Báo cáo Thực tập tại Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An

MỤC LỤC Trang

A- Mở đầu. 3

1. Lí do chọn đề tài. 3

2. Tình hình nghiên cứu. 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4

4. Mục đích nghiên cứu. 4

5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu. 4

6. Bố cục bài tập lớn. 4

B – Nội dung. 6

Chương 1: Lí luận chung về Hội đồng nhân dân. 6

1.1. Khái niệm về Hội đồng nhân dân. 6

1.2. Vị trí, tính chất, chức năng của Hội đồng nhân dân. 6

1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân. 7

1.4. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân. 9

1.4.1. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân. 9

1.4.2. Hoạt động của Hội đồng nhân dân. 10

Chương 2: Thực tiễn tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. ( Liên hệ Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An khoá XV nhiệm kì 2004 - 2011 ). 13

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội tỉnh Nghệ An. 13

2.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An: 14

2.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An: (Khoá XV nhiệm kì 2004 – 2011) 14

2.2.1.1 Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An. 15

2.2.1.2. Các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An. 16

2.2.1.3. Các tổ Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh. 17

2.3. Tình hình hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An (Năm 2008) 18

2.3.1. Tổ chức các kì họp của Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XV.

2.3.2. Hoạt động công tác tiếp dân. 18

2.3.3. Nội dung hoạt động tại kì họp. 19

2.3.4. Hoạt động thẩm tra giám sát hoạt đông của các Ban ngành. 22

2.4. Nhận xét về chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An. 25

2.5. Những tồn tại, thiếu sót, nguyên nhân và giải pháp khắc phục. 26

2.5.1. Những tồn tại, thiếu sót. 26

2.5.2. Nguyên nhân của những tồn tại thiếu sót. 28

2.5.3. Giải pháp khắc phục. 29

2.6. Phương hướng và một số kiến nghị. 30

2.6.1. Phương hướng hoạt động. 30

2.6.2. Một số kiến nghị. 31

C – KẾT LUẬN. 34

D - DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

 

doc36 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3422 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nhân dân vào việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân và để giúp Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật. Các Ban của Hội đồng nhân dân hoạt đông trên các lĩnh vực sau; - Tham gia chuẩn bị các kì họp của Hội đồng nhân dân. - Thẩm tra các báo cáo đề án do Hội đồng nhân dân Hoặc thường trực Hội đồng nhân dân phân công; - Giúp Hội đồng nhân dân giám sát các hoạt động của Uỷ ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân, hoạt động của Toà án, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; - Giúp Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trong việc thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và các nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp; - Báo cáo kết quả giám sát với Thường trực Hội đồng nhân dân khi cần thiết; 1.4.2.4. Hoạt động của các Đại biểu Hội đồng nhân dân: Hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân dân góp phần quan trọng vào việc xây dựng và thực hiện các chủ trương công tác của Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động trong các lĩnh vực như. - Tham dự các kì họp của Hội đồng nhân dân; - Tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân; - Liên hệ chặt chẽ với cử tri, thu thập phản ánh và nguyện vọng của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp với cử tri; báo cáo hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân với cử tri; trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri. - Sau mỗi kì họp Hội đồng nhân dân thì báo cáo kết quả kì họp với cử tri; phổ biến và giải thích các nghị quyết của Hội đồng nhân dân vận động và cùng với nhân dân thực hiện nghị quyết. - Khi có đơn khiếu nại tố cáo, Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền theo dõi và giải quyết, đôn đốc theo dõi giải quyết, đồng thời báo cho người khiếu nại tố cáo biết. Chương 2: Thực tiễn tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. ( Liên hệ Hội đồng nhân dân tỉnh nghệ an Nhiệm kì 2004 – 2011) 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội tỉnh Nghệ An. Tỉnh Nghệ An nằm ở vùng Bắc Trung Bộ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với diện tích16.498,5 km2, dân số là 3.103.400 người (sơ lược năm 2007 của tổng cục thống kê), bao gồm các dân tộc như Kinh, Thái, H’mông, Ơđu… Tỉnh Nghệ An có 1 Thành phố: TP Vinh; 2 Thị xã: TX Cửa Lò, TX Thái Hoà; và 17 Huyện: Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Đô Lương, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Tân Kì, Anh Sơn, Con cuông, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Kì Sơn. Về toạ độ địa lí tỉnh Nghệ An nằm từ 18033’10’’ đến 19024’43’’ vĩ độ Bắc và từ 103052’53’’ đến 105045’50’’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá với đường biên dài 196,13 km; phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh với đương biên dài 92,6 km; phía Tây giáp với nước bạn Lào với đường biên dài 419 km; phía Đông giáp với biển Đông với đường bờ biển dài 82 km. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động của gió Tây Nam phân ra hai mùa rõ rệt: mùa mưa (tháng 11 đến tháng 3), mùa khô (tháng 4 đến tháng 10). Địa hình 83% là đồi núi, với mạng lưới sông ngòi dày đặc và các cửa sông lớn. Nghệ An có nhiều mỏ khoáng sản ví trữ lượng lớn như: Thiếc, sắt, đá vôi, đất sét, cao lanh... Tỉnh Nghệ An có mạng lưới giao thông tương đối phát triển với các tuyến đương huyêt mạch như tuyến quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc Nam, sân bay Vinh... Bên cạnh đó thì còn có một khối lượng cơ sở vật chất khá hoàn thiện như các trạm ngiên cứu, trại giống, trại nuôi trồng, nhà máy chế biến, xí nghiệp sản xuất, cầu cống… Ngoài các điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội thì tỉnh Nghệ An còn có các chính sách đầu tư phát triển của cả trong nước và nước ngoài về nhiều mặt ( kinh tế, xã hội, văn hoá…) Việt Nam gia nhập WTO mở ra nhiều cơ hội để đất nước Việt Nam phát triển cũng như những hình thành nên những khó khăn thách thức cho việc phát triển nền kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng…của đất nước Việt Nam nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng. Với các điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội (có cả thuận lợi và khó khăn) đó thì vai trò của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An trở nên vô cùng quan trọng và cần thiết trong việc tổ chức và điều hoà hoạt động trong mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng, văn hoá tư tưởng, giáo dục y tế… cho nhân dân trong tỉnh nhằm đưa Nghệ An trở thành một tỉnh phát triền của cả nước. 2.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An: 2.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An: (Khoá XV nhiệm kì 2004 – 2011) - Theo báo cáo kết quả bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An khoá XV nhiệm kì 2004 – 2011 thì tổng số Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh là 94 người. + Trong đó: Nam: 70 (đạt 74,47%) Nữ: 24 (đạt 25,53%) Dân tộc thiểu số: 12 (đạt 12.8%) Tôn giáo: 03 (đạt 3.19%) + Trình độ: Đại học: 56 ( đạt 59.57%) Trên đại học: 13 (đạt 13.83%) Trung cấp: 11 (đạt 11,7%) Sơ cấp: 2 (đạt 2,12%) Từ đầu nhiệm kì đến nay (30/4/2009) có 5 vị đại biểu Hội đồng nhân dân đã chuyển công tác gồm: Ông Lê Doãn Hợp Ông Nguyễn Đăng Thành Ông Nguyễn Hồng Trường Ông Nguyễn Cảnh Hiền Ông Hoàng trọng Hưng đến nay Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XV nhiệm kì 2004 – 2011 còn 89 người. Tại kì họp thứ nhất Hội đồng nhân dân tỉnh đã bầu ra Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và phân Tổ Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh như sau: 2.2.1.1 Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An: Tại kì họp thứ nhất Hội đồng nhân dân tỉnh bầu ra thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh gồm: - Ông Lê Doãn Hợp – Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh. - Bà Bùi Thị Thu Hương – Tỉnh Uỷ viên, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh. - Ông Nguyễn Văn Trị – Uỷ viên thường trực Hội đông nhân dân tỉnh. Sau khi ông Lê Doãn Hợp được Trung ương điều động đi nhận nhiệm vụ mới , Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An đã bầu ông Nguyễn Thế Trung giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An khoá XV nhiệm kì 2004 – 2011. vậy Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An khoá XV hiện nay gồm các Ông, Bà như sau. - Ông Nguyễn Thế Trung – Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, chủ tịch Hội đông nhân dân tỉnh. - Bà Bùi Thị Thu Hương – Tỉnh uỷ viên, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh. - Ông Nguyễn Văn Trị – Uỷ viên thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh 2.2.1.2. Các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An: a/ Ban Kinh tế - ngân sách Hội đông nhân dân tỉnh: TT Họ và tên Chức vụ Ghi chú 1 Nguyễn Văn Trị Trưởng ban Chuyên trách 2 Hồ Sĩ Đồng Phó Trưởng ban Kiêm nhiệm 3 Phan Thanh Tỉnh Phó Trưởng ban Kiêm nhiệm 4 Phạm Anh Tuấn Phó Trưởng ban Kiêm nhiệm 5 Hoàng Đăng Hảo Thành viên 6 Võ Viết Thanh Thành viên 7 Nguyễn Hữu Phàng Thành viên 8 Nguyễn Văn Độ Thành viên 9 Phan Văn Tân Thành viên 10 Phạm Văn Tấn Thành viên b/ Ban Văn hoá - xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh: TT Họ và tên Chức vụ Ghi chú 1 Hoàng Xuân Lương Trưởng ban Kiêm nhiệm 2 Hoàng Thị Quỳnh Anh Phó Trưởng ban Chuyên trách 3 Nguyễn Thị Liên Phó Trưởng ban Kiêm nhiệm 4 Nguyễn Hữu Lâm Phó Trưởng ban Kiêm nhiệm 5 Lương Minh Dần Thành viên 6 Nguyễn Văn Phước Thành viên 7 Hoàng Trọng Hưng Thành viên Chuyển công tác 8 Lê Thái Hoà Thành viên 9 Nguyễn Xuân Sáu Thành viên 10 Cao Văn Chính Thành viên c/ Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh: TT Họ và tên Chức vụ Ghi chú 1 Đậu Đình Liễu Trưởng ban Kiêm nhiệm 2 Trần Văn Mão Phó Trưởng ban Chuyên trách 3 Nguyễn Thư Thái Phó Trưởng ban Kiêm nhiệm 4 Cao Xuân Khuông Phó Trưởng ban Kiêm nhiệm 5 Vũ Thị Mai Duyên Thành viên 6 Nguyễn Hồng Nhị Thành viên 7 Cao Đăng Vĩnh Thành viên 8 Nguyễn Quang Hạnh Thành viên 9 Nguyễn Văn Phước Thành viên 10 Trần Hữu Dung Thành viên d/ Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh: TT Họ và tên Chức vụ Ghi chú 1 Vi Xuân Tuyết Trưởng ban Chuyên trách 2 Lê Trường Danh Phó Trưởng ban Kiêm nhiệm 3 Cụt Thi Nguyệt Phó Trưởng ban Kiêm nhiệm 4 Vi Lưu Bình Phó Trưởng ban Kiêm nhiệm 5 Lô Chí Kiêm Thành viên 6 Vi Thị Huệ Thành viên 7 Vừ Mái Lìa Thành viên 8 Lương Thị Vân Thành viên 9 Vi Xuân Giáp Thành viên 2.2.1.3. Các tổ Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh: Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An có tổng số 89 Đại biểu được chia làm 19 tổ. TT Tổ Tên tổ Số lượng Đại biểu I Hưng Nguyên 3 II Nghi Lộc 6 III Quỳnh Lưu 8 IV Diễn Châu 8 V Thị xã Cửa Lò 3 VI Quế Phong 3 VII Quỳ Châu 3 VIII Anh Sơn 4 IX Quỳ Hợp 4 X Yên Thành 7 XI Đô Lương 5 XII Thanh Chương 7 XIII Con Cuông 3 XIV Tương Dương 2 XV Nam Đàn 4 XVI Thành phố Vinh 7 XVII Tân Kì 4 XVIII Nghĩa Đàn và Thị xã Thái Hoà 5 XIX Kì Sơn 3 2.3. Tình hình hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An: (Năm 2008) 2.3.1. Tổ chức các kì họp của Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XV. Các kì họp của Hôi đồng nhân dân chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt đông của Hội đồng nhân dân.Trong năm 2008 Thường trực hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An đã tổ chức 3 Kì họp Hội đồng nhân dân tỉnh. Kì họp thứ 12 (kì họp bất thường) diễn ra từ 6 đến 9 tháng 2 năm 2009. Kì họp thứ 13 diễn ra từ 1 đến 4 tháng 6 năm 2008. Kì họp thứ 14 diễn ra từ 17 đến 20 tháng 12 năm 2008. 2.3.2. Hoạt động công tác tiếp dân. Công tác tiếp dân; tiếp nhận và giải quyết đơn khiếu nại. Tính từ đầu năm 2008 cho đến ngày 15/11/2008 Thường trực Hội đồng nhân dân đã tiếp dân 5.072 lượt người; Tiếp nhận và xử lí 4.870 đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị…trong đó số vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết là 1.465 vụ việc, đã giải quyết 1.367 vụ việc, đạt tỉ lệ 93,3%. 2.3.3. Nội dung hoạt động tại kì họp. - Hội đồng nhân dân tỉnh đã xem xét, quyết định và ban hành nhiều chủ trương chính sách góp phần phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng năm 2008 trên địa bàn tỉnh. - Thường trực HĐND trả lời các câu hỏi chất vấn liên quan đến các lĩnh vực như kinh tế chính sách, văn hoá giao dục, an ninh quốc phòng… - Tại 2 kì họp thứ 12 diễn ra từ ngày mồng 6 đến ngày mông 9 tháng 2 năm 2008 và kì họp thứ 13 diễn ra từ ngày mồng 1 đến ngày mồng 4 tháng 6 năm 2008 Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành 9 nghị quyết, cụ thể như sau: Nghị quyết số 236/2008/NQ-HĐND ngày 9/2/2008 về việc xác nhận kết quả miễn nhiệm chức vụ Uỷ viên UBND tỉnh nhiệm kì 2004-2009. Nghị quyết số 237/2008/NQ-HĐND ngày 9/2/2008 về việc xác nhận kết quả bầu cử bổ sung uỷ viên UBND tỉnh Nghệ An nhiệm kì 2004-2009. Nghị quyết số 238/2008/NQ-HĐND ngày 9/2/2008 về nhiệm vụ năm 2009. Nghị quyết số 239/2008/NQ-HĐND ngày 9/2/2008 về việc phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2007. Nghị quyết số 240/2008/NQ-HĐND ngày 4/6/2008 về dự toán và phân bổ ngân sách nhà nước năm 2009. Nghị quyết số 241/2008/NQ-HĐND ngày 4/6/2008 về kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009. Nghị quyết số 242/2008/NQ-HĐND ngày 4/6/2008 thông qua nguyên tắc định giá và phê duyệt khung giá các loại đất để xây dựng bảng giá đất năm 2009 trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Nghị quyết số 244/2008/NQ-HĐND ngày 4/6/2008 về việc thông qua quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng biển, ven biển tỉnh Nghệ An đến năm 2020. Nghị quyết số 245/2008/NQ-HĐND ngày 4/6/2008 về việc thông qua “Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2009-2020”(trừ các khoáng sản vật liệu xây dựng và nguyên liệu sản xuất xi măng). - Tại kì họp thứ 14 của Hội đồng nhân dân tỉnh diễn ra từ ngày 17 đến ngày 20 tháng 12 năm 2008 đã ban hành 15 nghị quyết, cụ thể như sau: - Nghị quyết số 246/2008/NQ-HĐND về việc ban hành tỉ lệ thu phí trước bạ đối với ôtô chở người dưới 10 chỗ ngồi trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Nghị quyết số 247/2008/NQ-HĐND ngày 20/12/2008 về việc thông qua đối tượng, mức thu phí bảo vệ môi truờng đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Nghị quyết số 248/2008/NQ-HĐND ngày 20/12/2008 về bán nhà thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê theo Nghị định 61/CP ngày 05/7/1994 của Chính phủ tại Khu chung cư Quang Trung, Thành phố Vinh, Nghệ An. Nghị quyết số 249/2008/NQ-HĐND ngày 20/12/2008 về việc thông qua mức thu và tỉ lệ trích nộp ngân sách lệ phí đăng kí và phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Nghị quyết số 250/2008/NQ-HĐND ngày 20/12/2008 về việc ban hành quy định về chế độ hỗ trợ đối với Uỷ viên Thường trực Mặt trận Tổ quốc và Uỷ viên thường trực của các đoàn thể ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Nghị quyết số 251/2008/NQ-HĐND ngày 20/12/2008 về cơ chế, chính sách xây dựng thiết chế văn hoá - thông tin – thể thao đạt chuẩn Quốc gia ở cơ sở tỉnh Nghệ An đến 2020. Nghị quyết số 252/2008/NQ-HĐND ngày 20/12/2008 về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 207/2007/NQ-HĐND ngày 14/12/2007 của Hội dồng nhân dân khoá XV về một số chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn và thuỷ sản giai đoạn 2008–2010. Nghị quyết số 253/2008/NQ-HĐND ngày 20/12/2008 về việc ban hành quy định về chế độ hỗ trợ đối với cán bộ, công chức tăng cường về các huyện, xã trọng điểm vùng đồng bào đân tộc thiểu số, vùng giáo, vùng đặc biệt khó khăn còn nhiều yếu kém và lực lượng vũ trang tăng cường về các xã biên giới trên địa bàn tỉnh nghệ An. Nghị quyết số 254/2008/NQ-HĐND ngày 20/12/2008 về chế độ phụ cấp cho cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa. Nghị quyết số 255/2008/NQ-HĐND ngày 20/12/2008 về việc sửa đổi, bổ sung Nghị Quyết số 227/2008/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về một số chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức tỉnh Nghệ An ở nước ngoài giai đoạn 2008-2015 có tính đến 2020 Nghị quyết số 256/2008/NQ-HĐND ngày 20/12/2008 về việc xử lí kết quả tổng rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành tư năm 1976 đến ngày 31/12/2007. Nghị quyết số 257/2008/NQ-HĐND ngày 20/12/2008 về việc ban hành cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư đổi mới công nghệ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá ở Nghệ An. Nghị quyết số 258/2008/NQ-HĐND ngày 20/12/2008 về chương trình hoạt động giám sát của HĐND tỉnh năm 2009. Nghị quyết số 259/2008/NQ-HĐND ngày 20/12/2008 về chương trình xây dựng và ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ năm 2009. Nghị quyết số 260/2008/NQ-HĐND ngày 20/12/2008 về việc đề nghị công nhận thị xã Cửa Lò từ đô thị loại IV lên đô thị loại III. 2.3.4. Hoạt động thẩm tra giám sát hoạt đông của các Ban ngành. Hội đồng nhân dân tỉnh nghệ An có 4 Ban là: Ban kinh tế – ngân sách; Ban văn hoá - xã hội; Ban pháp chế; Ban dân tộc. Thường trực HĐND phối hợp cùng các ban chuyên trách tổ chức các cuộc giám sát tập trung vào một số lĩnh lực chính như: Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, quyết toán ngân sách thu chi 2007, thực hiện dự toán thu chi 2008, dự toán và phân bổ ngân sách năm 2009…Cụ thể: * Ban kinh tế – ngân sách. - Thẩm tra quyết toán ngân sách địa phương năm 2007. + Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2007 là 7.224.595 triệu đồng (trong đó thu cân đối ngân sách địa phương là 6.602.236 triệu đồng). Bao gồm: Thu bổ sung ngân sách từ Trung ương: 3.712.607 triệu đồng. Kết dư năm trước chuyển qua, thu chuyển nguồn, thu vay đầu tư phát triển… : 836.339 triệu đồng. Thu ngân sách: 2.675.647 triệu đồng. Trong đó: Thu nội địa thực hiện 1.713.271 triệu đồng đạt 120% dự toán HĐND tỉnh giao. Có 13/17 khoản đạt và vượt dự toán. Có 4/17 khoản thu không đạt dự toán. Thu thuế XNK: 569.234 triệu đồng, đạt 116% dự toán HĐND tỉnh giao. Thu không cân đối ngân sách: 393.142 triệu đồng + Chi ngân sách: tổng chi ngân sách địa phương năm 2007 là 5.176.068 triệu đồng, đạt 112% dự kiến. Trong đó: Chi đầu tư phát triển 1.611.818 triệu đồng. Chi thường xuyên 3.564.250 triệu đồng đạt 110% dự toán. - Hoạt động thẩm tra tình hình thực hiện dự toán thu chi ngân sách năm 2008. + Tổng thu ngân sách ước thực hiện 2.450 tỷ đồng, trong đoa: Thu cân đối ngân sách 2.290 tỷ đồng, đạt 105% dự toán HĐND tỉnh giao..so với thu cân đối ngân sách năm 2007 thì thu cân đối ngân sách năm 2008 tăng 0.33%, trong đó: Thu nội địa 1.740 tỷ đồng. Tăng 1,6% so với cùng kì năm 2007 Thu nội địa trừ tiền sử dụng đất đạt 112,6% dự toán. Tăng 10,1% so với cùng kì năm 2007. Thuế XNK 550 tỷ đồng, đạt 78.6% dự toán và bằng 96.6% so với cùng kì năm 2007. + Chi ngân sách. Dự toán HĐND tỉnh giao 5.006.900 triệu đồng, thực hiện 6.337.452 triệu đồng, cụ thể: Chi đầu tư phát triển vượt 18,5% Chi thường xuyên tăng 31%. Cụ thể, chi trợ giá, trợ cước các mặt hàng chính sách tăng 39,1%, chi sự nghiệp kinh tế tăng 63%, chi sự nghiệp Giáo dục và đao tạo tăng 16,7%, chi quản lí hành chính tăng 22%... - Thẩm tra dự toán, phương án phân bổ ngân sách địa phương năm 2009. + Dự toán thu ngân sách 2.373,5 tỷ đồng, tăng 192,4 tỷ đồng (tăng 8,8%) so với dự toán tỉnh giao năm 2008. Thu nội địa tăng 352,4 tỷ đồng ( tăng 23,8%) so với dự toán năm 2008. Thuế XNK 540 tỷ đồng. + Dự toán chi ngân sách. Chi đầu tư phát triển 23,7% Chi thường xuyên 24,7%. * Ban Văn hoá - xã hội: - Hoạt động thẩm tra trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo. Tỉ lệ hộ nghèo giảm đáng kể từ 20,84% năm 2007 xuống còn 17% năm 2008. Năm 2008 giải quyết việc làm cho 26.370 lao động trong đó việc làm mới chỉ tập trung ở 10.000 lao động. Tổng số lao động qua đào tạo nghề 11 tháng đầu năm đạt 39.000 người, nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 24,5%; có 1005 hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi Trong 9 tháng đầu năm 2008 tỉnh Nghệ An đưa được 5682 người đi xuất khẩu lao động. Nguồn thu nhập do xuất khẩu lao động chuyển về tỉnh qua các ngân hàng thương mại trong 9 tháng đầu năm 2008 khoảng 61 triệu USD. - Hoạt động thẩm tra trong lĩnh vực Giáo dục. 100% xã, phường, thị trấn có trường mầm non; Công tác huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt tỉ lệ 99.4%; Học sinh tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6 đạt tỉ lệ 99.7%; 97,68% xã, phường, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng. * Ban Pháp chế. - Thẩm tra trong công tác phòng chống tham nhũng. Trong năm 2008 phát hiện tổng giá trị sai phạm 85,6 tỷ đồng, 348,961 m2 đất các loại; tổ chức 196 cuộc thanh tra kinh tế xã hội, phát hiện sai phạm 35,4 tỉ đồng, kiến nghị xử lí 3 tập thể, 48 cá nhân vi phạm; Chuyển cho cơ quan điều tra 4 vụ việc. - Thẩm tra công tác thi hành án dân sự. Trong năm 2008 kết quả thi hành xong hoàn toàn án dân sự đạt 79% về số vụ; 65% về số tiền. Hoạt động của ban chỉ đạo thi hành án dân sự còn chưa cao, số án chưa được thi hành còn chiếm khoảng 18%, số tiền phải thi hành tồn đọng còn lớn (93.911.657.000 đ). * Ban Dân tộc. - Thẩm tra việc thực hiện kế hoạch 134. Quyết định 134/2004/QĐ-TTG ngày 20/7/2007 về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo , đời sống khó khăn. Năm 2008 hoàn thành việc hỗ trợ nhà ở cho hộ gia đình thuộc diện 134 đạt 100% kế hoạch giao cho (5.225 hộ , vốn 37.620 triệu đồng) Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch xây dụng lắp đặt các công trình nước sinh hoạt cồng đồng tập trung của năm 2008 với khối klương thực hiện đạt 95% chỉ tiêu giao cho (năm 2008 có 51 công trình) - Thẩm tra việc thực hiện chương trình 135 giai đoạn II về việc đầu tư của Chính phủ giúp đỡ các xã miền núi đặc biệt khó khăn xây dưng cơ sở hạ tầng. Năm 2008 vốn thực hiện xây dựng các cơ sở hạ tầng đạt 94% kế hoạch năm ( 170 tỷ đồng/ 180.8 tỷ đồng); Vốn thực hiện hỗ trợ sản xuất đạt 78% kế hoạch (23.8 tỷ đồng/ 30.6 tỷ đồng); Vốn đầu tư tập huấn đào tạo đạt 85.6% (12/ 13.7 tỷ đồng); Vốn hỗ trợ đời sống, trợ giúp pháp lí được thực hiện 8.4% kế hoạch 9/ 109 tỉ đồng. - Thẩm tra việc thực hiện chính sách trợ cước trợ giá cho đồng bào miền núi, dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn. Năm 2008 thực hiện việc trợ cước trợ giá đối với giống cây trồng vật nuôi, trợ giá phân bón muối ăn và dầu hoả được hoàn thành 95,2% kế hoạch ( 17.510 triệu đồng so với 18.382 triệu đồng chỉ tiêu giao) . 2.4. Nhận xét về chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An: Qua hoạt động giám sát ở các địa phương, các Ban ngành thì nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XV qua các kì họp đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh, các ngành, các cấp chính quyền, địa phương triển khai thực hiện kịp thời.Hoạt động giám sát đã từng bước đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả, đã bám vào kế hoạch, chương trình công tác và chỉ tiêu nghị quyết để chỉ rõ những vấn đề làm được và chưa làm được. Hoạt động giám sát phù hợp với mục tiêu giám sát. Sự phối hợp thường xuyên và chặt chẽ giữa các đoàn của Hội đồng nhân dân, đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Uỷ ban mặt trận Tổ quốc tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và Thường trực Hội đồng nhân dân các huyện thành thị nên hoạt động giám sát ngày càng có chất lượng. Sau giám sát có kết luận, chỉ ra những tồn tại và Thương trực Hội đồng nhân dân tỉnh đã có những yêu cầu kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Đã tổ chức các kì họp Hội đồng nhân dân kịp thời, chất luợng hoạt động trong mỗi kì họp ngày càng cao. Việc điều hành kì họp đã được cải tiến đáng kể, dành nhiều thời gian cho việc thảo luận, chất vấn và trả lời chất vấn, đã rút ngắn thời gian đọc báo cáo tại hội trường. Không khí kì họp cởi mở, dân chủ, đã phát huy được tính thảo luận tập thể và biểu quyết. Công tác tuyên truyền tại các kì họp trong năm 2008 cũng đã được quan tâm chỉ đạo một cách chủ động trước, trong và sau kì họp. Công tác tuyên truyền trong hoạt động thẩm tra, hoạt động giám sát tại các kì họp cũng đã được quan tâm chú trọng. Đã truyền hình trực tiếp các kì họp để cử tri theo dõi và giám sát hoạt động của Đại biểu. Đường dây tiếp nhận thông tin của các kì họp Hội đồng nhân dân đã được cử tri quan tâm và phản ánh nhiều vấn đề bức xúc để chủ toạ kì họp lựa chọn các vấn đề điển hình gắn vào hoạt động chất vấn tại kì họp. Nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại các kì họp ngày càng có chất lượng hơn, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn đã đi đúng trọng tâm. Công tác tiếp xúc cử tri ngày càng được chú trọng. Đã tiến hành được các cuộc tiếp xúc cư tri, trả lời các thắc mắc mà cử tri nêu ra và tập hợp được các thắc mắc chua giải quyết được để chuyển cho các cơ quan ban ngành. Hoạt động của các ban ngành ngày càng có chất lương cao, tỉ lệ hoàn thành các chỉ tiêu của các nghị quyết mà Hội đồng nhân dân đưa ra ngày càng cao. Hoạt động giám sát của các ban ngành ngày càng đạt hiệu quả cao. Kết quả thẩm tra các báo cáo, đề án do Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đông nhân dan đưa ra đạt kết chất lương ngay cang cao. Công tác phối hợp hoạt động giữa Thường trực Hội đồng nhân dân với các Ban trong Hội đồng nhân dân Và các tổ Đại biểu ngày càng hoàn thiện và đạt hiệu quả giải quyết công việc cao. 2.5. Những tồn tại, thiếu sót, nguyên nhân và giải pháp khắc phục: 2.5.1. Những tồn tại, thiếu sót: Bên cạnh những kết quả đã đạt được, năm 2008 hoạt động của Thường trực, các Ban, các tổ Đại biểu, các Đại biểu Hội đồng nhân dân Tỉnh vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần tập trung khắc phục, cụ thể: * Trong công tác chuyên môn nghiệp vụ. - Một số cuộc giám sát đạt hiệu quả chưa cao. - Việc phối hợp trong hoạt động giám sát có lúc chưa chặt chẽ và chưa đồng bộ, đề cương giám sát còn chung chung thiếu cụ thể. - Kết luận sau gián sát còm chậm. Hoạt động đôn đốc, kiểm tra giám sát việc thực hiện các nghị quyết, các kế hoạch đề ra còn chưa được chú trọng đúng mức. - Một số Đại biểu, thành viên của các Ban Hội đồng nhân dân không chủ động cập nhật thông tin, một số chuyên viên tham mưu, giúp việc, phục vụ chưa cung cấp đầy đủ tài liệu cho Đại biểu, nhất là các văn bản liên quan của các cơ quan cấp trên. - Một số đại biểu chưa xây dựng chương trình công tác cho mình, sự phối hợp giữa các thành viên trong các tổ còn lỏng lẻo. - Một số tổ không có báo cáo hoạt động và tổng hợp kiến nghị của cử tri về Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định. - Công tác tiếp dân, tiếp xúc cử tri của các Đại biểu chưa được tiến hành thường xuyên, vẫn mang nặng tính hình thức. - Nhiều Đại biểu không giải đáp được các đề xuát, kiến nghị của cư tri, không kiểm tra đã được giải quyết hay chưa, nên cử tri không đồng tình. Hoạt động của các tổ Đại biểu chưa đồng đều. Việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo có lúc chưa nghiêm túc. - Một số Đại biểu Hội đồng nhân dân vẵn chưa sắp xếp thời gian để thực hiện trách nhiệm của mình, chưa phản ánh kịp thời ý kiến, kiến nghị của cử tri tới Hội đồng nhân dân tỉnh. - Nhiều Đại biểu hạn chế về mặt cập nhật thông tin, tiếp xúc cử tri, hoạt động tại các kì họp và trong lĩnh vực giám sát. - Thường trực và các ban còn đang bị động trong công tác thẩm tra các báo cáo, tờ trình của Uỷ ban nhân dân tỉnh vì gửi đến chậm, chất lượng chưa cao. Hoạt đông chất vấn tại kì họp vẫn còn biẻu hiện nể nang, né tránh, ngại va chạm. - Tổ chức họp giao ban Thường trực Hội đồng nhân dâ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo thực tập tại hội đồng nhân dân tỉnh.doc
Tài liệu liên quan