tạm ứng. TK 338 : Các khoản trích theo lương ( TK 3382 : Kinh phí công đoàn TK 3383 : Bảo hiểm xã hội TK 3384 : bảo hiểm y tế ) Ngoài ra trong kế toán tiền lương còn phải chú ý: Đối với các khoản trích theo lương của công ty có tổng là 25%, trong đó: + Công ty chịu là 19% (bao gồm: 15% BHXH, 2% BHYT, 2% KPCĐ) + 6% còn lại là người lao động phải chịu (trong đó: 5% BHXH, 1% BHYT) * Ví dụ : Trong tháng 08/2007, tổng lương Công ty phải chi trả cho Cán bộ công nhân viên Công ty là: 166.840.000 đ, kế toán hạch toán lương và các khoản trích theo lương như sau: 1) Nợ TK 642 : 166.840.000 đ Có TK 334 : 166.840.000 đ 2) Nợ TK 334 : 10.010.400 đ Có TK 338(3383) : 8.342.000 đ Có TK 338(3384) : 1.668.400 đ 3) Nợ TK 334 :156.829.600 đ Có TK 111 : 156.829.600 đ 4) Nợ TK 642 : 29.609.600 đ Có TK 338(3382) : 3.116.800 đ Có TK 338(3383) : 23.376.000 đ Có TK 338(3384) : 3.116.800 đ 2.3. Kế toán tài sản cố định : 2.3.1 Chứng từ kế toán sử dụng: - Bảng báo giá ( 03 bản), quyết định phê duyệt nhà cung cấp. - Hoá đơn, Hợp đồng mua TSCĐ - Biên bản giao nhận, biên bản ngiệm thu, biên bản giao cho bộ phận sử dụng - Thanh lý hợp đồng, Giấy bảo hành. 2.3.2. Các tài khoản sử dụng : - TK 211: TSCĐ hữu hình (máy móc..) - TK 214: Hao mòn TSCĐ - Ngoài ra còn các TK liên quan khác :3333,112…. * Ví dụ: Trong tháng 07/2007 Công ty mua 01 dàn bơm xăng dầu, trị giá 155.750.000 chưa bao gồm thuế VAT 5%, thanh toán trước 70% bằng tiền gửi ngân hàng, số còn lại thanh toán sau khi chạy thử 03 tháng. Kế toán hạch toán như sau: 1) Nợ TK 211 : 155.750.000 đ Nợ TK 133 : 7.787.500 đ Có TK 331 : 163.537.500 đ 2) Nợ TK 331 : 114.476.250 đ Có TK 112 : 114.476.250 đ Hàng tháng Công ty trích khấu hao như sau: 3) Nợ TK 214 : 6.489.583 đ Có TK 211 : 6.489.583 đ 4) Nợ TK 642 (6424) : 6.489.583 đ Có TK 214 : 6.489.583 đ 2.3.3. Kế toán khấu hao TSCĐ: Hiện tại ở công ty,việc tính khấu hao được thực hiện khấu hao theo phương pháp khấu hao theo đường thẳng. * Công thức tính khấu hao: Mức Khao tháng = Nguyên giá = Nguyên giá x tỷ lệ Thờigian sử dụng (tháng) 12 * Ví dụ: như trên 2.3.4. Kế toán sửa chữa TSCĐ: * Ví dụ: Trong tháng 06/2007 dàn bơm phải thay cột bơm. Chi phí sửa chữa bao gồm: Phụ tùng xuất 1.000.000đ. Chi trực tiếp bằng tiền mặt 4.220.000đ Kế toán định khoản: Nợ TK 627 : 5.220.000đ Có TK 152 : 1.000.000đ Có TK 111 : 4.220.000đ 2.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành . 2.4.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất của công ty: Xác định đối tượng chi phí sản xuất thực chất là xác định nơi phát sinh và chịu phí. Song song với hoạt động chính là kinh doanh xăng dầu, MIPECO đã mở rộng kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, trong đó đã tự mình sản xuất các thiết bị,liên quan đến nghành nghề( xăng dầu mỡ, bồn chứa dầu, ...). Để phù hợp với ngành sản xuất kinh doanh của mình công ty đã chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty là theo : sản phẩm và theo đơn đặt hàng. 2.4.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang của công ty: Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, nên khoản chi phí sản xuất kết chuyển vào giá thành sản phẩm trong kì đều được phân bổ hoặc tính hết cho số sản phẩm nhập kho. Do đó, kế toán thực tế không liên quan gì đến giá trị sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất mà chỉ quan tâm đến phiếu nhập kho thành phẩm cuối kì kết chuyển sản phẩm nhập kho ta có chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cũng chính là tổng giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành. 2.4.3. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất: * Chứng từ kế toán sử dụng: - Phiếu xuất cho sản xuất, xuất thành phẩm - Phiếu nhập kho nguyên vật liệu,thành phẩm. - Hoá đơn các mặt hàng đã mua, bảng báo giá…. * Các tài khoản sử dụng : - TK 621 : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp - TK 627 : Chi phí sản xuất chung - TK 155 : Thành phẩm - Ngoài ra còn các TK khác liên quan : 331, 154…. 2.4.4. Kế toán tính giá thành. * Đối tượng tính giá thành của công ty: Đối tượng tính giá thành của công ty là theo sản phẩm và đơn đặt hàng. * Phương pháp tính giá thành sản phẩm của công ty: Công ty đã áp dụng phương pháp tính giá thành phân bước. * Ví dụ : Trong tháng 07/2007, Công ty đã bỏ ra các chi phí sau: + Nguyên vật liệu: đầu tháng 7 tồn kho sản phẩm dầu Racer SJ:.000lít, đơn giá 58.000 đ/lít, trong tháng nhập 4.000lít, đơn giá 60.000đ/lít (chưa bao gồm thuế VAT 10%) chưa thanh toán cho nhà cung cấp, xuất kho 2.400lít để đóng thùng bán. + Chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào sản xuất lô hàng trên là 10.560.000 đ + Chi phí chung được phân bổ cho lô hàng trên là 5.586.000 đ Cuối tháng nhập kho 160hộp dầu loai 2lít, kế toán hạch toán như sau: 1) Nợ TK 152: 240.000.000 đ Nợ TK 133: 24.000.000 đ Có TK 331 :264.000.000 đ Tổng giá trị xuất:1.000lít x 58.000đ/lít + 1.400lít x 60.000/lít =142.000.000 đ 2) Nợ TK 154 :158.146.000 đ Có TK 621 :142.000.000 đ Có TK 622 : 10.560.000 đ Có TK 627 : 5.586.000 đ 3) Nợ TK 155 : 158.146.000 đ Có TK 154 : 158.146.000 đ Đơn giá cho 1 đơn vị sản phẩm: 158.146.000 đ: 160hộp = 988.412,5đ 2.5. Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng . * Chứng từ kế toán. - Hoá đơn giá trị gia tăng. - Phiếu xuất kho, bảng kiểm kê. - Phiếu báo Có của Ngân hàng. - Các chứng từ liên quan khác. * Các tài khoản sử dụng: - TK 511 : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. - TK 632 : Giá vốn hàng bán. - TK 641 : Chi phí bán hàng. - TK 642 : Chi phí quản lý doanh nghiệp. - TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh. - Ngoài ra còn các TK liên quan khác: 155, 156,331.... 2.5.1. Doanh thu bán hàng. * Ví dụ: Ngày 6/07/07ông ty bán cho công ty TNHH Mai Tiên 120hộp dầu, loại 2lít. Giá: 1.120.000đ/hộp, thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế suất thuế GTGT 10%. Khách hàng thanh toán bằng tiền mặt. Căn cứ vào hoá đơn GTGT lập trong ngà, kế toán công ty sẽ định khoản như sau : Nợ TK 111 : 147.880.000đ Có TK 511 : 134.400.000 đ Có TK 333(3331) : 13.440.000đ Đồng thời kế toán viết phiếu thu (Phụ lục 6). 2.5.2. Kế toán giá vốn hàng bán. Để phản ánh giá vốn hàng bán, công ty xăng dầu quân đội đã sử dụng Tk 632 “ Giá vốn hàng bán”. TK này được mở chi tiết. Và để hạch toán được TK 632 này, công ty đã áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, kế toán hạch toán hàng tồn kho theo giá mua thực tế. Để tính giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ, công ty đã áp dụng phương pháp tính theo phương pháp nhập trước - xuất trước. Vật tư, hàng hoá nào nhập trước sẽ được xuất trước. Do đó giá thực tế của hàng hoá, vật tư tồn kho cuối kỳ sẽ được tính theo số lần nhập sau cùng. *Ví dụ : Trong tháng 07/2007: - Ngày 01/07/2007: Tồn đầu kỳ 80 thùng phuy chứa dầu loại 200lít, có tổng trị giá là 30.866.000 đồng. - Ngày10/07/2007: Nhập lô hàng gồm 160thùng phuy loại 200lít. Tổng giá trị là 67.200.000( bao gồm cả thuế nhập khẩu). - Ngày 29/07/2007 : Xuất bán cho công ty TNHH khí hoá dầu Quảng Ninh 200 thùng Kế toán tiến hành tính: Đơn giá 1cuộn của lô hàng nhập ngày 10/07/2007là 67.200.000: 180=420.000d Giá xuất bán của lô hàng ngày 29/07/2007 = 30.866.000đ + (120x 420.000đ) = 81.266.000 đ Trình tự kế toán giá vốn hàng bán: tại kho, số hàng khi bàn giao cho khách hàng được chính thức coi là tiêu thụ. Chính vì vậy mà khi xuất bán vật tư hàng hoá, kế toán phản ánh trị giá vốn của vật tư hàng hoá xuất bán : Nợ TK 632 : 81.266.000 đ Có TK 152: 81.266.000 đ Cuối tháng căn cứ vào bảng cân đối của công ty, kèm theo phiếu xuất kho, kế toán vào bảng chi tiết 632 ( phụ lục 8) và vào sổ chi tiết 152. Cuối kỳ kế toán tập hợp giá vốn hàng bán và kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh. 2.5.3. Kế toán chi phí bán hàng. * Nội dung kế toán chi phí bán hàng. Chi phí bán hàng tại công ty là phản ánh tất cả các chi phí đã thực tế phát sinh trong kỳ, nó liên quan đến hoạt động bán hàng bao gồm: Chi phí chào hàng, chi phí giới thiệu sản phẩm, chi phí quảng cáo,lương nhân viên bán hàng và các khoản trích theo lương, khấu hao TSCĐ và các chi phí khác bằng tiền… * Tài khoản kế toán sử dụng : Kế toán sử dụng TK 641 “Chi phí bán hàng” và các TK liên quan khác như: TK111, 112, 331… để hạch toán chi phí bán hàng theo bảng báo cáo kết quả kinh doanhvà sổ chi tiết TK 641. Cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng vào bên nợ TK 911 để xác định kết quả kinh doanh, ghi có Tk 641. TK641 không có số dư cuối kỳ. * Phương pháp kế toán chi phí bán hàng: Để phản ánh được vào sổ chi tiết TK 641( phụ lục 9), kế toán công ty đã dựa vào tất cả các chứng từ gốc liên quan đến hoạt động bán hàng như: phiếu chi, hoá đơn GTGT, bảng kiểm kê…ngoài việc vào sổ chi tiết TK 641, kế toán còn phải vào sổ cái, để cuối tháng căn cứ vào đó đẻ kết chuyển sang TK 911 và xác đinh kết quả kinh doanh. *Ví dụ: Cuối quý IV/2007 công ty đã tập hợp được chi phí bán hàng như sau: - Chi phí nhân viên bán hàng: Nợ TK 641(6411) : 491.054.000 đ Có Tk 334 : 364.622.000 đ Có TK 338 : 126.432.000 đ - Chi phí khấu hao TSCĐ : Nợ TK 641(6414) : 235.106.024 đ Có TK 214 : 235.106.024 đ - Chi phí nguyên nhiên vật liệu: Nợ TK 641(6412) : 523.688.000 đ Có TK 111 : 206.325.000 đ Có TK 112 : 160.132.000 đ Có TK 331 : 157.231.000 đ - Chi phí bằng tiền khác: Nợ TK 641(6418) : 336.811.915 đ Có TK 111(1111) : 336.811.915 đ Cuối kỳ kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh: Nợ TK 911 : 1.586.659.939 đ Có TK 641 : 1.586.659.939 đ 2.5.4. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp. * Nội dung chi phí quản lý doanh nghiệp: Tại công ty, chí phí quản lý phát sinh bao gồm: Chi phí tiền lương nhân viên quản lý và các khoản trích theo lương, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ, dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. * Tài khoản kế toán sử dụng: Kế toán sử dụng TK 642 “ Chi phí quản lý doanh nghiệp” và các TK liên quan khác như: TK 111, 112, 338, 331… Giựa vào bảng báo cáo, kế toán hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp vào sổ chi tiết TK 642. Sau đó, cuối kỳ kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào bên nợ TK 911 để xác định kết quả kinh danh, ghi có TK 642, TK 642 không có số dư cuối kỳ. * Phương pháp chi phí quản lý doanh nghiệp: Tất cả các nghiệp vụ quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ đều được phản ánh vào TK 642, đồng thời vào sổ chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp (phụ lục 10), Nhật ký sổ cái để theo dõi. Cuối tháng căn cứ vào đó kế toán kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh. * Ví dụ: Cuối quý IV/2007 công ty đã tập hợp chi phí quản lý như sau: - Lương phải trả cho nhân viên quản lý : Nợ TK 642(6421) : 950.462.214 đ Có TK 334 : 762.468.532 đ Có TK 338 : 187.993.682 đ - Chi phí khấu hao TSCĐ : Nợ TK 642(6424) : 103.232.644 đ Có TK 214 : 103.232.644 đ - Chi phí dịch vụ mua ngoài : Nợ TK 642(6427) : 1.634.137.254 đ Có TK 111 : 1.030.512.000 đ Có TK 112 : 479.312.560 đ Có TK 331 : 124.312.694 đ - Cuối tháng kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh : Nợ TK 911 : 2.687.832.112 đ Có TK 642 : 2.687.832.112 đ 2.5.5. Kế toán xác định kết quả bán hàng tại Công ty: * Tài khoản sử dụng: Cuối kỳ, kế toán sử dụng TK 911 “ Xác định kết quả kinh doanh”, và các TK liên quan khác: 641… để xác định kết quả quá trình bán hàng tại công ty. * Trình tự hạch toán: Công ty xác định kết quả kinh doanh bán hàng theo tháng, quý, năm. Do đó, sau khi lên sổ cái các tài khoản kế toán bán hàng, kế toán tiến hành xác định kết quả kinh doanh bán hàng lỗ lãi trong kỳ. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh trong kỳ của mỗi doanh nghiệp. Phương pháp xác định kết quả bán hàng : Kết quả bán hàng = Doanh thu thuần về bán hàng - Giá vốn hàng bán - Chi phí bán hàng - Chi phí QLDN Kết quả bán hàng = 56.786.179.406 - 50.299.051.433 - 1.586.659.939 -2.687.832.112 đ = 2.212.635.919 đồng Căn cứ vào giá vốn, doanh thu, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đa tập hợp ở trên, cuối kỳ kế toán kết chuyển để xác định kết quả bán hàng ( phụ lục 11). * Ví dụ: Theo báo cáo kết quả hoạt động bán hàng của công ty cuối quý IV như sau: + Kết chuyển doanh thu, kế toán định khoản : Nợ TK 511 : 57.287.152.207 đ Có Tk 911 : 57.287.152.207 đ + Kết chuyển giá vốn hàng bán: Nợ TK 911 : 50.299.051.433 đ Có TK 632 : 50.299.051.433 đ + Kết chuyển chi phí bán hàng: Nợ TK 911 : 1.586.659.939 đ Có TK 641 : 1.586.659.939 đ + Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp: Nợ TK 911 : 2.687.832.112 đ Có TK 642 : 2.687.832.112 đ Như vậy, Công ty kinh doanh có lãi trong kỳ IV của năm 2007 Kế toán định khoản : Nợ TK 911 : 2.212.635.919 đ Có TK 421 : 2.212.635.919 đ 2.6. Kế toán vốn bằng tiền. * Chứng từ kế toán sử dụng: - Phiếu thu - Phiếu chi ( Chi tạm ứng và chi thanh toán): + Chi tạm ứng ( Bảng dự trù chi phí, Đơn đề nghị tạm ứng, Phiếu chi) + Chi thanh toán( Đơn đề nghị thanh toán, hoá đơn chứng từ kèm, Phiếu chi) * Các tài khoản sử dụng : - TK 111 : Tiền mặt tại công ty - TK 112 : Tiền của công ty hiện có trong ngân hàng - Ngoài ra còn các TK khác như : * Ví dụ : 1) Ngày 15/07 cán bộ phòng kinh doanh tạm ứng 15.000.000đ đi công tác, kế toán hạch toán: Nợ TK 141 : 15.000.000 đ Có TK 111 : 15.000.000 đ Số tiền trên được sử dụng vào các chi phí cho chuyến đi công tác, cuối tháng cán bộ phòng kinhh doanh mang chứng từ về hoàn tạm ứng, tổng số tiền trên chứng từ là 12.500.000đ, số còn lại trả lại thủ quỹ, kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 642 : 12.500.000 đ Nợ TK 111 : 2.500.000 đ Có TK 141 : 15.000.000 đ PHầN 3: Một số Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xăng dầu quân đội. 3.1. Đánh giá về tình hình vốn lưu động tại công ty: Hiện nay tại công ty, tình hình sử dụng vốn lưu động vẫn còn những tồn tại: - Chưa phát huy hết tiềm năng đất đai, nhà xưởng, thiết bị điện... - Công tác tiếp thị, nghiệp vụ xuất nhập khẩu chưa đáp ứng kịp thời với tình hình phát triển của công ty. - Công ty còn lúng túng trong việc quản lý và sử dụng vốn lưu động nên đã bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh. - Lượng vốn vay và vốn chiếm dụng chiếm tỷ trọng cao, làm giảm tính chủ động trong kinh doanh, ảnh hưởng đến uy tín kinh doanh của công ty. Nợ tồn đọng còn cao, chưa cố gắng nâng cao khả năng thanh toán. - Thông qua 1 số chỉ tiêu như hệ số sinh lời, tốc độ chu chuyển vốn lưu động...cho thấy hiệu quả của việc sử dụng vốn lưu động có chiều hướng không tốt. Bên cạnh đó, công tác xác định nhu cầu vốn lưu động vào đầu mỗi kì của quá trình kinh doanh còn thiếu chính xác gây nên tinh trạng công ty thường xuyên thiếu hụt vốn lưu động. - Trong việc tìm kiếm nhà cung cấp, công ty vẫn còn dừng lại ở nhà cung cấp trung gian như: Trung Quốc, Sinhgapore, Thái Lan, Nhật Bản chứ chưa tìm đến những nhà cung cấp có thế mạnh về xuất khẩu các sản phẩm thuộc lĩnh vực xăng dầu 3.2. Một số kiến nghị nhằm khắc phục những tồn tại: Bên cạnh những mặt tích cực, vấn đề sử dụng vốn lưu động ở công ty vẫn còn những mặt hạn chế. Với vốn kiến thức chưa sâu, trình độ còn có nhiều hạn chế, kinh nghiệm thực tế còn thiếu, với mong muốn hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nói chung và công tác kế toán vốn bằng tiền nói riêng ở Công ty em xin đưa ra một số ý kiến sau nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng vốn lưu động: - Công ty cần dự đoán chính xác hơn về nhu cầu vốn lưu động. Vì điều này rất cần thiết cho hoạt động SXKD của Công ty để từ đó đưa ra kế hoạch tổ chức huy động vốn lưu động đáp ứng cho hoạt động SXKD, hạn chế tình trạng thiếu vốn lưu động gây gián đoạn hoạt động SXKD hoặc phải đi vay ngoài với lãi suất cao. Nếu thừa vốn, Công ty phải có biện pháp xử lý linh hoạt như đầu tư mở rộng sản xuất cho các đơn vị khác vay, tránh tình trạng vốn chết, không phát huy được hiệu quả kinh tế. - Vấn đề nợ phải thu: + Đối với các khoản nợ hiện tại, cần tổ chức tốt công tác thu nợ, tăng chi phí cho việc thu nợ, quản lý chặt chẽ các khoản nợ đã thu được. + Đối với các khoản nợ tương lai : Trong hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, công ty cần xạc định rõ thời hạn hạch toán, phương thức thanh toán và yêu cầu các bên thực hiện đây đủ, nghiêm túc các điều khoản quy định trong hợp đồng. Sử dụng chiết khấu bán hàng, chiết khấu thanh toán, nhằm khuyến khích khách hàng mua hàng với khối lượng lớn, thanh toán nhanh, hạn chế nợ dây dưa...Từ đó thúc đẩy luân chuyển vốn nhanh hơn. _ Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động: Vốn lưu động của công ty có số vòng quay chậm. Do đó, thời gian luân chuyển và tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty có xu hướng giảm. Để khắc phục công ty cần tìm thêm những khách

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKế toán Một số phần hành chủ yếu tại công ty Xăng Dầu Quân Đội.doc
Tài liệu liên quan